Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.81 KB, 101 trang )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong lịch sử xã hội loài người, sự phát triển ý thức cá nhân là dấu
hiệu của sự phát triển ý thức con người về vai trò chủ thể của mình trong
mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với bản thân. Trong văn học, sự vận
động và phát triển của một nền văn học được thể hiện ở trình độ chiếm lĩnh
con người, sự khám phá và lí giải về đời sống cá nhân, về cá tính là một vấn
đề có giá trị vô cùng quan trọng.
Trước đây, văn học thường nói đến những vấn đề chung mang tính
chất cộng đồng, dân tộc. Nếu nói đến cái tôi thì cái tôi ấy cũng phải gắn với
cái ta chung của quốc gia, dân tộc, không có chỗ cho cái tôi cá nhân theo đúng
nghĩa của nó xuất hiện một cách trực diện. Con người cá nhân được nói đến
trong văn học nằm trong quan niệm chung về con người lúc đó còn sơ lược,
một chiều. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, việc nói
về cái tôi cùng sự khẳng định về cái tôi cá nhân ngày càng được bộc lộ rõ nét
và trở thành nhu cầu, khát vọng của con người.
Đặc biệt, từ sau đổi mới, nhu cầu “tự thú”, nhu cầu “công bố” phần bí
ẩn thực sự của mỗi cá nhân con người nhằm làm sáng tỏ “tôi” đã trở thành
một trào lưu trong đời sống hiện đại. Vì thế ta không ngạc nhiên khi các nhà
văn lần lượt cho ra đời những tác phẩm ngược thời gian viết về đời sống riêng
tư của từng cá nhân. Trong mỗi tác phẩm đều mang bóng dáng đời tư của tác
giả hay nói cách khác là mang yếu tố tự truyện. Do độ lùi thời gian cùng với
sự can thiệp trực tiếp, có dụng ý của cái “tôi” người viết, chân dung tác giả
trong tự truyện có độ lệch nhất định so với cuộc đời thật của nhà văn. Chính
sự cách biệt giữa thời gian viết và thời gian được nói tới đã ngăn trở việc
người viết nhìn lại cuộc đời của bản thân mình như một chỉnh thể duy nhất. Ở

2




tác phẩm văn học mang yếu tố tự truyện, các sự kiện tiểu sử, đời tư của nhà
văn chỉ đóng vai trò cơ sở của sáng tạo nghệ thuật, là chất liệu hiện thực được
tác giả sử dụng với nỗ lực tiếp cận trạng thái tinh thần thời đại cũng như hiện
thực vi tế của tâm hồn con người.
Sự bùng nổ cùng sức hút thẩm mĩ của tự truyện được minh chứng bằng
hàng loạt truyện dài, tiểu thuyết có tiếng vang nhất định: Thượng đế thì cười
(Nguyễn Khải), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng), Gia đình bé mọn
(Dạ Ngân), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Miền thơ ấu (Vũ Thư
Hiên), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Khúc đồng dao lấm láp (Kao Sơn),
Đường về với mẹ Chữ (Vi Hồng), Tiền định (Đoàn Lê).
Hòa trong xu thế khai thác cái tôi bản thể đó, những trang văn của Đoàn
Lê cũng tạo được dấu ấn, vị thế riêng bởi nhiều va đập, đắng đót với cõi mình,
cõi người. Trong hành trình văn xuôi của mình, Đoàn Lê tỏ ra là một cây bút
giàu trải nghiệm. Tính tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê không chỉ xuất hiện
trong tiểu thuyết mà còn ở hàng loạt các truyện ngắn. Do vậy, văn xuôi của
Đoàn Lê là mảnh đất khá màu mỡ để chúng tôi có thể khai thác theo hướng
này.
1.2. Đoàn Lê là một trong những gương mặt nữ ít nhiều thể hiện phong
cách nghệ thuật của mình trên văn đàn sau 1975, nhất là thập niên cuối thế kỷ
XX và những năm gần đây. Đoàn Lê bén duyên với nghề viết từ khá sớm,
năm 16 tuổi đã có những bài thơ được đăng báo. Sau này, người ta biết đến
tên Đoàn Lê là một người phụ nữ đa tài, từ thơ, điện ảnh, hội họa đến văn
xuôi, lĩnh vực nào bà cũng có thành tựu, nhất là trong sáng tác văn xuôi. Văn
xuôi Đoàn Lê không làm người đọc “choáng” vì không gian ngột ngạt, chật
hẹp và triền miên trong tâm tưởng như Phạm Thị Hoài, không tạo sự hấp dẫn
ở tình huống lạ qua giọng điệu “tưng tửng” như Phan Thị Vàng Anh. Trên
những trang viết, tác giả đã thể hiện chân thực cái tôi cảm xúc của chính


3


mình. Những hệ lụy đời riêng đã được bà vận dụng một cách khéo léo trong
văn chương và đằng sau đó là cả những nỗi đau âm ỉ của người phụ nữ.
1.3. Trước nay xem xét yếu tố tự truyện người ta thường nói đến tiểu
thuyết – một thể loại có sức phản ánh rộng rãi cũng như thể hiện được tối đa
yếu tố đời tư của người viết trong tác phẩm. Tuy nhiên trong quá trình tìm
hiểu, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Đoàn Lê cũng thể hiện yếu tố đời tư của
người viết ở nhiều mức độ khác nhau. Ở cả hai mảng tiểu thuyết và truyện
ngắn, chất liệu đời sống thực tế của nhà văn được bộc lộ rõ nét. Những chi tiết
mang yếu tố tự truyện trở thành cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của
nhà văn.
Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi nghiên cứu Yếu tố tự truyện trong
văn xuôi Đoàn Lê để thấy rõ hơn con người cá nhân nhà văn trong tác phẩm
mang tính tự truyện của mình. Qua đó, đề tài giúp người đọc thấy được con
người cá nhân của nhà văn thể hiện trong tác phẩm như thế nào, đồng thời
khẳng định đóng góp của Đoàn Lê với nền văn xuôi hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tự truyện và yếu tố tự truyện
Vấn đề tự truyện cũng như tác phẩm văn học mang yếu tố tự truyện từ
khá lâu đã được giới nghiên cứu và phê bình văn học chú ý và ngày càng có
nhiều công trình mới được ra đời. Cho đến nay, khá nhiều nhà nghiên cứu đi
vào tìm hiểu thuật ngữ tự truyện. Trước hết phải kể đến Phillipe Lejeune với
công trình Quy ước tự truyện (1975). Theo ông, “Tự truyện là một dạng văn
xuôi tự sự do một người có thật ngược dòng thời gian kể lại đời mình, nhấn
mạnh tới cuộc sống cá nhân, đặc biệt là lịch sử hình thành nhân cách”[c273].
Như vậy, trong tác phẩm tự truyện tác giả, người kể chuyện và nhân vật chính
phải là một và tự truyện thường được sử dụng ở ngôi thứ nhất.


