Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá tuân thủ điều trị và khảo sát kiến thức về thuốc sử dụng trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực yên minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 65 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐOÀN THỊ THOAN

ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ KHẢO SÁT
KIẾN THỨC VỀ THUỐC SỬ DỤNG TRÊN BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
KHU VỰC YÊN MINH

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐOÀN THỊ THOAN

ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ KHẢO SÁT
KIẾN THỨC VỀ THUỐC SỬ DỤNG TRÊN BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
KHU VỰC YÊN MINH

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ - DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK 60720405


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thúy Vân
Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2016 đến tháng 11/2016

HÀ NỘI - 2016


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong bốn bệnh không lây nhiễm dẫn đến
tử vong nhiều nhất trên thế giới. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) năm 2014, trên toàn cầu có khoảng 9% dân số mắc bệnh ĐTĐ. Ở Việt
Nam theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), năm 2014
có 5,71% dân số mắc ĐTĐ [22].
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid gây tăng đường
huyết mạn tính do thiếu isulin tương đối hoặc tuyệt đối của tụy. ĐTĐ được
phân thành 2 loại, typ 1 (phụ thuộc insulin) và typ 2 (không phụ thuộc insulin)
[13]. Tuy không xác định được tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường typ 1 và typ 2,
nhưng hầu hết bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ là thuộc ĐTĐ typ 2 [17].
ĐTĐ là bệnh mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân, ảnh hưởng lên gia đình và cộng đồng. Nó là một gánh nặng về mặt
kinh tế và xã hội của cả thế giới và mỗi quốc gia [1], [4]. Rất nhiều yếu tố
nguy cơ dẫn tới ĐTĐ như thừa cân, hút thuốc, ít vận động... ĐTĐ cũng là
bệnh có nhiều biến chứng nghiêm trọng và việc tuân thủ thuốc và tự chăm sóc
kém cũng làm tăng nguy cơ gặp biến chứng. Tuy nhiên hầu hết các yếu tố
nguy cơ và biến chứng của nó có thể ngăn chặn và phòng ngừa được thông
qua việc giáo dục và nâng cao kiến thức của mỗi bệnh nhân. Kiến thức không
chỉ giúp bệnh nhân tự quản lý bệnh và tự chăm sóc tốt hơn mà còn thúc đẩy
bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc, chế độ ăn uống và chế độ luyện tập tốt hơn
[17].
Bệnh viện ĐKKV Yên Minh, huyện Yên Minh nằm trong cao nguyên
địa chất toàn cầu, là một huyện vùng cao núi đá, nằm trong 62 huyện nghèo

của cả nước được hưởng chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ. Các
dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện đa dạng, chủ yếu là dân tộc Mông [32].
Do đặc thù sinh hoạt của mỗi dân tộc nên mật độ dân số thưa thớt không đồng

1


đều trên toàn huyện, gây khó khăn trong việc phát triển giáo dục. Nhìn chung,
trình độ dân trí thấp, nhận thức của mỗi người dân trong chăm lo sức khỏe
chưa đầy đủ, gây hạn chế trong việc giáo dục và nâng cao kiến thức về sức
khỏe nói chung cũng như về bệnh ĐTĐ nói riêng. Mặt khác, rào cản ngôn ngữ
giữa các dân tộc cũng gây khó khăn trong việc truyền đạt và tiếp thu thông tin
giữa nhân viên y tế và bệnh nhân khi tư vấn, giáo dục bệnh nhân dẫn đến việc
thiếu kiến thức về bệnh và thuốc sử dụng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả khám chữa bệnh.
Thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục, nâng cao kiến thức cho
bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ và những hạn chế gặp phải trong quá trình tư vấn,
giáo dục cho bệnh nhân tại Bệnh viện ĐKKV Yên Minh, chúng tôi thực hiện
đề tài "Đánh giá tuân thủ điều trị và kiến thức về thuốc sử dụng trên
bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa
khu vực Yên Minh" với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ĐKKV Yên Minh.
2. Khảo sát kiến thức về thuốc sử dụng điều trị đái tháo đường trên bệnh
nhân đái tháo đường typ 2 đang điều trị tại Bệnh viện ĐKKV Yên Minh.
Đề tài sẽ giúp góp phần thấy rõ hơn thực trạng về kiến thức và sự tuân
thủ thuốc của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
ĐKKV Yên Minh, từ đó đề xuất được các biện pháp cải tiến nâng cao hiệu
quả chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện.


