Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Môn Ngữ Văn:CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO NHÓM VÀ CÁCH ĐẶT CÂU HỎI, THẢO LUẬN TRONG MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.6 KB, 13 trang )

CHUYÊN ĐỀ
CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO NHÓM
VÀ CÁCH ĐẶT CÂU HỎI, THẢO LUẬN TRONG MÔN NGỮ VĂN
THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
Trong dạy học Ngữ văn, làm việc theo nhóm là hoạt động học tập mang tính
tích cực trong những năm qua và đã được nhiều giáo viên thực hiện khá thành
cơng. Kết quả của nhóm học tập thường phong phú, đa dạng và thường có những
khám phá thú vị, đầy sáng tạo trên lĩnh vực tiếng Việt và văn học, tạo ra sự hứng
thú trong hoạt động dạy và học của cả thầy và trò. Đúng như dân gian thường
nói:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hịn núi cao.
Hợp tác- đó là sự liên kết tài tình mà con người đạt được trong cuộc sống, và
học tập thơng qua hoạt động nhóm là hình thức kết hợp thơng minh và linh hoạt
bởi phát huy được năng lực cá nhân trong tập thể, là sự học tập hợp tác thể hiện
tinh thần dạy học tích cực, góp phần đắc lực thực hiện quan điểm “ Dạy học
thông qua giao tiếp”- một yêu cầu mới trong DH Ngữ văn hiện nay.
Bên cạnh hoạt động nhóm, trong dạy học Ngữ văn hiện nay vấn đề đặt câu
hỏi và thảo luận cũng được rất nhiều giáo viên quan tâm bởi khi ta xây dựng hệ
thống câu hỏi và kế hoạch thảo luận tốt chắc chắn giờ dạy Ngữ văn sẽ thành
công. Trước đây khi chúng ta dạy học ngữ văn theo phương pháp truyền thống
việc hỏi đáp thường diễn ra một chiều từ thầy đến trò với nội dung chủ yếu bám
sát văn bản cùng những yêu cầu có sẵn trong sách giáo khoa và sách giáo viên,
cách đó đã khơng cịn phù hợp với chủ trương đổi mới nhằm phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Rõ ràng có nhiều yếu tố góp phần làm nên thành cơng của một giờ dạy Ngữ
văn, song trong đó cách tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm và cách đặt câu
hỏi, thảo luận trong môn Ngữ cũng là những yếu tố quan trọng mà người giáo
viên dạy văn phải tổ chức và xây dựng tốt thì hiệu quả giờ dạy sẽ cao.Chuyên đề
này muốn đề cập đến một số kinh nghiệm trong cách tổ chức hoạt động


nhóm, cách xây dựng hệ thống câu hỏi, tổ chức thảo luận câu hỏi nhằm khai
thác thơng tin, làm sáng tỏ bài học qua đó giúp người học có cơ hội bộc lộ cảm
nhận cá nhân, thể hiện những kiến giải riêng, đồng thời cả kỹ năng làm việc hợp
tác để cùng nhau giải quyết những vấn đề thuộc môn Ngữ văn.
B/ PHẦN NỘI DUNG
1/Cơ sở lý luận: Chương trình đổi mới sách giáo khoa đã bước vào năm học
thứ 7, song song với việc đổi mới sách giáo khoa thì phương pháp dạy học cũng
có nhiều cải tiến sao cho phù hợp vớp đặc trưng bộ môn, lại phù hợp với sự đổi
1


mới sách giáo khoa và phải phát huy được tính chủ động học tập của học sinh.
Bảy năm qua, học sinh cũng đã dần dần làm quen và ngày càng có chiều hướng
tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy. Có những
giáo viên khi lên lớp đã thực sự là người tổ chức những hoạt động để kích thích
tư duy độc lập, phát triển năng lực, giải quyết vấn đề nhằm giúp học sinh chủ
động khám phá nghệ thuật văn chương phát triển ngôn ngữ và tạo lập văn bản
thông qua các hoạt động trong giờ dạy học, đặc biệt là hoạt động nhóm, thảo
luận câu hỏi mà người giáo viên đặt ra trong từng tiết học. Song bên cạnh đó vẫn
cịn có những giáo viên thực sự lúng túng khi tổ chức thảo luận nhóm (mất thời
gian, hiệu quả chưa cao, cá nhân trong nhóm hoạt động chưa đều….) cũng có
giáo viên khi lên lớp còn sử dụng những câu hỏi rời rạc, ngẫu hứng khơng có
chuẩn bị từ trước hoặc bê ngun mẫu câu hỏi trong sách giáo khoa để rồi mình
hỏi mình lại tự trả lời khiến khơng khí giờ dạy ngữ văn vừa nặng nề vừa nhàm
chán, không phát huy được khả năng cùng những rung cảm cần có trong một giờ
ngữ văn. Do đó thiết nghĩ, việc tổ chức hoạt động nhóm, việc xây dựng tốt hệ
thống câu hỏi cho bài văn là bước đột phá đầu tiên giúp học sinh chiếm lĩnh thế
giới tác phẩm văn học, định hướng gợi mở tìm hiểu kiến thức bài học đồng thời
phát huy được nội lực sáng tạo của học sinh.Đây chính là vấn đề mà nhiều giáo
viên dạy văn học tâm huyết luôn quan tâm và trăn trở.

