Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Khảo sát một số nguồn lực cơ bản dành cho công tác đào tạo tại trường cao đẳng y tế ninh bình năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 70 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRỊNH THỊ MINH NGUYỆT

KHẢO SÁT MỘT SỐ NGUỒN LỰC CƠ BẢN
DÀNH CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH
NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRỊNH THỊ MINH NGUYỆT

KHẢO SÁT CÁC NGUỒN LỰC CƠ BẢN
DÀNH CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK60.72.04.12

Người hướng dẫn:

GS.TS. Nguyễn Thanh Bình



Nơi thực hiện:

Trường Đại học Dược Hà Nội
Trường Cao Đẳng Y tế Ninh Bình

Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2015-3/2016

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
- Phó hiệu trưởng Trường Ðại học Dược Hà Nội, người thầy đã tận tình dẫn dắt và
truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, các Bộ môn và các
thầy cô giáo Trường Ðại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới TS. BS. Vũ Văn Lại - Hiệu Trưởng
Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình cùng các khoa phòng, bộ môn Dược – YHCT
Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt qúa trình
khảo sát, thu thập số liệu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân
của tôi trong suốt thời gian qua luôn ở bên cạnh khích lệ, động viên tôi thực hiện
luận văn này./.
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2016
Học viên


Trịnh Thị Minh Nguyệt


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN ............................................................................ 3
I.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN .................................................................... 3
1.Nguồn lực là gì? ....................................................................................... 3
2.Đào tạo và công tác đào tạo ..................................................................... 5
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG. ................................... 5
1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng .................................................... 5
2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Cao đẳng..................... 6
3.Các quy định về nguồn lực trong trường cao đẳng.................................. 6
III.TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2015-2020.................................................... 12
1.Thông tin chung về trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình........................... 12
2. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 13
3. Chiến lược phát triển Trường cao đẳng Y tế Ninh Bình giai đoạn 2015
- 2020 ........................................................................................................ 13
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 18
1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 18
2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 18
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 20
I.THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHÀ TRƯỜNG........... 20
1.Đội ngũ cán bộ nhà trường .................................................................... 20

1.Học sinh tại trường.................................................................................... 29
II.THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾ BỊ PHỤC
VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NĂM 2015 .................................................. 33


1.Thực trạng cơ sở vật chất ....................................................................... 33
2.Thực trạng trang thiết bị của nhà trường ............................................... 35
III.THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO NĂM 2015 .......................................................................................... 40
1.Thực trạng nguồn thu năm 2015 ............................................................ 40
2.Thực trạng các nguồn chi năm 2015 ...................................................... 41
CHƯƠNG IV BÀN LUẬN ........................................................................... 43
1.THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHÀ TRƯỜNG .......... 43
2. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ CHO
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NĂM 2015 ......................................................... 45
3. THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO NĂM 2015 ....................................................................................... 47
CHƯƠNG V KẾT LUẬN ............................................................................. 48
1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NHÀ TRƯỜNG ....................... 48
2. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾ BỊ PHỤC VỤ
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NĂM 2015 ........................................................... 49
3. THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO NĂM 2015 .......................................................................................... 50
PHẦN VI ........................................................................................................ 51
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
PHỤ LỤC 1.1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


DD
ĐT
TT
LS
CBNV
CBQL
CĐYTNB
CTHSSV
CK
BGD&ĐT
BM
KHCB
CTGDPL
GDQP
GV
QLYT
QLĐT
YTCĐ
YHCS
GDSK
GPB
MH
RHM
TMH
CTHSSV
TCKT
TCHC
Ths
Ts

TTTV
YHCT

Quyết định
Điều dưỡng
Đào tạo
Thông tư
Lâm sàng
Cán bộ, nhân viên
Cán bộ quản lý
Cao đẳng Y tế Ninh Bình
Công tác học sinh sinh viên
Chuyên khoa
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ môn
Khoa học cơ bản – Chính trị và thể dục thể thao
Chính trị - Giáo dục pháp luật
Giáo dục quốc phòng
Giảng viên
Quản lý y tế
Quản lý đào tạo và quản lý khoa học
Y tế cộng đồng
Y học cơ sở
Giáo dục sức khỏe
Giải phẫu bệnh
Mô hình
Răng – Hàm - Mặt
Tai – Mũi - Họng
Công tác học sinh sinh viên
Tài chính kế toán

Tổ chức hành chính
Thạc sỹ
Tiến sĩ
Thông tin - Thư viện-Tư liệu-Đối ngoại
Dược và Y học cổ truyền


