Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài thảo luận về SDR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.67 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Truờng đại học kinh tế & Quản trị kinh doanh
o0o

BÀI THẢO LUẬN: TÌM HIỂU CHUNG
VỀ ĐỒNG TIỀN TÍN DỤNG SDR

Giảng viên : Nguyễn Thúy Quỳnh
Lớp

: Tài chính quốc tế 03

Nhóm

:3

Thái nguyên, tháng 3 năm 2017
1


I:Tìm hiểu chung về đồng tiền tín dụng SDR
1.Khái niệm
Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs (từ các chữ tiếng Anh Special Drawing
Rights) là đơn vị tiền tệ qui ước của một số nước thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
SDRs có mã tiền tệ ISO 4217 là XDR.
Theo IMF: “SDR là một loại tiền tệ do quỹ tiền tệ quốc tế IMF tạo ra vào năm
1969, đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên”. SDR
được phân bổ cho các nước thành viên theo tỷ lệ góp vốn của các nước thành viên vào
IMF. Giá trị của SDR được tính dựa trên rổ các loại tiền tệ mạnh.
Hình thái tồn tại của đồng SDR là những con số ghi trên tài khoản. IMF mở cho mỗi
nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản SDR được phân bổ và để hạch toán các


khoản thu chi bằng SDR giữa ngân hàng trung ương các nước trong việc thực hiện theo
cán cân thanh toán của các nước. Tuy nhiên nó chỉ là đơn vị qui ước, chỉ được sử dụng để
tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông do vậy người ta không thể tiêu nó như
các loại tiền tệ dùng trong lưu thông khác. Khi giải ngân, có thể quy đổi ra một loại tiền
tệ mạnh nào đó như Đô la Mỹ, Euro, hoặc Yên Nhật,... tùy tình huống.
SDR là một dạng tiền dự trữ quốc tế, được IMF tạo ra vào khoảng những năm cuối của
thập kỉ 60. SDR đóng vai trò như một nhân tố bổ sung cho những dạng dữ trữ (vàng,
đôla) sẵn có ở các quốc gia.
SDR có thể được coi là một loại tiền tệ "nhân tạo" và được định nghĩa như là "chiếc rổ
tiền tệ của các đồng tiền quốc gia." Bởi vì IMF sử dụng một số loại tiền tệ chính để tính
giá trị cho SDR. Hiện tại có 5 loại tiền trong rổ đó là: đồng euro, đồng Bảng Anh, Yen
Nhật, Nhân dân tệ và Đôla Mỹ.
Số lượng tiền của mỗi loại được tính trong rổ phụ thuộc vào tầm quan trọng của đồng tiền
đó trong hệ thống tiền tệ và tài chính thế giới. Việc xác định số lượng của mỗi đồng tiền
được Ban Quản trị IMF quyết định 5 năm 1 lần.
IMF sử dụng đồng SDR cho mục đích thanh toán sổ sách. SDRs được IMF phân bổ cho
các nước thành viên và được bảo đảm bằng sự tín nhiệm tuyệt đối của chính phủ các
nước này.Một số công ước quốc tế còn sử dụng đồng SDR làm giới hạn trách nhiệm bồi
thường cho người chuyên chở trong trường hợp tổn thất đối với hàng hoá xảy ra. Như
Công ước Warsaw.

2.Lịch sử hình thành
- Sau chiến tranh TG thứ II, Anh, Mỹ và các nước đồng minh đã cùng nhau xây dựng hệ
thống TGHĐ cố định : Hệ thống Bretton Woods (1944-1973), trong đó, các quốc gia
thành viên phải cố định tiền tệ của họ với đồng USD theo TGHĐ chính thức, và NH
2


trung ương Mỹ phải đảm bảo có thể chuyển đổi USD thành vàng với giá 35USD/ounce
vàng. Tuy nhiên, với sự phát triển của thương mại và tài chính quốc tế, nguồn lực dự trữ