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan bệnh đái tháo đường typ 2
Khoảng 422 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh đái tháo đường [29].
ĐTĐ được dự báo cho đến năm 2030 có xu hướng tăng lên trong 15 nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu [23], Tại Việt Nam, theo thống kê của tổ chức y tế
thế giới năm 2016, có khoảng 5% dân số mắc bệnh ĐTĐ, tỷ lệ tử vong
khoảng 3% trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong [31]. Bệnh ĐTĐ có tốc
độ phát triển nhanh, xu hướng ngày càng trẻ hóa, các tài liệu nghiên cứu tính
chất dịch tễ bệnh ĐTĐ thì tỉ lệ bệnh tăng lên hàng năm, cứ 15 năm thì tỉ lệ
mắc bệnh lại tăng lên 2 lần [14].
Theo ADA 2016, ĐTĐ được phân chia thành 4 loại: ĐTĐ typ 1, ĐTĐ
typ 2, ĐTĐ thai kỳ và ĐTĐ typ đặc biệt do những nguyên nhân khác như:
Khiếm khuyết gen, bệnh lý tuyến tụy ngoại tiết, bệnh nội tiết (hội chứng
cushing, cường giáp...), thuốc hoặc hóa chất (Hormon tuyến giáp,
glucocorticoid...)... Trong các thể ĐTĐ, ĐTĐ typ 2 chiếm khoảng 90% - 95%
tổng số bệnh nhân bị ĐTĐ [18]
ĐTĐ typ 2 trước đây được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, ĐTĐ ở
người lớn, bệnh có tính gia đình. Đặc trưng của ĐTĐ typ 2 là kháng insulin
và thiếu hụt insulin tương đối. Tuổi khởi phát bệnh thường > 40, triệu chứng
lâm sàng âm thầm, thường phát hiện muộn, với biến chứng cấp tính hay gặp
là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Bệnh lý này có thể điều trị bằng chế độ ăn,
thuốc uống và/hoặc tiêm insulin [5].
1.1.1. Mục tiêu điều trị đái tháo đường
1.1.1.1. Mục tiêu điều trị theo ADA 2016 [17]
Theo hướng dẫn của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ, mục tiêu điều trị như
trình bày trong bảng 1.1.


3


Bảng 1. 1. Mục tiêu đường huyết theo hướng dẫn ADA 2016
Mục tiêu đường huyết cho người trưởng thành không mang thai
A1C

<7,0% (53 mmol/L)

Đường huyết mao mạch trước ăn

80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)

Đỉnh đường huyết sau ăn (1-2h)

<180 mg/dL* (10.0 mmol/L)

Mục tiêu đường huyết nghiêm ngặt hoặc ít nghiêm ngặt hơn với từng bệnh
nhân nếu bệnh nhân đạt được mục tiêu đó mà không gây hạ đường huyết hay
xảy ra những biến cố bất lợi nào khác.
Nghiêm ngặt (≤6,5%)

Ít nghiêm ngặt hơn (<8,0%)

- Mới mắc bệnh ĐTĐ.

- Có tiểu sử hạ đường huyết.

- Tuổi thọ dài.


- Tuổi thọ giới hạn.

- Mới điều trị ĐTĐ typ 2 bằng thay - Có biến chứng mạch máu lớn hoặc
đổi lối sống hoặc đơn trị liệu bằng mạch máu nhỏ.
- Các bệnh mắc kèm.

metfomin.

- Không có yếu tố nguy cơ tim - Thời gian mắc bệnh dài, mục tiêu
mạch/biến chứng mạch máu lớn.

A1C khó đạt được.

Mục tiêu đường huyết đưa ra cho mỗi bệnh nhân dựa trên:


Tuổi/ tuổi thọ



Các bệnh mắc kèm



Thời gian mắc bệnh



Tình trạng hạ đường huyết




Xem xét từng người bệnh

Việc giảm HbA1C xuống dưới hoặc khoảng 7,0% được chứng minh làm:


Biến chứng vi mạch



Biến chứng mạch máu lớn (nếu được điều trị sớm ngay sau khi

chẩn đoán)


Tỷ lệ tử vong (đối với ĐTĐ typ 1)

4


1.1.1.2. Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế [2].
Trong điều trị ĐTĐ typ 2, mục tiêu cơ bản nhất là đạt được và duy trì chỉ
số glucose huyết của bệnh nhân gần với giới hạn bình thường nhất có thể.
Ngoài ra cần chú ý tới các rối loạn đi kèm với ĐTĐ như rối loạn lipid máu,
tăng huyết áp, tăng tính đông máu, béo phì, kháng insulin... để giảm thiểu các
biến chứng lâu dài của bệnh.
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị bệnh nội tiết - chuyển hóa" của Bộ Y tế năm 2015
Đơn vị


Chỉ số
Glucose máu

Tốt

Chấp nhận

Kém

Mmol/l

- Lúc đói

4,4 – 6,1

≤ 6,5

> 7,0

- Sau ăn

4,4 – 7,8

7,8 ≤ 9,0

> 9,0

≤ 7,0


> 7,0 đến ≤

> 7,5

HbA1c*

%

7,5
≤ 130/80**

130/80 -

≤ 140/80

140/90

kg/m2

18,5 - 23

18,5 – 23

≥ 23

Mmol/l

< 4,5

4,5 - ≤ 5,2


≥ 5,3

HDL-c

Mmol/l

> 1,1

≥ 0,9

< 0,9

Triglycerid

Mmol/l

1,5

≤ 2,3

> 2,3

LDL-c

Mmol/l

< 1,7***

≤ 2,0


≥ 3,4

Non-HDL

Mmol/l

2,5

3,4 - 4,1

> 4,1

Huyết áp

mmHg

BMI
Cholesterol

toàn

> 140/90

phần

* Mức HbA1c được điều chỉnh theo thực tế lâm sàng của từng đối tượng.
Như vậy, sẽ có những người cần giữ HbA1c ở mức 6,5% (người bệnh trẻ, mới
chẩn đoán ĐTĐ, chưa có biến chứng mạn tính, không có bệnh đi kèm); nhưng
cũng có những đối tượng chỉ cần ở mức 7,5% (người bệnh lớn tuổi, bị bệnh


