Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNXH
:
Chủ nghĩa xã hội
DHLS
:
Dạy học lịch sử
GV
:
Giáo viên
HS
:
Học sinh
KTLM
:
Kiến thức liên môn
LSVN
:
Lịch sử Việt Nam
NXB
:
Nhà xuất bản
SGK
:
Sách giáo khoa
SGV
:
Sách giáo viên
SL
:
Số lượng
THCS
:
Trung học cơ sở
THPT
:
Trung học phổ thông
XHCN
:
Xã hội chủ nghĩa
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................. 11
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 11
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................ 12
6. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 12
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................... 13
8. Đóng góp của luận văn................................................................................. 13
9. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
KTLM ĐỂ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC CHO HỌC
SINH TRONG DHLS Ở TRƢỜNG THPT ..................................................... 14
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 14
1.1.1.Một số quan niệm ................................................................................ 14
1.1.2. Cơ sở xuất phát của việc sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống
yêu nước cho HS trong DHLS ở trường THPT ........................................... 21
1.1.3. Mối quan hệ kiến thức lịch sử và KTLM trong việc giáo dục
truyền thống yêu nước cho HS..................................................................... 27
1.1.4.Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống
yêu nước cho HS .......................................................................................... 30
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 35
1.2.1.Về phía GV ......................................................................................... 36
1.2.2.Về phía HS .......................................................................................... 39
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KTLM ĐỂ GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC CHO HỌC SINH TRONG DHLS VIỆT
NAM (1945-1954) LỚP 12 ................................................................................. 45
2.1.Vị trí, mục tiêu và nôi dung cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam
(1945-1954) lớp 12........................................................................................... 45
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
2.1.1. Vị trí ................................................................................................... 45
2.1.2.Mục tiêu .............................................................................................. 45
2.1.3.Nội dung kiến thức cơ bản .................................................................. 47
2.1.4. Xác định nội dung kiến thức lịch LSVN (1945 – 1954) cần sử
dụng KTLM.................................................................................................. 48
2.2. Những yêu cầu khi sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống yêu nước
cho HS trong DHLS Việt Nam (1945 – 1954), lớp 12 THPT ......................... 51
2.3.Một số biện pháp sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống yêu nước
cho HS trong DHLS Việt Nam( 1945 – 1954) ................................................ 54
2.3.1. Sử dụng kiến thức địa lý trong DHLS để giáo dục truyền thống
yêu nước cho HS. 55
2.3.2.Sử dụng kiến thức văn học trong DHLS để giáo dục truyền thống
yêu nước cho HS .......................................................................................... 62
2.3.3. Sử dụng kiến thức giáo dục công dân trong DHLS để giáo dục
truyền thống yêu nước cho HS..................................................................... 72
2.3.4. Sử dụng âm nhạc trong DHLS để giáo dục truyền thống yêu nước
cho HS .......................................................................................................... 75
2.3.5. Sử dụng KTLM kết hợp với phương tiện kĩ thuật để giáo dục
truyền thống yêu nước cho HS..................................................................... 78
2.4.Thực nghiệm sư phạm ................................................................................ 82
2.4.1.Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 82
2.4.2.Nội dung thực nghiệm......................................................................... 82
2.4.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ................................................. 82
2.4.4.Tiến hành thực nghiệm........................................................................ 83
2.4.5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 85
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 91
PHỤ LỤC
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, đó không chỉ là
nét văn hóa tốt đẹp mà còn là vũ khí sắc bén giúp ta chiến thắng biết bao kẻ
thù trong lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, khi chủ quyền đất nước đang bị
đe dọa, kinh tế còn nhiều khó khăn, thì ngọn lửa truyền thống yêu nước được
truyền từ hàng ngàn năm lịch sử lại rừng rực cháy trong trái tim mỗi người
Việt Nam, trong đó có thế hệ trẻ. Lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay được
thể hiện không chỉ bằng việc xếp bút nghiên lên đường giết giặc, mà còn bằng
việc trang bị cho mình sức mạnh tri thức để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời là người luôn dành tình cảm yêu mến và
quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”. Trong thư gửi cán bộ, cô giáo, công
nhân viên, HS, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới (16/10/1968), Bác
viết: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn
đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết
các vấn đề do cách mạng nước ta đặt ra và trong một thời gian không xa đạt
được những đỉnh cao của khoa học kĩ thuật”[10; 190-191]. Lời dặn dò của
Người chính là mục tiêu của ngành giáo dục nói chung và của môn Lịch sử
nói riêng. Bộ môn Lịch sử ngoài việc trang bị cho HS những kiến thức lịch sử
còn có sở trường và ưu thế trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho
HS. Bản thân những trang sử vàng chói lọi của dân tộc đã là những bài học
sinh động đối với các em, nhiệm vụ của người GV là làm cho những bài học
ấy trở nên gần gũi, dễ hiểu, tạo được hứng thú học tập với HS.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một bộ phận HS đang có tâm lí coi
thường môn Sử, coi nó là môn phụ, môn học thuộc. Một trong những nguyên
nhân khiến HS sợ học Lịch sử là do nhiều sự kiện, nhiều số liệu, khối lượng
kiến thức lớn mà thời lượng ít dẫn đến tình trạng HS bị quá tải, GV phải dạy
một cách nhồi nhét. Vì vậy, giảm tải chương trình trở thành giải pháp tình thế,
1
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
tuy nhiên đây không phải biện pháp ưu việt vì khi cắt giảm nội dung sẽ không
đảm bảo tính hệ thống, liên tục của lịch sử.
Để khắc phục tình trạng này, một giải pháp hiệu quả chính là sử dụng
KTLM trong DHLS. Sử dụng nguyên tắc này tránh được sự trùng lặp dễ gây
nhàm chán, đồng thời giúp các em vận dụng được kiến thức của các môn học
khác nhằm tiếp thu kiến thức lịch sử và tạo hứng thú trong học tập.