chủ yếu bằng vàng và USD của các quốc gia trở nên không đủ đáp ứng.
- Năm 1969, SDR được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra theo đề nghị của 10 nước trong câu
lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức.
Khi được khai sinh, SDR là tài sản dự trữ có tính chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản
dự trữ của các quốc gia thành viên, góp phần giúp duy trì TGHĐ của đồng nội tệ. Tại thời
điểm này hệ thống TGHĐ cố định trong khuôn khổ Hiệp ước Bretton Woods đang tồn tại
nên các nước tham gia hiệp ước phải đảm bảo dự trữ vàng hoặc tiền tệ mạnh để có thể sử
dụng nó mua vào nội tệ khi cần thiết nhằm duy trì TGHĐ.
- Ban đầu, SDR được tính theo vàng: 1 SDR= 0,888671 g vàng = 1USD
Năm 1974, SDR không được xác định bằng vàng nữa, mà căn cứ vào giá trị một số đồng
tiền của một số nước chủ yếu, gồm 16 nước mà mỗi loại chiếm tỷ trọng từ 1% trở lên
trong thương mại quốc tế: Hoa Kì, Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Tây Ban
Nha, Nhật Bản, Canađa, Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy, Ôxtrâylia, Áo, Nam
Phi.
- Đến 1980, giảm xuống còn 5 nước: Mỹ (Đô la Mỹ), Anh (Bảng Anh), Pháp (Phrăng),
Đức (Mác) và Nhật Bản (Yên).
- Từ năm 1999 đến nay, khi đồng tiền chung châu Âu (EUR) ra đời và có sự thay đổi về
tiềm lực tài chính của các nước phát triển, IMF đã đưa EUR vào rổ tiền tệ và bỏ Franc
(Pháp) và Mac (Đức) ra khỏi rổ tiền tệ.
-Sau khi hệ thống TGHĐ cố định bị sụp đổ và áp dụng tỷ giá thả nổi, tỷ giá của các đồng
tiền thường xuyên biến động. Vì vậy, IMF công bố hàng ngày TGHĐ của từng đồng tiền
quốc gia với SDR.
- Ngày nay SDR ít được sử dụng như một tài sản dự trữ, mà chức năng chính của nó là sử
dụng như một tài khoản tại IMF của các nước thành viên và một số tổ chức quốc tế khác,
sử dụng như một đơn vị tính toán. Quốc gia nắm giữ SDR có thể đổi ra các đồng tiền
khác theo hai cách:
 Thông qua thoả thuận trao đổi tiền với các nước thành viên khác.
 Thông qua một thành viên được chỉ định, có điạ vị đối ngoại cao để trao đổi với
một thành viên khác có vị thế yếu hơn.
- Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của IMF liên quan đến quyền bỏ phiếu của từng thành

viên đối với các quyết định tài trợ, cho vay… của IMF.

3. Sứ mệnh:
- SDR ra đời là sự kiện đánh dấu sự thay đổi của hệ thống tỷ giá hối đoái (TGHĐ) cố
định sang TGHĐ linh hoạt hơn.
- Giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng đôla và vàng là công cụ thanh toán
quốc tế duy nhất. SDR ra đời đã bổ sung vào quỹ dự trữ tiền tệ thế giới, làm cho hoạt
3


động thanh toán quốc tế được thông suốt hơn, đồng thời khiến cho thị trường hối đoái ổn
định hơn.

4. Xác định giá trị SDR
Từ 1969 đến tháng 6/1974, SDR được định nghĩa bằng giá trị của USD và USD xác định
theo giá trị so với vàng:
- Từ 1969 đến ngày 17 tháng 12 năm 1971: 35 USD = 1 oz vàng.
- Từ ngày 18 tháng 12 năm 1971 đến ngày 11 tháng 2 năm 1973: 38 USD = 1 oz vàng.
- Từ ngày 12 tháng 2 năm 1973 đến ngày 30 tháng 6 năm 1974: 42,22 USD = 1 oz vàng.
Năm 1973, chế độ tỷ giá hối đoái cố định sụp đổ nên từ tháng 7 năm 1974 đến nay, SDR
được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền tệ, bao gồm các loại tiền tệ chính
được sử dụng trong thương mại và tài chính quốc tế.
- Tỷ lệ mỗi loại tiền tệ tạo ra một SDR được chọn theo tầm quan trọng tương đối của nó
trong thương mại và tài chính quốc tế. Việc xác định loại tiền tệ trong rổ SDR và tỷ lệ
của nó do Ban lãnh đạo của IMF thực hiện sau mỗi 5 năm. Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong
giai đoạn từ 1981 tới 2020 là:
+ 1981–1985: USD 42%, DEM 19%, JPY 13%, GBP 13%, FRF 13%
+ 1986–1990: USD 42%, DEM 19%, JPY 15%, GBP 12%, FRF 12%
+ 1991–1995: USD 40%, DEM 21%, JPY 17%, GBP 11%, FRF 11%
+ 1996–2000: USD 39%, DEM 21%, JPY 18%, GBP 11%, FRF 11%

