Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khảo sát và xây dựng định mức nguyên vật liệu xưởng thực hành trường cao đẳng công nghiệp in cầu diễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Bộ môn Công Nghệ In, Viện Kỹ thuật Hóa
học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời chân thành cảm
ơn PGS.TS Trần Văn Thắng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành luận văn.
Em xin được cảm ơn đến các thầy, các cô trong Bộ môn Công Nghệ In, Viện
Kỹ thuật Hóa học, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn tại bộ môn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến, Ban giám hiệu, các phòng ban cùng toàn
thể cán bộ, công nhân trong xưởng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
khảo sát số liệu thực tế tại xưởng để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 03 năm 2015
Học viên

Nguyễn Hữu Thông


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Thắng,Viện Kỹ thuật Hóa học,
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn
toàn trung thực chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Học viên

Nguyễn Hữu Thông


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1 Giới thiệu về trường Cao đẳng Công nghiệp in. ...................................................3
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường. .............................................. 3
1.1.2 Khảo sát vấn đề đào tạo và xưởng thực hành trường Cao đẳng công nghiệp
in Cầu Diễn ............................................................................................................. 7
1.2 Giới thiệu về công nghệ in offset tại xưởng thực hành của trường ...................10
1.2.1 Nguyên lý in offset ...................................................................................... 10
1.2.2 Quy trình công nghệ in offset ...................................................................... 11
1.2.3. Nhận xét: ..................................................................................................... 15
1.3 Mối liên quan giữa quản lý chất lượng và tiêu hao nguyên vật liệu trong sản
xuất in .......................................................................................................................16
1.3.1. Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm in...................................................... 16
1.3.2 Sản phẩm đạt chất lượng và không đạt chất lượng .................................... 18
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong công nghệ in offset 19
1.3.4 Liên quan giữa định mức nguyên vật liệu với chất lượng sản phẩm trong
sản xuất in ............................................................................................................ 19
1.4. Khảo sát định mức bù hao giấy ..........................................................................20
1.4.1. Định mức bù hao hiện tại............................................................................ 20
1.4.2. Lựa chọn các một số sản phẩm in chính hiện nay ở xưởng trường để
khảo sát ................................................................................................................. 21
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM VÀ ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU .............23
2.1. Khái quát về chất lượng sản phẩm .....................................................................23

2.2 Các yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm.............................................................24
2.2.1 Con người .................................................................................................... 24
2.2.2 Yếu tố công nghệ ......................................................................................... 25
2.2.3 Các yếu tố nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và môi trường ..................... 26


2.2.4 Tổ chức và điều hành sản xuất .................................................................... 28
2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm.........................................................29
2.4 Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.........................................................................29
2.5 Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thống kê trong kiểm soát chất
lượng ........................................................................................................................32
2.5.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 32
2.5.2 Thu nhập và xử lý dữ liệu thống kê ............................................................. 34
2.5.3 Ưu điểm của việc sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng
sản phẩm ............................................................................................................... 35
2.6 Một số công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng và định mức bù hao nguyên
vật liệu ......................................................................................................................36
2.6.1 Sơ đồ lưu trình ............................................................................................. 36
2.6.2 Sơ đồ nhân quả............................................................................................. 37
2.6.3 Biểu đồ phân bố mật độ ............................................................................... 39
2.6.4 Biểu đồ kiểm soát ........................................................................................ 41
2.6.5 Biểu đồ phân tán .......................................................................................... 45
2.6.6 Phiếu kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất ..................................... 48
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU CHO XƢỞNG
THỰC HÀNH TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP IN .............................49
3.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................49
3.2 Phương pháp khảo sát thực tế tại xưởng trường .................................................50
3.2.1 Lựa chọn hệ thống máy móc thiết bị và các sản phẩm khảo sát................. 50
3.2.2 Phương pháp tiến hành khảo sát tiêu hao nguyên vật liệu của xưởng in .... 51
3.2.3 Xây dựng định mức bù hao nguyên vật liệu ................................................ 52

3.3 Thống kê số liệu khảo sát thực tế tại xưởng in trường Cao đẳng Công nghiệp in
Cầu Diễn....................................................................................................................53
3.3.1 Kết quả khảo sát sai hỏng trong quá trình in ............................................... 53
3.3.2 Kết quả tính định mức bù hao giấy trên cơ sở các số liệu khảo sát ............. 53
3.3.3 Đề xuất định mức bù hao mới và so sánh với định mức hiện tại đang áp
dụng tại phân xưởng. ............................................................................................ 66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTF

: Computer to film

CTP

: Computer to plate

ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

GHT

: Giới hạn trên

GHD

: Giới hạn dưới


UTL

: Giá trị đo thực tế lớn nhất.

LTL

: Giá trị đo thực tế nhỏ nhất.

TB

: Trung bình

PX

: Phân xưởng

PM 74-2

: Heidelberg Printmater (model PM 74-2)

PM 74-1

: Heidelberg Printmater (model PM 74-1)