Hơn nữa, việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và việc giáo
dục truyền thống yêu nước nói riêng không chỉ là nhiệm vụ của môn
Lịch sử, mà đòi hỏi sự kết hợp của tất cả các môn học trong chương
trình. Ví như môn Địa lý cung cấp những kiến thức về điều kiện tự
nhiên, về cương vực lãnh thổ… từ đó HS có ý thức bảo vệ môi trường,
bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, có động lực phát triển kinh tế làm cho nước ta
ngày càng giầu đẹp. Môn Ngữ văn làm cho các em hiểu những giá trị
tinh thần, nét đẹp văn hóZa dân tộc, có tác dụng lớn trong việc bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm, bồi dưỡng lòng yêu nước. Môn Giáo dục công
dân bồi dưỡng cho HS niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội
loài người, tin tưởng vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn…
Điều này được Đảng nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội lần thứ VIII:
“Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu
nước, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Coi trọng hơn nữa
các môn về khoa học xã hội và nhân văn, nhất là Tiếng Việt, LM
sử dân tộc, Địa lý, Văn hóa Việt Nam”.[41;30]
2
0ịch
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
Xuất phát từ sự cần thiết phải giáo dục truyền thống yêu nước cho HS,
và tính tất yếu của việc sử dụng KTLM trong DHLS chúng tôi lựa chọn vấn
đề “Sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho HS trong
DHLS Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sử dụng KTLM và giáo dục truyền thống yêu nước cho HS thông
qua DHLS không phải là vấn đề mới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều tác phẩm, luận văn, luận án đề cập về vấn đề này. Trong quá trình tìm
tòi nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận được một số nguồn tài liệu như sau:
2.1. Tài liệu nƣớc ngoài
Nhà giáo dục học T.A.ILina trong quyển “Giáo dục học” (NXB Giáo
dục Hà Nội, 1973) khẳng định: “Ngày nay không có một khoa học nào được
giảng dạy mà lại không sử dụng những số liệu của các khoa học tiếp cận
khác, những tài liệu, những sự kiện và những thí dụ lấy từ trong cuộc sống
hàng ngày và từ các lĩnh vực tri thức khác nhau” [37;245]. Tác giả đã nêu lên
tính phổ biến cũng như sự cần thiết của việc kết hợp kiến thức của những
ngành khoa học khác nhau phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy một ngành
khoa học cụ thể.
Trong cuốn “Phát triển tư duy học sinh”(NXB Giáo dục, 1976), các tác
giả M.Alêcxêep, Ônhisuc đã nêu lên vai trò của nguyên tắc liên môn là “bồi
dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy logic sẽ góp phần
thực hiện một trong nhưng yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác
lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn” [1; 100]. Như vậy, mục tiêu
quan trọng của mọi thủ thuật, phương pháp tư duy logic đều nhằm làm nổi bật
mối quan hệ giữa các môn học, điều này có ý nghĩa cả về kiến thức và rèn
luyện kĩ năng cho HS.
I.F. Kharlamôp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
như thế nào?” (NXB Giáo dục, 1979) đã nêu rõ tác dụng, ý nghĩa của việc vận
3
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
dụng kiến thức các môn học: “Việc giáo viên có khả năng tìm được mối liên
hệ giữa các vấn đề mà các nhà bác học đã nghiên cứu với điều mà các em đã
học ở nhà trường thuộc một môn học nào đó cũng gây cho học sinh niềm
hứng thú đặc biệt đối với việc học tập tài liệu mới”[25;102]. Những kiến thức
mới, phong phú thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau vừa làm sáng tỏ nội
dung mà HS đang học, vừa tạo hứng thú cho các em trong học tập.
Nhà giáo dục học N.U.Savin nêu rõ: “Nền học vấn phổ thông phản ánh
đầy đủ và chính xác nhất tri thức khoa học và thực tiễn của nhân loại và nó
thực sự là toàn diện. Ở đó đã kết hợp một cách hữu cơ các tri thức về tự
nhiên, xã hội và tư duy con người đã đạt được sự hài hòa giữa học vấn về
nhân văn và về tự nhiên...”(Giáo dục học – NXB Giáo dục 1983) [52;87]. Bản
thân chương trình học tập phổ thông đã có sự kết hợp hài hòa những tri thức
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiệm vụ của người GV là khai thác và sử
dụng nguồn tri thức ấy cho hiệu quả.
N.G.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” (NXB Giáo
Dục 1973), đã viết “để có một giờ học tốt, người giáo viên phải kết hợp được
nhiều khâu khác nhau quan trọng nhất là tham khảo các tài liệu để làm cho
nội dung bài giảng phong phú, chính xác…”[16;23]. Tác giả nêu rõ tầm quan
trọng của việc tham khảo nhiều nguồn tài liệu, nhiều nguồn tri thức làm cho
bài giảng sinh động và hấp dẫn. Cũng trong tác phẩm này, tác giả khẳng định
“Giáo dục chứ không phải học thuộc lòng… cần phải hiểu cho đúng vai trò
của phần tài liệu dự định để giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ” [16; 30].
Khi trình bày về sự phát triển của khoa học lịch sử N.A. Erôphêep đã đề
cập đến rất nhiều vấn đề về lịch sử xã hội, về văn hóa, tư tưởng, triết học, về
nhiều lĩnh vực chuyên môn của khoa học lân cận, “họ hàng” với khoa học lịch
sử. Trong cuốn “Lịch sử là gì”(NXB Giáo dục 1981) ông khẳng định:
“Không có một bộ môn khoa học nào có thể phát triển một cách đơn
độc”[21;147]. Tác giả nêu rõ mối quan hệ giữa lịch sử với các khoa học
nghiên cứu xã hội khác nhau, như xã hội học, dân tộc học, tâm lí xã hội…rất
chặt chẽ. “Sở dĩ các ngành khoa học này xích gần nhau vì chúng cùng nghiên
4
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
cứu một đối tượng như nhau” [21;147].
Nhà giáo dục học Shore B.M khi nói về công tác giảng dạy những học
sinh giỏi đã đề xuất: “Hỗ trợ học sinh tiếp cận các tài liệu cần thiết, chẳng hạn
các em tiếp xúc với các lớp và các tài liệu trình độ cao, hợp tác với những giáo
viên khác và các chuyên gia trong các lĩnh vực, làm cầu nối học sinh với các
chuyên gia đó”(Journal for the education of the Gifted – 1996)[69; 138]. Việc
cho HS tiếp xúc với những nguồn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực chính là cách
bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho bộ phận học sinh giỏi.
