Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Luận văn Biện pháp cải thiện độ lưu loát lời nói cho trẻ 6 -7 tuổi có khó khăn về nói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ THANH HUYỀN

BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ LƢU LOÁT LỜI NÓI
CHO TRẺ 6 -7 TUỔI CÓ KHÓ KHĂN VỀ NÓI

Chuyên ngành:

Giáo dục đặc biệt

Mã số:

60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn: TS. Bùi Thế Hợp

HÀ NỘI - 2015


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ĐLLLN:

Độ lưu loát lời nói

BP:

Biện pháp



GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

SPM:

Tốc độ nói

SS:

Tỉ lệ lỗi lắp

NAT:

Mức độ tự nhiên của lời nói


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng độ lưu loát trong lời nói của trẻ 6 -7
tuổi .................................................................................................... 35
Bảng 2.2. Kết quả phân chia mức độ tốc độ nói ở trẻ 6 -7 tuổi ...................... 37
Bảng 2.3. Bảng kết quả tỉ lệ trẻ em lỗi lắp ở trẻ 6-7 tuổi ................................ 38
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát mức độ tự nhiên của lời nói (NAT) ................... 39
Bảng 3.1: Các chỉ số mức độ lưu loát lời nói của 3 trường hợp trước thực
nghiệm............................................................................................... 63

Bảng 3.2. Chỉ số tốc độ nói qua quá trình thực nghiệm.................................. 64
Bảng 3.3. Tỉ lệ % lỗi lặp qua quá trình thực nghiệm ...................................... 65
Bảng 3.4. Chỉ số mức độ tự nhiên của lời nói qua thực nghiệm..................... 67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tốc độ nói của 30 khách thể nghiên cứu ................................... 36
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ phân nhóm mức độ lưu loát lời nói của khảo sát .......... 37
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ so sánh tỉ lệ lắp 3 trường hợp trẻ với tỉ lệ TB cả nhóm....... 38
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ so sánh trường hợp 1 với trung bình cả nhóm .............. 40
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ so sánh trường hợp 2 với trung bình cả nhóm .............. 41
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ so sánh trường hợp 3 với trung bình cả nhóm .............. 42
Biểu đồ 3.1: Chỉ số SMP qua thực nghiệm ..................................................... 65
Biểu đồ 3.2: Chỉ số % SS qua thực nghiệm .................................................... 66
Biểu đồ 3.3: Chỉ số NAT qua thực nghiệm..................................................... 67


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP
CẢI THIỆN ĐỘ LƢU LOÁT LỜI NÓI CHO TRẺ 6-7 TUỔI CÓ KHÓ
KHĂN VỀ NÓI ................................................................................................ 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 6
1.1.1. Ở nước ngoài ..................................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 11
1.2.1. Giao tiếp – ngôn ngữ - lời nói ......................................................... 11
1.2.2. Khó khăn về nói – Tật ngôn ngữ: ................................................... 13
1.2.3. Mất lưu loát lời nói – Nói lắp ......................................................... 15
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nói lắp ở trẻ 6-7 tuổi ............................ 21
1.2.5. Các hướng tiếp cận trong việc xây dựng biện pháp cải thiện độ lưu
loát lời nói ................................................................................................. 29
Kết luận chương 1:......................................................................................... 30
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐỘ LƢU LOÁT LỜI NÓI
CỦA TRẺ 6-7 TUỔI VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ LƢU
LOÁT LỜI NÓI CHO TRẺ ......................................................................... 32
2.1. Mô tả về khảo sát ..................................................................................... 32

5


2.1.1. Mục đích ......................................................................................... 32
2.1.2. Nội dung.......................................................................................... 32
2.1.3. Phương pháp khảo sát ..................................................................... 32
2.1.4. Mẫu khảo sát: .................................................................................. 33
2.1.5. Bộ công cụ và xử lí dữ liệu: ............................................................ 33
2.1.6. Địa điểm khảo sát và cách tiến hành: ............................................. 33
2.2. Kết quả thực trạng ................................................................................. 34
2.2.1. Độ lưu loát lời nói của trẻ 6-7 tuổi ................................................. 34
2.2.2. Thực trạng tỉ lệ lỗi lắp ................................................................. 38
2.2.3. Thực trạng mức độ tự nhiên trong lời nói của trẻ 6-7 tuổi .......... 39
2.2.4. So sánh các trường hợp điển hình với nhóm khảo sát ................. 40

2.2.5. Trải nghiệm của học sinh khó khăn về nói – giáo viên – phụ huynh ....43
Kết luận chương 2 .......................................................................................... 48
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ LƢU LOÁT LỜI NÓI CHO
TRẺ 6-7 TUỔI CÓ KHÓ KHĂN VỀ NÓI & THỰC NGHIỆM SƢ
PHẠM ............................................................................................................. 50
3.1. Hệ thống các biện pháp ......................................................................... 50
3.1.1. Ý tưởng thiết kế .............................................................................. 50
3.1.2. Các biện pháp .................................................................................. 50
3.13. Nhóm biện pháp xây dựng môi trường giao tiếp thuận lợi.............. 55
3.2. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 57
3.2.1. Mô tả về thực nghiệm ..................................................................... 57
3.2.2. Kết quả thực nghiệm ....................................................................... 64
3.3. Kết luận chương 3 ................................................................................. 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 73
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao tiếp, ngôn ngữ và lời nói có vai trò vô cùng quan trọng trong quá
trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ em. Quá trình giao tiếp của
trẻ với người khác (bằng ngôn ngữ, lời nói và cả giao tiếp không lời) cũng
chính là quá trình xã hội hoá cá nhân, giúp trẻ trở thành thành viên của xã
hội. Chính vì vậy, vấn đề phát triển giao tiếp ngôn ngữ và lời nói của trẻ
trong những năm đầu đời trở thành mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ và
thầy cô giáo.
Theo tiến trình phát triển tự nhiên, trẻ sẽ có những nền tảng giao tiếp cơ
bản, trẻ biết cách sử dụng tiếng nói và các âm thanh khác nhằm đến mục đích
giao tiếp. Vốn từ của trẻ tăng dần lên thấy rõ qua từng tháng, khoảng hai tuổi