NXB

: Nhà xuất bản

VHTT


: Văn hóa thông tin

Xmax

: giá trị lớn nhất trong bảng dữ liệu

Xmin

: giá trị nhỏ nhất trong bảng dữ liệu


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Số lượng tuyển sinh hàng năm của trường .................................................7
Bảng 1. 2 Bảng thống kê các thiết bị trong khâu chế bản. ..........................................9
Bảng 1. 3 Bảng thống kê các thiết bị sử dụng trong xưởng in ....................................9
Bảng 1. 4 Thống kê các thiết bị sử dụng trong khâu gia công sau in .........................9
Bảng 1. 5 Định mức giấy hiện tại cho các sản phẩm in ............................................20
Bảng 1. 6 Bảng sản phẩm lựa chọn để khảo sát ........................................................22
Bảng 2. 1 Các loại biểu đồ kiểm soát .......................................................................43
Bảng 3. 1 Hệ thống máy khảo sát .............................................................................50
Bảng 3. 2 Mức sai hỏng trên hệ thống in Komori.....................................................54
Bảng 3. 3 Thống kê định mức giấy trên hệ thống in Komori ...................................55
Bảng 3. 4 Bảng tính định mức giấy cho máy in Komori. (Từ 500 đến 1.500 tờ) .....56
Bảng 3. 5 Bảng tính định mức giấy cho máy in Komori. (Từ 2000 đến 5.000 tờ) ...57
Bảng 3. 6 Mức sai hỏng trên hệ thống in 2 màu Heidelberg PM74-1 ......................58
Bảng 3. 7 Thống kê định mức giấy trên hệ thống máy in PM74-1...........................59
Bảng 3. 8 Bảng tính định mức giấy cho máy in PM74-1 (Từ 500 đến 2.000tờ) ......60
Bảng 3. 9 Bảng tính định mức giấy cho máy in PM74-1. (Từ 3.000 đến 10.000 tờ)
...................................................................................................................................61

Bảng 3. 10 Mức sai hỏng in trên máy in 2 màu Heidelberg PM74-2 (sản phẩm in 4
màu in trên máy 2 màu) ............................................................................................62
Bảng 3. 11 Thống kê định mức giấy trên hệ thống máy in PM74-2.........................63
Bảng 3. 12 Bảng tính định mức giấy cho máy in PM74-2. (Từ 500 đến 1.500 tờ) ..64
Bảng 3. 13 Bảng tính định mức giấy cho máy in PM74-2. (Từ 5.000 đến 10.000 tờ)
...................................................................................................................................65
Bảng 3. 14 Đề xuất định mức giấy mới cho các máy in ...........................................67
Bảng 3. 15 So sánh định mức giấy hiện tại và mới đề xuất ......................................67


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1 Sơ đồ nguyên lý in offset ..........................................................................10
Hình 1. 2 Sơ đồ nguyên lý quy trình công nghệ in offset .........................................11
Hình 1. 3 Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế bản CTF .................................................11
Hình 1. 4 Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế bản CTP ................................................12
Hình 1. 5 Sơ đồ nguyên lý công đoạn in ..................................................................13
Hình 1. 6 Sơ đồ nguyên lý gia công sau in sách và tạp chí.......................................14
Hình 2. 1 Hệ thống tiêu chuẩn chất lương áp dụng ở Đức........................................31
Hình 2. 2 Sơ đồ lưu trình tổng quát...........................................................................36
Hình 2. 3 Sơ đồ 4M ...................................................................................................37
Hình 2. 4 Các bước xây dựng biểu đồ kiểm soát ......................................................44
Hình 2. 5 Biểu đồ kiểm soát X ...............................................................................44
Hình 2. 6 Biểu đồ tỉ lệ % sản phẩm khuyết tật P ......................................................45
Hình 2. 7 Biểu đồ khuyết tật C ..................................................................................45
Hình 2. 8 Biểu đồ tương quan dương ........................................................................47
Hình 2. 9 Biểu đồ tương quan âm .............................................................................47
Hình 3. 1 Biểu đồ kiểm soát giá trị TB cho máy in Komori. (Từ 500 đến 1.500 tờ)
...................................................................................................................................56
Hình 3. 2 Biểu đồ kiểm soát giá trị TB cho máy in 1 màu số lượng (Từ 2.000 đến
5.000 tờ) ....................................................................................................................57

Hình 3. 3 Biểu đồ kiểm soát giá trị TB cho máy in PM74-1 số lượng in từ 500 đến
2.000 tờ......................................................................................................................60
Hình 3. 4 Biểu đồ kiểm soát giá trị TB cho máy in PM74-1. (Từ 3.000 đến 10.000
tờ) ..............................................................................................................................61
Hình 3. 5 Biểu đồ kiểm soát giá trị TB cho máy in PM74-2. (Từ 500 đến 1.500 tờ)
...................................................................................................................................64
Hình 3. 6 Biểu đồ kiểm soát giá trị TB cho máy in PM74-2. (Từ 5.000 đến 10.000
tờ) ..............................................................................................................................65


LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành in Việt
Nam cũng không ngừng đổi mới và hội nhập. Các công nghệ, thiết bị in cũ đang
dần được thay thế bằng các hệ thống hiện đại hơn. Song song với việc nâng cấp
trang thiết bị thì nâng cao trình độ sản xuất và quản lý cũng là đòi hỏi cấp thiết. Một
trong những thông số thể hiện trình độ đinh mức nguyên vật liệu trong quá trình in
và gia công. Tuy nhiên yếu tố này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức tại các cơ
sở in mặc dù tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng nguyên vật liệu giấy và bản
chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm in và định mức nguyên vật liệu sẽ ảnh
hưởng lớn đến lợi nhuận, sức cạnh tranh. Phần lớn các cơ sở in đang áp dụng định
mức bù hao nguyên vật liệu chưa phù hợp do định mức này đã được xây dựng quá
lâu, không còn thích ứng với hệ thống thiết bị do định mức được xác định một cách
đại khái chung chung.
Xưởng thực hành in trường Cao đẳng Công nghiệp in cũng không tránh khỏi
tình trạng trên và trong điều kiện nhà trường bắt đầu phải tự chủ một phần kinh phí
trong đào tạo thì việc chi phí hợp lý nguyên vật liệu, vật tư thí nghiệm cho các
xưởng thực hành là điều rất quan trọng. Để làm được điều này phải xây dựng định
mức nguyên vật liệu cho xưởng thực hành cũng như sản xuất của trường một cách
khoa học và đây là một đòi hỏi rất cấp thiết hiện nay.
Với mục tiêu làm cho xưởng thực hành của trường cấp đúng, cấp đủ vật tư,

giảm được chi phí nguyên vật liệu trong thực hành cũng như sản xuất (do mức bù
hao nguyên vật liệu từ trước đến nay chưa phù hợp, mang tính bao cấp) và tiến tới
xây dựng định mức nguyên vật liệu chuẩn theo phương pháp hiện đại và tin cậy, tôi
đã lựa chọn đề tài: “Khảo sát và xây dựng định mức nguyên vật liệu xưởng thực
hành trường Cao đẳng Công nghiệp In Cầu Diễn”.

