Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Luận văn: Nghiên cứu Truyện Kiều theo hướng ngôn ngữ học: Lập luận của nhân vật Thúy Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.72 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHAN THỊ DIỄM

NGHIÊN CỨU TRUYỆN KIỀU
TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC: LẬP LUẬN
CỦA NHÂN VẬT THÚY KIỀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHAN THỊ DIỄM

NGHIÊN CỨU TRUYỆN KIỀU
TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC: LẬP LUẬN
CỦA NHÂN VẬT THÚY KIỀU

Chuyên ngành

: Lí luận ngôn ngữ

Mã số

: 60.22.02.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Lƣơng

HÀ NỘI, NĂM 2014



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Lương
– người thầy tận tâm, nghiêm túc đã truyền đạt cho tôi lòng say mê khoa học; nhiệt tình
hướng dẫn, chỉ bảo rất nhiều kiến thức mới mẻ trong quá trình tôi học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn cao học.
Xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn – trường Đại học Sư
phạm Hà Nội; đặc biệt các thầy giáo, cô giáo trong tổ Bộ môn Ngôn ngữ đã tận tình
giảng dạy, dành cho tôi những bài học bổ ích cùng tình cảm nồng ấm trong suốt thời
gian qua.
Tôi xin cảm ơn BGH, Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bè bạn, người thân đã luôn ở bên quan tâm, chia sẻ,
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Phan Thị Diễm



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 5
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7
NỘI DUNG .............................................................................................................................. 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 9
1.1. Khái quát về Truyện Kiều của Nguyễn Du ............................................................... 9
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du ........................................................... 9
1.1.2. Khái quát về Truyện Kiều .............................................................................. 11
1.1.3. Ngôn ngữ Truyện Kiều .................................................................................. 14
1.2. Lí thuyết lập luận .................................................................................................... 15
1.2.1. Vị trí và sự hiện diện của các thành phần lập luận ....................................... 16
1.2.2. Đặc tính của quan hệ lập luận ...................................................................... 20
1.2.3. Chỉ dẫn lập luận ............................................................................................ 23
1.2.4. Lập luận và hiện tượng đa thanh................................................................... 31
1.2.5. Lập luận và miêu tả ....................................................................................... 32
1.2.6. Lẽ thường là cơ sở của lập luận .................................................................... 34
1.3. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn ........................................................................ 35
1.3.1. Nghĩa tường minh .......................................................................................... 35
1.3.2. Nghĩa hàm ẩn................................................................................................. 36
Tiểu kết ........................................................................................................................... 37
CHƢƠNG 2: CÁC DẠNG LẬP LUẬN CỦA THÚY KIỀU .................................... 38
2.1. Các dạng lập luận- phân theo tính phức hợp của lập luận ...................................... 38
2.1.1. Lập luận đơn .................................................................................................. 39
2.1.2. Lập luận phức ................................................................................................ 43


1


2.2. Các dạng lập luận- phân theo sự hiện diện của các thành phần lập luận ................ 55
2.2.1. Lập luận gồm một luận cứ tường minh và một kết luận tường minh ............ 55
2.2.2. Lập luận gồm hơn một luận cứ tường minh và hơn một kết luận tường minh ..... 57
2.2.3. Lập luận gồm hơn một luận cứ tường minh, hơn một kết luận tường minh và
một kết luận hàm ẩn ...................................................................................... 60
2.2.4. Lập luận gồm hơn luận cứ hàm ẩn và kết luận hàm ẩn ................................ 64
2.3. Các dạng lập luận - phân theo vị trí của các thành phần lập luận ........................... 68
2.3.2. Lập luận theo kiểu quy nạp ........................................................................... 72
2.3.3. Lập luận theo kiểu tổng phân hợp ................................................................. 74
Tiểu kết: .......................................................................................................................... 78
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THÀNH PHẦN LẬP LUẬN ....................... 80
3.1. Đặc điểm của thành phần luận cứ ........................................................................... 80
3.1.1. Luận cứ tường minh và hàm ẩn ..................................................................... 80
3.1.2. Hình thức diễn đạt của luận cứ ..................................................................... 83
3.2. Đặc của thành phần kết luận ................................................................................... 85
3.2.1. Kết luận tường minh và kết luận hàm ẩn....................................................... 85
3.2.2. Hình thức diễn đạt của kết luận ................................................................... 88
3.2.3. Hiệu lực lập luận của biện pháp sóng đôi ở thành phần kết luận................. 91
3.3. Đặc điểm của các chỉ dẫn lập luận .......................................................................... 93
3.3.1. Đặc điểm của các tác tử lập luận .................................................................. 93
3.3.2. Đặc điểm của các kết tử lập luận .................................................................. 95
3.4. Các lẽ thường được sử dụng trong các thành phần lập luận ................................... 99
3.5. Hoàn cảnh và tính biểu cảm của lập luận.............................................................. 104
3.6. Miêu tả trong lập luận ........................................................................................... 108
Tiểu kết ......................................................................................................................... 110
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 115

PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong giao tiếp hằng ngày con người luôn cần đến lập luận, dùng lập luận để
chứng minh, để thanh minh, để giải thích, để thuyết phục hay để bác bỏ một ý kiến.
Lập luận là một chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc nắm bắt
được kết luận mà người lập luận muốn hướng tới, là cách tổ chức mang chất luận lí đưa
đến hiệu quả cao trong giao tiếp. Vì vậy mà lí thuyết lập luận đã được ngành Ngữ dụng
học chú ý rất nhiều trong những năm gần đây.
Việc nghiên cứu lập luận của nhân vật trong tác phẩm văn học cũng là một hướng
nghiên cứu mới để thấy các nhân vật trong tác phẩm khi tham gia hội thoại đã thuyết
phục, dẫn dắt vấn đề mình cần trình bày hay muốn thuyết phục đối tượng mà họ đang
giao tiếp như thế nào. Từ đó thấy rõ chất triết lí và trí tuệ, tài năng của người viết, góp
phần làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Truyện Kiều – Tập đại thành văn học trung đại Việt Nam, một tác phẩm tâm
huyết của Nguyễn Du “Như có máu chảy trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ
giấy” và thể hiện con mắt “trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Mộng
Liên Đường) của ông. Tác phẩm là sự cống hiến to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ
của ngôn ngữ văn học dân tộc. Nghiên cứu ngôn ngữ Truyện Kiều là góp phần hiểu biết
sâu sắc hơn về tài năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của Nguyễn Du.
Nguyễn Du đã tạo nên Truyện Kiều với chiều sâu ở nội dung cùng với nghệ thuật
tuyệt vời. Nói đến thành công của tác phẩm thì không thể không nhắc tới những lập
luận mà nhân vật trong tác phẩm đã đưa ra trong giao tiếp với sự chặt chẽ, đầy lí do để
thuyết phục hay minh họa cho hành động của mình. Những điều này được thực hiện
qua lối hành văn và ngôn ngữ sống động.
Ngày nay Truyện Kiều trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống

tâm hồn người Việt nói chung và văn học nói riêng, nhiều người còn thuộc lòng Truyện

1


Kiều, người ta kể Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều. Cho nên những lập luận của các
nhân vật trong tác phẩm luôn rất được đông đảo người đọc chú ý và sử dụng.
Các nhân vật trong Truyện Kiều khi tham gia hội thoại đều sử dụng lập luận để
giao tiếp. Trong đó lập luận của nhân vật Thúy Kiều là những lập luận tạo nên sức hút
lớn mà người đọc rất thích thú khi tiếp xúc với những lập luận mà nhân vật này đưa
ra.Vì vậy, việc nghiên cứu Truyện Kiều theo hướng ngôn ngữ học: Lập luận của nhân
vật Thúy Kiều là đề tài cần thiết giúp phân tích rõ hơn về cách mà nhân vật đã lập luận.
Đồng thời cùng với niềm yêu mến Truyện Kiều cũng như các cách mà nhân vật trong
tác phẩm lập luận đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu Truyện Kiều theo hướng
ngôn ngữ học: Lập luận của nhân vật Thúy Kiều cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về lập luận trong ngữ dụng học
Trước đây lập luận (argumentation) được nghiên cứu trong tu từ học và trong
logic học. Hai nhà ngôn ngữ học Pháp: Oswald Ducrot và Jean Claude Anscombre đã
đặc biệt quan tâm tới bản chất ngữ dụng học của lập luận.
Ở Việt Nam: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Thị Kim Liên... cũng quan tâm
đến vấn đề lập luận trong ngữ dụng học.
Trong cuốn sách “Đại cương ngôn ngữ học” (tập 2) Đỗ Hữu Châu đã trình bày
khá cụ thể về lí thuyết lập luận. Tác giả đã chỉ ra bản chất ngữ dụng học của lập luận,
từ đó xem xét lập luận như là một nội dung quan trọng của ngữ dụng học. Với các nội
dung về khái niệm lập luận, bản chất ngữ dụng học của lập luận, lập luận là một hành
động ở lời nói, các đặc tính của quan hệ lập luận, tác tử lập luận và kết tử lập luận, tác
giả cũng chỉ ra các lẽ thường là cơ sở của lập luận. Như vậy với những khái niệm và
những vấn đề cơ sở của lập luận mà tác giả Đỗ Hữu Châu đã trình bày không chỉ mở ra
một hướng đi mới trong lĩnh vực ngữ dụng học, không chỉ có thêm căn cứ để xử lí và

phân tích diễn ngôn mà còn có thêm cơ sở lí thuyết và thực tiễn để nhìn nhận sự phát
phát triển của ngành Ngữ dụng học.

2


Tác giả Nguyễn Đức Dân với công trình nghiên cứu “Ngữ dụng học” (tập 1) đã
nêu lên những vấn đề về lí thuyết lập luận nói chung và lập luận trong ngôn ngữ nói
riêng. Trong công trình này tác giả đặc biệt chú ý đến các tín hiệu ngôn ngữ trong lập
luận. Trong cuốn “Nhập môn logic hình thức, logic phi hình thức” (NXB ĐHQG Hà
Nội) tác giả tiếp tục trình bày những vấn đề như: Đại cương về lập luận, mô hình khái
quát, lập luận theo logic, theo logic tự nhiên, những vấn đề chung về chứng minh và
bác bỏ, những sai lầm trong lập luận…
Trong cuốn sách “Ngữ dụng học” của tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã nghiên cứu lập
luận trong hội thoại. Tác giả cũng nêu ra các đặc điểm của lập luận trên các phương
diện về cấu tạo, quan hệ, tính chất luận cứ, vị trí. Tác giả cũng đã xem xét mối quan hệ
giữa lập luận và các lẽ thường nhưng có tính hệ thống và đầy đủ hơn.
Mai Ngọc Chừ chủ biên cuốn “Nhập môn ngôn ngữ học” cũng đã có nhắc đến
phần ngữ dụng học với một số nội dung về lập luận. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp với
cuốn “Dụng học Việt ngữ” cũng có đề cập đến vấn đề lập luận trong nghiên cứu của
mình. Trong cuốn “Ngữ dụng học và văn hóa – ngôn ngữ học” của Trần Ngọc Thêm
cũng đã nghiên cứu về lập luận.
Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản”
(NXB GD, Hà Nội) có bàn đến quan hệ lập luận – sự biểu hiện của mạch lạc trong văn
bản. Trong công trình này những vấn đề cơ bản về các bộ phận lập luận, các kiểu lập
luận khái quát, quan hệ lập luận cũng được bàn tới.
Bên cạnh đó trong các số báo, các tạp chí ngôn ngữ cũng có một số bài viết đề cập
đến vấn đề lập luận như: “Thử vận dụng lí thuyết lập luận để phân tích màn đối thoại
Thúy Kiều xử Hoạn thư” của tác giả Đỗ Thị Kim Liên, “Chuyện về sự đa nghĩa trong
thành ngữ, tục ngữ” của Nguyễn Thị Thu Hồng. Tác giả Nguyễn Đức Dân với bài viết