+ 2001–2005: USD 45%, EUR 29%, JPY 15%, GBP 11%
+ 2006–2010: USD 44%, EUR 34%, JPY 11%, GBP 11%
+2011-2015: USD 41.9% EUR 34,4%,JPY 9.4%,GBP 11.3%
+2016-2020: USD 41.73% EUR 30.93% JPY 8.23%,GBP 8.09% CNY 10.92%
- SDR được định giá bằng số bình quân gia quyền của các đồng tiền mạnh (đô la Mỹ,
Bảng Anh, Euro và Yên Nhật). IMF tiến hành phân bổ đồng SDR cho các nước thành
viên đồng thời cũng được chính phủ các nước thành viên hỗ trợ.
1 SDR = Ʃ (giá trị quy ra USD của 5 loại tiền tệ)
= Ʃ (tỷ trọng của 1 loại tiền tệ trong rổ tiền tệ SDR x tỷ giá của loại tiền tệ đó so
với USD) (công thức bình quân gia quyền)
- Giá quy đổi theo đôla của SDR được niêm yết hàng ngày trên website của IMF
- Giá này được xác định dựa vào số lượng giao dịch của 5 đồng tiền trên quy đổi ra đôla
dựa theo TGHĐ niêm yết vào buổi trưa mỗi ngày trên thị trường tiền tệ (thị trường ngoại
hối) London. Nếu thị trường ngoại hối London đóng cửa thì dùng tỷ giá trên thị trường
ngoại hối New York, cuối cùng là tỷ giá trên thị trường ngoại hối Frankfurt sẽ được sử
dụng nếu thị trường New York cũng đóng cửa.
- Công thức tính trọng số mới cũng đã được thông qua trong đợt xem xét năm 2015. Nó
chỉ định cổ phần bằng với xuất khẩu của tổ chức phát hành tiền tệ và một chỉ số tài chính
hỗn hợp. Chỉ số tài chính bao gồm, bằng cổ phiếu bằng nhau, các khoản dự phòng chính
4


thức bằng đồng tiền của thành viên (hoặc tiền tệ) do các cơ quan tiền tệ khác nắm giữ mà
không phải là tổ chức phát hành tiền tệ có liên quan, doanh thu ngoại hối bằng đồng tiền,
và tổng ngoại tệ Nợ ngân hàng và chứng khoán nợ quốc tế bằng đồng tiền.
Trọng lượng tương ứng của đồng đô la Mỹ, đồng euro, đồng NDT Trung Quốc, đồng
Yên Nhật và đồng Bảng Anh là 41,73%, 30,93%, 10,92%, 8,33% và 8,09%. Các trọng số
này được sử dụng để xác định số tiền của mỗi năm loại tiền tệ được đưa vào giỏ định giá
SDR mới có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10 năm 2016. Các khoản tiền tệ mới sẽ vẫn được
ấn định trong khoảng thời gian định giá SDR năm năm tiếp theo (xem SDR hàng ngày

Định giá ). Vì các khoản tiền được ấn định, trọng lượng tương đối của các loại tiền tệ
trong giỏ SDR có thể thay đổi trong thời kỳ định giá, với trọng số tăng lên (giảm) đối với
các loại tiền tệ đánh giá cao (giảm giá) so với các loại tiền tệ khác theo thời gian.
+ Ví dụ về cách xác định giá SDR ngày 22/03/2017
Thứ Tư, Ngày 22 tháng 3 năm 2017
Số ngoại tệ theo Quy
Tiền tệ
Tỷ giá 1
tắc O-1
Yuan Trung Quốc 1.0174
6.86560
Euro
0.38671
1.07870
Yen Nhật
11.900
111.31500
Anh Pound Sterling 0.085946
1.24490
Đô la Mỹ
0.58252
1.00000
1.361750
US $ 1,00 = SDR
SDR1 = US $

-

Đô la Mỹ
đương

0.148188
0.417144
0.106904
0.106994
0.582520
0.734349 2
1.361750 4

tương Tỷ lệ thay đổi tỷ giá so với đô
la Mỹ so với tính toán trước
0,095
-0.217
1.136
-0,104

-0,024

3

Đơn giản hơn:

1SDR có giá trị tương đương tổng 0.58USD + 0.38Euro + 11.9JPY + 0.086GBP+ 1.01 CNY

Chú ý:
1. Tỷ giá hối đoái đối với đồng Yên Nhật và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc được thể
hiện bằng đơn vị tiền tệ trên mỗi đô la Mỹ; Các mức phí khác được thể hiện bằng đô la
Mỹ cho mỗi đơn vị tiền tệ.
2. IMF Rule O-2 (a) định nghĩa giá trị của đồng đô la Mỹ theo SDR là tương đương tổng
số tiền bằng đô la Mỹ của số tiền các loại tiền tệ trong giỏ SDR. Theo các thủ tục hiện tại
của IMF, mỗi đồng đô la Mỹ được tính dựa trên lãi suất giữa thị trường, theo Ngân hàng

của Anh, dựa trên tỷ giá giao ngay tại thời điểm khoảng trưa trưa (xem trang web Ngân
hàng của Anh ) ; Giá trị của đồng đô la Mỹ theo SDR được làm tròn thành sáu chữ số
quan trọng. Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và Ngân hàng Trung ương Châu Âu
phục vụ như những nhà cung cấp dự phòng cho các tỷ giá hối đoái này.
3. Phần trăm thay đổi so với tính toán trước.
4. Giá trị nghịch đảo của giá trị của đồng đô la Mỹ theo SDR, được làm tròn thành sáu
chữ số quan trọng.
Nguồn:

5


5. Mua và bán SDRs
Các quốc gia thành viên cũng có thể mua, bán SDR phục vụ nhu cầu quốc gia và
thực hiện nghĩa vụ với IMF, bổ sung thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước. Việc mua,
bán SDR được thực hiện theo hai phương thức, một là dựa trên nguyên tắc tự nguyện
giữa các quốc gia đối tác, hai là có sự can thiệp từ phía IMF trong việc chỉ định quốc gia
thành viên đối tác. Cụ thể:
Điểm b Khoản 2 Điều XIX Điều khoản thỏa thuận của IMF quy định : “thông qua
thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên có thể sử dụng SDR của mình để đổi lấy một
lượng ngoại tệ tương ứng từ quốc gia thành viên khác”. Trong suốt hai thập kỷ qua, thị
trường mua bán SDR được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện bởi các quốc gia
thành viên với số lượng do các bên thỏa thuận. Tính đến nay đã có khoảng 32 giao dịch
tương tự diễn ra trong đó 19 giao dịch phát sinh mới kể từ sự kiện phân bổ SDR vào năm
2009.
Kể từ tháng 9 năm 1987, các giao dịch tự nguyện đã đảm bảo tính thanh khoản của
các SDRs. Tuy nhiên, trong trường hợp không có đủ năng lực trong khuôn khổ thỏa
thuận tự nguyện, IMF có thể kích hoạt cơ chế chỉ định. Theo cơ chế này, các thành viên
có vị trí bên ngoài mạnh mẽ được IMF chỉ định để mua SDRs với các loại tiền tệ có thể
sử dụng tự do đến một số tiền nhất định từ các thành viên có vị thế bên ngoài yếu. Sự sắp

xếp này đóng vai trò là một sự đảm bảo tính thanh khoản và tính chất tài sản dự trữ của
SDR.
Ngoài ra nếu quốc gia thành viên không tự tìm được quốc gia thành viên đối tác,
điểm a khoản 2 Điều XIX Điều khoản thỏa thuận của IMF quy định “quốc gia thành viên
có thể dùng SDR của mình để đổi lấy lượng ngoại tệ tương ứng từ quốc gia được chỉ
định”. Quốc gia được chỉ định ở đây do IMF lựa chọn trên nguyên tắc quốc gia được chỉ
định là quốc gia có cán cân thanh toán và nguồn dự trữ ngoại hối đủ mạnh, tuy nhiên
cũng có trường hợp quốc gia được chỉ định có thể là quốc gia có nguồn dự trữ ngoại hối
mạnh mặc dù có thể đang gặp khó khăn về cán cân thanh toán. Quy định này cũng hoàn
toàn hợp lý bởi mục đích chung của quốc gia yêu cầu chuyển đổi SDR là đồng ngoại tệ là
ngoại tệ tự do sử dụng vì vậy khi SDR chỉ là công cụ để chuyển đổi thì việc quốc gia chỉ
định có khó khăn về cán cân thanh toán hay không không quan trọng bằng việc quốc gia
được chỉ định có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào. Ngoài ra, IMF cũng chỉ định quốc gia
thực hiện giao dịch trong trường hợp quốc gia đó có nhu cầu về SDR nhằm bổ sung phần
SDR thiếu hụt.
Để thực hiện giao dịch với quốc gia thành viên chỉ định, quốc gia thành viên yêu
cầu chỉ được sử dụng SDR của mình để trao đổi trong trường hợp quốc gia đó có nhu cầu
liên quan đến cán cân thanh toán, trạng thái dự trữ ngoại hối, bổ sung nguồn dự trữ ngoại
hối và không phải chỉ vì cho một mục đích duy nhất nhằm thay đổi cấu phần của dự trữ
ngoại hối của quốc gia mình.

