Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đề tài Sử dụng Bảo tàng Phòng không - không quân trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) ở trường Trung học cơ sở tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 108 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

VNG TH NG

"Sử dụng Bảo tàng Phòng không - Không quân
trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975)
ở tr-ờng Trung học cơ sở tại Hà Nội"

CHUYấN NGNH: PHNG PHP DY HC LCH S
M S:

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Trnh ỡnh Tựng

H NI - 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: ............................................................... 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ............................................. 11
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài: ........................ 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn :................................................. 12
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 12
Chƣơng 1: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG BẢO TÀNG TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 13


1.1.1. Quan niệm về bảo tàng trong dạy học lịch sử....................................... 13
1.1.2. Các loại bảo tàng ................................................................................... 17
1.1.3. Mối quan hệ giữa bảo tàng với kiến thức lịch sử.................................. 18
1.1.4. Cơ sở xuất phát của vấn đề nghiên cứu ................................................ 21
1.1.4.1. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của HS THCS .................................. 21
1.1.4.2. Xuất phát từ đặc trƣng của việc DHLS............................................. 26
1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của tƣ việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử ở
trƣờng THCS ................................................................................................... 27
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 34
1.2.1. Thực trạng việc khai thác và sử dụng tƣ liệu ở Bảo tàng của giáo viên
THCS tại Hà Nội trong dạy học lịch sử. ......................................................... 35
1.2.2. Thực tiễn của việc sử dụng Bảo tàng Phòng không – Không quân trong
dạy học lịch sử tại các trƣờng THCS tại Hà Nội. ........................................... 36
1.2.2.1 Về phía GV ......................................................................................... 37


1.2.2.2 Về phía HS.......................................................................................... 39
1.2.3. Nguyên nhân và định hƣớng khắc phục những hạn chế ....................... 41
1.2.3.1 Nguyên nhân ....................................................................................... 41
1.2.2.2 Định hƣớng khắc phục những hạn chế ............................................... 44
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SỬ DỤNG BẢO TÀNG
PHÕNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM (1954 – 1975) Ở TRƢỜNG THCS TẠI HÀ NỘI. ................. 46
2.1 Mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của phần LSVN từ 1954 – 1975
trƣờng THCS ................................................................................................... 46
2.1.1 Mục tiêu.................................................................................................. 46
2.2 Nội dung của Bảo tàng Phòng không – Không quân cần khai thác trong
DHLS Việt Nam (1954 – 1975) ở trƣờng THCS ............................................ 48
2.3. Yêu cầu của việc sử dụng bảo tàng Phòng không – Không quân trong
DHLS Việt Nam (1954 – 1975) ở trƣờng THCS tại Hà Nội .......................... 54

2.3.1 Phải xác định rõ mục .............................................................................. 54
2.3.2 Phải xây dựng kế hoạch khi sử dụng ..................................................... 54
2.3.3 Cần tổ chức kiểm tra, đánh giá sau sử dụng .......................................... 55
2.4. Một số hình thức sử dụng Bảo tàng Phòng không - Không quân trong dạy
học lịch sử (1954 – 1975) ở trƣờng THCS tại Hà Nội.................................... 56
2.4.1. Tổ chức học sinh tham quan bảo tàng................................................... 56
2.4.1.1. Xác định mục đích tham quan............................................................ 57
2.4.1.2. Xây dựng kế hoạch............................................................................. 57
2.4.1.3. Công tác chuẩn bị ............................................................................... 58
2.4.1.5. Kiểm tra, đánh giá sau tham quan ...................................................... 60
2.4.1.6. Rút kinh nghiệm ................................................................................. 61
2.4.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở bảo tàng sau học tập trên lớp ......... 61
2.4.3. Tổ chức học kiến thức mới tại bảo tàng ................................................ 64


2.4.4. Khai thác, sử dụng Bảo tàng Phòng không - Không quân để tổ chức
triển lãm, ra báo học tập ở trƣờng THCS ........................................................ 67
2.4.4.1 Mục tiêu.............................................................................................. 68
2.4.5 Tiến hành tổ chức cuộc triển lãm hình ảnh về chủ đề Cả nƣớc trực tiếp
chiến đấu chống Mĩ, cứu nƣớc (1965 – 1973) ................................................ 70
Chƣơng 3: SỬ DỤNG BẢO TÀNG PHÕNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN
TRONG BÀI HỌC NỘI KHÓA Ở TRÊN LỚP KHI DẠY HỌC LSVN
1954 – 1975 TRƢỜNG THCS TẠI HÀ NỘI. THỰC NGHIỆM SƢ
PHẠM ............................................................................................................. 73
3.1. Các biện pháp sử dụng bảo tàng trong DHLS Việt Nam....................... 73
3.1.1. Sử dụng tƣ liệu bảo tàng để tạo hứng thú học tập cho HS ngay đầu giờ ....73
3.1.2. Sử dụng tƣ liệu bảo tàng để minh họa kiến thức cơ bản của bài .......... 74
3.1. 3. Sử dụng tƣ liệu bảo tàng để kể chuyện cho HS ................................... 76
3.1.4. Tổ chức HS học tập với tƣ liệu của Bảo tàng ....................................... 80
3.1.6. Sử dụng tƣ liệu bảo tàng để củng cố, kiểm tra kiến thức lịch sử .......... 87

3.2. Thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................. 90
3.2.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ............................................................ 90
3.2.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm sƣ phạm ......................................... 91
3.2.3. Nội dung và phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm ................................ 91
3.2.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 100


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, giáo dục cũng có vị trí quan
trọng trong sự phát triển xã hội. Xƣa kia cha ông ta đã có câu: "Quy trí tất
hưng" (Chăm lo cho giáo dục thì đất nƣớc hƣng thịnh). Ngày nay, giáo dục là
phát triển. Năm 2004, UNESCO khẳng định: "Không có một sự tiến bộ nào,
sự thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo
dục của quốc gia đó. Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ
tri thức và khả năng cần thiết tiến hành sự nghiệp giáo dục một cách hiệu quả
thì số phận quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự
phá sản".
Nhƣ vậy. vấn đề cấp thiết hiện nay là nâng cao chất lƣợng giáo dục và
đào tạo để đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội trong thời đại mới. Tháng 4/2006,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Đổi
mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung,
phương pháp đến cơ cấu hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo bước chuyển
biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ khu
vực và thế giới"; "ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học".
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) đã khẳng định: "Đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo"; khẳng định "Thực hiện đồng bộ các

giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra
theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi
trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức,
lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức
trách nhiệm xã hội".
1