5


ĐTĐ đã lâu, có biến chứng mạn tính, có nhiều bệnh đi kèm).
** Hiện nay hầu hết các hiệp hội chuyên khoa đã thay đổi mức mục tiêu:
Huyết áp <140/80 mmHg khi không có bệnh thận ĐTĐ và <130/80 mmHg
cho người có bệnh thận ĐTĐ.
*** Người có tổn thương tim mạch, LDL-c nên dưới 1,7 mmol/ (dưới 70
mg/dl).
1.1.2. Liệu trình điều trị ĐTĐ typ 2
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc ĐTĐ typ 2 đều bắt đầu
điều trị bằng việc thay đổi lối sống. Khi biện pháp thay đổi lối sống tích cực
không giúp bệnh nhân đạt được hoặc duy trì được mức đường huyết mục tiêu
thì thuốc lựa chọn đầu tiên thêm vào liệu trình điều trị là metfomin nếu dung
nạp tốt và không có chống chỉ định [17].
1.1.2.1. Biện pháp thay đổi lối sống
Liệu pháp dinh dưỡng được khuyến cáo đối với tất cả bệnh nhân mắc
ĐTĐ typ 1 cũng như typ 2, nó là một phần trong kế hoạch điều trị bệnh ĐTĐ,
tốt nhất là được đưa ra bởi một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng cho
bệnh nhân ĐTĐ. Theo ADA, không có một mô hình bữa ăn mẫu cho tất cả
các bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Khuyến cáo ADA đưa ra cho bệnh nhân ĐTĐ là sử
dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau,
trái cây, các sản phẩm từ sữa, tránh các đồ uống có đường [17]. Thực hiện chế
độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: Glucid 50 - 60%, protid 15 - 20%, lipid
20 - 30% tổng số calo trong ngày. Nên chọn loại thực phẩm có chỉ số tăng
đường huyết thấp, nhiều chất xơ (rau 100 - 200g/bữa). ĐTĐ typ 2 ăn 3 bữa
chính (sáng, trưa, tối) [5].
Chế độ vận động thể lực: Tăng cường vận động thể lực ở bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 có thể làm giảm đường huyết, giảm tính kháng insulin và giảm


6


yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Vận động cường độ vừa phải khoảng 150
phút/tuần, ít nhất trong 3 ngày, không kéo dài quá 2 ngày liên tục mà không
có hoạt động thể lực nào[17]. Hoặc 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra
đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập [5].
1.1.2.2. Biện pháp dùng thuốc
- Theo hướng dẫn của ADA 2016 [17].
Dưới đây là sơ đồ hướng dẫn của ADA 2016 .

Hình 1.1. Sơ đồ hướng dẫn của ADA 2016
Khởi đầu điều trị bằng thay đổi lối sống, như vận động ít nhất 150
phút/tuần, giảm 7% trọng lượng cơ thể...
Khi việc nỗ lực thay đổi lối sống không giúp bệnh nhân đạt được hoặc
duy trì được đường huyết mục tiêu thì metfomin đơn trị liệu sẽ là lựa chọn

7


đầu tiên hoặc có thể sớm hơn vào ngay sau khi có chẩn đoán nếu không có
CCĐ hoặc không dung nạp. Bệnh nhân có CCĐ hoặc không dung nạp, lựa
chọn thuốc ban đầu trong số những thuốc ở bước kế tiếp theo sơ đồ trên.
Đối với tất cả bệnh nhân, xem xét khởi đầu điều trị ở bước kết hợp hai
thuốc khi A1C là ≥ 9% (75 mmol/mol).
Nếu sau 3 tháng điều trị ở giai đoạn thêm thuốc thứ 2 bệnh nhân vẫn
chưa đạt được hoặc duy trì được đường huyết mục tiêu, chuyển sang điều trị
giai đoạn kế tiếp, kết hợp thêm 1 thuốc thứ 3 theo sơ đồ trên.
Nếu bệnh nhân có đường huyết ≥ 300–350 mg/dL (16,7–19,4mmol/L)

và/hoặc A1C ≥ 10–12% (86–108 mmol/mol) xem xét bắt đầu điều trị ngay
với insulin.
- Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (tham khảo hướng dẫn lựa chọn, phối hợp
thuốc của IDF 2012):

Hình 1.2. Sơ đồ lựa chọn, phối hợp thuốc của IDF 2012

8


Nếu bệnh nhân đã tích cực thay đổi lối sống nhưng không giúp đạt được
hoặc duy trì được đường huyết mục tiêu. Bệnh nhân sẽ được thêm một thuốc
điều trị ĐTĐ đường uống đồng thời vẫn duy trì chế độ lối sống hợp lý.
Lựa chọn ban đầu với chế độ đơn trị liệu, nên dùng metformin với những
người có chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-BMI) trên 23,0 và/hoặc vòng
eo lớn. Người có BMI dưới 23 nên chọn nhóm sulfonylurea. Theo tiêu chuẩn
chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo áp dụng cho
người trưởng thành Châu Á - IDF, 2005 (phụ lục 1).
Nếu việc điều trị tích cực chưa giúp bệnh nhân đạt và duy trì được đường
huyết mục tiêu thì chuyển sang giai đoạn điều trị kế tiếp.
Có thể xem xét dùng thuốc phối hợp sớm trong các trường hợp glucose
huyết tăng cao, thí dụ:
Nếu HbA1c > 9,0% mà mức glucose huyết tương lúc đói > 13,0 mmol/l
có thể cân nhắc dùng hai loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp.
Nếu HbA1C > 9,0% mà mức glucose máu lúc đói > 15,0 mmol/l có thể
xét chỉ định dùng ngay insulin.
Bên cạnh điều chỉnh glucose máu, phải lưu ý cân bằng các thành phần
lipid máu, các thông số về đông máu, duy trì số đo huyết áp theo mục tiêu…
Theo dõi, đánh giá tình trạng kiểm soát mức glucose trong máu bao
gồm: Glucose máu lúc đói, glucose máu sau ăn, và HbA1c – được đo 3