6


6.Lãi suất SDR
Lãi suất SDR do IMF cung cấp là cơ sở cho việc tính toán lãi suất cho hội viên
vay, và lãi phải trả cho các thành viên về việc sử dụng nguồn lực của mình. Đây cũng là
khoản lãi trả cho các thành viên về khoản SDR của họ đóng góp và được tính vào khoản
phân bổ SDR của họ. Lãi suất SDR được xác định hàng tuần và dựa trên mức bình quân
gia quyền của lãi suất đại diện đối với các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ của

đồng SDR.
Theo mức lãi suất chung hiện tại, thì lãi suất SDR cho hàng tuần tiếp theo sẽ bắt đầu từ
ngày 27/10/2014, với lãi suất sàn ở mức 0,05%.

7.Phân bổ SDR cho các thành viên của IMF
Theo điều khoản của Hiệp định (Điều XV, Mục 1, Điều XVIII), IMF có thể phân
bổ SDR cho các nước thành viên theo tỷ lệ mà họ đóng góp .Việc phân bổ này cung cấp
cho mỗi thành viên một tài sản dự trữ quốc tế vô điều kiện. Cơ chế SDR là tự thanh toán
và các khoản thu cho các khoản phân bổ sau đó được sử dụng để trả lãi suất cho SDR.
Nếu một thành viên không sử dụng bất kỳ khoản SDR được phân bổ nào, khoản phí
tương đương với lãi suất nhận được. Tuy nhiên, nếu SDR của một thành viên SDR tăng
lên trên sự phân bổ của nó, nó có hiệu quả kiếm được lãi suất trên vượt quá. Ngược lại,
nếu nó có ít SDRs hơn phân bổ, nó trả lãi suất cho sự thiếu hụt. Các điều khoản của Thỏa
thuận cũng cho phép huỷ bỏ SDR, nhưng điều khoản này chưa bao giờ được sử dụng.
Các Điều khoản của Hiệp định của IMF quy định về khả năng quy định những
người nắm giữ các SDR khác - không phải là các thành viên của IMF - một số loại hình
tổ chức chính thức, chẳng hạn như BIS, ECB và các ngân hàng phát triển khu vực. Một
chủ sở hữu theo quy định có thể thu được và sử dụng SDR trong các giao dịch và hoạt
động với các chủ sở hữu theo quy định khác và các thành viên của IMF. IMF không thể
phân bổ SDRs cho chính mình hoặc cho các chủ sở hữu theo quy định.
Việc phân bổ SDR được thực hiện cho giai đoạn kéo dài lên đến 05 năm, căn cứ vào nhu
cầu mang tính toàn cầu dài hạn nhằm bổ sung tài sản dự trữ cho các quốc gia thành viên
và phải dựa trên nguyên tắc là nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của IMF, tránh tình
trạng ứ đọng trong nền kinh tế, cũng như tránh việc vượt quá yêu cầu và lạm phát.Các
quyết định phân bổ chung được lập cho các giai đoạn cơ bản liên tiếp lên đến 5 năm (báo
cáo cuối cùng là từ tháng 6 năm 2016 ), mặc dù phân bổ SDR chung chỉ được thực hiện
ba lần. Lần phân bổ đầu tiên là 9,3 tỷ SDR, phân phối vào năm 1970-72, lần thứ hai là
12,1 tỷ SDR phân phối vào năm 1979-1981 và thứ ba là 161,2 tỷ SDR được thực hiện
vào ngày 28 tháng 8 năm 2009.
Một cách riêng biệt, Bản sửa đổi thứ tư cho các Điều của Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ

ngày 10 tháng 8 năm 2009 và dành cho một khoản phân bổ một lần SDR 21,5 tỷ. Mục
đích của Sửa đổi Thứ tư là cho phép tất cả các thành viên của IMF tham gia vào hệ thống
SDR trên cơ sở công bằng và điều chỉnh thực tế là các quốc gia tham gia vào Quỹ Tiền tệ
Quốc tế sau năm 1981- hơn một phần năm thành viên của IMF- không bao giờ nhận được
SDR phân bổ cho đến năm 2009.
Việc phân bổ SDR chung và đặc biệt SDR năm 2009 cùng nhau đã tăng tổng số SDR
cộng dồn lên 204,1 tỷ SDR
7