“Logic và liên từ tiếng Việt”, “Logic và sự phủ định trong tiếng Việt” v.v.
Một số khóa luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ…cũng đề cập đến vấn đề lập
luận cụ thể như: “Tam đoạn luận diễn đạt trong văn xuôi nghệ thuật” (Luận văn thạc sĩ,

3


Nguyễn Thị Hường, 1993); “Lí thuyết lập luận và lí thuyết đoạn văn và hệ thống các
bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh cấp 3” (Luận
văn thạc sĩ, Bùi Thị Xuân, 1997); “Lập luận trong văn miêu tả” (Luận văn thạc sĩ,
Nguyễn Thị Nhin, 2003); “Lập luận trong đoạn văn qua khảo sát văn chính luận Hồ
Chí Minh” (Luận văn thạc sĩ, Nguyễn Thị Thanh Bình, 2006); “Các kết tử lập luận
“nhưng”, “tuy nhưng”, “thế mà”, “vậy mà..” (Luận văn thạc sĩ, Kiều Tập, 1996); “Hiệu
lực lập luận của đoạn văn miêu tả của thực từ và các tác tử “chỉ”, “những”, “đến”…”
(Luận văn thạc sĩ, Lê Quốc Thái, 1997); “Các kết tử lập luận “thực ra/ thật ra”, “mà”
và quan hệ lập luận” (Luận văn thạc sĩ, Kiều Tuấn, 2000) v.v.
2.2. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Du
Đã có nhiều nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu về Nguyễn Du và
các tác phẩm của ông (trong đó đặc biệt là Truyện Kiều). Các tác giả tập trung bàn về
hình tượng nghệ thuật, triết lí nhân văn hay mâu thuẫn tư tưởng và nhân cách của nhà
thơ. Đó là những công trình có giá trị như “Từ điển Truyện Kiều” và “Khảo luận về
Truyện Thúy Kiều” của Đào Duy Anh, “Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử;
“Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của Phan Ngọc; “Một vài đặc
điểm của Truyện Kiều” của Đào Thản; “Giảng văn Truyện Kiều” và “ Truyện Kiều và
thể loại truyện Nôm” của Đặng Thanh Lê; “Nghệ thuật điển hình hóa và ngôn ngữ
trong Truyện Kiều” của Nguyễn Lộc, “Triết lí đạo Phật trong Truyện Kiều” của Đỗ
Đức Hiếu; “Mấy lời bình luận về văn chương Truyện Kiều” của Nguyễn Tường Tam,
“Nghệ thuật tái tạo nhân vật trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du” của Nguyễn
Thị Thanh Hằng v.v.
Gần đây có một số công trình nghiên cứu về mặt ngôn ngữ của Truyện Kiều như

“Tìm hiểu về Truyện Kiều” của Lê Xuân Lít, “Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của
thành ngữ trong Truyện Kiều” (Luận văn thạc sĩ) của Cao Thị Phương Lan; “Tìm hiểu
hư từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” (Luận văn thạc sĩ) của Nguyễn Thị Ninh
Ngọc; “Tìm hiểu lập luận miêu tả trong Truyện Kiều” (Luận văn thạc sĩ) của Lưu Thị

4


Thanh Mai; “Cách sử dụng trực tiếp và gián tiếp các câu trong Truyện Kiều” (Luận văn
thạc sĩ) của Quách Thị Bình Thọ; “Tìm hiểu các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành
động cầu khiến trong Truyện Kiều” (Luận văn thạc sĩ) của Đặng Thị Thu Hương; “Câu
hỏi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và việc sử dụng câu hỏi để biểu thị hành động
nói” (Luận văn thạc sĩ) của Trịnh Minh Thành; “Đặc trưng thẩm mĩ của các ngữ liệu
văn hóa trong Truyện Kiều” của Võ Minh Hải và Nguyễn Quang Linh v.v.
Các công trình nghiên cứu vừa nêu đã đi vào nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến hành vi ngôn ngữ, đến các kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về nghiên cứu
Truyện Kiều từ góc độ ngôn ngữ học: Lập luận của nhân vật Thúy Kiều.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Do khuôn khổ của luận văn và thời gian thực hiện, chúng tôi chỉ tập trung tìm
hiểu về các dạng lập luận của nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngữ liệu khảo sát và nghiên cứu chủ yếu là 111 ngữ liệu về lập luận của nhân vật
Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du do Vũ Hữu Tiềm (chủ biên) (2008),
NXB Thanh Niên.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Ngoài việc góp phần vào việc tìm hiểu những cái hay, cái đẹp của Truyện Kiều trong
đời sống văn học của dân tộc, thực hiện đề tài này, luận văn hướng tới các mục đích :

- Phân loại các dạng lập luận của nhân vật Thúy Kiều.
- Chỉ ra đặc điểm các thành phần của lập luận của Thúy Kiều.
- Làm rõ chức năng ngữ dụng trong lập luận của nhân vật Thúy Kiều.