Môn Lịch sử ở nhà trƣờng phổ thông có vị trí rất quan trọng trong việc
đào tạo con ngƣời. Lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu ghét
trong đấu tranh giai cấp mà còn bồi dƣỡng cho các em năng lực đối xử với
mọi ngƣời xung quanh, biết yêu quý cái đẹp, yêu lao động, sự căm thù quân
cƣớp nƣớc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy ở học sinh sự thông
cảm sâu sắc và lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân.
Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim đều có tác
động không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Các con ngƣời thực, việc
thực trong quá khứ sẽ gợi dậy trong học sinh những tƣ tƣởng tình cảm đúng
đắn, mà những tƣ tƣởng tình cảm này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ
trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. Song, muốn phát huy tốt chức
năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, cần nâng cao
hiệu quả dạy học. Phƣơng pháp dạy học tốt sẽ nâng cao hiệu quả bài học.
Xuất phát từ thực trạng việc học tập lịch sử hiện nay – đa phần các em coi
Lịch sử là môn phụ, học chống đối, không thích học Lịch sử, sợ sử, chán sử…
chúng ta cần phải có nhận thức mới về bộ môn, về bài học lịch sử. Mỗi một bài
học phải đem đến cho học sinh niềm say mê học tập, có mong muốn, nhu cầu
học tập. Nói cách khác, giáo dục lịch sử không đặt nặng trọng tâm vào kiến
thức, mà phải đặt trọng tâm vào khơi dậy đam mê của học sinh, kích thích tò
mò, hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự tìm kiếm những gì không chỉ trong
phạm vi kiến thức ở nhà trƣờng, mà cả kiến thức ngoài xã hội, để các em thấy

rằng, mỗi ngày đến trƣờng, mỗi một bài học lịch sử đều có ích. Một giờ học
lịch sử mà khơi dậy đƣợc đam mê, khởi dậy hứng thú để các em chủ động lĩnh
hội kiến thức, giúp các em nhận ra những năng lực, trí tuệ của mình, qua đó
giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm cho các em – đó chính là một bài học hiệu quả.
Việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu ngoài sách giáo khoa, đặc biệt
là các tƣ liệu "sống" khiến cho các giờ học lịch sử vốn bị coi là khô cứng và
2


giáo điều trở nên "mềm" hơn, dễ hiểu và gần gũi với học sinh. Giờ học lịch sử
sẽ đƣợc học sinh đón đợi hơn, học sinh cũng dễ nhớ, dễ thuộc kiến thức hơn.
Bảo tàng Phòng không – Không quân với hàng nghìn hiện vật đƣợc
trƣng bày đã tái tạo lại những trang sử oai hùng của dân tộc ta trong cuộc
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Mỗi hiện vật, hình ảnh
trong hệ thống trƣng bày là huyền thoại về những chiến công xuất sắc của bộ
đội Phòng không – Không quân qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ, lập nên những kỳ tích anh hùng đánh thắng không quân nhà nghề của
một nƣớc có nền khoa học kỹ thuật hiện đại nhất từ trƣớc đến nay. Qua những
hình ảnh đó, học sinh nhƣ đƣợc tận mắt chứng kiến cuộc sống, chiến đấu của
quân dân ta, những tấm gƣơng anh dũng hy sinh của các anh hùng … sẽ gợi
cho học sinh nhiều cảm xúc. Bài học vì thế có tác dụng, hiệu quả hơn nhiều
so với việc ngồi nghe thuyết trình trong lớp.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tế nêu trên, chúng tôi chọn đề
tài: "Sử dụng Bảo tàng Phòng không- Không quân trong dạy học lịch sử
Việt Nam (1954 – 1975) ở trƣờng Trung học cơ sở tại Hà Nội" làm đề tài
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sử dụng bảo tàng trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử
nói riêng đã đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đề cập tới.
2.1. Nguồn tài liệu nước ngoài

Tổ chức UNESCO đã tổ chức một số hội thảo và công bố nhiều tài liệu
về việc sử dung tài liệu về việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử và giáo
dục thế hệ trẻ. Đặc biệt là ở Liên Xô trƣớc đây, việc nghiên cứu vấn để sử
dụng bảo tàng để dạy học lịch sử và và giáo dục học sinh đạt đƣợc nhiều
thành tựu.

3


- T.A.Cudrinoi viết tác phẩm: "Bảo tàng và trường phổ thông"
(Matxcơva -NXB Giáo dục - 1985) đã nêu rõ lịch sử phát triển của ngành bảo
tàng nói chung, chức năng của bảo tàng Xô viết nói riêng và tính giai cấp của
chúng. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục của bảo tàng đối với học
sinh và nêu rõ một số phƣơng pháp sử dụng bảo tàng trong dạy học.
- A.E.Xaynhenxki, trong quyển "Bảo tàng giáo dục thế hệ trẻ"
((Matxcơva -NXB Giáo dục - 1988) trình bày khái quát lịch sử phát triển của
bảo tàng chính trị - xã hội ở nhà trƣờng Xô Viết, cách xây dựng bảo tàng phổ
thông và tổ chức hoạt động của chúng. tác giả nhấn mạnh đến phƣơng pháp
sử dụng của bảo tàng trong giờ học nội khóa, ngoại khóa và vai trò của giáo
viên đối với việc sử dụng của bảo tàng.
2.2. Nguồn tài liệu trong nước
Ở nƣớc ta, việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử vẫn là vấn đề
khá mới mẻ, chƣa đƣợc nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống.
Trong thập niên 90 thế kỉ trƣớc, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội phối hợp
với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tổ chức cuộc thi giáo viên dạy giỏi tại
phòng trƣng bày của bảo tàng. Sau đó sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đã tổ
chức tổng kết, rút kinh nghiệm đánh giá hiệu quả của phƣơng pháp dạy, học
này. Hầu hết các giáo viên lịch sử ở trƣờng phổ thông đều đánh giá cao và
hoan nghênh phƣơng pháp dạy học này.
Trong các giáo trình "Phương pháp dạy học lịch sử" và một số bài viết

