Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Thực trạng hành nghề y tư nhân và hiệu quả biện pháp quản lý người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp tại Bình Dương (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
------------------------

VÕ THỊ KIM ANH

THỰC TRẠNG HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN VÀ
HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGƯỜI
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
Mã số: 62 72 01 64

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI,2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan. Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng. Danh mục các biểu đồ. Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1 - TỔNG QUAN..................................................................................... 3
1.1 Một số khái niệm về hoạt động hành nghề của y tế tư nhân ............................... 3
1.2 Một số nghiên cứu về hoạt động của y tế tư nhân trên thế giới và Việt Nam .... 19


1.3 Thực trạng bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và công tác phòng chống ........ 28
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 43
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 43
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 44
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 44
2.2.2 Nội dung và các chỉ số nghiên cứu....................................................... 45
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu can thiệp ....................................................... 52
2.2.4 Phân tích và xử lý số liệu ..................................................................... 63
2.2.5 Biện pháp hạn chế sai số ...................................................................... 63
2.2.6 Hạn chế của đề tài ................................................................................ 64
2.2.7 Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 64
2.2.8 Lực lượng tham gia và tổ chức thực hiện .............................................. 64
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 67
3.1 Tình hình hoạt động các cơ sở hành nghề y tế tư nhân, tỉnh Bình Dương ......... 67
3.1.1 Tình hình hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở hành nghề y tư nhân
tỉnh Bình Dương (n=484) ..................................................................... 67
3.1.2 Tình hình hoạt động khám chữa bệnh của các phòng khám đa khoa,
phòng khám chuyên khoa hệ nội tư nhân, có người bệnh đái tháo đường,
tăng huyết áp tỉnh Bình Dương (n=201)................................................ 74
3.1.3 Đặc điểm của người bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân.............................. 81


3.1.4 Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người bệnh .................................... 83
3.1.5 Kiến thức về bệnh đái tháo đường của người bệnh ............................... 87
3.1.6 Kiến thức về bệnh tăng huyêt áp của người bệnh .................................. 90
3.2 Đánh giá hiệu quả biện pháp phòng khám bác sĩ gia đình quản lý phòng chống
bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp tại phòng khám đa khoa tư nhân Nam Anh..... 94
3.2.1 Đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý ....................................................... 94
3.2.2 Đánh giá hiệu quả can thiệp về bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp ở
người bệnh được quản lý ...................................................................... 99

3.2.3 Đánh giá hiệu quả can thiệp quản lý điều trị về bệnh đái tháo đường và
tăng huyết áp (điều tra ngẫu nhiên) .................................................... 102
3.2.4 Đánh giá sự hài của người bệnh trước và sau can thiệp....................... 107
3.2.5 Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh về phòng khám bác
sĩ gia đình ........................................................................................... 113
Chương 4 - BÀN LUẬN .................................................................................... 114
4.1 Thực trạng hoạt động của các cơ sở hành nghề y tư nhân ............................... 114
4.1.1 Tình hình các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, tỉnh Bình Dương ........ 114
4.1.2 Đặc điểm của người bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân............................ 118
4.1.3 Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người bệnh .................................. 120
4.1.4 Kiến thức về bệnh đái tháo đường của người bệnh ............................. 123
4.1.5 Kiến thức về bệnh tăng huyết áp của người bệnh ................................ 125
4.2 Đánh giá hiệu quả biện pháp phòng khám bác sĩ gia đình .............................. 128
4.2.1 Đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý ..................................................... 128
4.2.2 Đánh giá hiệu quả can thiệp quản lý người bệnh................................. 129
4.2.3 Đánh giá hiệu quả tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe................. 134
4.2.4 Đánh giá hiệu quả về sự hài lòng của người bệnh ............................... 136
4.2.5 Một số đặc điểm của đề tài nghiên cứu ............................................... 140
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

BKLN

Bệnh không lây nhiễm

BSGĐ

Bác sĩ gia đình

BYT

Bộ Y tế

CCDV

Cung cấp dịch vụ

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CTYT

Chương trình y tế


ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTĐ

Đái tháo đường

DVYT

Dịch vụ y tế

HĐYK

Hội đồng y khoa

HNYTN

Hành nghề y tư nhân

HQCT

Hiệu quả can thiệp

KCB

Khám chữa bệnh

KHHGĐ


Kế hoạch hóa gia đình

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

PKBSGĐ

Phòng khám bác sĩ gia đình

PKCK

Phòng khám chuyên khoa

PKĐK

Phòng khám đa khoa

SCT

Sau can thiệp

SDDV

Sử dụng dịch vụ

TCT

Trước can thiệp


THA

Tăng huyết áp

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTYT

Trung tâm y tế


VSMT

Vệ sinh môi trường

YHCT

Y học cổ truyền

YTN

Y tư nhân

YTTB

Y tế thôn bản


YTTN

Y tế tư nhân

TIẾNG ANH
BMI

Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)

OR

Odd Ratio (Tỉ số số chênh)

PR

Prevalence ratio (Tỉ số tỷ lệ hiện mắc)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