8.Vai trò của SDR
SDR đã được IMF tạo ra vào năm 1969 như một tài sản dự trữ bổ sung quốc tế,
trong bối cảnh hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods. Một quốc gia tham gia vào hệ
thống này cần nguồn dự trữ chính thức - ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng trung
ương nắm giữ vàng và ngoại tệ được chấp nhận rộng rãi - có thể được sử dụng để mua
đồng nội tệ trong các thị trường ngoại hối, theo yêu cầu để duy trì tỷ giá hối đoái. Tuy
nhiên, nguồn cung quốc tế của hai tài sản dự trữ quan trọng là vàng và đô la Mỹ đã chứng
tỏ là không đủ để hỗ trợ cho việc mở rộng các dòng thương mại và tài chính thế giới đang
diễn ra. Do đó, cộng đồng quốc tế đã quyết định tạo ra một quỹ dự trữ quốc tế mới dưới
sự bảo trợ của IMF.
Chỉ một vài năm sau khi SDR được thành lập, hệ thống Bretton Woods sụp đổ và
các đồng tiền chính chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Sau đó, sự tăng trưởng
của các thị trường vốn quốc tế tạo điều kiện cho các chính phủ tín dụng và các quốc gia
khác vay vốn tích lũy rất nhiều dự trữ quốc tế. Những phát triển này đã làm giảm sự phụ
thuộc vào SDR như là một tài sản dự trữ toàn cầu. Tuy nhiên, gần đây, việc phân bổ SDR
năm 2009 với tổng số 182,6 tỷ SDR đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tính
thanh khoản cho hệ thống kinh tế toàn cầu và bổ sung các nguồn dự trữ chính thức của
các quốc gia thành viên trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
SDR không phải là tiền tệ, cũng không phải là một yêu sách của IMF. Thay vào
đó, nó là một yêu cầu bồi thường tiềm năng đối với các loại tiền tệ tự do sử dụng của các

thành viên của IMF. Người nắm giữ các SDR có thể lấy các loại tiền tệ này để đổi lấy
SDRs của họ theo hai cách: thứ nhất, thông qua việc sắp xếp các cuộc trao đổi tự nguyện
giữa các thành viên; Và thứ hai, bởi IMF chỉ định các thành viên có vị thế bên ngoài
mạnh để mua SDR từ các thành viên có vị trí bên ngoài yếu. Ngoài vai trò là một tài sản
dự trữ bổ sung, SDR đóng vai trò là tài khoản của IMF và một số tổ chức quốc tế khác.

II: Sự kiện nổi bật
1. IMF đưa đồng nhân dân tệ vào rổ tiền dự trữ
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa chính thức thêm đồng Nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ
dự trữ quốc tế, còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), đánh giá một mốc phát
triển quan trọng của đồng nội tệ Trung Quốc trong lộ trình trở thành đồng tiền quốc tế.

8


Vào ngày 30/11/2016 IMF quyết định đưa đồng Nhân dân tệ vào giỏ SDR có thể coi như
một sự thừa nhận của thế giới đối với nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung
Quốc, theo tin từ Bloomberg.
Như vậy, đồng Nhân dân tệ sẽ “ngồi cùng mâm” với đồng USD, Euro, Bảng Anh và Yên
trong giỏ SDR.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1999, giỏ các đồng tiền dự trữ của IMF có thay đổi. Năm
1999, IMF đã quyết định đưa đồng Euro vào giỏ thay cho đồng Mark Đức và đồng Franc
Pháp cũ.
Đồng Nhân dân tệ bắt đầu được đưa vào lưu hành sau chiến tranh thế giới thứ hai và
trong suốt nhiều năm chỉ có thể được sử dụng tại nội địa Trung Quốc.
IMF thường xem xét lại cấu trúc của giỏ tiền tệ dự trữ 5 năm một lần. Vào năm 2010,
IMF từng từ chối chấp nhận đồng Nhân dân tệ với lý do đồng tiền này chưa đáp ứng đủ
các tiêu chuẩn cần thiết.
Trong cuộc họp báo để thông báo quyết định của mình, Tổng giám đốc IMF Christine
Lagarde nói: “Quyết định đưa Nhân dân tệ vào SDR là sự công nhận cho việc Chính phủ

Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách đổi mới thành công, và Nhân dân tệ đã hội tụ đủ
các điều kiện để đại diện cho kinh tế toàn cầu”.
Với quyết định có hiệu lực từ ngày 1/10/2016, đồng Nhân dân tệ sẽ chiếm 10,92% tỷ
trọng trong SDR, thấp hơn nhiều so với tỷ trọng 41,73% của USD, 30,93% của Euro,
nhưng cao hơn tỷ lệ 8,33% của Yên và 8,09% của Bảng Anh.
Còn từ nay cho đến 1/10/2016, tỷ lệ trong giỏ SDR vẫn sẽ là 41,9% với đồng USD, Euro
(37,4%), Bảng Anh (11,3%) và Yên (9,4%).