1


Nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
sản phẩm và định mức bù hao nguyên vật liệu.
Chương 3:

Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho xưởng thực hành

trường Cao đẳng công nghiệp in Cầu Diễn.
Kết luận.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu về trƣờng Cao đẳng Công nghiệp in.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường.
Có thể nói, thời gian từ 1962 đến tháng 7 năm 1967, Trường Kỹ thuật in
chuyên làm nhiệm vụ Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ cho các cán
bộ làm: Lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ ở các xí nghiệp và nhà máy in. Đã có tới sáu
trăm học viên được học tập ở trường. Sau tốt nghiệp, họ trở thành các cán bộ chủ

chốt trong hoạt động sản xuất in của nước ta thời đó, có nhiều đóng góp quý báu
cho ngành. Trong số các học viên này có một số được giữ lại để đào tạo làm thầy
giáo, sau đó trở thành những cán bộ quản lý của trường.
Mùa hè năm 1965, tại số nhà 14 phố Cát Linh, nay là số nhà 36 Phố Cát
Linh, Hà Nội, Trường kỹ thuật in đã được xây dựng kiên cố lần đầu tiên, trường tổ
chức lễ tốt nghiệp cho các học viên khóa I ngành quan lý Kỹ thuật, Đông chí
Nguyễn Đức Quỳ thứ trưởng, Bộ Văn Hóa đến dự đã phát biểu:„„Các đồng chí Cục
Xuất bản và Trường kỹ thuật in phải mau chóng phát triển Trường kỹ thuật in thành
trường Trung học chuyên nghiệp của nước ta, để trường có thể đào tạo tất cả các
loại công nhân cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ cho ngành in!“
Tháng 10 năm 1966, tại nơi trường sơ tán, trong trụ sở của trường – Đình
thôn Đại phu, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, đồng chí Hà Huy Giáp
Thứ trưởng và đồng chí Trần Văn Hải vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Văn Hóa
đã nghe trường báo cáo và sau đó thông qua “Đề án thành lập Trường Trung học kỹ
thuật in“ do anh Đặng Văn Kính trình bày. Hội nghị Quyết định: Tiến hành mọi thủ
tục về mặt Nhà nước để Trường Trung học kỹ thuật in mau chóng ra đời.
Ngày 8 tháng 5 năm 1967 Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hoàng Minh Giám đã ký
quyết định thành lập Trường Trung học kỹ thuật in số 37/VH-QD. Trường Thành
lập trên cơ sở của trường kỹ thuật in Việt Nam, thành lập năm 1962, trở thành
trường Trung học kỹ thuật in chính quy đầu tiên và duy nhất của ngành in nước ta

3


lúc bấy giờ. Từ năm 1967-1968, Trường đã bắt đầu nhận chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ
Dại học và THCN, tổng số học sinh được tuyển hơn 100 em học sinh Trung cấp
khóa I, cho bốn lớp: Sắp chữ, Máy in, Đóng sách, Kỹ thuật in Tổng hợp.
Ngày 16 tháng 5 năm 1977, đồng chí Thứ trưởng Bộ Văn hóa Mai Vy, ký
Quyết định số 464/VH-QĐ, trao trách nhiệm cho ông Nguyễn Trường Sơn – hiệu
trưởng của trường lập: Chương trình, Kế hoạch học tập và phối hợp với Trường Đại

học Bách Khoa Hà nội mở ngành đào tạo công nghệ sản xuất in, tại Khoa Công
nghệ Hóa học, để đào tạo bậc kỹ sư công nghệ in cho ngành công nghiệp in . Kế
hoạch này đã được ông Vũ Khắc Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, ông Phạm Động Điện – Hiệu trưởng trường Đại học
Bách Khoa, ông Nguyễn Hoa Toàn chủ nghiệm khoa Hóa trường Đại học Bách
Khoa nhất trí ủng hộ và triển khai. Sau đó trường Đại học Bách khoa Hà nội đã bắt
đầu đào tạo kỹ sư công nghệ in từ năm 1977-1978 đến nay.
Năm 1991 Trường Trung học Kỹ thuật in chuyển về địa chỉ mới: xã Phú
Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Trong thời kỳ này nhà trường mở rộng qui mô đào tạo
với các ngành, nghề: Công nghệ Chế bản điện tử; Công nghệ chế tạo khuôn in;
Công nghệ in offset; Công nghệ Hoàn thiện xuất bản phẩm. Hàng năm tuyển sinh
khoảng 50 học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp và khoảng 300 học sinh hệ Công
nhân kỹ thuật (trung cấp nghề).
Năm học 1997-1998, xuất phát từ thực tế sản xuất, cần phải có thêm cán bộ
kỹ thuật, công nhân trình độ Cao đẳng. Trường Trung học Kỹ thuật in có đề án trình
Bộ Văn hóa Thông tin, được sự ủng hộ của Trường Đại học Bách Khoa Hà nội,
khóa 1 Cao đẳng in được chiêu sinh từ tháng 4/1998. Đến nay liên kết đào tạo đã có
4 khóa học cao đẳng tại trường Đại học Bách Khoa Hà nội.
Năm 2007 thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp in trên cơ sở Trường
Trung học Kỹ thuật in theo quyết định số 1493/ QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 3 năm
2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Địa chỉ: xã Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội.
Trường Cao đẳng Công nghiệp in gồm các khoa: Khoa khoa học Đại cương; Khoa

