Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Luận văn Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á (1897 – 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 205 trang )

Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ...................................................................... 4
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 5
5. Đóng góp của luận án .................................................................................... 6
6. Bố cục luận án ............................................................................................... 7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .... 8
1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc địa ........... 8
1.2. Các công trình nghiên cứu về thƣơng mại Việt Nam thời thuộc địa ........... 19
1.3. Các công trình nghiên cứu về giao thƣơng giữa Việt Nam với Đông Bắc
Á thời thuộc địa ............................................................................................... 22
1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu........................................... 25
Chƣơng 2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI GIAO THƢƠNG GIỮA
VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ
THUỘC KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á (1897-1945) ...................................... 28
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ................................................................ 28
2.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá ..................................... 29
2.2.1. Về chính trị, xã hội và văn hoá ....................................................... 30
2.2.2. Điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng .................................................. 33
2.3. Truyền thống giao thƣơng giữa Việt Nam với Đông Bắc Á trƣớc thế kỷ
XX ................................................................................................................... 40
2.4. Chính sách ngoại thƣơng giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh
thổ Đông Bắc Á từ 1897 đến 1945.................................................................. 46
2.4.1. Hiệp ƣớc thƣơng mại Pháp- Nhật ................................................... 46
2.4.2. Hiệp ƣớc thƣơng mại Pháp- Hoa .................................................... 53
2.4.3. Chính sách thƣơng mại với vùng lãnh thổ Hồng Kông .................. 58


Tiểu kết chương 2........................................................................................... 59


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

Chƣơng 3. TIẾN TRIỂN TRONG GIAO THƢƠNG GIỮA VIỆT NAM
VỚI CÁC QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ THUỘC KHU VỰC
ĐÔNG BẮC Á TỪ 1897 ĐẾN 1945 ............................................................. 61
3.1. Trục thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản ................................................... 61
3.1.1. Giai đoạn 1897- 1929 ........................................................................ 62
3.1.2. Giai đoạn 1930- 1940 ........................................................................ 72
3.1.3. Giai đoạn 1941-1945 ......................................................................... 76
3.2. Trục thƣơng mại Việt Nam- Trung Quốc ................................................ 80
3.2.1. Giai đoạn từ 1897 đến 1913 .............................................................. 80
3.2.2. Giai đoạn từ 1914 đến 1929 .............................................................. 86
3.2.3. Giai đoạn từ 1930 đến 1945 .............................................................. 92
3.3. Trục thƣơng mại Việt Nam - Hồng Kông ................................................ 99
3.3.1. Giai đoạn 1897 – 1913 .................................................................... 100
3.3.2. Giai đoạn 1913 – 1929 .................................................................... 102
3.3.3. Giai đoạn 1930 – 1945 .................................................................... 104
Tiểu kết chương 3......................................................................................... 107
Chƣơng 4. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIAO THƢƠNG VIỆT NAM
- ĐÔNG BẮC Á TỚI TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HOÁ VIỆT NAM
TỪ 1897 ĐẾN 1945 ........................................................................................ 108
4.1. Về một số đặc điểm của giao thƣơng Việt Nam - Đông Bắc Á (1897-1945) .108
4.1.1. Giao thƣơng giữa Việt Nam với Đông Bắc Á là một quá trình phát
triển liên tục .................................................................................... 108
4.1.2. Cán cân thƣơng mại chủ yếu nghiêng về Việt Nam ....................... 110
4.1.3. Sự khác biệt, mất cân bằng trong cơ cấu hàng hoá xuất, nhập khẩu .... 114

4.1.4. Chủ nhân thực sự của trục giao thƣơng Việt Nam – Đông Bắc Á là
chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dƣơng. .................................. 122


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

4.1.5. Giao thƣơng Việt Nam – Đông Bắc Á phản ánh rõ nét tính chất thuộc
địa của ngoại thƣơng Việt Nam thời Pháp thuộc............................ 130
4.2. Tác động của giao thƣơng Việt Nam - Đông Bắc Á tới đời sống kinh tế,
xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ............................................................. 133
4.2.1. Tác động tích cực ............................................................................ 133
4.2.2. Tác động tiêu cực ............................................................................ 136
Tiểu kết chương 4......................................................................................... 137
KẾT LUẬN .................................................................................................. 139
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................... 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 145
PHỤ LỤC


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lãnh thổ Việt Nam có một vị trí chiến lƣợc trên bản đồ khu vực và thế
giới. Trong suốt tiến trình lịch sử, đất nƣớc ta luôn giữ vai trò cầu nối giữa Đông
Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, điểm giao nhau giữa hai trung tâm văn
minh lớn của nhân loại là Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời án ngữ tuyến giao

thông và thƣơng mại quốc tế từ khu vực Đông Bắc Á xuống khu vực Đông Nam
Á. Nhờ vị trí đặc biệt thuận lợi đó, quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với các
nƣớc trên thế giới nói chung, với các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á nói riêng
sớm đƣợc thiết lập và ngày càng phát triển. Trƣớc khi thực dân Pháp xâm lƣợc
và bình định, các quốc và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á nhƣ Nhật Bản, Trung
Quốc đã trở thành bạn hàng truyền thống của Việt Nam thông qua các hoạt động
giao lƣu, buôn bán, trao đổi hàng hoá.
Cuối thể kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc nƣớc ta. Việt Nam bị
biến thành xứ thuộc địa của đế quốc Pháp, nằm trong chỉnh thể đƣợc lịch sử biết
đến với tên gọi là Liên bang Đông Dƣơng, hay xứ Đông Dƣơng thuộc Pháp.. Xã
hội Việt Nam chuyển từ tích chất phong kiến sang tính chất xã hội thuộc địa
nửa phong kiến. Bắt đầu từ đây, lịch sử Việt Nam nói riêng, ba nƣớc Đông
Dƣơng nói chung phải đối mặt với những biến động lịch sử to lớn, trong đó có
mối quan hệ thƣơng mại truyền thống với các bạn hàng ở khu vực Đông Bắc
Á do hậu quả của chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1913),
chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp
và 5 năm dƣới ách thống trị Pháp - Nhật (1941-1945)…Do đó, việc nghiên
cứu sự chuyển biến của ngoại thƣơng Việt Nam với các quốc gia ở khu vực
Đông Bắc Á từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 góp phần quan trọng vào việc
làm sáng tỏ tính chất của nền kinh tế Việt Nam thời thuộc địa. Nhà nghiên
cứu Ch.Robequain khi nghiên cứu về sự tiến triển của kinh tế Đông Dƣơng đã
khẳng định “một cuộc nghiên cứu nhanh về ngoại thƣơng ở Đông Dƣơng đủ
để khám phá những tính chất của nền kinh tế Đông Dƣơng” [229; tr.341].


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

Thứ hai, trong hơn một thế kỷ qua, đã có nhiều học giả trong và ngoài nƣớc
nghiên cứu về vấn đề kinh tế của Việt Nam và Đông Dƣơng trong thời kỳ từ khi

Pháp thành lập Liên bang Đông Dƣơng cho đến trƣớc thời điểm phát xít Nhật đảo
chính Pháp, độc chiếm khu vực này ở những khía cạnh, chuyên ngành khác nhau.
Tuy nhiên, nghiên cứu về ngoại thƣơng, đặc biệt những biến đổi của mối quan hệ
truyền thống với Đông Bắc Á khi chuyển từ sự thống trị triều đình phong kiến nhà
Nguyễn sang ách đô hộ của thực dân Pháp, thì chƣa có một công trình nào trình
bày một cách toàn diện và có hệ thống, thậm chí cả các nguồn sử liệu nƣớc ngoài
viết dƣới thời Pháp thuộc. Bức tranh giao thƣơng giữa Việt Nam với Đông Bắc Á
vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ. Do đó, việc làm sáng tỏ các vấn đề xoay quanh
quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hồng
Kông…thời Pháp thuộc có ý nghĩa trong việc lấp đi khoảng trống của nền sử học
nƣớc nhà trong những năm qua.
Thứ ba, trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nƣớc hiện nay, Việt Nam
đang thực hiện chiến lƣợc phát triển các mối quan hệ song phƣơng và đa
phƣơng, trong đó có việc coi các nƣớc ở khu vực Đông Bắc Á là đối tác chiến
lƣợc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ thƣơng mại. Năm 2013, Việt Nam
và Nhật Bản kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Cùng thời gian trên,
Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra các cuộc họp cấp cao giữa lãnh đạo hai nhà
nƣớc, ra tuyên bố chung về vấn đề hợp tác kinh tế và các vấn đề văn hoá, chính
trị, biên giới…Vấn đề duy trì và phát triển quan hệ với các quốc gia và vùng
lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á, trong đó có đối ngoại về kinh tế đã và
đang trở thành vấn đề then chốt trong quan điểm của lãnh đạo hai các bên. Do
vậy, nghiên cứu về quan hệ giao thƣơng với Đông Bắc Á trong lịch sử không
những góp phần làm sáng tỏ mạch nối xuyên suốt của truyền thống thƣơng
mại mà còn rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm quý báu đóng góp cho sự
phát triển của ngành ngoại thƣơng và quá trình hoạch định chiến lƣợc hội
nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam từ 1986 đến nay.