9




Ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo về những tác động trước mắt tới Việt Nam, chuyên gia tài chính-ngân hàng
TS. Cấn Văn Lực cho hay, về lý thuyết, sự kiện này sẽ khiến đồng NDT tăng giá. Tuy
nhiên, Chính phủ Trung Quốc sẽ không để tiền tăng giá do lo ngại ảnh hưởng đến xuất
khẩu trong bối cảnh kinh tế nước này có chiều hướng đi xuống. Vì thế, Trung Quốc sẽ
phải điều chỉnh chính sách tỷ giá linh hoạt hơn và điều này sẽ tác động đến tỷ giá của
Việt Nam. Tất nhiên, không phải tỷ giá Việt Nam sẽ tăng giảm theo kiểu “song hành” mà
sẽ có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, tác động của sự kiện trên cũng liên
quan đến nợ nước ngoài của Việt Nam, vì nợ theo đồng tiền SDR chiếm khoảng 25%
tổng nợ. Tuy vậy, trong rổ SDR có đến 5 loạitiền tệ khác nhau, giả sử tỷ giá NDT tăng
nhưng các loại tiền khác xuống giá thì chúng có thể sẽ bù đắp lẫn nhau, nên chưa thể nói
trước được việc sẽ có ảnh hưởng tăng hay giảm nợ, nhưng tỷ giá giữa các loại tiền tệ này
chắc chắn sẽ thay đổi.
Còn việc Việt Nam có nên dự trữ bằng NDT hay không, theo các chuyên gia tài
chính, cần phải xem xét cơ cấu bên trong SDR. Trong rổ này, NDT vẫn là đồng tiền nhỏ,
lép vế hơn nhiều so với USD. Đấy là trên danh nghĩa. Trong thực tế, thế giới vẫn sử dụng

đồng USD là chủ yếu trong thanh toán, giao dịch. Việc lựa chọn đồng tiền nào để thanh
toán còn phải chờ xem đồng NDT có từng bước lấn sân đồng USD hay không, nhưng
trong ngắn hạn và trung hạn chắc chắn USD vẫn là đồng tiền phổ biến nhất. Hiện nay,
NDT chỉ mang biểu tượng là đồng tiền có vị trí quan trọng, còn thuyết phục thế giới sử
dụng nó hay không vẫn là câu chuyện của tương lai. Trong ngắn và trung hạn, đồng NDT
chưa tác động gì nhiều lắm đối với Việt Nam, vì nó vẫn là đồng tiền trao đổi giữa ngân
hàng trung ương chứ không phải là đồng tiền thanh toán, giao dịch. Tuy nhiên, là quốc
10


gia láng giềng với Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải theo dõi và quan sát những thay đổi
trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc, đặc biệt là chính sách tự do hóa các dòng vốn
trên tài khoản vốn của họ tác động thế nào đến Việt Nam.
Việc chuyển đổi sang đồng ngoại tệ khác, chẳng hạn như đồng NDT, chắc chắn sẽ là
đề tài nóng trong giai đoạn tới và cần có thời gian để tìm hiểu. Chính thị trường, doanh
nghiệp sẽ lựa chọn đồng tiền thanh toán mà theo họ an toàn cho giao dịch và ít rủi ro
nhất. Trung Quốc nếu có tham vọng để NDT thành đồng tiền giao dịch và thanh toán như
thế thì phải tạo lập thị trường công khai, minh bạch, tỉ giá hối đoái phải được xác lập bởi
các quan hệ cung cầu thực, không phải là những can thiệp hành chính của Ngân hàng
Trung ương Trung Quốc. Đấy là chưa nói các doanh nghiệp lâu nay đã có thói quen
thanh toán bằng USD rồi nên cũng không đơn giản khi chuyển sang thanh toán bằng
đồng ngoại tệ khác, dù trên thực tế, đồng USD cũng không ổn định, tăng giảm bất
thường. Nếu các ngân hàng bán NDT một cách dễ dàng và đối tác thương mại cũng đồng
ý thanh toán bằng NDT, doanh nghiệp sẽ chọn NDT để thanh toán cho các giao dịch
trong tương lai./.

2. Hy Lạp đã sử dụng 650 triệu EUR từ tài khoản SDR để thanh toán khoản
nợ 750 triệu USD(Tháng 5/2015)
Cải cách lao động, hưu trí và tăng thuế là những vấn đề được bàn thảo tại cuộc họp. Dù
Hy Lạp không muốn nhượng bộ trong một số vấn đề như cắt giảm lương hưu hay tăng