tháng/lần. Nếu glucose huyết ổn định tốt có thể đo HbA1c 6 tháng/lần.
Đối với các cơ sở y tế không thực hiện xét nghiệm HbA1c, có thể đánh
giá theo mức glucose huyết tương trung bình, hoặc theo dõi hiệu quả điều trị
bằng glucose máu lúc đói, glucose máu 2 giờ sau ăn (phụ lục 2).
1.2. Tổng quan về thuốc điều trị đái tháo đường đường uống
1.2.1. Một số nhóm thuốc điều trị đái tháo đường đường uống
Một số nhóm thuốc và đặc tính của nhóm thuốc được trình bày trong

9


bảng 1.3.
Bảng 1.3. Các thuốc chống ĐTĐ đường uống được phân loại
theo cấu trúc hóa học:
Nhóm thuốc

Đại diện

Tác dụng

- Metfomin

- Cải thiện độ nhạy - Rối loạn tiêu hóa

TDKMM

cảm của receptor
với insulin.

Biguanid


-

Giảm

sự

tạo

insulin tại gan.
- Tác dụng trung - Kích thích tế bào - Chủ yếu là hạ
bình: Glipizid.
Sulfonylure

beta đảo tụy tiết đường huyết trầm

- Tác dụng dài: insulin.

trọng và kéo dài.

Glimepirid,

- Tăng cân.

glibenclamid,
gliclazid.
Repaglinid.

- Hạ đường huyết - Hạ đường huyết


Nateglinid.

sau ăn.

Meglitinid
Thiazolidindion

Pioglitazon

rosiglitazon

quá mức.

và - Tăng hoạt tính - Thường gặp phù.
của insulin tại cơ - Suy tim sung

(rosiglitazon đã rút quan đích.

huyết.

khỏi thị trường).
- Vildagliptin.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Hạ đường huyết.

Chất ức chế

- Sitagliptin


- Đau đầu

- Tăng cân.

DPP – 4

- Saxagliptin

- Viêm đường hô
hấp trên.

Chất ức chế α -

- Acarbose.

- Ức chế hấp thu - Đầy hơi và tiêu
glucid từ ruột.

glucosidase

chảy kéo dài.
- Tăng men gan.

10


1.2.2. Thuốc sử dụng điều trị đái tháo đường đường uống đang sử dụng tại
Bệnh viện ĐKKV Yên Minh
1.2.2.1. Metfomin 500mg (Diaberim 500) [6].

- Tác dụng
Metfomin làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây tai biến hạ
đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc phối hợp thuốc hiệp đồng tác
dụng). Ngoài tác dụng chống ĐTĐ, metfomin phần nào có ảnh hưởng tốt lên
chuyển hóa lipoprotein, thường bị rối loạn ở người bệnh ĐTĐ không phụ
thuộc insulin.
Sinh khả dụng tuyệt đối của metfomin 500mg uống lúc đói khoảng 50 60%. Không có sự tỷ lệ với liều. Thức ăn làm giảm mức độ hấp thu và làm
chậm mức độ hấp thu metfomin. Metfomin liên kết với protein huyết tương
thấp.
Sau khi uống, khoảng 90% lượng thuốc được hấp thụ được thải trừ qua
đường thận trong vòng 24h đầu ở dạng không chuyển hóa. Nửa đời trong
huyết tương là 1,5 - 4,5h. Độ thanh thải metfomin qua thận giảm ở người
bệnh suy thận và người cao tuổi.
- Chống chỉ định
Suy giảm hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh lớn hơn
hoặc bằng 1,5 mg/decilit ở nam giới, hoặc lớn hơn hoặc bằng 1,4 mg/decilit ở
phụ nữ).
Quá mẫn với metfomin hoặc các thành phần khác.
Nhiễm acid chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, có hoặc không có hôn
mê (kể cả nhiễm acid - ceton do ĐTĐ).
Bệnh gan nặng, bệnh tim mạch nặng, bệnh hô hấp nặng.
Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết.
Hoại thư, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng.

11


- Thận trọng
Người bệnh cần được thông tin về nguy cơ nhiễm acid lactic và các hoàn
cảnh để dẫn đến tình trạng này.

Người bệnh cần được khuyến cáo điều tiết chế độ ăn khoa học và hợp lý.
Metfomin không phù hợp để điều trị cho người cao tuổi, thường có suy
giảm chức năng thận. Do đó phải kiểm tra creatinin huyết thanh trước khi bắt
đầu điều trị.
Ngừng trước 2 - 3 ngày khi có chụp X quang.
Sử dụng đồng thời các thuốc có tác động đến chức năng thận (tác động
đến bài tiết ở ống thận) có thể ảnh hưởng đến sự bài tiết metfomin.
Phải ngừng dùng metfomin khi tiến hành các phẫu thuật.
- Thời kỳ mang thai: Thận trọng, phụ nữ mang thai nên được điều trị với
insulin để đảm bảo kiểm soát tốt đường huyết, để giảm nguy cơ trên thai nhi.
- Thời kỳ cho con bú: Metfomin có thể bài tiết trong sữa mẹ. Cần cân nhắc
ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc căn cứ vào mức độ quan trọng của thuốc
đối với người mẹ.
- Tác dụng không mong muốn (ADR):
Những ADR thường gặp nhất của metfomin là rối loạn tiêu hóa: Chán
ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đầy thường vị, táo bón, ợ nóng. Những tác dụng
này liên quan tới liều, và thường xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị, nhưng thường
là nhất thời.
Nhiễm toan lactic hiếm gặp ở ĐTĐ typ 2, đặc biệt ở người cao tuổi. Tiến
triển rất nhanh và tiên lượng rất nặng.
- Liều lượng và cách dùng
+ Người lớn
Bắt đầu uống 500mg/lần, ngày 2 lần (uống vào các bữa ăn sáng và tối).
Tăng liều thêm 1 viên mỗi ngày, mỗi tuần tăng 1 lần, tới mức tối đa là
2.500mg/ngày. Những liều tới 2.000mg/ngày, có thể chia làm 2 lần trong