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực

Đông Bắc Á (1897 – 1945)

Xuất phát từ những lý do nêu trên, ngƣời viết chọn vấn đề “Giao thương
giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á
(1897 – 1945)” làm đối tƣợng nghiên cứu của luận án.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là giao thƣơng (hay có thể hiểu là quan
hệ thƣơng mại) giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á từ năm 1897 đến năm 1945.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam
với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á trong thời gian
khoảng gần 50 năm, tính từ khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chƣơng trình
khai thác thuộc địa lần thứ nhất (năm 1897) cho đến Cách mạng Tháng Tám
thành công (năm 1945).
Đây là khoảng thời gian chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dƣơng
tìm mọi cách để giành đƣợc sự độc quyền thƣơng mại ở Đông Dƣơng và Việt
Nam trƣớc sự cạnh tranh quyết liệt của các thế lực kinh tế đến từ bên ngoài,
trong đó có Hoa thƣơng, Nhật thƣơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cho đến tận
năm 1938, nhóm Pháp và thuộc địa của Pháp mới chiếm lĩnh đƣợc trên 50% thị
phần nhập khẩu hàng hoá ở Đông Dƣơng. Sau đó không lâu thì phát xít Nhật
nhảy vào chiếm đóng Đông Dƣơng, giành quyền kiểm soát thƣơng mại ở Việt
Nam trong hầu hết thời gian chiến tranh thế giới II. Điều đó có nghĩa là, mặc dù
thống trị Việt Nam, song mƣu đồ độc quyền thƣơng mại của chính quyền và tƣ
bản Pháp gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Chìa khoá của vấn đề chủ yếu là do vị
thế thƣơng mại của nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông
Bắc Á ở Việt Nam và Đông Dƣơng.
* Về không gian nghiên cứu của đề tài cũng có một số điểm cần lƣu ý.
Trƣớc hết là chủ thể giao thƣơng là Việt Nam trong những năm 1897 –

1945 tồn tại với tên gọi 3 xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (An Nam), Nam Kỳ


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

(Cochinchine), nằm trong một chỉnh thể chung là Liên bang Đông Dƣơng, bao
gồm các xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao, Cao Miên, vùng đất Quảng
Châu Loan. Do các số liệu thƣơng mại đƣợc đặt trong một tổng thể chung là
Đông Dƣơng thuộc Pháp nên việc tách các số liệu của Việt Nam là vô cùng khó
khăn. Mặt khác, trong thời kỳ thuộc địa, thƣơng mại Đông Dƣơng chủ yếu phát
triển tập trung ở Việt Nam, còn ở Lào, Campuchia giá trị hàng hoá xuất nhập
khẩu rất hạn chế, thậm chí có năm bằng 0. Vì vậy, khi nghiên cứu về giao
thƣơng giữa Việt Nam với Đông Bắc Á, tác giả sử dụng các số liệu của Đông
Dƣơng nhƣng không làm ảnh hƣởng tới các kết luận trình bày trong luận án.
Thứ hai là về phạm vi Đông Bắc Á (khách thể, đối tác thƣơng mại của Việt
Nam), có thể hiểu là các quốc gia và vùng lãnh thổ nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Triều
Tiên, Đài Loan, vùng Viễn Đông thuộc nƣớc Nga. Tuy nhiên, tƣ liệu về Triều Tiên
(do bị biến thành thuộc địa của Nhật từ 1910), Đài Loan (thuộc địa của Nhật từ sau
điều ƣớc Mã Quan 1895) trong các hồ sơ lƣu trữ thời Pháp thuộc, các nguồn tài liệu
tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài ít nhắc đến nên luận án chƣa có điều kiện đề cập chi
tiết. Các số liệu của đề tài tập trung chủ yếu vào 3 trục chính là quan hệ thƣơng mại
giữa Việt Nam với Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông.
Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Đông Dƣơng
với từng quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á, luận án sẽ rút ra
những đặc điểm chung trong hoạt động giao thƣơng giữa các bên.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu về giao thƣơng giữa Việt Nam với các quốc gia và
vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á từ năm 1897 đến năm 1945, luận án góp

phần làm sáng tỏ hơn bức tranh tổng thể về ngoại thƣơng Việt Nam thời thuộc địa.
Trên cơ sở đó, luận án đánh giá một cách khách quan những đặc điểm và tác động
của giao thƣơng Việt Nam- Đông Bắc Á và đúc kết những bài học kinh nghiệm
cho việc phát triển ngoại thƣơng bền vững cho công cuộc đổi mới, hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay.


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

3.2. Nhiệm vụ đề tài
Thứ nhất, luận án làm rõ những cơ sở tác động đến quan hệ giao thƣơng
giữa Việt Nam với các nƣớc Đông Bắc Á từ năm 1897 đến năm 1945;
Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng hoạt động giao lƣu, buôn bán giữa xứ
Đông Dƣơng, chủ yếu là Việt Nam với một các nƣớc Đông Bắc Á nhƣ Trung
Quốc, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Hồng Kông;
Thứ ba, luận án làm rõ đặc điểm và tác động có tính chất hai mặt của quan
hệ thƣơng mại Việt Nam - Đông Bắc Á (1897-1945) tới tính chất thuộc địa của
Việt Nam và Đông Dƣơng thời Pháp thuộc.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Những vấn đề khoa học của luận án đƣợc triển khai dựa trên việc khai thác
và xử lý ở các mức độ khác nhau các nguồn tài liệu sau đây:
- Nguồn tài liệu khai thác từ tác phẩm của các lãnh tụ C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I. Lênin bàn về ngoại thƣơng, các tác phẩm, bài viết của chủ tịch Hồ Chí Minh
về tội ác của chủ nghĩa thực dân và văn kiện Đảng (chủ yếu đề cập tới thời kỳ
trƣớc năm 1945) vừa cung cấp các cứ liệu lịch sử chân thực, chính xác, vừa giúp
tác giả củng cố nền tảng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử khi thực hiện đề tài nghiên cứu;
- Nguồn tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia I và Thƣ viện quốc gia

Việt Nam, bao gồm các hồ sơ lƣu trữ bàn về vấn đề giao thƣơng của Việt Nam nói
riêng, Đông Dƣơng nói chung với Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông nằm trong hai
phông chủ yếu là Phông Phủ Toàn quyền Đông Dƣơng và Phông Phủ Thống sứ Bắc
Kỳ (bao gồm các văn bản hành chính nhƣ sắc lệnh, nghị định, các thƣơng ƣớc, báo
cáo thƣơng mại, công văn, thƣ từ trao đổi giữa các chính phủ, công ty và các cá nhân
có thẩm quyền…); các tài liệu thống kê, niên giám, bản tin kinh tế, công báo Đông
Dƣơng. Đây là nguồn tƣ liệu gốc, có giá trị quan trọng nhất đƣợc tác giả khai thác, xử
lý, vận dụng triệt để trong việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho luận án.
- Các công trình nghiên cứu đã công bố có chứa đựng những nội dung, khía
cạnh liên quan tới cách tiếp cận hƣớng nghiên cứu và nội dung đề tài nghiên cứu,