4


Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học ( Lại Nguyên Ân
chủ biên) cũng cho rằng: “Tự truyện là tác phẩm tự sự thường được viết bằng
văn xuôi trong đó tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình”. Theo
quan niệm này, một tác phẩm tự truyện là bức tranh của cái tôi thuần túy. Tác
giả, người kể chuyện và nhân vật chính là một, ngoài ra không có sự xuất hiện
của cá nhân khác.
Trái với quan điểm trên, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khi tìm hiểu về
tự truyện đã khẳng định như sau: “Trong tác phẩm tự truyện, đời tư của nhà
văn chỉ là chất liệu hiện thực được tác giả sử dụng với những mục đích khác
nhau…tự truyện có thể bao quát hầu hết các phương diện của đời sống: đời
tư, thế sự và sử thi…”. Như vậy, cái tôi của người viết không phải là cái
chiếm toàn bộ những thông tin được đưa ra trong tác phẩm. Từ chất liệu có
thật trong cuộc sống, nhà văn xây dựng nên những bức tranh cuộc sống khác
nhau, thể hiện một tư tưởng nào đó. Nhưng qua những bức tranh đó, người
đọc vẫn thấy được bóng dáng con người tác giả.
Nguyễn Thị Bình khi tìm hiểu về “cái tôi” trong tiểu thuyết mang tính
tự truyện, nhận xét: “Cái tôi của người viết hiện lên rất sắc nét qua cảm hứng
nhận thức, đánh giá lại những gì đã trải qua bằng điểm nhìn hiện tại. Những
chi tiết tự truyện, thái độ chủ quan của người trần thuật chứa đựng nhu cầu
khẳng định giá trị của kinh nghiệm cá nhân”.
Trong cuốn Triết học và văn chương, Đặng Phùng Quân khẳng định
“Tự truyện là một thứ tiểu thuyết mà trí tưởng tượng được thỏa mãn bởi vì nó
thật sự là tiểu thuyết của một thứ ngoại tại, một chất liệu luôn luôn khai triển,
tăng gấp bội, mang theo ý chí không cùng…”[]. Quan điểm này lại cho rằng tự
truyện là một dạng của tiểu thuyết, tức là cái “phi hư cấu” bị thu nhỏ lại,
nhường chỗ cho cái “hư cấu”.


5


Ngoài ra còn có các luận án, luận văn nghiên cứu về tự truyện và yếu tố
tự truyện trong giai đoạn, tác phẩm văn học cụ thể nhưng chủ yếu nghiên cứu
về tiểu thuyết. Có thể kể đến Luận án Tiến sĩ của Đỗ Hải Ninh Khuynh
hướng tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại. Trong công trình này
tác giả khẳng định tầm quan trọng của hướng nghiên cứu tự truyện: “Vấn đề
tự truyện là vấn đề có ý nghĩa đối với văn học đương đại bởi nó gắn với cái
tôi của tác giả - sự khẳng định cái tôi cá nhân mạnh mẽ trong thời đại bùng
nổ công nghệ thông tin, sự tương tác và dung nạp lẫn nhau giữa các thể loại.
Cùng với quá trình đổi mới, yếu tố tự truyện xuất hiện ngày càng nhiều thể
hiện nhu cầu được bộc lộ cái tôi, ý thức phản tỉnh và khuynh hướng nhận thức
lại thực tại của dòng văn học tự vấn”[]. Cũng trong công trình này người viết
đã trình bày những quan điểm, vấn đề cơ bản xoay quanh vấn đề tự truyện.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Minh trong Luận văn Thạc sĩ Tiểu thuyết tự truyện
Việt Nam đương đại từ góc nhìn thể loại cũng nhấn mạnh chất liệu của thể
loại này là cái tôi và chỉ ra mối quan hệ giữa cái tôi tự thuật và cái tôi hư cấu:
“Tiểu thuyết tự truyện lấy chất liệu từ hiện thực cuộc đời của người kể chuyện
thì tất nhiên sự hư cấu sáng tạo sẽ dựa trên chất liệu hiện thực cuộc đời tác
giả, cái tôi tác giả”. Công trình Tiểu thuyết tự truyện Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945 của Vũ Thị Thùy Dung đã tìm hiểu lịch sử phát triển của thể loại
và chỉ ra những đặc điểm của tiểu thuyết tự truyện như sau: “Tiểu thuyết tự
truyện chủ yếu mang tính chất hướng nội. Người kể chuyện xưng tôi coi như
đồng nhất với nhà tiểu thuyết, chủ yếu kể chuyện cá nhân mình, kể chuyện đời
mình, phơi bày những cái riêng tư, cái thật lẫn lộn với cái hư cấu. Thông qua
tiểu thuyết tự truyện, người đọc nhận ra bức chân dung tinh thần tự họa của
nhà văn đồng thời thấy được dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ”. Luận văn
cũng chỉ ra hình tượng nhân vật chính là cái tôi tác giả, quan điểm trần thuật
“bên cạnh cách thức trần thuật ngôi thứ nhất, trong các tiểu thuyết tự truyện


6


còn xuất hiện cách thức trần thuật nhập vai”. Tác giả Trần Thị Xuân Hợp
trong Luận văn Thạc sĩ Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời
kỳ đổi mới khai thác yếu tố tự truyện trên các phương diện cốt truyện, hệ
thống nhân vật, giọng điệu, quan điểm trần thuật dựa trên các khái niệm cơ
bản về tự truyện.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nói trên phần lớn nhìn nhận
tự truyện là một thể loại hay tự truyện luôn gắn với tiểu thuyết, thậm chí là
tiểu thuyết. Cũng dựa trên những cơ sở lí thuyết về tự truyện đó chúng tôi
nghiên cứu về “yếu tố tự truyện”, tức là tìm hiểu các chi tiết thuộc về con
người cá nhân tác giả tham dự vào tác phẩm văn học chứ không khai thác tự
truyện trên phương diện thể loại.
2.2. Nghiên cứu về văn xuôi Đoàn Lê
Đoàn Lê là cây bút có dấu ấn nhất định trên văn đàn hôm nay, và đặc
biệt gần đây sáng tác của Đoàn Lê được khá nhiều bạn đọc quan tâm. Trong
quá trình tìm hiểu về nữ văn sĩ này, đến nay chúng tôi thu thập được một số
bài viết về bà, những ý kiến đánh giá, phê bình về sáng tác của bà trên những
diễn đàn văn học, tạp chí hay buổi giới thiệu sách. Ở đây, chúng tôi xin điểm
lại một số nhận định tiêu biểu như sau:
Trước tiên là một số bài viết, nhận định về chân dung nhà văn và tất cả
sự nghiệp của bà. Bài Nhà văn Đoàn Lê: tình riêng bỏ chợ tình người đa đoan
trên trang đã chỉ ra cuộc đời và tài năng nhiều mặt của
Đoàn Lê. Bài viết Nữ sĩ Đoàn Lê- Trời vẫn không nín gió trên trang
đã lược thuật đầy đủ cuộc đời Đoàn Lê từ khi bà chọn vào
lớp diễn viên điện ảnh cho đến nay lúc về hưu trở lại mảnh đất mình đã sinh
ra. Tác giả đã tỏ ra tinh tế khi nói rẳng: “…với những người thuộc giới văn
nghệ sĩ như chị, lại đủ các yếu tố tài tử giai nhân(…) thì rõ ràng đời sống nội