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Phân tích đội ngũ cán bộ theo ngạch cán bộ và giới tính ............ 26
Bảng 2. Phân tích đội ngũ cán bộ theo ngạch cán bộ và trình độ............. 27
Bảng 3. Phân tích đội ngũ cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ ................... 27
Bảng 4. Phân loại đội ngũ cán bộ theo ngạch cán bộ và trình độ tin học 28
Bảng 5. Phân loại đội ngũ cán bộ theo ngạch cán bộ và độ tuổi ............... 28
Bảng 6. Phân loại đội ngũ cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ và loại biên
chế ................................................................................................................... 29
Bảng 7. Phân bố diện tích cho các hoạt động đào tạo................................ 33
Bảng 8. Thực trạng hệ thống giảng đường của nhà trường..................... 33
Bảng 9. Thực trạng hệ thống phòng thực hành của nhà trường ............. 33
Bảng 10. Thực trạng hệ thống phòng làm việc của nhà trường .............. 34
Bảng 11. Trang thiết bị cơ bản phục vụ công tác đào tạo của trường ..... 35
Bảng 12. Phân bổ số lượng máy tính và máy in theo các bộ phận ........... 35
Bảng 13. Phân bổ số lượng máy chiếu đa năng theo các bộ phận ............ 36
Bảng 14. Các loại trang thiết bị phòng thực hành tại trường ................... 36
Bảng 15. Phân bố các đầu sách trong thư viện........................................... 40
Bảng 16. Các nguồn thu dành cho công tác đào tạo năm 2015................. 40
Bảng 17. Phân bổ kinh phí theo theo các nguồn chi .................................. 41
Bảng 18. Phân bổ nguồn chi cho ngân sách đào tạo cao đẳng – trung cấp
theo hạng mục chi tiết ................................................................................... 41
Bảng 19. Phân bổ nguồn chi cho nghiên cứu khoa học công nghệ ........... 42
Bảng 20. Phân bổ kinh phí từ ngân sách chương trình mục tiêu theo .... 42

Bảng 21. Phân bổ nguồn chi đào tạo lại và nâng cao năng lực cán bộ..... 42


DANH MỤC BIỂU
Biểu 1. Phân tích đội ngũ theo ngạch cán bộ .............................................. 20
Biểu 2. Phân tích đội ngũ cán bộ theo bộ phận .......................................... 21
Biểu 3. Phân tích đội ngũ cán bộ theo giới tính .......................................... 22
Biểu 4. Phân tích đội ngũ cán bộ theo trình độ chuyên môn .................... 22
Biểu 5. Phân tích đội ngũ cán bộ theo trình độ ngoại ngữ ........................ 23
Biểu 5.1. Mức độ sử dụng ngoại ngữ trong công việc ................................ 23
Biểu 6. Phân tích đội ngũ cán bộ theo trình độ tin học ............................. 24
Biểu 6.1. Mức độ sử dụng tin học trong công việc ..................................... 24
Biểu 7. Phân tích đội ngũ cán bộ theo độ tuổi ............................................ 25
Biểu 8. Phân tích đội ngũ cán bộ theo thâm niên công tác ........................ 25
Biểu 9. Phân tích đội ngũ cán bộ theo loại biên chế ................................... 26


TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình, tiền thân là Trường trung sơ cấp Y tế
Ninh Bình được thành lập năm 1963, đến nay đã hơn nửa thế kỷ xây dựng và
trưởng thành. Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình được nâng cấp từ Trường Trung
cấp Y tế Ninh Bình theo Quyết định số 6757/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/10/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, là cơ sở đào tạo bậc Cao đẳng và trung
cấp Y – Dược thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trường trực thuộc Sở Y tế tỉnh
Ninh Bình và chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về chiến lược và quy hoạch phát triển, tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu,
chương trình, phương pháp đào tạo, tuyển sinh và tổ chức đào tạo, công nhận và
cấp văn bằng tốt nghiệp cho các đối tượng Cao đẳng điều dưỡng, Y sỹ đa khoa,
Dược sỹ trung cấp, điều dưỡng và Hộ sinh trung cấp. Trường là đơn vị sự
nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở các tài khoản

riêng theo quy định của pháp luật.
Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ chuyên môn Y - Dược có trình độ cao đẳng, trung cấp và các trình độ
khác; đào tạo cán bộ Y tế chất lượng cao, có phẩm chất chính trị, có năng lực
chuyên môn, có sức khỏe, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực y tế để phục vụ
phát triển nền kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Nắm bắt xu thế phát triển của giáo dục đại học trong nước và trên thế giới,
tranh thủ sự ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước;
đồng thời để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ
y tế của địa phương, Nhà trường đã đề ra mục tiêu chiến lược phát triển Trường lâu
dài là: “Phát triển Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2015 và
định hướng 2020, phấn đấu xây dựng Trường thành trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực Y tế chất lượng cao, xây dựng Trường trở thành Trường Đại học Y –
Dược Hoa Lư trong tương lai ”.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đầu tư phát triển nguồn lực cao chất lượng
cao vừa là mục tiêu, vừa là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững của Nhà
trường lâu dài. Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007
của Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
1


