Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện đa khoa tỉnh hòa bình năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.22 KB, 63 trang )

`

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



GIANG THỊ THU THỦY




PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG CỦA BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2012


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK60720412


Người hướng dẫn: GS.TS: Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
Thời gian thực hiện: 15/11/2013/-15/03/2014



HÀ NỘI 2014
`


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người thầy mà tôi
vô cùng kính trọng GS.TS Nguyễn Thanh Bình, thầy đã dành nhiều thời
gian để hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian qua và đặc biệt luôn cho tôi
những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân đây, tôi xin
chân thành cảm ơn ban giám hiệu, phòng sau đại học, các thầy cô trong Bộ
môn Quản lý và kinh tế Dược đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn DSCKI Nguyễn Thị Thanh Thủy –
Trưởng khoa Dược Bệnh viện Đ.K tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè tôi, những người luôn
sát cánh, động viên tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.

Hà nội, Tháng 3 năm 2014


Giang Thị Thu Thủy


`

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC HÌNH 8

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 3
1. Hội đồng Thuốc và Điều trị (HĐT&ĐT) 3
1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng Thuốc và Điều trị 3
1.2. Vai trò Hội đồng Thuốc và Điều trị trong chu trình quản lý thuốc 3
2. Khái quát về một số Danh mục thuốc đang sử dụng tại các Cơ sở Y tế: 4
2.1. Sự ra đời của danh mục TTY 4
2.2. Khái niệm danh mục TTY 5
2.3. Các tiêu chí lựa chọn thuốc thiết yếu của WHO 5
2.4. Khái quát về Danh mục TTY ở Việt Nam 6
2.5. Khái quát về Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh 7
2.6. Khái quát về Danh mục thuốc bệnh viện 8
2.6.1. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng Danh mục thuốc tại
bệnh viện: 9
2.6.2. Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong Danh mục thuốc tại bệnh
viện: 10
2.6.3. Quy trình lựa chọn một số thuốc mới 11
3. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình 11
`

3.1. Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa
Bình (BVĐK tỉnh Hòa Bình) 11
3.2. Hội đồng Thuốc và Điều trị Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình 13
3.2.1. Thành phần Hội đồng Thuốc và Điều trị 13
3.2.2.Tóm tắt Quá trình xây dựng Danh mục thuốc BVĐK tỉnh Hòa Bình 14
4. Vài nét về thực trạng cung ứng thuốc trong các bệnh viện nước ta hiện nay và
hướng đi của đề
tài………………………………………………………………………………… 17
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
1. Đối tượng nghiên cứu 22

2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2. Thu thập số liệu 22
2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 23
2.3.1. Mô tả các hoạt động xây dựng DMT của bệnh viện 23
2.3.2. Phân tích cơ cấu và tính phù hợp của DMT 23
2.4. Trình bày số liệu 25
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
1. Phân tích cơ cấu DMT đã sử dụng tại BVĐK tỉnh Hòa Bình năm 2012 26
1.1. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý 26
1.2. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ 30
1.3. Cơ cấu thuốc theo phân loại tân dược - thuốc có nguồn gốc dược liệu 31
1.4. Cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành phần 32
1.5. Cơ cấu thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên thương mại 33
1.6. Tỷ lệ thuốc tiêm, dịch truyền và các dạng bào chế còn lại 33
1.7. Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn 34
`

2.1. Thuốc ngoài Danh mục thuốc Bệnh viện được sử dụng trong năm 2012 35
2.2. Phân tích danh mục thuốc theo phân loại ABC 38
2.2.1. Phân loại các nhóm thuốc ABC 38
2.2.2. Phân tích các Khoản mục trong nhóm A 40
2.3. Cơ cấu tiền thuốc trong ngân sách bệnh viện 42
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52












`

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ADR: Asdverse Drug Reaction (Phản ứng có hại của thuốc)
BVĐK: Bệnh viện đa khoa
HĐT&ĐT: Hội đồng Thuốc và điều trị
KHKT: Khoa học kỹ thuật
VEN: Vital, Essential, Non-essential
WHO : World Health Organization (Tổ Chức Y Tế Thế Giới)


