2/Cơ sở pháp chế: Bắt đầu từ năm học 2002-2003, cấp THCS thực hiện
chương trình thay sách giáo khoa mới của BGD & ĐT.Việc đổi mới dạy học
nhằm đáp ứng mục tiêu,yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới đồng thời
nhằm cải thiện tình trạng trì trệ của việc dạy học hiện đang là niềm mong mỏi
của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Chương trình mới THCS
(quyết định số 03/2002/QĐ BGD & ĐT ngày 24-01-2002 của bộ trưởng BGD &
ĐT) với những thay đổi quan trọng chính là một khâu then chốt của quá trình đổi
mới dạy học. Một trong số sự đổi mới của phương pháp dạy học ngữ văn hiện
nay là làm việc theo nhóm, giáo viên khi chuẩn bị bài phải xây dựng một hệ
thống câu hỏi, kế hoạch thảo luận công phu cùng với sự linh hoạt vận động, tổ
chức thực hiện thì giờ dạy có hiệu quả. Nhưng từ lý thuyết đến thực hành là một
vấn đề, có những giáo viên được đồng nghiệp góp ý trao đổi kinh nghiệm, được
tham gia tập huấn trau dồi nghiệp vụ ở các lớp BDTX dịp hè nhưng khi lên lớp
triển khai một tiết dạy còn lúng túng, hệ thống câu hỏi chưa chặt chẽ, đã làm
giảm hẳn tính hấp dẫn, tính hiệu quả của một giờ ngữ văn. Là người giáo viên đã
gắn bó với nghề khá lâu năm, được dự giờ nhiều đồng nghiệp nên cũng đã rút ra
được một số kinh nghiệm xin được đề cập đến trong chuyên đề này: Cách tổ
chức thảo luận nhóm, cách đặt câu hỏi và thảo luận trong môn ngữ văn theo
hướng đổi mới.
3/Yêu cầu cơ bản của vấn đề Như trên đã trình bày muốn giờ dạy ngữ văn
có hiệu quả cần rất nhiều yếu tố, người giáo viên dạy văn ngoài sự nỗ lực vào
2


bản thân để chiếm lĩnh và cảm thụ kiến thức tiết dạy còn phải thiết kế bài dạy
sao cho phù hợp, phải xây dựng được hệ thống câu hỏi, đan xen vào bài soạn là
phương pháp dạy học khi lên lớp và làm thế nào để học sinh tích cực hợp tác
hoạt động trong giờ học, lại phải đảm bảo thời gian, đảm bảo yêu cầu mà tiết học
đặt ra…. Sau đây là những kinh nghiệm mà người viết đã làm và đã đạt được
một số kết quả nhất định. Xin được trình bày cùng đồng nghiệp hai vấn đề sau

