Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 102 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 14
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 14
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 14
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 15
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................ 17
1.1.Những người nói trong tác phẩm tự sự ..................................................... 17
1.1.1. Tác giả hàm ẩn .................................................................................... 17
1.1.2. Người kể chuyện................................................................................. 21
1.1.3. Nhân vật .............................................................................................. 23
1.2.Các thành phần lời nói trong tác phẩm tự sự ............................................ 25
1.2.1. Lời tác giả hàm ẩn .............................................................................. 26
1.2.2. Lời người kể chuyện ........................................................................... 27
1.2.3. Lời nhân vật ........................................................................................ 28
1.3.Cách tổ chức thành phần lời nói trong tác phẩm tự sự ............................. 31
1.3.1. Lời tác giả hàm ẩn .............................................................................. 31
1.3.2. Lời người kể chuyện ........................................................................... 32
1.3.3. Lời nhân vật ........................................................................................ 33
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 37
CHƢƠNG 2: CÁCH TỔ CHỨC LỜI NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG
TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ..................................... 38
2.1.Lời kể ........................................................................................................ 41
2.1.1. Lời kể sự việc ..................................................................................... 42


2.1.2. Lời dẫn thoại ....................................................................................... 50
2.2.Lời tả ......................................................................................................... 54


2.2.1. Lời tả cảnh .......................................................................................... 56
2.2.2. Tả người.............................................................................................. 61
2.3.Hiệu quả nghệ thuật .................................................................................. 65
2.3.1. Tính đa thanh ...................................................................................... 65
2.3.2. Giọng điệu phong phú ........................................................................ 66
2.3.3. Đa điểm nhìn ...................................................................................... 69
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 74
CHƢƠNG 3: CÁCH TỔ CHỨC LỜI NÓI NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT “NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ” ........................................... 75
3.1. Lời đối thoại ............................................................................................. 76
3.1.1. Phương châm hội thoại ....................................................................... 77
3.1.2. Nội dung đối thoại .............................................................................. 80
3.1.3. Quan hệ đối thoại................................................................................ 81
3.1.4. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................. 83
3.2.Lời độc thoại ............................................................................................. 84
3.2.1. Đối thoại tưởng tượng ........................................................................ 85
3.2.2. Lời nửa trực tiếp ................................................................................. 86
3.2.3. Câu cửa miệng và dòng ý thức ........................................................... 88
3.2.4. Ngôn ngữ giấc mơ .............................................................................. 89
Tiểu kết chương 3........................................................................................... 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Bảng thống kê lời người kể chuyện và lời nhân vật. ........................ 38
Bảng 2: Phân chia lời nói người kể chuyện .................................................... 40
Bảng 3: tần suất lời kể của người kể chuyện .................................................. 42
Bảng 4: Tần suất sử dụng các từ chỉ sự trần thuật không đáng tin ................. 45
Bảng 5: Tần suất sử dụng các từ không đáng tin cậy trong lời kể .................. 45

Bảng 6: Thống kê lời kể của người kể chuyện ............................................... 50
Bảng 7: Các cách nêu lời dẫn thoại ................................................................ 51
Bảng 8: Tần suất sử dụng các kiểu dẫn ........................................................... 51
Bảng 9: Tần suất sử dụng của các từ chỉ hành động ngôn ngữ trong lời dẫn
thoại ................................................................................................................. 53
Bảng 10: Tần suất các nội dung lời tả của người kể chuyện .......................... 55
Bảng 11: Tần suất của trường từ biểu thị cảnh chết chóc ............................... 56
Bảng 12: Số lần lặp lại các hình ảnh cảnh vật ................................................ 57
Bảng 13 : Tần suất lời tả người ....................................................................... 61
Bảng 14: Tả hành động đặc trưng của các nhân vật chính ............................. 62
Bảng 15: Tần suất miêu tả nết ăn của nhân vật............................................... 63
Bảng 16 : Thống kê lời nhân vật trong tác phẩm ............................................ 75
Bảng17 : Lời đối thoại của nhân vật ............................................................... 76
Bảng 18: Tần suất vi phạm phương châm hội thoại của nhân vật .................. 78
Bảng 19 : Tần suất xuất hiện cái tục tĩu trong lời đối thoại của nhân vật ..... 80
Bảng 20: Tần suất vi phạm quan hệ giao tiếp qua lời đối thoại của các nhân
vật .................................................................................................................... 82


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.

Tác phẩm văn học sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu cho sự sáng

tạo nghệ thuật. Trong đó, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, sản phẩm chung của
toàn xã hội, sự sáng tạo của nhà văn được đánh dấu trong quá trình lựa chọn

xếp đặt ngôn ngữ để tạo thành một tác phẩm mang dấu ấn riêng. Việc tổ chức,
sắp xếp các thành phần ngôn ngữ trong văn bản vừa quyết định khả năng diễn
đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm, vừa thể hiện được những đặc trưng
phong cách nghệ thuật, đặc biệt là phong cách ngôn ngữ của nhà văn. Xưa,
người ta chú trọng vào việc đi tìm hiểu ngay dụng ý mà nhà văn muốn gửi
gắm. Nay, việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương nói chung, một tác phẩm
tự sự nói riêng, đều chuyển sang cách thức tìm hiểu tác phẩm theo cấu trúc bề
sâu, xuất phát ngôn từ, giá trị biểu đạt của ngôn từ trong việc xây dựng hình
tượng nghệ thuật, bao gồm hình tượng nhân vật. Theo đó, vai trò của ngôn từ
nói chung và của cách tổ chức sắp xếp ngôn từ nói riêng có vai trò như một
yếu tố tiền đề cho quá trình nghiên cứu một văn bản ngôn từ nghệ thuật.
Hướng nghiên cứu văn chương nói chung, một tác phẩm tự sự nói riêng là coi
tác phẩm như một “diễn ngôn giao tiếp” [9], là một lời nói cá nhân góp vào
cuộc đối thoại vô thủy vô cung của nhân loại, trong đó, văn bản nghệ thuật lại
là một lời nói kép, chứa nhiều thành phần lời nói khác nhau; chúng vừa tách
biệt, độc lập, vừa đan xen, hòa quyện, tương hỗ.
1.2.

Văn học Việt Nam sau 1975 được đánh giá là có những bước

phát triển đáng kể, như khẳng định của Báo cáo tại Đại hội của Ban Chấp
hành Hội Nhà văn Việt Nam là “nền văn học đã bắt kịp với tình hình văn học
thế giới”, “tạo được một không khí văn học sôi động, thu hút được sự quan
tâm của đông đảo bạn đọc trong nước, trong đó, có cả bạn đọc trẻ”. Có được
những thành tích như vậy là do văn học sau 1975 đã có những cách tân mang
tính “bước nhảy” về chất. Trong đó, có thể nhận thấy một trong những biển
1


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết

già của Nguyễn Bình Phƣơng
đổi thú vị là sự cách tân ngôn ngữ, cụ thể hơn là cách thức tổ chức các thành
phần ngôn ngữ đã trở nên linh hoạt hơn và mới mẻ hơn theo cả hai chiều
hướng phức hợp và đơn cách, tạo ra những tác phẩm văn chương với màu sắc
mới mẻ, ấn tượng.
1.3.