`

DANH MỤC BẢNG

STT Bảng Tên bảng
1 Bảng 2.1 Danh sách các nguồn thu thập số liệu
2 Bảng 3.1
Cơ cấu nhóm thuốc và giá trị sử dụng của các nhóm thuốc năm
2012
3 Bảng 3.2 Cơ cấu tiêu thụ thuốc tại Bệnh viện theo nguồn gốc, Xuất xứ
4 Bảng 3.3
Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại tân dược- thuốc có nguồn
gốc dược liệu
5 Bảng 3.4 Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần trong DMT
6 Bảng 3.5
Tỷ lệ thuốc mang tên gốc –thuốc mang tên thương mại trong DMT
BV năm 2012
7 Bảng 3.6 Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT năm 2012
8 Bảng 3.7
Cơ cấu DMT của BVĐK tỉnh Hòa Bình năm 2012 theo quy chế
chuyên môn
9 Bảng 3.8
Danh sách thuốc ngoài Danh mục thuốc BVĐK tỉnh Hòa Bình
năm 2012
10 Bảng 3.9 Cơ cấu nhóm thuốc ABC của Danh mục thuốc tiêu thụ năm 2012
11 Bảng 3.10 Danh sách 77 thuốc thuộc nhóm A năm 2012

12 Bảng 3.11 Số lượng thuốc thuộc danh mục thuốc chủ yếu ban hành năm 2011
13 Bảng 3.12 Cơ cấu nguồn kinh phí của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
14 Bảng 3.13 Kinh phí mua thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2012

`

DANH MỤC HÌNH

STT

Hình Tên Hình
1 Hình 1.1 Chu trình quản lý thuốc
2 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
3 Hình 3.2
Quy trình xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Hòa Bình
4 Hình 3.3
Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc (Đơn chất và hợp chất)
của các nhóm thuốc năm 2012
5 Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ giá trị sử dụng các nhóm thuốc năm 2012
6 Hình 3.5
Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ thuốc Bệnh viện theo nguồn gốc,
xuất xứ
7 Hình 3.6 Biểu đồ cơ cấu thuốc Tân dược - Đông dược
8 Hình 3.7 Biểu đồ cơ cấu số lượng danh mục của các nhóm A B C
9 Hình 3.8 Biểu đồ cơ cấu giá trị của các nhóm A B C
10 Hình 3.9
Biểu đồ cơ cấu nguồn kinh phí của Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Hòa bình
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý nói chung và trong Bệnh
viện nói riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Đây cũng là
một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí cho người bệnh, giảm
chất lượng chăm sóc sức khoẻ và uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh. Theo
một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm khoảng 30% - 40% ngân sách
ngành Y tế của nhiều nước, và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng
thuốc không hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả [22].
Các nghiên cứu đã cho thấy tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý xảy ra tại
nhiều nước trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, 30%-60% bệnh nhân
sử dụng kháng sinh gấp 2 lần so với tình trạng cần thiết [21] và hơn một nửa
số ca viêm đường hô hấp trên điều trị kháng sinh không hợp lý . Tại châu Âu,
sự đề kháng của phế cầu với penicillin tỷ lệ thuận với lượng kháng sinh được
sử dụng [18].
Tại Việt Nam, với những chính sách mở cửa theo cơ chế thị trường và
đa dạng hoá các loại hình cung ứng thuốc, thị trường thuốc ngày càng phong
phú cả về số lượng và chủng loại. Theo số liệu của Cục quản lý Dược, hiện có
khoảng 22.615 số đăng ký thuốc lưu hành còn hiệu lực, trong đó có 11.923 số
đăng ký thuốc nước ngoài với khoảng 1000 hoạt chất và 10.692 số đăng ký
thuốc sản xuất trong nước với khoảng 500 hoạt chất [10]. Điều này giúp cho
việc cung ứng thuốc nói chung và cung ứng thuốc trong bệnh viện dễ dàng và
thuận tiện hơn. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều khó khăn, lúng túng trong
việc chọn lựa, sử dụng thuốc chữa bệnh không chỉ với các bệnh viện mà ngay
cả trong cộng đồng.
Để hạn chế tình trạng trên, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các
quốc gia thành lập Hội đồng thuốc và Điều trị (HĐT&ĐT) tại các bệnh viện.
HĐT&ĐT là hội đồng được thành lập nhằm đảm bảo tăng cường độ an toàn
2
và hiệu quả sử dụng thuốc trong các bệnh viện. Thành viên của HĐT&ĐT

bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đảm bảo cho
người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông
qua việc xác định xem loại thuốc thiết yếu nào cần phải cung ứng, giá cả và
sử dụng hợp lý an toàn [20].
Ngày 4/7/1997, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Thông tư số 08/BYT-
TT hướng dẫn về việc tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng Thuốc
và Điều trị ở bệnh viện và ngày 08/08/2013 Bộ Y tế Việt Nam ban hành
Thông Tư 21/2013/BYT-TT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng
Thuốc và Điều trị trong bệnh viện. Chính vì vậy, đề tài “Phân tích danh mục
thuốc sử dụng của Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Hòa Bình năm 2012”

3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1. Hội đồng Thuốc và Điều trị (HĐT&ĐT)
Do sự gia tăng về chi phí điều trị và ngân sách dành cho thuốc hạn chế
khiến cho hệ thống y tế không đủ khả năng cung cấp thuốc cho điều trị, vì vậy
ở mỗi bệnh viện cần phải có một diễn đàn giữa bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng để
trao đổi những vấn đề quan trọng trong bệnh viện. Diễn đàn sẽ là nơi mà các
bất đồng trong điều trị và vấn đề kinh tế được mang ra thảo luận và giải
quyết. Vì vậy mà cần thiết phải có một HĐT&ĐT trong bệnh viện và các cơ
sở y tế để đảm bảo và tăng cường sử dụng thuốc hợp lý.
1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng Thuốc và Điều trị
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề
liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính
sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
Nhiệm vụ của Hội đồng Thuốc và Điều trị:
Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện.
Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện.
Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị.

Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.
Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị.
Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc.(TT 21/2013/BYT-TT)
1.2. Vai trò Hội đồng Thuốc và Điều trị trong chu trình quản lý thuốc
Trong chu trình quản lý thuốc ở bệnh viện HĐT&ĐT là tổ chức đứng
ra điều phối quá trình cung ứng thuốc. HĐT&ĐT thường phải phối hợp với
bộ phận mua thuốc và phân phối thuốc. HĐT&ĐT không thực hiện chức năng
mua sắm mà có vai trò đảm bảo xây dựng hệ thống danh mục và chính sách
4
thuốc, bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo yêu cầu của HĐT&ĐT. Vai trò
của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc được thể hiện theo hình sau:










Hình 1.1 Chu trình quản lý
2. Khái quát về một số Danh mục thuốc đang sử dụng tại các Cơ sở Y tế:
2.1. Sự ra đời của danh mục TTY
Đầu những năm 70 của thế kỷ thứ XX, tình trạng sử dụng thuốc chưa
hợp lý, an toàn tại tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy đại hội đồng Y tế
thế giới đã uỷ nhiệm cho WHO “xây dựng các giải pháp, mà qua đó WHO có
thể hỗ trợ trực tiếp các nước thành viên trong việc lựa chọn và mua với giá cả
hợp lý, những TTY có chất lượng đã được xác định, phù hợp với nhu cầu của
mỗi quốc gia”. WHO khuyến cáo “ Việc sử dụng thuốc hợp lý ngay từ đầu tại

các nước đang phát triển sẽ giúp các nước này tiết kiệm được ngân sách lãng
phí do lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc kém tác dụng”. Năm 1975, khái niệm
về TTY được hình thành từ đại hội lần thứ 28 của WHO. Năm 1977, danh
mục TTY (danh mục mẫu) đầu tiên được biên soạn và xuất bản gồm 200 loại
thuốc [21]. Tính đến năm 1999, danh mục TTY đã 10 lần bổ sung, sửa đổi và
Lựa chọn
Sử dụng
Mua sắm
Phân Phối