đào tạo cho các trường cao đẳng và đại học, trong đó có 05/10 tiêu chuẩn liên
quan đến các nguồn lực dành cho công tác đào tạo.
Năm 2015 là năm bản lề, là tiền đề cho việc thực hiện giai đoạn tiếp theo
của chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình giai đoạn 2015 2020. Do đó, việc hệ thống thông tin về các nguồn lực đầu vào của giai đoạn
2015-2020 là rất cần thiết để đánh giá tính khả thi của chiến lược.
Nhằm cung cấp thông tin về thực trạng nguồn lực của trường, so sánh với
các tiêu chuẩn về nguồn lực cho trường đại học và đưa ra những kiến nghị liên
quan đến nguồn lực trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công chiến
lược phát triển giai đoạn đến năm 2020, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Khảo

sát một số nguồn lực cơ bản dành cho công tác đào tạo tại Trường Cao đẳng Y
tế Ninh Bình năm 2015 ” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng đội ngũ cán bộ nhà trường năm 2015.
2. Mô tả thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị dành cho công tác đào
tạo năm 2015.
3. Mô tả thực trạng nguồn tài chính dành cho công tác đào tạo năm 2015.

2


Chương I
TỔNG QUAN

I.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.Nguồn lực là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, nguồn lực là nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần
phải bỏ ra để tiến hành một hoạt động nào đó [5]. Theo quan điểm hệ thống:
“Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương tiện mà hệ thống có quyền chi
phối, điều khiển sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình”.
Nguồn lực được sử dụng ở các mức độ, lĩnh vực khác nhau sẽ có cách
định nghĩa cụ thể. Nguồn lực của một quốc gia được định nghĩa là tổng thể vị trí
địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân
lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và nước ngoài có
thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ
nhất định [7]. Nguồn lực của một doanh nghiệp là là khả năng cung cấp các yếu
tố cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp [8].
Về phân loại nguồn lực: Trong quản trị học, người ta phân loại nguồn lực
của một tổ chức thành nguồn lực con người, nguồn lưc tài chính, nguồn lực vật
chất và nguồn lực thông tin.
 Nguồn lực con người (nguồn nhân lực):

Có nhiều cách định nghĩa về nguồn nhân lực:
Theo Liên hợp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và
năng lực thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con
người [6].
Nguồn lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân
đảm bảo sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được của tổ
chức. [7].
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô,
loại hình và chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá
trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia,
khu vực, thế giới [6].
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại các định
nghĩa đều có một điểm chung là: Nói đến nguồn nhân lực là nói đến số lượng
nhân lực, chất lượng nhân lực (trí tuệ, sự hiểu biết, kỹ năng, sức khỏe, ...) và cơ
3


cấu nhân lực (giới tính, độ tuổi, cơ cấu trình độ, ...). Theo cách định nghĩa ở
trên, nhân lực dành cho công tác đào tạo bao gồm đội ngũ cán bộ của nhà trường
và người học, hai đội ngũ này đều có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà
trường. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ là yếu tố bên trong chỉnh thể (nhà trường),
người học là yếu tố bên ngoài và có sự thay đổi thường xuyên. Vì vậy, trong
phạm vi nghiên cứu này chúng tôi tập trung tìm hiểu đội ngũ cán bộ trong nhà
trường.
 Nguồn lực tài chính:
Nguồn lực tài chính bao gồm số tiền mà nhà quản trị và tổ chức sử dụng
để đạt được mục tiêu của tổ chức. Ở đây, nguồn lực tài chính là nguồn kinh phí
được sử dụng vào công tác dạy, học và hỗ trợ cho việc dạy, học.
 Nguồn lực vật chất:
Nguồn lực vật chất gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình của tổ chức:

- Tài sản hữu hình là bất động sản, nguyên vật liệu, văn phòng, nhà máy
sản xuất, các thiết bị văn phòng, phương tiện vận chuyển và công nghệ…
- Tài sản vô hình là tài sản không thấy bằng mắt như uy tín, thương hiệu,
lòng trung thành…
Ta thấy: Cả 2 nguồn tài sản đều có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tài sản
hữu hình là yếu tố xuất hiện trước và có thể cân đo đong đếm bằng phương pháp
định lượng được, nhưng tài sản vô hình lại là yếu tố định tính và có thời gian để
gây dựng. Trong phạm vi nghiên cứu này, do nguồn lực có hạn chúng tôi chỉ tìm
hiểu tài sản hữu hình của nhà trường.
 Nguồn lực thông tin:
Nguồn lực thông tin là những dữ liệu mà nhà quản trị và tổ chức sử dụng
để hoàn thành công việc [8] .
Trong các loại nguồn lực, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất và
là nguồn nội lực quý giá, nếu biết cách khai thác và phát huy tốt là yếu tố quan
trọng để tạo ra nguồn lực khác.
Việc đánh giá nguồn lực thông tin tương đối phức tạp cộng thêm điều
kiện nguồn lực hạn chế, chúng tôi không nghiên cứu về nguồn lực này trong
công tác đào tạo của nhà trường.