Trong nhiều gương mặt mới của văn học Việt Nam giai đoạn

này, chúng tôi lựa chọn Nguyễn Bình Phương – cánh én sớm báo hiệu mùa
xuân, khi những cánh đại bàng đã chán cái rét mướt của mùa đông [37]. Qua
hàng loạt các sáng tác của mình, điển hình là các tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy,
Những đứa trẻ chết già, Ngồi, Trí nhớ suy tàn, Xe lên xe xuống, Nguyễn Bình
Phương đã bộc lộ được khả năng sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ với
một ý thức thay đổi kĩ thuật viết văn, cùng với lối văn mang đậm dấu ấn hậu
hiện đại. Trong đó, đổi mới về cách viết là một trong những điểm sáng trong
văn phong của nhà văn. Chỉ hơn một thập kỉ, Nguyễn Bình Phương đã có một
chiếc ghế vững vàng trong bàn tròn văn học nước nhà hiện thời. Với một văn
phong độc đáo và khác biệt, Nguyễn Bình Phương tạo cho người đọc những
ấn tượng huyễn hoặc bởi cái thực hư lẫn lộn, sự pha trộn của những màu sắc
tương phản, làm hiển hiện một bức tranh nhập nhòe, ẩn chứa những điều hấp
dẫn mà mập mờ, khó nắm bắt. Để đạt những hiệu quả như vậy, nhà văn đã kết
cấu câu chuyện như những cuộc đối thoại lớn bé, với những cặp nhận - phát
vừa độc lập lại vừa đan xen, chắp ghép, đạt những hiệu quả nghệ thuật bất
ngờ. Bởi vậy, để hiểu và thấm văn Nguyễn Bình Phương, không thể không
tìm hiểu cách thức tổ chức các thành phần lời nói trong tác phẩm.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề cách tổ chức các
thành phần lời nói trong tiểu thuyết “Những đứa trẻ chết già”của Nguyễn
Bình Phương làm đối tượng nghiên cứu. Không tham vọng bao quát được
toàn bộ những đổi mới trong cách viết của nền văn học Việt Nam hiện thời,

luận văn chỉ tập trung tìm hiểu những nét kế thừa và cách tân trong việc sử
dụng ngôn từ kết cấu tác phẩm như những cuộc thoại, cách xếp đặt các thành
2


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
phần lời nói trong tác phẩm Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình
Phương, để bước đầu nhận định vai trò của nhà văn trong giai đoạn văn học
hiện đại và đóng góp một phần nhỏ bé vào hệ thống lí luận về cách tân nghệ
thuật nói chung của các nhà văn trẻ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.

Trước tiên, khi nhắc đến tổ chức thành phần lời nói, sẽ không thể

không tìm hiểu những lý thuyết ngôn ngữ học, điển hình là lý thuyết về hội
thoại. Trên thế giới, lý thuyết hội thoại đã được nhắc đến từ nhiều thế kỉ trước
trong các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là lý
thuyết hành động ngôn ngữ. Người đại diện là J. Austin với cuốn How to do
things with words và J. Searle với cuốn Speech acts. Theo đó, “một lời nói
bao giờ cũng được thực hiện thông qua những hành động ngôn từ”. Trong đó
có thể kể đến ba hành động: hành động tạo lời, hành động ở lời và hành động
mượn lời. Đồng thời, theo Searle thì để thực hiện một hành động nói, cần có
hàng loạt những yếu tố đi kèm và sẽ tạo ra những hiệu lực ở lời (lực ngôn
trung) [15]. Trong giao tiếp rất nhiều trường hợp người nói không muốn thể
hiện hiển ngôn ý định của mình và thay vào đó là lối nói hàm ẩn. Bằng lối nói
này người nói buộc người nghe phải vận dụng những tiền giả định và lập luận
để nắm bắt ý nghĩa thực của lời nói của mình. Người nói dùng lối nói hàm
ẩn do nhiều nguyên nhân, có thể do khiêm tốn, không muốn làm mất thể diện

của người nghe, muốn mỉa mai, châm biếm hay không muốn trực tiếp chịu
trách nhiệm về điều mình nói ra,… Như vậy việc sử dụng các hành động ngôn
từ trực tiếp/gián tiếp chính là biện pháp để truyền báo các ý nghĩa tường
minh/hàm ẩn. Tức là, một biểu thức nguyên cấp tạo ra được ngoại diên ý
nghĩa rộng hơn so với chính nội hàm ngôn ngữ.
Ở Việt Nam, những vấn đề ngữ dụng học và ngữ pháp chức năng được
quan tâm từ những năm 80-90 của thế kỉ XX. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra
những công trình về lý thuyết ngữ dụng học như: Nguyễn Đức Dân với Ngữ
3


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
dụng học (1998), Nguyễn Thiện Giáp với cuốn Dụng học Việt ngữ (2000), Đỗ
Hữu Châu với Đại cương ngôn ngữ học (1993). Những vấn đề trung tâm của
ngữ dụng học đã được trình bày một cách hệ thống và phân tích trên cứ liệu
tiếng Việt như: chiếu vật và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí
thuyết hội thoại, ý nghĩa hàm ẩn và tường minh. Có thể thấy điểm nổi bật của
việc nghiên cứu ngữ dụng học là khảo sát về ngữ cảnh và việc giao tiếp.
Hướng nghiên cứu này có thể xem là đối lập với cấu trúc luận. Bởi vì các nhà
nghiên cứu ngữ dụng học cho rằng các yếu tố bên ngoài, thuộc về ngữ cảnh
giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố bên trong của hệ thống ngôn ngữ.
Nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2:
Ngữ dụng học (1993) đã trình bày một cách tổng quát những quan điểm về
hành vi ngôn ngữ của J. Austin, J. Searle, D. Wunderlick, F. Fecanati, K.Back
và R.M. Harnish, nhưng ông nhận ra những vấn đề như tính đơn thoại của các
hành vi ở lời trong lí thuyết của Austin –Searle, bởi lẽ, hành vi ở lời nào cũng
cần gắn liền với ngữ cảnh và với hoạt động hội thoại của con người. Các hành
vi ở lời thường sử dụng tác động lẫn nhau, các hành vi được tổ chức, đan dệt,
khởi tạo nhau với nhau trong hội thoại. Theo Đỗ Hữu Châu “một phát ngôn

không phải là sản phẩm của một hành vi ở lời duy nhất mà là sản phẩm của
một loạt các hành vi ngôn ngữ liên kết với nhau” [15, 142]. Nhắc đến hành vi
ở lời, theo ông, cần nhắc tới lý thuyết hội thoại. Ông trình bày những luận
điểm về giao tiếp, nhân tố giao tiếp, các quy tắc và cấu trúc hội thoại, trong đó
nhấn mạnh ba vận động hội thoại: trao lời, trao đáp và sự tương tác. Nhà
nghiên cứu Đỗ Hữu Châu đề cập tới hội thoại như hình thức giao tiếp thường
xuyên của ngôn ngữ, là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.
Người phát và người nhận có sự liên hòa phối hợp để tạo ra một cuộc hội
thoại đạt hiệu quả giao tiếp cao. Có thể nói, nhận định của Đỗ Hữu Châu về
mối liên hệ của người nhận – người phát đã nhấn mạnh tính tương liên giữa
các nhân vật giao tiếp. Tuy vậy, đứng ở góc độ ngữ dụng học, ông coi văn
4