5


- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khi vận dụng các thủ pháp nghiên cứu vào nghiên
cứu đối tượng cụ thể.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài (lý thuyết về lập luận,
lý thuyết về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn).
- Khảo sát, thống kê, phân loại các dạng lập luận của nhân vật Thúy Kiều với các
nội dung:
+ Thứ nhất là các dạng lập luận- phân theo tính phức hợp của lập luận.
+ Thứ hai là các dạng lập luận- phân theo sự hiện diện của các thành phần lập luận.
+ Thứ ba là các dạng lập luận - phân theo vị trí của các thành phần lập luận.
- Khảo sát, thống kê đặc điểm các thành phần của lập luận của Thúy Kiều với việc
nghiên cứu các nội dung:
+ Làm rõ về hình thức diễn đạt của luận cứ và hình thức diễn đạt của kết luận.
+ Chỉ ra hiệu lực lập luận của biện pháp sóng đôi ở thành phần kết luận.
+ Đưa ra đặc điểm của các chỉ dẫn lập luận.
+ Phân tích các lẽ thường được sử dụng trong các thành phần lập luận.
+ Làm rõ hoàn cảnh và tính biểu cảm của lập luận.
+ Làm rõ miêu tả trong lập luận.
- Bước đầu đưa ra nhận xét về các dạng lập luận của nhân vật Thúy Kiều có
những dạng, những mô hình đặc trưng.
5. Đóng góp của luận văn


6


Luận văn là chuyên luận đầu tiên Nghiên cứu Truyện Kiều theo hướng ngôn ngữ
học: Lập luận của nhân vật Thúy Kiều. Qua bước đầu tìm hiểu và khảo sát, luận văn có
những đóng góp sau:
5.1. Về mặt lí luận
Luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm vào các kết quả nghiên cứu về lập
luận của nhân vật Thúy Kiều. Qua đó, góp phần vào việc nghiên cứu Truyện Kiều từ
góc nhìn của lí luận ngôn ngữ học.
5.2. Về thực tiễn
Luận văn đã góp phần khẳng định giá trị ngôn ngữ của Truyện Kiều với những
lập luận được sử dụng trong hội thoại một cách sắc bén, đầy sức thuyết phục. Những
kết quả nghiên cứu của luận văn có thể hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và tiếp
nhận Truyện Kiều trong trường phổ thông.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các thủ pháp và phương pháp chủ yếu được chúng tôi sử dụng để thực hiện
nghiên cứu đề tài này bao gồm:
6.1. Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này áp dụng để thu thập tư liệu và
bước đầu phân loại các dạng lập luận của nhân vật Thúy Kiều.
6.2. Phương pháp phân tích, miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả
những đặc điểm các dạng lập luận, các thành phần khác nhau của lập luận từ đó rút ra
những đặc trưng cơ bản, phổ biến nhất trong lập luận của Thúy Kiều.
6.3. Phương pháp mô hình hóa: Phương pháp này dùng để cụ thể hóa dưới dạng
sơ đồ những dạng lập luận cụ thể, phổ biến của nhân vật Thúy Kiều. Nhìn vào các mô
hình khái quát này, chúng ta có thể nhận diện được các cấu trúc, các dạng, các kiểu loại
lập luận khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận xét lập luận của nhân vật
Thúy Kiều.
6.4. Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để:


7


- Tìm hiểu quan hệ giữa các luận cứ với nhau, giữa các luận cứ với kết luận, cụ
thể là so sánh định hướng lập luận giữa các luận cứ. Trên cơ sở đó, xác định luận cứ
đồng hướng, nghịch hướng.
- Chỉ ra các đặc điểm riêng của luận cứ và kết luận trong lập luận của Thúy Kiều.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
luận văn được triển khai trên ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Các dạng lập luận của Thúy Kiều.
Chương 3: Đặc điểm các thành phần của lập luận của Thúy Kiều.

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương đầu của luận văn, chúng tôi sẽ tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết chung,
liên quan trực tiếp đến đề tài: Một số vấn đề về Truyện Kiều của Nguyễn Du (khái quát
về Truyện Kiều, nội dung Truyện Kiều, ngôn ngữ của Truyện Kiều), lý thuyết về lập
luận (khái niệm, vị trí và sự hiện diện của các thành phần lập luận, đặc tính quan hệ lập
luận, lập luận là hiện tượng đa thanh, lập luận và miêu tả, lẽ thường là cơ sở của lập
luận) và lý thuyết về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn – Đây chính là cơ sở nền tảng
cho việc nghiên cứu sâu hơn, gắn với đối tượng cụ thể - Lập luận của nhân vật Thúy
Kiều ở các chương sau.
1.1. Khái quát về Truyện Kiều của Nguyễn Du
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm 1765 tại Thăng Long trong dinh của tể
tướng Nguyễn Khản, quê ông là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha
của Nguyễn Du là tể tướng Nguyễn Nghiễm, một vị đại qua, một nhà sử học và là một
nhà thơ lớn lúc đương thời. Mẹ Nguyễn Du là Trần Thị Tần người huyện Tiên Sơn,
tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Du có tên hiệu là Thanh Hiên, tên tự là Tố Như, biệt hiệu là
Hồng Sơn liệp hộ và Nam Hải điếu đồ.
Nguyễn Du sinh trưởng trong một dòng họ có danh vọng lớn lúc đương thời –
Một dòng họ có truyền thống văn chương và khoa bảng với nhiều người đỗ đạt và làm
quan to, vì vậy mà trong dân gian đã có câu ca dao được lưu truyền để nói về truyền
thống đỗ đạt và làm quan của gia tộc Nguyễn ở Tiên Điền như sau:
Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước họ này hết quan