HĐT&ĐT
5
ban hành lại [15] [16] [17]. Sự thay đổi này ngoài mục đích cập nhật những
thuốc mới còn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân. WHO còn ban hành danh mục ATC (Antomical Therapeutic
Chemical Classification) gồm 14 phân nhóm, phân loại theo giải phẫu - điều
trị - hoá học nhằm tạo thuận lợi cho các quốc gia xây dựng danh mục TTY
[2].
Cho đến nay đã có hơn 150 quốc gia trên thế giới áp dụng danh mục
TTY. Số lượng tên thuốc có trong danh mục TTY của mỗi quốc gia trung
bình là 300 thuốc [23]. Và vào tháng 3/2007 danh mục thuốc thiết yếu lần thứ
15 đã được ban hành bởi uỷ ban chuyên gia của WHO[22].
2.2. Khái niệm danh mục TTY
Khái niệm về TTY là một khái niệm mang tính chất toàn cầu mà bất kỳ
quốc gia nào đều có thể áp dụng cho cả hệ thống nhà nước, tư nhân và các cấp
khác nhau của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Danh mục TTY là trung tâm của
chính sách quốc gia về thuốc và việc sử dụng danh mục TTY góp phần cải
thiện chất lượng của việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện đáng kể nguồn lực
và chi phí về thuốc. Theo WHO, để thực hiện cho việc chăm sóc sức khoẻ ban
đầu, chỉ cần 1USD TTY có thể đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh

thông thường của một người dân tại cộng đồng.
Khái niệm danh mục TTY được thể hiện rõ trong chính sách quốc gia
về thuốc như sau:
“Danh mục TTY là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cho đa số nhân dân, những loại thuốc này luôn sẵn có với số
lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý”.
2.3. Các tiêu chí lựa chọn thuốc thiết yếu của WHO
WHO năm 1999 đã xây dựng một số tiêu chí lựa chọn thuốc như sau [22]:
6
• Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ
an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng
rộng rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh.
• Thuốc được chọn phải sẵn có ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả dụng,
cũng như sự ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và
sử dụng nhất định.
• Khi có hai hoặc nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí
trên thì cần phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như
hiệu quả điều trị, độ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng.
• Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần phải so sánh tổng chi phí cho
toàn bộ quá trình điều trị chứ không phải chi phí tính theo đơn vị của
từng thuốc. Khi mà các thuốc không hoàn toàn giống nhau thì khi chọn
cần phải tiến hành phân tích hiệu quả - chi phí.
• Trong một số trường hợp, sự lựa chọn còn phụ thuộc vào một số yếu tố
khác như đặc tính dược động học hoặc cân nhắc những đặc điểm tại địa
phương như trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản
xuất, cung ứng.
• Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất. Những thuốc ở
dạng đa chất phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt
chất đáp ứng yêu cầu điều trị của một nhóm đối tượng cụ thể và có lợi
thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với các thuốc ở

dạng đơn chất.
• Thuốc nên được ghi theo tên gốc hoặc tên chung quốc tế (INN), tránh
đề cập đến tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
2.4. Khái quát về Danh mục TTY ở Việt Nam
Bắt nhịp cùng với các nước trên thế giới, năm 1985 Bộ Y tế đã ban
hành DMT chủ yếu lần thứ I gồm 225 thuốc tân dược được xác nhận là an
toàn và có hiệu lực [3]. Năm 1989 DMT tối cần và chủ yếu được ban hành lần
7
thứ II gồm 116 TTY, cùng một DMT gồm 64 thuốc tối cần, trong đó tuyến xã
có 58 TTY và 27 thuốc tối cần [4]. Danh mục TTY theo đúng thông lệ quốc tế
được ban hành lần thứ III năm 1995 gồm có 225, TTY phân theo trình độ
chuyên môn [5]. Để phát triển sử dụng thuốc y học cổ truyền ngày
28/07/1999, Bộ Y tế đã ban hành danh mục TTY lần thứ IV với 346 thuốc tân
dược, 81 thuốc y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam, 185 vị thuốc nam, bắc [6].
Danh mục TTY Việt Nam lần thứ V được ban hành kèm theo quyết
định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ Y tế bao gồm 355 tên
thuốc của 314 hoạt chất tân dược; 94 DMT chế phẩm y học cổ truyền; danh
mục cây thuốc nam và 215 danh mục vị thuốc, kèm theo bản hướng dẫn sử
dụng danh mục TTY Việt Nam lần thứ V [14].
Danh mục TTY là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính sách
của Nhà nước về: đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc phòng và
cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong danh mục TTY. Cơ quan
quản lý nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách trong việc tạo điều kiện
cấp số đăng ký lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu thuốc. Các đơn vị ngành y tế
tập trung các hoạt động của mình trong các khâu: xuất khẩu, nhập khẩu, sản
xuất, phân phối, tồn trữ, sử dụng TTY, an toàn hợp lý phục vụ công tác chăm
sóc sức khoẻ nhân dân. Các cơ sở kinh doanh thuốc của nhà nước và tư nhân
phải đảm bảo danh mục TTY với giá thích hợp, hướng dẫn sử dụng an toàn,
hợp lý, hiệu quả.
2.5. Khái quát về Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Danh mục thuốc có vai trò quan trọng trong chu trình quản lý thuốc
trong bệnh viện. Vì thế nên bệnh viện có một danh mục các thuốc đảm bảo
chất lượng, an toàn, hợp lý, hiệu quả, và kinh tế. Danh mục thuốc chủ yếu
được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thuốc thiết yếu Việt Nam và WHO
hiện hành với các mục tiêu sau:

8
• Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;
• Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh;
• Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia
bảo hiểm y tế;
• Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả
của quỹ bảo hiểm y tế.
Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa
bệnh đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay là danh mục được ban hành
kèm Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011 Bộ trưởng Bộ Y tế. Hệ
thống danh mục này bao gồm 900 mục thuốc tân dược (danh mục này không
ghi hàm lượng, nồng độ, thể tích, khối lượng gói, dạng đóng gói của từng
thuốc được hiểu rằng bất kể hàm lượng, nồng độ, thể tích, khối lượng đóng
gói, dạng đóng gói nào đều được BHYT thanh toán cho bệnh nhân); 57 mục
thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu; 98 mục chế phẩm y học cổ truyền; 237
vị thuốc y học cổ truyền và kèm theo bảng hướng dẫn sử dụng.[6]
2.6. Khái quát về Danh mục thuốc bệnh viện
Căn cứ vào danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu và các
qui định về sử dụng danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành, đồng thời căn cứ
vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện (ngân sách nhà nước, thu một
phần viện phí và bảo hiểm y tế) HĐT&ĐT có nhiệm vụ giúp giám đốc bệnh
viện lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện theo nguyên tắc:
“Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị
trong bệnh viện;

Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng
tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
9
Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế
ban hành;
Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.”( TT21/2013-TT - BYT)
“Danh mục thuốc bệnh viện là một danh mục thường xuyên cập nhật
các thuốc và các thông tin liên quan tới thuốc đáp ứng yêu cầu lâm sàng của
bác sĩ, dược sĩ, và các chuyên gia y tế khác trong chẩn đoán, phòng ngừa,
điều trị bệnh hoặc cải thiện sức khỏe”. [16]
Danh mục thuốc bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ
động có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lí, an toàn, hiệu quả.
Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm và có thể bổ sung hoặc
loại bỏ thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện trong các kỳ họp của
HĐT&ĐT.[6]
2.6.1. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng Danh mục thuốc tại
bệnh viện:
Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện xây dựng các quy định cụ thể
về:
1. Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện;
2. Lựa chọn các hướng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở cho việc
xây dựng danh mục thuốc;
3. Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc
bệnh viện;
4. Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc;
5. Quy trình cấp phát thuốc từ Khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo đảm
thuốc được sử dụng đúng, an toàn;

6. Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trong
trường hợp phát sinh do nhu cầu điều trị;
7. Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại
nghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc
độ an toàn;
10
8. Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị;
9. Quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng;
10. Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công ty
dược và các tài liệu quảng cáo thuốc.(TT 21/2013-TT_BYT)
2.6.2. Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong Danh mục thuốc tại bệnh
viện:
Các tiêu chí lựa chọn thuốc trong Danh mục thuốc Bệnh viện bao gồm:

Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông
qua kết quả thử nghiệm lâm sàng. Mức độ tin cậy của các bằng chứng được
thể hiện theo quy định.
Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về
chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;
Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy định
ở trên thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị,
tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng;
Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế,
cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc
với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh
chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc;
Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối
hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt
chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt
và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở

dạng đơn chất;
Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn
chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các
đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc
nhà sản xuất, cung ứng (TT21/2013/BYT-TT).
11
2.6.3. Quy trình lựa chọn một số thuốc mới
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng thuốc của từng khoa lâm sàng trong điều trị,
các khoa (Trưởng khoa) làm đề nghị bằng văn bản gửi cho thư kí Hội đồng
Thuốc và Điều trị.
• Chỉ có bác sỹ, Trưởng khoa Dược mới có quyền yêu cầu bổ sung hoặc
loại bỏ một dược phẩm.
• Bản yêu cầu bằng văn bản gửi cho thư ký của HĐT&ĐT
• Thành viên HĐT&ĐT đánh giá thuốc bằng cách rà soát lại thông tin
trong tài liệu và chuẩn bị một bản báo cáo viết
• Đưa ra những đề xuất cho danh mục
• Trình bày kết quả đánh giá tại cuộc họp của HĐT&ĐT
• HĐT&ĐT chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu kể trên
• Phổ biến quyết định của HĐT&ĐT đến tất cả các cá nhân có liên quan
3. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
3.1. Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa
Bình (BVĐK tỉnh Hòa Bình)
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trước ngày 11/01/2012 được xếp
bệnh viện hạng II, trực thuộc Sở y tế tỉnh Hòa Bình. Từ ngày 11/01/2012
được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng I: Bệnh viện có 520 giường bệnh,
35 khoa phòng chuyên môn. Bệnh viện là trung tâm y tế, khoa học kỹ thuật
đầu ngành của tỉnh với 7 nhiệm vụ sau:
12
GI

GI
Á
Á
M Đ
M Đ


C
C
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
CĐT&NCKH
ĐIỀU
DƯỠNG
KẾ HOẠCH
TH
TÀI CHÍNH
KT
TỔ CHỨC
CÁN BỘ
HÀNH
CHÍNH QT
VẬT TƯ
TBYT
CÔNG
NGHỆ TT
SƠ Đ
SƠ Đ



T
T


CH
CH


C B
C B


NH VI
NH VI


N
N
KHỐI CẬN LÂM SÀNG
(7 Khoa)
KHỐI LÂM SÀNG
(20 Khoa)
SƠ Đ
SƠ Đ


T
T



CH
CH


C B
C B


NH VI
NH VI


N
N

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
1. Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh:
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các
Bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và
ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của
Nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến
cũng như tại địa phương nơi Bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức
khoẻ khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng
cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
2. Đào tạo cán bộ y tế:
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên Đại
học, Đại học, Cao đẳng và trung học.

- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến
dưới nâng cao trình độ chuyên môn.
3. Nghiên cứu khoa học về y học:
- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những
tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên
13
cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh
không dùng thuốc
- Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ
thuật của Bệnh viện.
- Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu…
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo các Bệnh viện tuyến dưới
phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị.
- Kết hợp với các Bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế
hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong khu vực.
5. Phòng bệnh:
- Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm
vụ phòng bệnh, phòng dịch.
6. Hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định
của Nhà nước.
7. Quản lý kinh tế trong Bệnh viện:
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân
sách của Bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm, y tế,
đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác

Bệnh viện có 35 khoa, phòng: 27 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và 8
phòng chức năng. Bệnh viện đang thực hiện tốt nhiệm vụ công tác khám và
chữa bệnh cho gần 1 triệu dân trong tỉnh và vùng lân cận tỉnh Hòa Bình như
là Phú Thọ, Sơn La.
3.2. Hội đồng Thuốc và Điều trị Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
3.2.1. Thành phần Hội đồng Thuốc và Điều trị
HĐT&ĐT BVĐK tỉnh Hòa Bình gồm 17 người, hoạt động theo chế độ
kiêm nhiệm, do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập.
14
Chủ tịch HĐT&ĐT: Phó giám đốc bệnh viện.
Phó Chủ tịch thường trực HĐT&ĐT: Dược sĩ chuyên khoa 1, Trưởng
khoa Dược bệnh viện.
Thư kí HĐT&ĐT: Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp.
Ủy viên: các Trưởng khoa điều trị chủ chốt, Điều dưỡng trưởng bệnh
viện, và ủy viên dược lý là Dược sĩ CKI.
3.2.2.Tóm tắt Quá trình xây dựng Danh mục thuốc BVĐK tỉnh Hòa Bình
1. Quá trình xây dựng Danh mục thuốc BVĐK tỉnh Hòa Bình tóm tắt như sau:
















