Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kinh nghiệm sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học giúp nâng cao chất lượng môn địa lý 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 16 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: Kinh nghiệm sử dụng kênh hình trong dạy học nhằm nâng cao
chất lượng môn Địa lí 4.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Địa lí 4
3 Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 25 tháng 8 năm 2015đến ngày 20 tháng 3 năm 2016.
4. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Loan.
Năm sinh: 1977.
Nơi thường trú: Giao Hà- Giao Thuỷ - Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Giao Xuân.
Địa chỉ liên hệ: Vũ Thị Loan
Điện thoại: 01664441997.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị:Trường Tiểu học Giao Xuân.
Địa chỉ: Thị Tứ- Giao Xuân - Giao Thuỷ - Nam Định.
Điện thoại: 03503895710

1


I: Điều kiện tạo ra sáng kiến:
Môn địa lý lớp 4 hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm,
mối quan hệ địa lý đơn giản và bước đầu hình thành rèn luyện một số kĩ năng sử
dụng kênh hình địa lý cho các em . Hơn nữa, việc sử dụng và đa dạng hoá các
biện pháp và phương tiện dạy học đã trở thành yêu cầu thiết yếu trong dạy học
và đổi mới phương pháp hiện nay. Trong các phương tiện dạy học thì kênh hình
đã được đặc biệt chú ý. Trong sách hướng dẫn học Địa lý 4, kênh hình nhiều so
với sách cũ, minh hoạ cho việc tìm hiểu chứng minh những thông tin có giá trị


liên quan đến kiến thức bài học rất nhiều nhưng thực trạng học sinh tiếp thu kiến
thức một cách thụ động, chưa biết khai thác, tìm tòi, sưu tầm, mở rộng kiến thức
từ việc thu nhận thông tin trên kênh hình đã học. Kênh hình sách hướng dẫn học
quan trọng như vậy nhưng cách sử dụng kênh hình như thế nào là rất cần thiết.
Chính vì thế mà mục đích của đề tài này của tôi là giúp các em biết sử dụng
kênh hình, biểu tượng địa lý trong sách hướng dẫn học trên cơ sở quan sát trực
quan để khai thác kiến thức từ kênh hình ( Bản đồ, bảng số liệu, mô hình, biểu
đồ,…) thành kiến thức cơ bản đáp ứng mục tiêu bài học đề ra, giúp nâng cao
chất lượng môn học. Qua những năm thực hiện chương trình thay sách lớp 4và
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi đã nghiên cứu cách thuận tiện nhất
về việc sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, quy trình, bảng biểu,… môn Địa lý
4, đảm bảo chức năng làm nguồn tri thức và minh hoạ cho kênh chữ.
Từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học dễ nhớ, mau quên, trí nhớ
chưa bền vững, thích học nhưng chóng chán. Kênh hình trong môn Địa lí tạo
cho các em không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực và nhớ bài lâu hơn.
Xuất phát từ cuộc sống thực tế, từ sự đổi mới của nền kinh tế, xã hôi, văn
hóa, thông tin,... đòi hỏi con ngươi phải dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo,
có khả năng giải quyết vấn đề. Để đáp ứng được yêu cầu trên trong dạy học nói
chung và trong môn địa lí nói riêng đổi mới cách học để lĩnh hội kiến thức.
Năm học 2015- 2016 là năm đầu tiên Trường Tiểu học Giao Xuân dạy
học theo mô hình trường học mới Việt Nam VNEN. Mô hình này có sự chuyển
đổi rõ về vai trò của GV so với cách dạy học truyền thống. Trong các tiết học
GV không giảng bài để truyền thụ kiến thức mà tổ chức lớp học, quan sát hoạt
động của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm. GV hỗ trợ HS khi cần thiết, chốt lại
những kiến thức cơ bản của bài học, đánh giá quá trình và kết quả học tập của
HS.Học sinh hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt được phát huy. Học sinh chưa
hoàn thành thì được nhóm và GV giúp đỡ kịp thời nhằm nâng cao chất lượng
2



