Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Khảo sát hoạt động lựa chọn và mua sắm dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền tại bệnh viện y học cổ truyền hà tĩnh năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.73 KB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN KHẮC TÙNG

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN VÀ
MUA SẮM DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC Y HỌC CỔ
TRUYỀN TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
HÀ TĨNH NĂM 2014-2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN KHẮC TÙNG

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN VÀ
MUA SẮM DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC Y HỌC CỔ
TRUYỀN TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
HÀ TĨNH NĂM 2014-2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thu Hương
Thời gian thực hiện: 18/7/2016-18/11/2016


HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình chuyên khoa cấp 1 và luận văn này, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy cô, các anh chị và đồng nghiệp.
Trước tiên em xin trân trọng cảm ơn TS. Vũ Thị Thu Hương và ThS.
Nguyễn Thị Phương Thúy đã dành rất nhiều thời gian hướng dẫn tận tình để
em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Ban Giám Hiệu,
Phòng Sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược và Các Bộ môn của
Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập.
Cảm ơn Ban Giám đốc và các đồng nghiệp của Bệnh viện Y học cổ
truyền Hà Tĩnh, gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, cổ vũ, ủng hộ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Tĩnh, ngày 06 tháng 11 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Khắc Tùng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Hoạt động lựa chọn dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền ........................ 3
1.1.1. Quy định chung hoạt động lựa chọn dược liệu, vị thuốc y học cổ

truyền .......................................................................................................... 3
1.1.2. Quá trình hoạt động lựa chọn dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền . 4
1.1.3. Thực trạng hoạt động lựa chọn dược liệu, vị thuốc YHCT.............. 7
1.2. Hoạt động mua sắm dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền ....................... 8
1.2.1. Các bước của quá trình mua sắm dược liệu, vị thuốc y học cổ
truyền .......................................................................................................... 8
1.2.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ..................................................... 9
1.2.3. Quy trình đấu thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc YHCT ................ 10
1.2.4. Thực trạng mua sắm dược liệu, vị thuốc YHCT............................. 11
1.3. Một vài nét về đặc điểm Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh ............. 14
1.3.1. Lịch sử hình thành, vị trí chức năng của bệnh viện ....................... 14
1.3.2. Khoa Dược bệnh viện ..................................................................... 16
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 19
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả ................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19
2.4.1. Biến số nghiên cứu ......................................................................... 19
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 22
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................ 22
2.5.1. Các chỉ số nghiên cứu .................................................................... 22
2.5.2. Xử lý số liệu .................................................................................... 24


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 25
3.1. Hoạt động lựa chọn dược liệu, vị thuốc YHCT tại bệnh viện Y học cổ
truyền Hà Tĩnh năm 2014-2015................................................................... 25
3.1.1. Quy trình xây dựng danh mục dược liệu, vị thuốc YHCT .............. 25
3.1.2. Danh mục dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền được lựa chọn trong
DMTBV năm 2014-2015 .......................................................................... 27

3.2. Hoạt động mua sắm dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền tại bệnh viện Y
học cổ truyền Hà Tĩnh năm 2014-2015 ....................................................... 32
3.2.1. Hình thức và quy trình mua sắm dược liệu, vị thuốc YHCT .......... 32
3.2.2. Phân tích kết quả trúng thầu dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền
.…….…….……………….……………..……………………..………..36
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 42
4.1. Hoạt động lựa chọn dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền ...................... 42
4.2. Hoạt động mua sắm dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền ..................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết đầy đủ

(Tiếng nƣớc ngoài)

(Tiếng việt)

BHYT

Bảo hiểm Y tế

DĐVN


Dược điển Việt Nam
Danh mục thuốc

DMT
DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

GSP

Good Storage Practices

HĐT-ĐT

Thực hành tốt bảo quản
thuốc
Hội đồng thuốc và điều trị
Mô hình bệnh tật

MHBT

Số lượng


SL
SLKM

Số lượng khoản mục

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

TL(%)

Tỷ lệ phần trăm
Số thứ tự

TT
WHO

World Heath Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


DSĐH

Dược sĩ đại học

DSTH

Dược sĩ trung học

BYT

Bộ Y tế

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu

KQĐT

Kết quả đấu thầu


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các bước xây dựng và thực hiện danh mục thuốc bệnh viện. .......... 6
Bảng 1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ...................................................... 9
Bảng 2.1. Biến số thu thập ( mục tiêu 1) ........................................................ 19