7


tâm của chị hẳn sẽ phong phú và ăm ắp những sáng tạo dư đủ để chị cảm thấy
cuộc sống luôn tươi mới và khác lạ”.
Ở một bài viết khác, nhà văn Hồ Anh Thái cũng đã kể lại khá cụ thể
những bước đi cũng như năm tháng gian khổ với những câu chuyện buồn vui
trong cuộc đời Đoàn Lê. Và ông nhận thấy ở trong con người của nữ sĩ vẻ
“dịu dàng nhưng bướng bỉnh, thanh mảnh nhưng đầy nghị lực”. (Đoàn Lê –
Chị tôi. Theo )
Bên cạnh đó cần phải kể đến những bài viết về các sáng tác của bà. Vũ
Quốc Văn có bài Đoàn Lê một nữ sĩ đa tài in trên báo Cửa Biển mang đến
với độc giả một chân dung Đoàn Lê như một người nghệ sĩ “đa năng” nhưng
thành công hơn cả vẫn là nghề viết. Tác giả bài viết cho rằng: “Chị Đoàn Lê
chưa phải là nhà văn thuộc hàng kiện tướng viết nhiều, in nhiều trong làng
văn Việt, nhưng tôi nghĩ chị là một người may mắn gặt hái được nhiều niềm
vui trong các nhà văn đương đại thời đổi mới. Bởi cứ mỗi lần chị có thêm một
tác phẩm đến với bạn đọc là y như rằng người ta không chỉ hào hứng đón
nhận mà còn nhớ luôn, mến luôn tác giả nữa.”
Dương Tường cũng đã có bài viết nhận xét về chất văn Đoàn Lê nhân
dịp nhà văn ra tập truyện ngắn …Và sex “…Đọc Đoàn Lê, cái đọng lại là một
dư vị ngấm nghía đến làm ta mất ngủ. Sự chân thật của nhà văn là phép màu
biến cái riêng tư thành chân lí phổ quát.”
Truyện ngắn là một thể loại mà Đoàn Lê từng yêu thích từ lâu. Có lần
nhà văn tâm sự: “Tôi đặc biệt rất thích viết truyện ngắn. Chỉ những gì không
thể viết ngắn được thì tôi đành chịu. Truyện ngắn là sự tinh lọc của ngôn ngữ
nên đòi hỏi phải công phu, không thể đùa được. Khi viết tôi quan tâm đến số
phận con người… Cái kết trong truyện ngắn là cực kì quan trọng, nếu bỏ nó
đi coi như truyện không còn nữa. Còn như đón nhận của người đọc với tác

phẩm thì bao giờ cũng là điều bí ẩn, ít ra là đối với tôi”[53M.] Các học giả,

8


nhà phê bình cũng dành những nhận xét, đánh giá ưu ái cho những truyện
ngắn của nữ nhà văn. Trên trang web của tập đoàn Tân tạo có đăng bài viết
bình luận về tập truyện ngắn Người khách đêm giao thừa: “Tập truyện ngắn
Người khách đêm giao thừa vẻn vẹn 12 truyện ngắn – 12 lần tâm linh tác giả
run lên dưới cái rét của cuộc đời. Những khoảnh khắc tận cùng của một ngày
giây cuối, một lần cuối và một con đường đứng bơ vơ rồi đổ bóng xuống lòng
nhân thế. Từng trang văn xuôi xông lên mùi cát bụi, mùi nước mắt, mùi mồ
hôi nghe thật gần gũi thân quen.”[40;5M]
Trong bài viết Đoàn Lê – chị tôi nhà văn Hồ Anh Thái đã có những ý
kiến đánh giá rất tinh sắc về một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn
của Đoàn Lê: “Với ngôn ngữ dịu dàng nền nã, hóm hỉnh, hài hước một cách
nhẹ nhàng, chị viết về vấn đề thời cuộc ở cái làng ven đô thị trong hàng loạt
các tác phẩm gắn với tên xóm Chùa: Đất xóm Chùa, Nghĩa địa xóm Chùa,
Người đẹp xóm Chùa, Giường đôi xóm Chùa. Tuy là chuyện xóm Chùa nhưng
Đoàn Lê đã tìm tòi và sử dụng rất nhiều kỹ thuật viết, chính thế mạnh này đã
lôi cuốn người đọc”[82M]. Cũng trong bài viết này, tác giả còn đề cập đến
nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo trong hai truyện Nghĩa địa xóm Chùa và Lên
ruồi của Đoàn Lê: “Cả nghĩa địa xóm Chùa và Lên ruồi đều nằm trong mạch
truyện có yếu tố kì ảo của Đoàn Lê. Nhưng ngay cả trong nhưng ngay cả
trong những truyện kì ảo nhất của bà thì cái thực vẫn lấn cái ảo cái ảo chỉ
làm lạ hóa, chỉ làm thay đổi một góc nhìn hiện thực chứ không phải là yếu tố
xoay chuyển và quyết định hiện thực nghệ thuật.”[82M]. Cũng nói về nghệ
thuật viết truyện có yếu tố kỳ ảo, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú khi cho in trên
tạp chí tác phẩm mới truyện ngắn Nghĩa địa xóm Chùa của Đoàn Lê đã bày tỏ
cảm xúc mãnh liệt của mình như sau: “Hay Đoàn Lê nghi có mầm bệnh trong

người, chỉ có người ốm mới dám viết những truyện khủng khiếp như vậy.”
Cùng chia sẻ với cảm nhận ấy, tác giả Mai Ngọc cảm nhận thêm: “Truyện

9


ngắn này có phong cách rất mới, nhân vật trong truyện là những người đã
chết. Chết nhưng vẫn sống trong thế giới riêng, song song với thế giới của
những người sống. Ở đây những người chết nhìn, nghe ngóng và phê phán
chuyện của người sống y hệt như khi họ còn sinh thời.”[54M]
Tiểu thuyết là một phần thành công trong sự nghiệp lao động văn học
nghệ thuật “đa năng” của Đoàn Lê nhưng phải đến khi những thiên truyện
ngắn, tập truyện ngắn đặc sắc của bà xuất hiện trên văn đàn mới mang lại
niềm vinh quang hạnh phúc nhất trong đời văn của bà. “Truyện ngắn đã dựng
khắc, xác lập tên tuổi, đẳng cấp tên tuổi văn chương của Đoàn Lê. Đoàn Lê
được nhiều người biết đến là một người đa tài, đa danh nhưng hơn hết sáng
tác văn chương và chỉ danh xưng Nhà văn mới là tiêu biểu nhất, mới là cách
suy tôn, xướng gọi đúng nhất về chị.”[]Đó cũng là sự đánh giá xứng đáng giá
trị nghệ thuật của các tác phẩm văn chương mà nữ sĩ đã cống hiến cho văn
học nước nhà.
Bên cạnh những thành công nhất định trong thể loại truyện ngắn như đã
nói ở trên, thì tiểu thuyết của Đoàn Lê cũng được giới văn sĩ và độc giả đánh
giá cao. Tiểu thuyết Cuốn gia phả để lại đạt giả thưởng của Hội nhà văn, nhà
văn Hồ Anh Thái đã bày tỏ nhận xét của mình: “Mãi cho đến đầu năm 1988,
đọc cuốn tiểu thuyết mới xuất bản của chị, Cuốn gia phả để lại, càng đọc mới
càng ngớ ra, như là lâu nay mình hiểu sai về một con người. Cuốn sách
chứng tỏ một tay nghề tiểu thuyết chững chạc. Tổ chức ngăn nắp các đường
dây nhân vật, khéo léo lách qua cái mê cung nhân vật chằng chịt ấy để tới
được cái đích của mình. Nhân vật của chị không chỉ là những số phận cá thể
sinh động, mà là cả một dòng họ. Chẳng dễ dàng gì mà làm cho cái nhân vật