Theo Mitchell R.D tiêu chí để đánh giá một “giáo viên hiệu quả” là
“khả năng để ứng dụng và kết hợp các kiến thức hoặc các kĩ năng khác nhau
đối với một nhóm học sinh nhất định trong một bối cảnh nhất định”(The
American School Broad – 1998)[66, 27].
Nuthall .G trong “Elementary School journal”(1999) đã nêu: “các câu
chuyện thì hết sức đa dạng về các thông tin bổ trợ và có mối liên hệ với trải
nghiệm cá nhân, đồng thời được tích hợp và gắn kết với nhau bằng một cấu
trúc quen thuộc”[68; 337]. Theo đó, sử dụng các thông tin bổ trợ cũng là một
biện pháp truyền đạt kiến thức mới.
Bàn về những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả, Molnar. A,
Smith. P cho rằng: “Người giáo viên hiệu quả tận dụng sự liên quan lẫn nhau
giữa các môn học trong cả khung chương trình và sự sáp nhập nhiều môn học
khác vào thực hành giảng dạy”[67; 165](Education Evaluation and Policy
Analysis – 1999). Cũng nói về vấn đề này, James H. Stronge trong cuốn
“Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả” (NXB Giáo dục 2011), do
Lê Văn Canh dịch đã nhận định: “Giảng dạy là nơi gặp gỡ của nhiều ngành
học phức hợp và liên quan đến việc tương tác với nhiều học sinh đa dạng và
phức hợp”[53; 93].
Trong cuốn “Nghệ thuật và khoa học dạy học”( NXB Giáo dục 2011)
của tác giả Robert J. Marzano do GS. TS. Nguyễn Hữu Châu dịch, đã khẳng
định “Trong thực tế, không có một chiến thuật dạy học riêng lẻ nào đáp ứng
5
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
được yêu cầu của việc xử lí tích cực kiến thức trong quá trình trải nghiệm với
kiến thức trọng tâm mới” [38; 47]. Trong một tác phẩm khác cộng tác với J.
Pickering và E. Pollock, J. Marzano đã đề xuất “trong một đơn vị bài học,
giáo viên có thể đưa ra nhiều chi tiết cho học sinh học trong đó có liên quan
đến sự kiện, tiến trình, cảnh huống…”[39; 164](Các phương pháp dạy học
hiệu quả - NXB Giáo dục 2011). Theo những nhận định nêu trên, việc sử
dụng nhiều nguồn kiến thức, kết hợp nhiều phương pháp là cách thức đưa dạy
học trở thành một nghệ thuật.
Các tác phẩm kể trên đã đề cập đến một số khía cạnh của việc sử dụng
KTLM như vai trò, ý nghĩa, tác dụng của KTLM trong một số trường hợp.
Một số ý kiến cho rằng việc vận dụng sáng tạo nhiều nguồn kiến thức khác
nhau trong bài giảng chính là tiêu chí đánh giá một người GV giỏi.
2.2. Tài liệu trong nƣớc
- Tài liệu tâm lí học và giáo dục học
Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học”( NXB Giáo
dục 1987) nêu một cách khái quát nhất và tương đối đầy đủ về vai trò, ý
nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn: “Tiềm năng giáo dục thế giới
quan cho học sinh đặc biệt được khai thác trong mối liên hệ giữa các môn
học. Các mối liên hệ giữa các môn học, phản ánh bản chất biện chứng của
nhận thức khoa học, giúp xem xét một sự vật hay một hiện tượng từ nhiều
quan điểm khác nhau”.[42;123]. Như vậy, khi GV sử dụng KTLM trong
dạy học, phân tích để HS thấy được mối liên hệ giữa các môn học chính là
đang thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng tư duy biện chứng và rèn
luyện khả năng phân tích cho HS.
Đặng Thành Hưng trong cuốn “Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kĩ
thuật” (NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 2002), cho rằng: “Trong khoa học
giáo dục còn có những bộ môn, chuyên ngành, liên môn lấy những liên hệ
qua lại làm đối tượng”.[24;15]. Tác giả đã đề cập đến một khả năng khác của
vấn đề sử dụng KTLM trong dạy học. Một chuyên ngành nghiên cứu sâu sắc
6
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
hơn, cụ thể hơn về những mối liên hệ qua lại giữa các ngành khoa học sẽ là
đóng góp lớn cho giáo dục học hiện nay.
Tác giả Đoàn Huy Oánh trong tác phẩm “Tâm lý sư phạm” ( NXB Đại
học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh, 2005) đã nêu “Bên cạnh chương trình Giáo
dục công dân riêng biệt, các môn học về văn học, lịch sử cũng là những bài
học quý giá giảng dạy về luân lí, đạo đức, nhân cách” [ 49; 247]. Cũng trong
tác phẩm này, tác giả khẳng định “ngày này, các nhà tâm lý giáo dục nhận
định rằng, giáo viên cần có khả năng hiểu biết nhiều phương diện kiến
thức”[49; 248]. Như vậy theo đánh giá của một nhà tâm lí học, KTLM có vai
trò lớn trong giáo dục HS. Đồng thời, để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, GV
phải am hiểu nhiều lĩnh vực để ứng dụng vào bài giảng, làm cho giờ học trở
nên sinh động, hấp dẫn HS.
Giáo trình “Giáo dục học” – Trần Thị Tuyết Oanh ( Tập 1 NXB Đại học
Sư phạm, 2006), đã nêu: Một trong số những phẩm chất nhân cách con người
Việt Nam cần giữ gìn và phát huy là lòng yêu nước. Theo tác giả tình cảm này
có nguồn gốc sâu xa, bắt nguồn từ trong tâm thức của mỗi người Việt Nam.
Lòng yêu nước trở thành một trong những tiêu chí đánh giá phẩm chất, nhân
cách con người Việt Nam.
- Giáo trình lịch sử
Cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên và Trần Văn
Trị (NXB Giáo dục 1992), đã dành hẳn một phần để nói về chức năng giáo
dục của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông trong đó có giáo dục truyền
thống yêu nước. Giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1 GS. Phan
Ngọc Liên (chủ biên), PGS. Trịnh Đình Tùng, GS. Nguyễn Thị Côi (NXB
Đại Học Sư Phạm 2009) đã nêu: “Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có khả
năng giáo dục học sinh truyền thống tốt đẹp về lòng yêu nước… phải nắm
vững kiến thức lịch sử và truyền thống đấu tranh kiên cường của ông cha để
từ đó xác nhận rõ trách nhiệm của mình với cuộc sống hiện tại …”[34;212].