Vấn đề thứ nhất: Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm .
-Thơng thường sản phẩm của hoạt động nhóm những năm qua đã mang nhiều
khả quan, học sinh có hứng thú học tập, mạnh dạn và thân thiện với nhau hơn.
Đây là một trong số những phương pháp học tập tích cực huy động mọi người
tham gia để giải quyết nhiệm vụ học tập. Tuy nhiên nhiều giáo viên dạy Ngữ văn
khi lên lớp tổ chức hoạt động nhóm còn lúng túng. Học sinh tham gia thảo luận
còn chưa tích cực, có nhóm chỉ một mình nhóm trưởng làm việc (thường là
những em học khá) hoạt động và trả lời khi giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trả
lời. Cịn các thành viên khác khơng làm việc hoặc có nhưng không hiệu quả. Vậy
làm thế nào để các thành viên trong nhóm hoạt động một cách tích cực thì người
giáo viên phải chú ý đến phương thức chia nhóm. Phương thức chia nhóm, được
giáo viên xây dựng từ đầu năm học, giáo viên phải giành một buổi ngoại khóa để
tập dượt cho học sinh thành thạo trong tổ chức hoạt động nhóm, làm trước bước
này sẽ khơng làm ảnh hưởng đến việc chia nhóm trong giờ học chính khóa. Trên
lớp, khi giáo viên yêu cầu hoạt động nhóm, học sinh sẽ nhanh chóng tổ chức
hình thành và hoạt động theo kiểu nhóm mà giáo viên yêu cầu. Sau đây là một số
phương thức chia nhóm;
* Thứ nhất: Có thể dựa trên tiêu chí số lượng thành viên để chia (cách chia
này phụ thuộc vào khối lượng kiến thức)
-Nhóm nhỏ( 3- 4) học sinh ngồi gần nhau thường được giao nhiệm vụ như
đọc phân vai, tóm tắt tác phẩm, thảo luận tìm chủ đề, nội dung chính của tác
phẩm, lập dàn ý cho bài văn.
- Nhóm lớn( 5- 6) học sinh trở lên thường được giao các nhiệm vụ như dựng
vở diễn cho tác phẩm văn học, làm báo tường, tổ chức trị chơi học tập cho mơn
tiếng Việt. Như vậy nhóm lớn thường được dành cho việc chuẩn bị ở nhà, cho
các giờ ngoại khố cịn trên lớp, thời gian có hạn ít dùng đến nhóm lớn vì phải di
chuyển chỗ, đòi hỏi thời gian sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai và tìm hiểu nội
dung bài học sẽ dễ dẫn đến tình trạng “cháy giáo án”
* Thứ hai: Chia nhóm dựa trên tiêu chí tính chất của các thành viên. Cách
chia này dựa trên tính chất của hoạt động học tập:

- Nhóm ngẫu nhiên: Giáo viên có thể chỉ định bất kỳ học sinh nào trong lớp
tạo lập thành nhóm. Đây là cơ hội tốt cho học sinh ngồi xa nhau có dịp gần gũi
hiểu biết thêm những thói quen, ngơn ngữ, phong cách thể hiện của các bạn.
3


Chính sự mới lạ có thể là nguồn cảm hứng kích thích học sinh giải bài tốn nhận
thức
.-Nhóm tình bạn: Giáo viên công bố số lượng người và cho học sinh tự do tổ
hợp thành từng nhóm tuỳ theo sở thích của các em. Các em đã có hiểu biết thân
quen nên dễ hợp tác cùng nhau giải bài toán nhận thức nên việc tiến hành thuận
lợi hơn. Tuy nhiên chia nhóm kiểu này các em thân quen nhau nên thường tranh
thủ nói chuyện gây ảnh hưởng đến việc học tập( Nếu giáo viên chia nhóm kiểu
này cần phải quán triệt nhược điểm này để học sinh tránh)
- Nhóm kinh nghiệm: Tập hợp những học sinh có kinh nghiệm và năng
khiếu trong hoạt động học tập nào đó thành một nhóm như kể chuyện, diễn kịch,
soạn đề cương ơn tập. Nhóm này gồm những người cùng năng lực và sở trường,
sẽ tránh được sự ỷ lại nhưng đối với nhóm học sinh yếu dễ gây ra sự mặc cảm, tự
ti khi nghe những nhóm khá hơn trình bày(Giáo viên khi chia nhóm kiểu này
cần gần gũi những nhóm yếu, kèm cặp, gợi mở, thân thiện động viên. Đây là
dịp tốt để nhóm yếu được giúp đỡ, giúp các em xố dần sự tự ti để tự tin trình
bày).
- Nhóm hỗn hợp: Là cách chia nhóm hiện nay đang được rất nhiều giáo viên
dạy ngữ văn áp dụng: nhóm này gồm những em có điều kiện, năng lực khác
nhau( thường được chia theo tổ hoặc theo bàn, ngồi gần nhau) tạo điều kiện
cho các em hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc. Tuy nhiên chia nhóm kiểu này, giáo
viên cần thúc đẩy sự hoạt động của mọi thành viên trong nhóm, những em yếu
cũng phải tham gia và phải đưa ra được chính kiến của bản thân tránh việc trơng
chờ ỷ lại vào những em khá) Song để cho nhóm hoạt động có hiệu quả, giáo
viên cần lưu ý những điểm sau:

- Nhóm tự bầu ra nhóm trưởng điều khiển tồn bộ hoạt động của nhóm mình,
nhóm trưởng có thể thay đổi ln phiên. Nhóm trưởng phân cơng cho từng thành
viên thực hiện một phần công việc.
- Từng thành viên trong nhóm phải tích cực hoạt động, suy nghĩ đưa ra ý kiến
của mình, khơng được trơng chờ, ỷ lại vào các thành viên khác trong nhóm, giáo
viên cũng nêu rõ người trình bày trong nhóm khơng nhất thiết là nhóm
trưởng
.- Kết quả làm việc của từng nhóm sẽ là kết quả chung của cả lớp
- Nhóm có thể duy trì trong tồn tiết cũng có thể thay đổi theo từng hoạt
động.-Mỗi tiết dạy chỉ nên có từ 1 - 3 hoạt động nhóm, mỗi hoạt động khơng q
5 phút (Tránh tình trạng giáo viên lạm dụng hoạt động nhóm để rồi câu hỏi
nào cũng cho thảo luận nhóm mà mỗi lần thảo luận khoảng 1- 2 phút gây sự
nhàm chán, khơng hiệu quả)
- Bên cạnh phương thức chia nhóm, người giáo viên dạy ngữ văn cần phải
chú ý đến quy trình tổ chức và quản lý nhóm học tập. Quy trình này có thể theo
4 bước như một số tài liệu đã đề cập ( Tài liệu BDTX giáo viên THCS chu kỳ III
4


2004- 2007) đó là: Bước thành lập nhóm; hoạt động nhóm; thơng báo kết quả;
kết luận vấn đề). Song cũng có thể theo 3 bước sau:
+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp: trong bước này, giáo viên phải nêu vấn
đề xác định ra bài toán nhận thức( yêu cầu của câu hỏi thảo luận) tiếp đến giáo
viên định hướng tổ chức thành lập nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
Giáo viên hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm: nhóm trưởng phân cơng trong nhóm, từng
thành viên suy nghĩ độc lập để tìm ra ý tưởng, cách lí giải của mình. Sau đó cùng
nhau trao đổi ý kiến thảo luận chung trong nhóm. Cử đại diện nhóm trình bày
trước lớp( người trình bày là bất kỳ thành viên nào trong nhóm chứ khơng bắt
buộc phải là nhóm trưởng).

+ Bước 3: Thảo luận tổng kết trước tồn lớp: đây là bước các nhóm lần
lượt báo cáo kết quả để rồi cả lớp cùng nhau thảo luận chung. Sau đó giáo viên
giải đáp kết quả của bài toán nhận thức.
-Như vậy việc tổ chức hoạt động nhóm trong mơn ngữ văn cũng khơng phải
là một vấn đề quá khó nếu người dạy ngữ văn nắm rõ các dạng hoạt động nhóm
và biết cách tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm thì chắc chắn
những lúc hoạt động nhóm sẽ là những lúc học sinh có điều kiện thuận lợi để
cùng nhau trao đổi những vấn đề về nội dung, ý nghĩa văn bản văn học, phân tích
ngơn ngữ, phong cách nghệ thuật của văn bản, là biện pháp tích cực để khai thác
những hướng khác nhau trong cảm nhận văn chương và cũng là dịp để giáo viên
có cơ hội phát hiện vốn sống, đặc điểm tâm lý và khả năng tiếp nhận văn học của
từng cá nhân học sinh qua đó mà hỗ trợ cho từng em theo cách riêng phù hợp.
Đồng thời dạy học theo nhóm sẽ giúp giáo viên trở thành người hướng dẫn và
tạo sự tương hỗ giữa học sinh với nhau, học sinh tự giác tiến hành các hoạt động
chiếm lĩnh tri thức, qua đó phương thức học tập hợp tác và phương thức tự học
đều được phát huy. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể nhóm, lớp trở
nên gần gũi với nhau hơn.
Vấn đề thứ 2: Cách đặt câu hỏi và thảo luận trong môn Ngữ văn.Trong giờ
dạy Ngữ văn, việc xây dựng hệ thống câu hỏi là một yếu tố tất yếu khi soạn giáo
án. Trong dạy học truyền thống câu hỏi diễn ra đơn tuyến từ thầy đến trò. Nội
dung câu hỏi bám sát văn bản cùng với yêu cầu có sẵn trong sách giáo khoa và
sách giáo viên. Hệ thống câu hỏi thường hướng tới việc gợi nhớ kiến thức, diễn
giải ý nghĩa, liên hệ thực tế đời sống và rút ra bài học cho bản thân. Học sinh
luôn buộc phải trả lời theo đáp án của thầy khơng có hướng mở kích thích tư duy
độc lập. Cịn câu hỏi theo cách dạy học mới lại được xem như bài toán nhận
thức, một lệnh định hướng điều khiển hoạt động nhận thức bài học của học sinh.
Ngoài hệ thống câu hỏi nhận diện kiến thức cịn chú ý loại hình câu hỏi tình
huống có vấn đề cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh có cơ hội bộc lộ những
suy nghĩ kiến giải sáng tạo riêng. Câu hỏi có khi hướng tới sự đa chiều lật đi lật
5