toàn diện.Do vậy, việc xây dựng đề tài : “ Kinh nghiệm sử dụng kênh hình
trong quá trình dạy học giúp nâng cao chất lượng môn địa lý 4 ” là một việc
làm cần thiết để phục vụ cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của
bản thân và giúp các em phát huy tính độc lập, sáng tạo, tư duy tìm ra kiến thức
trong quá trình học tập.
II: Mô tả giải pháp .
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Như tôi đã nói ở trên là đặc điểm của học sinh tiểu học dễ nhớ nhưng lại
nhanh quên. Một số em tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ghi nhớ bài một
cách máy móc nên chóng quên kiến thức. Qua thực tế dạy- học phần Địa lý lớp
4 hầu hết học sinh khối 4 nói chung và lớp tôi đang chủ nhiệm nói riêng, phần
Địa lí là môn học mới nên các em chưa biết sử dụng kênh hình, không biết cách
khai thác kênh hình để nắm được kiến thức bài học.
Kết quả kiểm tra kĩ năng sủ dụng kênh hình trong phần Địa lí của lớp tôi là:
Số em hoàn thành là:
25/ 32 chiếm
: 78,1%
Số em chưa hoàn thành là: 7/32 chiếm
: 21,9%
Qua kết quả khao sát kĩ năng sử dụng kênh hình của nhiều em còn rất lúng
túng . Chinh vì thực trạng này đặt ra cho tôi làm thế nào để nâng cao chất lượng
dạy - học .
Với những lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: " Kinh nghiệm sử dụng
kênh hình trong quá trình dạy học giúp nâng cao chất lượng môn địa lí 4."
2. Mô tả giải pháp khi có sáng kiến.
2.1. Ngay từ đầu muốn sử dụng tốt tranh minh hoạ, kênh hình sách hướng
dẫn học giáo viên phải nghiên cứu hết nội dung sách hướng dẫn học môn này.
Về sách hướng dẫn học :
Chương trình Địa lý 4 không thay đổi gồm tất cả 32 tiết. Tuy nhiên, mỗi bài học
theo mô hình VNEN được thiết kế dạy trong 2 hoặc 3 tiết nên với phần Địa lí

phải ghép các bài hiện hành vào với nhau nhưng vẫn đảm bảo Chuẩn kiến thức
kĩ năng. Phần Địa lí gồm 13 bài với 29 tiết và 3 tiết ôn tập kiểm tra.
* Hệ thống kênh hình:
Cũng như sách giáo khoa, hệ thống kênh hình của tài liệu hướng dẫn học
Lịch sử và Địa lí 4 ( đặc biệt là phần Địa lí ) rất đa dạng ( tranh ảnh, hình vẽ, sơ
đồ, lược đồ, bảng số liệu,...) với màu sắc tươi sáng, được in trên giấy tốt, thu hút
và hấp dẫn học sinh học tập. Kênh hình không đơn thuần có vai trò minh họa
3


mà là nguồn kiến thức phong phú, sinh động để học sinh tìm tòi, khám phá. Cụ
thể
- Tranh hình thành biểu tượng địa lý: đồi núi, ruộng bậc thang, phong cảnh,
đồng bằng, dân tộc, chợ phiên, lễ hội,...
- Tranh quy trình sản xuất: sản xuất chè, đồ gốm, cá...
- Lược đồ.
- Bản đồ.
- Bảng số liệu.
* Ngoài hệ thống tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, lược đồ, bảng số liệu,... kênh hình
trong sách hướng dẫn học còn có các hình (kí hiệu) thể hiện hình thưc tổ chức
hoạt động học tập: cả lớp, theo nhóm, cặp đôi hoặc hoạt động cá nhân, thực
hành ở nhà với gia đình, cộng đồng: Cụ thể:

Kí hiệu

Hoạt động học tập

Hoạt động cá nhân

Hoạt động cặp đôi


Hoạt động nhóm

Hoạt động chung cả
lớp

Hoạt động với cộng
đồng

4


Căn cứ vào những kí hiệu đó, HS chủ động các hoạt động học tập với sự
giám sát và hỗ trợ của GV ở trên lớp. Ngoài ra kí hiệu này còn tạo điều kiện
thuận lợi cho cha mẹ HS và cộng đồng tham gia vào quá trình học tập của các
em thông qua việc giúp đỡ, hướng dẫn HS học tập , bổ sung các kiến thức thực
tế, kĩ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu học tập của các em.
2.2. Nắm mục đích khi sử dụng kênh hình.
- Tầm quan trọng môn Địa lý lớp 4 là giúp học sinh phát triển và phát huy kĩ
năng sử dụng bản đồ, lược đồ, quan sát, suy luận, tổng hợp dựa trên thông tin
kênh hình minh họa trong sách hướng dẫn học.
- Theo quan điểm mới về giáo dục hiện đại là phát huy tính tích cực chủ
động để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức. Vì thế vấn đề làm thế nào để học sinh
biết vận dụng kênh hình để thu nhận, tổng hợp kiến thức và học tốt phần Địa lý
là quan trọng.
- Qua nghiên cứu chương trình phần Địa lý 4, một bài dạy cần đạt :
+ Hình thành khái niệm Địa lý, biết giữ lại những dấu hiệu bản chất của
nó.
+ Hình thành biểu tượng Địa lý trên cơ sở quan sát trực quan của học sinh
qua kênh hình.

+ Học sinh biết khai thác kiến thức từ kênh hình ( Bản đồ, lược đồ, bảng
số liệu, biểu đồ …). Từ đó biết xác lập mối quan hệ Địa lý đơn giản.
- Đọc được các kênh hình trong sách hướng dẫn học là một hoạt động đòi
hỏi một số kĩ năng nhất định mà giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh, để học
sinh biết cách khai thác thông tin của bài học từ màu sắc chú thích trên kênh
hình ( như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu,…)
- Xác lập được mối quan hệ giữa các yếu tố và các thành phần: Địa hình,
khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên, cảnh vật và cuộc sống con người.
Ví dụ : Khi xem bản đồ, Học sinh phải biết:
+ Mối quan hệ giữa vị trí địa lý với khí hậu.
+ Mối quan hệ giữa vị trí, khí hậu, thực vật, động vật.
+ Mối quan hệ giưa sông ngòi với địa hình.
+ Mối quan hệ tự nhiên và nền kinh tế .
Qua việc phân tích các mối quan hệ trên , học sinh có thể hình dung được
các mối quan hệ địa lý đơn giản. Tùy theo mục tiêu từng bài, giáo viên sẽ chốt
kĩ những mối quan hệ này để học sinh nắm chắc. Nếu những bài dạy đầu tiên
giáo viên giúp các em xác định được mối quan hệ địa lý đơn giản kĩ thì những
5


bài sau sẽ nhẹ nhàng vì học sinh đã quen đã hiểu và các em sẽ tự phân tích được
ngay.
- Học sinh khai thác với bảng số liệu : Rèn và phát triển được kĩ năng đọc
bảng số liệu ( Bảng thống kê ). Từ đó học sinh có khả năng nhận xét và so sánh
các số liệu trong bài học .
Khai thác kiến thức trên bản đồ( lược đồ ) cũng là một hình thức cụ thể
hóa các mối quan hệ số liệu bằng kênh hình.
Ví dụ: Bài Thủ đô Hà Nội

- Nắm được mục đích làm việc với bản đồ

(lược đồ )
- Đọc tên bản đồ (lược đồ)
- Hiểu được các đối tượng biểu hiện trên bản
đồ (lược đồ)
- HS nêu được Hà Nội giáp với các tỉnh nào .
- Từ Hà Nội đi các tỉnh khác bằng những
loại đường nào.

2.3. Phân loại và sắp xếp các loại kênh hình trong sách hướng dẫn học Địa lý 4:
Nghiên cứu nội dung chương trình Địa lý 4, tôi phân ra các loại và sắp
xếp theo mạch nội dung kiến thức như sách hướng dẫn học. Nội dung mỗi tranh
có đặt câu hỏi riêng để khai thác nội dung kiến thức có trong từng kênh hình,
giúp các em hệ thống số lượng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê, tranh,
hình ảnh,….theo từng vùng miền để tiện sử dụng trong quá trình giảng dạy,
tránh mất thời gian.
a.1- Miền núi trung du:
- Tranh hình thành biểu tượng địa lý tôi sắp xếp theo từng loại, với mục đích khi sử
dụng học sinh khỏi lúng túng, đảm bảo tính khoa học khi khai thác kênh hình.
- Phục vụ tốt cho tiết ôn tập, liên hệ bài thực tế, nhìn tranh tái hiện lại kiến thức
đã học hoặc nhìn tranh để biết chuẩn bị cho bài nào.
6