– tập thể này ra hồn ra vía một nhân vật, gây ấn tượng là nhân vật có số phận
và khúc quanh phát triển số phận khá phức tạp. Một điều đáng kể nữa ở Cuốn
gia phả để lại là ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ dịu dàng nền nã mà hóm hỉnh,

10


được tiếp tục ở những tác phẩm sau này của Đoàn Lê, nhưng không có điều
kiện phát huy trong tác phẩm điện ảnh”.[82M]
Năm 2010, cuốn tiểu thuyết Tiền định ra đời đã nhận được sự hoan
nghênh của độc giả. Lê Minh Khuê cũng đã đánh giá: “Vừa là tự truyện, vừa
là hư cấu, cuốn sách không có khám phá gì về phong cách. Tác giả kể chuyện
nhẩn nha và hấp dẫn. Nhưng cái đáng để ta quan tâm: nhà văn viết cho độc
giả đọc. Với những sự kiện đầy ắp, Đoàn Lê cung cấp cho người yêu sách văn
học cái cảm xúc trong sáng của một người viết tinh tế, chú ý đến những rung
động nhỏ của sự sống…Đoàn Lê đã đến với người đọc thật giản dị. Trên
những chất liệu thực, tác giả đã thổi vào đó trí tưởng tượng để câu chuyện
như thực, lại như giấc mơ về cuộc đời đa truân của người đàn bà”[8;315M].
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong bài Đọc tiểu thuyết Tiền định của nhà
văn Đoàn Lê đã khẳng định bước tiến mới trong cách viết của Tiền định so
với những sáng tác trước đây: “Sang đến Tiền định, ta thấy tác giả đã tiến lên
một bước hoàn toàn mới. Điều hoan nghênh đầu tiên là tác giả đã vượt lên
chính mình. Nếu như ở cuốn trước tác giả thiên về miêu tả sự việc thì sang
cuốn này tác giả thiên về tâm trạng và số phận nhân vật. Nội dung cuốn sách
mới này cũng rộng rãi, khái quát hơn. Nhất là cách viết của tác giả, có nhiều
đổi mới”.[]
Đặc biệt, truyện ngắn của Đoàn Lê đã được xuất bản ở nước ngoài và
được độc giả hào hứng đón nhận. Nhà văn Mĩ Wayne Karlin viết trong lời
giới thiệu tập The Cemetery of Chua Village and Other Stories (Nghĩa địa
xóm Chùa và những truyện khác): “Đoàn Lê đã cho họ thấy được một số chân

lí của chính cuộc đời họ và cuộc đời chúng ta. Và làm như vậy một cách can
đảm và điêu luyện, bà đã lật một góc mới trong văn học hiện đại Việt Nam”.
Tạp chí Nghiệp đoàn Xuất bản ở Mỹ năm 2005 đã nhận xét rất tinh tế về
phong cách sáng tác Đoàn Lê và giá trị tập truyện ngắn Trinh tiết xóm Chùa:

11


“Đoàn Lê được nghi nhận ở phong cách đa dạng và sức sáng tạo tươi mới.
Với giới học giả Mỹ, những truyện ngắn này cho một cái nhìn vào bên trong
văn hóa Việt Nam sau đổi mới. Với người đọc nói chung, đây là những tác
phẩm bao quát và đầy nhân văn về những đề tài như lòng tham, hôn nhân, li
dị, tuổi già: đó là những tác phẩm về quyền con người, khảo sát tất cả những
gì tinh tế, bí ẩn của lòng người…”[40;4M]
Tạp chí Kirkus Reviews thì đặc biệt chú ý đến bút pháp và giọng điệu
khi nhận xét về những truyện ngắn của Đoàn Lê: “Mười truyện mang màu sắc
Gogol trong một bản dịch tiếng Anh đầu tiên của Đoàn Lê, nhà văn Việt Nam,
kiêm diễn viên, đạo diễn và họa sĩ… Thảng hoặc Đoàn Lê có xu hướng ngụ
ngôn kiểu Kapfka, như trong Lên ruồi, nói về một nghệ sĩ nhà lộn, có tuổi, li
dị vợ, muốn xin cấp một căn hộ nhưng bị biến thành một con ruồi, và thế là
thoát được mãi mãi vấn đề nhà cửa và cả phụ nữ. Ở chỗ khác, những truyện
ngắn lại đạt tới giọng điệu riêng tư, thấm thía như trong Giường đôi xóm
Chùa về người vợ nằm trên giường với người chồng đang ngủ trong khi chị
quyết định chia tay người chồng 28 năm chung sống trước khi người chồng
bỏ chị… Đây là truyện ngắn đặc sắc.”[81M]
Gần đây, văn xuôi của Đoàn Lê cũng trở thành đối tượng nghiên cứu
của một số luận văn. Có thể kể đến công trình Đặc điểm truyện ngắn Đoàn
Lê của Vương Thị Bích Hà. Luận văn đã đề cập đến hai khía cạnh nổi bật là
cảm hứng chủ đạo và thế giới nhân vật trong truyện ngắn Đoàn Lê. Năm
2010, tác giả Vũ Thúy Hằng với công trình Thế giới nghệ thuật trong truyện

ngắn Đoàn Lê cũng khai thác truyện ngắn Đoàn Lê trên các phương diện cảm
hứng nghệ thuật, thế giới nhân vật, các phương diện nghệ thuật cơ bản như:
cốt truyện, không – thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu
nghệ thuật… Qua đó góp phần khẳng định vai trò, đóng góp về sự cách tân
nghệ thuật của Đoàn Lê đối với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Gần đây

12


nhất, năm 2013 Luận văn Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Đoàn Lê của
Nguyễn Thị Khánh Minh đã dựa vào lý thuyết tự sự học tìm hiểu văn xuôi
Đoàn Lê trên các khía cạnh nổi bật như không – thời gian tự sự, các cấp độ tự
sự và người kể chuyện trong văn xuôi Đoàn Lê.
Sự tổng hợp trên cho thấy mỗi công trình có một hướng nghiên cứu,
tiếp cận khác nhau. Đến nay, chưa có một công trình mang tính quy mô
nghiên cứu chuyên sâu vào văn xuôi Đoàn Lê trên phương diện yếu tố tự
truyện. Tuy nhiên, các bài viết, bài nghiên cứu trên là cơ sở để chúng tôi đi
sâu tìm hiểu về yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê một cách toàn diện
và có hệ thống. Với hướng tiếp cận này chúng tôi hi vọng sẽ góp tiếng nói của
mình vào việc khẳng định tài năng, cống hiến của Đoàn Lê với nền văn học
Việt Nam đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đáp ứng được yêu cầu đặt ra là nghiên cứu Yếu tố tự truyện trong
văn xuôi Đoàn Lê, luận văn tập trung khảo sát trên các tập truyện ngắn và tiểu
thuyết sau:
Tập truyện ngắn:
- Thành hoàng làng sổ xố (Nxb Phụ nữ, 1990)
- Nghĩa địa xóm Chùa (Nxb Hội nhà văn,1999)
- Trinh tiết xóm Chùa (Nxb Hội nhà văn, 2005)
- Người khách đêm giao thừa (Nxb Phụ nữ, 2007)