12


ngày. Nếu cần dùng liều 2.000mg/ngày, có thể chia làm 3 lần trong ngày

(uống vào bữa ăn) để dung nạp tốt hơn.
+ Người cao tuổi:
Liều bắt đầu và liều duy trì cần dè dặt, vì có thể có suy giảm chức năng
thận. Nói chung, những người bệnh cao tuổi không nên điều trị tới liều tối đa
metformin.
- Những thông tin cần lưu ý khi tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân
ngoại trú:
+ Liều dùng: Tuân thủ chặt chẽ liều dùng theo chỉ định của bác sỹ.
+ Cách dùng: Đường uống, uống nguyên viên.
+ Thời điểm dùng: Trong hoặc sau các bữa ăn chính trong ngày.
+ Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Có thể tránh những ADR về tiêu hóa nếu uống metfomin vào bữa ăn và
tăng liều từ từ, từng bước.
Nếu xảy ra hạ đường huyết, cần nhanh chóng uống 1 cốc nước đường
hoặc bánh kẹo, hoa quả ngọt để nâng đường huyết lên.
Nhiễm acid lactic hiếm khi xảy ra nhưng có thể gây nguy cơ tử vong
cao, tiền triệu có thể rất kín đáo: mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa. Đau vùng
thượng vị, đặc hiệu theo thắt lưng. Tiểu nhiều và khát nước nhiều, nước tiểu
có cetone > ++ là triệu chứng báo động, ngay cả khi không có triệu chứng lâm
sàng.
Không dùng hoặc hạn chế uống rượu.
Báo cho bác sỹ điều trị những bất thường khi gặp phải, không tự ý thêm
bất kỳ một loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
1.2.2.2. Gliclazide (Golddicron 30mg) [6]
Golddicron 30mg là dạng viên nén giải phóng có kiểm soát.
- Tác dụng

13



Gliclazid là thuốc chống ĐTĐ nhóm sulfonylure. Tác dụng chủ yếu của
thuốc là kích thích tế bào beta tuyến tụy giải phóng insulin. Sulfonylure có thể
làm tăng lượng insulin do làm giảm nồng độ thanh thải hormon này ở gan.
Gliclazid dễ dàng hấp thụ qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết
tương đạt sau khi uống 2 - 4h. Thuốc gắn mạnh với protein huyết tương (8590%). Thời gian tác dụng kéo dài 12h hoặc hơn. Gliclazid được chuyển hóa
mạnh ở gan thành những sản phẩm không còn hoạt tính. Thuốc chưa biến đổi
và các chất chuyển hóa đào thải chủ yếu qua nước tiểu (60 - 70%); khoảng 10
- 20% qua phân ở dạng chuyển hóa, t1/2 khoảng 10 - 12h.
- Chống chỉ định
Ðái tháo đường phụ thuộc insulin (typ 1).
Hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
Suy gan nặng, suy thận nặng.
Có tiền sử dị ứng với sulfonamid và các sulfonylurê khác.
Phối hợp với miconazol viên.
Nhiễm khuẩn nặng hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.
-Thận trọng
Trong khi dùng gliclazid vẫn phải theo chế độ ăn kiêng.
Khi dùng phối hợp với các thuốc khác có tác dụng tăng hoặc giảm tác
dụng hạ đường huyết, cần phải điều chỉnh liều của gliclazid cho thích hợp.
Trong trường hợp suy thận, suy gan, cần phải giảm liều.
- Thời kỳ mang thai: Chống chỉ định dùng gliclazid.
- Thời kỳ cho con bú: Không rõ thuốc có phân bố vào sữa hay không. Tuy
nhiên, hạ đường huyết ở trẻ nhỏ có khả năng xảy ra, vì vậy không nên dùng
gliclazid cũng như các sulfonylurê khác trong thời kỳ cho con bú.
- Tác dụng không mong muốn: Tác dụng không mong muốn bao gồm hạ
đường huyết, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, phát ban...Hiếm khi gặp các tác dụng
không mong muốn nghiêm trọng.