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

gồm có các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu, các bài báo khoa học, các nguồn
sách tham khảo, chuyên khảo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt có đề cập tới
các khía cạnh khác nhau của lịch sử kinh tế nói chung, lịch sử ngoại thƣơng Việt
Nam và Đông Dƣơng thời cận đại nói riêng. Các tài liệu này giúp cho tác giả có cái
nhìn tổng thể về hƣớng nghiên cứu đặt trong mối liên hệ, tƣơng quan với các vấn đề
chính trị, xã hội, văn hoá trong những năm 1897-1945.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận nghiên cứu của đề tài là dựa trên quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin bàn về ngoại thƣơng,
quan điểm của Đảng và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về các vấn đề kinh tế, xã hội của
Việt Nam và Đông Dƣơng trong thời kỳ trƣớc Cách mạng Tháng Tám.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
chuyên ngành và liên ngành, trong đó chủ yếu hai phƣơng pháp cơ bản là phƣơng
pháp lôgic và phƣơng pháp lịch sử để giải quyết những vấn đề cơ bản đặt ra.
Trong quá trình sƣu tầm và xử lý tƣ liệu, tác giả tiến hành giám định, phê

phán, xác minh để xác định độ tin cậy của nguồn tƣ liệu nghiên cứu, đặc biệt là
đối với các công trình nghiên cứu bằng tiếng nƣớc ngoài. Từ đó, tác giả tiến
hành sắp xếp, phân loại tƣ liệu theo từng vấn đề nghiên cứu.
Trên cơ sở các nguồn tƣ liệu có đƣợc, tác giả vận dụng phƣơng pháp tổng hợp,
phân tích tƣ liệu, kết hợp với hai phƣơng pháp chủ đạo là phƣơng pháp lôgic và
phƣơng pháp lịch sử nhằm khái quát bức tranh toàn cảnh về giao thƣơng giữa Việt
Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á từ 1897 đến 1945.
Bên cạnh đó, do tiếp cận nghiên cứu ở lĩnh vực kinh tế nên đề tài còn sử
dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ thống kê, định lƣợng, phân tích, so
sánh…nhằm xử lý các số liệu biểu hiện dƣới dạng các bảng số liệu, biểu đồ
minh hoạ một cách cụ thể hơn các số liệu cũng nhƣ kết quả nghiên cứu của đề tài
(xem thêm danh mục biểu đồ và bảng biểu của đề tài).
5. Đóng góp của luận án
- Đề tài góp phần làm rõ những nhân tố tác động tới sự thăng trầm trong
quan hệ giao thƣơng giữa Việt Nam với các nƣớc Đông Bắc Á; làm sáng tỏ thực


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

trạng của hoạt động trao đổi buôn bán, giao lƣu hàng hóa giữa Việt Nam với các
nƣớc và vùng lãnh thổ nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông… từ 1897 đến
1945; đƣa ra những đánh giá, nhận xét về đặc điểm và những tác động tích cực,
tiêu cực về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của hoạt động giao thƣơng quốc tế
với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á (1897-1945) đến
nền kinh tế- xã hội của Việt Nam và ba nƣớc Đông Dƣơng; chỉ ra một số bài học
kinh nghiệm quý báu cho ngoại thƣơng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Đề tài cũng có ý nghĩa nhất định trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập
về vấn đề lịch sử kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc. Qua công trình nghiên cứu
này giúp ngƣời viết rút ra cách nhìn nhận mới trong việc phân kỳ lịch sử. Việc

phân kỳ, phân chia các giai đoạn lịch sử kinh tế giữa Việt Nam với Đông Bắc Á
không giống nhƣ quan hệ chính trị, ngoại giao mà có những nét đặc thù riêng,
dựa trên sự thăng trầm trong quan hệ thƣơng mại giữa hai khu vực.
Trong bối cảnh đất nƣớc đổi mới và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới hiện nay, việc nghiên cứu lịch sử dân tộc đặt trong mối liên hệ tƣơng tác khu
vực là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
- Phát hiện và bổ sung những nguồn tƣ liệu mới, quan điểm tiếp cận mới khi
nghiên cứu về ngoại thƣơng Việt Nam nói chung, ngoại thƣơng Việt Nam thời Pháp
thuộc nói riêng.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án
đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án.
Chƣơng 2: Các nhân tố tác động tới giao thƣơng giữa Việt Nam với các
quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á (1897-1945).
Chƣơng 3: Sự chuyển biến trong giao thƣơng giữa Việt Nam với các quốc
gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á (1897-1945).
Chƣơng 4: Đặc điểm và tác động của giao thƣơng Việt Nam - Đông Bắc Á
đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam (1897- 1945).


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về giao thƣơng giữa Việt Nam với Đông Bắc Á (1897 – 1945)
là một vấn đề quan trọng và cần đƣợc đặt trong mối quan hệ mật thiết với chỉnh
thể chung là xứ Đông Dƣơng thuộc Pháp. Cho đến nay, đã có một số công trình
nghiên cứu đề cập đến vấn đề lịch sử ngoại thƣơng Việt Nam thời kỳ Pháp
thuộc, song chƣa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, toàn diện và có hệ

thống về ngoại thƣơng của Việt Nam, đặc biệt là quan hệ thƣơng mại với các
quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á từ 1897 đến 1945. Vấn đề
này mới chỉ đƣợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đề cập đến một cách
sơ lƣợc hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh nào đó liên quan đến ngoại thƣơng.
Hầu hết các công trình dƣới đây chỉ mang tính gợi mở, định hƣớng nghiên cứu
cho tác giả luận án. Do vậy, tìm hiểu vấn đề quan hệ giao thƣơng của Việt Nam
và Đông Dƣơng với Đông Bắc Á vẫn còn là một khoảng trống cần đƣợc bù lấp.
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX có thể chia thành
các nhóm nghiên cứu nhƣ sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc địa
- Các sách nghiên cứu:
Nghiên cứu lịch sử ngoại thƣơng của Việt Nam với các quốc gia và vùng
lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á là một vấn đề tƣơng đối khó, phức tạp. Các
nhà nghiên cứu rất ít khai thác theo hƣớng này, hoặc nếu có thì mục đích và
phạm vi nghiên cứu của các tác giả lại theo một khía cạnh khác.
Năm 1924, Đào Trinh Nhất viết cuốn Thế lực Khách trú và công cuộc di
dân vào Nam Kỳ [61]. Thông qua việc dựng lại bức tranh di dân và thế lực của
Hoa Kiều ở Nam Kỳ, tác giả muốn khơi dậy tinh thần yêu nƣớc, góp thêm một
tiếng nói vào phong trào tẩy chay thƣơng nhân ngƣời Hoa của tƣ sản dân tộc
ngƣời Việt, giúp cho tƣ sản ngƣời Việt thấy đƣợc nỗi nhục của sự nô dịch về
chính trị và sự chèn ép về kinh tế, tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất,
buôn bán để theo kịp tƣ bản Pháp và thƣơng nhân Trung Quốc, Ấn Độ. Tác


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

phẩm không nhằm mục đích miêu tả tình hình kinh tế, nhƣng ở góc độ nhất định
đã cung cấp cho ngƣời đọc một cách nhìn về thế lực Hoa thƣơng- một trong
những chủ nhân quan trọng của trục thƣơng mại Việt Nam - Đông Bắc Á thời