đã đề cập đến việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, nhƣ xây
dựng, sử dụng phòng học bộ môn lịch sử ở trƣờng phổ thông, sử dụng bảo
tàng, nhà truyền thống trong dạy học lịch sử...
Cuốn “Bảo tàng lịch sử, cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông trung học” của tác giả Nguyễn Thị Côi, xuất bản năm 1998 đã trình bày
các vấn đề, nhƣ: Vai trò và ý nghĩa của bảo tàng lịch sử, cách mạng trong dạy
4


học lịch sử ở trƣờng phổ thông trung học; Nội dung các vật trƣng bày của bảo
tàng lịch sử, cách mạng và khả năng sử dụng trong dạy học lịch sử ở trƣờng
phổ thông trung học; Các hình thức, phƣơng pháp sử dụng tƣ liệu bảo tàng
trong dạy học lịch sử. Tác giả khẳng định “Tư liệu ở bảo tàng là phương tiện
trực quan, quan trọng góp phần tạo biểu tượng lịch sử cụ thể, chân thực và
chính xác cho học sinh ”. [21; 12] Việc khai thác, sử dụng, tƣ liệu của bảo
tàng đảm bảo cho quá trình nhận thức của học sinh diễn ra hợp với quy luật
nhận thức và đảm bảo nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử.
Trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc
Liên và Trần Văn Trị chủ biên, xuất bản năm 2003, chƣơng IX “Hoạt động
ngoại khóa trong dạy học lịch sử” [50] đã nêu lên tầm quan trọng của việc
khai thác và sử dụng tƣ liệu hiện vật của bảo tàng trong dạy học lịch sử.
Đặc biệt trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập II do Phan
Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, xuất bản năm 2005, ở chƣơng
XI “Cơ sở lý luận về bài học lịch sử ở trường phổ thông, phần III. Các loại
bài học ở trường phổ thông: thì bài học thực địa, trong nhà bảo tàng lịch sử
cách mạng “Là những bài học nội khóa, một mắt xích trong toàn bộ khóa
trình, có liên quan tới bài học lịch sử khác, việc học tập những bài học này là
bắt buộc đối với toàn bộ học sinh” [54; 81]. Trong chƣơng XV: “Vị trí ý
nghĩa và các hình thức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ” các tác
giả cũng nêu rõ vai trò, vị trí của bảo tàng trong dạy học lịch sử: “ Tham quan

lịch sử có vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, những
dấu vết của quá khứ những vật trưng bày trong bảo tàng không chỉ cụ thể hóa
kiến thức mà còn để lại ấn tượng mạnh mẽ nâng cao kiến thức học tập và còn
rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của học sinh ” [54; 235]
Trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch
sử ở trường phổ thông” do Nguyễn Thị Côi chủ biên xuất bản năm 2008,
5


trong chƣơng III tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ các bài học trên lớp đã
dành một phần lƣợng lớn nội dung viết về hình thức tổ chức học tập ở nhà
bảo tàng lịch sử: “Tham quan có vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở
trƣờng phổ thông, là một hình thức tổ chức học tập có ý nghĩa to lớn về các
mặt giáo dƣỡng, giáo dục, phát triển học sinh” [22; 130]. Và “đối với học
sinh buổi tham quan học tập tại bảo tàng lịch sử không chỉ giúp các em ôn
tập củng cố kiến thức đã học mà còn chuẩn bị tiếp thu bài học mới cụ thể sâu
sắc hơn…” [22; 132].
Trong cuốn “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông”, do Phan Ngọc Liên chủ biên, xuất bản năm 2008, có
nhiều bài viết đề cập đến khai thác sử dụng tƣ liệu hiện vật của bảo tàng trong
dạy học lịch sử phổ thông nhƣ bài Chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ
thông - lý luận, thực trạng và giải pháp của tác giả Nguyễn Thị Côi, có viết
“Tổ chức tham quan ở nhà bảo tàng lịch sử là một hình thức dạy học lịch sử”
[59; 380]. Trong bài viết “Một số vấn đề đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ
thông” của tác giả Phan Ngọc Liên, đã nêu những yêu cầu của việc đổi mới
phƣơng pháp dạy học lịch sử, và yêu cầu thứ 4 là “đa dạng hóa các hình thức
tổ chức dạy học lịch sử và những hình thức cơ bản” là “học ở lớp, ở phòng bộ
môn, ở bảo tàng…” [59; 310]
Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy lịch
sử” của Hội khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2008

[39], có một số bài viết, nhƣ bài “Đổi mới bảo tàng trong xu thế hội nhập và
phát triển” của Nguyễn Đình Thanh và Phạm Lan Hƣơng, bài “Bảo tàng lịch
sử Việt Nam - TP Hồ Chí Minh và học sinh phổ thông”, “Một số kinh nghiệm
thu hút thanh thiếu niên đến học tập lịch sử tại bảo tàng” của Huỳnh Ngọc
Vân; “Góp phần việc dạy và học môn lịch sử qua kênh Bảo tàng” của tiến sĩ
Trịnh Thị Hà, bài “Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan - một biện pháp
6


hữu hiệu để góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ
thông” của Nguyễn Văn Sơn… đã đề cập đến tầm quan trọng, ý nghĩa của
việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử, và một số hình thức, phƣơng
pháp sử dụng có thể tham khảo.
Trong bài viết “Khai thác hệ thống bảo tàng trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông” của Trần Văn Giáp có đề cập có nhiều biện pháp sƣ phạm
để tạo biểu tƣợng lịch sử cho học sinh, trong đó sử dụng các nguồn tài liệu
hiện vật có ƣu thế hơn cả. Nguồn tài liệu hiện vật này rất phong phú và đa
dạng ở các bảo tàng trung ƣơng và địa phƣơng. Nó có vai trò ý nghĩa rất quan
trọng đối với việc dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông
Việc khai thác và sử dụng tƣ liệu Bảo tàng trong dạy học lịch sử còn
đƣợc nghiên cứu trong các luận văn, luận án và khóa luận tốt nghiệp của sinh
viên, học viên sƣ phạm nhƣ:
Trong thời gian gần đây, một số sinh viên khoa lịch sử trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội đã làm khóa luận tốt nghiệp về vấn đề này. Năm học 1996 1997, sinh viên Nguyễn Thị Châm thực hiện đề tài: "Khai thác, sử dụng
những của bảo tàng Quân đội để dạy, học chương trình lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1946 - 1975 trong sách giáo khoa lớp 12 THPT (không chuyên ban)".
Khóa luận này đã đề cập đến những vấn đề lí luận cơ bản của việc sử dụng tài
liệu, hiện vật ở bảo tàng nói chung, bảo tàng lịch sử Quân sự nói riêng trong
dạy học lịch sử. Tác giả bƣớc đầu đã tìm hiểu nội dung của Bảo tàng Quân
đội và nêu một số hình thức khai thác các tài liệu, hiện vật của bảo tàng.