9


Nguyễn Du sống trong một giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt và đầy biến động vì
vậy mà cuộc đời của Nguyễn Du cũng có những xoay chuyển, đảo lộn, lao đao, trôi nổi
theo những vòng xoáy của lịch sử xã hội lúc đương thời. Thủa nhỏ Nguyễn Du có cuộc
sống hết sức tốt đẹp, ông sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”, mặc dù bị mồ
côi cha mẹ khi còn ít tuổi (Nguyễn Du mồ côi cha khi ông lên tám tuổi và mồ côi mẹ
khi ông mười tuổi) nhưng ông vẫn được người anh Nguyễn Khản nuôi cho ăn học đầy
đủ và gần như chưa biết đến những vất vả gian truân. Nhưng kể từ khi có sự kiện “Kiêu
binh nổi loạn” khiến tể tướng Nguyễn Khản phải bỏ chạy lên Tây Sơn rồi sau đó về
quê sống ẩn dật tại quê nhà Nghi Xuân - Hà Tĩnh, thì cuộc đời của Nguyễn Du cũng bị
ảnh hưởng mạnh mẽ và ông bắt đầu nếm trải những biến thiên, thay đổi khốc liệt của
cuộc đời. Sau sự kiện này Nguyễn Du vẫn tiếp tục ở lại Thăng Long để theo đuổi con
đường học hành, năm 1873 ông đỗ Tam trường tại kì thi Hương, ông được tập ấm và
được nhận một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên.
Sau sự kiện Nguyễn Huệ ra Bắc 1787, Nguyễn Du trốn về quê vợ ở Thái Bình

nương nhờ người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn để mưu đồ “cần vương” nuôi giấc
mộng khôi phục lại ngai vàng cho vua Lê, nhưng lí tưởng của ông không thực hiện
được, đây là thời kì mà ông gọi là “mười năm gió bụi” trong cuộc đời ông (1787 –
1796). Đến năm 1796 ông về quê ẩn dật tại quê nhà Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh,
sống cuộc đời “phường săn núi Hồng” và “dân chài biển Nam”. Thời gian sống ở quê
nhà ông đã từng trốn chạy vào Gia Định theo Nguyễn Ánh để mượn tay Nguyễn Ánh
khôi phục lại nhà Lê. Việc bị bại lộ, ông bị nhà Nguyễn Tây Sơn bắt giam nhưng do
lúc này gia đình ông đã có người làm quan với nhà Nguyễn Tây Sơn nên ông chỉ bị
giam một thời gian ngắn rồi được tha, ông quay về quê nhà sống trong tâm trạng của
một nho sĩ bất đắc chí.
Năm 1802, khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ông ra làm quan với triều đình nhà Nguyễn,
được Gia Long rất tin dùng và sủng ái. Con đường quan lại của Nguyễn Du thăng tiến
rất nhanh, ông trải qua nhiều chức quan khác nhau như Tri huyện Phù Dung (Hưng

10


Yên), Tri phủ Thường Tín (Hà Tây), Cai bạ Quảng Bình. Năm 1813 ông được thăng
chức Cần chánh đại học sĩ và được cử làm chánh sứ dẫn đầu đoàn sứ thần đi Trung
Quốc cầu phong, năm 1815 được thăng chức Hữu Tham tri Bộ Lễ. Năm 1820 ông
chuẩn bị đi sứ lần hai nhưng chưa kịp đi thì ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn
(16/9/1820) ông ra đi đột ngột và mang theo những tâm sự không thể tỏ cùng ai và
người đời đến nay vẫn còn chưa hiểu hết được những tâm sự đầy trắc ẩn của ông.
Là người đã trải qua bao thăng trầm, trôi nổi, chứng kiến bao nhiêu cuộc bể dâu
và sự thay đổi sơn hà, cộng với tài thơ và bút lực dồi dào đã sinh ra cho chúng ta một
thiên tài Nguyễn Du có cái nhìn sâu xa, có lòng thương cảm sâu sắc đối với số phận
của mỗi một con người nói riêng và và của cả cuộc đời nói chung. Đúng như Mộng
Liên Đường đã nhận xét về Nguyễn Du là: “có con mắt nhìn thấu cả sáu cõi, tấm lòng
nghĩ suốt cả nghìn thu”.
1.1.2. Khái quát về Truyện Kiều

1.1.2.1. Nguồn gốc và tên gọi của Truyện Kiều
Truyện Kiều được bắt nguồn từ một câu chuyện có thật xảy ra trong lịch sử đời
Minh, Trung Quốc. Đó là câu chuyện kể về Vương Thúy Kiều và Từ Hải. Nhưng từ
lịch sử đến tác phẩm nghệ thuật là cả một quá trình lao động, tìm tòi, sáng tạo của
nhiều tác giả qua các thời kì lịch sử khác nhau. Xét trên tổng thể cả về nội dung nhân
đạo, giá trị nhân bản và hình thức nghệ thuật thì Truyện Kiều của Nguyễn Du thành
công hơn cả và Truyện Kiều được xếp vào hàng kiệt tác của văn học thế giới.
Nguyễn Du viết Truyện Kiều chủ yếu dựa vào “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả
Thanh Tâm Tài Nhân sống vào thời Khang Hy nhà Thanh(1622 – 1729). Thanh Tâm
Tài Nhân xây dựng thêm nhiều nhân vật mới mà không có trong lịch sử, ông cũng viết
lại tiểu sử gia đình họ Vương và tiểu sử của nàng Kiều. Trong truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân thì Thúy Kiều là nhân vật trung tâm, và lúc này Kiều không phải là nhân vật
lịch sử nữa mà là nhân vật nghệ thuật, sống trong thế giới nghệ thuật. Thanh Tâm Tài
Nhân đã làm cho “Kim Vân Kiều truyện” phong phú thêm rất nhiều, nội dung xã hội