trẻ có khả năng nói rõ ràng và phát âm chính xác các cụm gồm 2 đến 3 từ, các
từ ghép hoặc câu đơn giản chỉ gồm danh từ và động từ, ví dụ như chim bay,
cá bơi…. Khi trẻ trong khoảng 3 đến 4 tuổi, câu nói của trẻ lúc này dài hơn,
vốn từ phong phú hơn. Trẻ bắt đầu nói về nhiều đề tài khác nhau ngoài những
nhu cầu của bản thân, trẻ kể về những gì xảy ra ở trường học, xảy ra với bạn
bè, kể về những câu chuyện nhưng kinh nghiệm mà bé trải qua hàng ngày.
Trẻ biết đặt câu hỏi cho những sự việc xảy ra xung quanh mình, lúc này trẻ
đã biết cách sử dụng lời nói và phát âm khá rõ ràng, trẻ biết cách làm cho
người khác hiểu ý của mình muốn nói. Tuy nhiên, để đạt được mức độ
mạch lạc và lưu loát nhất định thì trẻ cần có nhiều thời gian hơn, thông
thường các trẻ em phát triển theo chuẩn khi đến 5 tuổi, trẻ sẽ biết dùng các
loại câu có cấu trức ngữ pháp phức tạp hơn và gần giống với cấu trúc câu
của người lớn hơn. Lúc này trẻ có khả năng kể lại một câu chuyện dài theo
một chủ đề nhất định, có tính logic, không vấp váp cả về phát âm hay ý
tưởng, thậm chí trẻ còn biết cách lôi kéo sự quan tâm của người nghe và

1


lúc này trẻ thường đạt được mức độ lưu loát nhất định trong lời nói và sẽ
tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo.
Ở trẻ từ 6 tuổi đến 7 tuổi là lứa tuổi đầu cấp tiểu học, lúc này các em có
sự thay đổi lớn về môi trường giao tiếp và hoạt động học tập, nhiều học sinh
có nhận thức bình thường, thậm chí tốt, có khả năng hiểu ngôn ngữ song khả
năng diễn đạt lưu loát bằng lời nói bị hạn chế, điều này sẽ khiến các em mất
tự tin, mặc cảm dẫn đến hạn chế về giao tiếp và học tập. Ngoài ra, ở những trẻ
có khăn về nói, các em thường chậm trễ hơn trong cả nhận thức và ngôn ngữ,
các em vẫn chưa hoàn thiện các kỹ năng cần có, vì thế các em cũng chưa có
khả năng nói lưu loát, vẫn chưa có khả năng trình bày mạch lạc một vấn đề của
bản thân hoặc vấn đề của bài học, thậm chí những mong muốn những nhu cầu

cơ bản của bản thân cũng chưa thể trình bày một cách lưu loát, chưa khiến
người đối diện có thể nghe hiểu được ý của các em muốn diễn đạt vì thế các em
thường chậm trễ hơn trong việc tiếp nhận thông tin và sẽ gây cản trở, khó khăn
trong việc học các môn học khác cũng như gặp khó khăn trong giao tiếp với
bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh. Vì vậy, việc tìm hiểu, nâng cao nhận
thức về vẫn đề này và đồng thời đưa ra các biện pháp sư phạm đặc biệt cho các
trường hợp có khó khăn về độ lưu loát trong lời nói là rất cần thiết.
Chính vì những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Biện
pháp cải thiện độ lƣu loát lời nói cho trẻ 6-7 tuổi có khó khăn nói.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vấn đề mất lưu loát ở trẻ có khó khăn
về nói 6-7 tuổi, từ đó xây dựng và thực nghiệm các biện pháp sư phạm đặc
biệt giúp cải thiện độ lưu loát trong lời nói cho các em.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 . Khách thể nghiên cứu
Quá trình hỗ trợ giáo dục trẻ 6-7 tuổi có khó khăn về nói.

2


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp cải thiện độ lưu loát lời nói của trẻ 6-7 tuổi có khó khăn về nói.
4. Giả thuyết khoa học
Sự mất lưu loát lời nói xảy ra ở nhiều trường hợp học sinh có nhu cầu
đặc biệt đầu cấp tiểu học do hạn chế của trẻ và áp lực của môi trường tâm líxã hội ở trường, lớp. Có thể cải thiện độ lưu loát lời nói của các trường hợp
học sinh khó khăn này bằng các cách tiếp cận khác nhau như tác động tâm lí,
trị liệu kết hợp với việc xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện với các em.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc cải thiện độ lưu loát lời nói ở trẻ em
có khó khăn về nói.

- Khảo sát, đánh giá về mức độ lưu loát trong lời nói của trẻ có khó
khăn về nói 6-7 tuổi học hòa nhập, có so sánh với các chỉ số tương ứng ở các
bạn cùng lớp.
- Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp sư phạm nhằm cải thiện độ lưu
loát lời nói cho các trường hợp học sinh 6-7 tuổi có khó khăn về nói.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Hồi cứu tài liệu: Tập hợp, phân tích, tổng thuật, và tổng hợp các tài
liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ lịch sử vấn đề, các khái
niệm cơ bản và các tiếp cận về cải thiện độ lưu loát lời nói cho trẻ có khó
khăn về nói.
6.2. Đo nghiệm độ lưu loát lời nói
Phương pháp đo nghiệm độ lưu loát lời nói áp dụng trong khảo sát thực
tiễn ở lớp hòa nhập học sinh 6-7 tuổi có khó về nói và trong đánh giá sự tiến
bộ trong cải thiện độ lưu loát lời nói của các trường hợp thực nghiệm sư phạm.
Theo Bài giảng & giáo trình trị liệu nói lắp của Đại học Newcastle sử dụng ở
khóa đào tạo thạc sĩ về Trị liệu ngôn ngữ tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc

3


Thạch (2015), độ lưu loát lời nói được đo nghiệm theo 3 thông số: 1) Tỉ lệ lỗi
lặp (Percentage of syllables stuttered / % SS) tính bằng tỉ lệ % âm tiết nói lắp
trên tổng số âm tiết nói ra; 2) Tốc độ nói (Syllables per minute / SPM) tính
bằng mức trung bình số âm tiết nói ra trên một phút; và 3) Mức độ tự nhiên
của lời nói (Speech naturalness / NAT), tính theo thang từ mức 1 = tự nhiên
nhất đến mức 9 = kém tự nhiên nhất.
6.3. Phương pháp quan sát
Quan sát các hành động giao tiếp, nói năng của học sinh có khó khăn về
nói ở trong một số tiết học ở lớp hòa nhập và trong quá trình hỗ trợ cá nhân
được ghi chép lại dưới dạng nhật kí và ghi chú, làm cơ sở cho quá trình phản

hồi, tác động và điều chỉnh.
6.4. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
Những trải nghiệm cả tích cực và tiêu cực của giáo viên và phụ huynh
trong quá trình dạy học và giao tiếp với học sinh khó khăn về nói được trao
đổi, ghi chép lại làm cơ sở cho quá trình tìm kiếm và thực nghiệm biện pháp
hỗ trợ giáo dục.
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, khảo sát thực tiễn, các biện pháp cải thiện
độ lưu loát lời nói cho học sinh có khó khăn về nói được đề xuất và thực
nghiệm sư phạm trên 3 trường hợp học sinh có khó khăn về nói, dạng nói lắp.
6.6. Phương pháp thống kê toán học
Các kết quả nghiên cứu định lượng được phân tích bằng công cụ thống
kê toán học.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, việc thực hiện các nhiệm vụ đề tài
được giới hạn:

4


- Trong hồi cứu tài liệu: tập trung vào các tài liệu liên quan trực tiếp đến
vấn đề nghiên cứu ở bình diện giáo dục đặc biệt và giáo dục phát triển ngôn
ngữ. Nguồn tài liệu tham khảo gồm các tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt.
- Trong khảo sát thực tiễn: đo mức độ lưu loát lời nói trên 30 học sinh
lớp 1 (học kì II, năm học 2014 – 2015), trong đó có 3 em được cho là có khó
khăn về nói, nói lắp; đồng thời trò chuyện, phỏng vấn với 5 giáo viên dạy các
lớp có học sinh này, và trao đổi với phụ huynh của 3 trường hợp học sinh vừa
nêu. Quan sát lớp học cũng được thực hiện ở 3 lớp, mỗi lớp 2-3 tiết học.
- Với nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm: chúng tôi tiến hành thực nghiệm
qua nghiên cứu trường hợp trên 3 học sinh có khó khăn về nói được khảo sát

trước đó. Các em này có khó khăn chính là nói lắp. Thời gian tác động thực
nghiệm khoảng 3 tháng.

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ LƢU LOÁT LỜI NÓI CHO TRẺ 6-7
TUỔI CÓ KHÓ KHĂN VỀ NÓI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Độ lưu loát lời nói của trẻ em là một vấn đề được nghiên cứu từ nhiều
góc độ, trong đó chủ yếu là trong chuyên ngành Trị liệu ngôn ngữ và trong
giáo dục đặc biệt. Ở nhiều nước, thậm chí có cả các viện/trung tâm nghiên
cứu riêng về vấn đề này, sử dụng tiếp cận liên ngành. Ví dụ như Viện nghiên
cứu nói lắp Mĩ (American Institute for Stuttering) hoặc Trung tâm nghiên
cứu nói lắp Úc (Australian stuttering research center) thành lập năm 1996
bởi Giáo sư Mark Onslow thuộc Đại học Sydney. Các viện/trung tâm này
có nhiệm vụ tìm hiểu về bản chất của nói lắp, phát triển và thử nghiệm các
phương pháp điều trị cho người lớn, trẻ nhỏ và các hỗ trợ cho gia đình của
họ cũng như đào tạo các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này.
Các công trình nghiên cứu về mất lưu loát lời nói cũng hết sức
phong phú.
Ở Mĩ
Bác sĩ Michael Lawrence tại Đại học Maryland (1998) cho rằng nói lắp
là rối loạn trong nhịp điệu của bài phát biểu, trong đó các cá nhân biết chính
xác những gì anh ta hay cô muốn nói, nhưng đồng thời có thể khó nói nó vì
việc lặp đi lặp lại, kéo dài, hoặc chấm dứt âm thanh một cách không tự
nguyện. Tỉ lệ nói lắp ở trẻ mầm non khoảng 3-5%, và khoảng 0.7-1 % dân số
thế giới. Bé trai thường bị nói lắp hơn bé gái. Nghiên cứu đưa ra tiêu chí đánh

giá tình trạng nói lắp ở hai mức độ: mức độ không nghiêm trọng – có khả
năng tự phục hồi (nói lắp dưới 5 %) và mức độ bệnh lí (từ 5% trở lên).
Giáo sư Raymond D Kent, trong nghiên cứu về rối loạn giao tiếp ở trẻ
em tại Đại học Wisconsin với đề tài “Research on speech motor control and