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
bản, trong đó có văn bản văn chương , “là diễn ngôn liên tục do một người
viết ra […] hoàn toàn theo chiến lược do người viết định ra từ đầu đến cuối
và theo đuổi chiến lược đó cho đến hết” [15, 357]. Cuốn giáo trình chỉ đưa ra
những nhận định chung cho toàn bộ hệ thống ngôn ngữ, không tìm hiểu cụ thể
văn bản nghệ thuật để nhận thấy những kết cấu hội thoại kép trong tác phẩm
văn chương.
Thật vậy, nếu chúng ta coi một tác phẩm văn học cũng là một tập hợp
các hành động nói liên tiếp trong cuộc đối thoại thì nhà văn giữ chức năng là
người phát ngôn và người đọc là người tiếp nhận, không kể đến những đối
tượng phát – nhận trong nội bộ tác phẩm. Trong cuộc đối thoại ấy, tác phẩm
được bao quanh bởi ngữ cảnh giao tiếp và bối cảnh văn hóa, nhà văn lựa chọn
và sắp đặt ngôn ngữ để tạo ra những biểu thức ngôn ngữ có giá trị giao tiếp và
biểu đạt cao nhất. Tất nhiên không nên và cũng không thể không xét đến mục
đích của tác phẩm văn chương, nó không chỉ diễn đạt một hành động nói

thông thường mà ở một mức độ cao hơn còn thể hiện quan điểm, tư tưởng,
tình cảm của người nói – nhà văn [71].
2.2.

Bộ môn Phong cách học (stylistique, stylistics) cũng là một bộ

phận của Ngôn ngữ học có đối tượng và phạm vi nghiên cứu riêng. Theo
Saclơ Bali trong công trình “Phong cách học tiếng Pháp” (1961) nêu quan
niệm về : “Phong cách học nghiên cứu tính biểu cảm – gợi cảm ở các yếu tố
của hệ thống ngôn ngữ, đồng thời nghiên cứu sự phối hợp các sự kiện lời nói
có khả năng tạo nên các hệ thống, các phương tiện biểu cảm – gợi cảm của
ngôn ngữ”. Quan điểm này được một số nhà nghiên cứu Nga ủng hộ bởi sự
nhấn mạnh đến khả năng biểu cảm của ngôn ngữ. Tuy nhiên, khi phân tích
hiệu quả cảu việc diễn đạt ngôn ngữ, song song với biểu hiện tình cảm, không
thể bỏ qua mặt biểu hiện tư tưởng. Điều này thể hiện rõ ràng trong cả lời nói
hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương, bởi dù thế nào cũng cần diễn
đạt tư tưởng một cách sáng rõ.
5


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
Một quan niệm khác về phong cách học tập trung nghiên cứu các
phong cách chức năng, được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu Tiệp Khắc: B.
Havranek, L. Doleden. Trong Phong cách học thực hành tiếng Nga (1977), D.
Rodentan đã tổng kết quan niệm của B. Havranek, “nghiên cứu thể văn là
công việc của khoa học về thể văn và phong cách học”, phát biểu của L.
Doleden “phạm trù chung quan trọng nhất là phong cách chức năng” [40, 9].
Phong cách chức năng là một trong những nội dung cơ bản của nghiên cứu
phong cách học, song không thể bỏ qua các nguyên tắc lựa chọn và sử dụng

các phương tiện ngôn ngữ và hiệu lực biểu đạt của từng loại phương tiện ngôn
ngữ trong phong cách chức năng.
Từ sự tiếp thu và bổ sung quan niệm về phong cách học, các nhà
nghiên cứu Việt Nam đã có những điều chỉnh phù hợp. Điển hình trong
Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983), Cù Đình Tú nêu lên đối
tượng của phong cách học là tập trung “nghiên cứu quy tắc, quy luật lựa
chọn, hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm
biểu hiện một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định trong những phong cách
chức năng ngôn ngữ nhất định” [70, 29]. Đặc biệt, trong cuốn Phong cách
học tiếng Việt, nhà nghiên cứu Đinh Trọng Lạc đã đưa ra định nghĩa phong
cách học là “môn nghiên cứu các nguồn phương tiện ngôn ngữ dồi dào và các
nguyên tắc lựa chọn, sử dụng những phương diện này trong việc diễn đạt nội
dung tư tưởng nhằm đạt được những hiệu quả thực tế mong muốn, trong
những điều kiện giao tiếp khác nhau” [41, 13]. Khi xác định nhiệm vụ và đối
tượng như vậy, Phong cách học đã bao trùm cả những tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ vào trong phạm vi nghiên cứu. Khi tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ
nói chung và đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng thì không chỉ tìm hiểu
cách lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ mà còn phải tìm ra những quy luật, nguyên
tắc của sự sắp xếp, tổ chức, kết hợp các yếu tố đó, sao cho vừa có thể đạt
được chuẩn mực phong cách, lại vừa thể hiện được cá tính sáng tạo của
6


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
người viết. Cũng trong cuốn này, nhà nghiên cứu đã điểm qua các quan niệm
về phân chia phong cách tiếng Việt, trong đó, kết luận lại, ông khẳng định
việc phân loại phong cách ngôn ngữ từ lý thuyết thông tin tỏ ra phù hợp với
sự khảo sát phong cách học. Trong đó, ông xác định hai chức năng cơ bản là
nhận thức phản ánh và giao tiếp lý trí; ngoài ra là các chức năng bổ sung như

chức năng cảm xúc, chức năng ý nguyện, chức năng nhắc gọi, chức năng tạo
tiếp, chức năng thẩm mĩ. Trong đó, ông đối lập phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật với các phong cách ngôn ngữ gọt giũa khác (bao gồm phong cách khoa
học, phong cách hành chính, phong cách chính luận) ở vai trò của chức năng
thẩm mĩ, hay còn được gọi là chức năng nghệ thuật – hình tượng. Trong
phong cách nghệ thuật thì chức năng thẩm mĩ xuất hiện ở bình diện thứ nhất,
đẩy chức năng giao tiếp xuống bình diện thứ hai. Điều này đúng với các tác
phẩm trữ tình, hoặc với các tác phẩm tự sự truyền thống theo kiểu tư duy độc
thoại. Nhưng khi lối tu duy đối thoại trong tiểu thuyết phức điệu được soi
sáng thì người ta đã nhìn nhận lại vai trò của chức năng thẩm mĩ và chức năng
giao tiếp trong các tiểu thuyết hiện đại, khi mà nhà văn kết cấu “lời tác giả
như là lời nói của một người đang có mặt đang nghe tác giả nói và có thể đáp
lại tác giả” [27, 333] trong tương quan đối thoại với độc giả, với các hình
tượng nhân vật trong tác phẩm. Khi tính đối thoại được nâng lên thành bản
chất phổ biến của ý thức và ngôn ngữ thì quan niệm về vị trí của chức năng
thẩm mĩ đã có sự thay đổi.
Ngoài ra, nhiều công trình phong cách học cũng trình bày về cách lựa
chọn, tổ chức ngôn từ trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ như: Trường từ
vựng ngữ nghĩa và việc sử dụng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật” (1974)
của Đỗ Hữu Châu, Tu từ học tiếng Việt hiện đại (1975), Khảo sát từ vựng
tiếng Việt theo bình diện phong cách ngôn ngữ (1982) của Cù Đình Tú, Phân
tích phong cách học (1983) của Nguyễn Thái Hòa,… đều chỉ ra vai trò của
ngôn từ, lời văn nghệ thuật đối với tác phẩm văn chương, nhưng chưa công
7