Năm học 1995 - 1996, viện Bảo tàng Cách mạng Việt nam kết hợp với
một số giáo viên ở hai trƣờng THPT Kim Liên và Minh Khai (Hà Nội) nghiên
cứu đề tài cấp viện: "Bảo tàng Cách mạng Việt Nam với việc dạy học lịch
sử ở trường THPT Kim Liên và Minh Khai" nhằm các mục tiêu sau:

7


+ Nội dung sách giáo khoa lịch sử THPT (phần lịch sử việt nam) có
quan hệ thế nào với các tài liệu, hiện vật trƣng bày trong Bảo tàng Cách
mạng Việt Nam .
+ Việc dạy, học lịch sử tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có tác dụng
nhƣ thế nào trong giáo dục lòng yêu nƣớc cho học sinh.
Năm 1996, Nguyễn Văn Phong trong luận văn sau đại học chuyên ngành
Phƣơng pháp dạy học Lịch sử với đề tài: "Bảo tàng lịch sử, cách mạng đối
với việc dạy học lịch sử (dân tộc và địa phương) ở trường phổ thông trung
học" đã có những đóng góp bƣớc đầu về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
sử dụng bảo tàng lịch sử, cách mạng trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ
thông. Luận văn đã đƣa ra một số hình thức và yêu cầu khi sử dụng bảo tàng
trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu
và đề cập có hệ thống về mối quan hệ giữa bảo tàng với bộ môn lịch sử ở
trƣờng phổ thông.
Năm 1997, Trần Thị Nhị - cán bộ của bảo tàng Cách mạng Việt Nam,
trong luận văn sau đại học chuyên ngành Văn hóa học với đề tài: "Bảo tàng
cách mạng Việt Nam với việc dạy học lịc sử ở trường Trung học phổ thông"
đã tiếp tục đóng góp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bảo
tàng Cách mạng Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Tác giả
cũng đƣa ra một số yêu cầu và một số hình thức sử dung bảo tàng Cách mạng
Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông, khẳng định mối quan hệ
mật thiết giữa bảo tàng với bộ m,ôn lịch sử ở trƣờng phổ thông.

Tuy nhiên hai luận văn sau đại học trên, các tác giả đều chƣa tiến hành
thực nghiệm sƣ phạm, chƣa quan tâm tói đối tƣợng học sinh trung học cơ sở,
qua đó chƣa khẳng định đƣợc vững chắc về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài.
Tác giả đƣa ra những yêu cầu có tính lý luận đối với việc khai thác và sử
dụng tài liệu, hiện vật của bảo tàng khi tiền hành một số hình thức để dạy học
8


lịch sử. Đây là công trình đặt nền móng vững chắc về lý luận và thực tiễn cho
việc nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống mối quan hệ giữa bảo tàng với dạy
học lịch sử ở trƣờng phổ thông, cách khai thác, sử dụng, cũng nhƣ các yêu
cầu khi tiến hành khai thác bảo tàng trong dạy học lịch sử.
Tháng 11/2003 trong hội thảo khoa học, thực tiễn "Bảo tàng góp phần
hoàn thiện nhân cách con người", một lần nữa các nhà giáo dục lịch sử và
các nhà bảo tàng học tiếp tục khẳng định vai trò, mối quan hệ của bảo tàng
với việc giáo dục thế hệ trẻ, trong đó dặc biệt chú trọng đến đối tƣợng học
sinh phổ thông. Tuy nhiên trong khuôn khổ hội thảo các nhà nghiên cứu
không đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn việc sử dụng và khai thác bảo
tàng trong dạy học lịch sử mà chỉ dừng ở việc khẳng định vai trò, vị thế của
bảo tàng trong giáo dục nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng.
Trên đây là một số công tình nghiên cứ, luận văn đã nghiên cứ về vấn đề
sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông nói chung; tác
giả cần kế thừa các lý luận trên xong phải áp dụng một cách sáng tạo, phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh các trƣờng THCS tại Hà Nội để đạt kết quả cao nhất.
Trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành trong nƣớc, nhƣ Tạp chí Giáo
dục, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội...
đăng tải một số bài nghiên cứu nhƣ: "DTLS và việc tích cực hóa hoạt động
nhận thức của HS ” [74]; "Sử dụng DTLS - CM trong dạy học lịch sử tại thực
địa” [74]; "Tổ chức hướng dẫn cho HSPT tham gia lễ hội xuân tại DTLS”
[75]... đã khái quát một số vấn đề lý luận về sử dụng DTLS - VH, bảo tàng

trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông...
Nhƣ vậy, có thể nói rằng, trong lý luận dạy học lịch sử thì vấn đề khai
thác và sử dụng tài liệu hiện vật của bảo tàng trong dạy học lịch sử ngày càng
trở thành hình thức dạy học cơ bản của bộ môn.