4


2.Đào tạo và công tác đào tạo
- Đào tạo là quá trình học tập làm cho người lao động có thể thực hiện
được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ [9].
- Công tác đào tạo bao gồm: Công tác tuyển sinh, công tác dạy và học,
công tác quản lý và chứng nhận kết quả học tập, công tác kiểm định chất lượng
giáo dục.
- Giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý cơ hữu của trường cao đẳng công
lập là viên chức, công chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định

của pháp luật về công chức, viên chức.
- Cơ quan trực tiếp quản lý trường cao đẳng công lập là cơ quan, tổ chức
được giao quản lý trường cao đẳng theo quy định của pháp luật, bao gồm: Các
bộ, ban, ngành Trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, các tập đoàn kinh tế; các đại học vùng.
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG.
1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng
+ Trường cao đẳng có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 14 của Luật
Giáo dục đại học, bao gồm:
a) Hội đồng trường;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học; giám đốc,
phó giám đốc học viện;
c) Phòng, ban chức năng;
d) Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ;
đ) Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ;
e) Phân hiệu (nếu có);
g) Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.
+ Quy định việc thành lập, giải thể các đơn vị thuộc trường cao đẳng; cơ cấu
tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị được thực hiện theo quy định của
Điều lệ Trường cao đẳng tại Thông tư số 01/2015/TT-BGĐT ngày 15/1/2015
của Bộ Giáo dục và đào tạo, quy định của pháp luật và được cụ thể hóa trong
quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

5


2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Cao đẳng: Thông tư
01/2015/TT-BGĐT ngày 15/1/2015 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã quy

định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trường cao đẳng như sau:
+ Trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều
28 của Luật Giáo dục đại học.
+ Quyền tự chủ của trường cao đẳng được quy định tại Điều 32 của Luật
Giáo dục đại học và một số quy định cụ thể sau đây:
a) Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường;
b) Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, cán
bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển nhà trường;
c) Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào
tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu học phí tương ứng với điều
kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và
các quy định về tự chủ tài chính đối với trường cao đẳng;
d) Tuyển sinh và phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa
chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình
đào tạo; in phôi văn bằng, quản lý và cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học
theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế
theo chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường; đảm bảo chất lượng đào
tạo của nhà trường; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký
kiểm định.
+ Trách nhiệm xã hội của trường cao đẳng thể hiện ở các hoạt động: Báo cáo,
công khai và giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan về các
hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật; cam kết với cơ quan
quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động để đạt được các cam
kết; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật
chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật
và của Điều lệ này.
3.Các quy định về nguồn lực trong trường cao đẳng
Khái niệm nguồn lực trong trường cao đẳng sử dụng trong phạm vi của
nghiên cứu này bao gồm:

-

Nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ của nhà trường: giảng viên cơ hữu, cán

bộ quản lý cơ hữu và nhân viên.
-

Nguồn lực vật chất : đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, kết quả hoạt

động khoa học và công nghệ, trang thiết bị và những tài sản khác được Nhà
6


nước, tổ chức, cá nhân đầu tư giao cho trường quản lý và sử dụng; tài sản do
trường đầu tư mua sắm, xây dựng; tài sản được biếu, tặng để đảm bảo các hoạt
động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các hoạt động
khác; các động sản và bất động sản và các quyền tài sản khác theo quy định của
pháp luật.
-

Nguồn lực tài chính: Bao gồm tất cả các nguồn kinh phí phục vụ cho các

hoạt động của trường.
a. Quy định về nguồn nhân lực trong trường cao đẳng
Từ tháng 3 năm 2015 trở về trước, Thông tư 14/2009/TT-BGĐT ngày
28/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng đã quy
định về giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường như sau:
+ Tiêu chuẩn của giảng viên, cán bộ và nhân viên:
 Giảng viên trường cao đẳng phải có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
có trình độ chuyên môn, sức khoẻ tốt, lý lịch bản thân rõ ràng.