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
trình nào đề cập tới mối quan hệ độc giả – tác giả, người kể chuyện – người
nghe chuyện chi phối như thế nào đến cách tổ chức ngôn từ nghệ thuật trong

tác phẩm tự sự.
Đến năm 2000, Nguyễn Thái Hòa công bố công trình Những vấn đề thi
pháp truyện, nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu những thành phần lời trong
kết cấu của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm truyện, vấn đề thi pháp thể
loại truyện được nhìn nhận một cách thấu đáo từ góc độ ngôn ngữ. Tác giả
làm rõ khái niệm truyện và chuyện, làm cơ sở tiền đề cho hình tượng con
người trong truyện kể. Ông cũng tập trung làm rõ lời kể và lời thoại trong
truyện, về đặc điểm bị tình huống hóa và những chức năng cơ bản của lời kể
và lời thoại trong truyện. Qua phân tích những ví dụ thực tế, nhà nghiên cứu
đã khẳng định “lời kể của người kể và lời thoại của nhân vật có sự khác nhau
ở điểm nhìn, chức năng, giọng điệu, tóm lại là hai bình diện đối lập nhau và
người kể không thể cho nhân vật mượn giọng của mình. Lời nói của nhân vật
là phương tiện xây dựng nghệ thuật, vì thế, xử lý các tình huống đối thoại
phải được xem là một phạm trù trung tâm của nghệ thuật kể truyện, điều quan
tâm trước hết ở các nhà tiểu thuyết cổ điển” [33, 85]. Có thể nói, từ góc độ
ngôn ngữ, tác giả công trình đã trình bày quan niệm về các thành phần lời nói
có trong tác phẩm tự sự, là tiền đề cho vấn đề tìm hiểu cách thức tổ chức các
thành phân lời nói trong tác phẩm tự sự. Tuy nhiên, việc quá cực đoan tính
đối lập của lời kể và lời thoại đã khiến tác giả chưa nhận ra được khả năng
mượn giọng điệu người kể chuyện để nhân vật được tự do nói đến quan điểm
của mình. Điều này được bổ sung trong những lý thuyết về tự sự học sẽ trình
bày ở sau.
2.3.

Tự sự học là một phân nhánh chủ yếu của thi pháp học, nghiên

cứu mọi hình thức trần thuật, bao gồm cả trần thuật văn học và trần thuật phi
văn học. Tự sự học cũng làm nhiệm vụ nghiên cứu đặc trưng thể loại của tác
phẩm văn học.
8



Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
Nhà nghiên cứu M. Bakhtin (1895 – 1975) đã nêu quan niệm mới về
tính đối thoại của lời nói. Tiền đề lý luận trong Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
của ông là: “lời nói của con người mang tính đối thoại, tính đối thoại là thuộc
tính phổ quát của ngôn từ và tư duy con người” [8, 20]. Trong cuộc sống
hàng ngày, nói tức là nói với ai đó, ngay khi độc thoại cũng là ta đang lưỡng
hóa con người mình. Bởi đặc tính giao tiếp ấy mà lời nói của một người
không chỉ phụ thuộc vào điều mình muốn nói mà còn phụ thuộc rất nhiều vào
người đối thoại với ta. Trong văn chương, tính đối thoại ấy nội tại của ngôn từ
biểu hiện thiên hình vạn trạng, nhà văn phải đứng trong trạng thái đối thoại
với độc giả để lựa chọn và xếp đặt ngôn từ phù hợp, nhưng Bakhtin nhận thấy
“trong mỗi loại hình văn học khác nhau, nó (tính đối thoại của ngôn ngữ BHT) có mặt ở những mức độ khác nhau”. Bởi vậy, Bakhtin cũng được coi
như người đặt nền móng cho những vấn đề về thể loại trong tác phẩm tự sự.
Theo Bakhtin, chính“thể loại chứ không phải phương pháp hoặc trường phái
sáng tác là những nhân vật chính của tấn kịch lịch sử văn học. Mỗi một thể
loại, nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực, một
cách cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và con người” [8, 7]. Và trong tất
cả các thể loại, Bakhtin tâm đắc nhất với tiểu thuyết – một sản phẩm tinh thần
tiêu biểu nhất cho thời đại mới của lịch sử loài người. Xây dựng lí thuyết
chung về tiểu thuyết, ông đã “kiến tạo lại một triết học nhân bản, một luận
thuyết về con người cũng như những biến đổi về tư duy nghệ thuật (theo
Phạm Vĩnh Cư). Theo đó, trong một tác phẩm tiểu thuyết cần có sự “tồn tại
không hòa đồng nhiều tiếng nói và ý thức độc lập, bình quyền và đầy đủ giá
trị, nơi tiếng nói của nhân vật bình quyền với tiếng nói của tác giả, tác giả
không chỉ nói về nhân vật mà còn nói với nhân vật, quan hệ đối thoại với
nhân vật” [8, 12], mà theo cách gọi của Bakhtin là “nguyên tắc phức điệu”.
Tức là, trong một tác phẩm văn học bao giờ cũng có đa thanh – sự “hòa điệu

nhiều bè”, có sự đan xen lời nói, giọng điệu của tác giả, người kể chuyện và
9


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
nhân vật trong tác phẩm tự sự, nhưng chỉ đến Dostojevski tính đa thanh ấy
mới đạt đến nguyên tắc phức điệu. Với lí thuyết ấy, Bakhtin đã đưa ra một
cách nhìn hoàn toàn mới mẻ đối với việc phân tích tìm hiểu một tác phẩm
nghệ thuật ngôn từ. Và theo ông, “người viết văn xuôi nào chỉ biết nói cái của
mình bằng ngôn ngữ của mình, không biết nói cái của mình bằng ngôn ngữ
của người khác (trong đó có ngôn ngữ của nhân vật), không biết đưa vào và
“phối khí” trong câu văn của mình những tiếng nói khác nhau ở ngoài đời thì
người ấy dù cố gắng thế nào cũng chỉ viết được những sáng tác bề ngoài rất
giống tiểu thuyết nhưng không phải là tiểu thuyết” [8, 21]. Người viết tiểu
thuyết, theo như Bakhtin sẽ tham dự vào tiểu thuyết, có mặt ở khắp nơi trong
đó mà gần như không dùng đến ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ trực tiếp. “Ngôn
ngữ tiểu thuyết là cả một hệ thống những ngôn ngữ soi sáng lẫn nhau, đối
thoại với nhau” [8, 97]. Bởi vậy, khi phân tích ngôn ngữ tiểu thuyết, chúng ta
không thể nhìn nhận các thành phần ngôn ngữ như một mặt phẳng đơn lẻ, cố
định và một giọng. Tiểu thuyết là một hợp thể các yếu tố phân hóa thành các
hình tượng ngôn ngữ gắn bó với nhau bằng quan hệ đối thoại. Những hình
thái ngôn ngữ và phong cách khác nhau trong tiểu thuyết là thuộc về những hệ
thống khác nhau, không thể xếp đặt tất cả các thành phần ngôn ngữ trong tiểu
thuyết trên một bình diện và như một tuyến thống nhất. Đặc điểm này được
nhà nghiên cứu minh chứng và chỉ ra cụ thể trong Những vấn đề thi pháp
Đôxtôiepxki (1963), qua trường hợp của Tội ác và trừng phạt của Dostojevski
như một biểu hiện xuất sắc cho lối xây dựng ngôn ngữ tiểu thuyết với nhiều
tầng vỉa đan xen vào nhau như một hệ thống mắt xích. Theo đó, nhà văn đã
“sáng tạo ra một loại hình tiểu thuyết mới về căn bản” [8, 235] biểu hiện ở