* Ví dụ 1: Đưa tranh trang 93
Học sinh quan sát các tranh trên và nhớ lại đây là các loại cây trồng và vật nuôi
ở Tây Nguyên
* Ví dụ 2: Đưa tranh trang 86, 87 và 88
Học sinh quan sát tranh và
nhớ ngay được đây là Đà
Lạt vì các phong cảnh gắn

liền với địa phương mà các
em đã được học được khai
thác tranh một cách hiệu
quả ở tiết trước.
- Lược đồ: Trong sách giáo
khoa là lược đồ chi tiết
giúp học sinh quan sát tìm
các biểu tượng địa lý trong phần nghiên cứu kết hợp với đọc thông tin trong sách
hướng dẫn học. Khi dạy tôi sử dụng lược đồ trống và một số chi tiết riêng như
tên gọi, mũi tên, màu sắc bằng xốp để học sinh tìm hiểu lược đồ sách hướng dẫn
học và gắn được vào lược đồ trống thành hoàn chỉnh.
Ví dụ: Khi dạy bài Tây Nguyên
tôi đưa lược đồ trống hình 1 và các thẻ
chữ cao nguyên Plây Ku, cao nguyên
Lâm Viên, cao nguyên Đắc Lăk, cao
nguyên Kon Tum, cao nguyên Di Linh.
Việc này với mục đích xác lập mối
quan hệ địa lý đơn giản giữa các yếu tố
địa hình thiên nhiên và các hoạt động
sản xuất của con người đồng thời rèn
luyện được kỹ năng sử dụng bản đồ .
- Tranh quy trình: Thay vì tranh tôi chỉ
vẽ sơ đồ dùng chữ rời và mũi tên để
Hình 1. Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên
diễn tả thứ tự làm.
* Ví dụ: Quy trình chế biến chè.
Hái chè
Phân loại
Vò sấy
Sản phẩm .

7


Khi thực hiện sơ đồ này, học sinh đã quan sát tranh ảnh liên hoàn ở sách
giáo khoa và đọc thông tin, các em chỉ việc sắp xếp theo những gì đã quan sát và
tìm hiểu được. Cách này giúp học sinh tự tái hiện kiến thức vừa thực hành nên
nhớ lâu hơn.
- Bảng số liệu : Tuỳ từng số liệu tôi sử dụng bảng ép trắng. Học sinh đọc thông
tin và đính số lên bảng là được bảng số liệu cụ thể giúp học sinh nhận biết so
sánh nhanh.
* Ví dụ: Bài 4: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên trang 91. Đưa
bảng trống có ghi cây công nghiệp và các thẻ chữ ghi diện tích mỗi loại cây:
491,5; 180,9; 25,0; 18,6; 87,2
Cây công nghiệp
Cà phê
Cao su
Chè
Hồ tiêu
Điều

Diện tích ( nghìn ha)

Yêu cầu học sinh đính diện tích vào, hoàn thành bảng, học sinh so sánh được
loại cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất.
Cũng như miền núi và trung du thì phần đồng bằng và miền biển cũng được
sắp xếp theo từng loại và cách sử dụng tương tự phần 1.
a. 2- Miền đồng bằng:
- Tranh hoạt động sản xuất - Lễ hội - Cây trái - Phong cảnh riêng của thành phố.
- Lược đồ đồng bằng thành phố phóng to.
- Quy trình sản xuất - Các công đoạn sản xuất.