Bảng 2.2. Biến số thu thập ( mục tiêu 2)........................................................ .21
Bảng 3.1. Cơ cấu dược liệu, vị thuốc YHCT được lựa chọn vào DMTBV
năm 2014-2015……………….….…….……..………………….…………..28
Bảng 3.2. Cơ cấu dược liệu, vị thuốc YHCT được lựa chọn vào DMTBV theo
nhóm tác dụng……………. ............................................................................ 28
Bảng 3.3. Cơ cấu dược liệu, vị thuốc YHCT theo nguồn gốc…...…………..31
Bảng 3.4. Cơ cấu dược liệu, vị thuốc YHCT được lựa chọn trong DMTBV
năm 2014-2015 phân loại theo DMT Bộ Y tế….……...…….……….……...31
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu ............................. 35
Bảng 3.6. Kết quả chấm thầu về mặt kỹ thuật….……………………………35
Bảng 3.7. Kết quả xác định giá đánh giá…………………………………….35
Bảng 3.8. Chi phí mua sắm dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền năm 20142015……………………………………………...………………………..…36
Bảng 3.9. Cơ cấu dược liệu, vị thuốc YHCT trúng thầu theo nhà cung cấp... 37
Bảng 3.10. Cơ cấu dược liệu, vị thuốc YHCT trúng thầu theo nhóm tác
dụng……………………………………..………………..………………….38
Bảng 3.11. Cơ cấu dược liệu, vị thuốc YHCT trúng thầu theo nguồn gốc….39
Bảng 3.12. Cơ cấu giá trúng thầu so với giá kế hoạch theo kết quả trúng thầu
......................................................................................................................... 40


Bảng 4.1. Cơ cấu dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền đã lựa chọn trong
DMTBV………………………………………………………….…………..43
Bảng 4.2. Khối lượng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền được mua sử dụng
với kết quả trúng thầu……………………………..………………….….…..49
Bảng 4.3. Cơ cấu dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền được mua sử dụng so
với kết quả trúng thầu ………..…………………..………………………….50


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1.1. Quy trình xây dựng danh mục dược liệu, vị thuốc YHCT tại Bệnh
viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh. .......................................................................... 4
Hình 1.2. Quy trình đấu thầu chung..…..…..….…...….….…....……………10
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh.........................16
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức của khoa Dược…………………………………..…17
Hình 3.1. Quy trình xây dựng danh mục dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền
của Bệnh viện năm 2014 -2015…................................................................... 26
Hình 3.2. Quy trình đấu thầu dược liệu, vị thuốc YHCT năm 20142015…………………….….……………..…….…….…….………..………33


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay việc sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ
sở khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng và quan tâm một cách mạnh
mẽ. Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ hoạt động khám
chữa bệnh được hiệu quả nhất thì hoạt động lựa chọn và mua sắm đóng vai trò
đầu tiên. Nhằm tăng cường công tác quản lý dược liệu, hướng tới cho người
dân sử dụng dược liệu đảm bảo chất lượng, nâng cao chất lượng công tác
khám chữa bệnh, trong những năm gần đây Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn
bản quy định liên quan đến lĩnh vực này.
Trong bối cảnh hiện nay khi mà thị trường dược liệu, vị thuốc y học
cổ truyền phát triển liên tục với sự đa dạng về chủng loại, nhà cung cấp.
Điều này đã góp phần đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng và giá cả
tương đối ổn định, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ thuốc cho người
dân và các cơ sở khám chữa bệnh. Mặt khác, nó cũng tác động không nhỏ tới
hoạt động lựa chọn, mua sắm, sử dụng thuốc y học cổ truyền trong bệnh
viện, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh của các nhà cung ứng cũng
như tình trạng sử dụng thuốc không hợp lý. Sự cạnh tranh đó xuất phát từ
các công ty cung ứng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền để đảm bảo giữa
chất lượng và giá cả phù hợp. Điều này dẫn tới việc lựa chọn và mua sắm
dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trở nên phức tạp, khó khăn. Sử dụng

thuốc không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới công tác chăm sóc, khám chữa
bệnh mà còn là nguyên nhân làm tăng chi phí đáng kể cho người bệnh, tạo ra
gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội. Do đó, việc lựa chọn thuốc là công việc
rất quan trọng, với nhiệm vụ xác định nhu cầu về số lượng, chủng loại thuốc
làm cơ sở để đảm bảo tính chủ động trong cung ứng cũng như tính hiệu quả,
an toàn, tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách trong quá trình điều trị.
Là một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của tỉnh Hà Tĩnh về y học