mối quan hệ mang tính đối thoại, tính song phương giữa những tiếng nói,
những ý thức độc lập, bình đẳng trong tiểu thuyết Dostojevski. Trong trước
tác của nhà văn này, lời của nhân vật “vang lên ngay bên cạnh tiếng nói của
tác giả và kết hợp một cách đặc thù tiếng nói ấy với những tiếng nói của
10


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
những nhân vật khác cũng như đầy đủ giá trị của nó”[8, 236]. Nhân vật
không “câm lặng” nữa, nó tự do, có thể đứng bên cạnh, không tán đồng hay
thậm chí nổi dậy chống lại người tạo ra chúng. Chính sự bình đẳng giữa các
hình tượng ngôn ngữ đã tạo ra một sự cách tân căn bản, theo Bakhtin, đã đánh
dấu sự hình thành của một loại hình tiểu thuyết mới, với dấu ấn cơ bản của nó
là ở cách thức phân chia, lựa chọn, xếp đặt và đan xen những thành phần lời
nói trong “một cuộc đối thoại lớn” mà tác giả đã xây dựng, chủ động kêu gọi
những tiếng nói bình đẳng và độc lập.
Tuy nhận ra tính chất đa thanh, đối thoại trong tác phẩm tự sự, nhưng
Bakhtin mới chủ yếu đưa ra những đường hướng mới về cách nghiên cứu,
đánh giá một tác phẩm mà chưa chú trọng vào khai mở một lối sáng tác mới,
một nghệ thuật viết văn mới; đặc biệt là ông chủ yếu nhìn nhận từ góc độ lí
luận thi pháp thể loại mà chưa nhận ra vai trò của ngôn ngữ và cách tổ chức,
kết cấu như thế nào để có được một tác phẩm phức điệu.
Sau M. Bakhtin, có nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu về cách tổ
chức những tiếng nói trong tác phẩm tự sự, tập trung nghiên cứu lịch sử các
“diễn ngôn” (discouse) và đề cập đến tính đối thoại như một thuộc tính căn
bản nhất của diễn ngôn trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, mọi phạm
vi đề tài, chủ đề, điển hình như M. Foucault, E. Benveniste, G. Genette. G.
Genette là nhà nghiên cứu trung thành với những tư tưởng cấu trúc luận, được
coi là chủ soái của phương pháp thi học mới ở Pháp: Liên văn bản. Trong tác

phẩm Nguyên cảo (Palimpsestes) (1982) ông đã khéo léo sử dụng hình ảnh
tấm da đã được chùi chữ cũ để viết chữ mới để tượng trưng cho một nguyên
tắc: tác phẩm nào cũng là được viết đi viết lại, nghĩa là người sau cho dù có
sáng tạo đến đâu cũng chỉ là viết lại những thứ mà người trước ít nhiều đã
viết, nhưng là bằng một ngôn ngữ mới, sáng tạo và cá tính. Chính quan niệm
này đã dẫn đến sự ra đời của đối tượng nghiên cứu liên văn bản. Và điều đó
cũng gián tiếp khẳng định vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật chính là cái cốt yếu

11


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
nhất thể hiện cái sáng tạo và cá tính của nhà văn trước khi tìm đến ý nghĩa, tư
tưởng của tác phẩm [39].
Tiếp đến là quan điểm của nhà lý luận văn học Hà Lan M. Bal. Trong
công trình Tự sự học – giới thiệu về lí thuyết tự sự (1985) bà đã phân việc kể
chuyện thành ba tầng, tương ứng với ba phạm trù: cốt truyện (fabula), câu
chuyện (story) và văn bản (text). Mà văn bản, theo bà, được tạo thành từ các
lời. “Vấn đề đặt ra ở tầng văn bản là chủ thể lời, các loại lời, cách tổ chức lời
nói”[58, 85]. Mà trên thực tế, trong một văn bản trần thuật, có rất nhiều loại
lời, trong đó, bà phân chia thành lời trần thuật, lời phi tự sự và sự miêu tả. Các
loại lời lại được tổ chức thành các cấp bậc trần thuật, tạo thành các hình thức
lời khác nhau: lời trực tiếp, lời gián tiếp, lời gián tiếp tự do và văn bản của
người trần thuật.
Những khuynh hướng nghiên cứu trên thế giới như trình bày ở trên đã
nếu ra vấn đề về tính đối thoại của các lời nói trong cuộc sống hàng ngày
cũng như trong văn chương, coi một tác phẩm ngôn từ nghệ thuật là một tập
hợp nhiều thành phần lời nói, trong đó, các thành phần lời nói hợp thành
những cuộc đối thoại khác nhau.

Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã nắm bắt đường hướng nghiên
cứu mới về tác phẩm văn học này từ khá sớm, tiêu biểu có nhà nghiên cứu
Trần Đình Sử, với cuốn Lí luận và phê bình văn học [57]. Ông đã tập trung
làm nổi bật tính đối thoại nội tại của một tác phẩm văn học thông qua nhiều
biểu hiện cụ thể trên bề mặt ngôn ngữ; và theo ông: đối thoại quy định sự
sống của ngôn ngữ. Đối thoại ở đây không phải là lời hỏi, lời đáp thông
thường mà là “thái độ của ý thức, tư tưởng. Tác giả không phải là người trần
thuật mà còn là người sáng tạo” thông qua cách tổ chức, sắp xếp các thành
phần lời người kể, lời nhân vật [57]. “Nhà văn giải phóng tối đa cho sự tự ý
thức và ngôn từ nhân vật, thu hẹp sự nhận xét, cắt nghĩa từ phía người trần
thuật” [57, 332] Tuy nhiên, cũng như những nhà tự sự học khác, nhà nghiên