4


công nghệ in; Khoa công nghệ kỹ thuật cơ khí; Khoa quản trị kinh doanh và Khoa
công nghệ thông tin. Các phòng chức năng: Phòng Đào tạo; Phòng Tổ chức- Hành
chính; Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế; Phòng Tài chính-kế toán;
Phòng Quản lý học sinh sinh viên và ký túc xá. Hiện nay Trường Cao đẳng Công

nghiệp in được phép đào tạo nhiều hệ khác nhau. Hệ cao đẳng với các chuyên
ngành: công nghệ in; công nghệ thông tin; công nghệ cơ khí; quản trị kinh doanh.
Hệ trung cấp chuyên nghiệp với chuyên ngành công nghệ in. Hệ trung cấp nghề và
sơ cấp nghề với các nghề: Công nghệ chế bản điện tử; công nghệ chế tạo khuôn in;
công nghệ in; công nghệ hoàn thiện xuất bản phẩm. Hàng năm trường tuyển sinh
khoảng 100 học sinh hệ cao đẳng; 55 học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp; 250 học
sinh hệ trung cấp nghề và 100 học sinh hệ sơ cấp nghề.
Trong những năm qua, cùng với ngành in toàn thế giới, ngành công nghiệp
in Việt Nam đang tiến hành một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật toàn diện về
công nghệ từ khâu chế bản điện tử đến khâu hoàn thiện sản phẩm trong hầu hết các
nhà máy. Tuy nhiên bất cập lớn nhất của ngành in Việt Nam và cũng là nhược điểm
của trường là trình độ chung của các cử nhân, cán bộ công nhân kỹ thuật, những
người trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành các máy móc thiết bị khi tốt nghiệp
còn bị hạn chế do thời gian thực hành còn ít và chưa phù hợp.
Nhờ việc áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, ngày nay ngành
in Việt Nam đã áp dụng công nghệ và thiết bị máy móc tương đối hiện đại. Vì vậy,
vấn đề được đặt ra là ngành in cần phải có đội ngũ cán bộ, công nhân kĩ thuật lành
nghề, có trình độ chuyên môn cao và làm chủ đựơc các công nghệ cũng như các
thiết bị máy móc nhằm thể khai thác hết khả năng về công suất thiết bị, máy móc và
giảm thiểu được chi phí cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sự nghiệp đào tạo của trường luôn gắn với các cơ sở in, nhất là việc tổ chức
cho học sinh thực tập với xu thế phát triển của công nghệ in offset và sắp chữ điện
tử, nếu trường ở xa trung tâm thủ đô sẽ gặp nhiều khó khăn. Với sự trăn trở và
quyết tâm của anh Nguyễn Trường Sơn và tập thể lãnh đạo nhà trường. Được sự
giúp đỡ nhiệt tình của Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Xuất bản, Ủy Ban Nhân dân xã

5


Phú Diễn, lãnh đạo nhà máy in Quân đội và các nhà in khác. Ngày 4/9/1991 trường

chính thức chuyển về xã Phú Diễn, Từ Liêm Hà Nội.
Trường đã có một cơ ngơi rộng rãi, khang trang trên một diện tích gần 20000
mét vuông. Có ký túc xá cho sinh viên, có khu tập thể cho cán bộ, giáo viên, viên
chức. Cơ sở vật chất của trường tương đối hoàn chỉnh. Cán bộ, giáo viên cố gắng
phấn đấu xây dựng “trường ra trường, lớp ra lớp“ như bác Phạm Văn Đồng từng
dạy.
Cán bộ, kỹ sư, cử nhân cao đẳng, công nhân kỹ thuật trường đào tạo ra hoặc
liên kết với trường Đại học Bách Khoa Hà nội đào tạo nhiều em đã trưởng thành giữ
cương vị lãnh đạo trong các nhà in Quốc doanh cũng như nhà in, Công ty in khác
trong toàn quốc.
Những phần thưởng cao quý mà cán bộ, giáo viên, viên chức nhà trường
trong 40 năm đào tạo, rèn luyện và phấn đâu đạt được bao gồm:
 1 Huân chương Lao động Hạng Nhất.
 1 Huân chương Lao động Hạng Hai.
 1 Huân chương Lao động Hạng Ba.
Nhiều cờ thưởng, Bằng khen của Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Giáo dục Đào
tạo, UBND TP Hà Nội.
Trong thời gian tới với sự phát triển của đất nước, nhất là sau khi hòa nhập
với các nước trong khu vực cũng như thị trường Quốc tế, ngành công nghiệp in
ngày càng phát triển hơn nữa và đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật
giỏi về lý thuyết, giỏi về tay nghề, nắm vững được khoa học kỹ thuật mới, kỹ thuật
tiên tiến mới đáp ứng được yêu cầu của ngành. Nhiệm vụ đào tạo của trường Cao
đẳng Công nghiệp in ngày càng nặng nề hơn và phải làm thế nào để đào tạo được
các lớp cán bộ, công nhân kỹ thuật chất lượng, có trình độ lý thuyết và thực hành
mới đáp ứng được những yêu cầu thực tế đặt ra.