lại vấn đề. Cũng theo phương pháp dạy học tích cực, câu hỏi góp phần quan
trọng trong việc giáo viên định hướng, điều khiển hoạt động dạy học, nó được
xem như bài tốn nhận thức, một tình huống có vấn đề để học sinh suy ngẫm,
thảo luận tìm ra chân lý khoa học. Trong việc thiết kế một bài dạy, việc xây dựng
hệ thống câu hỏi có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình khai thác nội dung bài
học. Lâu nay một số giáo viên chỉ coi trọng đến việc thiết kế nội dung bài dạy
mà ít quan tâm đến hệ thống thao tác việc làm trong giờ học( có giáo viên soạn
bài xong phần nội dung sau đó lắp ghép câu hỏi tương ứng vào phần bên cạnh).
Giáo viên cũng cần tránh kiểu hình thức khi nêu ra một số câu hỏi biểu hiện
ở một số mặt sau:
- Câu hỏi chỉ chú ý ở chỗ dễ hỏi ( Học sinh nghe, không cần suy nghĩ đã biết
cách trả lời) chứ khơng phải ở chỗ cần hỏi. Ví dụ: Nguyễn Du sinh và mất năm
nào? Quê hương của nhà văn Ngô Tất Tố ở đâu? Đoạn văn tả cảnh ai vượt
thác?....
- Câu hỏi đặt ra theo kiểu ngẫu hứng ngay tại lớp mà khơng có sự chuẩn bị
trước. Ví dụ: Mỵ Nương là con gái vua Hùng gì? Bàn gì chông chênh dịch sử
Đảng? Giặc đã đến chân núi Trâu, thế giặc lúc này rất gì?- Câu hỏi rời rạc,
vụn vặt đôi khi gây tác hại phản cảm khi phân tích tác phẩm văn chương.
Ví dụ : Em thấy người anh trai của Kiều Phương có đáng u khơng?
- Sử dụng nguyên mẫu câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa( thực tế trong
sách giáo khoa cũng có những câu hỏi rất khó) mang tính khái qt, giáo viên
dạy văn phải nghiên cứu, cụ thể hoá những câu hỏi ấy thành những câu hỏi bộ
phận rồi gợi mở cho học sinh.Ví dụ: có giáo viên dạy bài “Sự giàu đẹp của
tiếng Việt” ( Đặng Thai Mai) đã hỏi học sinh câu hỏi: Đặc điểm nổi bật trong
nghệ thuật của bài văn này là gì? sẽ rất khó cho học sinh khi tìm câu trả lời ,
nhưng nếu chúng ta dẫn dắt, cụ thể hoá câu hỏi trên thành những câu hỏi như:
Em có nhận xét gì về những lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra để chứng minh
cho sự giàu đẹp của tiếng Việt?...

.-Từ những tồn tại mà giáo viên dạy ngữ văn khi đưa câu hỏi hay mắc phải
như trên, Vấn đề thứ hai của chuyên đề này xin được đề cập đến việc xây dựng
các loại hình câu hỏi theo hướng đổi mới hiện nay vừa tránh được biểu hiện
của hỏi câu hỏi hình thức vừa phát huy được tính tích cực của học sinh.Thực ra,
có nhiều cách phân loại câu hỏi trong hoạt động dạy học Ngữ văn hiện nay. Song
chúng ta có thể sử dụng cách đặt câu hỏi chia theo trình tự kết cấu nội dung bài
dạy đó là: Tổng hợp- phân tích- tổng hợp. Sau đây là một số dạng câu hỏi
thường được vận dụng
:* Câu hỏi cảm thụ tổng quát: Thông thường khi vào tìm hiểu một văn bản
việc đầu tiên ta phải tìm hiểu ít hoặc nhiều về tác giả, tác phẩm, hồn cảnh ra đời
của tác phẩm đó, gắn nó vào thời điểm nó được viết ra thì việc khai thác giá trị
6