Pháp thuộc.
Năm 1929, công trình nghiên cứu của tác giả Ximôni có tên Vai trò của tư
bản trong cuộc khai thác xứ Đông Dương đã đƣợc xuất bản tại Pari, đƣợc dịch
giả Hoàng Đình Bình dịch sang tiếng Việt [96]. Cuốn sách bao gồm 145 trang
mô tả những điều kiện địa lý, tự nhiên, chính trị, xã hội, con ngƣời xứ Đông
Dƣơng. Tuy chỉ nghiên cứu khía cạnh về việc thực dân Pháp đầu tƣ “tƣ bản”
vào Đông Dƣơng và những tác động của nó nhƣng lại chứa đựng “nhiều tƣ
liệu đúng đắn và chính xác về trình độ phát triển kinh tế và tài chính” (trang
2), chỉ rõ vị trí tầm quan trọng của Đông Dƣơng “nguồn đất quý giá nhất trên
thế giới” (trang 4). Đặc biệt, trong vẻn vẹn có 4 trang từ trang 114 đến trang
118, tài liệu đã liệt kê đƣợc danh sách các công ty, thời gian thành lập, lĩnh
vực kinh doanh, vốn đầu tƣ trong trục thƣơng mại với các nƣớc Đông Bắc Á
nhƣ công ty Xuất cảng Viễn Đông, công ty thƣơng mại Lào, công ty PhápĐông Dƣơng, liên hiệp Đông Dƣơng Phi châu, công ty Anh em Đơni, công ty
thƣơng mại và hàng hải Viễn Đông, Đông Dƣơng nhập cảng...
Yves Henry trong cuốn L’Economie agricole de L’Indochine (Kinh tế nông
nghiệp Đông Dương) xuất bản năm 1932 [248], tuy không đi sâu mô tả quan hệ
thƣơng mại quốc tế nhƣng qua việc nghiên cứu thị trƣờng lúa gạo, cao su, bông,
hạt tiêu… ở Việt Nam và Đông Dƣơng đã cung cấp tƣ liệu làm sáng tỏ một số
mặt hàng xuất khẩu có giá trị thời Pháp thuộc. Đồng thời tác giả cũng khẳng
định vai trò, vị trí của ngƣời Hoa trong hoạt động buôn bán lúa gạo ở Nam Kỳ.
Ở trang 339, ông khẳng định “Việc buôn bán thóc gạo là nằm trong tay
các thƣơng nhân ngƣời Hoa bằng cách tổ chức hoạt động của họ và cách thức
mua bán phù hợp với các khu vực vô cùng tản mạn này, bằng số tƣ bản đƣợc
đầu tƣ, họ là chủ nhân của thị trƣờng và độc quyền công việc đó”. Cụ thể
những hiệu buôn Pháp xuất khẩu gạo Sài gòn là : hiệp hội thƣơng mại Pháp ở


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)


Đông Dƣơng, Tổng công ty thƣơng mại và hàng hải Extrême-Orient, Hiệp hội
gạo Đông Dƣơng, v.v…
Trong tài liệu của mình, tác giả đi sâu phân tích hiện trạng của từng mặt
hàng nông nghiệp Đông Dƣơng nhƣ gạo, cà phê, thuốc lá, cao su, chè, bông,
đƣờng mía...trong đó có nêu tổng thƣơng mại xuất nhập khẩu. Nếu đọc kỹ,
chúng ta có thể thu lƣợm đƣợc những chi tiết liên quan tới việc xuất nhập của
các mặt hàng trên ở trị trƣờng Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản. Trên cơ sở
đó, tài liệu góp phần cung cấp thêm tƣ liệu về quan hệ thƣơng mại giữa Việt
Nam nói riêng, Đông Dƣơng nói chung với Đông Bắc Á từ cuối thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX.
Một số tác phẩm khác viết về nền kinh tế Đông Dƣơng và Việt Nam giai
đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng là cuốn L'Economie indochinoise et la
grande crise universelle của André Touzet, Paris, 1934 [226]; l’Evolution
économique de l’Indochine của Charles Robequain, Ed. Paul Hartman, Paris,
1939 [229]; Le Problème économique indochinois của Paul Bernard, Paris, 1933
[243]… cũng đã tiếp cận ít nhiều đến tình hình kinh tế Đông Dƣơng giai đoạn
1929-1945. Đây chính là những cứ liệu quan trọng để ngƣời viết kế thừa, tiếp
thu và phát triển trong đề tài nghiên cứu về ngoại thƣơng giữa Đông Dƣơng với
Đông Bắc Á giai đoạn nừa đầu thế kỷ XX.
Để nghiên cứu sâu sắc hơn về kinh tế Đông Dƣơng trong giai đoạn khủng
hoảng 1929-1933, giúp cho chính quyền thực dân có thêm căn cứ đƣa ra chính
sách giải quyết phù hợp, năm 1934, nhà nghiên cứu André Touzet công bố và
xuất bản cuốn L'Economie indochinoise et la grande crise universelle (Kinh tế
Đông Dƣơng thời kỳ khủng hoảng) [226]. Với dung lƣợng dày 417 trang, chia
thành 5 chƣơng, tác giả đã trình bày tình hình ngành nông nghiệp (lúa gạo, cao
su, cà phê, chè), công nghiệp, thƣơng mại, giao thông công chính, phân tích sự
biến động của nền kinh tế Đông Dƣơng dƣới tác động của cuộc khủng hoảng. Về
quan hệ thƣơng mại với Đông Bắc Á, tác giả cũng đã dành hơn 10 trang trình
bày, phân tích, cung cấp các bảng số liệu về thương mại giữa Đông Dương với



Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

Trung Quốc và Nhật Bản (trang 145-156), những nhân tố tác động đến quan hệ
thƣơng mại với Trung Quốc trong thời gian này. Với Nhật Bản, tác giả đã cung
cấp một vài số liệu về xuất nhập khẩu giữa Đông Dƣơng và Nhật Bản từ 1927
đến 1932, đặc biệt là mặt hàng gạo và than.
Năm 1936, nhà nghiên cứu Auguste Grandel xuất bản cuốn Le
développement économique de l’Indochine francaise (Sự phát triển kinh tế của
xứ Đông Dƣơng thuộc Pháp) [225]. Trong hơn 200 trang tài liệu, nhà nghiên cứu
đã cung cấp những số liệu về dân cƣ, tình hình kinh tế Đông Dƣơng nói chung.
Nhƣng khác với cách viết của Robequain là trình bày sự tiến triển của kinh tế thì
Auguste Grandel nghiêng về cách trình bày giống nhƣ Y.Henry là nêu từng
ngành, lĩnh vực, mỗi vấn đế nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại chỉ nêu khái
quát trong 1 đến 2 trang. Về thƣơng mại Đông Dƣơng, tác giả dành hẳn từ trang
190 đến 212 để nêu ra tình hình xuất nhập khẩu nói chung, rồi nêu xuất nhập
khẩu các lĩnh vực chính nhƣ gạo trong năm 1933-1934. Ở chừng mực nhất định,
tác giả luận án thu thập đƣợc thêm những số liệu về hoạt động thƣơng mại hai
chiều giữa Đông Dƣơng với Nhật, Trung Quốc, đặt trong sự đối sánh với các quốc
gia khác, về cả kim ngạch lẫn cơ cấu hàng hóa. Ngoài ra, tác giả còn dành thêm
một số trang viết về quan hệ buôn bán giữa Đông Dƣơng với Trung Quốc và
Hồng Kông (trang 218-221), với Nhật Bản (trang 222-223), tình hình các tỉnh Vân
Nam, vùng Quảng Châu Loan trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
Cuốn l’Evolution économique de l’Indochine (Sự tiến triển kinh tế của
Đông Dƣơng) của Charles Robequain, Ed. Paul Hartman, Paris, 1939 [229] có
thể đƣợc coi là một tƣ liệu tiếng Pháp có nội dung khá phong phú mô tả về sự
tiến triển kinh tế Đông Dƣơng trong khoảng thời gian từ 1900 đến 1937. Ở
chƣơng 1 phần I, Charles Robequain đề cập đến vấn đề ngƣời Âu, ngƣời Trung
Quốc, ngƣời Nhật, ngƣời Ấn Độ ở Đông Dƣơng, trong đó có các xứ Bắc Kỳ,

Trung Kỳ và Nam Kỳ, vai trò của họ trên các hoạt động công thƣơng nghiệp với
Pháp, thuộc địa Pháp, với các nƣớc châu Á. Thứ hai, từ trang 340 đến trang 383,
Charles Robequain đã phân tích sự tiến triển của tình hình thƣơng mại nói chung