12


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
cứu Trần Đình Sử chủ yếu đưa ra những kết luận về hiệu quả nghệ thuật đạt
được khi sử dụng nguyên tắc phức điệu, điển hình như trong tiểu luận “Lý
thuyết đối thoại và mấy nét nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Chí Phèo của
Nam Cao” [58], ông chỉ ra điều mà Nam Cao đã đạt được khi để Chí Phèo
vang lên tiếng nói tự ý thức, độc lập với lời người kể chuyện, ông thấy được
đối thoại là bản chất của ý thức và ngôn ngữ, đối thoại đã mang lại sự sống
cho ngôn ngữ, mang lại tính bình quyền cho văn chương; nhưng theo ông, đó
là một hiện tượng nằm ngoài phạm vi ngôn ngữ học. Bởi vậy, nhà nghiên cứu
chưa đi sâu vào phân tích lối kết cấu, tổ chức chất liệu ngôn từ như thế nào để
có được một hiệu ứng nghệ thuật như vậy.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng đặc trưng đối thoại nội tại
của ngôn ngữ tác phẩm văn chương, đặc biệt là tác phẩm tự sự, như luận án
Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (điểm nhìn và

ngôn ngữ kể chuyện) (2003) của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Thủy [65]
trình bày những luận điểm về điểm nhìn và phương thức kể trong truyện ngắn
Việt Nam sau 1975, trong đó, trọng tâm làm rõ hình thức biểu hiện điểm nhìn
của người kể chuyện và nhân vật, đặc điểm sử dụng ngôn ngữ để xây dựng
điểm nhìn trong tác phẩm tự sự; tiểu luận Các nhân tố biểu đạt tính đối thoại
nội tại của diễn ngôn truyện kể (2014) của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Ngân
Hoa [30] khai thác những yếu tố tạo nên tính đối thoại nội tại trong diễn ngôn
truyện kể, trong đó khẳng định sự tương tác giữa các thành phần lời nói, hay
chính là cách thức tổ chức lời nói nghệ thuật là một nhân tố quan trọng thể
hiện tính đối thoại nội tại của một diễn ngôn truyện kể.
Về Nguyễn Bình Phương, đã có nhiều các công trình nghiên cứu khoa
học đề cập tới đặc trưng, giá trị trong các tác phẩm của ông, đặc biệt là tiểu
thuyết, như tiểu luận Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương (2012) của Trần Ban [10], tiểu luận Dấu ấn hậu hiện đại trong
Những đứa trẻ chết già và Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương (2014) của
13


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
Lê Minh Hiền [29],… đã tìm tòi những đặc điểm về phong cách ngôn ngữ
trông văn Nguyễn Bình Phương. Nhưng về cơ bản, chưa có công trình nghiên
cứu nào đề cập tới đặc điểm kết cấu và hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức
các thành phần lời nói từ cơ sở thuộc tính đối thoại của tác phẩm tự sự (coi tác
phẩm như tập hợp lời đối thoại) trong một tiểu thuyết cụ thể Nguyễn Bình
Phương. Vì vậy, đề tài hứa hẹn nhiều tìm tòi và khám phá mới về một cây bút
vốn đã thú vị trên văn đàn Việt Nam hiện thời.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.


Đối tượng nghiên cứu

Luận văn lựa chọn cách tổ chức các thành phần lời nói trong tiểu thuyết
Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương là đối tượng nghiên cứu.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung tìm hiểu, khảo sát tiểu thuyết “Những đứa
trẻ chết già” của nhà văn Nguyễn Bình Phương về phương diện tổ chức
thành phần lời nói.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.

Mục đích nghiên cứu

Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu cách tổ chức các thành phần lời nói trong
Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương, từ đó, nhằm nhận diện những
đổi mới về nghệ thuật tự sự và cá tính sáng tạo của nhà văn.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác lập các cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu cách tổ chức các thành
phần lời nói trong tác phẩm tự sự.
- Vận dụng lý thuyết vào phân tích tác phẩm được chọn.
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các cách thức tổ chức thành phần lời
nói đó.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

14


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
Thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1.

Phương pháp thống kê, phân loại: để tìm hiểu về cách tổ chức

thành phần lời nói trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tôi tiến hành
thống kê các thành phần lời nói có mặt trong tiểu thuyết này, từ đó, phân loại
chúng trước khi tiến hành tổng hợp và nhận định.
5.2.

Phương pháp phân tích phong cách học: vận dụng những kĩ thuật

phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, từ những kết quả
của quá trình thống kê và phân loại ngữ liệu, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh
giá về cách thức tổ chức thành phần lời nói trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương, thấy được những nét đặc trưng riêng biệt cũng như giá trị và hiệu quả
nghệ thuật trong những thành phần lời nói ấy.
5.3.

Phương pháp tổng hợp: khái quát, đánh giá chung về cách thức tổ

chức thành phần lời nói trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, từ đó có những
nhận định mang tính khái quát hơn về phong cách ngôn ngữ của tác giả này.
5.4.


Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh để thấy được nét riêng,

nét đặc trưng của phong cách Nguyễn Bình Phương trong tương quan với các
phong cách của các tác giả đồng đại khác để thấy được những tìm tòi, đổi mới
của tác giả.
6. Đóng góp của luận văn
6.1.

Về mặt lí luận, luận văn thông qua việc tiếp thu và vận dụng các lý

thuyết ngôn ngữ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vào việc tìm hiểu
cách tổ chức các thành phần lời nói trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, sẽ
một lần nữa khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong sáng tạo văn học, chứng
minh cho sự bắt nhịp với văn học thế giới của văn học Việt Nam về mặt thi pháp
thể loại, cách tổ chức thành phần lời nói và góp phần nhận định được vị trí của
nhà văn trong văn đàn Việt Nam hiện đại.
6.2.

Về mặt thực tiễn, bởi được xuất phát từ một hệ thống lí thuyết

mang tính cách tân về mặt thi pháp tiểu thuyết, thông qua những dẫn chứng từ
15


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
một tác giả cụ thể, kết quả của đề tài cũng góp phần định hướng về mặt phương
pháp tổ chức các thành phần lời nói cho các cây bút trẻ, vừa mở ra một hướng
sáng tạo, vừa mở ra một hướng tiếp cận các văn bản nghệ thuật ngôn từ tự sự tiếp cận từ góc độ cách thức tổ chức ngôn từ nghệ thuật
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển
khai thành các chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2: Cách tổ chức lời ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết Những
đứa trẻ chết già
Chƣơng 3: Cách tổ chức lời nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa
trẻ chết già

16


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.

Những ngƣời nói trong tác phẩm tự sự

Như đã nói ở trên, theo nhà nghiên cứu M. Bakhtin, mọi tác phẩm tự sự
đều mang trong nó bản chất đối thoại của ngôn ngữ và ý thức. Bản thân diễn
ngôn truyện kể là một tiếng nói góp vào cuộc đối thoại vô thủy vô chung của
nhân loại. Bên trong nó lại hàm chứa một tập hợp những cuộc đối thoại giữa
những nhân vật giao tiếp với điểm nhìn, chức năng, giọng điệu khác nhau, tạo
nên một bản hợp âm tương liên và đa sắc.
1.1.1. Tác giả hàm ẩn
Theo quan điểm về tính đối thoại của một tác phẩm, tác giả được coi là
người phát ngôn, là chủ thể của câu chuyện, đặt trong tương quan với người
nhận là độc giả. Tác giả không chỉ kể cho độc giả nghe câu chuyện mà đặt

mình trong tư thế đối thoại, thể hiện những quan điểm tư tưởng của mình
thông qua câu chuyện.
Tác giả hàm ẩn là khái niệm đã được nhắc đến từ khá lâu trong Tự sự
học, là hình tượng quan trọng trong tác phẩm tự sự, mà theo như người đề
xuất thuật ngữ này – U. Booth – thì “nhà văn cũng như một nhà hùng biện,
họ hiện diện như một chủ thể trước cộng đồng và anh ta chủ động lựa chọn,
sắp đặt và tổ chức các lập luận trong bài diễn thuyết để thuyết phục độc giả”,
tức là anh ta là chủ thể thực hiện hành vi nói, trước một đối tượng độc giả cụ
thể mà anh ta hướng tới. Hành động này được cho là tương ứng với cách nhà
văn viết những tác phẩm tự sự như anh hùng ca, tiểu thuyết hay truyện ngắn.
Nhà văn là chủ thể đích thực của diễn ngôn. Nhà văn dựng lên và chi phối
toàn bộ thế giới trong truyện, ngay cả khi anh ta cố gắng che khuất đi sự chi
phối của mình lên các hình tượng nhân vật thì cũng không thể từ bỏ vị trí sáng
tạo và quyết định của mình. Tác giả luôn cố gắng (chủ ý hoặc không chủ ý)