nội dung nghệ thuật của nó càng hiệu quả. Do đó phải có câu hỏi loại này để
giúp học sinh tìm hiểu khái qt về tác giả, tác phẩm.
Ví dụ: Qua việc soạn bài ở nhà và qua tìm hiểu tài liệu liên quan, em hãy
nêu những hiểu biết của em về nhà văn Tơ Hồi và hồn cảnh ra đời của tác
phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Cảm nhận chung của em khi đọc đoạn trích “Bài
học đường đời đầu tiên” (câu hỏi này nêu khi bắt đầu vào tìm hiểu tác
phẩm). Nhưng đến cuối tiết học ta vẫn có thể dùng loại câu hỏi cảm thụ tổng
quát này để cho học sinh ghi nhận những ấn tượng về tác phẩm và cảm nhận sau
khi phân tích tác phẩm: Ví dụ: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn
bản” Bài học đường đời đầu tiên’? ( Hay, hấp dẫn, ngậm ngùi, thương cho Dế
Choắt nhưng cũng tha thứ cho Dế mèn vì biết kịp thời ăn năn tội lỗi, đã rút ra bài
học đường đời đầu tiên)
.*Loại câu hỏi phát hiện và phân tích hình tượng. Có giáo viên khi lên lớp
sau khi tìm hiểu xong phần tác giả, tác phẩm, nêu khái quát nội dung văn bản đi
vào phần phân tích thế rồi cứ giáo án đã soạn mà hỏi, nêu đáp án, cho học sinh
ghi đáp án theo mục mà không biết bám sát ngữ liệu trong sách giáo khoa để

phân tích. Thực ra khi phát hiện và phân tích hình tượng giáo viên phải nêu câu
hỏi yêu cầu học sinh theo dõi đoạn nào trong văn bản sách giáo khoa, bởi đây là
loại câu hỏi rất quan trọng nhằm giúp học sinh tái tạo thế giới hình tượng trong
tác phẩm phục vụ hoạt động đọc hiểu văn bản loại câu hỏi này buộc người học
phải tri giác văn bản vận dụng trí tưởng tượng để phát hiện mối liên hệ giữa
những hình ảnh chi tiết ngôn ngữ với ý nghĩa tư tưởng, vẻ đẹp nghệ thuật của tác
phẩm văn chương.
Ví dụ: Dạy bài Tức Cảnh Pắc Pó(Hồ Chí Minh) khi ta phân tích câu
thơ :“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”.Giáo viên hỏi học sinh: Hãy đọc lại
câu thơ và chú ý các từ “chơng chênh” “dịch sử Đảng” từ đó cho biết câu thơ
diễn tả điều gì về hồn cảnh làm việc và công việc Bác làm? Loại câu hỏi này
vừa để học sinh phát hiện các chi tiết, hình ảnh, ngơn ngữ được coi như là tín
hiệu thẩm mỹ hàm chứa ý tưởng nhà văn về hiện thực, vừa phân tích giải mã các
tín hiệu thẩm mỹ đó nhằm định ra giá trị nội dung, nghệ thuật.Hoặc khi tìm hiểu
“Người con gái Nam Xương”(Nguyễn Dữ) đoạn phân tích phẩm chất của Vũ
Nương giáo viên yêu cầu học sinh chú ý 5 dòng đầu của văn bản và hỏi: Trong
cuộc sống vợ chồng bình thường, Vũ Nương đã cư xử như thế nào về tính hay
ghen của Trương Sinh? tìm những chi tiết nói lên điều đó? học sinh phát hiện
các chi tiết: Nàng ln giữ gìn khn phép, khơng từng để lúc nào vợ chồng phải
đến thất hoà. Qua những chi tiết vừa tìm được chứng tỏ Vũ nương là người phụ
nữ như thế nào?(là người phụ nữ khéo léo, hiểu tính chồng biết lo lắng giữ gìn
hạnh phúc gia đình). Từ đó mà khẳng định phẩm chất của Vũ nương
*Loại câu hỏi mở rộng nâng cao. Loại câu hỏi này thường được sử dụng
sau khi phân tích chi tiết. Nếu ta phân tích chi tiết là để tìm hiểu giá trị nội dung
7


nghệ thuật tác phẩm, thì sau đó cần phải có những câu hỏi mang tính khái quát
cao nhằm liên kết các chi tiết sau khi phân tích thành một chỉnh thể để học sinh
có cái nhìn thống nhất trong mối liên hệ giữa bộ phận và chỉnh thể, giữa cụ thể