- …Và sex (Nxb Phụ nữ)
- Đoàn Lê – tác phẩm chọn lọc (Nxb Phụ nữ, 2011)
Tiểu thuyết:
- Cuốn gia phả để lại (Nxb Hội nhà văn, 1988)
- Tiền định (Nxb Hội nhà văn, 2010)
- Nhật ký người đã tự sát ( Bản thảo)

13


4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn
Trong phạm vi nghiên cứu, để thấy rõ những chi tiết mang tính tự
truyện trong văn xuôi Đoàn Lê chúng tôi đi vào tìm hiểu nhà văn Đoàn Lê
trên các phương diện cuộc đời nhà văn, quan niệm sáng tác và sự thể hiện của
cái tôi cá nhân trong sáng tác của bà. Từ cuộc đời thực của tác giả, ta có cái
nhìn đối chứng với bóng dáng con người cá nhân trong tác phẩm. Bên cạnh đó
chúng tôi cũng trình bày một số vấn đề về tự truyện và yếu tố tự truyện trong
văn xuôi.
Tiếp đó, trong chương II chúng tôi phân tích bóng dáng con người cá
nhân của tác giả thể hiện qua các sáng tác. Nội dung này chúng tôi đi vào
khảo sát con người cá nhân tác giả qua ba phương diện cơ bản: bi kịch đời
sống, ấn tượng nghề nghiệp và ý thức về giới trong các sáng tác.
Chương III để làm rõ hơn về yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê,
chúng tôi tìm hiểu về bức tranh đời sống thực tế. Đó là toàn bộ bối cảnh
không gian sống cũng như con người xung quanh tác giả được thể hiện trong
tác phẩm như thế nào.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống giúp cho việc nghiên cứu hệ thống các tác phẩm
văn xuôi Đoàn Lê mang tính chỉnh thể, khoa học, tránh sa vào nghiên cứu đơn

lẻ dẫn đến những kết luận mang tính chủ quan, phiến diện. Hơn hết, việc vận
dụng phương pháp này còn giúp chúng tôi nhìn thấy sự vận động trong sáng
tác văn xuôi Đoàn Lê và sự vận động của văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới.
5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm
Đây là phương pháp cơ bản, là cơ sở cho việc nhận định, đánh giá,
được sử dụng thường xuyên trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này
giúp người viết khám phá được những đặc sắc của tác phẩm trên hai phương

14


diện nội dung và nghệ thuật, từ đó góp phần soi sáng các luận điểm trong luận
văn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng để phân tích một số tác phẩm
tiêu biểu để làm sáng tỏ các luận điểm được nêu ra.
5.3. Phương pháp tiểu sử
Đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu
văn học nói chung và trong việc nghiên cứu về yếu tố tự truyện nói riêng.
Phương pháp tiểu sử giúp người nghiên cứu có sự đối sánh giữa cuộc đời thực
của nhà văn với con người nhà văn trong tác phẩm.
Thông qua những yếu tố về cuộc đời của tác giả chúng tôi tìm hiểu mối
quan hệ giữa tác giả và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, qua đó làm nổi bật
yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê.
5.4. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp có tính chất bổ trợ nhằm làm rõ nét đặc trưng khu
biệt của văn xuôi Đoàn Lê trong tương quan với các cây bút cùng thời.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, luận văn triển khai
trên ba chương gồm:
Chương 1: Nhà văn Đoàn Lê và vấn đề yếu tố tự truyện trong văn xuôi
Chương 2: Bóng dáng con người cá nhân

Chương 3: Bóng dáng của bức tranh đời sống thực tế

15


NỘI DUNG
Chương 1
NHÀ VĂN ĐOÀN LÊ VÀ VẤN ĐỀ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN
TRONG VĂN XUÔI
1.1. Nhà văn Đoàn Lê
1.1.1. Giới thiệu về nhà văn Đoàn Lê
Nhà văn Đoàn Lê (bút danh Hạ Thảo) sinh ngày 15 – 4 – 1943 tại Hải
Phòng, là con trong một gia đình gia giáo. Cha bà là một cụ đồ nho có nghề
thuốc gia truyền. Cụ đồ có ý hướng cho cô con gái yêu thông thái nối nghiệp
nhà. Nhưng ngay từ thuở hoa niên Đoàn Lê đã sớm mang trong mình niềm
đam mê văn chương nghệ thuật và một tâm hồn thơ mộng. Chính niềm đam
mê đó đã khiến bà không tuân theo sự sắp đặt của gia đình, theo đuổi nghệ
thuật và có cơ hội thử sức ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Người ta
biết đến một Đoàn Lê với tư cách là nhà văn, họa sĩ, diễn viên điện ảnh, đạo
diễn điện ảnh. Bởi vậy bà được gọi bằng cái tên “nữ sĩ đa tài”.
Năm 17 tuổi, với niềm đam mê nghệ thuật Đoàn Lê trái ý cha mẹ trốn
lên Hà Nội thi vào trường Điện ảnh. Bà trúng truyển khóa I trường Điện ảnh
Hà Nội (1959-1962) cùng một số nghệ sĩ gạo cội của Điện ảnh Việt Nam như:
Lâm Tới, Trà Giang, Thụy Vân…Có thể coi việc thi vào trường Điện ảnh là
sự lựa chọn đầu tiên trong sự nghiệp của bà. Tuy nhiên, với sự lựa chọn này
Đoàn Lê đã gặp phải không ít khó khăn, sóng gió trong nghề.
Năm 1962, sau khi tốt nghiệp Đoàn Lê về làm việc tại Hãng phim
truyện Việt Nam. Thời gian này bà chủ yếu đảm nhận được những vai phụ,
xuất hiện lác đác trong một số cảnh quay. Vai diễn chính đầu tiên mà bà đảm
nhận đồng thời cũng là vai chính duy nhất làcủa bộ phim là cô giáo Hồng Vân

trong “Quyển vở sang trang”. Với vai diễn để đời này, nhiều khán giả vẫn giữ

16


được ấn tượng đẹp về cô giáo Hồng Vân nền nã, dịu dàng còn đồng nghiệp thì
hay gọi bằng cái tên “cô giáo Đoàn Lê”. Trong những năm gắn bó với nghiệp
diễn, bà vừa gánh vác trọng trách của một người vợ, người mẹ lại vừa theo
đoàn phim đi quay. Đôi khi không được phân vai bà nhận làm đủ mọi việc vặt.
Trong mộng ước của tuổi trẻ, với niềm say mê nghệ thuật bà cố gồng mình
mong được đóng góp cho điện ảnh.
Cảm thấy mình không mấy có duyên với nghề diễn, bà nhanh chóng
chuyển sang bộ phận khác. Khi hãng phim cần những phông cảnh giả, bà xin
chuyển sang bộ phận thiết kế mĩ thuật do có chút năng lực về hội họa. Nhưng
đây là công việc tương đối vất vả, không phù hợp với phụ nữ. Để thiết kế
được phông mà cho trường quay, có lúc bà phải treo mình trên giàn giáo cao.
Công việc nặng nhọc, mệt mỏi khiến bà có ý định chuyển sang hội họa hay
làm báo nhưng không được Hãng phim đồng tình. Sau đó, trong những năm
70 – 80 của thế kỷ XX bà chuyển sang viết kịch bản và chuẩn bị trở thành đạo
diễn. Những kịch bản điện ảnh của bà thực sự gây được ấn tượng tốt với công
chúng một thời. Bà thành công với một số tác phẩm Điện ảnh như: Bình
minh xôn xao, Cha và con, đặc biệt là bộ phim chuyển thể từ một số tác
phẩm của nhà văn Nam Cao-Làng Vũ Đại ngày ấy. Từ đó, Đoàn Lê gắn bó
với kịch bản và đạo diễn tại xưởng phim truyện cho đến khi nghỉ hưu.
Gọi Đoàn Lê bằng cái tên nữ sĩ đa tài không thể bỏ qua một tài danh về
hội họa. Tình yêu hội họa của bà được đánh thức trong thời gian bà làm ở bộ
phận thiết kế mỹ thuật ở xưởng phim. Những mảng màu sáng tối, những
đường nét hình khối lại có sức hấp dẫn mãnh liệt với bà. Đoàn Lê từng thi đỗ
vào trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam nhưng xưởng phim không cho bà theo
học. Tuy vậy, ngoài thời gian làm việc ở xưởng phim bà vẫn dành thời gian