1


cổ truyền, vấn đề lựa chọn và mua sắm thuốc càng cần được chú trọng và
được giám sát chặt chẽ. Năm 2014-2015 là năm đầu tiên bệnh viện Y học cổ
truyền Hà Tĩnh thực hiện mua sắm bằng hình thức đấu thầu rộng rãi trong
khi các quy định liên quan đến hoạt động lựa chọn và mua sắm dược liệu, vị
thuốc y học cổ truyền còn một số bất cập chưa đồng bộ, Bộ Y tế chưa có văn
bản hướng dẫn riêng. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là thực trạng hoạt động lựa
chọn và mua sắm dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền tại bệnh viện Y học cổ
truyền Hà Tĩnh năm 2014-2015 ra sao? Để trả lời câu hỏi trên, đề tài “Khảo
sát hoạt động lựa chọn và mua sắm dƣợc liệu, vị thuốc y học cổ truyền
tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh năm 2014-2015” được tiến hành
với hai mục tiêu như sau:
1. Mô tả hoạt động lựa chọn dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền tại
bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh năm 2014-2015.
2. Mô tả hoạt động mua sắm dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền tại
bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh năm 2014-2015.
Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong việc
thực hiện hoạt động lựa chọn, mua sắm dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền
tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh.


2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Hoạt động lựa chọn dƣợc liệu, vị thuốc y học cổ truyền
1.1.1. Quy định chung hoạt động lựa chọn dược liệu, vị thuốc y học cổ
truyền
Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ động vật,
thực vật và khoáng vật.
Vị thuốc y học cổ truyền (hay còn gọi là vị thuốc đông y) là dược liệu
được chế biến, bào chế theo lý luận của y học cổ truyền được sử dụng để
phòng bệnh và chữa bệnh [18].
Tiêu chí lựa chọn dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền đã được quy định
trong một số văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế. Có 2 danh mục đề cập
trực tiếp, cụ thể các dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền là danh mục thuốc
thiết yếu dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền lần thứ VI theo thông tư số
40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013 như sau:
- Bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người sử dụng;
- Sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện
bảo quản, cung ứng và sử dụng;
- Phù hợp với MHBT, phương tiện kỹ thuật, trình độ chuyên môn của
Thầy thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám, chữa bệnh;
- Giá cả hợp lý;
- Khuyến khích ưu tiên dược liệu, vị thuốc YHCT theo quy định [10].
Danh mục thuốc chủ yếu Thông tư 12/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010
Ban hành Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở
khám chữa bệnh được đơn vị dựa trên nguyên tắc [10].
- Dược liệu, vị thuốc YHCT an toàn và hiệu quả.
- Ưu tiên sử dụng các dược liệu, vị thuốc YHCT trong Dược điển Việt
Nam IV, được sử dụng nhiều, hiệu quả ở địa phương, vị thuốc nam sẵn có.


3


1.1.2. Quá trình hoạt động lựa chọn dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền
Lựa chọn là nhiệm vụ quan trong chu trình cung ứng thuốc trong bệnh
viện. Kết quả của quá trình lựa chọn là danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh
viện bao gồm thông tin về tên thuốc, nguồn gốc, xuất xứ, dạng sơ chế, tiêu
chuẩn, số lượng dùng trong một năm (12 tháng).
Hoạt động lựa chọn thuốc do hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện căn
cứ vào các yếu tố sau [3]:
- Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh được
thành lập theo thông tư 31/2013/TT-BYT, có chức năng xây dựng danh mục
thuốc sử dụng trong bệnh viện.

Hội đồng thuốc
và điều trị
Phác đồ điều trị

Mô hình bệnh tật

Chức năng nhiệm
vụ, kinh phí

Trình độ chuyên
môn

Các chính sách về
thuốc của nhà
nƣớc


Danh mục thuốc
bệnh viện

Nhu cầu thuốc đã
sử dụng và dự
đoán trong tƣơng
lai

Hình 1.1. Quy trình xây dựng danh mục dƣợc liệu, vị thuốc YHCT tại
Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh.
- Mô hình bệnh tật của bệnh viện.
- Phác đồ điều trị đã xây dựng theo pháp đồ chuẩn của Bộ Y tế.
- Kinh phí, khả năng chi trả của bệnh nhân.
4