17


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
buộc độc giả chấp nhận thế giới hư cấu của mình, mong muốn có thể thuyết
phục độc giả chấp nhận một cách tự nguyện những tư tưởng, quan điểm trong
thế giới nghệ thuật mà mình sáng tạo ra. Nhưng Booth nhận ra rằng, không
thể như một nhà hùng biện trực tiếp xuất hiện trước công chúng, nhà văn
không thể nhảy vào tác phẩm tự sự để tuyên bố mục đích, tư tưởng của mình,
anh ta phải làm cho mình trở nên vô hình trước độc giả, bằng cách tạo ra một
tác giả là chủ thể sáng tạo được nhận diện từ chính sự trần thuật. Điều này đã
khiến Booth đề xuất một khái niệm: hình tượng tác giả – tác giả hàm ẩn.
Ngay từ khi được đề xuất, thuật ngữ tác giả hàm ẩn đã được quan tâm
bởi rất nhiều nhà tu từ học, coi đó như một hình tượng trung tâm, nhân tố

quan trọng bậc nhất có tính chi phối, chỉ đạo quá trình sáng tạo của nhà văn.
Mỗi chi tiết, hình ảnh hay thủ pháp nào đó trong tác phẩm có sức biểu lộ cao,
độc đáo và cá biệt thì sự khái quát tư tưởng của tác giả và phong cách của nhà
văn càng có vẻ sâu sắc và hấp dẫn. “Tác giả hàm ẩn được coi là “cái tôi thứ
hai”, là hạt nhân, là trung tâm điều phối, chỉ đạo và tạo dựng tất cả các mối
quan hệ trong tác phẩm tự sự”. Tác giả hàm ẩn không phải là một cái đích để
độc giả hướng tới mà là người sử dụng tất cả các biện pháp, thủ pháp và
phương thức nhằm tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn cho mỗi tác phẩm nghệ thuật.
Booth coi tác giả hàm ẩn là một chiến lược trong nghiên cứu văn chương, bởi
nó đại diện cho mục đích của tác giả khi sáng tạo nghệ thuật, là cái gốc để
nhận diện ra những dấu hiệu tu từ học và cơ sở để xác lập các nguyên tắc xây
dựng truyện kể.
Cần phân biệt tác giả thật – một chủ thể sáng tạo và tác giả hàm ẩn – một
hình tượng đặc biệt trong tác phẩm.Người đọc có thể coi tác giả hàm ẩn như là
sự phản chiếu của tác giả thực. Tác giả là người tạo ra toàn bộ các quy chuẩn và
quan niệm để từ đó xác lập tư tưởng trong văn bản. Người có trách nhiệm đối
với toàn bộ những quan điểm về thế giới phát sinh từ truyện kể, chủ động thiết
lập theo nhiều cách khác nhau. “Nếu như tác giả là cội nguồn thực sự của mọi
thông tin trong tác phẩm, là nơi xuất phát của hành vi tự sự” [27, 288], là chủ
18


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
thể thực sự của sáng tạo nghệ thuật. Nhưng “tác giả thực sự là khâu khó nắm bắt
nhất, là nhân tố không ổn định nhất. Người đọc chỉ biết được tên tác giả, ngay
tác giả đương đại cũng vậy. Hoạt động ý thức vốn đã khó nắm bắt, huống nữa
mỗi lúc một khác. Cái tác giả mà tự sự học quan tâm là tác giả được suy ra từ
bản thân tự sự, nó đại diện cho một chuỗi hình thái văn hóa xã hội, tâm lý cá
nhân, quan niệm về giá trị văn học, đó chính là tác giả hàm ẩn. Đó là tập hợp

giá trị về đạo đức, tập quán, tâm lý, thẩm mỹ làm nền tảng cho toàn bộ tác
phẩm” [27, 288]. Theo Booth, tác giả hàm ẩn không có thật, nó tồn tại trong suy
đoán của chúng ta, nhưng lại là hình ảnh trọn vẹn nhất về giọng của tác giả, với
một thái độ, ý thức, tư tưởng biểu hiện trong tác phẩm. Như thế, tác giả hàm ẩn
là hình ảnh của tác giả được biểu hiện trong tác phẩm. Anh ta là chủ thể diễn
ngôn, nhưng anh ta thường nhường lời cho nhân vật, thường bị ẩn đi, chỉ biểu
hiện qua lời kể, giọng kể, hay hệ thống các nguyên tắc xây dựng truyện kể.
“Giọng của anh ta sẽ lộ rõ ở tất cả những thủ pháp kỹ thuật, những phương
thức, cách thức trong truyện kể” [33, 11].
Từ một tác giả có thể xây dựng nhiều hình tượng tác giả hàm ẩn khác
nhau, bởi vì anh ta có thể sử dụng những tập hợp giá trị khác nhau để sáng tác
những tác phẩm khác nhau, do trạng thái tư tưởng thay đổi hoặc do đối tượng
thưởng thức khác nhau hoặc do những mặt nạ khác nhau. Ví dụ như theo nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử thì tác giả hàm ẩn trong Truyện và kí và Nhật kí trong
tù tuy đều của tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhưng rất khác nhau.
Tác giả hàm ẩn là một người nói đặc biệt. Tác giả hàm ẩn không được
thể hiện ở văn bản nghệ thuật dưới dạng nhân vật – người kể chuyện, tác giả
hàm ẩn chỉ được độc giả tái tạo trong quá trình đọc như là một “hình tượng
tác giả” ngấm ngầm, ẩn tàng. Tác giả hàm ẩn thường xuất hiện như một người
điều khiến những con rối, không hề xuất hiện nhưng thực tế là người chi phối
mọi hành động và tư tưởng mà con rối thể hiện.
Trong truyện kể, lời giới thiệu, dẫn dắt, bình luận của người kể chuyện,
lời nhân vật, tình huống diễn ra hành động của nhân vật, những đối thoại, độc
thoại, cách sắp xếp các sự kiện, các kỹ xảo, thủ pháp… tất cả đã được người
19