Ngoài ra, các tác giả còn phân tích những biểu hiện của lòng yêu nước qua
7
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
những nét chung và những nét riêng của từng thời kì. Các cuốn giáo trình qua
mỗi thời kì đều có sự bổ sung, đổi mới nhưng luôn khẳng định tầm quan trọng
của vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước. Đây là cơ sở để tiếp thu mọi
nguồn tri thức mới.
Giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1 do GS. TS Phan Ngọc
Liên (chủ biên), PGS.TS Trịnh Đình Tùng, GS.TS Nguyễn Thị Côi, (NXB
Đại học sư phạm 2010) đã trình bày một cách rất khái quát về nguyên tắc liên
môn: “… việc nắm vững các sự kiện lịch sử liên quan chặt chẽ với việc hiểu
biết tri thức về nhiều môn khoa học xã hội và nhân văn (văn học, giáo dục
công dân, triết học, địa lý) và cả về khoa học tự nhiên…”.[35;259] Bên cạnh
đó giáo trình còn đề cập tới tư tưởng tích hợp và phân biệt giữa nguyên tắc
liên môn và nguyên tắc tích hợp.
- Các sách chuyên khảo
Trong quyển “Giáo dục truyền thống” của Lê Tám, (NXB Thanh Niên,
1978) đã nêu lên tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cho thế hệ
trẻ trong đó có lòng yêu quê hương đất nước. Theo tác giả: “vấn đề giáo dục
truyền thống chiếm một vị trí trọng yếu, thiết thực, góp phần bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm lành mạnh, trong sáng, xây dựng lòng tự hào, tự tin, ý chí tự
lực, tự cường của tuổi trẻ, thôi thúc họ vươn lên”[54; 26]. Ngoài ra, tác giả
nêu những nội dung chủ yếu về truyền thống cần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ
cũng như những hình thức, phương pháp giáo dục truyền thống cho các em.
GS. Trần Văn Giàu trong cuốn “Giá trị tinh thần truyền thống của dân
tộc Việt Nam” (NXB Khoa Học Xã Hội 1980) đã nêu lên những giá trị tinh
thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta trong đó nhấn mạnh truyền thống yêu
nước chống ngoại xâm qua các thời kì lịch sử.
Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”
của hội giáo dục lịch sử trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội do GS. Phan Ngọc
Liên chủ biên có các bài viết về việc sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh, sử dụng
8
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
tài liệu văn kiện Đảng… đây cũng là một khía cạnh của vấn đề sử dụng
KTLM trong DHLS. Ngoài ra, cũng trong tác phẩm này, các tác giả đã viết
một chuyên đề về giáo dục HS qua DHLS. Trong đó, nhiều bài viết của các
tác giả như Thái Văn Long, Trần Vĩnh Tường… đã khai thác những nội dung
của truyền thống yêu nước có thể giáo dục HS. Theo đó, yêu nước là yêu
CNXH, kính yêu lãnh tụ…
Tác phẩm “Hồ Chí Minh với sử học” của GS. Phan Ngọc Liên cũng đã
phân tích hiệu quả to lớn của việc sử dụng các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí
Minh trong DHLS.
Nói về vai trò của các loại tài liệu trong bài giảng lịch sử, tác giả Trần
Viết Thụ trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử”
(NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009) khẳng định: “Nguồn tài liệu mà giáo
viên đưa vào bài giảng phong phú đa dạng không chỉ làm sâu sắc nội dung
sách giáo khoa, mà còn mở rộng hiểu biết của học sinh về kiến thức văn hóa
nói chung như khảo cổ học, triết học, văn học, nghệ thuật, địa lí…”[12; 111].
Điều này chứng tỏ, nếu GV khai thác tốt nguồn KTLM không chỉ khắc sâu
nội dung lịch sử mà còn bổ sung cho HS kiến thức về những lĩnh vực khác,
các em thấy được mối liên hệ giữa các nguồn kiến thức.
Nội dung giáo dục truyền thống cũng được đề cập đến trong tác phẩm:
“Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay” (NXB Đại học
sư phạm Hà Nội 2009) của tác giả Nghiêm Đình Vỳ, trong đó tác giả nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ
trẻ ngày nay.
Trong cuốn “Phương pháp luận sử học” (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,
2011), GS Phan Ngọc Liên đã phân tích những điểm chung và những điểm
khác nhau giữa khoa học lịch sử và khoa học tự nhiên. Trong đó, tác giả nêu
lên điểm chung đó là đối tượng nghiên cứu đều là thực tại xã hội và những
quy luật chung.