- Dự đoán số lượng bệnh nhân hàng năm: Khả năng khám chữa bệnh
của tuyến dưới, chế định liên quan đến điều trị bệnh YHCT.
- Nguồn tài chính của bệnh viện
- Danh mục và số lượng của năm trước đó.
DMTBV bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh luôn có sự thay đổi từng
năm, tùy vào khả năng của bệnh viện việc sử dụng dược liệu, vị thuốc YHCT
cũng thay đổi tỷ trọng so với chi phí dùng thuốc trong bệnh viện.
Việc lựa chọn thuốc nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mô hình
bệnh tật, trang thiết bị, kinh nghiệm và trình độ đội ngũ cán bộ, các nguồn tài
chính, các yếu tố môi trường, địa lý, báo cáo sử dụng của những năm trước đó
…Việc lựa chọn thuốc nói chung và dược liệu, vị thuốc YHCT nói riêng có
những tiêu chí lựa chọn [3], [32]:
- Chỉ chọn những thuốc có đủ độ tin cậy về hiệu quả điều trị, độ an toàn

thông qua các nghiên cứu, các bài thuốc cổ phương và trên thực tế sử dụng
rộng rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Chi phí sử dụng thuốc phải đảm bảo giá cả phù hợp, cần so sánh tổng
chi phí cho toàn bộ quá trình điều trị của bệnh nhân.
- Lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của dược liệu, đặc
điểm tại địa phương
- Dược liệu, vị thuốc YHCT hay ẩm mốc, mối mọt… nên việc lựa chọn
cần phải xem xét trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản
xuất, cung ứng.
DMTBV là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa mãn nhu cầu
khám chữa bệnh, phù hợp với MHBT, kỹ thuật điều trị và khả năng bảo quản,
khả năng tài chính của Bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh. Tổ
chức Y tế thế giới đã xây dựng một quy trình để xây dựng DMT trong bệnh
viện bao gồm 4 giai đoạn và từng bước cụ thể trong quy trình này [31].

5


Bảng 1.1. Các bƣớc xây dựng và thực hiện danh mục thuốc bệnh viện.
Các giai đoạn

Quản lý hành
chính

Xây dựng danh
mục thuốc

Xây dựng cẩm
nang danh mục
thuốc


Các bƣớc tiến hành
Bước 1: Giới thiệu các khái niệm cần thiết để có được
sự ủng hộ của Ban giám đốc bệnh viện
Bước 2: Thành lập Hội đồng Thuốc và điều trị
Bước 3: Xây dựng các chính sách và quy trình
Bước 4: Xây dựng hoặc lựa chọn các phác đồ điều trị
Bước 5: Thu thập các thông tin để đánh giá lại danh
mục thuốc hiện tại
Bước 6: Phân tích mô hình bệnh tật và tình hình sử
dụng thuốc
Bước 7: Đánh giá các nhóm thuốc và xây dựng phác
thảo DMTBV
Bước 8: Phê chuẩn danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh
viện
Bước 9: Đào tạo cho nhân viên trong bệnh viện về
DMTBV: Quy định và quá trình xây dựng, quy định bổ
sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi danh mục và kê đơn thuốc
theo tên gốc
Bước 10: Quyết định xây dựng cẩm nang danh mục
thuốc
Bước 11: Xây dựng các quy định và các thông tin trong
cẩm nang.
Bước 12: Xây dựng các chuyên luận trong cẩm nang
danh mục thuốc
Bước 13: Xây dựng các chuyên luận đặc biệt trong cẩm
nang
Bước 14: Xây dựng các hướng dẫn tra cứu cẩm nang
Bước 15: In ấn và phát hành cẩm nang danh mục thuốc


6


Các giai đoạn

Các bƣớc tiến hành

Duy trì danh mục
thuốc

Bước 16: Xây dựng các hướng dẫn điều trị chuẩn
Bước 17: Thiết kế và tiến hành điều tra sử dụng thuốc
Bước 18: Thiết kế và tiến hành theo dõi các phản ứng
có hại của thuốc
Bước 19: Cập nhật các thuốc trong cẩm nang danh mục
thuốc

1.1.3. Thực trạng hoạt động lựa chọn dược liệu, vị thuốc YHCT
Những nghiên cứu về hoạt động lựa chọn dược liệu, vị thuốc YHCT tại
các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam còn hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu
tập trung vào nguồn nhân lực YHCT, cung ứng thuốc trong bệnh viện YHCT
và thực trạng sử dụng thuốc YHCT tại cơ khám chữa bệnh. Trong khi hoạt
động lựa chọn thuốc là hoạt động thường xuyên được thực hiện và là nhiệm
vụ quan trọng của Hội đồng thuốc và điều trị nhằm đảm bảo có đủ thuốc phục
vụ nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân còn chưa được nhiều nghiên cứu
quan tâm.
Năm 2013, nghiên cứu tại bệnh viện YHCT và PHCN tỉnh Khánh Hoà
về “Hoạt động cung ứng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, tại bệnh viện
YHCT và PHCN tỉnh Khánh Hoà” cho thấy cơ cấu vị thuốc được lựa chọn
vào DMTBV gồm thuốc sử dụng và thuốc không sử dụng năm 2012, không

bao gồm thuốc mới từ khoa lâm sàng bổ sung, các thuốc sử dụng năm 2012
có tỷ lệ trong danh mục vị thuốc là 97,8%.
Do đặc điểm các bệnh viện khác nhau, DMTBV của các bệnh viện
chuyên khoa YHCT củng có sự dao động về số lượng thuốc. Cụ thể, Viện
YHCT Quân đội giai đoạn 2006-2010, có số lượng vị thuốc từ 290-293 thuốc
[24]. Trong khi đó, tại bệnh viện YHCT tuyến tỉnh Hải Dương, số lượng vị
thuốc bệnh viện thanh toán BHYT là 340 loại (bao gồm thuốc sống và thuốc