 Giảng viên các trường cao đẳng phải có trình độ từ đại học trở lên phù
hợp với các môn học của ngành đào tạo. Ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp
đại học loại khá, giỏi và người có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ có kinh
nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành giảng viên. Những người
tốt nghiệp các ngành ngoài sư phạm phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
 Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ và nhân viên các đơn vị trong trường cao
đẳng do Hiệu trưởng quy định.
+ Nhiệm vụ của giảng viên, cán bộ và nhân viên:
 Giảng viên, cán bộ, nhân viên trường cao đẳng phải nghiêm chỉnh chấp
hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đầy
đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức hoạt động của
trường và các quy định khác do Hiệu trưởng ban hành.
 Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình đã được Bộ Giáo dục và
Đào tạo và nhà trường quy định; viết giáo trình, phát triển tài liệu phục vụ giảng
dạy học tập theo sự phân công của trường, khoa, bộ môn;
 Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương
pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học;
 Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển
giao công nghệ theo sự phân công của trường, khoa, bộ môn;
7


 Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách
của người học, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học,
hướng dẫn người học trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng,
đạo đức tác phong, lối sống;
 Không ngừng tự bồi dưỡng nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy
để nâng cao chất lượng đào tạo;
 Hoàn thành tốt các công tác khác được trường, khoa, bộ môn giao.
+ Quyền của giảng viên, cán bộ và nhân viên:

 Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo các chế độ chính
sách quy định cho nhà giáo, cán bộ và nhân viên; được hưởng các chế độ nghỉ lễ
theo quy định của Nhà nước và được nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ học kỳ theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Được tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được thi nâng bậc, chuyển ngạch giảng viên, và
các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
 Được Nhà nước xét tặng các danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo
ưu tú, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và các danh hiệu thi đua khác.
 Giảng viên có quyền đề nghị bố trí giảng dạy đúng chuyên môn đã
được đào tạo, xác định nội dung các giáo trình giảng dạy phù hợp với quy định
chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Giảng viên có quyền lựa chọn phương pháp và phương tiện giảng dạy
thích hợp nhằm phát huy tối đa năng lực cá nhân, bảo đảm chất lượng và hiệu
quả đào tạo
 Được ký hợp đồng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo
dục, nghiên cứu khoa học ngoài trường theo quy định của Luật Lao động, Quy
chế thỉnh giảng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Quy chế tổ chức, hoạt
động của trường.
Từ tháng 3 năm 2015 đến nay, các quy định liên quan được điều chỉnh
bới Thông tư 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15/1/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành điều lệ trường cao đẳng. Thông tư không có quy định cụ thể về đội
ngũ nhân viên. Tuy nhiên, tiêu chuẩn giảng viên và cán bộ quản lý (trưởng phó
khoa, bộ môn) chặt chẽ và yêu cầu cao hơn. Cụ thể như sau:
8


Giảng viên trong trường cao đẳng là người có nhân thân rõ ràng; có
phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục;

Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ
trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng
Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
+ Nhiệm vụ và quyền của giảng viên:
Giảng viên trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ và quyền theo quy định
tại Điều 55 của Luật Giáo dục đại học và các nhiệm vụ, quyền cụ thể sau đây:
 Chấp hành các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường.
 Thực hiện quy định về chế độ làm việc đối với chức danh giảng viên do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
 Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc để thực
hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin liên quan
đến nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
 Được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và các chính sách khác theo quy
định của pháp luật; giảng viên trong các trường cao đẳng công lập làm việc ở
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp và
chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định.
 Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo
kế hoạch và điều kiện của nhà trường; được tham gia vào việc quản lý và quản
trị nhà trường; được tham gia các hoạt động xã hội theo quy định của pháp luật.
 Giảng viên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng
quyền theo quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ; giảng viên làm công tác
quản lý trong trường cao đẳng nếu tham gia giảng dạy thì được hưởng các chế
độ đối với giảng viên theo quy định của pháp luật và quy định hợp pháp của
trường.
 Tham gia quản lý người học và đóng góp trách nhiệm với cộng đồng.
Ngoài ra, giảng viên trúng tuyển phải trải qua thời gian tập sự 12 tháng và
phải đượ đánh giá về trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm, khả năng nghiên
cứu khoa học; về đạo đức, tác phong của giảng viên.
Như vậy, theo quy định mới, các tiêu chuẩn về giảng viên của trường cao
đẳng tương đương với các cơ sở giáo dục đại học, yêu cầu về trình độ của giảng

viên cao hơn (từ thạc sỹ trở lên), người mới trúng tuyển giảng viên phải trải qua
thời gian tập sự và phải được đánh giá về năng lực, trình độ để đảm bảo các yêu
cầu mới của Bộ giáo dục.
9