14



- Liều lượng và cách dùng
Liều gliclazid phải dựa theo lượng đường huyết của từng người bệnh.
Bắt đầu với liều 30mg, nếu nếu đường huyết được kiểm soát có hiệu quả,
liều này có thể được sử dụng để điều trị duy trì. Nếu đường huyết không được
kiểm soát đầy đủ, có thể tăng liều lên đến 60, 90, 120mg mỗi ngày. Khoảng
thời gian giữa mỗi lần tăng liều là ít nhất 1 tháng.
- Những thông tin cần lưu ý khi tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại
trú:
+ Liều dùng: Tuân thủ chặt chẽ liều dùng theo chỉ định của bác sỹ.
+ Cách dùng: Đường uống, uống nguyên viên không nhai hoặc nghiền.
+ Thời điểm dùng: Trong hoặc sau các bữa ăn chính trong ngày.
+ Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Vô tình hay cố ý dùng quá liều sẽ dẫn tới những dấu hiệu hạ đường
huyết như vã mồ hôi, da tái xanh, tim đập nhanh. Trường hợp nhẹ, điều trị hạ
đường huyết nhẹ bằng cách uống ngay một cốc nước đường hoặc nước hoa
quả có cho thêm 2 hoặc 3 thìa cà phê đường. Trường hợp nặng có thể biểu
hiện lơ mơ thì phải dùng ngay dung dịch glucose 10% hoặc 30% tiêm tĩnh
mạch và chuyển người bệnh đến bệnh viện.
Có thể tránh hoặc giảm rối loạn tiêu hóa bằng cách uống thuốc cùng bữa
ăn.
1.3. Tuân thủ điều trị
1.3.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, “Tuân thủ điều trị lâu dài
là mức độ hành vi của người bệnh đối với việc uống thuốc, theo đuổi chế độ
ăn kiêng và/ hoặc thay đổi lối sống tương ứng với khuyến cáo của nhân viên
y tế" [27].
Các bệnh mạn tính gây ra khoảng 70% số ca tử vong và là nguyên nhân

15



gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ. Có khoảng 20% đến 50% không tuân thủ
điều trị. Với bệnh mạn tính, việc không tuân thủ điều trị làm giảm hiệu quả
điều trị, tăng tỷ lệ nhập viện, tăng nguy cơ biến chứng, tăng chi phí điều trị.
1.3.2. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh
nhân
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có năm nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến sự tuân thủ dùng thuốc là
- Các yếu tố liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe.
- Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân
- Các yếu tố liên quan đến điều trị
- Các yếu tố liên quan đến đặc điểm bệnh
- Các yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội
1.3.2. Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc
Không có tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của
bệnh nhân [27].
Một số phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị:
Phương pháp đánh giá bằng hệ thống giám sát dùng thuốc (MEMS) là
phương pháp đánh giá chính xác nhờ ghi lại ngày và thời gian mở hộp thuốc
nhờ công nghệ vi xử lý gắn ở nắp hộp. MEMS có thể không chính xác trong
trường hợp bệnh nhân lấy nhiều hơn 1 liều trong một lần mở hộp hoặc mở
hộp mà không lấy thuốc. MEMS có chi phí cao và mỗi thuốc cần một thiết bị
riêng, do đó hạn chế sử dụng trên thực hành lâm sàng [27].
Phương pháp định lượng thuốc hoặc các chất chuyển hóa trong dịch sinh
học. Tuy nhiên, kết quả thu được từ phương pháp này chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi chết độ ăn, sự hấp thu và tốc độ thải trừ thuốc của bệnh nhân. Ngoài
ra, cần chi phí cao để thực hiện biện pháp này [27].
Phương pháp đánh giá tuân thủ dùng thuốc qua báo cáo của bệnh nhân là


16


phương pháp dễ áp dụng nhất nhưng cũng có hạn chế vì phương pháp này phụ
thuộc vào hành vi chủ quan của bệnh nhân. Với phương pháp này, bệnh nhân
có thể được yêu cầu tự ghi lại nhật ký sử dụng thuốc hoặc có thể hoàn thành
báo cáo qua điện thoại, email hoặc có thể qua các cuộc phỏng vấn về việc sử
dụng thuốc của họ. Việc tự báo cáo của bệnh nhân có lợi thế trong việc xác
định lý do bệnh nhân không tuân thủ điều trị [27]. Nhưng không có thang
đánh giá mức độ tuân thủ nào được coi là tiêu chuẩn vàng. Có 3 loại thang
đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân thường được sử dụng
trong thực hành lâm sàng là bảng câu hỏi tuân thủ điều trị (MAQ), thang đánh
giá tuân thủ Hill – Bone, thang đánh giá tuân thủ điều trị (MARS) [28].
Bảng câu hỏi tuân thủ điều trị (MAQ) thường được biết đến là thang tuân
thủ điều trị Morisky - 4 (MMAS – 4) hoặc thang tuân thủ điều trị Morisky – 8
(MMAS – 8). MAQ đánh giá thiếu sót trong dùng thuốc của bệnh nhân do
hay quên, bất cẩn hoặc do ảnh hưởng của tác dụng phụ. Ưu điểm của MAQ là
câu hỏi đơn giản, dễ chấm điểm, đánh giá được trên quân thể tại thời gian
chăm sóc. Nhưng MAQ lại hạn chế trong việc đánh giá niềm tin của bệnh
nhân vào thuốc điều trị. Ban đầu MAQ được áp dụng đầu tiên cho bệnh nhân
tăng huyết áp và sau đó được dùng để khảo sát trên bệnh nhân HIV, bệnh
nhân đái tháo đường, Parkinson,… [28].
Thang đánh giá tuân thủ Hill – Bone là phương pháp giúp các chuyên gia
chăm sóc sức khỏe xác định mức độ tuân thủ của bệnh nhân. Thang này đánh
giá mức độ tuân thủ do hay quên và ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc.
Thang đánh giá này xác định được niềm tin của bệnh nhân vào thuốc điều trị
nhưng các câu hỏi phức tạp, khó chấm điểm. Tuy nhiên thang Hill – Bone chỉ
áp dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp [28].
Thang đánh giá tuân thủ (MARS) là thang đánh giá tuân thủ áp dụng cho
bệnh nhân tâm thần. MARS đánh giá mức độ tuân thủ do nguyên nhân hay