Hình 3.2: Qui trình xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hòa Bình
Quá trình cân nhắc và lựa chọn các nhóm thuốc và Danh mục thuốc
được thực hiện mỗi năm một lần vào thời điểm cuối năm khi chuẩn bị cho đấu
thầu thuốc. Do đặc thù của một Bệnh viện Đa khoa nên bệnh viện đã tiến
Danh mục
thuốc
( Hoạt chất)
Các tài liệu

- DMT Chủ yếu

- Một số hưỡng
dẫn điều trị
chuẩn của Bệnh
viện.
Hội Đồng
Thuốc điều trị
Dự thảo Danh
mục thuốc

Giám đốc
Thông tin từ các khoa phòng

- Phòng kế hoạch tổng hợp

- Mô hình bệnh tật


- Phòng tài chính kế toán

- Nguồn kinh phí: Ngân sách, bảo hiểm, viện
phí.

- Khoa lâm sàng, cận lâm sàng

- Vấn đề trong điều trị

- Nhu cầu thuốc: bổ xung thuốc mới hoặc loại
bỏ thuốc

- Khoa Dược

- Danh mục thuốc bệnh viện

- Lập kế hoạch cung ứng

15
hành phân tích lựa chọn thuốc vào Danh mục thuốc theo thứ tự các nhóm
thuốc có trong bảng. Theo như thành viên của HĐT&ĐT việc thực hiện theo
cách lựa chọn này phù hợp với thứ tự trong Danh mục thuốc chủ yếu, vì vậy
có thể dễ dàng kiểm soát số lượng các thuốc trong nhóm.
Trong một số trường hợp do tính cần thiết trong điều trị, một số các
khoa lâm sàng có ý kiến về việc cung ứng một nhóm thuốc nào đó thì khoa
lâm sàng đó sẽ lên danh sách các thuốc cần được cung ứng. Danh sách được
tổng hợp vào tháng 11và gửi lên HĐT&ĐT, Hội đồng sẽ tiến hành đánh giá
lựa chọn các thuốc trong danh sách.
HĐT&ĐT dựa trên các thông tin trên tiến hành phân tích lựa chọn các
thuốc vào trong danh mục thuốc của bệnh viện của năm tiếp theo. HĐT&ĐT

còn dựa trên các thông tin từ các nguồn khoa phòng điều trị về các thuốc
không đáp ứng được nhu cầu điều trị, thuốc kém chất lượng, thuốc gây nên
tương tác và các ADR.
Do đặc thù của tỉnh Hòa Bình tiến hành đấu thầu tập trung nên
HĐT&ĐT của bệnh viện không can thiệp sâu vào việc lựa chọn thuốc. Danh
mục thuốc hoạt chất được xây dựng, sau đó theo như kết quả đấu thầu tại Sở y
tế tỉnh mà mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn các biệt dược đã trúng thầu của từng
hoạt chất vào Danh mục thuốc của Bệnh viện. Danh mục thuốc của bệnh viện
dựa trên danh mục thuốc chủ yếu, vì vậy các thuốc này được bảo hiểm y tế
chi trả.
Khoa Dược của Bệnh viện thường xuyên theo dõi các thông tin về
thuốc giả thuốc kém chất lượng do Cục Quản Lý Dược Việt Nam. Thông tin
thuốc giả thuốc kém chất lượng được gửi tới Khoa Dược bệnh viện. Cán bộ
của bộ phận thông tin thuốc sẽ kiểm tra các thuốc trong danh mục thuốc bệnh
viện. Nếu có các thuốc trong danh sách thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc kém
chất lượng, bệnh viện sẽ thu hồi toàn bộ số thuốc và gửi lên Sở Y Tế tỉnh,
ngừng hoạt động cung ứng thuốc đình chỉ, kém chất lượng trong toàn bệnh
16
viện. Trong năm 2011 bệnh viện không có thuốc nào thuộc danh mục thuốc
đình chỉ và kém chất lượng.
Bệnh viện chưa xây dựng chuyên khảo về các thuốc trong danh mục
thuốc. Cuốn sách chuyên khảo là cuốn cẩm nang về các thuốc trong danh mục
trong đó có đầy đủ các thông tin về tên thuốc hàm lượng nồng độ, chỉ định
chống chỉ định, tương tác thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc, độ dài của
đợt điều trị… Bệnh viện cũng chưa tiến hành phân tích nào về vấn đề kinh tế
như phân tích chi phí hiệu quả của thuốc.
Phân loại nhóm thuốc có ý nghĩa quan trọng đối với công tác dược tại
bệnh viện, đối với các bệnh viện trong nước ta thì việc phân loại nhóm thuốc
theo tác dụng điều trị giống danh mục thuốc chủ yếu phổ biến hầu hết các
bệnh viện.