6


its disorders” (2000) đã chỉ ra một trong những nguyên nhân của mất lưu loát
lời nói nói riêng, rối loạn giao tiếp nói chung là do rối loạn điều khiển hệ cơ
trong bộ máy phát âm. Các rối loạn hệ thống điều khiển cơ phát âm bao gồm:
Hội chứng phát âm khó (không rõ ràng) (dysarthrias), hội chứng mất khả
năng nói (apraxia of speech), nói lắp (stuttering) , và nói rời rạc (lộn xộn)
(cluttering).
Giáo sư khoa học giao tiếp Marybeth Allen thuộc Trường đại học Đại
học Maine năm 2009 đã nghiên cứu, đề ra phương pháp đánh giá và hướng
điều trị cho một người có nói lắp. Trong đó, nghiên cứu sử dụng các thiết bị
cảm biến để báo hiệu các phản ứng, cảm xúc của đối tượng nghiên cứu, và
thái độ đối, sự đánh giá của xã hội với nói lắp; đồng thời, hướng dẫn thiết kế
một chương trình bao gồm thay đổi thái độ, bài tập về nhà, các chiến lược để
giải quyết trực tiếp việc nói lắp, và các bước để giúp bệnh nhân nói lắp tự
khắc phục khó khăn, hòa nhập hơn với cuộc sống.
Gần đây hơn, J. Scott Yaruss (2010), phó giáo sư trị liệu ngôn ngữ Đại
học Pittsburgh, đã nghiên cứu rối loạn về ngôn ngữ, bao gồm các rối loạn về
phát âm và âm vị học ở nhóm trẻ em 3-12 tuổi, đã cho thấy những rối loạn
này rõ ràng có ảnh hưởng tới sự mất lưu loát lời nói. Ông đã đề xuất các thủ
tục chẩn đoán và trị liệu toàn diện cho các rối loạn ngôn ngữ và lời nói ở trẻ
nói lắp.
Những nghiên cứu nêu ở trên đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của một tên
tuổi lớn trong nghiên cứu hiện tượng nói lắp - Dean Williams, giáo sư ngành

nghiên cứu bệnh lý liên quan đến lời nói và ngôn ngữ tại Đại học Iowa trong
suốt 40 năm qua. Tiếp cận của William trong cải thiện độ lưu loát lời nói có
thiên hướng kiểu tác động về mặt tâm lí và cải thiện môi trường giao tiếp, hơn
là quan niệm coi nói lắp là bệnh cần chữa trị. Tiếp cận của William gần giống
với cách “cổ điển” chữa trị chứng nói lắp được nghiên cứu và phát triển bởi

7


Johnson và Van Riper. Các tiếp cận và phương pháp của hai tác giả này sẽ
được bàn riêng ở một mục trong chương 1.
Tại Úc
Giáo sư Barry Guitar & Danra Kazenski, Trường Đại học Wisconsin, đã
xây dựng và đưa ra chương trình Lidcombe từ những năm 1990, đây là một
chiến lược can thiệp để giúp trẻ nhỏ nói lắp. Chương trình được cung cấp bởi
các phụ huynh và hướng dẫn của các bác sĩ, những người nắm giữ các cuộc
họp hàng tuần với cha mẹ và con. Sử dụng một nghiên cứu trường hợp, thảo
luận về Chương trình Lidcombe bao gồm đánh giá, rèn kĩ năng, theo dõi điều
trị, và các khâu khác đảm bảo cho đứa trẻ duy trì lời nói lưu loát của mình.
Chương trình Lidcombe là một liệu pháp hành vi, được một phụ huynh thực
hiện dưới sự hướng dẫn của một bác sĩ. Người thực hiện sẽ đánh giá tình
trạng nói lắp của trẻ bằng thang 10 điểm và sau đó tham vấn bác sĩ hằng tuần
để kiểm tra tiến độ. Khi tật nói lắp biến mất hoặc gần khỏi, giai đoạn hai của
chương trình sẽ bắt đầu, tập trung duy trì những gì đạt được trong giai đoạn 1
trong vòng một năm.
Một điểm đáng chú ý nữa là Bài giảng theo giáo trình về trị liệu nói lắp
của Đại học Newcastle đã được giới thiệu và giảng dạy tại khóa đào tạo thạc
sĩ Trị liệu ngôn ngữ tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (2015). Theo đó,
phương pháp đo nghiệm các chỉ số về độ lưu loát lời nói và phương pháp trị
liệu được ứng dụng thực hành trên một số trường hợp trẻ em Việt Nam.

Ngoài Mỹ, Úc cũng có những nhà nghiên cứu khác bày tỏ quan điểm
và nghiên cứu của họ về nói lắp.
Năm 1861, nhà giải phẫu người Pháp Paul Broca đã nghiên cứu và phát
hiện ra xủ lý tiếng nói ở vỏ não (gọi là vùng Broca). Khi vùng vỏ não này bất
thường thì người bệnh khỏi nói được hoặc nói không lưu loát.

8


Ở Anh, Tiến sĩ Monica Bray, Mphil (MA, CCC-SLP, BRS-FD) đã
nghiên cứu về khả năng ngôn ngữ, kém lưu loát và khó khăn trong phát âm
của những bệnh nhân mắc hội chứng Down, mô tả các đặc điểm ngôn ngữ
dẫn đến nhận thức của chúng ta về sự thiếu lưu loát trong lời nói ở những
người bị hội chứng Down, từ đó đưa ra được lời khuyên và hướng dẫn cho
phụ huynh, giáo viên, và những người khác dựa trên các nguyên tắc ngôn ngữ
âm thanh.
Ông nghiên cứu sử dụng các thiết bị cảm biến các phản ứng, cảm xúc của
đối tượng nghiên cứu, và thái độ cũng như sự đánh giá của xã hội với nói lắp.
Hướng dẫn thiết kế một chương trình bao gồm thái độ thay đổi, bài tập về nhà,
các chiến lược để giải quyết trực tiếp việc nói lắp, và các bước để giúp bệnh
nhân nói lắp trở thành bác sĩ của mình, để họ hòa nhập hơn với cuộc sống, cụ
thể là:
+ Mô tả nguyên nhân, đặc điểm nói lắp.
+ Lập kế hoạch và quản lý việc đánh giá giúp xác định và tìm hiểu thái
độ của người nói lắp và phản ứng cảm xúc hướng về nói lắp của mình.
+ Tạo ra nhiệm vụ phương pháp điều trị hỗ trợ người nói lắptrong việc
đối phó nỗi sợ của mình và thái độ tiêu cực đối với nói lắp.
+ Tạo ra nhiệm vụ trị liệu làm việc hướng tới việc tích hợp cả tạo hình
và kỹ năng sửa đổi để quản lý và giảm mức độ và tần số của nói lắp.
1.1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hầu hết vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu sâu và cụ thể
về vấn đề cải thiện độ lưu loát lời nói của trẻ em.
Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt với tiền thân là Tổ nghiên cứu
giáo dục trẻ khuyết tật (thành lập vào ngày 6 tháng năm,1975) ra đời với đội
ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ đại học và sau đại học được đào tạo ở nước
ngoài (chủ yếu ở Liên Xô cũ) là nền tảng cho những nghiên cứu chuyên sâu về