7


chín), 28 thuốc chế phẩm [28]. Ở nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, chế
phẩm chiếm tỷ lệ ít hơn so với vị thuốc. Nếu xét theo nguồn gốc Bắc, Nam
của vị thuốc được lựa chọn sử dụng trong DMTBV tại các bệnh viện YHCT
có sự biến thiên. Cụ thể bệnh viện YHCT tỉnh Hải Dương, tỷ lệ thuốc Bắc là
60%, 40% thuốc Nam [26] Trong khi đó, Viện YHCT Quân Đội năm 2012,
thuốc Bắc chiếm tỷ lệ rất ít 19% [27]. Ngược lại bệnh viện YHCT tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ thuốc Bắc vượt trội hơn thuốc Nam khoảng 2
lần [27].
Nghiên cứu về tỷ lệ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chủ yếu, thiết yếu
trong DMTBV tại các bệnh viện YHCT còn hạn chế. Tại bệnh viện YHCT
tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2010-2012, Xét theo danh mục của BYT ban hành,
tỷ lệ vị thuốc thanh toán BHYT trong DMTBV từ 65,7%-70,3% [27]. Có thể
nói
1.2. Hoạt động mua sắm dƣợc liệu, vị thuốc y học cổ truyền
1.2.1. Các bước của quá trình mua sắm dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền
Mua sắm thuốc là một bước quan trọng trong quy trình cung ứng thuốc,
nó ảnh hưởng tới các bước khác nhau trong chu trình hoặc ảnh hưởng đến
toàn bộ hiệu quả của hoặt động cung ứng thuốc. Quá trình mua thuốc là một
giai đoạn dài và phức tạp để đạt được chất lượng thuốc tốt phù hợp với giá cả

[32]. Trong phạm vi đề tài này, hoạt động mua sắm được xem xét là hoạt
động đấu thầu thuốc bệnh viện.
Dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền được quy định thông qua một số
bước chung như sau:
- Xác định nhu cầu về số lượng chủng loại
- Trình cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch
- Lựa chọn hình thức cung ứng, mua bán, đấu thầu
- Lựa chọn nhà cung ứng
- Thương thảo ký kết hợp đồng với nhà trúng thầu
8


- Dự trù thuốc và nhập thuốc [3].
1.2.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Có nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu, phạm vi áp dụng của một số
hình thức đấu thầu thuốc phổ biến ở nước ta được thể hiện trong bảng sau
[30]:
Bảng 1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Hình thức
đấu thầu

Phạm vi áp dụng trong đấu thầu mua thuốc

Đấu thầu
rộng rãi

Được áp dụng tại tất cả các Sở Y tế, bệnh viện trong đấu
thầu mua sắm thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu.
Không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.


Đấu thầu hạn
chế

Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính
đặc thù.

Chỉ định thầu

Với những trường hợp đặc biệt như thuốc cần phòng
chống dịch bệnh cấp bách, thuốc hiếm, thuốc đặc trị,
thiên tai …được BYT cho phép nhập khẩu không cần
Visa.

Mua sắm trực
tiếp

Áp dụng kết quả đấu thầu được phê duyệt trong vòng 6
tháng để mua thuốc.

Chào hàng
cạnh tranh

Đối với các thuốc được phép mua ngoài thầu, đấu thầu
bổ sung do nhu cầu điều trị.

Tự thực hiện

Trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và
kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình
quản lý và sử dụng


9


1.2.3. Quy trình đấu thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc YHCT
Hiện nay các cơ sở y tế tổ chức đấu thầu thuốc theo hình thức tập trung
hoặc riêng. Sở Y tế tổ chức đấu thầu cho tất cả cơ sở y tế công lập trong tỉnh,
Các cơ sở y tế công lập căn cứ vào kết quả đầu thầu để ký hợp đồng mua sắm
theo nhu cầu đã xây dựng của đơn vị mình hoặc là các cơ sở y tế công lập tổ
chức đấu thầu theo nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị mình. Nhìn chung việc
đấu thầu mua sắm theo hình thức nào đều có quy trình chung sau:
Chủ đầu tƣ/ bên mời thầu