1.1 Kết quả hoạt động của bệnh viện tư nhân năm 2008 – 2009 ............................. 24

1.2 Thu nhập của hộ và sự lựa chọn cơ sở y tế với những loại bệnh nhẹ ................ 25
1.3 Thu nhập của hộ và sự lựa chọn cơ sở y tế với những loại bệnh nặng .............. 25
1.4 Loại hình hành nghề y tư nhân trên toàn quốc (2010) ...................................... 27
1.5 So sánh tỷ lệ mắc đái tháo đường ở một số địa phương.................................... 33
1.6 So sánh tỷ lệ đái tháo đường theo giới của một số tác giả ................................ 34
1.7 Tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở một số địa phương .................................................. 35
2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tăng huyết áp theo JNC VII .................................. 48
3.1 Loại phòng khám y tế tư nhân.......................................................................... 67
3.2 Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phân bố theo địa dư hành chánh ............... 68
3.3 Trình độ chuyên môn ....................................................................................... 68
3.4 Số năm hành nghề của các cơ sở y tế tư nhân .................................................. 69
3.5 Mô tả tình trạng nhà của cơ sở hành nghề của phòng khám đa khoa, phòng khám
chuyên khoa .................................................................................................. 69
3.6 Các cơ sở khám chữa bệnh tham gia tập huấn công tác chuyên môn ................ 70
3.7 Tình hình các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy định về hành nghề y tế tư
nhân .............................................................................................................. 71
3.8 Tình hình các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy định về công tác khử trùng,
tiệt trùng, xử lý rác thải y tế .......................................................................... 72
3.9 Tình hình bệnh tật của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân (n=484) ................. 72
3.10 Tình hình thực hiện các chức năng nhiệm vụ của các bác sĩ khám chữa bệnh
của các cơ sở hành nghề y tư nhân, có người bệnh đái tháo đường, tăng huyết
áp (n=484) ................................................................................................... 73
3.11 Loại phòng khám y tế tư nhân ........................................................................ 74
3.12 Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phân bố theo địa dư hành chánh.............. 74
3.13 Trình độ chuyên môn ..................................................................................... 75


3.14 Số năm hành nghề của các cơ sở y tế tư nhân ................................................ 75
3.15 Mô tả tình trạng nhà của cơ sở hành nghề của phòng khám đa khoa, phòng
khám chuyên khoa ........................................................................................ 76

3.16 Các cơ sở khám chữa bệnh tham gia tập huấn công tác chuyên môn ............. 77
3.17 Tình hình các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy định về hành nghề y tế tư
nhân .............................................................................................................. 78
3.18 Tình hình các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy định về công tác khử
trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế ................................................................ 79
3.19 Tình hình bệnh tật của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân (n=201) ............... 79
3.20 Tình hình thực hiện các chức năng nhiệm vụ của các bác sĩ khám chữa bệnh
của các phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa hệ nội tư nhân, có
người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp (n=201)........................................ 80
3.21 Đặc điểm dân số, xã hội của người bệnh ....................................................... 81
3.22 Một số chỉ số nhân trắc và cận lâm sàng của người bệnh ............................... 82
3.23 Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người bệnh ............................................. 83
3.24 Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh và tư vấn ......................................... 84
3.25 Một số yếu tố liên quan đến việc khám và điều trị bảo hiểm y tế ................... 85
3.26 Sự phân bố việc loại bảo hiểm được mua theo đặc tính nền ........................... 86
3.27 Kiến thức về bệnh đái tháo đường của người bệnh ........................................ 87
3.28 Các nguồn thông tin về bệnh đái tháo đường của người bệnh ........................ 87
3.29 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung đúng về đái tháo đường của
người bệnh .................................................................................................... 88
3.30 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung đúng về đái tháo đường ở người
bệnh bằng mô hình hồi quy đa biến (n=402) ................................................. 89
3.31 Kiến thức về bệnh tăng huyết áp của người bệnh ........................................... 90
3.32 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung đúng về tăng huyết áp của người
bệnh (n=402)................................................................................................. 91
3.33 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung đúng về tăng huyết áp ở người
bệnh bằng mô hình hồi quy đa biến (n=402) ................................................. 92


3.34 Các chỉ số đánh giá về tổ chức quản lý hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình
năm 2014 - 2015 .......................................................................................... 95

3.35 Kết quả hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình quản lý bệnh đái tháo đường,
tăng huyết áp năm 2014 - 2015 .................................................................... 97
3.36 Đặc điểm dân số của người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp .................... 99
3.37 Đánh giá hiệu quả can thiệp quản lý người bệnh đái tháo đường ................. 100
3.38 Đánh giá hiệu quả can thiệp quản lý người bệnh tăng huyết áp ................... 101
3.39 Đặc điểm dân số của người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp .................. 102
3.40 Đánh giá hiệu quả can thiệp người bệnh đái tháo đường ............................. 103
3.41 Đánh giá hiệu quả can thiệp quản lý người bệnh tăng huyết áp ................... 104
3.42 Đánh giá hiệu quả can thiệp kiến thức người bệnh về phòng chống bệnh đái
tháo đường trước và sau can thiệp ............................................................... 105
3.43 Đánh giá hiệu quả can thiệp kiến thức người bệnh về phòng chống tăng huyết
áp trước và sau can thiệp (điều tra ngẫu nhiên)............................................ 106
3.44 Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trước và sau can thiệp tại phòng khám bác sĩ gia
đình can thiệp và phòng khám đa khoa chứng ............................................. 107
3.45 So sánh tỷ lệ hài lòng của người bệnh trước và sau can thiệp tại phòng khám
bác sĩ gia đình can thiệp và phòng khám đa khoa chứng.............................. 110
3.46 Điểm trung bình hài lòng chung về các yếu tố tại phòng khám bác sĩ gia đình
can thiệp và phòng khám đa khoa chứng ..................................................... 112
3.47 Một số yếu tố liên quan đến hài lòng chung của người bệnh sau khi triển khai
phòng khám bác sĩ gia đình ......................................................................... 113