theo học hội họa. Sư phụ truyền nghề cho Đoàn Lê ngày đó là hai danh họa
nổi tiếng Dương Bích Liên và Bùi Xuân Phái. Hai người thày lớn và vô cùng

17


khả kính ấy hết lòng nâng đỡ, chỉ dẫn cho cô trò nhỏ say nghề. Niềm đam mê
hội họa của các ông đã ngấm thấm vào tâm thức Đoàn Lê, được bà giữ gìn ủ
cất trong tâm hồn cho đến tận tháng năm này, để mỗi lúc buông bút rời bàn
viết bà lại được thực hiện quyền năng của người họa sỹ. Đến nay bà đã vẽ
được hàng trăm bức tranh sơn dầu khổ lớn. Tranh của bà đủ triển lãm riêng
mấy cuộc và góp mặt trưng bày cùng các họa sỹ khác ở các Galery sang trọng
ở Hải Phòng và Hà Nội. Những họa phẩm của bà mang đến cho người chiêm
ngưỡng niềm xúc cảm tươi mới, cùng rất nhiều ngẫm ngợi bởi vẻ đẹp tao nhã,
đằm thắm và cả hút cuốn mê hoặc của nó nữa.
Thành công của những kịch bản điện ảnh và họa phẩm đó mới chỉ là
một phần trong tài sản nghệ thuật của Đoàn Lê. Tuy không chọn nghề viết đầu
tiên nhưng bà lại có những thành công từ rất sớm và nghề viết mới thực sự là
cái nghiệp của bà. Từ khi còn là nữ sinh lớp chín Trường cấp ba Phan Chu
Trinh ở Hải Phòng, Đoàn Lê đã có thơ đăng báo. Năm mười tám tuổi, cô sinh
viên trường Điện ảnh lại nổi tiếng với thi phẩm “Bói hoa” đăng trên báo Văn
nghệ được nhiều người yêu thơ hồ hởi đón nhận.
Tuy thơ là thể loại mang đến cho Đoàn Lê thành công bước đầu trong
nghề văn nhưng sau này bà lại trải lòng ở lĩnh vực văn xuôi. Ngay từ những
truyện ngắn đầu tay, tên tuổi của Đoàn Lê đã lần lượt xuất hiện trên hai tờ báo
danh tiếng: Văn nghệ và Đại đoàn kết. Đó là bộ ba truyện ngắn: Đôi mắt hoa
nhài, Trương Viên, Cây xoan non.
Kể từ khi đăng chùm truyện ngắn đầu tay, Đoàn Lê có hơn 15 năm nếm
trải, tích lũy vốn sống và suy ngẫm về nghề văn rồi mới bắt tay vào tiểu
thuyết. Khoảng thời gian này giúp bà trải nghiệm cuộc sống đồng thời thai

nghén một tác phẩm dài hơi theo ý mình. Năm 1988, đời sống văn chương
Việt Nam đã ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của Đoàn Lê khi bà cho xuất
bản tiểu thuyết “Cuốn gia phả để lại”. Sự ra đời của tác phẩm khẳng định

18


những bước tiến rất vững vàng của một cây bút văn xuôi đầy tiềm năng.
“Cuốn gia phả để lại” được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ dịu dàng, tinh tế,
nhiều khi lại hóm hỉnh, lịch lãm đã chứng tỏ một nghệ thuật viết tiểu thuyết
già dặn. Với cuốn tiểu thuyết đầu tay này, nhà văn Đoàn Lê được trao giải
thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1989 - 1990).
Thành công của “Cuốn gia phả để lại” như một bước đệm chắc chắn để
Đoàn Lê dấn bước sâu hơn với văn xuôi. Như một nguồn động lực lớn, sau
tiểu thuyết đầu tay Đoàn Lê liên tục cho xuất bản một số tiểu thuyết: Người
đẹp và đức vua (1991), Thành hoàng làng xổ số (1992), Lão già tâm thần
(1993). Với sức sáng tạo không ngừng nghỉ, chỉ trong 10 năm đầu thế kỷ XXI
bà tiếp tục cho ra đời bốn tâp truyện ngắn: Nghĩa địa xóm Chùa (1999),
Trinh tiết xóm Chùa (2005), Người khách đêm giao thừa (2007) và tiểu
thuyết Tiền định (2010). Tiểu thuyết Tiền định ra mắt độc giả đã nhận được
sự ủng hộ nồng nhiệt của độc giả và lọt vào vòng Chung khảo của giải thưởng
Bách Việt. Tác phẩm được đánh giá là có những bước tiến mới trong nghệ
thuật tiểu thuyết.
Tiểu thuyết là một phần thành công của nhà văn nhưng trong hoạt động
văn học nghệ thuật đa năng thì truyện ngắn mới là thể loại xác lập đẳng cấp
của Đoàn Lê. “Nhà văn Đoàn Lê là một cây bút viết truyện ngắn đặc sắc.
Truyện ngắn của chị xuất hiện liên tục đều đều trên nhiều tờ báo. Truyện
ngắn Đoàn Lê lúc thì đằm thắm, trữ tình, lúc thì hiện thực sắc sảo. Có lúc táo
bạo, hiện đại bất ngờ, có lúc trẻ trung thổn thức như một cô gái mới lớn.”
(Nguyễn Xuân Khánh). Bà từng tâm sự: “Tôi đặc biệt rất thích viết truyện

ngắn. Chỉ những gì không thể viết ngắn được thì tôi đành chịu. Truyện ngắn
là sự tinh lọc của ngôn ngữ nên đòi hỏi phải công phu, không thể đùa được.
Khi viết tôi quan tâm đến số phận con người…Cái kết trong truyện ngắn là
cực kỳ quan trọng, nếu bỏ nó đi coi như truyện không còn nữa. Còn như đón