9


Tóm lại, các công trình nghiên cứu về lý luận dạy học và lý luận dạy học
bộ môn nêu trên đã nêu lên những cơ sở khoa học cho việc đổi mới PPDH
lịch sử nói chung, cho việc xác định những nguyên tắc, phƣơng pháp, hình
thức tổ chức cho HS học tập tại bảo tàng nói riêng.
Các công trình trên đã khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc sử
dụng bảo tàng nói chung, Bảo tàng Phòng không – Không quân nói riêng
trong dạy học lịch sử và một số hình thức phƣơng pháp sử dụng có thể tham
khảo nhƣng mới ở việc sử dụng Bảo tàng trung ƣơng mà chƣa có một đề tài
nào nhắc đến cụ thể việc sử dụng bảo tàng Phòng không – Không quân trong
dạy học lịch sử nói chung, trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trung học cơ sở
nói riêng. Mặc dù vậy, đây là những tác phẩm giúp ích cho chúng tôi rất nhiều
về mặt lý luận cũng nhƣ định hƣớng phƣơng pháp khi nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất biện
pháp sử dụng ở Bảo tàng Phòng không - Không quân trong dạy học phần lịch
sử Việt Nam (1954 - 1975) ở trƣờng THCS tại Hà Nội nhằm nâng cao hứng
thú học Lịch sử cho học sinh, qua đó nâng cao chất lƣợng giảng dạy bộ môn.
3.2. Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu lý luận về phƣơng pháp dạy - học, phƣơng pháp dạy - học
lịch sử nói chung và sử dụng Bảo tàng Phòng không – Không quân trong dạy
học lịch sử ở trƣờng THCS nói riêng.
+ Khảo sát thực trạng giảng dạy bộ môn lịch sử ở các trƣờng THCS tại

Hà Nội và thực tiễn việc sử dụng Bảo tàng Phòng không – Không quân trong
dạy học lịch sử ở trƣờng THCS.
+ Xác định nội dung bảo tàng cần khai thác và các hình thức sử dụng
trong dạy học lịch sử ỏ trƣờng THCS tại Hà Nội.

10


+ Đề xuất biện pháp sử dụng Bảo tàng Phòng không - Không quân trong
dạy học phần lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) ở trƣờng THCS tại Hà Nội.
+ Tiến hành việc thực nghiệm sƣ phạm giảng dạy phần lịch sử Việt Nam
(1954 - 1975) sử dụng Bảo tàng Phòng không - Không quân.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Phƣơng pháp sử dụng Bảo tàng Phòng
không - Không quân trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975)
ở trƣờng THCS tại Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: ở các trƣờng THCS tại thành phố Hà Nội.
- Về nội dung: là các bài lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
lớp 9
- Về hình thức tổ chức dạy học: các loại bài nội khóa và ngoại khóa,
trọng tâm là các bài nội khóa.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài:
5.1. Cơ sở phương pháp luận: Là cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lê
nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
công tác giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử ở nhà trƣờng THCS nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu bộ môn:
+ Nghiên cứu các tài liệu tâm lí học, giáo dục học, các tài liệu giáo dục
lịch sử, tài liệu lịch sử văn hóa, khảo cổ học có liên quan đến đề tài.

+ Điều tra cơ bản: Tiến hành quan sát, điều tra bằng phiếu đối với giáo
viên lịch sử và học sinh lớp 9 một số trƣờng THCS trên địa bàn tại Hà Nội.
+ Nghiên cứu kĩ chƣơng trình lớp 9 phần lịch sử Việt Nam để lựa chọn
các bài có nội dung trong giai đoạn 1954-1975 để sử dụng trong quá trình tổ
chức dạy học.
11


+ Soạn một số bài lịch sử trong chƣơng trình nội khóa, ngoại khóa, tiến
hành thực nghiệm sƣ phạm để rút ra những kết luận về việc sử dụng Bảo tàng
Phòng không- Không quân trong quá trình dạy học lịch sử ở trƣờng THCS
trên địa bàn Hà Nội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn :
Việc giảng dạy lịch sử ở các trƣờng THCS tại Hà Nộivẫn còn những vấn
đề hạn chế, trong đó có nguyên nhân từ việc chƣa thực sự đổi mới phƣơng
pháp dạy - học của giáo viên; Vì vậy nếu nghiên cứu một cách hợp lý, khoa
học và sử dụng linh hoạt, sáng tạo nguồn sử liệu ( Bảo tàng Phòng không Không quân) thì học sinh sẽ hứng thú hơn với bộ môn Lịch sử, chất lƣợng
dạy - học môn Lịch sử sẽ đƣợc nâng cao. Kết quả nghiên cứu đề tài có thể vận
dụng trong DHLS ở các trƣờng THCS tại Hà Nội.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng:
Chương 1: Vấn đề sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ
thông – lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Nội dung và hình thức sử dụng Bảo tàng Phòng không Không quân trong dạy học lịch sử ở trƣờng THCS tại Hà Nội.
Chương 3: Các biện pháp sử dụng Bảo tàng Phòng không - Không quân
trong bài học nội khóa ở trên lớp khi dạy học phần lịch sử Việt Nam (1954 1975) THCS tại Hà Nội. Thực nghiệm sƣ phạm.

12



Chƣơng 1
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG BẢO TÀNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Quan niệm về bảo tàng trong dạy học lịch sử.
Thuật ngữ “Bảo tàng” xuất hiện từ rất sớm, nó bắt đầu từ ngôn ngữ
cổ Hy Lạp “Museion”. Trải qua các hoạt động tôn giáo và các cuộc chiến
tranh xâm lƣợc, bảo tàng đã ra đời, sự xuất hiện của các bộ sƣu tập. Sau
này thuật ngữ “Bảo tàng” đƣợc cải tiến đi nhƣng ở tất cả các nƣớc đều có
từ “Muse”. Còn tiếng Trung Quốc và Nhật Bản họ dùng thuật ngữ “Bảo vật
quán” thay cho “Bảo tàng”. Dƣới thời Alêchxăngđri của đế quốc Rôma cổ
đại trong quá trình tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lƣợc và các hoạt
động tôn giáo sang nƣớc lân họ đã cƣớp bóc, thu thập những bảo vật quý,
hiếm, các tác phẩm nghệ thuật có giá trị đem về trƣng bày ở nƣớc mình, coi
đó là nơi lƣu giữ lại những chiến tích, những công trình mà họ đã làm đƣợc
mà gọi đó là “Bảo tàng”.
Sau này bảo tàng phát triển và đƣợc nâng lên thành một ngành khoa học
ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Các nhà giáo dục tiên tiến ở các nƣớc đã đi
sâu tìm hiểu về bảo tàng, trong đó đặc biệt quan tâm đến sử dụng bảo tàng
trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông.
Xung quanh thuật ngữ về bảo tàng có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
- Theo wikipedia.org: “bảo tàng”

(viện bảo tàng, nhà bảo tàng) là

nơi trƣng bày và lƣu giữ tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều

lĩnh vực nhƣ lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay một giai đoạn lịch sử nào
đó. Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa mãn
trí tò mò tìm hiểu về quá khứ