6


1.1.2 Khảo sát vấn đề đào tạo và xưởng thực hành trường Cao đẳng công nghiệp

in Cầu Diễn
Trường Cao đẳng Công nghiệp in Cầu Diễn là một cơ sở đào tạo công nhân
kỹ thuật in và cử nhân Công nghệ in trọng điểm của nước ta hiện nay. Trường đã
được đầu tư một số trang thiết bị khá hiện đại nhằm mang đến cho học sinh, sinh
viên những hiểu biết cụ thể về hệ thống máy móc, thiết bị in đang có mặt trong sản
xuất in ở các công ty, xí nghiệp in ở nước ta hiện nay. Để nâng cao chất lượng đào
tạo cử nhân cao đẳng, công nhân kỹ thuật in cần phải có một xưởng thực hành với
trang thiết bị toàn diện và hiện đại của một số công nghệ in chủ yếu như in offset, in
lõm, in cao và in kỹ thuật số. Xưởng thực hành phải đảm bảo tốt cho quá trình học
tập thực hành của học sinh sinh viên cũng như để các cán bộ nghiên cứu khoa học,
đáp ứng được nhu cầu giữa lý thuyết và thực hành. Không những thế, với trang thiết
bị máy móc và công nghệ hiện đại và toàn diện kết hợp với năng lực và kinh
nghiệm sẵn có của đội ngũ cán bộ giảng dạy và đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật
trong ngành in thì đây sẽ có thể sẽ trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học, là
địa chỉ tin cậy có thể đánh giá chất lượng sản phẩm của các công ty, xí nghiệp trong
cả nước.
1. Quy mô đào tạo của trường
Quy mô đào tạo học sinh sinh viên của trường được tính theo từng ngành
nghề, từng trình độ đào tạo, hệ đào tạo và tổng quy mô trình bày trong bảng 1-1:

Tên ngành, nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh
(Số học sinh)

Công nghệ in

Cao đẳng


100

Công nghệ in

Trung cấp chuyên nghiệp

100

Công nghệ in offset

Trung cấp nghề

250

Bảng 1. 1 Số lƣợng tuyển sinh hàng năm của trƣờng

7


Khóa đào tạo hệ cao đẳng chính quy thời gian đào tạo 3 năm; Hệ trung cấp
chuyên nghiệp thời gian đào tạo 2 năm; Hệ trung cấp nghề thời gian 18 tháng thì số
lượng sinh viên hiện có được tính như sau:
- Hệ Cao đẳng chính quy = (100 + 100 + 100) = 300 SV
- Hệ Trung cấp CN

= (100 + 100) = 200 HS

- Hệ trung cấp nghề


= (250 + 250) = 500 HS

Như vậy tổng sinh viên đào tạo của trường hàng năm ở 3 hệ là: 300 + 200 +
500 = 1000 HSSV.
2. Mô hình đào tạo:
Mô hình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.Theo chương trình đào
tạo mới thời gian thực hành tại xưởng như sau:
- Đối với hệ Cao đẳng thời gian thực hành 50%
- Đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp thời gian thực hành 65%
- Đối với hệ trung cấp nghề thời gian thực hành 80%
Theo các mô hình đào tạo đó, học sinh sinh viên trường Cao đẳng công
nghiệp in phải đáp ứng được ngay công việc mà các doanh nghiệp in yêu cầu và
không mất thời gian đào tạo lại. Chính vì lý do thời gian thực hành nhiều như vậy
nên việc cung cấp nguyên vật liệu, vật tư cho thực hành của các khóa, các lớp phải
đảm báo chính xác nếu không sẽ gây lãng phí rất nhiều. Thông thường những bài
thực hành của sinh viên năm cuối thường được kết hợp thực hiện các Hợp đồng sản
xuất nên vấn đề định mức nguyên vật liệu rất quan trọng.
3. Các máy móc ở xƣởng thực hành trƣờng Cao đẳng Công nghiệp in
Xưởng đã đầu tư hệ thống dây truyền sản xuất cho cả ba khâu. Khâu chế bản,
khâu in, và gia công sau in.

8


Hãng sản Năm sản
xuất
xuất

STT


Thiết bị

Kích thƣớc

Giá tiền

Ghi chú

1

Máy tính

HP

2011

21 inches

20.000.000

Intel Core i5

2

Máy in laser

HP

2011


Khổ A3

27.000.000 Dpi 1200x1200

3

Máy Scan

HP

2011

Khổ A4

11.000.000

4

Máy phơi
bản

Đức

2005

Dpi 4.800
T.gian phơi
1-999 giây

160x128x215 200.000.000


Bảng 1. 2 Bảng thống kê các thiết bị trong khâu chế bản.
Nƣớc sản Năm sản Khổ in Công suất
xuất
xuất
(cm)
(tờ/h)

STT

Thiết bị

1

Máy in Offset 1 màu
KOMORI

2

3

Máy in Offset 2 màu
Heidelberg Printmater
PM 74-1
Máy in Offset 2 màu
Heidelberg Printmater
PM 74-2

Giá thành


Nhật

1985

65x96

10.000

1.500.000.000

Đức

2003

52x74

12.000

4.000.000.000

Đức

2005

52x74

12.000

6.000.000.000


Bảng 1. 3 Bảng thống kê các thiết bị sử dụng trong xƣởng in
STT

Thiết bị

Nƣớc sản
xuất

Năm sản
xuất

Khổ
(cm)

Công suất
(tờ/h)

Giá thành

1

Máy gấp sách
Heidelberg

Đức

2008

65x100


10.000

1.000.000.000

2

Máy khâu chỉ

Trung
Quốc

2003

43x25

43-45
tay/phút

30.000.000

3

Máy máy vào bìa
keo nhiệt-Erobin

Erobin
Đức

2005


33x5.8

500

2.300.000.000

Bảng 1. 4 Thống kê các thiết bị sử dụng trong khâu gia công sau in

9


1.2 Giới thiệu về công nghệ in offset tại xƣởng thực hành của trƣờng
1.2.1 Nguyên lý in offset
In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin chữ và hình ảnh được thể
hiện trên bản in tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước. In
offset là công nghệ in gián tiếp, quá trình in là quá trình truyền mực từ máng mực
lên bản in lắp trên trục ống bản, trên bản đó các phần tử in bắt mực và được truyền
mực lên tấm cao su, sau đó nhờ áp lực giữa trục ống cao su và trục ống in mực được
truyền lên vật liệu cần in, hình (1- 1)

Hình 1. 1 Sơ đồ nguyên lý in offset
Ưu điểm chính của công nghệ in offset là:
- Chất lượng hình ảnh cao
- Nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề
mặt cần in.
- Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng
(như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).