quên, giá thuốc và ảnh hưởng của tác dụng phụ. MARS không đánh giá được

17


niềm tin của bệnh nhân vào thuốc điều trị, khó áp dụng vì câu hỏi phức tạp
nhưng dễ ghi điểm [28].
Tại Bệnh viện ĐKKV Yên Minh, để thực hiện mục tiêu đưa ra trong đề
tài, chúng tôi lựa chọn phương pháp đánh giá tuân thủ thông qua báo cáo của
bệnh nhân, sử dụng thang đánh giá tuân thủ Morisky - 8, dựa trên đặc điểm
mẫu nghiên cứu, điều kiện trang thiết bị và nguồn lực hiện có của Bệnh viện.
1.4. Khảo sát kiến thức của bệnh nhân
Khảo sát kiến thức qua báo cáo của bệnh nhân là phương pháp đơn giản,
dễ thực hiện. Công cụ sử dụng để khảo sát kiến thức là các bộ câu hỏi. Các bộ
câu hỏi này hoặc được nghiên cứu phát triển bởi các tổ chức liên quan đã
được chứng minh độ tin cậy và tính hợp lệ, hoặc các tác giả sẽ xây dựng bộ
câu hỏi phù hợp với mục tiêu cụ thể của từng nghiên cứu dựa trên các tài liệu,
hướng dẫn chính quy.
Một số bộ câu hỏi dùng để khảo sát kiến thức của bệnh nhân như bộ 23
câu hỏi bao gồm 14 câu hỏi về kiến thức chung và 9 câu hỏi về insulin được
phát triển bởi Michigan năm 1998. Tùy thuộc vào đối tượng người bệnh có
hoặc không sử dụng insulin để áp dụng 14 hoặc 23 câu hỏi. Đây là các câu hỏi
ngắn về kiến thức chung và chế độ dùng thuốc của bệnh nhân ĐTĐ [19].
Bộ 5 câu hỏi ngắn được phát triển bởi Michigan, gồm các câu hỏi cơ bản
về tên thuốc, tác dụng, tác dụng phụ, cách sử dụng thuốc và xử trí khi quên
liều, được Mary Lynn McPherson và cộng sự sử dụng trong một nghiên cứu
về mối liên hệ giữa kiến thức về thuốc và mức độ kiểm soát đường huyết trên
bệnh nhân ĐTĐ [24].
Bộ 15 câu hỏi được phát triển bởi ADA năm 1984, 15 câu hỏi được lựa
chọn trong 89 câu hỏi và được thử nghiệm trên 300 bệnh nhân. Kết quả xác

định rằng, việc đánh giá toàn diện kiến thức về bệnh tiểu đường mất rất nhiều
thời gian và không cần thiết, có thể sử dụng 15 câu hỏi để nhanh chóng đánh

18


giá được và đưa ra kết quả đáng tin cậy [20].
1.5. Một số nghiên cứu về đánh giá tuân thủ điều trị, khảo sát kiến thức
của bệnh nhân
1.5.1. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị
Đái tháo đường là bệnh mạn tính khá phổ biến trên thế giới. Tuân thủ
thuốc là một yếu tố quyết định sự thành công của điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ.
Vì vậy, gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về
đánh giá tuân thủ điều trị trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
Một số nghiên cứu trên thế giới
Mohammed MM Al-Haj-Mohd và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu cải
thiện tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân người lớn mắc bệnh ĐTĐ ở các
Tiểu Vương Quốc Ả Rập năm 2016. Nghiên cứu này sử dụng thang MMAS –
8 đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân và đánh giá lại vào 6 tháng
sau khi đã can thiệp bằng biện pháp giáo dục về tầm quan trọng của việc tuân
thủ dùng thuốc đối với bệnh nhân ĐTĐ. Kết quả cho thấy việc can thiệp giúp
giảm tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ kém từ 64,6% xuống còn 44,8% [25].
Blackmon và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về mức độ tuân thủ dùng
thuốc trên bệnh nhân người Mỹ gốc Phi mắc bệnh ĐTĐ typ 2 ở vùng nông
thôn Bắc Carolina năm 2016. Nghiên cứu này sử dụng thang điểm MMAS-8
để đánh giá trên 45 người dân có thời gian mắc bệnh ĐTĐ typ 2 lâu dài, kết
quả cho thấy phần lớn bệnh nhân tuân thủ điều trị kém (63%) và 30% có mức
độ tuân thủ trung bình [21].
Ping Wu và cộng sự tiến hành nghiên cứu về mối liên quan giữa niềm tin
của bệnh nhân và tuân thủ dùng thuốc đường uống trên bệnh nhân người

Trung Quốc mắc ĐTĐ typ 2. Nghiên cứu sử dụng thang điểm MMAS-8 để
đánh giá tuân thủ của bệnh nhân. Kết quả cho thấy một số yếu tố như trí nhớ