11


trở nên đầy đặn hơn, cuộc đời Thúy Kiều trở nên đa tai, đa nạn hơn, chứa đựng nhiều
đau khổ và oan khiên hơn. Ở tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, xã hội phong kiến
hiện lên với tất cả những hạn chế của nó, đó là xã hội đang trên con đường suy vi, thối
nát và mục ruỗng. Nhưng do những lí do khách quan của hoàn cảnh lịch sử và phần
nào còn nhiều hạn chế của bản thân nên cuối cùng Thanh Tâm Tài Nhân cũng chỉ dừng
lại ở việc miêu tả hiện thực mà thôi, ông chưa thoát khỏi được việc tả cảnh, tả sự mà ta
thường gặp ở những tác phẩm cùng thời.
Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân nhưng đến Nguyễn Du thì ông không chỉ phản ánh hiện thực, ca ngợi con người
trung – hiếu – tiết – nghĩa một cách đơn thuần mà Truyện Kiều của Nguyễn Du mang
một giá trị nhân đạo sâu sắc, ông đề cập đến những giá trị nhân bản của con người,
thương cảm với số phận con người và lên tiếng đòi quyền sống chính đáng cho những

kiếp người đang bị đè nén bởi những tiếng kêu rên xiết. Chủ nghĩa nhân đạo chi phối
và bao trùm lên trong tác phẩm. Mặt khác Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng
chữ Nôm và thể thơ lục bát do đó tác phẩm có giá trị nghệ thuật sâu sắc và thể hiện đầy
đủ tư tưởng tình cảm của con người Việt, tâm hồn Việt. Có thể nói, mặc dù là dựa khá
sát vào tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Truyện Kiều
của Nguyễn Du đã vượt xa tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân cả về phương diện nội
dung và hình thức nghệ thuật, đúng như Nhữ Bá Sỹ đã nhận xét khi ông bàn về Truyện
Kiều của Nguyễn Du là “kì tài diệu bút, Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm”. Mộng Liên
Đường chủ nhân – một trí thức phong kiến khi bàn về văn học thế kỉ XIX đã nhận xét
về Truyện Kiều “ Nguyễn Du dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo. Đàm tình đã thiết, tả
cảnh đã hệt… Nếu không có con mắt nhìn thấu cả sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt cả
nghìn đời thì không tài nào có được cái bút lực ấy” và chính vì có Truyện Kiều của
Nguyễn Du mà độc giả trên thế giới biết đến “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm
Tài Nhân. Cho nên chúng ta có cơ sở để khẳng định một cách chắc chắn rằng Truyện

12


Kiều của Nguyễn Du hoàn toàn là sáng tạo chứ không phải là sự sao chép hay “sự
phóng tác” như có người đã nhầm tưởng.
1.1.2.2. Khái quát về giá trị nội dung
- Truyện Kiều là sự trân trọng, đề cao những giá trị tốt đẹp của con người:
Nếu như văn học Việt Nam ở những giai đoạn trước Nguyễn Du chỉ ca ngợi con
người ở phương diện đạo đức phong kiến thì đến thời kì Nguyễn Du văn học đã có cái
nhìn mới mẻ, đa chiều hơn. Thời kì này đã xuất hiện con người cá nhân với những khát
vọng chính đáng, đó là những khát vọng đòi được tự do yêu đương, tự do đi theo tiếng
gọi của trái tim, tự do tìm hạnh phúc của bản thân, đòi được bình đẳng. Con người
trong văn học thời kì này là những con người xé bỏ hàng rào đạo đức phong kiến, là
những con người vượt tường để đi theo tiếng gọi của tình yêu, là những con người luôn
khát khao về tình yêu đôi lứa và sự công bình xã hội. Điều này vừa chứa đựng những

nét đẹp truyền thống nhưng đồng thời cũng có những nét mới rất tiến bộ, rất táo bạo.
Nguyễn Du là người biết quý trọng và nâng niu những giá trị tốt đẹp của con
người. Thúy Kiều hiện lên với một vẻ đẹp toàn bích, một vẻ đẹp gần như không thể
thay đổi hoặc thêm bớt. Nếu Nguyễn Du chỉ dừng lại ở việc miêu tả vẻ đẹp bên ngoài
thì chúng ta chưa thấy hết được cái tài và cái tình trong sáng tác của ông mà đằng sau
vẻ đẹp của Thúy Kiều là một dự cảm về cuộc đời và số phận của con người.
Không chỉ có vẻ đẹp về ngoại hình, nàng Kiều còn có một tâm hồn luôn rạo rực,
hồn nhiên và cháy bỏng, điều này được thể hiện qua mối tình đầu giữa nàng và chàng
nho sĩ Kim Trọng. Thúy Kiều đã xé bỏ hàng rào của định mệnh để đi theo tiếng gọi của
tình yêu, nàng muốn thoát khỏi cái vết xe đổ của bao nhiêu người con gái tài hoa, bạc
mệnh trước đây.
- Truyện Kiều thể hiện lòng thương cảm đối với những con người lương thiện bị
chà đạp, bị áp bức:
Nguyễn Du đã xót thương và cảm thông đối với cuộc đời nàng Kiều, một cuộc
đời đa tai, đa nạn và chịu đựng nhiều nỗi đau bất hạnh. Từ đầu đến cuối tác phẩm ta

13


thấy cuộc đời Thúy Kiều là một cuộc đời long đong, lận đận, nàng luôn vẫy vùng để
thoát khỏi cơn bĩ cực của cuộc đời nhưng cuối cùng nàng vẫn không thoát được cái số
mệnh bi kịch của mình. Thúy Kiều là nạn nhân của đồng tiền, đồng tiền đã đẩy con
người vào vòng xoáy khốc liệt của xã hội và dìm con người xuống đáy cực khổ của
cuộc đời. Nguyễn Du đã vừa lên án tố cáo thế lực đồng tiền, vừa thể hiện lòng thương
cảm của Nguyễn Du đối với số phận nàng Kiều nói riêng và số phận của những kiếp
bất hạnh nói chung. Qua đó Truyện Kiều là sự khẳng định những khát vọng chính đáng
của con người về một cuộc sống lương thiện.
Truyện Kiều thể hiện khát vọng tự do, ước mơ công lí qua nhân vật Từ Hải: Đây
là nhân vật hoàn toàn đối lập hoàn toàn với xã hội phong kiến, nếu nói cuộc sống trong
Truyện Kiều là cuộc sống của bất công, phi nghĩa thì Từ Hải là hiện thân của công