- Các tạp chí khoa học chuyên ngành
9
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
Bên cạnh các cuốn giáo trình và sách chuyên khảo, nhiều bài viết trên
các tạp chí cũng đề cập tới nội dung sử dụng KTLM và giáo dục truyền thống
yêu nước. Nguyễn Quang Vinh có bài “Dạy học các môn học theo quan điểm
liên môn( tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 10/1986). Bài “Mấy biện pháp
nâng cao hiệu quả giáo dục qua một bài học lịch sử” của PGS Trịnh Đình
Tùng (Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 5 -1988). Bài “Giáo dục truyền thống
yêu nước cho thế hệ trẻ qua bộ môn lịch sử” của GS Phan Ngọc Liên, PGS
Trịnh Đình Tùng, GS Nguyễn Thị Côi (tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2 –
1992). Trần Văn Cường - “Vận dụng nguyên tắc liên môn trong DHLS ở
trường THPT”(tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 7/1997). Trong bài “Vận dụng
nguyên tắc liên môn khi dạy học các vấn đề văn hóa trong SGK Lịch Sử”
(Tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục” số 12 – 1997), tác giả Trần Viết Thụ đã đi
sâu nghiên cứu việc vận dụng kiến thức các môn học khác vào dạy các nội
dung văn hóa của môn lịch sử, Trần Đức Minh “Vận dụng quan điểm liên
môn - một yếu tố nâng cao tính tích cực học tập của HS” (trên tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục số 4/1999)…
Ngoài ra, vấn đề trên cũng được một số luận văn cao học, khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên đề cập tới như: Luận văn “Giáo dục lòng yêu quê hương
cho HS phổ thông trung học qua DHLS địa phương ( tỉnh Nghĩa Bình)” của
tác giả Trần Quốc Tuấn bảo vệ năm 1986 (trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội ),
trong đó tác giả nêu những đặc trưng của lòng yêu nước, yêu quê hương là
mức độ thấp của lòng yêu nước. Cùng quan điểm với tác giả Trần Quốc Tuấn
có khóa luận của Võ Thị Hồng Nhi “Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước
cho HS qua khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong DHLS bài
nội khóa ở trường THPT Hà Tĩnh” (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội –
2004). Trần Viết Thụ với luận án “Giảng dạy những nội dung văn hóa trong
khóa trình lịch sử dân tộc ở trường PTTH”, đề cập đến những phương pháp
giảng dạy nội dung văn hóa, trong đó sử dụng KTLM là một biện pháp hiệu
quả. Khóa luận “ Giáo dục truyền thống yêu nước cho HS khi dạy học phần
10
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
LSVN từ thời nguyên thủy đến thế kỷ XV ở lớp 10 THPT (chương trình
chuẩn) (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – 2009), Luận văn của Nguyễn Thị
Nhung “Sử dụng KTLM để gây hứng thú học tập LSVN từ năm 1930 đến
năm 1945 ở trường THPT (chương trình chuẩn)”…
Những tài liệu kể trên đã khẳng định tính phổ biến của vấn đề sử dụng
KTLM trong dạy học. Các tác giả đã chỉ ra vai trò, ý nghĩa của việc kết hợp
kiến thức của nhiều ngành khoa học trong học tập một bộ môn nhất định. Việc
làm đó góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập. Đồng
thời, các tác phẩm khẳng định, vận dụng linh hoạt nhiều nguồn kiến thức là khả
năng cần có ở một GV. Những nguồn tài liệu trên nhấn mạnh sự cần thiết của
nhiệm vụ giáo dục nói chung và giáo dục truyền thống yêu nước nói riêng,
phản ánh một số khía cạnh của truyền thống yêu nước.
Tuy nhiên, chưa có tác phẩm nào đề cập tới những biện pháp cụ thể để
khai thác, sử dụng KTLM và sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống yêu
nước. Kế thừa thành quả của các công trình trước đó, luận văn đi sâu nghiên
cứu những biện pháp cụ thể để sử dụng KTLM nhằm giáo dục truyền thống
yêu nước.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu là: quá trình sử dụng KTLM trong DHLS để
giáo dục truyền thống yêu nước cho HS
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu các biện pháp sử dụng
KTLM để giáo dục truyền thống yêu nước cho HS. Chủ yếu nghiên cứu nội
dung phần LSVN giai đoạn 1945 – 1954 và tập trung khai thác các kiến thức:
văn học, địa lý, giáo dục công dân, âm nhạc để giáo dục truyền thống yêu
nước cho HS trong bài học nội khóa.
- Phạm vi điều tra thực tiễn chúng tôi tiến hành ở một số trường THPT
phía Bắc, và tiến hành thực nghiệm sư phạm một bài lịch sử nội khóa.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn của việc sử dụng
11
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
KTLM trong DHLS, luận văn đề ra các biện pháp sử dụng KTLM để giáo dục
truyền thống yêu nước cho HS.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Xác định cơ sở lí luận và điều tra thực tiễn của việc sử dụng KTLM trong
DHLS
+ Tìm hiểu nội dung chương trình SGK cần giáo dục truyền thống yêu
nước cho HS.
+ Đề xuất các biện pháp sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống yêu
nước cho HS.
+ Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp mà luận văn đã đề
ra, từ đó rút ra kết luận khoa học về việc sử dụng KTLM để giáo dục truyền
thống yêu nước cho HS.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận của đề tài là dựa trên lí luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
phương pháp DHLS và truyền thống yêu nước
- Phương pháp nghiên cứu :
+ Nghiên cứu các tài liệu: Tâm lí học, Giáo dục học, các tài liệu giáo dục
khác, tài liệu lịch sử, phương pháp DHLS, chương trình SGK THPT và các tài
liệu có liên quan khác.
+ Điều tra cơ bản: tiến hành quan sát, điều tra bằng phiếu điều tra đối với
GV và HS
+ Thực nghiệm sư phạm bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) (tiết 1). Địa bàn thực nghiệm: trường THPT
Tân Lạc – Tân lạc – Hòa Bình.
+ Sử dụng phương pháp toán học thống kê trên cơ sở so sánh các giá trị
thu được giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá hiệu quả của
những biện pháp dạy học mà đề tài đưa ra.
6. Giả thuyết khoa học
12
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
Nếu vận dụng các biện pháp sử dụng KTLM theo đúng yêu cầu đề tài
nêu ra thì sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử, nâng cao
hiệu quả DHLS nói chung, nâng cao chất lượng giáo dục và cụ thể là giáo dục
truyền thống yêu nước nói riêng.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn làm phong phú thêm lí luận về việc sử
dụng KTLM trong DHLS để giáo dục truyền thống yêu nước cho HS.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp tác giả biết cách khai thác,
vận dụng KTLM để giáo dục truyền thống yêu nước cho HS trong DHLS.
8. Đóng góp của luận văn
- Khẳng định vị trí và vai trò của việc sử dụng KTLM trong DHLS và ý
nghĩa của nó khi vận dụng để giáo dục truyền thống yêu nước cho HS.
- Phản ánh được thực trạng giáo dục truyền thống yêu nước ở trường
THPT hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp sư phạm để sử dụng KTLM nhằm giáo dục
truyền thống yêu nước cho HS trong DHLS LSVN giai đoạn 1945 – 1954 ở
trường THPT, nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn cấu trúc
thành hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng KTLM để giáo
dục truyền thống yêu nước cho HS trong DHLS ở trường THPT
Chương 2: Một số biện pháp sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống
yêu nước cho HS trong DHLS Việt Nam (1945-1954) lớp 12
13
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU
NƢỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số quan niệm
- Kiến thức và KTLM
Kiến thức
Trong đời sống cũng như trong khoa học, chúng ta thường xuyên nhắc
đến thuật ngữ kiến thức, chính vì mức độ phổ biến của thuật ngữ này nên
cũng có nhiều quan niệm khác nhau về kiến thức.