và khái quát. Trong dạng câu hỏi này, giáo viên cần chú ý loại câu hỏi nêu và
giải quyết vấn đề bằng cách dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề. Mà tình
huống có vấn đề là tình huống chứa đựng mâu thuẫn kích thích tâm lí học sinh
hứng thú tìm hiểu, phát hiện, nhận diện giữa cái đã biết và cái chưa biết nhưng
khao khát muốn biết. Loại câu hỏi này không thể trả lời ngay bằng những kiến
thức sẵn trong sách mà học sinh phải tư duy, suy ngẫm trả lời (loại câu hỏi này
rất thích hợp cho thảo luận nhóm). Thơng thường trong một giờ dạy văn người
giáo viên có thể đưa ra một số tình huống sau:
+Tình huống nghịch lý là những tình huống mới nhìn có vẻ vơ lý khơng phù
hợp với quy luật nhận thức thông thường nhưng lại hợp lý trong ngữ cảnh văn
bản nghệ thuật(phi lô-gic trong cuộc sống nhưng có lý trong nghệ thuật) như
trong bài thơ “Con cị” của Chế Lan Viên có những chi tiết:
Con ngủ yên thì cị cũng ngủ.
Cánh của cị hai đứa đắp chung đơi
Mai khơn lớn, con theo cị đi học.
Cánh trắng cị bay theo gót đơi chân.
Vậy qua hình tượng cị, cánh cị tác giả nhằm nói về điều gì mà vẫn rất có ý
nghĩa trong bài thơ (tình mẹ, lịng mẹ)
+Tình huống lựa chọn :Đó là tình huống mà người giáo viên có thể đưa
ra nhiều phương án đối sánh từ đó lựa chọn ra phương án tối ưu nhất. Chẳng hạn
giáo viên có thể đưa ra phương án giả định khác với cách giải quyết của tác giả
trong tác phẩm để học sinh phân tích hoặc đưa ra nhiều hướng hiểu khác nhau
để từ đó đưa ra hướng hiểu đúng nhất.
Ví dụ: Bài ca dao “Thân em như chẽn lùa địng địng” là lời của ai?(cơ
gái hay chàng trai)
+Tình huống “tại sao” là hệ quả của cả 2 tình huống trên dưới dạng thức
câu hỏi cắt nghĩa lí do vì sao lại như thế.
Ví dụ: Sau khi phân tích văn bản lão Hạc của nhà văn Nam Cao giáo viên
nêu câu hỏi tình huống tại sao: Lão hạc thương cậu vàng như con, nhưng tại
sao lão Hạc vẫn bán cậu vàng?

*Loại câu hỏi tích hợp: đây là loại câu hỏi có sự lồng ghép kiến thức của
cả ba phân mơn: văn- tiếng việt - tập làm văn( Tích hợp ngang)
Ví dụ: Khi học xong tiết 2 bài so sánh giáo viên nêu câu hỏi để học sinh
có thể tích hợp ngang đó là: Em hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so
sánh trong bài “ Vượt thác’ của Võ Quảng.
Cũng có khi là sự gợi lại kiến thức bài học trước, lớp học trước để phục vụ
cho bài học ( tích hợp dọc). Ví dụ khi học đến bài “ Bàn về đọc sách” Lớp 9
8


(Chu Quang Tiềm), giáo viên có thể hỏi: ở lớp 7, 8 các em đã học những văn
bản nghị luận nào? (Học sinh buộc phải nhớ lại để trả lời)
Trên đây là các loại hình câu hỏi thường được vận dụng trong khi thiết kế
giáo án và được sử dụng trong các giờ dạy ngữ văn. Tuy nhiên khi xây dựng các
dạng thức câu hỏi trên giáo viên cũng cần chú ý mối quan hệ giữa các loại hình
câu hỏi đặt trong chỉnh thể hệ thống bài dạy với những cấp độ cụ thể đảm bảo
mơ hình: Tổng hợp- phân tích - tổng hợp. Câu hỏi cũng đi từ dễ đến khó, từ cụ
thể đến khái quát phù hợp với tư duy nhận thức và tiến trình khai thác vấn đề:
Chẳng hạn như câu hỏi gợi nhớ kiến thức nhằm củng cố, nhấn mạnh
những điểm trọng tâm, có tác dụng luyện trí nhớ (Có thể tích hợp kiến thức đã
học) Ví dụ khi học bài liên kết câu và liên kết đoạn văn ở lớp 9, Giáo viên có thể
nêu câu hỏi gợi nhớ kiến thức như sau: Phương tiện liên kết câu cũng có thể
dùng để liên kết đoạn văn, em nào nhớ những phương tiện liên kết đã học ở lớp
8?
-Câu hỏi suy đoán: Từ tên gọi của truyện và từ nội dung câu chuyện
“Thánh gióng’ mà em đã học em có thể xác định thể loại của truyện này trong
hệ thống thể loại của truyện kể dân gian Việt Nam không?
-Câu hỏi đánh giá: Qua truyện “ Bức tranh của em gái tơi( Tạ Duy Anh)
em có nhận định gì về giá trị giáo dục của truyện?-Câu hỏi giải quyết vấn đề:
Em có ý tưởng gì khi phải dựng màn kịch ngắn về đề tài gia đình?Giáo viên dạy