10



- Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
- Các bản in có tuổi thọ lâu hơn vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt
cần in.
In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương
mại. Những hình thức máy in offset hiện nay đã ngày càng được phát triển đa dạng
với quy mô khác nhau phục vụ nhu cầu từ in ấn tư nhân cho tới xưởng in lớn. Sự
quy phạm về các bộ phận kết cấu được cải tiến không ít kể từ những năm 1875, trải
qua các thời kỳ phát triển được bổ sung thêm nhiều bộ phận để phù hợp với công
nghệ và kỹ thuật in hiện đại.
1.2.2 Quy trình công nghệ in offset
Sơ đồ nguyên lý qui trình công nghệ in offset gồm 3 công đoạn chính được
trình bày trên hình 1.3:
CÔNG ĐOẠN
CHẾ BẢN

CÔNG ĐOẠN
IN

CĐ GIA CÔNG
SAU IN

Hình 1. 2 Sơ đồ nguyên lý quy trình công nghệ in offset
Công đoạn chế bản
a. Công nghệ CTF
Công nghệ CTF là công nghệ chế bản số trong đó dữ liệu số (Digital) từ máy
tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (Anolog) trên film thông qua các máy ghi
film. Film được đem bình trước khi phơi để truyền hình ảnh lên bản in. Quy trình
tổng quát của công nghệ CTF gồm các bước sau:


Nhập dữ liệu

Phơi và hiện bản

Xử lý dữ liệu

Bình bản

Xuất dữ liệu ra phim

Hình 1. 3 Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế bản CTF

11


Chế bản bằng công nghệ CTF bao gồm các công việc chính là thiết kế sản
phẩm, nhập các dữ liệu của sản phẩm vào máy tính (chữ và hình ảnh), chỉnh sửa dữ
liệu, dàn trang và bình bản theo maket sản xuất, phân tách màu và tram hoá. Các dữ
liệu sau đó được chuyển sang máy ghi phim.
Ghi phim (Output Film) là bước tiếp theo để ghi các dữ liệu đã hoàn thành ở
bước trên lên tờ film. Đối với các sản phẩm có hình ảnh màu, film sẽ được ghi
thành bốn tấm tương ứng với bốn lớp mực mầu C (Cyan), M (Magenta), Y
(Yellow), K (Black).
Mầu sắc trong in offset là hệ mầu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả
các mầu sắc đều có thể pha được từ 4 mầu CMYK này, ví dụ mầu đỏ cờ là sự kết
hợp từ mầu Y (Yellow/vàng) và mầu M (Magenta/cách sen); Hay mầu Xanh Blue
(xanh tím) là sự kết hợp của hai mầu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/cách sen);
Rồi còn các mầu được kết hợp từ 3 trong 4 mầu nói trên hay kết hợp của cả 4 mầu
với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả khác nhau.
Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm film một lên bản in (hiểu

một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản
in bằng máy phơi bản), đến đây ta đã có 4 bản in dùng cho 4 mầu C, M, Y, K để
chuyển sang công đoạn in.
b, Công nghệ CTP:
Đây là công nghệ cho phép ghi dữ liệu số hóa trực tiếp lên bản in. Sơ đồ
nguyên lý như sau:
Nhập dữ
liệu

Xử lý dữ
liệu

Bình bản điện
tử

Ghi dữ liệu
lên bản

Hình 1. 4 Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế bản CTP
Cụm từ “Computer to plate” đã mô tả công nghệ chế bản, trong đó dữ liệu số
từ máy tính được ghi trực tiếp lên bản in mà không qua khâu trung gian là film. Bản
in sau khi được ghi hình có thể được hiện ngay trên hệ thống máy ghi bản hoặc
được đưa tới hiện ở máy hiện bản chuyên dụng.
Các bước chính trong công nghệ CTP bao gồm chế bản điện tử và ghi, hiện
bản. Như vậy trong đó phần chế bản điện tử giống gần như hoàn toàn công nghệ
12


CTF, chỉ có khác là trong CTF ta có thể lựa chọn nhiều cách xuất dữ liệu như sang
phim toàn trang, từng trang hay can,.. thì trong CTP ta chỉ có 1 lựa chọn xuất dữ

liệu toàn trang lên bản in.
Phần ghi bản trực tiếp từ máy tính sử dụng máy ghi bản dùng tia Laser có
cường độ mạnh vì bản thường không nhạy bằng film vì vậy việc chuyển sang công
nghệ CTP là bước tiến đáng kể về nguồn năng lượng để ghi bản. Hiện công nghệ
CTP có 3 loại máy ghi bản: máy ghi dạng trống nội (Internal), máy ghi dạng trống
ngoại (External), máy ghi bản phẳng (Fladbed).
Tất cả các loại máy ghi đều dùng nguyên lý chung là sử dụng nguồn sáng
laser cường độ mạnh thông qua các thấu kính quang học và hệ thống DMD (Digital
micromirro devide) để ghi bản trực tiếp.
Công đoạn in
Kết thúc quá trình chế bản ta sẽ nhận được các khuôn in và chuyển sang
công đoạn in. Các bước cơ bản trong quá trình in được trình bày trong hình 1.6 sơ
đồ nguyên lý công đoạn in dưới đây.
Lệnh sản xuất