- Bảng số liệu.
a.3- Miền biển.
- Tranh phong cảnh - Trái cây trên đảo - Khai thác dầu khí - Khoáng sản.
- Quy trình.
- Bảng số liệu.
a.4- Bài ôn tập,
kiểm tra.
Ở từng bài ôn tập, tôi
sắp xếp riêng một số
hình ảnh có liên quan.
* Ví dụ:
8


Bài: Phiếu kiểm tra1 . Dùng lược đồ trống, và các thẻ chữ: Phan – xi – păng,
Dãy Hoành Liên Sơn, Dãy Sông Gâm, Dãy Ngân Sơn, Dãy Bắc Sơn, Dãy Đông
Triều. Học sinh chọn và gắn các dãy3141m
núi này
vào vị trí trên lược đồ.
Sapa
- Lập bảng trống mục 1,2,3 và các thẻ chữ như sách hướng dẫn học để học
sinh ôn tập và điền ( không yêu cầu hệ thống lại đặc điểm, chỉ yêu cầu học sinh
nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi,... của
Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.). Với dạng bài ôn tập và kiểm
tra kiến thức này Gv có thể tổ chức thành hoạt động trò chơi đê HS không nhàm
chán mà nhớ bài lâu.
Hình 1. Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ
2.4.Đầu tư và lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp.
Dạy học phần Địa lý lớp 4 là quá trình tổng hợp các phương pháp giảng
dạy : Phương pháp dạy học cổ truyền và pháp dạy học hiện đại. Nhưng chủ yếu

là tập dượt cho học sinh hình thức hoạt động độc lập mang tính sáng tạo, rèn học
sinh kĩ năng quan sát, tìm tòi, thu thập, phân tích, so sánh các sự vât, hiện tượng
thực tế. trên cơ sở đó, học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự dẫn dắt của giáo
viên. Vì vậy bản thân của giáo viên dạy cũng phải là “ Một kho tàng tri thức địa
lý ”nho nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Ngoài
việc tìm ra hình thức dạy học phù hợp cho từng bài học của học sinh, bản thân
người thầy còn phải tích lũy nhiều hình thức rồi mới chọn lọc đưa vào bài giảng
phù hợp với mục tiêu bài học đề ra, làm cho bài học phong phú mà không rườm
rà, không vượt quá giới hạn của một bài học Địa lý lớp 4 ở bậc tiểu học. Vì vậy
sử dụng kênh hình trong dạy học để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc
tiếp thu kiến thức môn học này là một việc làm không thể thiếu trong quá trình
lên lớp .
Vấn đề đặt ra là : Đầu tư vào một tiết dạy thành công, giáo viên phải nắm
được trong một bài Địa lý giáo viên cần nghiên cứu vào 3 phần cơ bản sau :
+ Cung cấp kiến thức ( thông tin ) bằng kênh hình minh họa cho kênh
chữ.
+ Phần câu hỏi của yêu cầu các hoạt động học tập.
+ Phần tóm tắt nội dung trọng tâm của bài học được đóng khung trong
sách hướng dẫn học.
Trong một tiết dạy Địa lý gồm có hai phần quan trọng:
+ Thu thập thông tin qua kênh hình, kênh chữ.
9


+ Từ kết quả tìm tòi ở các thông tin qua kênh hình trong sách hướng dẫn
học, học sinh nắm được khái niệm Địa lý.
Vậy để dẫn dắt học sinh thu thập thông tin bằng hình thức nào để kích
thích sự ham hiểu biết và khai thác các thông tin như thế nào để đạt được hiệu
quả cao nhất, đó chính là mấu chốt quan trọng. Và sau khi học sinh nắm được
khái niệm Địa lý rồi làm thế nào để các em xâu chuỗi kiến thức lại với nhau