Theo các nhà sinh lí học, kiến thức là một dạng nhất định của những mối
liên hệ tạm thời, được tạo trên vỏ các bán cầu đại não do ảnh hưởng của
những kích thích bên ngoài và hoạt động tư duy tích cực của chủ thể nhận
thức. Như vậy, kiến thức chỉ tồn tại “tạm thời”, nếu không thường xuyên
“nhắc lại” kiến thức sẽ bị xóa mờ và bị thay thế bởi kiến thức khác trên các vỏ
bán cầu đại não.
Các nhà giáo dục học cho rằng : “kiến thức là hệ thống những khái niệm,
phạm trù, những quy tắc, lí thuyết của từng môn học mà học sinh cần phải
học tập, nắm vững. Kết quả học tập môn học được đánh giá bằng khả năng
nhận thức của học sinh với số lượng và chất lượng của kiến thức đó”[ 64; 8485]. Như vậy, kiến thức không chỉ là mục tiêu HS cần phải đạt được trong quá
trình học tập mà còn là tiêu chí đánh giá kết quả học tập của HS thông qua
hoạt động kiểm tra.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “kiến thức là những điều hiểu biết do tìm
hiểu, học tập mà có” [50; 635].
Như vậy, tùy vào cách tiếp cận mà mỗi ngành khoa học sẽ có quan niệm
14
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
khác nhau về thuật ngữ kiến thức, nhưng điểm chung của các quan niệm trên
là đều coi kiến thức là kết quả của quá trình nhận thức. Dù theo quan niệm
nào thì mọi ngành khoa học đều không thể phủ nhận vai trò của kiến thức với
cuộc sống con người, kiến thức chính là một loại công cụ giúp con người tác
động, chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên và xã hội. Đồng thời, trong quá
trình đó con người cũng không ngừng trau dồi, bổ sung làm phong phú vốn
kiến thức của mình. Tóm lại, có thể hiểu kiến thức là những hiểu biết về tự
nhiên, xã hội mà con người có được do tìm hiểu hoặc do được giáo dục.
Kiến thức lịch sử
Kiến thức lịch sử là sự phản ánh quá trình phát sinh, phát triển khách
quan của tự nhiên và xã hội diễn ra theo trình tự thời gian, thông qua tìm hiểu,
học tập mà con người tích lũy được. Kiến thức lịch sử cũng như kiến thức nói
chung có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của con người. Nắm vững kiến thức
lịch sử là tiền đề để hiểu hiện tại một cách đúng đắn và khoa học từ đó có sự
định hướng chính xác cho sự phát triển trong tương lai. Kiến thức lịch sử
nghiên cứu những con người, sự kiện có thật, vì vậy nó có tác dụng lớn trong
việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và hình thành thế giới quan khoa học. Qua
đó, có thể khẳng định kiến thức lịch sử không chỉ là phương tiện để con người
nhận thức tự nhiên và xã hội mà còn là công cụ để cải tạo nó, trình độ nhận
thức của con người càng cao thì kiến thức lịch sử càng phong phú, đa dạng.
Như vậy, kiến thức lịch sử là sự phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, là kết
quả của việc nghiên cứu khoa học lịch sử được sử dụng vào nhận thức và hoạt
động xã hội, giúp con người hiểu một cách đầy đủ về quá trình phát triển của
lịch sử loài người.
15
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
Kiến thức liên môn
Kiến thức liên môn là những kiến thức giao thoa giữa các môn học,
những kiến thức ở những môn học khác nhau nhưng cùng đề cập đến một vấn
đề. Do đó, trong bất kì môn học nào cũng có thể sử dụng KTLM vì mọi mặt
của đời sống đều có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Sử dụng KTLM
trong dạy học có ba mức độ: ở mức độ thấp, GV nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ
năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi HS nhớ lại và vận dụng kiến thức
đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi HS phải độc lập giải quyết
các bài tập nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết.
Như vậy, mức độ sử dụng KTLM càng cao thì nó càng gần với khái
niệm “tích hợp”. Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc liên môn cũng như vấn đề sử
dụng KTLM trong dạy học nói chung và trong DHLS nói riêng chúng ta cần
có sự phân biệt rõ ràng giữa “liên môn” và “tích hợp”.
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng
tích hợp ( inte’gration (tiếng Pháp), integration(tiếng Anh) trong việc xây
dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống,
“ nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như
quá trình dẫn đến trạng thái này”[17;308]. Trong khoa học giáo dục, tích hợp
thể hiện ở việc liên kết các môn học có mối quan hệ với nhau, ở từng mức độ
cụ thể sẽ cho kết quả là việc ra đời những môn học mới hoặc chỉ dừng lại ở
việc “liên môn”.
Kiến thức liên môn trong DHLS
Chức năng của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là cung cấp cho HS
những tri thức về sự phát sinh, phát triển của mọi mặt đời sống xã hội loài
người. Vì vậy, kiến thức lịch sử có liên quan chặt chẽ đến kiến thức của các
ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trong quá trình giảng dạy, GV
lịch sử phải tìm ra những khái niệm, những nội dung từ những môn học khác
có thể sử dụng làm nổi bật kiến thức lịch sử HS cần lĩnh hội. Có như vậy, HS
16
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
nắm kiến thức lịch sử mới vững chắc và việc giáo dục tư tưởng thông qua
môn học mới đạt hiệu quả cao.
Đối với HS, KTLM giúp các em nhận thức sự phát triển của xã hội một
cách liên tục, thống nhất, hiểu được tính toàn diện của lịch sử. Điều này khắc
phục tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của HS. Nắm được mối liên
hệ kiến thức giữa các môn học, tính hệ thống giữa các tri thức lịch sử, giúp
HS có khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự
phát triển của lịch sử.
