Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa akita komachi tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ NGA

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM
CANH GIỐNG LÚA AKITA KOMACHI TẠI
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Quý Nhân

Thái Nguyên - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu đề tài, luận văn của tôi đã được hoàn
thành với sự nỗ lực của bản thân, sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp,
đặc biệt là sự hướng dẫn, quan tâm, tạo điệu kiện giúp đỡ của thầy giáo
TS. Đặng Quý Nhân, nguyên là giảng viên khoa Nông học - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, hiện nay đang công tác tại phòng Đào tạo


huấn luyện thuộc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, là người thầy đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa
Nông học cùng các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài để
hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động
viên khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Triệu Thị Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Tôi đã luôn luôn nỗ lực, cố gắng và trung thực trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài.
- Các thông tin trong luận văn đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý
từ nhiều nguồn khác nhau và được đưa vào luận văn đúng quy định.
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Triệu Thị Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam ................................... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ........................................................ 5
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam...................................................... 9
1.3. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 12
1.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới .................................................. 12
1.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam .................................................. 15
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu............................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 23
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 23
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 23
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 23
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 31
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 32

3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu ........................................................................ 32
3.1.1 Nhiệt độ .................................................................................................. 32
3.1.2. Ẩm độ không khí ................................................................................... 33
3.1.3. Lượng mưa ............................................................................................ 33
3.1.4. Số giờ nắng............................................................................................ 34
3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa ........... 34
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 ............................................ 34
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 ............................................... 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây và khả năng chống đổ
của giống Akita Komachi vụ mùa năm 2013................................................. 37
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tình hình sâu, bệnh hại
trên giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 ....................................... 38
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 ................................... 40
3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 ............................................ 41
3.3. Ảnh hưởng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014
tại huyện Định Hóa ......................................................................................... 42
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng

của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 ................ 43
3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng đẻ nhánh
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 ................ 44
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây và khả năng chống đổ
của giống lúa Akita Komachi, vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 ...... 46
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại
giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 ............... 46
3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 ...... 48
3.3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 ........ 50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 52
1. Kết luận ....................................................................................................... 52
2. Đề nghị: ....................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức


ĐBSCL

: Đồng bằng Sông Cửu Long

BVTV

: Bảo vệ thực vật

NSTT

: Năng suất thực thu

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NL

: Nhắc lại

TB

: Trung bình

KL

: Khối lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa
trên thế giới giai đoạn 1970 - 2013 ................................................................... 6
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo
của một số nước đứng đầu thế giới năm 2013 .................................................. 7
Bảng 2.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa
của Việt Nam giai đoạn 1970 - 2013 .............................................................. 10
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014
ở huyện Định Hóa ........................................................................................... 33
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng, phát triển
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa .................. 35
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa ........... 36
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây và khả năng chống đổ
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa .................. 38
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tình hình sâu bệnh hại
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 tại huyện Định Hóa ................... 39
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 tại huyện Định Hóa ............................ 40
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế
của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 tại huyện Định Hóa ................... 42
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa
Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa ......... 43
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa
Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa ............... 45

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây
và khả năng chống đổ của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và
vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa........................................................... 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu, bệnh hại giống lúa
Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa ............. 47
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất giống Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 ....... 48
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống lúa
Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa .... 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng bậc nhất ở nước ta
và đứng hàng thứ hai trên thế giới sau lúa mỳ. Khoảng 40% dân số thế giới coi
lúa gạo là nguồn lương thực chính và 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu

phần lương thực hàng ngày. Chính vì thế, việc tăng sản lượng và chất lượng của
lúa gạo để đáp ứng nhu cầu của con người vẫn luôn được thế giới quan tâm hàng
đầu nhằm đảm bảo an ninh lương thực và chất lượng cuộc sống. Trong các châu
lục sản xuất lúa thì Châu Á là châu lục có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất thế
giới (chiếm trên 90% sản lượng lúa gạo thế giới).
Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất lúa gạo luôn là vấn đề quan
trọng, liên quan trực tiếp đến an ninh lương thực và chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Việt Nam có trên 70% dân số sống ở nông thôn, gắn
liền với truyền thống và tập quán sản xuất lương thực, trong đó lúa gạo là chủ
yếu, chiếm gần 90% tổng sản lượng lương thực. Trong những năm gần đây,
khi lương thực đã được đảm bảo thì thì câu hỏi lớn đặt ra đối với các cấp
chính quyền và nhiều hộ nông dân là làm thế nào để sản xuất lúa gạo thành
hàng hoá, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hệ số sử dụng phân bón để đem lại thu
nhập cao hơn cho người sản xuất lúa, đồng thời góp phần bảo vệ được môi
trường sinh thái.
Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái
Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 52.075 ha, trong đó đất nông
nghiệp là 10.169 ha chiếm 17,61% diện tích đất tự nhiên. Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XXII nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định cơ cấu kinh tế của huyện
là "Nông, lâm nghiệp - dịch vụ, du lịch - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng”. Trong đó, sản xuất lương thực vẫn giữ vai trò chủ yếu.
Hiện nay, Định Hóa đã ổn định về lương thực với diện tích lúa cả năm
là 8.700 ha, sản lượng thóc đạt gần 45 nghìn tấn thóc (Nguồn: Số liệu thống
kê huyện Định Hóa năm 2013). Trong đó lúa vụ xuân diện tích gieo cấy là
4.000 ha năng suất bình quân 52,5 tạ/ha, vụ mùa 4.700 ha năng suất bình quân
là 50 tạ/ha. So với 10 năm trước đây năng suất và sản lượng lúa đã tăng gấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2

2,5 lần. Những năm gần đây, cùng với chủ trương của tỉnh Thái Nguyên,
huyện Định Hóa đã đẩy mạnh sản xuất lúa lai với các giống chủ lực như:
Syn6, Bio 404, VL20....Tuy nhiên, đối với lúa lai đầu ra cho sản phẩm của
người nông dân rất khó khăn (giá thành thấp) nên việc phát triển lúa lai còn
rất hạn chế. Tại Định Hóa, lúa Khang dân vẫn chiếm ưu thế với khoảng 70%
diện tích vụ xuân, 30% diện tích vụ mùa; Vụ mùa chủ yếu là Bao Thai với
khoảng 55 - 60% diện tích, còn lại là các giống khác. Trong đó, giống Bao
Thai là giống lúa có thời gian sinh trưởng dài 140 - 160 ngày và chỉ cấy được
1 vụ mùa (là giống cảm quang). Bao Thai không chịu thâm canh do cây cao
hơn các giống khác (cao hơn từ 15 - 20cm) dễ đổ, do đó năng suất thấp, trung
bình đạt 48 - 50 tạ/ha, yếu điểm nữa là do lúa Bao Thai là giống dài ngày nên đã
ảnh hưởng rất lớn đến việc trồng cây vụ đông.
Giống lúa Akita Komachi là giống lúa thuần thuộc loài phụ Japonica,
có chất lượng gạo ngon, thời gian sinh trưởng ngắn (thời gian sinh trưởng ngắn
hơn cả giống Khang dân 18). Trong những năm qua, giống lúa này đã được
trồng ở một số địa phương như: Vĩnh Phúc, An Giang, Phú Yên…cho kết quả
tốt. Với ưu điểm của giống lúa này, xuất phát từ thực trạng sản xuất lúa và định
hướng phát triển ngành Nông nghiệp của huyện, tôi đã lựa chọn giống lúa này để
tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa
Akita Komachi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên".
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp cho giống lúa
Akita Komachi nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều
kiện canh tác tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ gieo cấy đến khả năng sinh trưởng,
khả năng chống chịu và cho năng suất của giống lúa Akita Komachi tại huyện

Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả của một số công thức phân bón đến khả năng sinh
trưởng, phát triển và cho năng suất của giống lúa Akita Komachi trong điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

kiện áp dụng thử nghiệm các biện pháp canh tác mới tại huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định đặc tính nông học, năng suất và khả năng chống chịu sâu,
bệnh hại, khả năng chống đổ của giống lúa Akita Komachi qua các biện pháp
thâm canh.
- Nghiên cứu, xác định tính ổn định, khả năng thích ứng của giống lúa
Akita Komachi với điều kiện sinh thái của huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên, góp phần xây dựng cơ sở khoa học để giới thiệu giống và biện pháp
kỹ thuật canh tác mới cho sản xuất, giúp sản xuất tránh được thiệt hại do sử
dụng giống và biện pháp kỹ thuật không phù hợp.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu khoa học để các nhà quản lý,
nghiên cứu kỹ thuật về nông nghiệp, giáo viên và sinh viên các trường nông
nghiệp tham khảo.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được biện pháp thâm canh và đánh giá được khả năng thích
ứng của giống lúa Akita Komachi tại huyện Định Hóa, là giống lúa có năng
suất, chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng ngắn và khả năng chống chịu tốt