2. Phê chuẩn danh mục thuốc
Sau khi lựa chọn xong các thuốc trong Danh mục thuốc của một năm,
Giám đốc bệnh viện, chủ tịch HĐT&ĐT, trưởng khoa Dược Bệnh viện đồng
phê chuẩn Danh mục thuốc được xây dựng. Quyết định này được thông báo
đến toàn thể trưởng phó khoa các khoa phòng trong bệnh viện. Đồng thời với
sự phê duyệt Danh mục thuốc mới, Khoa Dược bệnh viện chuẩn bị Danh mục
thuốc mới này gửi đến tất cả các khoa phòng trong bệnh viện.
3. Quản lý danh mục thuốc
Hiện tại Bệnh viện chưa qui định chính sách quyền hạn của HĐT&ĐT,
trách nhiệm của HĐT&ĐT được qui định theo Qui chế Bệnh viện. Tuy nhiên
bệnh viện cũng có những qui định về việc hạn chế sử dụng thuốc ngoài danh
mục.
Khi Khoa phòng có nhu cầu sử dụng một thuốc không thuộc trong
Danh mục thuốc của bệnh viện: bác sĩ, dược sĩ làm đơn yêu cầu, có chữ kí của
trưởng khoa gửi lên trưởng khoa Dược (Phó chủ tịch HĐT&ĐT). Căn cứ vào
nhu cầu Trưởng khoa Dược quyết định cung ứng thuốc đó hay không.
17
Bệnh viện chưa có mẫu đơn về việc thêm hoặc loại bỏ một thuốc ra
khỏi Danh mục thuốc. Khi có yêu cầu về việc thêm một thuốc mới các bác sĩ,
dược sĩ viết giấy yêu cầu bằng tay gửi lên Khoa Dược.
Việc thay thế phác đồ điều trị và sử dụng thuốc generic cũng được thảo
luận trong các cuộc họp của HĐT&ĐT. Tuy nhiên không có văn bản hay biên
bản cuộc họp của HĐT&ĐT.
Tại Khoa Dược của bệnh viện có tổ thông tin thuốc nhằm giải đáp các
thắc mắc của các bác sĩ, điều dưỡng khi có vấn đề về sử dụng thuốc.

4. Vài nét về thực trạng cung ứng thuốc trong các bệnh viện nước ta hiện
nay và hướng đi của đề tài.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
ngành Công nghiệp Dược phẩm cũng đã có bước phát triển vượt bậc. Trong

những năm gần đây ngành Công nghiệp Dược tạo ra nhiều sản phẩm mới
nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Ví dụ
trong vài năm gần đây trên thế giới xuất hiện một số đại dịch lớn như SARS,
cúm A/H5N1, cúm A/H1N1… một số nước đã kịp thời nghiên cứu, sản xuất
ra Vaccine và các thuốc đề phòng và điều trị bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Ở
Việt Nam, thị trường dược phẩm cũng rất phong phú, có khoảng 1.500 hoạt
chất với khoảng 18.000 mặt hàng năm 2008 và năm 2009 đã lên đến 22.000
sản phẩm [24]. Tuy nhiên, Công nghiệp Dược Việt Nam vẫn phát triển ở mức
trung bình - thấp, chưa sáng chế được thuốc mới và hiện chỉ có hơn 52%
doanh nghiệp dược đủ tiêu chuẩn sản xuất thuốc. Thuốc sản xuất trong nước
chủ yếu là generic, không có giá trị cao, mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu
tiêu thụ thuốc nội địa [25].
Theo đánh giá của Bộ y tế: “Ngành Dược đã có những thành tích nổi
bật là đảm bảo nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục tình
trạng thiếu thuốc trước đây”[11]. Năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất
trong nước đạt 831,250 triệu USD, tăng 16,18% so với năm 2008, đáp ứng

×