9


giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ có tật ngôn ngữ nói riêng. Hiện nay,
cùng với sự tồn tại và phát triển của các chuyên ngành truyền thống trong giáo
dục đặc biệt như khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ, vấn đề về tật ngôn
ngữ đã và đang được xác định là vấn quan trọng trong việc phát triển giao tiếp
và hòa nhập cộng đồng cho trẻ. Các đề tài nghiên cứu, các tài liệu tham khảo,
chuyên khảo, các bài báo về giáo dục trẻ khuyết tật ngôn ngữ có chất lượng đã
mang lại một số đóng góp về lí luận và ứng dụng phục vụ công cuộc giáo dục
các trẻ em này.
Những đóng góp đầu tiên về nói lắp phải kể đến đó là các nghiên cứu
của TS. Bs. Vũ Thị Bích Hạnh và Th.s Đặng Thái Thu Hương được trình
bày trong tài liệu Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu (2004). Trong đó nói
đến các yếu tố ảnh hưởng, cách đánh giá và điều trị nói lắp.
Trong một tài liệu khác TS. Bùi Thế Hợp “Giáo dục hoà nhập cho học
sinh có nhu cầu đặc biệt về phát triển ngôn ngữ và giao tiếp” (2012) cũng
cho rằng nói lắp là dạng khó khăn về nói khá phổ biến và là phổ biến nhất
trong các kiểu mất lưu loát lời nói. Lặp đi lặp lại về âm, hoặc từ ngữ hoặc có
những chỗ ngắt, nghỉ, giật không bình thường trong chuỗi lời nói gây nên
chậm trễ trong diễn đạt của người nói.
Các nhà nghiên cứu về tật ngôn ngữ - giao tiếp cũng đã quan tâm đến
vấn đề trẻ nói lắp. Các nhà nghiên cứu đã bước dầu đưa ra một số biện pháp

sửa tật ngôn ngữ nói chung và tật nói lắp nói riêng. Song các biện pháp này
chỉ mang tính gợi ý cơ bản và khái quát.
Trong công trình nghiên cứu “Nội dung phương pháp giáo dục trẻ tật
ngôn ngữ” của nhóm tác giả thuộc Trung tâm Tật học đã liệt kê một số biện
pháp dành cho giáo viên trong quá trình hỗ trợ, giáo dục trẻ nói lắp như thái
độ của giáo viên đối với trẻ, cùng trẻ tham gia trao đổi, đọc truyện, rèn luyện
giọng nói... Trong các biện pháp này, các hoạt động rèn luyện các cơ quan

10


tham gia phát âm (hệ thống valsalva) chưa được đề cập một cách sâu sắc và
thỏa đáng.
Ngoài ra, TS. Nguyễn Thị Xuyên và TS Trần Quý Tường (Bộ Y tế) cũng
đưa ra nghiên cứu của mình trong tài liệu Phục hồi chức năng nói ngọng, nói
lắp và thất ngôn (2007). Trong đó trình bày những kiến thức chung về khó
khăn nói, về định nghĩa và những khó khăn của người bị chứng khó khăn nói.
Các nguyên tắc can thiệp chung về Y học – giáo dục – xã hội – hướng nghiệp.
Hướng dẫn chi tiết về nói ngọng, nói lắp và thất ngôn (nguyên nhân, cách
nhận biết, khi nào cần can thiệp và hướng hỗ trợ.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Giao tiếp – ngôn ngữ - lời nói
Giao tiếp
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, nhu cầu, tình cảm giữa ít
nhất hai đối tượng, nhờ các hình thức giao tiếp khác nhau của ngôn ngữ
(V. T. B. Hạnh & Đ. T. T. Hương, 2004). Quá trình giao tiếp diễn ra luân
phiên giữa người gửi thông tin và người nhận thông tin nhằm trao đổi
thông tin giữa các đối tượng giao tiếp. Những thông tin này có thể bằng
lời nói, chữ viết hoặc phương tiện phi lời nói như cử chỉ điệu bộ, kí hiệu,
tranh và/hoặc biểu tượng,…

Giao tiếp là một phần tất yếu trong cuộc sống của con người chúng ta.
Con người sử dụng giao tiếp theo nhiều cách khác nhau, ví dụ để diễn giải ý
muốn, yêu cầu xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Giao tiếp là một kỹ năng
được cho là dĩ nhiên và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện
của học sinh. Thông qua giao tiếp trẻ có thể bày tỏ các nhu cầu, tình cảm, diễn
tả ý kiến của mình. Trẻ tiếp nhận lại thông tin và truyền đạt thông tin. Bằng
cách này, trẻ bắt đầu thiết lập cho mình những đặc điểm cá nhân với đặc điểm
nhận biết của chính mình. Giao tiếp có thể mang đến cho trẻ cách để kiểm