Cán bộ quản lý là trưởng khoa/bộ môn phải có trình độ từ thạc sỹ trở lên,
phó khoa có trình độ đại học trở lên; phải có đủ tiêu chuẩn giảng viên giảng dạy
trình độ cao đẳng/đại học (trưởng bộ môn), có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên
cứu khoa học và năng lực quản lý. Cán bộ quản lý là trưởng, phó phòng phải có
trình độ đại học trở lên. Riêng trưởng phòng quản lý đào tạo, người đứng đầu
đơn vị hoặc bộ phận quản lý khoa học và công nghệ phải có trình độ thạc sĩ trở
lên và có kinh nghiệm giảng dạy trình độ cao đẳng hoặc đại học ít nhất 5 năm;
người đứng đầu đơn vị hoặc bộ phận quản lý hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ
phải có kinh nghiệm giảng dạy trình độ cao đẳng hoặc đại học ít nhất 5 năm.
b. Quy định về nguồn lực tài chính của trường cao đẳng
Thông tư 14/2009/TT-BGDDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nguồn tài
chính của trường cao đẳng bao gồm 2 nguồn: Ngân sách nhà nước cấp và nguồn
thu của trường cao đẳng. Trong đó:
+ Nguồn ngân sách nhà nước bao gồm:
 Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với trường cao đẳng công lập
được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần chi phí;
 Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành,
Chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có
thẩm quyền giao;
 Kinh phí thanh toán cho nhà trường theo chế độ đặt hàng để thực hiện
các nhiệm vụ của Nhà nước (điều tra, quy hoạch, khảo sát).
 Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế;
 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ
hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo dự án và kế hoạch hàng năm;

 Vốn đối ứng của các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
 Kinh phí đầu tư ban đầu, đầu tư khuyến khích của Nhà nước đối với
các trường cao đẳng ngoài công lập;
+ Nguồn thu của trường cao đẳng bao gồm:
 Thu học phí, lệ phí từ người học theo quy định của Nhà nước;
 Thu từ kết quả hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và các hoạt động sản xuất, dịch vụ khác
theo quy định của pháp luật;
10


 Các nguồn thu sự nghiệp khác: lãi tiền gửi ngân hàng; tiền thanh lý,
khấu hao tài sản; mua sắm từ nguồn thu quy định tại khoản này;
 Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm: tài trợ, viện
trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn vay
ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư
mở rộng và phát triển nhà trường.
Đối với các nguồn tài chính trên, trường cao đẳng thực hiện chi theo quy
định như sau:
+ Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có
thẩm quyền giao, bao gồm:
 Chi cho người lao động: chi tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp
lương; các khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ, kinh phí hoạt động công đoàn theo quy định;
 Chi quản lý hành chính: vật tư văn phòng, dịch vụ hành chính, thông
tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí;
 Chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy, học tập và nghiên
cứu khoa học của nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học;
 Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, tài sản cố
định, trang thiết bị;

+ Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với ngân
sách nhà nước, như nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định.
+ Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp bộ, cấp
nhà nước; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện theo cơ chế đặt hàng
(điều tra, quy hoạch, khảo sát); chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước
ngoài theo quy định.
+ Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định
đối với trường cao đẳng công lập.
+ Chi đầu tư phát triển, gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm tài sản cố định, trang thiết bị, chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy
định của Nhà nước.
+Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao;
+ Chi trả vốn vay, vốn góp.
+ Các khoản chi khác theo quy định.
11


Hiện nay, quy định về tài chính trong trường cao đẳng được thực hiện
theo Thông tư 01. Theo đó, nguồn tài chính; học phí, lệ phí tuyển sinh; quản lý
tài chính; quản lý và sử dụng tài sản theo quy định tại Chương X của Luật Giáo
dục đại học và các quy định liên quan. Như vậy, các trường cao đẳng cũng như
các cơ sở giáo dục đại học phải tự chủ về tài chính, được quyền chủ động xây
dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh nằm trong khung học phí,
lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định.
c. Quy định về nguồn lực vật chất
Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định điều kiện thành lập trường cao đẳng, trong đó có điều kiện về
nguồn lực vật chất như sau: Có tổng diện tích đất xây dựng trường không ít hơn
5ha, bình quân diện tích không ít hơn 25m2/1 tính tại thời điểm trường có quy
mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch đào tạo giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành

lập; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà
trường. Địa điểm xây dựng trường phải đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn
cho cán bộ, viên chức và học sinh trong trường. Đến nay, thông tư 01/2015/TTBGDDT không đưa ra những quy định cụ thể về nguồn lực vật chất.
III.TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN GIAI ĐOẠN 2015-2020
1.Thông tin chung về trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình được nâng cấp từ Trường Trung cấp Y
tế theo Quyết định số 6757/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
ký ngày 08/10/2008. Trường chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh Ninh
Bình.
Trường có bề dày truyền thống hơn 50 năm (Tiền thân là Trường đào tạo
cán bộ Y tế của tỉnh Ninh Bình) là trường chuyên đào tạo cán bộ ngành y tế có
đức, có tài “ vừa hồng, vừa chuyên” phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân
dân tỉnh Ninh Bình và khu vực đảm bảo tốt chủ trương an sinh xã hội của Đảng
và Nhà nước.
Đến nay Trường đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo
một số loại hình trong đó có một bậc đại học: Điều dưỡng cao đẳng, Dược sĩ cao
đẳng, Y sỹ đa khoa, Dược sỹ trung cấp, Điều dưỡng trung cấp, Hộ sinh, Kỹ
thuật viên y học, văn bằng hai cho các hệ trung cấp.
12