Giấy

Chuẩn bị

Mực
Lên khuân
Máy in
In thử

Bản in
Hóa chất

Kiểm tra

In sản lượng


Tờ in hoàn chỉnh

Hình 1. 5 Sơ đồ nguyên lý công đoạn in
13


Việc chuẩn bị in bao gồm các bước sau:
1. Đọc kỹ lệnh sản xuất.
2. Kiểm tra bài mẫu, bản in, giấy in và mực in có tương thích với yêu cầu
không?
3. Canh chỉnh cơ học việc vận chuyển giấy.
4. Bọc ống và lắp các bản in.
5. Kiểm tra các tấm cao su mới nếu cần.
6. Chuẩn bị các hệ thống làm ẩm.
7. Chuẩn bị cho hệ thống cấp mực.
8. Kiểm tra lại một lần nữa.
9. In các tờ in thử.
10. Kiểm tra các tờ in thử.
11. Kiểm tra lại việc định vị, chồng màu các hình ảnh in, chất lượng tờ in và màu
sắc.
12. Duy trì màu sắc ổn định.
Sau khi đã chuẩn bị đày đủ file và nguyên vật liệu, bộ phận sản xuất sẽ tiến
hành in theo maket, mẫu proof hoặc mẫu màu từ khách hàng.
Người ta tiến hành in từng màu, thứ tự chồng màu tùy vào kinh nghiệm của
người thợ in. Kẽm được lắp vào máy in và cho nạp loại mực tương ứng để tiến hành
in. Ví dụ khi lắp kẽm màu xanh sẽ cho nạp mực xanh tương ứng.
Công đoạn gia công sau in
Từ tờ in sau khi in xong đến sản phẩm hoàn chỉnh được tiến hành trong công
đoạn gia công sau in. Hình 1.6 dưới đây nêu sơ đồ nguyên lý quy trình gia công sau

in loại ấn phẩm là sách hoặc tạp chí dùng phương pháp vào bìa keo nhiệt:
Dỗ, pha cắt

Gấp, bắt

Keo gáy

Xén ba mặt

Hình 1. 6 Sơ đồ nguyên lý gia công sau in sách và tạp chí.

14


Các bước công việc chính trong công đoạn này bao gồm:
- Dỗ và pha cắt tờ in là quá trình làm đồng đều tờ in để pha cắt tờ in theo yêu
cầu của ấn phẩm
- Gấp tờ in là quá trình gấp tờ in thành tay sách theo số trang liên tục của
cuốn sách.
- Dán tờ phụ bản là việc dán các tờ phụ bản, vào các tay sách.
- Bắt tay sách là quá trình tập hợp các tay sách theo thứ tự số trang của cuốn
sách.
- Vào bìa không khâu (vào bìa bằng keo nhiệt): là quá trình dùng keo được
đung nóng chảy chà vào gáy sách đã phay để liên kết các trang ruột sách với bìa
sách.
Cuối cùng đóng gói các quyển sách đã hoàn chỉnh theo số lượng nhất định
vào từng hộp để nhập kho hoặc giao cho khách.
1.2.3. Nhận xét:
Xưởng thực hành trường Cao đẳng công nghiệp in Cầu Diễn có đầy đủ các
công đoạn sản xuất in theo công nghệ in offset như đã trình bày ở trên. Do số lượng

học sinh đông, các bài thực hành nhiều và kinh phí cho đào tạo lại hạn chế nên các
bài thực hành về in cần phải được chú trọng vì tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu. Tuy
các bài thực hành trong cả 3 công đoạn khá nhiều nhưng chỉ có những bài thực hành
liên quan đến công đoạn in là tiêu tốn nguyên vật liệu nhiều nhất (chủ yếu là giấy).
Hơn nữa, ngoài các bài thực hành, xưởng còn thực hiện các hợp đồng in với bên
ngoài nhằm tăng thêm nguồn kinh phí cho xưởng nên cũng tiêu hao một lượng lớn
giấy.
Việc xác định đúng và hợp lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính (giấy)
sẽ mang lại hiệu quả kinh tế trong quá trình thực hành cũng như sản xuất của xưởng
in. Luận văn sẽ tiến hành khảo sát và xây dựng định mức bù hao nguyên vật liệu
cho các máy in đang hoạt động tại xưởng.

15


1.3 Mối liên quan giữa quản lý chất lƣợng và tiêu hao nguyên vật liệu trong
sản xuất in [1,4]
1.3.1. Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm in
Chất lượng là một trong những tiêu chí hàng đầu để người tiêu dùng lựa chọn
sản phẩm và do đó cũng chính là vũ khí cạnh tranh của các nhà sản xuất. Tuy nhiên
chất lượng sản phẩm phải được xem xét tổng thể dưới góc độ kinh tế và kỹ thuật.
Việc đánh giá kiểm tra và quản lý chất lượng nhằm giảm định mức nguyên vật liệu
trong sản xuất in phụ thuộc rất lớn vào khả năng cải tiến công nghệ và thiết bị sản
xuất in là không có giới hạn. Rõ ràng chất lượng có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt
không chỉ với nhà sản xuất mà cả với người tiêu dùng và toàn xã hội.
Giám sát và kiểm tra các yếu tố tác động đến chất lượng; Sản phẩm in là kết
quả của một quá trình sản xuất gồm nhiều công đoạn. Do đó việc giám sát kiểm tra
quá trình thực hiện tại các công đoạn là nhiệm vụ quan trọng nhất để đảm bảo tạo ra
sản phẩm có chất lượng đáp ứng được yêu cầu. Công việc kiểm tra bắt đầu từ khâu
chuẩn bị nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất cho đến tận khâu đóng gói sản

phẩm và giao hàng, trong đó tất cả các yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm
được theo dõi và kiểm soát. Hoạt động chủ yếu của công tác kiểm tra giám sát là đo
đạc đánh giá các đặc trưng của sản phẩm. Hoạt động này diễn ra trong toàn bộ qui
trình sản xuất và trên sản phẩm cuối cùng. Thông thường để việc đánh giá có hiệu
quả người ta phân loại đặc tính của sản phẩm theo mức độ tác động đến sự hài lòng
của khách hàng, gồm có ba loại: Các đặc tính giới hạn, các đặc tính và các đặc tính
phụ.
a. Các đặc tính giới hạn là những đặc tính mà nếu sai lệch thì sản phẩm sẽ bị
loại bỏ. Các đặc tính này thường được xác định theo kinh nghiệm, tùy thuộc vào
từng loại sản phẩm và mục đích của chúng.
b. Các đặc tính chính có ý nghĩa quyết định đến giá trị sử dụng của sản
phẩm. Những đặc tính này nếu không đảm bảo thì chất lượng sản phẩm sẽ giảm đi
đáng kể.