11


soát những gì đang xảy ra và là một bước quan trọng trong việc hướng tới xây
dựng mối quan hệ và sự liên quan trong một xã hội.
Ngôn ngữ
Để quá trình giao tiếp được diễn ra chúng ta cần có phương tiện truyền
đạt, một trong những phương tiện truyền đạt thông tin quan trọng nhất chính
là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu được mã hoá một cách võ
đoán, được cộng đồng chấp nhận và sử dụng. Ngôn ngữ là sản phẩm của quá
trình tư duy, nhờ vào hoạt động của não bộ và được thể hiện ra bên ngoài
bằng lời nói.
Ngôn ngữ chính là một trong những yếu tố thức đẩy trẻ em trở thành một
thành viên của xã hội loài người, là công cụ hữu hiệu giúp trẻ thể hiện mong
muốn nhu cầu của mình từ khi còn rất nhỏ và là con đường để lĩnh hội tri thức
và tham gia vào các hoạt động giúp hình thành nhân cách ở trẻ.
Ngôn ngữ là một hệ thống của các ký hiệu có tính chất võ đoán và các
cấu trức tầng bậc có quy tắc được sử dụng như một phương tiện giao tiếp.
(Bùi Thế Hợp – Lê Thị Tố Uyên, 2012) Ngôn ngữ là sản phẩm của quá trình
tư duy và nhờ vào hoạt động của não bộ.
Theo mô hình của Bloom và Lahey (1978) về 3 khía cạnh trong phát

triển ngôn có thể giúp chúng ta dễ hình dung hơn về quá trình này. Sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ em được mô tả qua 3 khía cạnh: 1 là nội dung ngôn
ngữ, 2 là hình thức ngôn ngữ và 3 là sử dụng ngôn ngữ.
Ở giai đoạn trước 6 tuổi trẻ mới chỉ có vốn từ sử dụng thông thường thì
qua giai đoạn đầu tiểu học trẻ học vốn từ ngữ của nhà trường, diễn đạt các
khái niệm môn học, các thuật ngữ khoa học ngày càng trừu tượng hơn. Và
hình thức thể hiện hữu hiệu nhất của ngôn ngữ với trẻ qua bên ngoài là thông
qua lời nói.

12


Lời nói
Lời nói là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, khi dùng lời nói
có thể truyền tải được một lượng thông tin rất lớn một cách nhanh chóng. Bởi
vậy, ngay từ khi còn rất nhỏ trẻ đã luôn bắt chước các âm thanh xung quanh
mình để tạo ra tiếng nói của riêng mình.
Một trong những yêu tố cơ bản của lời nói là độ lưu loát, nói lưu loát là
nói dễ dàng, mượt mà, thở đều và không gắng sức (V. T. B. Hạnh, Đ. T. T,
2004). Để nói năng lưu loát cần có các quá trình chức năng như: hơi thở ra đủ,
sinh âm, cấu âm và tư duy, hoạt động thần kinh bình thường…. Vì vậy độ lưu
loát lời nói là một trong các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng lời nói và
gây khó khăn về nói ở trẻ em.
1.2.2. Khó khăn về nói – Tật ngôn ngữ:
Khó khăn về nói là một cách nói giảm, nói tránh cho những tật về ngôn
ngữ nói.
Thuật ngữ “tật ngôn ngữ” theo nghĩa rộng được đề cập đến với rất nhiều
thuật ngữ khác nhau với nội hàm gần giống nhau như “rối loạn ngôn ngữ - lời
nói” (speech - language disorders), suy giảm ngôn ngữ - lời nói (speech language impairment), chậm phát triển ngôn ngữ - lời nói (speech - language
delay), khuyết tật ngôn ngữ - lời nói (speech – language disability).

Theo tài liệu Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học trẻ “khuyết tật
ngôn ngữ” là những trẻ trong nói năng, giao tiếp hàng ngày có những biểu
hiện chưa chuẩn, thiếu hụt hay mất ít nhiều các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp so với ngôn ngữ chuẩn.
Theo như định nghĩa trên, tật ngôn ngữ tập trung chủ yếu vào các bình
diện hình thức và nội dụng của ngôn ngữ được biểu hiện trong nói năng,
giao tiếp hàng ngày (tức là trong hình thức tồn tại là ngôn ngữ nói); chưa
đề cập đến bình diện chức năng của ngôn ngữ cũng như các hình thức tồn
tại khác của ngôn ngữ.

13


Theo IDEA – Luật giáo dục người khuyết tật – Mỹ (The Individuals with
Disabilities Education Act) định nghĩa tật ngôn ngữ tương ứng với sự rối loạn
về giao tiếp với các vấn đề như nói lắp, suy giảm khả năng phát âm, suy giảm
giọng và suy giảm về ngôn ngữ làm ảnh ảnh đến khả năng học tập của trẻ.
Với định nghĩa của IDEA, tật ngôn ngữ và tật giao tiếp tương đồng với
nhau và bao gồm các tật ngôn ngữ (theo nghĩa hẹp) và tật lời nói.
Theo ASHA – Hiệp hội nghe – nói và ngôn ngữ Mỹ (American SpeechLanguage-Hearing Association) “Tật ngôn ngữ là một phạm vi rộng về các
điều kiện thực hiện, các nhân tố cốt yếu và những thách thức trong việc tạo
được hiệu quả trong giao tiếp. Thuật ngữ này ngụ ý rằng nó bao gồm các rối
loạn trong lời nói với sự suy giảm về khả năng phát âm, về khả năng nói lưu
loát và về giọng cũng như các rối loạn trong ngôn ngữ với sự suy giảm trong
việc sử dụng ngôn ngữ nói (hoặc hệ thống kí mã hay ngôn ngữ viết) và liên
quan đến hình thức ngôn ngữ (ngữ pháp và âm vị), nội dung ngôn ngữ (ngữ
nghĩa), chức năng ngôn ngữ (ngữ dụng)”.
Định nghĩa này đã đề cập tới vấn đề ngôn ngữ và lời nói như là những
điều kiện để thực hiện giao tiếp có hiệu quả với đầy đủ các yếu tố bên trong
chúng (hình thức, nội dung, chức năng của ngôn ngữ và khả năng phát âm, độ

lưu loát, giọng của lời nói). Như vậy, tật ngôn ngữ (theo nghĩa rộng) bao gồm
tật ngôn ngữ (theo nghĩa hẹp) và tật về lời nói và chúng ảnh hưởng trực tiếp
tới chất lượng của quá trình giao tiếp.
Chúng tôi lựa chọn cách hiểu về tật ngôn ngữ là sự rối loạn hoặc suy
giảm đáng kể về hình thức, nội dung, chức năng của ngôn ngữ ở các hình thức
tồn tại (chủ yếu là nói, viết) và sự rối loạn hoặc suy giảm về khả năng phát
âm, độ lưu loát, chất lượng giọng của lời nói.
Hình thức tồn tại bên trong của ngôn ngữ, chúng tôi không đề cập ở
đây vì đó là vấn đề vô cùng phức tạp và đòi hỏi sự nghiên cứu liên ngành
chặt chẽ.