để ứng dụng vào sản xuất, làm cơ sở mở rộng diện tích sản xuất lúa hàng hóa
các giống lúa mới chất lượng cao, tạo điều kiện mở rộng diện tích cây trồng
vụ đông, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng, ngoài
điều kiện thời tiết khí hậu thì việc áp dụng các biện kỹ thuật hợp lý là yếu tố
quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng của nông sản. Trong thực
tiễn sản xuất lúa ở nhiều địa phương cho thấy: Nếu có cơ cấu giống phù hợp
với điều kiện tự nhiên, cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong sản xuất sẽ làm tăng năng suất từ 15 - 20%. Bởi lẽ, năng suất lúa được
quyết định bởi các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bông/m2 (N), số
hạt/bông (n), tỷ lệ hạt chắc (F) và khối lượng 1000 hạt (W). Mối quan hệ phụ
thuộc trên có thể biểu diễn bằng công thức:
Y= N * n * W * F * 10-5 (tấn/ha)
Các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan mật thiết với nhau. Số
bông/m2 phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ nhánh, mật độ cấy. Khi cây đẻ nhánh khỏe,
nhiều dảnh thì số bông tăng. Khi số bông/m2 tăng quá cao thì bông lúa ngắn
và bé đi, số hạt/bông giảm, tỷ lệ hạt chắc/bông và khối lượng hạt cũng giảm.
Để đạt được năng suất cao cần điều khiển cho lúa có số bông tối ưu, đảm bảo

số hạt/bông nhiều, tỷ lệ hạt chắc cao và khối lượng hạt lớn (Nguyễn Văn
Hoan, 2006) [14].
- Yếu tố ảnh hưởng đến số bông/m2: Số bông/m2 được quyết định bởi
2 yếu tố chủ yếu là mật độ cấy và tỷ lệ nhánh đẻ (Nguyễn Văn Hoan, 2006)
[14]. Muốn cho lúa đẻ nhánh tốt thì ngoài cấy mạ khỏe, đúng thời vụ, việc
bón phân thúc đẻ và thúc đòng ảnh hưởng có tính chất quyết định. Thời kỳ đẻ
nhánh cần được bón đủ đạm, lân và kali; thời kỳ làm đòng cần bón đạm và
kali (Lê Vĩnh Thảo, 2004) [26].
- Yếu tố ảnh hưởng đến số hạt/bông: Số hạt/bông là do số lượng hoa
phân hóa và số lượng hoa thoái hóa quyết định (Nguyễn Văn Hoan, 2006)
[14]. Tỷ lệ hoa phân hóa liên quan chặt đến chế độ chăm sóc, trong đó phân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

đạm có vai trò quan trọng làm tăng số lượng hoa phân hóa, giảm số lượng hoa
thoái hóa, tăng kích thước vỏ trấu. Bón thúc đạm khi bắt đầu phân hóa đòng
còn làm tăng quá trình phân hóa gié. Số gié cấp I, đặc biệt là số gié cấp II
nhiều thì số hoa/bông cũng nhiều, đây là điều kiện cần thiết đảm bảo số
hạt/bông lớn (Nguyễn Văn Hoan, 2006 ) [14].
- Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc: Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào số
hạt/bông, nếu số hạt/bông quá lớn thì tỷ lệ hạt chắc thấp. Ngoài ra tỷ lệ hạt
chắc còn phụ thuộc vào lượng tinh bột tích lũy trong cây và đặc điểm giải
phẫu của cây lúa (Nguyễn Văn Hoan, 2006) [14]. Trong các nguyên tố đa
lượng, đạm và kali ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ hạt chắc vì đạm làm tăng khả
năng quang hợp và quá trình tổng hợp chất hữu cơ, kali thúc đẩy sự vận