19


kém, thường xuyên rời nhà, bận rộn…ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê về tới
tuân thủ dùng thuốc của người bệnh [30].
Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam chưa có nghiên cứu mang tính quốc gia về đánh giá mức độ
tuân thủ trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Hiện nay, các nghiên cứu chỉ mang tính
chất đơn lẻ tại các bệnh viện, các cơ sở y tế.
Tác giả Lưu Thị Hạnh tiến hành nghiên cứu thực trạng tuân thủ điều trị
của bệnh nhân ĐTĐ typ2 tại Khoa Nội 2 Bệnh viện Xanh Pôn năm 2015.
Nghiên cứu được tiến hành trên 65 bệnh nhân từ tháng 7/2015 đến tháng
10/2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ uống thuốc
đúng giờ là 95,4%, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ thời điểm dùng thuốc có liên
quan tới bữa ăn là 63,1%, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ đúng chỉ định về loại thuốc
của bác sỹ là 89,2% [12].
Tác giả Lê Thị Hương Giang tiến hành nghiên cứu thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ typ 2 của người bệnh đang
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 19 - 8 năm 2013. Nghiên cứu được tiến hành
trên 210 bệnh nhân. Kết quả cho thấy có 78,1% bệnh nhân tuân thủ dùng
thuốc [10].
Tác giả Trần Việt Hà và các cộng sự tiến hành nghiên cứu về tình hình
sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2016. Thang MMAS-8
được sử dụng để đánh giá tuân thủ của bệnh nhân, kết quả cho thấy, bệnh
nhân tuân thủ kém chiếm 45,3%, tuân thủ trung bình chiếm 42,1%, bệnh nhân
tuân thủ tốt 12,6% [11].

1.5.2. Một số nghiên cứu về kiến thức của bệnh nhân
Một số nghiên cứu trên thế giới

20


Kassahun T. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về kiến thức bệnh tiểu
đường, hành vi tự chăm sóc và tuân thủ điều trị dùng thuốc trên bệnh nhân
ĐTĐ ở Tây Nam Ethiopia năm 2016. Nghiên cứu được thực hiện trên 325
bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 2. Nghiên cứu sử dụng The Diabetes Knowledge
Test (DKT) được phát triển và thử nghiệm bởi Trung tâm nghiên cứu bệnh
ĐTĐ Michigan để đánh giá kiến thức của bệnh nhân và dùng thang Morisky 8 để đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân. Kết quả 44,9%, 20,1% và
34,9% lần lượt là tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức từ thấp, đến trung bình, đến
cao. 24,9%, 37,9%, 37,2% lần lượt là tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ từ thấp, đến
trung bình, đến cao [11].
Năm 2008, Mary Lynn McPherson và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
tương quan giữa kiến thức về thuốc của bệnh nhân đái tháo đường và việc
kiểm soát đường huyết tại Baltimore, thuộc tiểu bang Maryland, bờ biển phía
Đông Hoa Kỳ. Nghiên cứu được thực hiện trên 44 bệnh nhân. Công cụ nghiên
cứu là bộ câu hỏi gồm 5 câu hỏi ngắn đánh giá kiến thức cơ bản về thuốc sử
dụng của bệnh nhân. Kết quả tổng số điểm bệnh nhân đạt được giao động từ 1
đến 7, với điểm trung bình đạt được là 5, việc kiểm soát đường huyết tăng lên
tương ứng với sự tăng của điểm kiến thức [24].
Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt nam, có một số nghiên cứu đánh giá kiến thức về bệnh ĐTĐ, ví
dụ như nghiên cứu của Dương Đình Chỉnh, Ngô Đức Kỷ về tìm hiểu kiến
thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại khoa Nội tiết Bệnh
viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An năm 2015. Nghiên cứu thực hiện trên 124
bệnh nhân. Kết quả cho thấy kiến thức về bệnh ĐTĐ của bệnh nhân chưa cao.
Có 1 tỷ lệ nhỏ bệnh nhân cần được giáo dục tốt hơn về sự nguy hiểm của

bệnh [7]. Nghiên cứu Thực trạng kiến thức, thái ðộ, thực hành của ngýời dân
tại 6 vùng sinh thái của Việt Nam về bệnh ÐTÐ của Lê Văn Trụ, Đỗ Trung

21


Thành, Nguyễn Vinh Quang, Trân Ngọc Lương, Nguyễn Quốc Việt, Lê
Phong, Lê Quang Toàn năm 2016. Kết quả cho thấy 82,5% số đối tượng có
kiến thức rất thấp, 15,9% có kiến thức thấp, 1,3% có kiến thức trung bình khá [16].
Hiện nay, ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Yên Minh chưa có nghiên cứu
nào về mức độ tuân thủ và kiến thức thuốc sử dụng đường uống điều trị ĐTĐ
typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này góp
phần thấy rõ hơn thực trạng về kiến thức và sự tuân thủ thuốc của bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện ĐKKV Yên Minh, từ đó đề
xuất được các biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả chăm sóc bệnh nhân tại
bệnh viện.

22


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán mắc ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại
trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Yên Minh.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Được chẩn đoán xác định ĐTĐ typ 2.
- Bệnh nhân tái khám.
- Được chỉ định dùng thuốc điều trị ĐTĐ đường uống.
- Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại
trực tiếp bằng tiếng phổ thông.

- Đồng ý tham gia phỏng vấn.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các thể ĐTĐ khác ĐTĐ typ 2.
- Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thu thập số liệu trong nghiên cứu từ tháng 9/2016 – tháng
10/2016 tại phòng cấp phát thuốc ngoại trú, khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa
khu vực Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Quy trình ngiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu, mỗi bệnh nhân ĐTĐ typ 2 sau khi đến tái
khám định kỳ và lĩnh thuốc điều trị tại phòng cấp phát thuốc ngoại trú tại
khoa Dược sẽ được phỏng vấn trực tiếp sau khi được cấp phát thuốc bằng bộ

23


×