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Nội dung

Trang

1.1 Vai trò của y tế tư nhân trong chăm sóc sức khỏe ............................................. 5

1.2 Thống kê số lượng bệnh viện ở Singapore từ năm 2005 – 2010 ...................... 20
1.3 Mười quốc gia có số người mắc bệnh đái tháo đường cao ............................... 29
1.4 Tỷ lệ tăng huyết áp ở các nước đang phát triển ............................................... 30
1.5 Tình hình kiểm soát tăng huyết áp ở các nước đang phát triển ........................ 31
1.6 Cơ cấu gánh nặng bệnh tật theo các nhóm tuổi, năm 2012 .............................. 32
3.1 So sánh sự hài lòng của người bệnh về các yếu tố sau can thiệp tại phòng khám
bác sĩ gia đình can thiệp và phòng khám đa khoa chứng.............................. 111

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Nội dung

Trang

2.1 Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp mô hình các cơ sở hành nghề
y tư nhân và phòng khám đa khoa quản lý phòng chống bệnh ....................... 44
2.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp thực hiện phòng khám bác sĩ gia đình tại phòng
khám đa khoa tư nhân ................................................................................... 52


1

MỞ ĐẦU
Đất nước phát triển kinh tế xã hội; nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân càng
đa dạng, phong phú và càng cao hơn. Sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của khu
vực y tế tư nhân đã huy động được những nguồn lực cộng đồng, cung cấp các loại
dịch vụ khám bệnh chữa bệnh và phòng bệnh, làm giảm gánh nặng cho khu vực y tế
công và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống y tế; phù hợp
với chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng mục tiêu “Bảo đảm mọi người

dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử
dụng các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh có chất lượng” [100].
Hiện nay, các nước đang phát triển phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép,
về bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng. Thống kê của
Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2014 cho thấy có 387 triệu người mắc bệnh
đái tháo đường và ước tính sẽ tăng đến 592 triệu người vào năm 2035 [133]; Tương
tự, tăng huyết áp cũng gia tăng từ 972 triệu người mắc bệnh năm 2000 (26%) lên
đến 1,56 tỷ người vào năm 2025 (29%) [136]. Theo số liệu thống kê từ các bệnh
viện từ năm 1976 đến năm 2012 ở Việt Nam, hàng năm, tỷ lệ người bệnh nhập viện,
nhóm các bệnh lây nhiễm giảm từ 55,5% xuống còn 22,9%, các bệnh không lây
nhiễm ngày càng tăng từ 42,6% lên 66,3% [21].
Ở Việt Nam, năm 2003 khi có Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân [118] là
cơ sở pháp lý, điều kiện hoạt động thuận lợi và phát triển, thích ứng với thực tiễn cơ
chế kinh tế thị trường. Đến nay, khu vực y tế tư nhân đã phát triển nhanh, cả về
lượng và chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bên cạnh đó, trên thế giới, theo kinh nghiệm ở một số nước phát triển, bác sĩ gia
đình đã tỏ ra ưu thế trong việc chăm sóc, theo dõi sức khỏe của người dân toàn diện
liên tục, theo vòng đời và các cá thể trong một gia đình bao gồm cả người bệnh và
người khỏe [17]; Bộ Y tế nước ta, năm 2013 đã có chủ trương, chiến lược dự án
nghiên cứu phát triển hệ thống bác sĩ gia đình trong toàn bộ hệ thống y tế cả nước
về y tế công và cả tư nhân [17]. Tuy nhiên, quy mô của các cơ sở y tế tư nhân vẫn
còn nhỏ, cũng giống như các nước đang phát triển, chủ yếu là khám, chữa bệnh


2

ngoại trú các bệnh nhẹ và các cơ sở xét nghiệm; còn thiếu chủ động quản lý người
bệnh một cách có hệ thống [63].
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, dân số 1.873.600 người
(năm 2014), nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tỉnh có tốc độ đô thị hoá

nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện [96], [104]. Nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân dân ngày càng tăng, đặc biệt là tỷ lệ các bệnh đái tháo đường, tăng
huyết áp,… tăng lên nhanh chóng, trong khi đầu tư cho y tế để đáp ứng với xu thế
này còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong những năm qua, theo
báo cáo Sở Y tế Bình Dương, các cơ sở hành nghề y dược tư nhân phát triển mạnh,
có trên 400 phòng khám y tư nhân, khám chữa bệnh ban đầu các bệnh nội khoa,
bước đầu đã góp phần đáng kể trong công tác chăm sóc hàng trăm người bệnh đến
khám hàng ngày [90]. Tuy nhiên, theo Nguyễn Tấn Hùng, điều tra năm 2013, hoạt
động của các cơ sở hành nghề tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục; đa số thụ
động khám chữa bệnh, 91,09% kê đơn thuốc ngoại trú đạt quy định; chưa có đủ bác
sĩ thực hiện đúng chức năng bác sĩ gia đình là đáp ứng nhu cầu chăm sóc toàn diện
cho người bệnh; như thiếu tư vấn đầy đủ, chưa có quản lý người bệnh; chưa khám
định kỳ,…[47].
Xuất phát từ những thực trạng trên, nhằm tìm biện pháp hợp lý để các phòng
khám tư nhân khám chữa bệnh nội khoa; làm thế nào thực hiện được chức năng bác
sĩ gia đình, theo định hướng phát triển y tế của Bộ Y tế về phòng chống bệnh không
lây nhiễm, góp phần tích cực cùng với y tế công vào công tác quản lý người bệnh,
nâng cao kiến thức và kết quả chữa bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp đạt mục tiêu
một cách khoa học, phù hợp thực tế, đáp ứng nhu cầu và hài lòng người bệnh nói
riêng; nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hoạt động các cơ sở hành nghề y tư nhân, tình hình
kiến thức và sử dụng dịch vụ y tế của người bệnh khám chữa bệnh liên
quan về đái tháo đường, tăng huyết áp, tỉnh Bình Dương năm 2013.
2. Đánh giá hiệu quả biện pháp phòng khám đa khoa tư nhân quản lý phòng
chống đái tháo đường, tăng huyết áp.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ CỦA Y TẾ TƯ
NHÂN VÀ BÁC SĨ GIA ĐÌNH
1.1.1 Khái niệm về y tế tư nhân
Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, y tư nhân (YTN) là tổ chức không
sử dụng ngân sách hoạt động thường xuyên và chủ yếu của Nhà nước. Nguồn tài
chính là do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân,
nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư. Các cơ sở YTN tại Việt Nam còn được tham
gia các dịch vụ công do Nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp
đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ hoạt động theo quy định của pháp luật. Cơ sở YTN có đủ điều kiện khám, chữa
bệnh theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về y tế, được phép tổ chức khám
chữa bệnh (KCB) cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) [86].
Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân năm 2003 [118], [63] và Thông tư số
07/2007/TT BYT ngày 25/7/2007 của BYT hướng dẫn hành nghề y, y học cổ truyền
(YHCT) và trang thiết bị y tế tư nhân (YTTN), quy định các tổ chức hành nghề y tư
nhân (HNYTN) tại Việt Nam bao gồm [13].
 Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa.
 Phòng khám đa khoa (PKĐK).
 Phòng khám chuyên khoa (PKCK).
 Cơ sở dịch vụ y tế (DVYT), răng giả, tiêm chích thay băng, kính thuốc,
dịch vụ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài.
Hành nghề y tư nhân bao gồm hoạt động của các chủ thể cung cấp các dịch vụ
về sức khoẻ ngoài quyền sở hữu của Nhà nước. Họ có thể hoạt động vì mục đích lợi
nhuận hoặc phi lợi nhuận, cung cấp các loại dịch vụ cả khám, chữa bệnh và phòng
bệnh.


4


1.1.2 Vị trí, vai trò, quá trình hình thành và phát triển của y tế tư nhân trên
thế giới
Y tế tư nhân được xác định bao gồm tất cả các nhà cung cấp dịch vụ y tế nằm
ngoài hệ thống y tế nhà nước, bất kể mục tiêu của họ là từ thiện hay thương mại,
điều trị bệnh hay phòng bệnh. Những năm gần đây, khu vực tư nhân trở nên đóng
vai quan trọng trong hệ thống y tế ở nhiều nước đang phát triển [61].
Để chống suy thoái kinh tế và giảm gánh nặng cho ngân sách Quốc gia, nền
kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển bằng cách sử dụng các chính sách
công cộng để khuyến khích khu vực tư nhân phát triển. Chính sách tư nhân hoá bắt
đầu với các mục tiêu dễ dàng, từng bước được mở rộng đến các lĩnh vực độc quyền
của Nhà nước và các khu vực dịch vụ xã hội trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe (CSSK) [10].
Tây Âu
Các nước Tây Âu tham gia vào chuyển dịch cơ cấu hệ thống y tế Quốc gia của
họ, để tạo sự cạnh tranh lớn hơn, cung cấp các DVYT tốt hơn, đa dạng hơn, đáp
ứng yêu cầu CSSK ngày càng cao của người dân. Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) kêu gọi các nước đang
phát triển giảm bớt tác động của Y tế Nhà nước, thay vào đó là tập trung tăng cường
vai trò của YTN, tạo ra thị trường CSSK cạnh tranh. Đây là một trong những điều
kiện quan trọng để các nước này nhận được những khoản viện trợ và đầu tư tài
chính vào lĩnh vực y tế từ bên ngoài. Tất cả những yếu tố này kích thích khu vực tư
nhân tham gia cung cấp DVYT để bớt đi gánh nặng cho hệ thống y tế công và giảm
bớt áp lực tài chính dành cho y tế của Nhà nước [149].
Đông Nam Á
Ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á,
tiến hành công nghiệp hóa, tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu
của người dân đối với chất lượng dịch vụ CSSK cũng tăng theo [12], [124], [142].
Điều này nằm ngoài khả năng đáp ứng của Chính phủ, do đó các dịch vụ y tư nhân
đã có cơ hội phát triển [23], [118].