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

nhƣ kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu hàng hóa, các luồng trao đổi, đặc biệt
dành 10 trang nói về quan hệ thƣơng mại giữa xứ Đông Dƣơng với vùng Viễn
Đông nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Inđônêsia, Singapo, Philippin.
Đề cập tới tình hình Đông Dƣơng trong giai đoạn 1929-1933, Charles Robequain
nhận định:
« Khủng hoảng bùng nổ là một điều sớm đƣợc báo trƣớc, làm tăng thêm sự
liên hệ giữa chính quốc và Đông Dƣơng, lật đổ sự cân bằng trong trao đổi hàng
hóa. Những nƣớc ở khu vực Viễn Đông trở thành những khách hàng tốt của
Đông Dƣơng, đặc biệt là Trung Quốc trong việc giảm giá bán và hạn chế nhập
khẩu…”[229; tr.365].
Về các mặt hàng tham gia chủ đạo ở thị trƣờng Đông Dƣơng, tác giả đã kể
tên và phân tích, đƣa ra bảng số liệu về lúa gạo, cao su…ở Việt Nam, gỗ ở Lào,
thịt bò, thuộc da… ở Campuchia.
Thứ ba, tài liệu này còn cung cấp một số biểu đồ, bảng số liệu về tình hình
xuất nhập khẩu giữa thị trƣờng Đông Dƣơng với thị trƣờng Đông Bắc Á. Tuy
nhiên, những tƣ liệu nói trên đƣợc đặt trên một tổng thể là kinh tế nói chung nên
nội dung đề cập tới ngoại thƣơng còn rất sơ sài, hạn chế.
Năm 1956-1957, bộ sách Tài liệu tham khảo cách mạng cận đại Việt Nam,
do nhóm tác giả Trần Huy Liệu, Nguyễn Công Bình, Ca Văn Thỉnh, Hƣớng Tân,
Văn Tạo, Phan Khôi,…biên soạn cũng đƣợc xuất bản [84]. Bộ sách bao gồm 12
tập và đƣợc viết theo tinh thần “cung cấp tài liệu”. Tuy nhiên, nội dung bộ sách
chủ yếu đề cập đến các phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ khi thực dân

Pháp xâm lƣợc. Ở tập IV, các tác giả có trích dẫn các tài liệu tham khảo về bối
cảnh lịch sử mới và sự phát triển của tƣ bản Pháp ở Việt Nam, hoạt động của tƣ
sản Việt Nam từ 1918 đến 1930 (từ trang79 đến trang 96). Đặc biệt ở trang 96,
97, 98, các tác giả cung cấp tài liệu tham khảo về tình hình xuất cảng ở Đông
Dƣơng (phần lớn là Việt Nam) trong thời kỳ khai thác lần thứ hai. Trong danh
mục 48 mặt hàng xuất khẩu ở Đông Dƣơng sau chƣơng trình khai thác thuộc địa
lần thứ hai, có nhiều mặt hàng, đặc biệt là ba mặt hàng chính: gạo, than đá và


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

cao su, đƣợc chính quyền thuộc địa xuất sang thị trƣờng Đông Bắc Á. Ở tập
VIII, tác giả có đề cập tới sự kiện phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dƣơng và ký
một số Hiệp ƣớc kinh tế với Nhật trong thời gian này (Nội dung các Hiệp ƣớc sẽ
đƣợc làm sáng tỏ trong những chƣơng sau của luận án).
Tiếp theo phải kể đến cuốn Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt
Nam của NXB Văn Sử Địa năm 1957 của tác giả Nguyễn Khắc Đạm [24]. Tác
giả đã dành hẳn chƣơng IV để nói về chính sách bóc lột về thƣơng nghiệp của tƣ
bản Pháp từ năm 1858 cho đến tận 1954 và nêu khái quát đặc điểm nền thƣơng
nghiệp Việt Nam, bao gồm nội thƣơng và ngoại thƣơng. Tuy nhiên, do là công
trình nghiên cứu tổng thể những chính sách bóc lột của Pháp về cả nông nghiệp,
công nghiệp, thƣơng nghiệp, giao thông vận tải nên tác giả chƣa đề cập đến thực
trạng của hoạt động ngoại thƣơng thời Pháp thuộc cùng những tác động của nó.
Cuốn Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc của tác giả
Nguyễn Công Bình, NXB Văn Sử Địa, năm 1959 [10] đề cập đến sự ra đời, các
đặc điểm của giai cấp tƣ sản Việt Nam thời cận đại. Trong đó, ở chƣơng 1, tác
giả đã dành một số trang phác thảo về chính sách độc quyền của tƣ bản Pháp và
sự độc quyền của các công ty Pháp, Nhật. Tuy không đi vào chi tiết nhƣng ở
mức độ nhất định, trang 133-135 cuốn sách đã giúp tác giả luận án hiểu thêm

những nguyên nhân của sự biến động giao thƣơng giữa Đông Dƣơng với Nhật
trong giai đoạn 1939-1945: tăng trong giai đoạn 1939-1941 và giảm dần từ 1942
trở đi: “Từ năm 1940, phát xít Nhật buộc thực dân Pháp phải nhƣờng nhiều
quyền lợi kinh tế ở Việt Nam cho chúng. Chúng bắt đầu khai thác nguyên liệu và
nâng cao nhập cảng hàng hóa Nhật. Nhƣng từ năm 1942, phát xít Nhật lại bị
quân đồng minh tấn công liên tiếp, nền công nghiệp Nhật phải dốc vào phục vụ
cho hoạt động chiến tranh nhiều nên việc sản xuất hàng hóa kém đi. Từ đó, chính
phủ Nhật cũng hạn chế xuất cảng hàng hóa sang Đông Dƣơng bằng những điều
kiện nghiêm ngặt” [10; tr.135].
Ở chƣơng 2, tác giả làm sáng tỏ một số nét nổi bật về chính sách độc quyền
của thực dân Pháp, đặc biệt là độc quyền quan thuế với những nƣớc có hàng hóa


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

cạnh tranh cao với tƣ bản Pháp nhƣ Nhật, Trung Quốc. Tác giả viết “từ cuối thế
kỷ XIX trở đi, tƣ bản Pháp đã tỏ ra yếu thế trƣớc những tƣ bản mới lên nhƣ Đức,
Mỹ, Nhật Bản...Trên thị trƣờng Đông Dƣơng, ngay từ khi Pháp mới chiếm đóng,
các tàu buôn Đức, Anh đã cạnh tranh ráo riết với tàu buôn Pháp. Đó là chƣa kể
tàu buôn của Nhật, Trung Quốc đã từng có ảnh hƣởng lớn...Từ năm 1892, thực
dân Pháp quy định hàng Pháp nhập cảng vào thuộc địa đánh thuế rất nhẹ còn
hàng ngoại quốc vào thuộc địa Pháp thì đánh thuế rất nặng... trung bình phải
chịu từ 50% đến 180%, có mặt hàng lên tới 5000% giá trị hàng hóa đó” [10;
tr.150-151].
Năm 1970, tổ tƣ liệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội I đã dịch cuốn Đông
Dương của Ch. Robequain (sách xuất bản tiếng Pháp năm 1935) [16]. Bản dịch
bao gồm 206 trang đã phác họa cho ngƣời đọc thấy đƣợc những nét lớn về địa lý,
điều kiện tự nhiên của các vùng miền thuộc Đông Dƣơng (đồng bằng Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ, thƣợng du Bắc Bộ, Thƣợng Lào, Hạ Lào, Tây Nguyên, Trung Bộ

dƣới vùng Nghệ Tĩnh, Nam Bộ, Cămpuchia) và những thay đổi của Đông Dƣơng
trong giai đoạn đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, tác giả đã dành hẳn chƣơng cuối cùng
phần B để mô tả hoạt động nội thƣơng và ngoại thƣơng của Đông Dƣơng. Trong
đó có đề cập đến quan hệ thƣơng mại của xứ Đông Dƣơng với vùng Viễn Đông
(bao gồm một số nƣớc ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á). Ở trang 189, tác giả
nhấn mạnh “Viễn Đông là khách mua chính của nhiều loại nông lâm sản”, “các
khoáng sản” nhƣ “than đá chở đi Hƣơng Cảng, Trung Quốc và Nhật Bản”...Trên
cơ sở phân tích các mặt hàng xuất nhập khẩu, tác giả rút ra nhận xét “Viễn Đông
bán cho Đông Dƣơng ít hơn là mua và sự chênh lệch này trở nên trầm trọng sau
chiến tranh lần thứ nhất” (trang 190). Sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933
“những sản phẩm ở Đông Dƣơng nhƣ cá khô, sơn, than đá, xi măng” vẫn tìm
đƣợc nơi tiêu thụ khá mạnh ở thị trƣờng Viễn Đông. Việc gợi mở những vấn đề
liên quan đến thƣơng mại Đông Dƣơng- Đông Bắc Á của tác giả là cơ sở để luận
án lục tìm những hồ sơ lƣu trữ với nguồn tƣ liệu phong phú, chi tiết hơn về ngoại
thƣơng Đông Dƣơng trong thời gian này.