thành một hệ thống kiến thức có liên quan hữu cơ với nhau là việc làm then
chốt. Trong quá trình dạy học giáo viên phải biết lựa chọn đa dạng các biện
pháp, phương pháp phù hợp với từng hoạt động trên lớp. Nhằm phát huy tối đa
tính tích cực học tập của học sinh.
3. Tổ chức thực hiện việc sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học
trên lớp như thế nào cho hiệu quả:
Trên cơ sở thực tế và qua dự giờ của một vài giáo viên trường bạn dạy tiết
Địa lý chưa đáp ứng yêu cầu về dổi mới phương pháp dạy học.Có chăng chỉ là
hình thức quá nặng nề lên tiết dạy.Cứ để giờ thảo luận nhóm, đại diện nhóm “
đọc ” những điều ghi chép được trong bảng nhóm trước lớp. Hình thức ấy trở
nên sơ cứng, giả tạo và đơn điệu vô cùng. Vì vậy muốn cho một tiết dạy Địa lý 4
có kết quả tốt, người thầy cần những bước sau:
3.1/ Chuẩn bị :
* Giáo viên xác định mục tiêu bài dạy:
+ Có những yêu cầu gì ở sách hướng dẫn học.
+ Có những yêu cầu gì ở sách hướng dẫn học đặt ra để giải quyết phát
sinh tình huống.
+ Giáo viên cần sử dụng ĐDDH ( Kênh hình gì ) để phục vụ tiết dạy.
+ Nghiên cứu thêm tài liệu để giải quyết những thắc mắc của học sinh.
* Chuẩn bị ĐDDH : Ngoài những ĐDDH dạy học có sẵn, giáo viên cần
phải sưu tầm hoặc làm thêm các sơ đồ, mô hình để phục vụ tiết dạy sinh động.
+ Song song với việc chuẩn bị giáo cụ trực quan, giáo viên cần chuẩn bị
sẵn một số hiểu biết về đối tượng cần truyền đạt liên quan đến bài học, mà
những kiến thức này không được cung cấp qua nguồn tài liệu của sách hướng
dẫn học. Tuy rằng sách hướng dẫn học không yêu cầu nhưng khi dạy cho học
sinh , giáo viên sẽ chạm trán với một số vấn đề thực tế, đòi hỏi vốn kiến thức
của người thầy phải phong phú để đáp ứng những câu hỏi thực tế của học sinh.
* Xác định phương pháp dạy học :
10



+ Ở phần Địa lý 4 cũng như một số môn học khác, muốn xác định được
phương pháp dạy học hợp lý thì giáo viên phải nắm được mục tiêu, kiến thức
từng bài mà giáo viên chọn lựa phương pháp để tổ chức vào các hoạt động học
tập hợp lý. Thường thì trong một tiết dạy Địa lý, giáo viên kết hợp nhiều phương
pháp để học sinh nắm được kiến thức .Tùy theo từng hoạt động như thế nào để
chọn phương pháp phù hợp giúp các em học sinh tiếp thu được nhanh, có tính
sáng tạo, phát huy được tính tích cực cho các em. Do đó công việc thiết kế cũng
như tổ chức dạy học là vấn đề đặt lên hàng đầu.
+ Một số phương pháp thường được tổ chức trong khi dạy học là:
* Hoạt động cá nhân : Đối với bài có những thông tin có sẵn ở sách
hướng dẫn học, các dữ kiệu có sẵn để học sinh rút ra kết luận chủ yếu, có sự
giúp đỡ, hỗ trợ bổ sung của nhóm, của giáo viên.
* Hoạt động cặp đôi: Cũng là hình thức học nhóm nhưng có tính chất
trao đổi thông tin nhiều hơn. Thời gian làm việc nhiều hơn thời gian hoạt động
cá nhân.
* Hoạt động nhóm: Đối với những yêu cầu kiến thức cao hơn, có tính
trừu tượng hơn. Thường yêu cầu tri thức này cần có được đòi hỏi các em phải
động não, dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Thời gian đòi hỏi phải dài hơn học cá
nhân và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ngoài ra giáo viên phải phân
nhóm theo đối tượng ( Hoàn thành - chưa hoàn thành) mà giáo viên giao việc, để
học sinh có thể tìm hiểu theo trình độ kiến thức của mình. Tránh tình trạng nhàm
chán vì kiến thức quá cao so với trình độ hiện có.
* Hoạt động cả lớp:
- Thông thường chỉ các hoạt động học tập về một nội dung khó, trừu
tượng hoặc một vấn đề mà mỗi nhóm có thể có những ý kiến riêng mới cần đến
hoạt động cả lớp. Tuy nhiên, nếu trong khi hướng dẫn cho các nhóm/cá nhân
học tập, GV thấy nhiều nhóm/các nhân không hiểu rõ vấn đề nào đó thì GV có
thể dừng các hoạt động nhóm/cá nhân lại để hướng dẫn cả lớp.
- Ở hoạt động này GV chốt kiến thức hoặc mở rộng nâng cao kiến thức