13


- Tổ chức ICOM (Hội đồng bảo tàng quốc tế) vào năm 1996 đƣa ra khái
niệm: “Bảo tàng là thiết chế tồn tại lâu dài, không vụ lợi nhằm phục vụ cho
xã hội và sự phát triển của xã hội, mở cửa phục vụ công chúng và tiến hành
nghiên cứu liên quan đến di sản của con người và môi trường xung quanh”.
- Ở các nƣớc Đông Âu: Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, giáo dục, tiến
hành nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày những tài liệu hiện
vật gốc tiêu biểu của lịch sử, tự nhiên và xã hội, phù hợp với nội dung và loại
hình bảo tàng. Bảo tàng dành để phục vụ cho công chúng vì mục đích nghiên
cứu và sưu tầm.
Trong luật Di sản văn hóa ở nƣớc ta, ban hành năm 2002, ghi rõ: “Bảo
tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử, tự nhiên, xã hội
nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn
hóa của nhân dân” [Luật di sản văn hoá và văn bản hƣớng dẫn thi hành;tr. 42]
Trong bách khoa toàn thƣ: “Bảo tàng là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu,
hiện vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một
dân tộc hay một giai đoạn lịch sử nào đó. Mục đích của bảo tàng là giáo dục,
học tập, nghiên cứu và thõa mãn trí tò mò tìm hiểu về quá khứ”. [Hội đồng Quốc
gia (2002), Từ điển bách khoa toàn thư, Nxb Từ điển Bách khoa.;tr. 151]

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu: “Bảo tàng là cơ quan sưu
tầm, giám định và trưng bày các tài liệu, hiện vật có tính chất nguyên gốc, đầu
tiên của tri thức về lịch sử phát triển của xã hội và tự nhiên, về lịch sử của cuộc
đấu tranh cách mạng.” [Nguyễn Thị Côi (1998), Bảo tàng lịch sử, cách mạng trong dạy học

lịch sử ở trường phổ thông trung học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.tr.8]

Ở nƣớc ta, dƣới thời Pháp thuộc đã xây dựng một số bảo tàng lớn nhƣ:
Luiphirô (Hà Nội), bảo tàng Hải dƣơng học (Nha Trang), bảo tàng Chăm
(trƣng bày các hiện vật về văn hóa Chăm ở Đà Nẵng).
Sau giải phóng miền Bắc, chúng ta đã xây dựng nhiều bảo tàng quốc gia và
14


các bảo tàng địa phƣơng, bảo tàng chuyên ngành nhƣ: Bảo tàng cách mạng (1958),
Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam (1959), Bảo tàng Hồ Chí Minh (1990)...
Mỗi bảo tàng có một chủ đề khác nhau song nhìn chung đều phản ánh
mỗi chặng đƣờng phát triển của dân tộc hay truyền thống một ngành nào đó.
Bảo tàng thể hiện bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống lao động, sự
hy sinh chiến đấu của các thế hệ cha ông trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ
nƣớc mà thế hệ trẻ hôm nay không thể nào chứng kiến các hoạt động đó. Các
em sẽ không thể hình dung một cách rõ nét có hệ thống quá khứ nếu không
đƣợc trực tiếp đến, thăm quan Bảo tàng....
Bảo tàng là nơi sƣu tầm, gìn giữ, trƣng bày hiện vật theo luật pháp mà
Nhà nƣớc quy định. Nhiệm vụ của bảo tàng là sƣu tầm, trƣng bày và tổ chức
hƣớng dẫn thăm quan tƣ liệu đƣợc trình bày.
Bảo tàng học là một môn khoa học riêng thuộc khoa học Lịch sử, có mối
quan hệ khăng khít với nghiên cứu và học tập lịch sử. Sử học và bảo tàng có
cùng đối tƣợng nghiên cứu, đó là những hiện vật, những tài liệu chữ viết, các
tác phẩm nghệ thuật tạo hình, phim ảnh gốc phản ánh quá khứ. Song lại khác
nhau ở nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu. Bản thân bảo tàng là một bài
học lịch sử sinh động, sâu sắc. Việc sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử sẽ
làm chất lƣợng bài học phong phú, sinh động hơn.
Sử học khác bảo tàng ở chỗ không giữ gìn những hiện vật mà chỉ nghiên
cứu, khai thác những hiện vật đƣợc trƣng bày ở bảo tàng, miêu tả đúng quá

khứ rồi rút ra quy luật vận động của lịch sử. Ngƣợc lại, kết quả nghiên cứu
của sử học làm phong phú và phục vụ tốt cho bảo tàng.
Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học của Nhà
nƣớc. Nó có nhiệm vụ nghiên cứu, sƣu tầm, kiểm kê, bảo quản, trƣng bày
nhằm phát huy tác dụng của những di tích lịch sử.
Các nhà bảo tàng học cho rằng: Bảo tàng có hai chức năng cơ bản: chức
15


năng nghiên cứu khoa học và chức năng giáo dục. Hai chức năng này có mối
quan hệ biện chứng, thực hiện tốt cả hai chức năng trên thì Bảo tàng mới đáp
ứng đƣợc nhiệm vụ do xã hội đặt ra.
Thứ nhất, chức năng nghiên cứu khoa học: mọi hoạt động trong công tác
nghiên cứu khoa học của Bảo tàng đều phải xoay quanh các hiện vật gốc phù
hợp với loại hình của bảo tàng. Đó là trọng tâm, là cơ sở của mọi công tác
nghiên cứu khoa học của bảo tàng. Hay nói cách khác, chức năng này đƣợc
biểu hiện ở hai hoạt động sau:
+ Những hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng bổ sung
cho khâu bảo quản cơ sở của Bảo tàng, di tích có giá trị tiêu biểu về các mặt
lịch sử, khoa học, thẩm mỹ.
+ Những hoạt động có liên quan tới việc chỉnh lý, hệ thống hóa và bảo
quản một cách khoa học các di tích của Bảo tàng nhằm biến các di tích đó
thành nguồn tƣ liệu đáng tin cậy phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
của các ngành khác. Đồng thời nâng cao trình độ văn hóa của đông đảo quần
chúng nhân dân.
Thứ hai, chức năng giáo dục của Bảo tàng: các tƣ liệu, hiện vật trong bảo
tàng đƣợc sắp xếp, trƣng bày có hệ thống để khách tham quan trong và ngoài
nƣớc hiểu, hình dung đƣợc tiến trình lịch sử Việt Nam, song khác với công
tác giáo dục của các cơ quan, các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở chỗ công
tác này phải dựa trên cơ sở nghiên cứu của các hiện vật gốc. Bởi vì, thông qua