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

Nếu nhƣ ở giai đoạn trƣớc, các cuốn sách nghiên cứu về lịch sử Đông
Dƣơng và Việt Nam thƣờng đề cập nhiều các vấn đề chính trị, xã hội, các phong
trào yêu nƣớc cách mạng thì ở giai đoạn 1975 đến nay, xu hƣớng nghiên cứu lịch
sử kinh tế có những chuyển biến tích cực hơn. Trong bối cảnh chiến tranh chấm
dứt, các hồ sơ, tƣ liệu lƣu trữ đƣợc hé mở, nhiều công trình mới ra đời làm rõ
hơn sự chuyển biến xã hội Đông Dƣơng trong những năm đầu thế kỷ XX, trong
đó có lịch sử kinh tế.
Cuốn Lịch sử Việt Nam tập II do Nguyễn Khánh Toàn chủ biên [88] đã đề
cập đến chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dƣơng
(1919-1929). Về thƣơng mại, tác giả cũng đề cập đến một số khía cạnh liên quan

nhƣ chính sách độc quyền buôn bán một số mặt hàng nhƣ rƣợu, thuốc phiện,
muối và hàng rào thuế quan ngặt nghèo nhằm mục đích bảo hộ cho các mặt hàng
của chính quyền trong cuộc cạnh tranh với mặt hàng của các quốc gia Đông Nam
Á; hoạt động của một số công ty tƣ bản của Pháp và Hoa Kiều ở Đông Dƣơng.
Cuốn La présente financière et économique francaise en Indochine (1859 1939) (Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương) của tác giả
Jean Pièrre Aumiphin, xuất bản năm 1996 [234] cũng đã đi sâu nghiên cứu và
khôi phục sự nghiệp kinh tế của Pháp ở Đông Dƣơng kể từ khi Pháp xâm lƣợc
cho đến khi chiến tranh thế giới II bùng nổ. Lần lƣợt các vấn đề về kinh tế Đông
Dƣơng nhƣ lƣu thông tiền tệ, vai trò của Ngân hàng Đông Dƣơng, sự đầu tƣ của
Pháp cho đến những tác động của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa đối với sự chuyển
biến về kinh tế, xã hội ở đây đƣợc tác giả khắc hoạ trong công trình của mình.
Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra các bảng số liệu thống kê liên quan tới tình hình
kinh tế, tài chính Đông Dƣơng, trong đó có đề cập tới khía cạnh thƣơng mại của
các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên, Lào nhƣ hoạt động xuất nhập
khẩu, đầu tƣ vốn, các mặt hàng chiến lƣợc…Ở trang 152, ông cũng có chung
quan điểm với một số nhà nghiên cứu khi nhận định “Toàn bộ thƣơng mại của
thuộc địa với Singapo và Trung Hoa ở trong tay ngƣời Trung Hoa, về nhập khẩu
cũng nhƣ xuất khẩu. Chỉ cần nhìn vào chi tiết các bảng thống kê của các phòng


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

thƣơng mại ở Sài Gòn cũng nhận thấy rằng những số tiền lớn tƣơng ứng với sản
phẩm nhƣ lúa gạo, thuộc phiện, tơ lụa, chè đều qua tay ngƣời Trung Hoa; chỉ có
khoảng 25% ngoại thƣơng thuộc ngƣời Pháp…”
Gần đây, trên diễn đàn của giới sử học, vấn đề kinh tế thời thuộc Pháp
đƣợc quan tâm nhiều hơn. Dựa trên các nguồn tƣ liệu tiếng Pháp, Anh, bức tranh
kinh tế Đông Dƣơng thời cận đại cũng dần đƣợc hé mở trong các công trình sử
học của các tác giả ngƣời Việt. Tiêu biểu phải kể đến cuốn Cơ cấu kinh tế Việt

Nam thời thuộc địa của tác giả Nguyễn Văn Khánh xuất bản năm 1999 [40] đã đi
sâu nghiên cứu quá trình hình thành cơ cấu kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 1858-1945,
trong đó có đề cập đến vấn đề ngoại thƣơng. Tuy chỉ xem xét vấn đề ngoại thƣơng
nhƣ một nội dung nghiên cứu trong tổng thể cơ cấu kinh tế, số trang nghiên cứu về
ngoại thƣơng còn quá ít nhƣng có lẽ đây là tƣ liệu gợi mở ra nhiều vấn đề liên
quan đến đề tài về quan hệ giao thƣơng giữa Việt Nam với khu vực Đông Bắc Á
giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Một số trang tƣ liệu viết về quan hệ giao thƣơng
giữa Việt Nam với các nƣớc châu Á nói chung trong thời cận đại là nền tảng quan
trọng để đề tài luận án tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh, hệ thống hơn.
Năm 1992 và 2002, nhà nghiên cứu Trần Khánh đã công bố các công trình
nghiên cứu về ngƣời Hoa ở Đông Nam Á có tên là Vai trò của người Hoa trong
nền kinh tế các nước Đông Nam Á và Người Hoa trong xã hội Việt Nam (thời
Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn) [42]. Tài liệu cung cấp cho luận án những
nội dung về tầng lớp Hoa thƣơng, các công ty thƣơng mại của ngƣời Hoa tham
gia vào hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu ở Đông Dƣơng với các nƣớc bên
ngoài, trong đó có thị trƣờng Đông Bắc Á. Ngoài việc cung cấp những số liệu về
lịch sử xuất hiện của ngƣời Hoa ở Việt Nam, tác giả đã đƣa ra những đánh giá,
nhận xét về lực lƣợng Hoa thƣơng ở khu vực này. Trang cuốn Vai trò của người
Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á, tác giả Trần Khánh nhận định
“hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa ở Đông Dƣơng đƣợc đối xử ƣu ái hơn những
ngƣời Hoa sống ở khu vực khác trong liên bang” (trang 83), “họ có mối liên hệ
khá chặt chẽ với các trung tâm buôn bán lúa gạo của khu vực nhƣ Hồng Kông,


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

Băng Cốc…Sự độc quyền buôn bán lúa gạo của ngƣời Hoa đã kéo theo sự độc
quyền của họ trong việc phân phối các hàng hóa nhập khẩu” (trang 87). Tuy
không cung cấp các tài liệu về hoạt động thƣơng mại giữa Việt Nam và Đông