Để sử dụng KTLM vào DHLS đạt hiệu quả cao, người GV lịch sử không
chỉ nắm vững kiến thức lịch sử mà còn phải nắm vững nội dung, chương trình
các môn học được giảng dạy trong trường phổ thông có liên quan đến môn
lịch sử, trước hết chính là những môn học “gần gũi” với lịch sử như: Văn học,
Địa lí, Giáo dục công dân…Học sinh có vai trò chủ động, tích cực trong việc
học tập vì khi học lịch sử theo phương pháp này HS phải huy động những
kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện. Đồng thời, HS được ôn
tập, củng cố, tổng hợp các kiến thức ở mức cao hơn và biết vận dụng thông
minh kiến thức.
Giáo dục truyền thống và truyền thống yêu nƣớc trong DHLS
Giáo dục
Theo Từ điển Tiếng Việt, giáo dục là “hoạt động nhằm tác động một
cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào
đó, làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất và năng lực như
yêu cầu đề ra”. [50; 395]. Theo đó, hoạt động giáo dục cần có hai chủ thể là
người giáo dục và người được giáo dục, và hoạt động này nhằm xây dựng,
hình thành nên những phẩm chất, năng lực như mục tiêu đã đề ra trước đó.
Bên cạnh khái niệm về hoạt động giáo dục nói chung, các nhà giáo dục
học quan niệm giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người.
17
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
Sở dĩ nói giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ có trong xã hội loài
người giáo dục mới được nảy sinh, phát triển và tồn tại lâu dài. Lúc đầu giáo
dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra theo lối quan sát, bắt chước
ngay trong quá trình lao động (săn bắt, hái lượm, chăn nuôi, trồng trọt…). Về
sau giáo dục trở thành một hoạt động tự giác có tổ chức, có mục đích, nội
dung và phương pháp… của con người. Xã hội loài người ngày càng biến đổi
theo hướng đi lên, giáo dục cũng phát triển và trở thành một hoạt động được
tổ chức chuyên biệt: có chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháp
khoa học.
Như vậy, hoạt động giáo dục dù nhìn nhận dưới góc độ nào cũng cần có
ít nhất hai chủ thể là người dạy và người học và mục tiêu là trang bị cho
người học những phẩm chất, năng lực cần thiết trên cơ sở những kinh nghiệm
của các thế hệ loài người. Hoạt động giáo dục trong nhà trường là trung tâm
của mọi hoạt động giáo dục. Nó diễn ra có quy mô, bài bản nhất định với mục
tiêu không chỉ trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà còn bồi dưỡng phẩm
chất đạo đức cho HS.
Truyền thống
Theo “Bách khoa từ điển Xô Viết” truyền thống là: những yếu tố di tồn
văn hóa, xã hội truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ trong các xã
hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài. Truyền thống thể
hiện trong một chế định xã hội, chuẩn mực của hành vi, các giá trị tư tưởng,
phong tục, tập quán và lối sống. Truyền thống tác động đến mọi xã hội và tất
cả mọi lực lượng trong đời sống xã hội.[17; 1339]. Có thể nói, truyền thống là
những di sản của quá khứ về các mặt của đời sống được kết tinh và lưu truyền
qua các thế hệ, ăn sâu vào tiềm thức của con người và được thể hiện qua
phong cách sống, qua các mối quan hệ xã hội.
“Từ điển Tiếng Việt” giải thích truyền thống là “những thói quen hình
thành lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang
thế hệ khác”[50; 443].
18
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
Theo GS Phan Ngọc Liên, trong “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông”,
“truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt văn hóa, tư tưởng, tình cảm một
địa phương, một đơn vị nào đó, được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ
trước sang thế hệ sau. Truyền thống có phần tích cực, giúp vào sự tồn tại và
phát triển, như truyền thống yêu nước, lao động (truyền thống tốt đẹp), cũng
có phần tiêu cực phải xóa bỏ. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, những
truyền thống yêu quý lao động, yêu nước và cách mạng được kế tục và phát
huy cao độ”[33; 443]. Có những truyền thống tốt đẹp mà mọi thế hệ cần kế
thừa, phát huy nhằm phục vụ cho những mục đích cao quý, cho sự tiến bộ của
xã hội như: truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, truyền thống cần
cù, yêu lao động…Bên cạnh đó những nét tiêu cực, những hủ tục do tàn dư
của xã hội cũ để lại như: mê tín dị đoan, trọng nam khinh nữ…thì phải kiên
quyết xóa bỏ.
Tóm lại, truyền thống là những thói quen, những phong tục, tập quán
được truyền từ đời này sang đời khác, bao gồm cả những giá trị tốt đẹp và
những hủ tục lạc hậu cần bài trừ. Nhiệm vụ của nhà trường nói chung và của
môn Lịch sử nói riêng là phải làm cho thế hệ trẻ hiểu được giá trị của những
truyền thống tốt đẹp, gìn giữ, phát triển nó đồng thời nhận biết và bài trừ
những truyền thống không còn phù hợp với thời đại ngày nay.
Truyền thống yêu nước
Quan niệm về truyền thống yêu nước ở mỗi thời kì tùy vào giai cấp lãnh
đạo, nhiệm vụ của thời đại sẽ mang những nội dung khác nhau. Trong thời
phong kiến, “ái quốc” phải gắn liền với “trung quân”, yêu nước là phải trung
thành với nhà vua. Trong thời đại ngày nay, yêu nước gắn liền với yêu
CNXH, dốc sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lòng yêu nước là tình cảm tự nhiên của con người, nó trước hết là tình
cảm yêu thương đùm bọc giữa những người thân trong gia đình, rộng hơn nữa
là tình làng nghĩa xóm tương trợ, đỡ đần nhau, phát triển cao hơn chính là tình
yêu quê hương, yêu những cảnh đẹp dù đơn sơ, mộc mạc. Khi nhà nước ra
19
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
đời, tình yêu quê hương phát triển lên thành tình yêu nước mà biểu hiện của
nó là bảo vệ đất nước trước mọi kẻ thù.