tuổi nghỉ hưu, nhưng theo các Bộ trưởng tài chính châu Âu cuộc họp đã đạt được những
thỏa thuận nhất định. Nhiều khả năng Hy Lạp sẽ không phải rời khỏi liên minh tiền tệ
này.
khi kết thúc cuộc họp, Hy Lạp đã sử dụng 650 triệu EUR từ tài khoản SDR (Special
Drawing Rights – Quyền rút vốn đặc biệt, một loại tiền tệ do IMF phát hành và phân bổ
cho các nước theo tỷ lệ góp vốn tại IMF) tại IMF để thanh toán khoản nợ 750 triệu USD,
tạm thời xóa tan nguy cơ vỡ nợ.
Tuy nhiên Hy Lạp vẫn đang đứng trước một tương lai khó khăn khi mà quốc khố nước
này được cho là sắp cạn kiệt vào cuối tháng 5 và không thể đủ trang trải cho một loạt các
khoản lương và lương hưu hàng tháng khoảng 2-3 tỷ EUR và các khoản vay đến hạn
trong tương lai. Đồng thời, tài khoản góp vốn SDR tại IMF cần phải được bổ sung trong
vòng một tháng. Trong tháng 6, Hy Lạp sẽ phải thanh toán khoảng 1,6 tỷ EUR đến hạn,
trong đó khoản nợ đến hạn gần nhất là ngày 5/6 với khoảng 0,3 tỷ EUR.
Hy Lạp hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận về cứu trợ vào cuối tháng này để có thể đáp ứng
được yêu cầu bổ sung tài khoản SDR tại IMF.

3.Tháng5/2009 Khu vực Nam sa mạc Sahara sẽ nhận được 10 tỷ USD quyền
rút vốn đặc biệt
11


Kết thúc chuyến thăm 3 ngày tới nước Cộng hòa Dân chủ Cônggô đang gặp khó khăn về
vốn, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn ngày 25/5
cho biết, khu vực Nam sa mạc Sahara thuộc châu Phi sẽ nhận được khoảng 10 tỷ USD
quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) từ IMF để giúp các nền kinh tế khu vực này vượt qua
khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Là một phần của thỏa thuận 1.100 tỷ USD nhằm đối phó với suy giảm kinh tế thế giới
được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tháng 4 vừa qua, IMF sẽ phát hành
SDR trị giá 250 tỷ USD, có thể được sử dụng để tăng dự trữ ngoại tệ.
Theo ông Strauss-Kahn, "đây là khoản tiền lớn, sẽ làm tăng tổng dự trữ quốc tế và ổn

định tiền tệ của các nước, không chỉ ở Cônggô mà còn ở khắp nơi trên thế giới". SDR dự
kiến sẽ được phát hành trong vài tháng tới sau khi các nước thành viên IMF bỏ phiếu.
Do các nền kinh tế lớn của thế giới rơi vào suy thoái, nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của
châu Phi và giá hàng hóa như bông, đồng và dầu đã sụt giảm. Dòng vốn đầu tư cũng
giảm do các nhà đầu tư thích tìm đến những tài sản ít rủi ro hơn. Điều này đã tạo sức ép
lên dự trữ ngoại tệ và tỷ giá hối đoái của các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu
của lục địa này.
Kinh tế của khu vực này dự kiến sẽ tăng trưởng 1,7% trong năm nay, so với mức sụt
giảm 1,3% của toàn thế giới nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với những dự đoán trước
khủng hoảng và nhiều nước châu Phi rất chật vật để tự đối phó với tác động của suy giảm
kinh tế.
Hồi đầu tháng này, Gana cho biết đang đàm phán với IMF để giành được sự hỗ trợ ít nhất
1 tỷ USD, vài ngày sau khi Dămbia đạt được thỏa thuận về gói tài chính 256 triệu USD
từ IMF. Còn Cônggô dự kiến sẽ nhận khoảng 600 triệu USD theo kế hoạch của IMF.

4. Tháng 8/2009 Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ cho vay
ưu đãi trị giá 235,2 triệu SDR(quyền rút vốn đặc biệt)
Ngày 7.8, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Ngân hàng thế giới
(WB) tổ chức Lễ ký Hiệp định Tài trợ và các văn kiện pháp lý liên quan của Chương
trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo 8 (PRSC 8).
Theo đó, Ban Giám đốc Điều hành WB đã thông qua khoản tín dụng trị giá 235,2 triệu
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) tương đương khoảng 350 triệu USD cho Chương trình
PRSC 8 ở Việt Nam. Đây là mức cao nhất so với mức tài trợ hàng năm của các chương
trình PRSC trước.
Chương trình PRSC 8 là chương trình thứ 3 trong chu trình 2 (gồm 5 chương trình PRSC
6-10) của WB hỗ trợ trực tiếp ngân sách cho Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tăng
trưởng kinh tế và giảm nghèo.
Chương trình PRSC 8 chính thức khởi động vào tháng 11.2008 với hàng loạt hành động
chính sách được đề xuất thuộc 17 lĩnh vực xếp thành 4 trụ cột chính: Phát triển kinh
doanh, Hòa nhập xã hội, Tài nguyên thiên nhiên và Quản trị điều hành quốc gia hiện đại.


12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×