Ngoài ra, trong quá trình dạy học tôi còn vận dụng một số phương pháp
khác: Phương pháp trực quan, quan sát, điều tra số liệu, tham quan thực tế, đàm
thoại chất vấn,…
3.2/ Minh họa một giáo án để tổ chức dạy học cho học sinh tìm hiểu
kiến thức có sử dụng kênh hình trong chương trình Địa lý 4.
11


Bài 1: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I.Mục tiêu
Sau bài học, em:
- Chỉ được vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lý tự nhiên
Việt Nam.
- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn ( vị trí, địa hình, khí
hậu).
- Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II. Hoạt động học
* Khởi động
- CTHĐTQ lên giới thiệu.
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài “ Thật là hay hay”.
? Tôi muốn biết cảm xúc của các bạn khi hát bài hát này?
? Bài hát cho ta biết điều gì?
- Mời GV vào tiết học.
* Xác định mục tiêu bài học.
- Việc 1: Đọc mục tiêu bài 2 lần.
- Việc 2: Ghi nhớ mục tiêu bài trong đầu.

- Việc 1: Mục tiêu bài này là gì?
- Việc 2: Vậy để đạt được mục tiêu đó bạn phải làm gì?

- Việc 1: Nhóm trưởng hỏi các bạn về mục tiêu của bài.
- Việc 2: Bổ sung câu trả lời cho nhau.
* Bạn CTHĐTQ lên chốt lại mục tiêu bài học.
A. Hoạt động cơ bản
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1: Quan sát lược đồ hình 1 và cùng trao đổi
- Việc 1: Quan sát kĩ lược đồ hình 1
- Việc 2: Ghi ra nháp câu trả lời cho các câu hỏi sau:
? Đọc tên những dãy núi được thể hiện trên lược đồ hình 1.
? Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ hình 1.
? Đỉnh núi Phan- xi- păng thuộc dãy núi nào và cao bao nhiêu mét?
? Chỉ vị trí của Sa Pa trên lược đồ hình 1.
? Dựa vào bảng số liệu ( SGK- trang 62 ) nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào
tháng 1 và tháng 7
12


- Việc 1: Chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý
kiến đánh giá, cùng trao đổi lại và sửa lỗi cho.
- Việc 2: Trao đổi đánh giá những câu trả lời của bạn, cùng thống nhất.
- Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu một bạn trình bày từng câu hỏi.
- Việc 2: nhóm trưởng hỏi: Có bạn nào không nhất trí với câu trả
lời của bạn không?
Nếu có: Cùng nhau chia sẻ, thống nhất.
Nếu không: Nhóm trưởng chỉ định một bạn báo cáo, thống nhất.
- Việc 3: Thư kí tổng kết, thống nhất và báo cáo với GV.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 2: Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi
Việc 1: Đọc kĩ đoạn hội thoại của hai bạn nhỏ ( SGK )
Việc 2: Quan sát hình 2 để thấy được mây và sương mù bao phủ
đỉnh Phan – xi -păng để sau đó mô tả về Phan –xi- păng
Việc 1: Một bạn đọc câu hỏi một bạn đọc câu trả lời

Việc 2: Mô tả cho nhau nghe về đỉnh núi Phan – xi - păng
- Việc 1: Nhóm trưởng: các bạn vừa đọc đoạn hội thoại của hai
bạn nhỏ. Các bạn thấy có chỗ nào mà các bạn chưa hiểu rõ nào?
- Việc 2: Các bạn trong nhóm nêu ý kiến thắc mắc.
- Việc 3: Nhóm trưởng lần lượt cho các bạn trong nhóm cùng
nhau giải thích các thắc mắc. Nếu chỗ nào chưa chắc chắn thì nhờ
cô giáo giúp.
- Việc 4: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn mô tả về đỉnh núi Phan – xi – păng sau
đó cùng thống nhất
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 3: Quan sát bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam
Gv treo bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam lên bảng.
Trưởng ban học tập yêu cầu đại diện các nhóm lên chỉ vị trí của dãy núi Hoàng
Liên Sơn và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn ( vị trí, độ cao, chiều dài, chiều
rộng, đỉnh núi, sườn núi, thung lũng, khí hậu ) trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt
Nam
• CTHĐTQ lên cho cả lớp chơi trò chơi “ Kết bạn”
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Trưởng ban học tập yêu cầu các nhóm trưởng lấy phiếu học tập
-