chuyển chất khô về cơ quan tích lũy (Yang và cs., 1999) [52].
- Yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng hạt: Khối lượng hạt phụ thuộc vào
kích thước hạt và kích thước của nội nhũ. Vào giai đoạn phân bào giảm nhiễm
gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi và chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là dinh
dưỡng đạm, kali phù hợp thì nhận được kích thước hạt lớn, sau đó tích lũy được
nhiều tinh bột thì khối lượng hạt thóc cao. Sau trỗ nếu thiếu ánh sáng, dinh dưỡng
kém, đặc biệt là thiếu kali và quá trình vận chuyển chất khô vào hạt bị cản trở làm
giảm khối lượng hạt (Nguyễn Văn Hoan, 2006) [14].
Như vậy để ruộng lúa đạt năng suất cao cần áp dụng các biện pháp kỹ
thuật tổng hợp, trong đó nghiên cứu để xác định mật độ cấy và công thức bón
phân hợp lý đối với từng giống lúa đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng
lúa với diện tích khoảng 166.084 triệu ha (năm 2013). Châu Á là châu lục có
diện tích trồng lúa lớn nhất, chiếm tới 88% tổng diện tích trồng lúa trên thế
giới, châu Mỹ chiếm 4,1%, châu Phi chiếm 6,5% và châu Úc chiếm 1,4%.
Biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên toàn thế giới trong vài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

thập kỷ gần đây thể hiện qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa trên thế giới
giai đoạn 1970 - 2013
Diện tích


Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

1970

132.873

23,51

312.452

1980

144.412

27,30

394.345

1990

146.960


35,10

515.871

2000

154.060

38,74

596.926

2005

154.988

40,78

632.176

2010

161.188

43,55

701.998

2011


162.799

44,60

726.121

2012

162.317

45,47

738.187

2013

166.084

44,86

745.172

Năm

(Nguồn: FAO STAT, 2014)
Qua Bảng 2.1 ta thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các
năm có xu hướng tăng lên. Song tăng mạnh nhất vào những thập niên 70, 90
của thế kỷ XX và có xu hướng ổn định từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Về
năng suất của lúa cũng tăng dần qua các năm và tăng nhanh nhất vào thập

niên 70, 80. Đến thập niên 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI năng suất
lúa tăng chậm lại song nhìn chung năng suất tăng gần gấp đôi từ 23,51 tạ/ha
năm 1970 lên 44,86 tạ/ha vào năm 2013. Điều này cho thấy “cuộc Cách mạng
xanh” từ giữa thập niên 60 đã ảnh hưởng tích cực đến sản lượng lúa của thế
giới nói chung và của châu Á nói riêng, những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là
giống mới, biện pháp kỹ thuật tiên tiến và đầu tư phân bón để thâm canh được
áp dụng rộng rãi trong sản xuất đã góp phần làm cho sản lượng lúa tăng lên
đáng kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa gạo của một số nƣớc
đứng đầu thế giới năm 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

( nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)


Ấn Độ

43.500

36,59

159.200

Trung Quốc

30.486

67,24

205.015

Indonesia

13.835

51,52

71.279

Thái Lan

12.373

31,34


38.787

Bangladesh

11.770

43,75

51.500

Myanmar

7.500

37,33

28.000

Việt Nam

7.899

55,79

44.076

Ai Cập

700


96,42

6.750

Australia

113

102,17

1.161

Mỹ

998

86,23

8.613

Uruguay

173

78,55

1.359

Nhật Bản


1.599

67,28

10.758

Tên nƣớc

(Nguồn: FAO STAT, 2014)
Hiện nay, châu Á có diện tích lúa cao nhất với 146,17 triệu ha, sản
lượng 674,7 triệu tấn. Các nước có sản lượng lúa cao nhất đó là Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam, Myanma và Nhật Bản.
Tuy nhiên, năng suất lúa cao nhất lại tập trung ở các nước phát triển ở châu
Úc, châu Âu… Nước có năng suất lúa cao nhất là Australia 102,17 tạ/ha, Ai
Cập 96,42 tạ/ha, Trung Quốc 67,24 tạ/ha, Mỹ 86,23 tạ/ha, Nhật Bản 67,28
tạ/ha. Năm 2013, ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đó là Ấn Độ (9,61
triệu tấn), Thái Lan (6,79 triệu tấn) và Việt Nam (6,74 triệu tấn).
Qua Bảng 2.2 cho thấy: Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất
thế giới với diện tích là 43.500 nghìn ha (năm 2013), sản lượng lúa của Ấn
Độ là 159.200 nghìn tấn, chiếm 21,36% tổng sản lượng của thế giới. Năm
2013, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

khẩu gạo của Ấn Độ thất thường. Gạo Ấn Độ xuất khẩu chủ yếu là gạo
basmati. Theo dự báo của USDA trong thập kỷ tới, dự báo xuất khẩu gạo Ấn