Bắc Á, nhƣng những nhận định trên là cơ sở giúp tác giả luận án tìm hiểu rõ hơn
về các công ty, doanh nghiệp, thƣơng hội…của ngƣời Hoa đã tham gia và đóng
góp vào sự sôi động của nền thƣơng mại Việt Nam với các quốc gia và vùng
lãnh thổ ở Đông Bắc Á trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Cũng trong các năm 1999 và 2002, nhà sử học Dƣơng Kinh Quốc và nhà
sử học Dƣơng Trung Quốc đã hoàn thành và xuất bản hai tập sách Việt Nam
những sự kiện lịch sử (tập 1: 1858-1918 và tập 2: 1919-1945). Tuy không phải là
một công trình nghiên cứu chuyên sâu nhƣng hai tập sách trên của các tác giả đã
góp phần giúp nghiên cứu sinh tham khảo, liệt kê đƣợc thời gian, nội dung cơ
bản của các sự kiện liên quan tới chính sách thƣơng mại của chính quyền thuộc
địa Pháp ở Việt Nam với Nhật, với Trung Quốc và các nƣớc khác.
- Các bài báo, tạp chí khoa học: Trên các tạp chí chuyên ngành, nhà nghiên
cứu Tạ Thị Thuý có bài Sự phát triển của ngành dịch vụ vận tải trong những
năm 20 của thế kỷ XX (NCLS, số 370, năm 2007) và bài Công nghiệp Việt Nam
trong giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ hai của người Pháp (1919-1930)
(NCLS, số 374, năm 2007). Các bài viết đã góp phần phác hoạ một số khía cạnh
liên quan tới tình hình kinh tế Việt Nam và Đông Dƣơng trong đó có việc giới
thiệu một số nhà máy, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất
các mặt hàng phục vụ công nghiệp xuất khẩu và sự chuyển biến của ngành dịch
vụ vận tải. Kết quả là “việc cải tạo hệ thống đƣờng giao thông vận tải ngay lập
tức đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của thƣơng mại” (trang 42).
Trong bài viết “Hải Phòng với hoạt động đầu tư của tư bản Pháp từ cuối
thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX”, GS. Đinh Xuân Lâm cũng điểm qua những biện
pháp mà tƣ bản Pháp đã đầu tƣ và phát triển công – thƣơng nghiệp ở Hải Phòng.
Nhà nghiên cứu Gerard Sasges có bài Sự thật về kế hoạch khai thác Đông
Dương lần thứ nhất của thực dân Pháp (NCLS, số 367, năm 2006) đề cập tới sự


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)


đầu tƣ tài chính và các vấn đề xoay quanh chủ trƣơng của toàn quyền Đông
Dƣơng Pôn Đume trong chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông
Dƣơng. Bên cạnh đó, trên diễn đàn Tạp chí Nghiên cứu lịch sử còn có bài Hoạt
động của doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tại cảng Hải Phòng trước năm
1945 của Phạm Xanh (số 1, năm 2002); Người Hoa trên thị trường lúa gạo Nam
Kỳ thời kỳ Pháp thuộc (1859-1945) của Nguyễn Phan Quang (số 1, 2002); Vũ
Thị Hoà với “Khoa học kĩ thuật nông nghiệp ở Hà Nội thời Pháp thuộc” (NCLS
389 - 390), Nguyễn Ngọc Cơ – Lê Thị Hƣơng “Quá trình thăm dò, khai thác chế
biến quặng kim loại ở Cao Bằng thời Pháp thuộc” (NCLS 383 - 384); Nguyễn
Văn Khánh - Tạ Kim Thanh “Mấy nhận xét về kinh tế hàng hoá ở Hà Nội thời kì
thực dân Pháp đô hộ và tạm chiếm” (NCLS 368). Nhìn chung, những bài viết
này đã cố gắng nêu lên những chuyển biến của các ngành kinh tế Việt Nam dƣới
thời Pháp thuộc ở các khía cạnh, mức độ khác nhau. Đây là cơ sở, nền tảng để
ngƣời viết có thể kế thừa trong quá trình triển khai đề tài luận án về vấn đề giao
thƣơng Việt Nam - Đông Bắc Á thời thuộc địa.
- Luận văn, luận án:
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay chƣa có một luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ lịch sử nào đề cập trực tiếp tới vấn đề giao thƣơng của Việt Nam thời
Pháp thuộc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có một số luận án tiếp cận
ở một số hƣớng nghiên cứu mà ngƣời viết có thể tiếp thu, học hỏi, tham khảo:
Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860-1939) của tác
giả Lê Huỳnh Hoa (bảo vệ năm 2003); Phố cảng Đà Nẵng từ 1802 đến 1860
của tác giả Lƣu Trang (bảo vệ năm 2004); Quá trình xâm nhập của người Pháp
vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX- nguyên nhân và hệ quả
của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng (bảo vệ năm 2011); Về tư sản Việt Nam ở Bắc
Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX (bảo vệ năm 2012) của tác giả Trần Thanh
Hƣơng; Đô thị Hải Dương thời Pháp thuộc (bảo vệ năm 2012) của tác giả
Phạm Thị Tuyết…



Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

1.2. Các công trình nghiên cứu về thƣơng mại Việt Nam thời thuộc địa
- Các sách nghiên cứu:
Năm 1961, một công trình chuyên khảo nghiên cứu về lịch sử ngoại
thƣơng Việt Nam đƣợc công bố là cuốn Ngoại thương Việt Nam hồi đầu thế kỷ
XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX của tác giả Thành Thế Vỹ (sách do NXB Sử học
xuất bản) [93]. Tuy không nghiên cứu ngoại thƣơng Việt Nam thời Pháp thuộc
nhƣng tài liệu có tác dụng giúp nghiên cứu sinh nắm đƣợc các vấn đề cơ bản khi
phân tích lịch sử quan hệ thƣơng mại. Bên cạnh đó, công trình cũng đã phân tích,
đánh giá, nhận định tƣơng đối sắc nét về truyền thống thƣơng mại của Việt Nam
với một số nƣớc ở Đông Bắc Á nhƣ Trung Quốc và Nhật Bản, trƣớc khi có sự
xâm nhập của tƣ bản phƣơng Tây.
Một công trình tiếng Pháp mang tính chuyên khảo tới lĩnh vực thƣơng mại
thời Pháp thuộc là Commerce et colonisation en Indochine 1800 – 1945 (Nền
thương mại và công cuộc thực dân hoá ở Đông Dương 1800 - 1945) của Kham
Vorapheth [235]. Đây là một trong những công trình hiếm hoi đề cập tới quan hệ
giao thƣơng của Đông Dƣơng với các nƣớc châu Á đƣợc đề cập trong khoảng
600 trang sách, cấu trúc thành 4 phần khác nhau và 20 chƣơng:
Phần thứ nhất: Không gian của các hiệu buôn Pháp và sự phát triển của
họ. Phần này đƣợc khảo cứu ở 5 chƣơng với nội dung nói về sự xâm nhập
thƣơng mại của thực dân Pháp ở Nam Kỳ, trình bày những lý do khiến Đông
Dƣơng trở thành một miền đất thu hút sự quan tâm của tƣ bản nƣớc ngoài, tình
hình biến động của các công ty thƣơng mại ở Đông Dƣơng giai đoạn 1910-1945.
Phần thứ hai: Cơ cấu sự phát triển thương mại giữa Pháp và Đông Dương
đề cập tới thị trƣờng thƣơng mại Đông Dƣơng, đối tƣợng thƣơng mại (các hàng
hóa, sản phẩm), đặc tính của ngƣời tham gia buôn bánở Đông Dƣơng, các chính
sách kinh tế và các vấn đề kinh doanh của chính quyền thuộc địa Pháp từ 18691939, vấn đề buôn bán gạo, thuốc phiện, vấn đề phát triển thƣơng mại ở khu vực

sông Mê Kông, các cách thức vận chuyển hàng hóa…Các nội dung này đƣợc
phân tích cụ thể từ chƣơng VI tới chƣơng XII.