19


nhận của người đọc với tác phẩm thì bao giờ cũng là điều bí ẩn, ít ra là đối
với tôi”. (Theo Dũng Nguyên: Có một Đoàn Lê, Báo Phụ nữ Hà Nội, số ngày
27- 7- 1991).
Đoàn Lê được nhiều người biết đến là người đa tài. Ta có thể gọi Đoàn
Lê là diễn viên, đạo diễn, họa sỹ, nhưng chỉ danh xưng nhà văn mới là đúng
nhất dành cho bà. Với giọng văn hóm hỉnh, cuốn hút , tác phẩm của bà không
chỉ được phát hành trong nước mà còn được dịch giả chuyển ngữ, xuất bản ở
nước ngoài.
Nói về nhà văn Đoàn Lê người ta còn gọi bà là “người phụ nữ đa
đoan”. Khi còn là sinh viên của trường Điện ảnh bà đã bước chân vào cuộc
sống hôn nhân. Ba năm sau khi kết hôn, bà đã làm mẹ của hai đứa trẻ, nhưng
vẫn kiên quyết chấm dứt cuộc hôn nhân không hạnh phúc khi nhận ra những
giá trị đích thực của cái gọi là tình yêu và hôn nhân. Năm 1967, sau tan vỡ
cuộc hôn nhân đầu tiên, Đoàn Lê lại yêu, lại ngỡ đã cầm nắm được hạnh phúc
đích thực của đời người. Bà lên xe hoa lần thứ hai với diễn viên, đạo diễn Từ
Huy và có thêm một con trai. Gánh nặng cuộc sống gia đình và công việc luôn
bám riết lấy bà nhưng người phụ nữ ấy không hề cam chịu mà luôn vươn lên
tìm lẽ sông, tìm đường mưu sinh. Cuộc hôn nhân mà bà đã dày công vun đắp
tưởng chừng mang lại hạnh phúc trọn vẹn vậy mà điều bà nhận được là sự
phản bội và cô đơn. Ai có thể ngờ rằng, sau 27 năm hi sinh cho hạnh phúc
Đoàn Lê đã ra khỏi căn nhà hôn nhân khi bà ở tuổi 53. Bà ra đi với “tài sản”
không có gì ngoài những bản thảo, vài bộ quần áo, mái tóc đã nhuốm bạc và

một cơ thể bệnh tật. Tuy vậy, những chấn thương tinh thần của bà vẫn chưa
phải đã hết. Đầu năm 2008 người con trai duy nhất của bà bỗng lâm bệnh
hiểm, qua đời ở tuổi 37.
Sau bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, nhưng sức sáng tạo của Đoàn Lê
không ngừng nghỉ. Chính những chấn thương tâm lý, những va đập của cuộc

20


đời đã tạo nên một Đoàn Lê đầy nghị lực và bản lĩnh. Những trang viết như
chính gan ruột của bà được giãi bày trên giấy. Có lẽ những nếm trải của cuộc
đời với đầy đủ những cung bậc buồn vui, những hạnh phúc và bất hạnh đã qua
của người đàn bà đa đoan này đã làm nên những trang viết mang màu sắc
Đoàn Lê!
1.1.2. Nhà văn Đoàn Lê và quan niệm sáng tác
Mọi hoạt động đều xuất phát từ một tư tưởng, mà mọi tư tưởng đều bắt
đầu từ một quan niệm. Mỗi người nghệ sĩ khi đặt bút luôn có quan niệm sáng
tác riêng của mình. Quan niệm đó như kim chỉ nam cho những đứa con tinh
thần của họ. Có tác giả, quan niệm đó được phát biểu trực tiếp, hay thông qua
lời nói của nhân vật trở thành tuyên ngôn nghệ thuật, phong cách sáng tác.
Với nhà văn Nam Cao, ông đề cao tính sáng tạo của người cầm bút: “Văn
chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu
đưa cho. Văn chương phải khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì
chưa có”. Tuy nhiên, sự sáng tạo trong nghệ thuật cũng không thể thoát ly
khỏi hiện thực cuộc sống, Nam Cao còn đề cao tính chân thực trong sáng tác.
Văn chương nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống: “Nghệ thuật
không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật
chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”[]. Nhà văn Tô
Hoài thì quan niệm viết văn là một nghề để kiếm sống như bất kỳ nghề nào
khác. Trong Tự truyện, Tô Hoài từng kể: “Bây giờ khi tôi quyết định lấy

nghề viết nuôi thân tôi không nghĩ là tình cờ, nhưng thật tôi cũng không có
mục đích gì, đặt ra trước để thành nghề văn, viết văn”.[TỰ TRUYỆN].
Không hão huyền, không viển vông và ảo tưởng, ông bước vào làng văn
không ngẫu nhiên nhưng cũng không vì mục đích nổi danh, thỏa mãn sĩ diện
của kẻ sĩ. Vì thế ông chọn nghề viết văn là nghề để kiếm sống. Cũng thật dễ
hiểu bởi nó thật phù hợp và hết sức chân chính.

21


Nhà văn Đoàn Lê đến với nghề viết không phải từ những bước đi đầu
tiên. Mặc dù ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường Đoàn Lê đã có thi phẩm
được đăng báo, nhưng mãi đến khi chùm truyện ngắn được bạn đọc đón nhận
bà mới thực sự đặt những viên gạch đầu tiên cho nghề viết. Tiếp theo đó,
những tiểu thuyết, tập truyện ngắn lần lượt ra đời và xác lập tên tuổi Đoàn Lê
trên văn đàn. Cũng như các cây bút khác, Đoàn Lê có những quan niệm sáng
tác của riêng mình. Quan niệm đó không phát biểu trực tiếp, không thể hiện
qua ngôn ngữ nhân vật mà dần dần được hé lộ qua vấn đề được đặt ra trong
tác phẩm. Khảo sát các tiểu thuyết và truyện ngắn của bà ta có thể phần nào
thấy được quan niệm của nhà văn trong sáng tác. Không đao to búa lớn, vấn
đề được Đoàn Lê nói đến là những câu chuyện hết sức đời thường nhưng có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Từ những câu chuyện hàng ngày vẫn thường diễn
ra xung quanh, Đoàn Lê đã đưa vào tác phẩm cùng sự cảm thông, chia sẻ. Đó
là hàng loạt câu chuyện về xóm Chùa, xóm Núi, nơi bà đã có thời gian gắn bó.
Có thể kể đến những cơn sốt đất ở Đất xóm Chùa, cơn sốt lấy chồng ngoại
quốc trong Trinh tiết xóm Chùa, quá trình đô thị hóa ở A tourisme xóm
Chùa, câu chuyện về kiếp người lao động khó nhọc trong Rồi bụt hiện lên,
câu chuyện tình thương tâm trong Oan hồn ngõ đá dốc… Ngoài ra còn rất
nhiều câu chuyện nhỏ xoay quanh vấn đề tình yêu hôn nhân, hạnh phúc gia
đình. Ở đây có thể thấy điểm giống nhau giữa Đoàn Lê và bậc thầy Nam Cao,

văn chương bắt nguồn từ thực tế đời sống. Không phải không có lí do khi
người ta nói “Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc sống”. Những câu
chuyện tưởng như đã rất tầm phào, quen thuộc nhưng luôn là vấn đề gây niềm
trăn trở, day dứt đối với tác giả. Nhà văn Đoàn Lê tâm sự: “Sáng tác của tôi
là sự bày tỏ những băn khoăn, trăn trở trong đời sống. Con người luôn gặp
những trắc trở trong cuộc sống nên những gì tôi viết là để nâng đỡ tinh thần
con người.” Đằng sau quan niệm văn học bắt nguồn từ thực tế đời sống là cả