Chủ đầu tƣ/bên mời thầu

Lập, trình duyệt kế
hoạch đấu thầu, Hồ sơ
mời thầu

Nhà thầu

Thẩm định, phê
duyệt KHĐT, HSMT

Thông báo mời thầu

Mua
HSMT,

Bán HSMT


chuẩn bị và
nộp HSDT

Mở thầu
Xét duyệt trúng thầu

Thẩm định phê

Trình duyệt KQĐT

duyệt KQĐT
Ký kết
hợp đồng

Thông báo KQĐT

Hình 1.2. Quy trình đấu thầu chung [19]
- Xây dựng kế hoạch đấu thầu: Xây dựng danh mục dược liệu, vị thuốc
10


YHCT và giá kế hoạch để trình chủ đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Xây dựng hồ sơ mời thầu: Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu, việc
đánh giá về điều kiện tiên quyết, năng lực kinh nghiệm nhà thầu theo tiêu chí
đạt hay không đạt, việc đánh giá yêu cầu về mặt kỹ thuật theo hình thức chấm
điểm, nhà thầu nào đạt mức 80 điểm trở lên được xem xét tiếp.
- Đánh giá về giá: Chọn nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất sau sửa lỗi,
hiệu chỉnh sai lệch [19].
1.2.4. Thực trạng mua sắm dược liệu, vị thuốc YHCT

Đối với bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh thì dược liệu, vị thuốc luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí mua sắm thuốc. Công tác mua sắm dược liệu,
vị thuốc YHCT được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu. Việc đấu thầu
dược liệu,vị thuốc YHCT do Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức đấu thầu
hoặc chỉ định bệnh viện YHCT tỉnh đấu thầu tập trung cho cả tỉnh. Có 3 hình
thức lựa chọn nhà thầu mà các đơn vị hay áp dụng đó là: Đấu thầu rộng rãi,
Chào hàng cạnh tranh, Mua sắm trực tiếp. Gói thầu thường được chia làm 2
loại: Dược liệu (thuốc sống) và vị thuốc y học cổ truyền ( thuốc đã được sơ
chế, chế biến).
Khi xây dựng HSMT, các đơn vị đã xây dựng các tiêu chí về mặt kỹ
thuật cho các nhà thầu củng như tiêu chí lựa chọn dược liệu, vị thuốc YHCT
trúng thầu. Tuy nhiên đối với chất lượng dược liệu, chưa có một tiêu chí
chuẩn, cụ thể, đặc thù cho từng dược liệu, vị thuốc YHCT. Việc xây dựng tiêu
chuẩn của dược liệu, vị thuốc YHCT chủ yếu theo quy định của DĐVN IV,
các dược liệu không có DĐVN IV thì theo tiêu chuẩn cơ sở của từng đơn vị.
Nguồn gốc của dược liệu, vị thuốc YHCT là thuốc Bắc hay thuốc Nam còn
ghi rất chung chung gây ra sự nhầm lẫn về chủng loại và giá cả.
Thời gian qua, công tác mời thầu mua dược liệu, vị thuốc y học cổ
truyền tại các bệnh viện, sở y tế còn nhiều bất hợp lý, gây khó khăn cho các

11


đơn vị dự thầu. Việc chưa có quy định thống nhất để áp dụng là một trong
những nguyên nhân gây nên tình trạng nêu trên.
Qua xem xét hồ sơ mời thầu (HSMT) mua dược liệu, vị thuốc YHCT
năm 2014 của một số tỉnh, như: Thanh Hóa, Cao Bằng, Nghệ An, Tuyên
Quang, Bắc Ninh... Nhận thấy các HSMT đưa ra tiêu chuẩn đánh giá kinh
nghiệm, năng lực của nhà thầu, chất lượng mặt hàng dự thầu chưa sát tình
hình kinh doanh dược liệu hiện nay. Các HSMT này cho điểm cao nếu dược