14


Theo tác giả Noma B. Anderson, tật lời nói (speech disorder) là “sự
suy giảm về khả năng phát âm với đặc trưng là sự thiếu sót hoặc biến dạng
của âm thanh tiếng nói; sự mất lưu loát với đặc trưng là sự bất thường về
độ trôi chảy, nhịp điệu, sự lặp đi lặp lại các âm thanh; hoặc sự rối loạn về
giọng nói với đặc trưng là sự bất thường về cao độ, âm sắc, cường độ,
trường độ, chất lượng phát âm”. Hiệp hội nghe, nói và ngôn ngữ Mỹ
(ASHA) cũng có định nghĩa tương tự “tật lời nói là sự suy giảm về khả
năng phát âm, độ lưu loát/ trôi chảy và giọng điệu”
Với định nghĩa trên về tật lời nói, chúng ta có thể hình dung một cách
khá rõ nét về các kiểu tật lời nói cũng như các đặc trưng của chúng.
Những dạng khó khăn vừa nêu trên, khi ở mức đáng kể và tương đối ổn
định, sẽ gây tác động tiêu cực đến quá trình giao tiếp, học tập và sinh hoạt
hàng ngày của trẻ.
Phân loại tật lời nói (speech disorders):
Tật lời nói được ASHA (American Speech-Language-Hearing
Association) phân thành 3 loại chính:

 Rối loạn phát âm, âm vị (Articulation and Phonological Disorders).
Rối loạn phát âm (Articulation Disorder) gồm: thiếu âm (Omissions), thừa âm
(Additions), biến âm (Distortions), thế âm (Substitution).
 Mất lưu loát (fluency disorder) là sự gián đoạn trong dòng ngữ lưu,
biểu hiện ở tốc độ nói, nhịp điệu, sự lặp đi lặp lại của âm, từ, ngữ...
Rối loạn giọng (voice disorder): đặc trưng bởi sự bất bình ở cao độ,
cường độ, trường độ, sự cộng hưởng âm thanh thường so với trẻ cùng độ
tuổi và giới tính.
1.2.3. Mất lưu loát lời nói – Nói lắp
Mất lưu loát (fluency disorder) là sự gián đoạn trong dòng ngữ lưu,
biểu hiện ở tốc độ nói, nhịp điệu, sự lặp đi lặp lại của âm, từ, ngữ... trong

15


luận văn này chúng tôi chỉ đề cập đến một dạng phổ biến nhất của mất lưu
loát lời nói là nói lắp.
Nói lắp là một dạng khó khăn về nói khá phổ biến, chính xác hơn là phổ
biến nhất trong các kiểu mất lưu loát lời nói. Lặp đi lặp lại về âm, hoặc từ ngữ,
hoặc có những quãng cách, những chỗ ngắt, nghỉ, giật không bình thường
trong chuỗi lời nói, gây nên sự chậm trẽ trong diễn đạt của người nói và sự
phản cảm đối với người nghe. (Bùi Thế Hợp – Phạm Thị Bền – Lê Thị Tố
Uyên, 2012).
Thông thường ai cũng có những lúc nói lắp, chỉ khi hiện tượng nói lắp
ổn định trong thời gian tương đối dài và chiếm tới hơn 10% số từ được nói ra
mới được coil à có nhu cầu đặc biệt. Có thể biết một số học sinh nói lắp qua
quan sát, trò chuyện và ghi âm để kiểm tra lại phát ngôn của các em đó. Nói
lắp thường có ảnh hưởng tới tốc độ nói và khả năng diễn đạt, biểu lộ tình cảm
của lời nói.
Tật nói lắp (stuttering/ stamming) hay còn gọi là tật nói cà lăm là một

kiểu mất lưu loát lời nói liên quan chủ yếu đến rối loạn về âm điệu, nhịp điệu
và tính lưu loát của lời nói, kèm theo sự nảy sinh những cơn co giật ở các cơ
tham gia cử động nói.
Bản chất những cơn co giật trên là do trong vỏ não hình thành một vùng
bị rối loạn sự tác động tương hỗ đứng giữa vỏ não và dưới vỏ não mà các
trung tâm điều khiển âm điệu và nhịp điệu lời nói nằm trong phần dưới vỏ não
đó. Hậu quả sự phá hủy này làm rối loạn những hành động ngôn ngữ phối hợp
chặt chẽ giữa các bộ phận hô hấp, thanh quản và cơ quan phát âm. Sự rối loạn
đó được thể hiện trong các cơn co giật khi nói [6, 43].
Nói lắp thưởng ảnh hưởng tới tốc độ nói và khả năng diễn đạt, biểu lộ
tình cảm của lời nói. Cơ chế làm nảy sinh nói lắp có thể do sự mất cân bằng
giữa 2 quá trình thần kinh hung phấn và ức chế. Đồng thời do mối lien hệ