5

100
80

83

78

83

75

69

Tỷ lệ (%)

60
40
20

46
22

54

31
17


25

17

0
Campuchia, Campuchia, Indonesia,
nhóm nghèo nhóm giàu nhóm nghèo
nhất
nhất
nhất

Điều trị ở khu vực y tế tư nhân

Indonesia,
nhóm giàu
nhất

Philippines, Philippines,
nhóm nghèo nhóm giàu
nhất
nhất

Điều trị ở khu vực y tế công

Campuchia năm 2005, Indonesia năm 2007, Philippines năm 2003

Biểu đồ 1.1 Vai trò của y tế tư nhân trong chăm sóc sức khỏe theo nhóm thu
nhập ở các nước [127]
Sự hình thành và phát triển của hệ thống y tế tư nhân đã đóng góp một phần
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân và tăng

khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân.
Châu Phi
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, ngân sách Nhà nước dành cho y tế ở
nhiều nước tại Châu Phi, cận sa mạc Sahara và Mỹ la tinh giảm tới 50% [12]. Vì
vậy, ngành Y tế thậm chí không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân
về khám, chữa bệnh. Các quốc gia đó đã tìm đến khu vực tư nhân như là một cứu
cánh để bổ sung các dịch vụ y tế thiếu hụt của chính họ. Các nghiên cứu cho thấy
rằng khu vực YTTN ở Châu Phi tham gia vào hoạt động CSSK cho người dân có
thu nhập khác nhau, bao gồm cả người nghèo và người dân sống ở vùng nông thôn.
Tại Ethiopia, Kenya, Nigeria và Uganda, khu vực YTTN đã tham gia CSSK cho
hơn 40% những người trong nhóm có thu nhập thấp nhất [134].


6

1.1.3

Vị trí, vai trò, quá trình hình thành và phát triển của y tế tư nhân tại
Việt Nam

1.1.3.1 Một số khái niệm và thuật ngữ về hành nghề y tư nhân.
Tại Việt Nam, Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ được sửa
đổi bằng Nghị quyết số 05/2005/NQCP ngày 18/4/2005 và Nghị định số
73/1999/NĐCP ngày 19/8/1999 của Chính phủ được sửa đổi bằng Nghị định số
53/2006/NĐCP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội
hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đã quy
định cơ sở ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thành lập,
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân
sách Nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định của Chính phủ Việt Nam, YTN là tổ chức không sử
dụng ngân sách hoạt động thường xuyên và chủ yếu của Nhà nước. Nguồn tài chính
là do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân,
nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư. Các cơ sở YTN tại Việt Nam còn được tham
gia các dịch vụ công do Nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp
đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
hoạt động theo quy định của pháp luật. Cơ sở YTN có đủ điều kiện khám, chữa
bệnh theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về y tế, được phép tổ chức KCB
cho các đối tượng có thẻ BHYT.
Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân năm 2003 (nội dung hành nghề dược tư
nhân đã bị bãi bỏ do Luật Dược năm 2005 đã nhất thể hóa điều kiện hành nghề
dược của Nhà nước với hành nghề dược tư nhân nên Pháp lệnh này chỉ còn nội
dung HNYTN) và Thông tư số 07/2007/TT BYT ngày 25/7/2007 của BYT hướng
dẫn hành nghề y, YHCT và trang thiết bị YTTN, quy định các tổ chức HNYTN tại
Việt Nam bao gồm [13]:
- Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa.
- PKĐK.


7

- PKCK.
- Cơ sở DVYT răng giả, tiêm chích thay băng, kính thuốc, dịch vụ vận
chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài.
Định nghĩa, thuật ngữ
-

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp

giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

-

Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm
 Bệnh viện;
 Cơ sở giám định y khoa;
 PKĐK;
 PKCK, BSGĐ;
 Phòng chẩn trị YHCT;
 Nhà hộ sinh;
 Cơ sở chẩn đoán;
 Cơ sở DVYT;
 Trạm y tế cấp xã và tương đương;
 Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.

-

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà

nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của
Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề).
-

Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà

nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động
theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là giấy phép hoạt
động).
-

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ


hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành
nghề).
-

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ

tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực


8

hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
-

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp
hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý
thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Các điều kiện, phạm vi hoạt động chuyên môn HNYTN quy định tại khoản 2,
Điều 7 của Nghị định số 103/2003/NĐ-CP và Thông tư số 21/2000/TT-BYT được
hướng dẫn cụ thể sau [24], [11].
1.1.4 Vị trí, vai trò, quá trình hình thành và phát triển của bác sĩ gia đình
1.1.4.1 Khái niệm về bác sĩ gia đình
Bác sĩ gia đình là một chuyên ngành y khoa CSSK liên tục và toàn diện cho cá
nhân và gia đình, là chuyên khoa tổng hợp sinh học, lâm sàng và khoa học hành vi.
Phạm vi hoạt động bao gồm mọi lứa tuổi, mọi giới, tất cả các cơ quan, tất cả các hệ
thống và bệnh tật [2], [94].