liệu, vị thuốc YHCT được sơ chế, chế biến bởi doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn
GMP-WHO (tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế thế giới); mặt hàng dự thầu đã được cấp số đăng ký hoặc đơn vị đấu
thầu có phòng kiểm nghiệm. Trên thực tế, các tiêu chuẩn nêu trên không quy
định bắt buộc cho lĩnh vực kinh doanh dược liệu, vị thuốc YHCT và mới chỉ
áp dụng cho các cơ sở sản xuất thuốc tân dược, thuốc từ dược liệu theo Thông
tư số 16/2011/TT-BYT, Quyết định số 04/QĐHN-BYT của Bộ Y tế. Việc lấy
các tiêu chí của lĩnh vực khác áp dụng cho dược liệu và vị thuốc YHCT đã tạo
lợi thế cho các đơn vị sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO trong quá
trình đấu thầu, còn những đơn vị kinh doanh dược liệu, vị thuốc YHCT đơn
thuần sẽ bị thua thiệt. Cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu, vị thuốc YHCT cho
chúng tôi biết, sở dĩ GMP-WHO mới chỉ áp dụng cho sản xuất thuốc tân dược
là do yêu cầu trong lĩnh vực sản xuất thuốc rất nghiêm ngặt về quy trình, chất
lượng, nhân lực, còn dược liệu, vị thuốc YHCT đơn giản hơn, chỉ cần bảo
đảm về độ ẩm, nhiệt độ. Việc đưa ra các tiêu chuẩn không phù hợp thực tế
như nêu trên thực chất là dựng lên hàng rào phi kỹ thuật, gây mất công bằng
giữa các nhà thầu.
Trong khi Luật Đấu thầu cho phép nhà thầu liên danh, thì HSMT của
một số tỉnh, như: Nghệ An, Cao Bằng.... không chấp nhận tổng năng lực, kinh
nghiệm của nhà thầu liên danh. Theo đó, các HSMT này quy định, nếu một
thành viên trong liên danh không đạt tiêu chuẩn về kho bảo quản dược liệu, vị
12


thuốc YHCT, phòng kiểm nghiệm thì cả liên danh thầu coi như không đạt.
Điều này khiến không ít đơn vị kinh doanh mất cơ hội dự thầu. Trên thực tế,
không có phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thì cơ sở chưa đủ điều kiện mới
phải đi liên danh với cơ sở có điều kiện, HSMT quy định như vậy khác nào
không cho phép họ hợp tác kinh doanh.
Một số doanh nghiệp cho biết việc HSMT ưu tiên điểm cho các đơn vị

có “lịch sử” trúng thầu tại đơn vị mời thầu, dẫn đến tình trạng một đơn vị
được trúng thầu qua nhiều năm, còn những đơn vị khác rất khó cạnh tranh.
Tại tỉnh Cao Bằng, HSMT ghi rõ nhà thầu đã trúng thầu tại Sở Y tế tỉnh Cao
Bằng năm 2014 được 10 điểm, chưa trúng thầu năm 2014 được 6 điểm [ 21 ].
HSMT tỉnh Nghệ An cũng cho 10 điểm đối với nhà thầu đã cung ứng dược
liệu, vị thuốc YHCT cho các cơ sở y tế trong tỉnh năm 2014-2015, chưa trúng
thầu được tám điểm [22]. HSMT tỉnh Thanh Hóa quy định nhà thầu đã trúng
thầu tại tỉnh Thanh Hóa hai năm gần nhất được 15 điểm, chưa trúng thầu
được bảy điểm [23]... HSMT tỉnh Bắc Ninh cho điểm cao đối với nhà thầu đã
trúng thầu tại Bệnh viện YHCT Bắc Ninh và có văn phòng công ty, chi nhánh
công ty, hệ thống kho tại tỉnh. Pháp luật về đấu thầu quy định việc thực hiện
các hợp đồng tương tự trước đó là tiêu chí đánh giá uy tín của nhà thầu nhưng
hợp đồng tương tự này không bị giới hạn nơi thực hiện. Không hiểu các tỉnh
nêu trên căn cứ vào quy định nào để ưu tiên điểm cho các đơn vị đã trúng thầu
năm trước tại địa phương, hay đang tạo “sân chơi” riêng cho một số ít nhà
thầu[20].
Một số HSMT còn cho điểm những trường hợp không đủ tư cách hợp
lệ dự thầu. Chẳng hạn như, cho điểm với những nhà thầu không có giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phân phối thuốc”, trong khi theo
Quyết định số 12/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì tất cả các cơ sở tham gia
phân phối thuốc phải đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt phân phối thuốc". Nếu
doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn này sẽ không được phép hoạt động và
đương nhiên không đủ tư cách hợp lệ để dự thầu.
13


Có thể nói rằng, tình trạng HSMT không sát thực tế một phần là do
chưa có các quy định cụ thể hướng dẫn chi tiết xây dựng HSMT mua dược
liệu, vị thuốc YHCT, khiến mỗi đơn vị căn cứ, vận dụng những văn bản khác
nhau. Dự thảo Thông tư quy định về HSMT dược liệu, vị thuốc YHCT đã

được Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền xây dựng, trong đó nêu rõ các tiêu chí
kinh nghiệm, năng lực nhà thầu, yêu cầu kỹ thuật của mặt hàng chào thầu.
Đến nay thông tư nêu trên vẫn chưa được Bộ Y tế hoàn chỉnh và ban hành.
Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 2166/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về kế hoạch hành động phát triển y, dược cổ truyền Việt
Nam đến năm 2020 vừa qua, các Sở Y tế cũng đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành
hướng dẫn đấu thầu dược liệu, vị thuốc YHCT, tránh tình trạng các cơ sở y tế
lúng túng trong xây dựng HSMT.
1.3. Một vài nét về đặc điểm Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh
1.3.1. Lịch sử hình thành, vị trí chức năng của bệnh viện
Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) Hà Tĩnh là Bệnh viện hạng II, là
đơn vị sự nghiệp Y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Tĩnh và là tuyến khám chữa bệnh
bằng Y học cổ truyền cao nhất của tỉnh.
Với chức năng và nhiệm vụ chính là kế thừa, phát huy và phát triển
YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ trong điều trị và dự phòng; Bệnh viện có
150 giường bệnh khép kín, hệ thống điều hòa 2 chiều, 9 khoa phòng chia
thành 3 khối: lâm sàng, cận lâm sàng, và khối các phòng ban chức năng. Các
khoa lâm sàng: Nội - Nhi, Ngoại - Phụ, Châm cứu dưỡng sinh, Phục hồi chức
năng, v.v..., có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho chẩn đoán,
điều trị và nghiên cứu khoa học. Bệnh viện có 165 cán bộ viên chức trong đó
có: 32 Bác sỹ, có trên 50% có trình độ trên đại học, 2 Dược sỹ đại học; 18
cán bộ đại học khác. Với đội ngũ các Thầy thuốc, y bác sĩ và kỹ thuật viên
giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điều trị, nghiên cứu, thực hành và giảng
dạy về YHCT lớn nhất trong tỉnh.
Bệnh viện đã và đang xây dựng theo hướng “Đa khoa y học cổ
14


truyền”, kết hợp chuyên sâu giữa YHCT với YHHĐ; Khối các khoa khám
điều trị bệnh, Cận lâm sàng và khoa Dược.

Trong tiến trình phát triển, bệnh viện đang từng bước hiện đại hóa trên
cơ sở giữ vững bản sắc của YHCT, kết hợp tinh hoa của hai nền YHCT và
YHHĐ góp phần phục vụ cho sức khỏe cộng đồng ngày một tốt hơn.
Trong năm 2015 số lượng bệnh nhân nhập viện là 2.135 bệnh nhân với
56.180 ngày điều trị nội trú, tổng số kinh phí tiền sử dụng thuốc là
5.667.593.000 đồng.
Mô hình bệnh tật tại bệnh viện là những nhóm bệnh phổ biến mà các
khoa lâm sàng điều trị.
Khoa Châm cứu –
Dƣỡng sinh

Khoa Nội- Nhi

Khoa Ngoại – Phụ

- D/c liệt : Tai biến

- Bệnh lý cột sống.

- Bệnh hậu môn trực

mạch máu não, liệt do

- Bệnh thiểu năng tuần tràng.

chấn thương cốt sống,

hoàn não;

- Bệnh phụ khoa


chấn thương sọ não.

- Bệnh suy nhược cơ

- Các bệnh nam khoa:

- Bệnh đường huyết

thể, thiếu máu, Suy

Liệt dương, xuất tinh

- Bệnh viêm cầu thận

nhược thần kinh

sớm, chậm có con;

cấp, mãn , viêm đường - Các chứng bệnh về

- Bệnh về đường hô hấp

tiết niệu ( bàng quang , khớp.

-Bệnh thần kinh ngoại

viêm niệu đạo

- Bệnh về đường tiêu


biên

- Bệnh về gan mật:

hóa

viêm gan cấp, mãn, xơ - Bệnh liệt thần kinh
gan

VII ngoại biên, đau

- Bệnh tim mạch.

thần kinh số 5 ...

15


BAN GIÁM ĐỐC

Hội đồng Khoa học
Hội đồng Thuốc –
Điều trị

Các phòng
chức năng

Khối cận
lâm sàng


Khối lâm sàng

Phòng Kế hoạch
- Tổng hợp

Khoa Châm cứu
- Dưỡng sinh

Phòng Điều
dưỡng

Khoa Nội - Nhi

Phòng Tổ chức Hành chính

Khoa Ngoại –
Phụ

Phòng Tài chính
– Kế toán

Khoa Khám
bệnh

Khoa Cận lâm
sàng

Khoa Dược


Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh
1.3.2. Khoa Dược bệnh viện
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám
đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc
bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp
đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý [11].
Khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh còn những đặc thù
riêng so với hoạt động khoa Dược nói chung. Khoa dược được phân ra nhiều

16


×