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

Phần thứ ba: Từ chƣơng XIII đến chƣơng XVI, nhà nghiên cứu tập trung vào
lịch sử của một hãng buôn lớn ở Đông Dƣơng, đó là hãng Denis-Frères.
Phần thứ tƣ: Sự thành công của thương mại Pháp trong môi trường giao
thương Đông Dương, đƣợc thể hiện từ chƣơng XVII đến chƣơng XX, đề cập tới
thực trạng thƣơng mại của Đông Dƣơng từ 1860 đên 1945
Đặc biệt, tác giả dành một số trang nhất định (trang 549 đến 599) phác thảo
về mối quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa Việt Nam với các nƣớc Đông Bắc Á
nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và một số quốc gia ở Đông Nam Á nhƣ
Thái Lan, Singapo…Sự phác thảo này đƣợc thể hiện bằng hai cách thức sau:
Trƣớc hết, tác giả khái quát chung về thƣơng mại giữa Đông Dƣơng với
các nƣớc Đông Á trên các khía cạnh khác nhau. “Đông Dƣơng cũng mua nhiều
hàng hóa đƣợc sản xuất từ các nƣớc châu Á: Đồ sứ của Nhật Bản và Trung
Quốc, đồ gỗ của Nhật Bản, hóa chất làm hƣơng đến từ Trung Quốc và Nhật Bản,
giấy và hƣơng trầm. Nói chung các mặt hàng nhập vào Đông Dƣơng là các sản
phẩm của Đông Á”. Nhƣ vậy, mặc dù thực dân Pháp độc chiếm thị trƣờng Đông
Dƣơng bằng nhiều thủ đoạn, biện pháp khác nhau, nhƣng chúng luôn phải đối
mặt với những nguy cơ bị canh tranh từ thị trƣờng Đông Á trong đó có Nhật
Bản, Trung Quốc, Hồng Kông.
Thứ hai, tác giả đi vào trình bày quan hệ thƣơng mại cụ thể giữa xứ Đông
Dƣơng với từng quốc gia. Ví dụ, với Nhật Bản, trong một chừng mực nhất định,
tác giả đã cố gắng mô tả các giai đoạn thăng trầm trong quan hệ thƣơng mại giữa
Nhật và Đông Dƣơng. Trên cơ sở phân tích, tác giả rút ra kết luận “Đông Dƣơng
chính là sự kiện phân ly của nƣớc Pháp đối với những quan hệ thuế quan với

Nhật Bản. Việc áp dụng thuế của hiệp định năm 1927 giữa Đông Dƣơng và Nhật
Bản chỉ có hiệu lực thực hiện từ năm 1932”.
Trong hoạt động thƣơng mại, tác giả đã cố gắng cung cấp các số liệu, các
loại hàng hóa, tên các công ty thƣơng mại tham gia vào các trục thƣơng mại
này nhƣ hãng Denis-freres, L.Ogliastro, L’U.C.I.A, Dumarest, Optorg,
Berthet… Cuối cùng, từ những số liệu xác thực, phong phú, ông đi đến khẳng


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

định “Về ngoại thƣơng, Đông Dƣơng đóng vai trò là trung tâm kinh tế của
Pháp ở châu Á” (trang 628).
Một công trình bàn về vai trò và vị thế của ngƣời Hoa viết bằng tiếng Anh
cũng rất đáng lƣu ý đó là Economic roles of Southeast Asia Chinese on the Eve of
World War II của tác giả ngƣời Nhật Fukuda Shozo [251] đề cập tới vai trò của
ngƣời Hoa ở hải ngoại ở Đông Nam Á trƣớc chiến tranh thế giới II. Ở chƣơng 5,
tác giả đã dành 15 trang (từ trang 90 đến trang 105) để đề cập tới quyền lực kinh tế
của ngƣời Hoa ở Đông Dƣơng. Ở trang 97, tác giả đánh giá tƣơng đối cao vị trí của
Hoa thƣơng ở Đông Dƣơng khi khẳng định 60-70% lƣợng hàng hoá xuất khẩu ở
Đông Dƣơng đƣợc đặt dƣới sự kiểm soát của thƣơng nhân Hoa kiều. Năm 1929,
các công ty của ngƣời Hoa xuất khẩu đƣợc 967.000 tấn hàng hoá sang Hồng Kông,
Trung Quốc, Malaysia và một số nƣớc khác với tổng giá trị đạt 1.149 triệu fr, trong
đó gạo chiếm 65% sản lƣợng và 67% giá trị hàng hoá. Từ đó, tác giả khẳng định,
thực dân Pháp sẽ không thể thực hiện đƣợc sự nghiệp chính trị ở thuộc địa Đông
Dƣơng nếu không có sự “giúp đỡ” đắc lực bởi vai trò trung gian của Hoa thƣơng.
- Các bài báo, tạp chí khoa học: Trong những năm gần đây, bàn về vấn đề
thƣơng mại Việt Nam nói riêng, thƣơng mại Đông Dƣơng nói chung cũng đã
đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp cận và thể hiện trên diễn đàn tạp chí. Tiêu biểu có
bài viết của tác giả Tạ Thị Thuý, Thương nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX;

Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Mạnh Dũng, Truyền thống và hoạt động thương mại
của người Việt- Thực tế lịch sử và nhận thức (NCLS, số 9, năm 2007); Trần Viết
Nghĩa Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX
(NCLS, số 7 (387), năm 2008). Đáng chú ý là bài viết của tác giả Tạ Thị Thuý khi
cung cấp cho ngƣời đọc những số liệu về sự gia tăng của các công ty thƣơng mại,
sự chuyển biến của kim ngạch xuất nhập khẩu, sự vƣợt trội của cán cân thƣơng
mại về cả trọng lƣợng cũng nhƣ giá trị hàng hoá, một số luồng trao đổi chính của
thƣơng mại Việt Nam và Đông Dƣơng trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới I.
Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định, ở Việt Nam sau năm 1918, “hoạt động thƣơng
mại trở nên sôi nổi theo chiều hƣớng phụ thuộc trong chừng mực nhất định vào


Luận văn: Giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực
Đông Bắc Á (1897 – 1945)

sản xuất trong nƣớc, tức là sự phát triển của các ngành hàng hoá mà thị trƣờng
quốc tế đang cần” [83; tr.32].
- Luận văn, luận án:
Cho đến nay, nghiên cứu về các khía cạnh của thƣơng mại Đông Dƣơng
thời Pháp thuộc vẫn là một hƣớng đi mới của sử học bởi sự hạn chế về nguồn tài
liệu. Về vấn đề này, tiêu biểu phải kể đến công trình Nội thương Bắc Kỳ thời kỳ
1919-1939 của Vũ Thị Minh Hƣơng, bảo vệ thành công tại Viên Sử học năm
2002. Công trình đã góp phần tạo dựng lại một cách có hệ thống những nhân tố
tác động, thực trạng nội thƣơng Bắc Kỳ giữa hai cuộc thế chiến, bƣớc đầu lấp đi
khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử kinh tế Việt Nam thời cận đại. Đồng thời,
tác giả đã nêu đƣợc những nhận xét và bài học kinh nghiệm quý báu cho nền kinh
tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong một chừng mực nhất định, việc
nghiên cứu về hàng hoá (hàng nội địa, hàng nhập khẩu), giao lƣu hàng hoá, thị
trƣờng, hệ thống cơ sở hạ tầng, thƣơng nhân, thƣơng hội…đã gợi mở ít nhiều
những vấn đề khoa học khi nghiên cứu về thƣơng mại Đông Dƣơng, bao gồm cả

nội thƣơng và ngoại thƣơng.
1.3. Các công trình nghiên cứu về giao thƣơng giữa Việt Nam với Đông
Bắc Á thời thuộc địa
Trong suốt một thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bang
giao hoặc giao thƣơng giữa hai khu vực thời cổ trung đại và hiện đại. Tuy nhiên,
nghiên cứu về giao thƣơng giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ
thuộc khu vực Đông Bắc Á thời cận đại thì chƣa có một công trình nghiên cứu
trực tiếp. Các sách, báo, tạp chí khoa học và một số luận văn, luận án nếu có thì
mới dừng ở phạm vi rất hẹp.
- Các sách nghiên cứu:
Năm 1951, nhà nghiên cứu Lê Văn Sáu cho xuất bản cuốn Đông Á trên
trường chánh trị quốc tế (1940-1950) [74]. Trong cuốn sách này, tác giả Lê Văn
Sáu khái quát về sự biến chuyển của các nƣớc Đông Á từ thế kỷ XIX đến những
năm 50 của thế kỷ XX. Trong đó, có một số trang tƣ liệu viết về các hiệp ƣớc


×