2. Cơ cấu tổ chức
- Phòng Tổ Chức Hành Chính
- Phòng Quản lý Đào Tạo và quản lý khoa học
- Phòng công tác Học sinh – Sinh viên
- Phòng Thông tin - Tư liệu - Thư viện - Đối ngoại
- Phòng Tài chính kế toán
- Bộ môn Điều dưỡng
- Bộ môn Dược và Y học cổ truyền

- Bộ Môn khoa học cơ bản - Chính trị và thể dục thể thao
- Bộ môn Y học cơ sở
- Bộ môn lâm sàng
- Tổ ngoại ngữ và tin học
- Tổ khảo thí và đánh giá chất lượng
Hệ thống chính trị của nhà trường:
- Đảng bộ nhà trường
- Công đoàn cơ sở trường
- Ban chấp hành Đoàn Trường
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH
ĐẢNG UỶ

CÁC TỔ CHỨC
ĐOÀN THỂ

CÁC PHÒNG,
GHI
CHÚ: BAN

BAN GIÁM HIỆU

CÁC KHOA, BỘ MÔN

HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC – ĐÀO TẠO

CÁC TRUNG TÂM

Quan hệ phối hợp
Quan hệ chỉ đạo


3. Chiến lược phát triển Trường cao đẳng Y tế Ninh Bình giai đoạn
2015 - 2020
a. Sứ mệnh, tầm nhìn
13


Đào tạo nguồn nhân lực Y-Dược chất lượng cao; nghiên cứu, ứng dụng và
chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực Y-Dược; liên kết, hợp
tác quốc tế về đào tạo. Nhà trường cam kết tạo cho người học một môi trường
giáo dục dân chủ, kỷ cương, minh bạch, văn hoá và có tính chuyên nghiệp cao.
b. Mục tiêu chung
Mục tiêu của Trường nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên
môn Y - Dược có trình độ cao đẳng, trung cấp và các trình độ khác; có phẩm
chất chính trị, có năng lực chuyên môn, có sức khoẻ, góp phần đáp ứng nguồn
nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước.
c. Các mục tiêu cụ thể và giải pháp chủ yếu
+ Mục tiêu phát triển đào tạo
- Tăng quy mô đào tạo trên cơ sở giữ vững uy tín, chất lượng đào tạo. Mở
thêm từ 4 đến 6 ngành mới, với 5 chuyên ngành đang đào tạo mới đáp ứng nhu
cầu xã hội. Giai đoạn từ 2015 – 2020 nâng qui mô đào tạo lên khoảng 10.000
học sinh sinh viên (khoảng 7000 học sinh cao đẳng, 3000 học sinh trung cấp);
đến năm 2020 – 2025 nâng qui mô đào tạo lên khoảng 15.000 học sinh sinh viên
(khoảng 8.000 sinh viên đại học, 4000 học sinh cao đẳng, 3000 học sinh trung
cấp).
- Hoàn thiện đào tạo theo học chế tín chỉ tất cả các bậc học, các chương
trình đào tạo.
- Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, căn bản theo
hướng hiện đại, tiếp cận dần với trình độ đại học, và đào tạo đại học. Nâng cao
chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học có kiến thức ngành và chuyên ngành

vững, có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, đạt chuẩn đầu ra đã công bố theo từng
cấp đào tạo, có tư duy độc lập sáng tạo đáp ứng với thị trường lao động; có khả
năng học liên thông lên các bậc học cao hơn.
- Từng bước xây dựng chương trình giáo dục đại học cho các ngành đang
đào tạo bậc cao đẳng, trước hết cho ngành Điều dưỡng, kỹ thuật viên y học và
ngành Dược.
+ Mục tiêu phát triển nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của
nhà trường, phục vụ sự phát triển chuyên môn của ngành và kinh tế - xã hội của
đất nước. Đến năm 2020, thực hiện được ít nhất 50 đề tài khoa học, sáng kiến cải
tiến cấp trường, 5-10 đề tài cấp tỉnh; biên soạn giáo trình cho 100% số học phần
của các ngành đang đào tạo; xây dựng xong đề án nâng cấp trường lên đại học,
xây dựng và thực hiện được đề án viện - trường. 100% giảng viên có trình độ
thạc sĩ hoặc có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên đều tham gia nghiên cứu
14


khoa học, trong đó 80% hoàn thành tốt khối lượng nghiên cứu theo quy định của
trường.
- Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế với những mối quan hệ hiện có; mở
rộng hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường trong khu vực.
Trước hết, quan tâm hợp tác với các trường đại học, cao đẳng khu vực nam đồng
bằng Bắc bộ, hợp tác với các trường đại học của Nhật bản, Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn Quốc, Thái lan, Singapo... chuẩn bị điều kiện hợp tác với một số
trường đại học ở Châu Âu và Mỹ khi trường lên đại học.
- Phấn đấu để có nguồn thu tài chính từ hoạt động nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế.
+ Mục tiêu phát triển công tác học sinh sinh viên
Đảm bảo cho học sinh sinh viên phát triển toàn diện, có phẩm chất chính trị
đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ,