văn cần lưu ý những vấn đề trên thì việc xây dựng hệ thống câu hỏi mới có hiệu
quả sẽ giúp giáo viên tránh được việc sử dụng toàn câu hỏi dễ hoặc tồn câu hỏi
khó.
4/ Kết quả và bài học kinh nghiệm.
Từ năm học 2002-2003 là năm học bắt đầu đổi mới sách giáo khoa THCS,
cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với sách giáo khoa mới. Lúc đầu đa
số giáo viên và học sinh gặp nhiều bỡ ngỡ giữa phương pháp dạy học truyền
thống với phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Song gần 7
năm qua, với sự không ngừng cố gắng của đội ngũ giáo viên ở nhiều mặt trong
đó phải kể đến cách tổ chức phân nhóm thảo luận, cách xây dựng câu hỏi và thảo
luận trong nhóm được giáo viên dạy ngữ văn trong đơn vị quan tâm, đầu tư. Đại
đa số giáo viên nghiên cứu kỹ kiến thức bài dạy, không ngừng học hỏi, trao đổi
cùng đồng nghiệp để chọn những cách thảo luận nhóm hay, xây dựng hệ thống
câu hỏi mà qua đó phát huy tính chủ động học tập của học sinh theo hướng 2 vấn
đề mà chuyên đề đã đề cập và đã thu được kết quả đáng khích lệ. Đó là:
-Học sinh đã biết cách tổ chức và tiến hành thảo luận nhóm một cách
nhanh nhẹn khi giáo viên yêu cầu.
-Từng thành viên trong nhóm đều thấy rõ nhiệm vụ của mình là phải đưa
ra ý kiến của bản thân mà nội dung câu hỏi thảo luận yêu cầu cho dù là ý kiến
không thật thoả đáng.
9


-Học sinh có hứng thú học tập và quan trọng nhất là đã chủ động, tích cực
học tập chứ khơng trơng chờ, ỷ lại vào những bạn khác trong nhóm.
- Giáo viên lên lớp không cảm thấy nhàm chán( Cho dù là dạy một bài cho
mấy lớp), bài dạy có chiều sâu nhờ những câu hỏi tình huống và những câu hỏi
tích hợp.
- Giáo viên dễ dàng phân loại được đối tượng học sinh qua từng câu hỏi
mà giáo viên đã xây dựng và hỏi các em trong giờ lên lớp để từ đó có biện pháp

điều chỉnh việc thiết kế bài dạy, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng.
- Hoạt động dạy và học diễn ra trong tâm thế thoải mái tạo ra sự gần gũi,
thân thiện giữa thầy và trị.
Bài học kinh nghiêm: Để có kết quả như mong đợi và ngày càng hiệu quả
trong dạy ngữ văn nói chung, phải địi hỏi ở người giáo viên sự tâm huyết với
nghề, lịng kiên trì, sự linh hoạt của từng giáo viên khi lên lớp, đồng thời phải là
q trình liên tục và sự đồng sức, đồng lịng của các giáo viên bộ môn, tổ chuyên
môn, ban giám hiệu nhà trường, hội cha mẹ học sinh và quan trọng là sự cố gắng
chịu học của trị thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công.
C/KẾT LUẬN VẤN ĐỀ.
Với kinh nghiệm của bản thân, đem triển khai chuyên đề này trong đơn vị
đã được đông đảo giáo viên bộ môn trong đơn vị đồng tình, hưởng ứng và cùng
nhận thấy đó thật sự là những vấn mà người dạy văn ln trăn trở trong q trình
soạn ngữ văn theo hướng đổi mới hiện nay. Nếu như biết cách tổ chức thảo
luận nhóm, biết cách xây dựng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm như chun
đề đã đề cập thì chắc chắn phát huy được tính tích cực , chủ động của học sinh,
giúp các em ngay từ lớp 6 đã biết cách đưa ra ý kiến của mình trình bày trước tập
thể nhóm, lớp. Tạo cơ hội cho các em rèn luyện tính mạnh dạn, chủ động chiếm
lĩnh kiến thức. Từ đó khắc phục tính ỷ lại, tự ti. Giáo viên và học sinh trong quá
trình D-H sẽ hiểu nhau hơn, thân thiện hơn góp phần tạo ra những yếu tố cần
thiết cho việc tìm hiểu, cảm thụ văn chương. Đó cũng chính là điều mà người
viết chun đề này mong muốn và xin được sự góp ý, trao đổi của bạn bè, đồng
nghiệp để các giờ ngữ văn ngày một hấp dẫn hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Chương trình THCS( ban hành kèm theo QĐ số 03/ 2002/ QĐ- BGD &

ĐT ngày 24/01/2002 của bộ giáo dục & đào tạo) Nhà xuất bản giáo dục.
2/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III( 20042007) Môn ngữ văn quyển 1 nhà xuất bản giáo dục.
3/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III( 20042007) Môn ngữ văn quyển 2 nhà xuất bản giáo dục.

11


MỤC LỤC

12


13



×