Như vậy, lòng yêu nước không phải xuất hiện ngay từ khi con người xuất
hiện mà nó được hình thành trong quá trình lao động, chiến đấu, bảo vệ đất
nước. Lòng yêu nước lớn dần theo dòng chảy của lịch sử, nó được truyền từ
đời này sang đời khác và dần trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
Nếu như, truyền thống yêu nước được ra đời cùng với sự ra đời của nhà
nước thì thuật ngữ truyền thống cách mạng từ khi Đảng thành lập mới được
nói tới. Trải qua hơn 80 năm lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc ta
cũng cực kì vẻ vang và đáng tự hào. Truyền thống cách mạng là kết tinh cao
độ của truyền thống yêu nước. Với lòng yêu nước, nhân dân ta có thể dũng
cảm đối mặt với bất kì kẻ thù nào, khi có Đảng dẫn đường mọi con đường
dù gian nan tới đâu sẽ đi tới đích cuối cùng là thành công. Những thắng lợi
mà dân tộc ta đã gặt hái được từ khi Đảng ra đời tới nay là minh chứng sống
động nhất cho điều này. Với tầm quan trọng như vậy nên việc giáo dục truyền
thống nói chung và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ nói riêng là
mục tiêu không thể thiếu trong dạy học ở trường phổ thông.
Nội dung truyền thống yêu nước cần giáo dục cho HS thể hiện qua từng
sự kiện lịch sử. “Các sự kiện lịch sử xác nhận rằng lòng yêu nước là tư tưởng
và tình cảm lớn nhất của người Việt Nam từ ngàn xưa, là biểu hiện cao nhất
trách nhiệm của mỗi người dân với Tổ quốc” [35; 213]. Bên cạnh những nét
chung được hun đúc qua nhiều thế kỉ, truyền thống yêu nước có những nét
riêng đặc trưng cho mỗi thời kì lịch sử. Giai đoạn dựng nước, nội dung truyền
thống yêu nước thể hiện qua việc cải tạo thiên nhiên, xây dựng đất nước,
chống giặc ngoại xâm. Từ giữa thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám, truyền
thống yêu nước thể hiện qua sự quật cường, anh dũng trong đấu tranh chống
Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống yêu nước kết hợp với lòng
yêu chủ nghĩa xã hội. Tóm lại, nội dung truyền thống yêu nước cần giáo dục
cho HS là tình yêu quê hương, làng xóm, lòng tự hào về những nét đẹp vật
20
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
chất, tinh thần của dân tộc. Kết tinh cao nhất của truyền thống yêu nước là
tinh thần sẵn sàng xả thân, hi sinh để bảo vệ độc lập dân tộc.
Sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho HS
Sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống yêu nước cho HS trong DHLS
là quán triệt nguyên tắc liên môn trong dạy học, đồng thời thực hiện nhiệm vụ
giáo dục ở trường phổ thông. Sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống yêu
nước là việc GV sử dụng kiến thức của những môn học khác nhau, có nội
dung liên quan để làm nổi bật kiến thức lịch sử HS cần lĩnh hội, thông qua đó
giáo dục HS những khía cạnh của truyền thống yêu nước. Điều này không có
nghĩa là vận dụng KTLM trong DHLS một cách chung chung, hay trong bài
học lịch sử chỉ tập trung giáo dục truyền thống yêu nước một cách gượng ép,
thiếu tự nhiên, cũng không phải là sa đà vào những KTLM mà quên mất mục
tiêu của bài học. Sử dụng KTLM phải có chọn lọc nhằm làm nổi bật nội dung
lịch sử, thông qua đó giáo dục truyền thống yêu nước cho HS. Đó là mục tiêu
cần đạt đến khi sử dụng biện pháp này.
Sử dụng KTLM để giáo dục truyền thống yêu nước cho HS có ý nghĩa to
lớn trong DHLS, tạo hứng thú cho HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn
luyện kĩ năng thực hành, đặc biệt bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, giáo dục
truyền thống yêu nước cho HS đạt hiệu quả cao.
1.1.2. Cơ sở xuất phát của việc sử dụng KTLM để giáo dục truyền
thống yêu nước cho HS trong DHLS ở trường THPT
Mục tiêu, nhiệm vụ của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay
Ngày nay, đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Hoàn
cảnh ấy đem lại rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Trên thế
giới và trong khu vực hiện nay, tuy hòa bình, hợp tác, phát triển đang là xu
thế chính nhưng vẫn tồn tại những tranh chấp, xung đột cục bộ về nhiều vấn
đề. Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ Tám của BCH TƯ Đảng khóa XI đã
xác định mục tiêu chung là “Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ
21
Đề tài: Sử dụng kiến thức liên môn để giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945 – 1954) THPT – chƣơng trình chuẩn
XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi
ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền
văn hóa Việt Nam, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát
triển đất nước theo định hướng XHCN”[18;3].
Đối với ngành giáo dục, mục tiêu cần phải đổi mới căn bản, toàn diện,
giáo dục và đào tạo. Để đạt được mục tiêu này, Hội nghị đã chỉ đạo “Giáo dục
con người Việt Nam phát triển toàn diện,… yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết
lòng phục vụ nhân dân và đất nước”[18; 9]. Nắm được tầm quan trọng của
công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nên mục tiêu giáo dục đã được
pháp quy hóa trong văn bản Luật giáo dục năm 2005: “đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề
nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH hình thành và bồi
dưỡng phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc” [11; 32]. Như vậy, tất cả các văn bản xác định mục tiêu, nhiệm
vụ của đất nước trong giai đoạn hiện nay đều chú trọng vào việc giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện, một trong những phẩm chất không thể
thiếu đó là lòng yêu nước.
Mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trƣờng THPT
Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường phổ thông thể hiện ở ba mặt cơ bản:
kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Về kiến thức: Trên cơ sở củng cố những kiến thức lịch sử đã học ở
THCS, từ đó phát triển những nội dung về LSVN, lịch sử thế giới, hợp thành
một hệ thống kiến thức về sự phát triển của lịch sử từ nguyên thủy cho đến
nay.
- Về kĩ năng: Cần bồi dưỡng cho HS những kĩ năng: Tư duy biện chứng
trong nhận thức và hành động. Ngoài ra cần bồi dưỡng những kĩ năng thực
hành bộ môn như: sử dụng SGK, các loại tài liệu tham khảo, làm và sử dụng
đồ dùng trực quan, nâng cao năng lực trình bày bao gồm cả nói và viết, ứng
dụng công nghệ thông tin vào học tập, tham gia hoặc tổ chức được các hoạt
22