Độ sẽ tăng trưởng hơn 30%, thị phần xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ tăng từ
16% năm 2007/08 lên khoảng 17% đến năm 2016/17.
Trung Quốc có diện tích trồng lúa đứng thứ 2 thế giới. Trong vài thập
niên gần đây, Trung Quốc có nhiều thành tựu trong cải tiến giống lúa, trong
đó đặc biệt quan tâm đến sử dụng ưu thế lai ở lúa do đó năng suất bình quân
năm 2013 đạt 67,24 tạ/ha, sản lượng đạt 205.015 nghìn tấn (đứng đầu về sản
lượng lúa trên thế giới). Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích canh
tác lúa của Trung Quốc giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng
nhanh bên cạnh đó nguồn nước ngọt không đủ và phân bố không đều. Đây cũng là
trở ngại lớn trong việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa của Trung Quốc.
Trung Quốc xuất khẩu trung bình 2,6 triệu tấn gạo trong giai đoạn
1998 - 2003, từ đó xuất khẩu gạo của Trung Quốc tiếp tục giữ ổn định ở
mức 1 triệu tấn gạo. Khối lượng gạo xuất khẩu của Trung Quốc giảm từ
năm 2004 do diện tích lúa thu hẹp lại dẫn đến nguồn cung trong nước hạn
chế. Diện tích sản xuất lúa được dự báo là giảm nhẹ, bù lại năng suất tăng
lên. Mức tiêu dùng giảm nhẹ bù cho dân số tăng. Trung Quốc xuất khẩu
gạo chất lượng cao, gạo hạt ngắn và trung bình tới thị trường Bắc Á và gạo
chất lượng thấp, hạt dài tới thị trường Sahara Châu Phi và một số thị trường
có thu nhập thấp của Châu Á.
Năm 2013, Thái Lan là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu
gạo, sau Ấn Độ. Nước này cũng được thiên nhiên ưu đãi với những vùng châu
thổ trồng lúa phì nhiêu, diện tích canh tác lớn (chiếm khoảng 40% diện tích tự
nhiên), điều kiện thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa thích hợp cho phát
triển cây lúa nước. Vì vậy, cây lúa là cây trồng chính trong sản xuất nông
nghiệp của Thái Lan với diện tích năm 2013 là 12.373 nghìn ha, năng suất
bình quân 31,34 tạ/ha, sản lượng 38.787 nghìn tấn. Các trung tâm nghiên cứu
giống lúa được thành lập ở nhiều tỉnh và khu vực. Nhiệm vụ của các cơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





9

này là tiến hành chọn lọc, phục tráng, lai tạo ra các giống lúa tốt phục vụ cho
nội tiêu và đặc biệt là cho xuất khẩu để thu ngoại tệ. Tiêu chí chọn giống lúa
của các nhà khoa học Thái Lan là các giống phải có thời gian sinh trưởng
trung bình đến dài ngày (vì phần lớn lúa ở Thái Lan chỉ trồng được 1 vụ/năm)
hạt gạo dài và trong, ít dập gãy khi xay sát, có hương thơm, coi trọng chất
lượng hơn là năng suất. Điều này giải thích tại sao giá gạo xuất khẩu của Thái
Lan luôn cao hơn của Việt Nam. Theo hướng này, Thái Lan đã tạo ra các
giống lúa chất lượng nổi tiếng thế giới, trong đó phải kể đến các giống như:
Khao đomali, Jasmin (Hương nhài)…
Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(2011)[3] dự báo trong giai đoạn 2007 - 2017, các nước sản xuất gạo ở Châu
Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới: Bao gồm
Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan
và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.
Việt Nam xuất khẩu gạo hạt dài là chủ yếu. Thái Lan xuất khẩu gạo thơm, gạo
hạt dài đặc biệt và gạo dính. Một số nước khác cũng sẽ đóng góp giúp tăng
sản lượng gạo thế giới như: Ấn Độ, các tiểu vùng Saharan Châu Phi,
Bangladesh, Philippines, Brazil.
Năm 2013, sản xuất lúa gạo trên thế giới nhìn chung không có thay đổi
lớn so với năm 2012 nhưng nhóm các nước tiêu dùng lớn như: Trung Quốc,
Indonesia, Philippines đang đẩy mạnh chiến lược tự cân đối nhu cầu trong
nước, do đó thị trường thế giới sẽ chỉ có đột biến khi bất ổn về thiên tai xảy ra.
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam
Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm trong vành đai nhiệt đới
gió mùa, rất thích hợp cho phát triển cây lúa.

Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp
của Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất
khẩu. Cây lúa đã gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước, trải dài từ Bắc
vào Nam và có 3 vùng trồng lúa chủ yếu là Đồng bằng Sông Hồng, Đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

bằng Sông Cửu Long và vùng Duyên hải miền Trung. Trong đó, Đồng bằng
Sông Cửu Long (1,8 triệu ha) và Đồng bằng Sông Hồng (1,3 triệu ha) được
coi là 2 vựa lúa chính của cả nước.
Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của Việt Nam
Năm
1970
1980
1990
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

2008
2009
2010
2011
2012
2013

giai đoạn 1970 - 2013
Diện tích
Năng suất
(nghìn ha)
(tạ/ha)
4.724,4
21,53
5.600,2
20,80
6.042,8
31,81
7.666,3
42,43
7.492,7
42,85
7.504,3
45,90
7.452,2
46,39
7.445,3
48,55
7.329,2
48,89

7.324,8
48,94
7.207,4
49,87
7.400,2
52,33
7.437,2
52,37
7.489,4
53,41
7.655,4
55,38
7.753,1
56,31
7.899,0
55,79

Sản lƣợng
(nghìn tấn)
10.173,3
11.647,4
19.225,1
32.529,5
32.108,4
34.447,2
34.568,8
36.148,9
35.832,9
35.849,5
35.942,7

38.729,8
38.950,2
40.005,6
42.398,3
43.661,5
44.076,1

(Nguồn: FAO STAT, 2014)
Số liệu bảng trên cho thấy, diện tích trồng lúa tăng mạnh trong thập kỷ
70 và 90. Diện tích trồng lúa năm 1970 là 4.724,4 nghìn ha, đến năm 2000 đạt
7.666,3 nghìn ha. Từ năm 2000 đến nay, diện tích trồng lúa biến động tăng
không nhiều. Năm 2013, cả nước trồng được 7.899,0 nghìn ha, tăng 145,9 nghìn
ha so với năm 2012 và tăng 3.174,6 nghìn ha so với năm 1970.
Năng suất lúa của nước ta cũng tăng rất nhanh theo thời gian. Từ
những năm 1970 đến 1980 năng suất lúa rất thấp và biến động không nhiều,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

đạt khoảng 21 tạ/ha. Năm 1990 năng suất lúa đã tăng lên 31,81 tạ/ha, năm
2000 là 42,43 tạ/ha, năm 2010 năng suất lúa đạt 53,22 tạ/ha và năm 2012 có
năng suất lúa cao nhất là 56,31 tạ/ha, tăng 13,88 tạ/ha so với năm 2000 và
tăng 35,51 tạ/ha so với năm 1980.
Do diện tích và năng suất tăng nên sản lượng lúa của nước ta tăng khá
cao, năm 2013 đạt 44.076,1 nghìn tấn. Có được thành tựu trên nhờ chúng ta
không ngừng cải thiện công tác giống trong sản xuất lúa, đây cũng chính là chiến
lược sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới, phấn đấu đạt và duy trì sản lượng