bằng và chính nghĩa. Từ Hải là hiện thân của sự tung hoành ngang dọc, của một con
người tự do phóng khoáng. Nếu cuộc sống trong Truyện Kiều là bóng tối thì Từ Hải là
hiện thân của ánh sáng.
Truyện Kiều không đơn thuần là câu chuyện về cuộc đời Thúy Kiều mà Đoạn
trường tân thanh của Nguyễn Du được viết bằng “những điều trông thấy”, nó bao gồm
cả một xã hội phong kiến rộng lớn. Từ đó, Nguyễn Du đã đưa ra cái nhìn khách quan,
biện chứng về thực trạng xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đó là
một xã hội mục ruỗng thối nát đang trên đà sụp đổ, tan rã.
1.1.3. Ngôn ngữ Truyện Kiều
Trong tác phẩm chủ đề và hình tượng nhân vật là hình thức cảm nhận, sự lĩnh hội
của tác giả nhưng hình tượng nghệ thuật đó phải được biểu hiện qua một hình thức
tương đương đó là ngôn ngữ nghệ thuật.
Với Nguyễn Du thì ngôn ngữ dân tộc đã khẳng định được giá trị về mọi phương
diện cũng như vị trí của nó trong đời sống văn học, trong tiến trình phát triển của thơ
ca dân tộc. Thoát ly khỏi khuôn mẫu uyên bác của ngôn ngữ nghệ thuật chính thống,
Nguyễn Du đã thể hiện cuộc sống xã hội, tâm hồn con người dưới hình thức ngôn ngữ

14


dân tộc. Với Truyện Kiều, chữ Nôm đã phát huy cao độ tiềm lực biểu đạt trong thơ ca
trên cả phương diện văn học tự sự và trữ tình, góp phần quan trọng đối với việc thể
hiện nội dung nhân đạo chủ nghĩa trong Truyện Kiều.
Việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn chương chứng tỏ sự tự ý thức
rất cao của Nguyễn Du về vị trí của tiếng mẹ đẻ. Đồng thời Nguyễn Du đã có sự kết
hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ văn học với ngôn ngữ đời sống, giữa ngôn ngữ bác học
với ngôn ngữ bình dân. Ông đã kết hợp ngôn ngữ hằng ngày cùng với việc thừa kế, sử
dụng những vốn liếng ngôn ngữ của quá khứ, của văn học ngoại lai với phong cách cá
nhân, cá tính sáng tạo của bản thân đã tạo ra những câu Kiều phảng phất phong vị
Đường thi, phong cách tục ngữ, thành ngữ rất riêng biệt. Sự kết hợp khéo léo và tài tình

đó đã đưa ngôn ngữ thơ ca đến một trình độ nhuần nhuyễn, tinh tế, chính xác, đẹp đẽ
chưa từng có.
Truyện Kiều chứa đựng một quy mô số lượng từ vựng hết sức phong phú, với
ngôn ngữ có khả năng biểu hiện những vấn đề hết sức đa dạng và phức tạp của cuộc
sống. Đồng thời nó thể hiện những biến thái tinh tế và sinh động trong đời sống nội
tâm con người.
1.2. Lí thuyết lập luận
Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay
chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới. Có thể biểu diễn quan hệ
lập luận giữa các nội dung phát ngôn như sau: pr
Trong đó, p là lí lẽ, r là kết luận. Các thành phần p và r có thể được diễn đạt bằng
các phát ngôn u1, u2....
Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ (argument). Vậy có thể nói quan
hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ với kết luận.
Luận cứ rất phong phú, đa dạng, có thể là một thông tin miêu tả, một định luật hay
một nguyên lí xử thế nào đấy.

15


Ví dụ xét lập luận:
(1) Dân tộc ta luôn có lòng yêu nước mạnh mẽ nên bất cứ kẻ thù xâm lược nào
chúng ta cũng sẽ chiến thắng.
Lập luận trên đưa ra luận cứ p “Dân tộc ta luôn có lòng yêu nước mạnh mẽ” là
thông tin miêu tả đặc điểm của dân tộc Việt Nam để hướng đến kết luận r “bất cứ kẻ
thù xâm lược nào chúng ta cũng sẽ chiến thắng”.
Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có lập luận:
(2)
441. Nàng rằng “ Khoảng vắng đêm tràng
Vì hoa nên phải đánh đàng tìm hoa

Trong ví dụ trên Thúy Kiều đã đưa ra luận cứ p “khoảng vắng đêm tràng” là
không gian tâm lí rợn ngợp mà nàng phải vượt qua để chống lại định mệnh và Thúy
Kiều đã “vì hoa”, vì cái đẹp, vì tình yêu như bông hoa đẹp mà nàng muốn ngắm mà
nàng đã đưa ra kết luận r “đánh đàng tìm hoa”. Rõ ràng đây là một lập luận được đưa
ra rất tinh tế, sâu sắc nhưng lại phù hợp với tâm trạng của một cô gái với tình yêu vừa
mới chớm nở.
1.2.1. Vị trí và sự hiện diện của các thành phần lập luận
1.2.1.1.Vị trí của các thành phần lập luận trong lập luận
Luận cứ và kết luận là các thành phần của lập luận. Trong một lập luận, kết luận
có thể ở vị trí đầu, vị trí giữa hoặc cuối của luận cứ.
- Kết luận đứng ở vị trí đầu trong lập luận:
Xét các ví dụ sau:
(3) Hãy cảm ơn những sai lầm của bạn (r) vì nó sẽ dạy bạn những bài học có giá
trị (p).
Kết luận r trong lập luận trên là hệ quả được nhấn mạnh, đặt ở trước. Luận cứ p là
nguyên nhân giải thích cho nó đứng ở sau.
Kết luận đứng ở vị trí đầu trong lập luận cũng được sử dụng trong Truyện Kiều:

16


(4)
1175. Nàng rằng: “Thôi thế thì thôi!
Rằng không, thì cũng vâng lời rằng không!”
Trong lập luận này, kết luận r “Thôi thế thì thôi!” đứng trước, luận cứ giải thích
cho nó là p “Rằng không, thì cũng vâng lời rằng không!” đứng sau. Việc sử dụng kết
luận đứng trước luận cứ đã cho thấy Kiều đã nhận rõ được bản chất của Sở Khanh nên
Kiều không muốn nói thêm điều gì mà đưa ra luôn kết luận như là lời khẳng định chắc
nịch của Kiều.
Hay trong lập luận: Trong phần bàn về cơ cấu và chức năng của gia đình (Cơ sở

văn hóa Việt Nam), Trần Quốc Vượng viết:
(5) Cơ cấu và chức năng của gia đình cũng phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể
của từng dân tộc, từng cộng đồng người (r). Ví dụ gia đình của một số dân tộc Đông Á
có nền chung là Nho giáo (p1). Gia đình cổ truyền của người Hoa là một thể chế xã
hội, chính trị, là hình thức gia đình lớn “tứ đại, ngũ đại đồng đường” và sự phục tùng
tuyệt đối của người phụ nữ đối với đàn ông “tam tòng, tứ đức” (p2). Gia đình (gia tộc)
người Nhật cổ truyền lại là một thể chế xã hội kinh tế hơn là một cộng đồng về huyết
thống, nói khác đi, đó là một đơn vị kinh doanh (p3). Gia đình cổ truyền của người Việt
đa số là gia đình hạt nhân, người phụ nữ có vai trò quan trọng (p4).
Trong lập luận trên, kết luận r đứng ở đầu lập luận. Các luận cứ p1, p2, p3, p4 lần
lượt đứng sau kết luận, làm sáng tỏ cho kết luận đã nêu.
- Kết luận đứng ở vị trí giữa trong lập luận
(6) Tôi không có tiền (p) nên không thể đi du lịch (r), với lại tôi cũng không có
thời gian (q).
Trong lập luận này kết luận r đứng giữa hai luận cứ p và q cũng đã làm sáng tỏ
cho kết luận.
Kết luận đứng ở vị trí giữa trong lập luận cũng được sử dụng trong lập luận của
Thúy Kiều:

17


(7)
1157. Thôi đà mắc lận thì thôi!
Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh!
Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh
Một tay chôn biết mấy cành phù dung
Đà dao sắp sẵn chước dùng
Lạ gì một cốt, một đồng xưa nay!
Nguyễn Du đã rất tài tình khi ban đầu đưa ra những luận cứ p về Sở Khanh:

Thôi đà mắc lận thì thôi!
Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh!
Rồi đưa ra kết luận r để khẳng định:
Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh
Một tay chôn biết mấy cành phù dung
Nhưng con người Sở Khanh không chỉ có vậy, Thúy Kiều còn đưa ra kết luận
khác để khắc họa thêm về bản chất của Sở Khanh “Lạ gì một cốt, một đồng xưa nay!”.
Khi kết luận đứng ở giữa trong lập luận rồi lại tiếp tục nêu luận cứ về bản chất con
người của Sở Khanh thì sẽ cho người đọc thấy được một con người Sở Khanh ở nhiều
khía cạnh, góc độ.
- Kết luận đứng ở sau luận cứ trong lập luận:
Ví dụ:
(8)
979. Nàng rằng: “ Trời thẳm đất dầy
Thân này đã bỏ những ngày ra đi!
Thôi thì thôi có tiếc gì!”
Trên con đường số phận của Thúy Kiều, Kiều đưa ra luận cứ p: Trong trời thăm
thẳm, mặt đất dầy không biết rõ phương hướng ấy nên Kiều đã đưa ra kết luận “Thôi

18


thì thôi có tiếc gì!”. Kết luận ở cuối lập luận được đưa ra như một lời thở dài mà nhân
vật không có cách giải quyết.
Một ví dụ khác:
(9)
707. Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan!
Với luận cứ được đưa ra có một món nợ tình Thúy Kiều chưa thể trả xong cho
nên dù có chết thì lòng Kiều vẫn nặng trĩu. Luận cứ và kết luận được đưa ra để đi đến

một lập luận hiện lên nỗi lòng không thể giải tỏa của nhân vật.
Hay một ví dụ khác:
(10) Bất cứ tác phẩm nào, một khi bị tách khỏi môi trường xung quanh của nó sẽ
làm nó mất đi giá trị thẩm mỹ vốn có (p). Do vậy, việc nghiên cứu thi pháp đòi hỏi hình
dung các nguyên tắc nghệ thuật trong môi trường tự nhiên để giữ gìn bản sắc thẩm mỹ,
nghệ thuật của nó (r). (Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, tr 23).
Trong lập luận trên, kết luận r về đòi hỏi của việc nghiên cứu thi pháp có tính chất
phương pháp luận đứng ở sau. Kết luận này được xem như là hệ quả của luận cứ p
đứng trước nó.
1.2.1.2. Sự hiện diện của các thành phần lập luận
Trong một lập luận, các thành phần luận cứ, kết luận cùng có thể hiện diện tường
minh, tức có thể được nói rõ ra.
Ví dụ:
(11) Xe lửa và thủy triều không đợi ai cả (p). Nếu anh đã định hành động thì phải
hành động ngay đi (r).
Trong lập luận trên đây, các kết luận r đều được hiển thị tường minh.
Tuy nhiên, trên thực tế, còn có rất nhiều trường hợp trong đó một luận cứ hoặc kết
luận có thể hàm ẩn, người lập luận không tự nói ra mà người tiếp nhận cần phải tự suy
ra để biết.Ví dụ:

19


×