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
kể chuyện kể lại theo một cách thức nào đó. Có thể nói, mọi sự hiện hữu của

từng con chữ trong tác phẩm, thậm chí kể cả từng dấu chấm, dấu phẩy, cách
ngắt câu, ngắt đoạn… cho đến những đối thoại, độc thoại, những ngôn từ đưa
đẩy, thái độ châm biếm, thương cảm hay lãnh đạm của người kể chuyện phải
do một ai đó nghĩ ra. Và điều đó cho phép chúng ta nghĩ đến tác giả hàm ẩn.
Biểu hiện của tác giả hàm ẩn trong những truyện kể theo ngôi kể khác
nhau là rất khác nhau. Trong truyện kể ngôi thứ nhất, bao gồm cả trường hợp
nhân vật người kể chuyện là đứng ngoài quan sát hay chính là một nhân vật trực
tiếp tham gia vào cốt truyện, thì tác giả hàm ẩn chính đóng vai người kể chuyện,
tức vừa là người sáng tạo, lựa chọn câu chuyện, bộc lộ mục đích hướng tới của
câu chuyện và người thực hiện hành vi kể chuyện trong tác phẩm là trùng khít,
trong đó phải nói đến sự trùng khít về lời nói và quan điểm.
Trong các tác phẩm tự sự ngôi thứ ba, tác giả hàm ẩn thường không hề
xuất hiện trực tiếp, như trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, từ
đầu đến cuối tác phẩm chỉ có một người kể chuyện duy nhất thuật lại câu
chuyện về cuộc đời của nhân vật Chí và nhân vật người kể chuyện đó hoàn
toàn đứng ngoài câu chuyện, không thể hiện một mối quan hệ đặc biệt nào với
nhân vật, cũng như không hề lên tiếng xác nhận tính chân thực của câu
chuyện hay phát biểu suy nghĩ nào của mình về nhân vật hay sự kiện xảy ra
trong làng Vũ Đại. Lúc này, người đọc chỉ có thể cảm nhận được hình tượng
của tác giả hàm ẩn thông qua cách thức tổ chức, sắp xếp các thành phần lời
nói của nhân vật người kể chuyện và các nhân vật khác. Có thể nhận thấy sự
tiệm cận giữa hai khái niệm tác giả hàm ẩn và người kể chuyện, khi chủ yếu
chúng chỉ khác nhau về khả năng chi phối các nhân vật khác trong tác phẩm
tự sự – cụ thể là tác giả hàm ẩn thì chi phối cả người kể chuyện và nhân vật,
còn người kể chuyện quyết định cách kể, giọng điệu kể của mình mà không
có quyền hạn chi phối đến tính cách và lời nói nhân vật – mà không thể nhận
thấy dấu hiệu phân biệt nào trên bề mặt câu chữ. Tức là nếu tác giả hàm ẩn
20



Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
sáng tạo câu chuyện, sáng tạo ra nhân vật người kể chuyện thì người kể
chuyện sắp đặt và kể lại chúng.
1.1.2. Người kể chuyện
Người nói thứ hai trong một tác phẩm tự sự là người kể chuyện. Trong
một tác phẩm tự sự tác giả có vai trò tối cao. Anh ta tạo ra người kể chuyện và
cấp cho nó quyền kiểm soát và chi phối. Người kể chuyện là một trong những
hình thức thể hiện quan điểm của tác giả trong tác phẩm. Song quan điểm của
tác giả chỉ có thể được thể hiện qua “điểm nhìn”, “tầm nhận thức” của người
kể chuyện như một hình tượng ít nhiều tồn tại độc lập. Người kể chuyện cũng
có thể có tính cách như nội dung của hình tượng. Khác với các hình tượng
nhân vật khác, tính cách của người kể chuyện bộc lộ không chỉ qua việc trực
tiếp tham gia vào hoạt động trong tác phẩm hay qua những lời giãi bày tâm sự
về chính mình, mà chủ yếu qua thái độ đối với thế giới câu chuyện được kể
lại. Phần nào, đây là một “hình tượng – thái độ” như cách gọi trong Thi pháp
kết cấu của B. Uspensky.
Cũng như nhiều khái niệm khác, khái niệm người kể chuyện cho đến
nay chưa được các nhà lý luận thống nhất hoàn toàn. Theo G. Pospelov thì
người kể chuyện là người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và
người nghe (người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra
[56]. Trong quan niệm của W. Kayser, người kể chuyện là một khái niệm
mang tính chất cực kì hình thức: “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc
vể chỉnh thể tác phẩm văn học. Ở nghệ thuật kể, không bao giờ người kể
chuyện là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra
và chấp nhận” [các khái niệm, 245]. R. Barthes cho rằng: “Người trần thuật
và các nhân vật về thực chất là những sinh thể trên giấy, không ai có thể lầm
lẫn tác giả của câu chuyện với người tường thuật lại câu chuyện ấy” [các
khái niệm, 245]. Còn với T. Todorov thì người kể chuyện không chỉ là người
kể mà còn là người định giá: “Người kể chuyện là một nhân tố chủ động

21


Luận văn: Cách tổ chức các thành phần lời nói trong Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phƣơng
trong việc kiến tạo thế giới hư cấu. Chính người kể chuyện là hiện thân của
những khuynh hướng mang tính xét đoán và đánh giá” [67, 197].
Người kể chuyện, theo N. Tamarchenko, “là chủ thể lời nói và là người đại
diện cho điểm nhìn trong tác phẩm văn học” [59, 1]; nhưng được khách quan hóa
và được tách biệt rõ rệt với tác giả cả về mặt không gian, lẫn bình diện tu từ mà cụ
thể là, nó được gắn với một hoàn cảnh văn hóa – xã hội và ngôn ngữ cụ thể để từ
vị thế ấy nó mô tả các nhân vật khác. Người kể chuyện không đứng ở đường biên
giữa thế giới hư cấu với thực tại của tác giả và độc giả, mà hoàn toàn đứng bên
trong hiện thực được mô tả: câu chuyện của nó được nhắm một cách ước lệ tới
người nghe hiện diện trong hiện thực ấy, bên cạnh người kể chuyện: cái vị thế
nằm phía bên trong các ranh giới của tác phẩm này người đọc đứng ngoài tác
phẩm phải chiếm lĩnh. Vị thế “trung gian” của người kể chuyện lại cho phép thâm
nhập vào bên trong thế giới được mô tả và quan sát các sự kiện bằng cái nhìn của
các nhân vật.
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử thì người kể chuyện chính là “hình
tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi
nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm”[27, 221].
Tuy vậy, trong đa phần các trường hợp, người kể chuyện thường được hiểu
tương tự như người trần thuật, như một thủ pháp ước lệ, chỉ nhân vật trực tiếp
kể lại câu chuyện xảy ra trong tác phẩm tự sự, nhưng luôn chống lại sự chi
phối của nhà văn để tạo ra một sự tự do thích đáng, trực tiếp thể hiện cá tính
riêng của mình với độc giả. Và vai trò chung của người kể chuyện này chính
là để “gạt bỏ trách nhiệm của tác giả về tính xác thực đối với cái được mô
tả” [59,1] và để tác giả có thể tự do bày tỏ quan điểm, tư tưởng của mình một
cách tương đối trực tiếp mà không cần phải thông qua lời của nhân vật.

Người kể chuyện, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa, cũng chính
là nhân vật tự sự, “là chủ thể thứ nhất làm ra hành vi kể”, “người kể chỉ cso
vai trò trong truyện mình kể, và có thể tham gia vào các nhân vật truyện như
một nhà nhân chứng hoặc như một nhà thuyết mình hoặc giả vờ khôgn dính
22


×