Việc 1: đọc yêu cầu bài tập.
Việc 2: Tự làm bài tập trên phiếu
Việc 3: Kiểm tra lại bài làm của mình.
13


-

Việc 1: Chủ động chia sẻ bài của mình cho bạn bên cạnh để bạn
có ý kiến đánh giá, cùng trao đổi lại và sửa lỗi cho.

Việc 2: Trao đổi đánh giá bài của bạn, cùng thống nhất.
-Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu một bạn trình bày
bài làm của mình
- Việc 2: nhóm trưởng hỏi: Có bạn nào không
nhất trí với bài làmcủa bạn không?
Nếu có: Cùng nhau chia sẻ, thống nhất.
Nếu không: Nhóm trưởng chỉ định một bạn báo cáo, thống nhất.

Kết thúc bài em trao đổi với bạn và cô giáo về những việc đã làm và
hỏi cô giáo về những điều em chưa hiểu.

C.HHOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Tìm hiểu và giới thiệu về Hoàng Liên Sơn
V: Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Qua cách sử dụng kênh hình trong quá trình dạy - học và đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng thiết kế học sinh thi công , giáo viên chỉ giữ vai trò
tổ chức điều khiển và hỗ trợ học sinh trong quá trình tìm ra kiến thức mới. Học
sinh được thực hành và tự đúc kết ra kinh nghiệm cho mình. Từ những điều trên
tôi đã rút ra đươc kết quả sau.
1. Học sinh ham thích học tập, hứng thú sưu tầm tranh ảnh minh hoạ cho
bài học. Kỹ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, bảng số liệu,… đạt yêu cầu. Thúc đẩy
quá trình hợp tác, phối hợp của học sinh giúp nâng dần chất lượng thực chất
môn hoc.
+ Rèn cho học sinh biết sử dụng kênh hình và biểu tượng địa lý.
+ Kích thích cho học sinh tính năng động, sáng tạo, ham học hỏi, tìm hiểu
để biết về môi trường xung quanh.
+ Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
+ Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa gần gũi với HS.
+ Các em có ý thức tự học và có khả năng học tốt phần Địa lý. Từ đó biết
cách vận dụng vào các môn học khác .

14


2. Kiên nhẫn, biết lắng nghe và biết cách gợi mở vốn tri thức sẵn có ở mỗi
em, sử lý kịp thời các tình huống sư phạm, thông tin phản hồi từ phía học sinh
3. Đánh giá hợp lý, kịp thời và khoa học kết quả học tập của học sinh.
Kết quả học tập môn Địa lý của học sinh được nâng lên rõ rệt, thể hiện cụ thể
qua từng học kì. Trong kì thi kiểm tra cuối kỳ I, qua chấm bài, tôi đã thống kê
chất lượng như sau:
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng la:
Số học sinh hoàn thành nội dung môn học 32 / 32 em, đạt 100 %.
Như vậy rèn cho các kĩ năng sử dụng kênh hình để tìm và nắm kiến thức là
biện pháp tốt nhất của người làm công tác giáo dục, áp dụng cách dạy - học này
lớp tôi không còn HS chưa hoàn thành như đầu năm.
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên của tôi không sao chép, không vi
phạm bản quyền.
Nhưng ý kiến tôi đưa ra trên đây có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng
góp ý kiến của đồng nghiệp để phương pháp dạy của tôi được nâng cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp!
Giao Xuân, ngày 17 tháng 3 năm 2016
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO XUÂN
Người viết
( Xác nhận)

..........................................................
...........................................................
..........................................................
..........................................................
(Kí tên, đóng dấu)


Vũ Thị Loan

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO THỦY
( Nhận xét, đánh giá, xếp loại )
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

15


……………………………………………………………………………………
…………………………………………………….................................................
( LĐ phòng kí tên, đóng dấu )

16



×