22


một tinh thần nhân văn sâu sắc, luôn trăn trở, khắc khoải với nỗi đau của con
người. Trước muôn vàn trắc trở, va đập của cuộc sống mà con người phải
gánh chịu, Đoàn Lê cúi xuống chia sẻ những nỗi đau đớn về tinh thần ấy. Bởi
thế nhân vật trong văn xuôi của bà phần lớn là những phụ nữ chịu đựng bi
kịch, tổn thương về tinh thần. Đôi khi người đọc cũng nhận thấy con người tác
giả ngay trong trang viết của bà. Từ câu chuyện chính cuộc đời mình, của
những người xung quanh mà bà được chứng kiến, Đoàn Lê đã đặt ra những
vấn đề to lớn của con người hôm nay.
1.1.3. Cái tôi nhà văn trong sáng tác
Ở mỗi người nghệ sĩ luôn tồn tại song song cái tôi trong cuộc đời thực
của nhà văn và cái tôi của người nghệ sĩ trong tác phẩm văn học. Cái tôi thứ
hai của tác giả hiện diện trong tác phẩm là cái tôi thuộc về thế giới nghệ thuật
của tác phẩm, sáng tạo nên thế giới nghệ thuật ấy – đại diện và chịu trách
nhiệm trực tiếp cho những quan điểm, tư tưởng cụ thể, xác định trong tác
phẩm văn học. Cái tôi nhà văn trong sáng tác và cái tôi ngoài đời thực có mối
quan hệ biện chứng với nhau song không thể đồng nhất với nhau.
Hầu hết các văn nghệ sĩ khi hạ bút sáng tác đều để lại dấu ấn của mình
trong tác phẩm. Nhà thơ Đức I.W.Gớt đã khẳng định: “Mỗi nhà văn bất kể
muốn hay không đều miêu tả chính mình trong tác phẩm một cách đặc biệt”.

Như vậy cái tôi nhà văn trong sáng tác ngay từ khi ra đời đã tồn tại một cách
tất yếu. Các tác phẩm văn học Việt Nam từ thời trung đại chúng ta đã cảm
nhận rõ ràng có sự mối liên hệ giữa tác giả ngoài đời với cái tôi thứ hai, nhưng
sự liên hệ uyển chuyển ấy không phải lúc nào cũng dễ nắm bắt.
Xét từ bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn khi cầm bút
đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng và bộc lộ tình cảm của mình.
Nói như Heghen, con người là một thực thể biết tư duy nhận thức nên luôn có
khao khát thể hiện mình. Mỗi trang viết đều là những trải nghiệm của bản thân

23


nhà văn, là hành trình đi tìm cái tôi của cá nhân. Tuy nhiên, với mỗi thời đại,
mỗi khu vực văn hóa, mỗi nền văn học và mỗi nhà văn lại có cách thể hiện
riêng, mục đích riêng. Nhà văn Đoàn Lê khi nói về cái tôi trong sáng tác đã
cho rằng: “Trong sáng tác văn học luôn có dấu ấn cá nhân của tác giả. Tuy
nhiên tôi không muốn bày tỏ cái tôi chủ quan, không muốn cái tôi đóng vai
trò chủ đạo. Nếu có cái tôi thì ở đó là sự giãi bày, mong muốn được thông
cảm. Tôi cứ bày tỏ như thế, mọi sự đánh giá là của độc giả.”
Đọc văn xuôi Đoàn Lê, độc giả không khó để nhận ra dấu ấn cá nhân
của tác giả trong đó. Dấu ấn đó là những sự kiện liên quan đến chính cuộc đời
tác giả và cuộc sống xung quanh bà. Những câu chuyện đầy ắp các sự kiện
liên mang đến cho người đọc sự đối chiếu giữa chi tiết trong tác phẩm với
cuộc đời tác giả. Đó là những tâm sự về tình yêu, công việc, gia đình của cô
Chín trong Tiền định, chuyện đời sống hôn nhân của người phụ nữ trong
Giường đôi xóm Chùa, nỗi đau của người mẹ trong Mẹ con và thánh thần…
Qua sáng tác của mình Đoàn Lê đã phần nào thể hiện được con người cá nhân,
cá tính của mình trong sáng tác. Cái tôi nhà văn được thể hiện qua ba dấu ấn
chủ đạo: cái tôi thời thơ ấu, cái tôi với đời sống nghệ thuật và cái tôi giàu tính
nữ quyền.

Đoàn Lê tìm đến những thể loại mang tính hư cấu, đưa vào đó chất liệu
cuộc đời thực nhằm thỏa mãn nhu cầu được chia sẻ, cảm thông. Ở đó không
có sự đánh giá, thể hiện quan điểm trực tiếp nào của tác giả. Sự tự thể hiện cái
tôi của tác giả đơn thuần chỉ là sự giãi bày tâm tư, suy nghĩ của mình. Mọi sự
đánh giá, nhận xét là quyền của độc giả. Như vậy là tác giả tạo điều kiện cho
sự giao lưu rộng mở cho người đọc với tác phẩm và người đọc với nhà văn.
Điều này vừa phù hợp với ý nguyện của tác giả vừa phù hợp với nhu cầu của
người đọc hôm nay.
1.2. Yếu tố tự truyện trong văn học
Thuật ngữ tự truyện trong tiếng Pháp viết là Autobiographie, có nguồn
gốc tư tiếng Hi Lạp:(autos: chính mình, bios: cuộc đời, graphein: viết). Tự

24


truyện hay cái nhìn về bản thân có thể coi là một đặc sản của văn minh
phương Tây. Nó có hai nguồn gốc chính: từ nền văn minh Hi Lạp qua câu
ngạn ngữ nổi tiếng “kẻ thông thái phải biết về cá nhân mình”, và từ truyền
thống Thiên chúa giáo qua lệ “tự vấn lương tâm”. Trong các nền văn hóa
khác, nó chỉ tồn tại một cách hiếm hoi, thậm chí bị cấm ở các nước theo đạo
Hồi. Trong các định nghĩa đầu tiên, tự truyện được xác định là “câu chuyện
cuộc đời của cá nhân do chính người đó kể lại”, “tiểu sử của một người do
người đó chép lại”[c269].
Về sau này, khái niệm tự truyện được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Ở đây, chúng tôi xin đưa ra một số khái niệm như sau:
Theo Từ điển văn học thì “Tự truyện là một tác phẩm văn học thuộc
loại truyện do các nhà văn viết về cuộc đời thực của mình nhằm những mục
đích khác nhau. Các nhà văn khi viết tự truyện thường chỉ chọn lấy một hay
vài quãng đời nào đó để lại cho mình những ấn tượng sâu sắc nhất, có ảnh
hưởng quan trọng quyết định đối với hướng đi của đời mình, và dựng lại bức

tranh toàn cảnh sinh động, chân thực về cuộc sống mà trong đó bản thân con
người tác giả là nhân vật hoạt động chính. Trong tác phẩm tự truyện những
biến cố, sự việc, nhân vật,… đều được lấy từ cuộc đời thực của tác giả, không
hư cấu thêm, hoặc nói cách khác là không có sự hư cấu tự do như trong các
tác phẩm khác thuộc loại truyện. Trong tác phẩm tự truyện, tác giả thường
đặt ra qua cuộc đời mình và bằng ngôn ngữ nghệ thuật những vấn đề xã hội
rộng lớn, sâu sắc. Vì vậy, ý nghĩa của tác phẩm tự truyện thường vượt ra
ngoài phạm vi của một bản tự thuật đơn thuần và có tầm khái quát nghệ thuật
rộng lớn.”[c242]
Tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cũng cho rằng:
Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lí giải cuộc sống đã qua (của tác
giả) như một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh

25


×