16


c. Các đặc tính phụ, khác với đặc tính chính, các đặc tính phụ không ảnh
hưởng nhiều đến giá trị sử dụng mà chỉ có thể làm thay đổi tính thẩm mỹ, vẻ bề
ngoài của sản phẩm.
Quá trình kiểm tra có thể được tiến hành thường xuyến, định kỳ hoặc ngẫu
nhiên tùy theo cơ cấu tổ chức quản lý ở từng cơ sở sản xuất. Tuy nhiên nó phải bảo
đảm các nguyên tắc sau:
- Các đặc tính giới hạn phải được kiểm soát để bảo đảm sự chính xác tuyệt đối.
- Các đặc tính và phụ phải được xác định mức độ sai lệch theo chính sách
chất lượng cụ thể.
- Các kết quả đo đạc phải được ghi lại kèm theo các ý kiến phản hồi từ phía
khách hàng.
Phát hiện và khắc phục vấn đề không đảm bảo chất lượng: Các kết quả đo
đạc kiểm tra là cơ sở để kịp thời phát hiện các nguyên nhân gây ra sai hỏng và từ đó

đề ra các biện pháp giải quyết. Tuy nhiên để nhận ra vấn đề sai hỏng trong quá trình
trong quá trình sản xuất một cách nhanh chóng, đúng bản chất và giảm thiểu hậu
quả, đòi hỏi công tác quản lý chất lượng phải thực hiện một cách bài bản và có thệ
thống. Tất cả các sản phẩm từ nguyên vật liệu ban đầu, các sản phẩm chung gian,
các thành phần đến sản phẩm cuối, kể cả nhân sự đến tổ chức sản xuất, phải có hồ
sơ quản lý, trong đó các yêu cầu, các hướng dẫn cụ thể để đảm bảo chất lượng,
những lỗi thường gặp phải được thống kê mức độ lặp lại, biểu hiện ban đầu, phân
tích tìm ra nguyên nhân và các biện pháp xử lý tức thì. Dựa trên các số liệu thống kê
về các đặc tính sản phẩm, các sai hỏng và mức độ hài lòng của khách hàng, nhiệm
vụ tiếp theo của công tác quản lý chất lượng là thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn, các
phương pháp đo để kiểm soát chất lượng từ đó xây dựng và phát triển các định
hướng nhằm nâng cao chất lượng.
Thiết lập các hệ thống các tiêu chuẩn và phương pháp kiểm soát chất lượng:
Hệ thống tiêu chuẩn là sự thể hiện chất lượng một cách rõ ràng nhất. Tất cả các hoạt
động kiểm tra, kiểm soát chất lượng ở trên là nhằm hướng tới các sản phẩm đáp ứng
tiểu chuẩn đặt ra. Các kết quả đo đạc, đánh giá đặc tính sản phẩm, các yếu tố cấu

17


thành, các yếu tố tác động tới chất lượng sản phẩm là dữ liệu để xây dựng hệ thống
tiêu chuẩn. Ngược lại, hệ thống tiêu chuẩn lại là cơ sở để kiểm tra và đánh giá sản
phẩm. Nếu tất cả các công đoạn đều đảm bảo thực hiện đúng theo hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm cuối cùng là điều có thể dự báo trước. Các hệ thống tiêu
chuẩn luôn đi kèm với công cụ thực hiện, các biện pháp để kiểm tra và đánh giá
chất lượng.
Chức năng cuối cùng và cũng là mục tiêu hướng tới của công tác kiểm tra
quản lý chất lượng là nâng cao chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng. Chất
lượng đạt mức cao nhất và ổn định nhất trong điều kiện sản xuất cụ thể, phát huy
hiệu quả nhất năng lực của thiết bị và con người. Hệ thống quản lý chất lượng

không dừng lại ở việc kiểm tra phát hiện sai hỏng mà phải loại bỏ hoàn toàn các lỗi
đã biết và các sai hỏng có nguy cơ sảy ra.
Ý nghĩa và hiệu quả của việc kiểm tra và quản lý chất lượng: Lợi ích to lớn
của công tác quản lý chất lượng là điều không phải bàn cãi. Điều đó thể hiện ở
những kết quả sau:
a. Chất lượng sản phẩm được nâng cao và giảm các sản phẩm sai hỏng (tức
là giảm được định mức tiêu hao giấy).
b. Năng lực sản xuất được nâng cao với hệ thống thiết bị hiện có.
c. Chi phí sản xuất giảm.
d. Tính cạnh tranh của sản phẩm tăng lên.
e. Hoạt động sản xuất và đời sống công nhân được thuận lợi.
1.3.2 Sản phẩm đạt chất lượng và không đạt chất lượng [1,2 ]
Trong tổng số các tờ in được in ra người ta sẽ phâm loại được số các tờ in đạt
chất lượng và số tờ không đạt chất lượng để từ đó sẽ tính toán được định mức tiêu
hao giấy cần thiết và phù hợp cho quá trình in.
- Các sản phẩm in đạt chất lượng:
+ Là những tờ in khi in ra phải đạt được độ chính xác, chất lượng đúng như
tờ mẫu đã được chọn, được ký duyệt sau khi in thử và phải đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu sau:

18


×