Bác sĩ gia đình là bác sĩ chuyên khoa BSGĐ được đào tạo để thực hành tại y tế
tuyến khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và có nhiệm vụ là người chăm sóc đầu tiên và
liên tục cho người bệnh cũng như người khỏe theo nguyên tắc đặc thù [2], [94].
1.1.4.2 Sự phát triển của bác sĩ gia đình
Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho
người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy
thuốc gắn với dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là bác sĩ hướng về gia đình, biết
rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe
của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng
đồng [17].
Mô hình bác sĩ gia đình đã phát triển và nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới
từ thế kỷ XX. Năm 1960, BSGĐ ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước, đã đáp ứng kịp
thời nhu cầu CSSK của cộng đồng với sự chuyển đổi mô hình bệnh tật trên toàn
cầu. Năm 1995, có 56 nước đã phát triển và áp dụng chương trình đào tạo BSGĐ.


9

Hiệp hội BSGĐ toàn cầu (WONCA) đã được thành lập năm 1972 và đến nay đã có
gần 100 quốc gia thành viên. Hiện nay, mô hình BSGĐ đã được phát triển rộng rãi
không chỉ ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Canada mà cả ở các
nước đang phát triển như Philippines, Malaysia, đặc biệt Cu Ba là quốc gia được coi
là một hình mẫu về phát triển mô hình BSGĐ ở các nước đang phát triển [17].
Tại Việt Nam, từ ngàn năm nay nhân dân ta có một mạng lưới y tế phục vụ
CSSK một cách tự phát. Các ông lang, bà mế, bà đỡ, các phòng chẩn trị YHCT,
thầy thuốc tư…đã hình thành mạng lưới CSSK gần nhất với người dân tại cộng
đồng [17].
Năm 1998, Dự án phát triển đào tạo BSGĐ tại Việt Nam với sự tài trợ bởi quĩ
CMB (China Medical Board of New York) được BYT phê duyệt. Dự án triển khai
đào tạo chuyên ngành BSGĐ tại các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược

TP.HCM, Đại học Y Thái Nguyên [17].
Tháng 3 năm 2000, Bộ Y tế chính thức công nhận chuyên ngành BSGĐ và
cho phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I BSGĐ. Năm 2002, Trung tâm đào tạo
BSGĐ được thành lập tại Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP.HCM,
Trường Đại học Y Thái Nguyên và bắt đầu triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I
BSGĐ. Đến nay đã có thêm các Trường Đại học Y Hải phòng, Trường Đại học Y
Dược Huế, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I
BSGĐ [17].
Hiện nay các cấp đào tạo BSGĐ tại Việt Nam gồm có 2 đơn vị học trình
BSGĐ cho bác sĩ đa khoa 6 năm tại trường đại học chuyên ngành y, chuyên khoa
định hướng, chuyên khoa cấp I và cao học [17].
Tháng 6 năm 2002 bệnh án BSGĐ đã được xây dựng; năm 2005 hình thành
bệnh án điện tử BSGĐ đầu tiên và áp dụng tại phòng khám BSGĐ Bệnh viện Đại
học Y Dược TP.HCM [17].
Đến nay có hơn 500 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 70 bác sĩ định hướng BSGĐ đã
được đào tạo. Phần lớn các bác sĩ chuyên khoa BSGĐ sau khi tốt nghiệp trở về làm
việc ở tuyến y tế cơ sở [17].


10

Hoạt động BSGĐ bước đầu được tổ chức tại một số thành phố lớn như Hà
Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM,
Cần Thơ với các mô hình khác nhau Trung tâm BSGĐ, phòng khám BSGĐ là cơ sở
thực hành của các trường đại học chuyên ngành y, phòng khám BSGĐ tư nhân,
trạm y tế có hoạt động BSGĐ…Các trung tâm, phòng khám BSGĐ đã tổ chức KCB
và thực hiện các DVYT tại đơn vị hoặc tại nhà theo yêu cầu của người bệnh, thực
hiện quản lý theo dõi sức khoẻ cho cả hộ gia đình theo nguyên tắc BSGĐ. Tại nhiều
phòng khám BSGĐ, người bệnh được tiếp đón ân cần, tư vấn chu đáo, hướng dẫn
chuyển tuyến phù hợp, được theo dõi toàn diện cập nhật liên tục diễn biến sức khỏe,

bệnh tật, phần lớn người bệnh đến phòng khám BSGĐ được giải quyết mà không
phải đến bệnh viện nên đã góp phần giảm quá tải bệnh viện. Các trạm y tế tại Khánh
Hòa có BSGĐ hoạt động, đã xây dựng và thực hiện quy chế chuyển tuyến có kết nối
giữa tuyến huyện và tuyến xã, có phản hồi thông tin người bệnh, góp phần đảm bảo
theo dõi và điều trị liên tục, điều trị toàn diện, phối hợp trong chẩn đoán và điều
trị,…[17].
Xuất phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình BSGĐ ở nước ta và kinh
nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy nếu phát triển mô hình BSGĐ sẽ góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng
lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên,
BYT xây dựng Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ giai
đoạn 2013 - 2020” [17].
1.1.4.3 Vị trí của bác sĩ gia đình
Bác sĩ gia đình hoạt động ở tuyến khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, khám bệnh,
chữa bệnh ngoại trú.
Nguyên tắc
Nguyên tắc hoạt động của BSGĐ: Liên tục; Toàn diện; Phối hợp; Dựa vào
cộng đồng và gia đình; Chăm sóc theo hướng dự phòng; CSSK dựa trên bằng
chứng; Chăm sóc dễ tiếp cận.