các tƣ liệu và hiện vật gốc đƣợc trƣng bày ở bảo tàng nhằm gợi dậy những tƣ
tƣởng, tình cảm tốt đẹp cho ngƣời xem chứ không phải thông qua sách vở.
Bảo tàng thực hiện chức năng giáo dục khoa học của mình bằng cách tuyên
truyền, phổ biến kiến thức và thông qua các hoạt động của mình, Bảo tàng
giáo dục lòng yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, cần phải “đánh thức”
các tài liệu, hiện vật để chúng có tác dụng giáo dục tới học sinh.
Với chức năng nhƣ trên, Bảo tàng có các nhiệm vụ:
16


+ Tiến hành công tác nghiên cứu khoa học
+ Tiến hành thu thập các tài liệu, hiện vật gốc phù hợp với các loại hình
Bảo tàng.
+ Công tác kiểm kê giám định một cách có khoa học các hiện vật của
Bảo tàng.
+ Công tác bảo quản hiện vật của Bảo tàng.
+ Công tác trƣng bày của bảo tàng
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục và là tài liệu quan trọng, cần thiết phục
vụ cho các bài học lịch sử.
1.1.2. Các loại bảo tàng
Tùy theo nội dung, chức năng mà bảo tàng đƣợc phân ra thành các loại
nhƣ sau:
Theo GS.TS Nguyễn Thị Côi trong “Bảo tàng Lịch sử, cách mạng trong
dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông” đã phân ra thành 6 loại Bảo tàng:
Một là, các bảo tàng lịch sử, nhƣ: Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Cách mạng,
Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Hồ Chí Minh... Các loại bảo tàng này chiếm vị
trí rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống bảo tàng Việt Nam. Những hiện vật
đƣợc trƣng bày trong các bảo tàng này phản ánh về đời sống văn hóa vật chất,
tinh thần của con ngƣời Việt Nam từ khi hình thành đến nay.
Hai là, các bảo tàng nghệ thuật nhằm sƣu tầm , bảo quản, nghiên cứu

những tác phẩm nghệ thuật của nhiều thời đại khác nhau vào mục đích khoa
học và giáo dục thẩm mĩ cho quần chúng.
Ba là, các bảo tàng chuyên ngành nhƣ: Bảo tàng phụ nữ, Bảo tàng
Không quân, Bảo tàng Văn học... những bảo tàng này chiếm một số lƣợng
nhất định trong toàn bộ hệ thống bảo tàng. Nhiệm vụ của chúng là sƣu tầm,
bảo quản, nghiên cứu các hiện vật gốc của một ngành khoa học nhất định để
nói lên sự phát triển, phục vụ cho công tác khoa học của chính bản thân
17


ngành đó và quần chúng nhân dân.
Bốn là, Bảo tàng lịch sử tự nhiên gồm các bảo tàng cùng loại hình với
các ngành khoa học. Đối tƣợng nghiên cứu là các mặt khác nhau của thế giới
tự nhiên, nhƣ Bảo tàng động vật học, Bảo tàng thực vật học, Bảo tàng hải
dƣơng học...
Năm là, các bảo tàng lưu niệm nhằm lƣu giữ lại trong quần chúng nhân dân
những sự kiện, những nhân vật lịch sử lớn, quan trọng trên mọi mặt của đời sống
xã hội, chính trị, quân sự, văn học, nghệ thuật... Loại bảo tàng này giới thiệu một
cách hệ thống diễn biến những sự kiện, hoạt động của các nhân vật lịch sử. Ví
nhƣ, bảo tàng ở di tích lịch sử số 5 Hàm Long, 48 Hàng Ngang (Hà Nội), di tích
Kim Liên (Nghệ An), Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang)...
Sáu là, các bảo tàng ở địa phương: cũng là cơ quan thực hiện chức năng
nghiên cứu khoa học và giáo dục ở mức độ nhất định, chủ yếu là sƣu tầm, bảo
quản, nghiên cứu và trƣng bày những tài liệu, hiện vật về văn hóa vật chất,
tinh thần cũng nhƣ tự nhiên của địa phƣơng đó. Hiện nay, các loại bảo tàng
này và các nhà lƣu niệm, truyền thống của địa phƣơng đang phát triển rất
mạnh mẽ ở các địa phƣơng trong nƣớc. [... tr.10-11]
Những bảo tàng, nhà lƣu niệm địa phƣơng có vai trò quan trọng trong
việc giáo dục truyền thống của địa phƣơng, của dân tộc cho đông đảo quần
chúng nhân dân.

1.1.3. Mối quan hệ giữa bảo tàng với kiến thức lịch sử.
Bảo tàng với mục đích sƣu tầm, lƣu giữ bảo vệ các di sản văn hóa, lịch
sử, tự nhiên và thông qua các hoạt động phong phú của mình nhƣ trƣng bày,
giới thiệu, giáo dục và xuất bản sách báo. Bảo tàng còn đƣợc xem nhƣ là một
thiết chế văn hóa đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân.
Bảo tàng có mối quan hệ mật thiết với lịch sử.
Trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay, việc tăng cƣờng cho
18