có sức khỏe, năng động, đáp ứng với nhu cầu của cơ chế thị trường.
+ Mục tiêu xây dựng cơ cấu tổ chức và đội ngũ
- Đổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với định hướng nâng cấp
trường lên đại học, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Kiện toàn và phát triển tổ chức,
bộ máy hình thành một số khoa, bộ môn trực thuộc khoa và các trung tâm mới
đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô đào tạo. Dự kiến năm 2020 có 6 khoa-bộ môn
(gồm 18 bộ môn trực thuộc khoa), 7 phòng chức năng, 2 trung tâm như sau:
TT
Khoa, bộ môn
1 Khoa khoa học cơ bản (KHCB):
1. Bộ môn Chính trị-giáo dục pháp luật
(CTGDPL)
2. Bộ môn Giáo dục thể chấtGDQ.Phòng (GDQP)
3. BM Toán-Lý-Hoá-Sinh
2 Khoa Y tế công cộng
1. BM Dịch tễ-truyền nhiễm-VSMT
2. Bộ môn Quản lý Y tế -Y tế cộng
đồng (QLYT-YTCĐ)
3. BM Tâm lý-Giáo dục sức khỏe
(GDSK)
15

Phòng chức năng Trung tâm

Tổ chức cán bộ

Ngoại ngữTin học

Hành chính-Quản
trị


Liên kết đào
tạo


TT
Khoa, bộ môn
3 Khoa Dược và Y học cổ truyền (gọi tắt
là DYHCT):
1. Bộ môn Dược
2. Bộ môn Đông Y
4 Khoa Điều dưỡng:
1. Bộ môn Điều dưỡng
cơ bản (gọi tắt DD)
2. Bộ môn Kỹ thuật điều dưỡng.
3. Bộ môn Dinh dưỡng.
4. Bộ môn Điều dưỡng các chuyên
khoa.
5 Khoa Y học cơ sở:
1. Bộ môn Vi sinh-Ký sinh trùng
2. Bộ môn Giải phẫu-Mô phôi-GPB
3. Bộ môn sinh lý-Sinh lý bệnh-Hoá
sinh
6 Khoa Y học lâm sàng:
1. Bộ môn Nội - Nhi
2. Bộ môn Ngoại-Sản
3. BM chuyên khoa: RHM, Mắt,TMH,
Da liễu, Thần kinh, Tâm thần

Phòng chức năng Trung tâm

Quản lý Đào tạoQuản lý khoa học
(gọi tắt QLĐT)

Trung tâm
Dịch vụ

Thông tin-Thư
viện-Tư liệuĐ.Ngoại (gọi tắt
TTTV)

Khảo thí và kiểm
định chất lượng

Công tác học sinh
sinh viên
Tài chính - Kế
toán (TCKT)

7
- Về đội ngũ:

+ Đến năm 2020, có khoảng 250 cán bộ, viên chức (trong đó có 200 giảng
viên); phấn đấu đạt tỷ lệ 18 học sinh/1 giảng viên.
+ Chất lượng đội ngũ: 60% - 70% giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên;
5% tiến sỹ và tương đương.
- 70% cán bộ quản lý có trình độ thạc sĩ trở lên.
- Các viên chức phục vụ khác, 80% có trình độ đại học-cao đẳng, sử dụng
thành thạo máy vi tính trong công tác quản lý, phục vụ.
+ Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Phấn đấu thực hiện dự án xây dựng trường tại địa điểm mới theo quy hoạch

tổng thể đã được cấp trên phê duyệt (trên diện tích mặt bằng 9,2 ha). Xây dựng cơ
16


sở mới căn cứ vào quy hoạch tổng thể của Nhà nước, nhưng phải theo hướng hiện
đại với qui mô của một trường đại học 15.000 ÷ 20.000 sinh viên.
- Đầu tư trang thiết bị dạy và học hiện đại; tái đầu tư hiệu quả cơ sở vật
chất hiện có theo hướng ứng dụng công nghệ mới tiên tiến.
+ Mục tiêu phát triển công tác tài chính
Huy động mọi nguồn lực tài chính, phấn đấu thu tài chính tăng bình quân
khoảng 20% mỗi năm, chi tiêu tiết kiệm hiệu quả tạo nguồn tài chính, đủ để đảm
bảo chủ động thực hiện các chiến lược phát triển nhà trường; vừa đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa thực hiện dự án mở rộng trường và nâng
cấp trường lên đại học.

17


×