11

1.1.4.4 Vai trò bác sĩ gia đình
Cung ứng chăm sóc nhiều mặt và lồng ghép, liên tục và toàn diện cho cá
nhân, gia đình và cộng đồng, duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu dài với người bệnh
trên cơ sở cung ứng chăm sóc chất lượng, toàn diện và liên tục.
Tham vấn, vận động lối sống lành mạnh, loại bỏ các hành vi nguy cơ đối với
bệnh tật, từ đó nâng cao năng lực của cá nhân và nhóm trong việc tự bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ của họ.

Tạo lòng tin của nhân dân trong cộng đồng, đáp ứng được mong muốn của sức
khoẻ cộng đồng, tư vấn cho các nhóm, thiết kế các hoạt động cho cộng đồng.
-

Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ trong hệ thống y tế Việt

Nam nhằm cung cấp dịch vụ CSSK toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng
đồng.
1.1.4.5 Điều kiện hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình
Phòng khám BSGĐ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây mới được cấp phép
hoạt động
Nhân sự
Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng
chỉ hành nghề về BSGĐ;
Người được phân công thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám
BSGĐ phải có chứng nhận đã được đào tạo về BSGĐ;
Trường hợp bác sĩ trực tiếp thực hiện kỹ thuật điện tim, điện não đồ, điện cơ,
lưu huyết não, siêu âm, nội soi tiêu hóa, xét nghiệm thì phải có giấy chứng nhận đã
học các kỹ thuật đó của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;


12

Riêng đối với kỹ thuật nội soi tiêu hóa phải có thêm giấy xác nhận đã có thời
gian thực hành về nội soi tiêu hóa ít nhất từ 18 tháng trở lên tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh từ tuyến tỉnh trở lên.
Cơ sở vật chất
Xây dựng và thiết kế
 Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

 Đảm bảo có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa
bệnh, phục hồi chức năng;
 Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải
sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
 Có nơi đón tiếp người bệnh;
 Có buồng khám bệnh, chữa bệnh diện tích ít nhất là 10m2;
 Có buồng truyền thông, tư vấn sức khỏe;
 Có buồng xét nghiệm, thăm dò chức năng.
Ngoài quy định trên, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng
khám phải đáp ứng thêm các điều kiện sau
 Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10m2 nếu có thực hiện thủ thuật;
 Có buồng vận động trị liệu có diện tích ít nhất là 40m 2 nếu thực hiện vận
động trị liệu, phục hồi chức năng;
Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối
với buồng thực hiện thủ thuật;
Bảo đảm có đủ điện, nước, khu vệ sinh và các điều kiện khác để phục vụ
chăm sóc người bệnh.
Thuốc và thiết bị y tế
Có danh mục thuốc, thiết bị y tế tối thiểu đủ để khám bệnh, chữa bệnh thông
thường; có máy điện tim, máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hóa và các trang thiết
bị y tế khác phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký hoạt động.


13

1.1.4.6 Chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi phòng khám bác sĩ gia đình
-

Khám bệnh, chữa bệnh
Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh thường gặp;

Thực hiện việc CSSK, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật và khám bệnh, chữa

bệnh tại phòng khám và tại nhà người bệnh;
Tham gia hệ thống chuyển tuyến là cơ sở đầu tiên trong hệ thống chuyển
tuyến khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm giới thiệu và chuyển người bệnh đến
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu về chuyên môn; tiếp nhận
người bệnh từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chuyển đến để tiếp tục chăm
sóc và điều trị;
Tham gia các dịch vụ CSSK cuối đời.
-

Phòng bệnh, CSSK ban đầu
Tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong cộng đồng dân cư;
Tham gia các chương trình tiêm chủng, các CTYT quốc gia;
Hướng dẫn VSMT, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh lây

nhiễm và BKLN;
Tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, CSSK bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi,
khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật; có hồ sơ theo dõi sức khỏe
toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của BYT.
-

Phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe

 Tổ chức phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các đối tượng có nhu
cầu;
 Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu tại phòng khám;
 Hướng dẫn luyện tập sức khỏe, phục hồi chức năng và dưỡng sinh cho cộng
đồng để nâng cao sức khỏe.
-


Tư vấn sức khỏe

 Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, CSSK
cho người dân và cộng đồng;


14

 Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức
của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh, tật.
-

Nghiên cứu khoa học và đào tạo

-

Nghiên cứu khoa học về BSGĐ và các vấn đề liên quan;

-

Tham gia công tác đào tạo chuyên ngành BSGĐ;

-

Tham gia các chương trình đào tạo liên tục của chuyên ngành BSGĐ để
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.