học sinh tiếp xúc “làm việc” với các tài liệu lịch sử ngoài sách giáo khoa, nhất
là tài liệu hiện vật ở bảo tàng có ý nghĩa nhiều mặt. Bảo tàng là nơi lƣu giữ và
trƣng bày các bằng chứng “vật thật” về các sự kiện lịch sử, và chính các bằng
chứng này sẽ giúp học sinh dễ học, dễ nhớ hơn. Những tƣ liệu, hiện vật của
bảo tàng nói chung, của Bảo tàng Phòng không – Không quân nói riêng vừa là
nguồn sử liệu quan trọng, vừa là phƣơng tiện dạy học có hiệu quả, góp phần
tạo cho học sinh những biểu tƣợng lịch sử cụ thể, chân thực, chính xác.
Với việc bảo quản tài liệu hiện vật lịch sử, bảo tàng đã góp phần giáo
dục truyền thống dân tộc và đạo đức cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên nhƣ là
một phƣơng tiện truyền thông hiệu quả nhất.
Nhìn chung các tƣ liệu, hiện vật, tranh ảnh đƣợc lƣu giữ trong các bảo
tàng lịch sử hiện nay là minh chứng cho sự tồn tại của lịch sử quá khứ. Vì
vậy, nó có ý nghĩa là giúp cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu về các thời kỳ
lịch sử đã qua. Qua đó các em có thể nhìn nhận quá khứ một cách chính xác
hơn. Đồng thời bảo tàng còn góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ lòng kính trọng,
khâm phục đối với cha ông đã làm nên những di sản văn hoá quý báu. Từ đó
phát triển thành lòng tự hào dân tộc, giáo dục lòng yêu nƣớc cho thế hệ trẻ.
Bởi vì, khi các em trực tiếp quan sát các tƣ liệu, hiện vật, tranh ảnh ở các bảo
tàng thì các em sẽ có cảm tƣởng nhƣ mình đang đƣợc quan sát hiện thực quá
khứ của đất nƣớc mình, đang đƣợc sống lại với các giai đoạn lịch sử, sự kiện

lịch sử quan trọng của đất nƣớc. Đặc biệt khi quan sát các tƣ liệu ở bảo tàng,
còn nảy sinh tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về truyền thống cách mạng của
quê hƣơng, tổ quốc ở các em.
Bảo tàng còn giúp cho học sinh sự hiểu biết về hoàn cảnh tự nhiên, khả
năng kinh tế, truyền thống đấu tranh anh dũng, lao động cần cù của nhân nhân
địa phƣơng, những đóng góp của quê hƣơng mình đối với lịch sử dân tộc nhất
là đối với giai đoạn lịch sử năm 1972 khi nhân dân thủ đô làm nên trận “Điện
19


Biên Phủ trên không” – chiến thắng vang dội, là một trong những tác động
mạnh đến việc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán kí Hiệp định Pari năm 1973.
Mặt khác, việc sử dụng tƣ liệu của bảo tàng còn giúp cho học sinh “trực
quan sinh động” quá khứ lịch sử dân tộc, làm cho quá khứ xích lại gần với
nhận thức của học sinh, biến những kiến thức trên sách vở thành những hiểu
biết cụ thể, sâu sắc về cuộc sống hiện thực. Sử dụng nguồn tƣ liệu của bảo
tàng trong dạy học lịch sử còn giúp học sinh hiểu một cách tự nhiên, sinh
động quá khứ lịch sử, khắc sâu kiến thức cơ bản bài học, giúp các em nhớ lâu
kiến thức, nâng cao hiểu biết lịch sử.
Trong đời sống xã hội, việc giáo dục thế hệ trẻ thông qua giáo dục lịch
sử không chỉ có tác dụng về trí lực mà cả về tƣ tƣởng, đạo đức, thẩm mỹ. So
với các bộ môn khác, môn lịch sử có ƣu thế trong việc giáo dục tƣ tƣởng đạo
đức cho HS. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trƣờng với những mặt tích
cực đã đem lại kết quả khả quan trong bƣớc đƣờng đổi mới toàn diện của đất
nƣớc. Tuy nhiên, do tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng nên phải
tăng cƣờng hơn nữa việc giáo dục tƣ tƣởng đạo đức, hình thành nhân cách và bồi
dƣỡng niềm tin cho các em trong dạy học lịch sử. Tƣ liệu ở bảo tàng còn là một
trong những nguồn tài liệu quan trọng làm phong phú nguồn tri thức của học
sinh về quê hƣơng mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hƣơng, hình thành
những khái niệm nghĩa vụ đối với quê hƣơng. Điều đó có tác động to lớn đến tƣ

tƣởng, tình cảm của HS, nuôi dƣỡng lòng tự hào, biết ơn và yêu quý hơn nơi
chôn nhau cắt rốn của mình, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nƣớc. Từ đó,
giúp các em hình thành thái độ đúng đắn và xác định nghĩa vụ của mình đối với
quê hƣơng cũng nhƣ đất nƣớc. Sử dụng tƣ liệu bảo tàng trong dạy học lịch sử
góp phần giáo dục cho các em lòng kính yêu quần chúng nhân dân, những ngƣời
sáng tạo ra lịch sử, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Bảo tàng còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống, truyền bá văn hoá Việt
20


Nam, gợi lên những vấn đề về bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Bởi
vì khi tham quan học tập tại bảo tàng sẽ để lại những dấu ấn tốt đẹp và khơi
dậy lòng tự hào dân tộc. Bảo tàng còn giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam lòng
yêu nƣớc, yêu truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, nhất là truyền thống
chống xâm lƣợc và bảo vệ đất nƣớc của ông cha ta. Làm cho thế hệ trẻ hiểu rõ
những mất mát, đau thƣơng về tinh thần lẫn vật chất mà nhân dân ta đã phải
chịu đựng bởi chiến tranh, từ đó càng nhận thức đúng đắn về vai trò, trách
nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc.
Nhƣ vậy, bảo tàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với cuộc sống của con
ngƣời: truyền bá kiến thức khoa học, tìm hiểu lịch sử, giáo dục truyền thống,
tham quan du lịch... Ngày nay, đời sống kinh tế phát triển, trình độ khoa học
kỹ thuật của nhân loại ngày càng đƣợc nâng cao, hiện đại thì càng nên chú ý
khai thác và sử dụng bảo tàng trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói
riêng để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.
1.1.4. Cơ sở xuất phát của vấn đề nghiên cứu
1.1.4.1. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của HS THCS
Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em
đƣợc vào học ở trƣờng trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị
trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời
kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trƣởng thành và đƣợc phản ánh bằng

những tên gọi khác nhau nhƣ: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng
hoảng “, “tuổi bất trị”... Đây là lứa tuổi có bƣớc nhảy vọt về thể chất lẫn tinh
thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển
cao hơn(ngƣời trƣởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong
mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.
Giới hạn đề tài luận văn là nghiên cứu và sử dụng tài liệu hiện vật ở bảo
tàng Phòng không – Không quân trong dạy học LSVN (1954 – 1975) ở
21


×