16


giữa thần kinh và vỏ não với các tổ chứa dưới vỏ não, tạo nên những cơn co
giật thần kinh trong quá trình dẫn truyền tín hiệu.
Các kiểu nói lắp:
 Lắp một âm của âm tiết. Ví dụ: s…ss…sss…sáng nay, em đi học.
 Lắp một âm tiết/ 1 tiếng. Ví dụ: sáng… sáng … sáng nay, em đi học.
 Lắp một từ hoặc một ngữ. Ví dụ: sáng nay… sáng nay… sáng nay,
em đi học.
 Hỗn hợp. Ví dụ: s…ss… sáng nay… sáng nay, em đi học.
Nếu trẻ chỉ nói lắp đơn thuần mà không kéo theo các khuyết tật khác liên
quan đến ngôn ngữ thì khiếm khuyết ngôn ngữ chỉ thể hiện ở nhịp điệu và sự
lưu loát của lời nói. Trong thực tế đa số trẻ bị nói lắp thường ở mức độ nhẹ,
chỉ làm giảm khả năng biểu đạt của lời nói, kìm hãm tốc độ nói. Nhưng cũng
có nhiều những trường hợp nặng hơn, trong những trường hợp như thế, khả
năng phát âm giao tiếp của trẻ bị hạ thấp trầm trọng, thậm chí không giao tiếp

được. Việc sửa khiếm khuyết cho trẻ ở mức độ này là rất phức tạp và trong
thời gian dài.
Nguyên nhân của nói lắp:
Con người chúng ta có thể phát ra tiếng nói là nhờ vào sự phối hợp tinh
vi của các cơ để thực hiện cùng một lúc nhiều cử động như thở, phát âm và
cất tiếng. Tất cả những cơ này đều được điều khiển bởi bộ não và được kiểm
soát chặt chẽ thông qua thính giác và xúc giác.
Não của các loài vật không có vùng Broca. Còn loài vượn người nhờ có
lao động mà có được ngôn ngữ, chính nhờ điều đó mà não vượn dần dần trở
thành não người (có vùng Broca). Năm 1861, nhà ngoại khoa người Pháp là
ông Broca theo dõi một người suốt đời không nói được và mổ tử thi bệnh
nhân đó sau khi bệnh nhân chết. Broca viết một bệnh án đầy đủ, chính xác.

17


Và bệnh án đó là tài liệu đầu tiên về chức năng riêng biệt của một khu vực
nhỏ trên vỏ não người. Khu vực đó là khu vực lời nói. Để ghi nhớ công lao,
về sau người ta gọi vùng đó là “khu vực Broca” - tức là vùng hồi trán số 3
phía bán cầu não bên trái. Và bệnh không nói được còn gọi là bệnh mất lời
của Broca.
Khi ta phát âm, cùng một lúc với
Vùng ngôn ngữ của não không hoàn những xung động thần kinh đi đến
vùng Broca, còn có những kích thích
hảo sẽ dẫn đến tật nói lắp.
(Ảnh: Lemoyne.edu)

thính giác của lời nói, những kích thích
thị giác, cảm giác bản thể... của người


nói và kích thích vật thể mà lời nói đại diện. Lời nói vô cùng quan trọng, nó là
tín hiệu của những kích thích cụ thể, có tác dụng xây dựng tư tưởng tức là
giúp não bộ hình thành tư duy xây dựng nhận thức.
Ở loài vật, kể cả loài linh trưởng do chưa có vùng Broca nên chúng chỉ
nhận thức được những cái gì chúng cảm giác được. Lời nói của người và tiếng
kêu của động vật không thể so sánh với nhau được, vì hai thứ âm thanh này
khác xa nhau về chất cũng như về lượng.
Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm câu trả lời trọn vẹn cho cơ chế gây
nói lắp, nhưng hiện tại tật nói lắp được cho là do các nguyên nhân sau:
+ Nói lắp như một phần của quá trình phát triển kỹ năng ngôn ngữ:
Dạng nói lắp này diễn ra ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tập nói và hình
thành kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Đây là dạng nói lắp phổ biến nhất. Nhiều
nhà khoa học và bác sĩ cho rằng hiện tượng nói lắp xảy ra khi khả năng nói và
vốn từ của trẻ không đủ để các bé diễn đạt những yêu cầu hoặc hành động của
mình. Nói lắp cũng là một đặc tính di truyền trong gia đình. Năm 2010, lần
đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học của Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về

18


Điếc và Các Rối Loạn Giao Tiếp –Mỹ (NIDCD) đã phân tách được ba loại
gene di truyền gây ra tật nói lắp ở người.
+ Nói lắp do các nguyên nhân về thần kinh:
Trong trường hợp này, tật nói lắp xuất hiện sau một cơn chấn động về
thần kinh, điển hình như động kinh, co giật, chấn thương sọ não. Khi đó, bộ
não mất khả năng điều phối các thành phần và những cử động khác nhau liên
quan đến giao tiếp bằng lời nói, do đường truyền tín hiệu giữa bộ não, các dây
thần kinh và các cơ đã bị thương tổn hoặc cắt đứt.
Nguyên nhân nói lắp thứ ba ít phổ biến hơn là nói lắp tâm lý. Trẻ có thể
bỗng dưng nói lắp sau một biến cố hoặc sang chấn tâm lý mà không rõ

nguyên do, dù trước đó họ không hề có tật này.
Đặc trưng của trẻ có tật nói lắp:
Nói lắp được ví như một tảng băng trôi. Nó có cả phần nhìn thấy nổi trên
mặt nước (chiếm 10%) và phần không nhìn thấy chìm dưới nước (chiếm
90%). Phần nói ngập ngừng, không liên tục, kéo dài hoặc lặp đi lặp lại âm
hoặc âm tiết chính là “phần nổi”, còn những phần chìm chính là những biểu
hiện sau:


Sự căng cơ

Nếu cơ bị căng có thể khiến thanh quản đóng và dẫn đến nói lắp.


Những kiểu thở bất thường

Trẻ nói lắp thường có những bất thường trong việc thở và khó khăn
trong việc vừa thở vừa nói. Thỉnh thoảng trẻ cố gắng nói ra nhưng luồng hơi
ngắn hoặc vừa nói vừa hít hơi vào.
 Sợ nói trong các hoàn cảnh đặc biệt
Hầu hết những trẻ nói lắp thường sợ những tình huống nói chuyện đặc
biệt. Điều này tùy thuộc vào mỗi cá nhân, nhưng một trẻ nói lắp điển hình sẽ

19


×