-


Quyền lợi

 Được tham dự các khóa đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức về chuyên
môn, về BSGĐ;
 Được tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh nói chung và khám
bệnh, chữa bệnh BHYT nói riêng nếu có đủ điều kiện.
1.1.4.7 Phạm vi hoạt động chuyên môn
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của phòng khám BSGĐ, giám đốc Sở Y tế tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn trên cơ
sở năng lực thực tế của người hành nghề, điều kiện thiết bị y tế và cơ sở vật chất
của phòng khám theo quy định của BYT.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phòng khám BSGĐ
Xây dựng phần mềm tin học quản lý các thông tin về sức khỏe của cá nhân,
gia đình và cộng đồng; kết nối mạng giữa phòng khám BSGĐ với người bệnh, với
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở y tế khác.
1.1.4.8 Sự tác động của bác sĩ gia đình lên y tế tư nhân
Ở nước ta, mô hình BSGĐ mới được triển khai trong những năm gần đây,
bước đầu đã đem lại một số kết quả nhất định. Vừa qua, BYT đã tổ chức hội nghị sơ
kết đánh giá đề án thí điểm và xây dựng đề án nhân rộng mô hình BSGĐ giai đoạn
2016 - 2020. Triển khai mô hình này giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ
ban đầu, đáp ứng nhu cầu CSSK ngày càng cao của người dân, góp phần giảm tải


15

các phòng khám bệnh, giảm người bệnh nằm viện, tiết kiệm thời gian, công sức đi
lại, phí tổn cho người bệnh và gia đình.
Bác sĩ gia đình phải là người được cấp chứng chỉ hành nghề KCB chuyên
ngành BSGĐ, có nhiệm vụ quản lý sức khoẻ toàn diện, liên tục, lồng ghép, dự

phòng, phối hợp với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng theo các nguyên lý Tâm
Sinh Xã hội học (Psycho Bio Social).
Hiện nay quá tải bệnh viện đang là một trong những vấn đề xã hội bức xúc,
đòi hỏi phải có giải pháp can thiệp hiệu quả. Quá tải bệnh viện dẫn đến giảm chất
lượng phục vụ và chăm sóc sức khoẻ người dân.
1.1.5 Điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn hành nghề y tư nhân
Các điều kiện, phạm vi hoạt động chuyên môn HNYTN quy định tại khoản 2,
Điều 7 của Nghị định số 103/2003/NĐCP được hướng dẫn cụ thể [24].
1.1.5.1 Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với phòng khám đa
khoa
-

Điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất.
PKĐK là cơ sở khám, chữa bệnh gồm nhiều PKCK (ít nhất có 2) do một giám

đốc phụ trách chung.
Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề KCB được đăng ký PKĐK;
Trưởng phòng khám các chuyên khoa phải là bác sĩ đã thực hành 5 năm ở cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh trong đó có 3 năm thực hành chuyên khoa; người làm
công việc chuyên môn phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại mục VIII
của Thông tư này;
Các PKCK trong PKĐK phải bảo đảm đủ diện tích, dụng cụ, trang thiết bị y tế
và điều kiện như PKCK theo quy định của Thông tư này. Ngoài quy định trên,
PKĐK phải có nơi đón tiếp và có các phòng cấp cứu với diện tích ít nhất là 12m2,
phòng lưu bệnh với diện tích ít nhất là 18m2 và có chiều cao không thấp hơn 3,1m
(không lưu người bệnh quá 24 giờ), có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp
cứu theo chuyên khoa đăng ký;


16


Có giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy; có hợp đồng xử lý rác y tế hoặc
có lò đốt rác y tế đạt tiêu chuẩn cho phép, rác sinh hoạt; có giấy phép sử dụng máy
X.Quang y tế (nếu có máy X.Quang).
-

Phạm vi hành nghề.
Hành nghề theo danh mục của các chuyên khoa đã được Sở Y tế phê duyệt.

1.1.5.2

Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với phòng khám nội

tổng hợp, phòng khám bác sĩ gia đình, các phòng khám chuyên khoa thuộc hệ
nội, phòng tư vấn khám, chữa bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức
khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế
-

Điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất.
Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh theo yêu cầu

của từng loại hình thức tổ chức hành nghề;
Người làm công việc chuyên môn phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy
định tại mục VIII của Thông tư này;
Phòng khám nội tổng hợp, các PKCK thuộc hệ nội, phòng khám gia đình phải
có đủ dụng cụ, trang thiết bị y tế phù hợp phạm vi hành nghề, có hộp thuốc chống
choáng và có đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa nội;
Phải có 1 phòng khám riêng biệt, có diện tích ít nhất là 10m2 và có chiều cao
không thấp hơn 3,1m. Phòng khám phải tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
Bảo đảm các điều kiện xử lý chất thải và VSMT theo quy định của pháp luật.

Muốn hạn chế các nguy cơ sức khoẻ do môi trường, các cơ sở y tế cần phải làm tất
cả các mặt công tác vệ sinh, giữ cho bệnh viện luôn luôn sạch đẹp quy củ, thực hiện
nghiêm túc các quy chế quản lý rác thải của BYT, tiêu chuẩn Quốc gia về VSMT.
Đồng thời làm tốt công tác thông tin tuyên truyền vệ sinh cho nhiều đối tượng sẽ
đem lại lợi ích cho nhiều người từ bệnh nhân tới NVYT và dân cư sinh sống xung
quanh [9], [112].
Phòng khám nội tổng hợp, các PKCK thuộc hệ nội, phòng khám gia đình nếu
có siêu âm, nội soi thì phải có phòng siêu âm, phòng nội soi tiêu hóa riêng, diện tích
mỗi phòng ít nhất là 10m2 và có chiều cao không thấp hơn 3,1m;


×