lúa hàng năm là 45 triệu tấn/năm, đẩy mạnh sản xuất giống lúa có chất lượng cao
xuất khẩu hàng năm từ 5 - 6 triệu tấn.
Ngoài hàng loạt những biện pháp đổi mới của Chính Phủ, công tác cải
tiến giống lúa có vai trò quan trọng và sau đó là những thay đổi biện pháp kỹ
thuật trồng lúa như việc chuyển đổi mùa vụ, giải quyết vấn đề thủy lợi để tưới
tiêu, cải tạo đất phèn ở ĐBSCL. Năng suất và sản lượng lúa tăng còn do tăng
diện tích gieo trồng. Đặc biệt, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật,
mở rộng diện tích giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao kết hợp với các
biện pháp thâm canh tổng hợp, thâm canh lúa cao sản đã góp phần chủ yếu
làm tăng năng suất lúa với tốc độ cao ổn định. Những năm gần đây chúng ta
có chính sách mở cửa nên nhập nội một số giống lúa từ các Viện lúa quốc tế
(IRRI), CIAT... và của một số nước khác đặc biệt là Trung Quốc.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới
(đứng thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan, năm 2013) và được chứng
minh bằng việc Việt Nam tiếp tục giành nhiều lợi thế cạnh tranh trong sản
xuất gạo so với những nhà sản xuất khác và lợi thế này ngày càng mạnh đối
với sản phẩm gạo chất lượng cao. Tuy nhiên vẫn còn những câu hỏi đặt ra là
làm thế nào để gạo đạt được chất lượng cao và duy trì tốc độ xuất khẩu như
hiện nay. Sự tăng trưởng đầy ấn tượng về năng suất và sản lượng lúa là thành
quả của những nỗ lực tổng hợp của cả nước trong việc tìm kiếm những giải
pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

thành tựu của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương thực.

1.3. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
1.3.1.1. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới
Mật độ cấy là số khóm cấy/m2. Lúa cấy được tính bằng khóm, lúa gieo
được tính bằng hạt mọc. Về nguyên tắc thì mật độ gieo hoặc cấy càng cao thì
số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không
làm giảm số hạt trên bông, nhưng nếu vượt qua giới hạn đó thì số hạt trên
bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo
tính toán thống kê cho thấy tốc độ giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của
mật độ cấy, vì vậy cấy dầy đối với lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so
với lúa thường. Tuy nhiên, nếu cấy quá thưa đối với giống có thời gian sinh
trưởng ngắn thì khó đạt được số bông tối ưu cần thiết theo dự định.
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nó phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống…Khi nghiên cứu về vấn đề
này S. Yoshida (1978)[50] đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc
tốt thì nên cấy mật độ thưa, ngược lại phải cấy dày. Giống lúa cho nhiều bông
thì cấy dày không có lợi bằng giống bông to. Vùng lạnh nên cấy dày hơn
vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên
cấy dày hơn so với lúa gieo sớm.
Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S. Yoshida (1978) [50] đã khẳng định:
Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay
đổi từ 20 x 20 cm đến 30 x 30 cm. Theo ông việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật
độ 300 cây/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính cho
bông. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m2. Số
bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt/bông.
Mật độ cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh.
Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn cấy dầy thì đẻ nhánh ít.
Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





13

quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản
ứng với mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng
suất tăng nhưng vượt qua giới hạn đó năng suất không tăng mà còn giảm
xuống. Qua thực tế thí nghiệm nhiều năm đối với nhiều giống lúa khác nhau
S. Yoshida (1978) [50] cho rằng: Trong phạm vi khoảng cách 10 x 10 cm đến
50 x 50 cm khả năng đẻ nhánh có ảnh hưởng đến năng suất. Ông đã thấy rằng
năng suất của hạt giống IR - 154 - 451 (một giống đẻ nhánh ít) tăng lên với
việc giảm khoảng cách 10 x 10cm. Còn IR8 (giống đẻ nhánh khỏe) năng suất
đạt cực đại ở khoảng cách cấy là 20 x 20 cm.
Các tác giả người Trung Quốc đã sử dụng tổ hợp lai 2 dòng PA
64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của tổ hợp lai. Các tác giả sử dụng hai công thức cấy
thưa (90.000 khóm/ha) và công thức cấy truyền thống của Trung Quốc
(300.000 khóm/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Số nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đáng kể so với công thức
cấy dầy vào thời điểm trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉ
còn rất nhỏ.
+ Kích thước nhánh đẻ ở công thức cấy thưa lớn hơn công thức cấy dầy
6,86%, tỷ lệ kết hạt thấp hơn 2,35% và khối lượng 1000 hạt cũng thấp hơn
0,86g. Năng suất của công thức cấy thưa giảm 17 - 19%.
1.3.1.2. Những kết quả nghiên cứu về bón phân cho lúa trên thế giới
Theo Patrick và cs., (1968) [45], Kobayashi (1995) [42]: Khi nghiên
cứu khả năng cạnh tranh của 2 giống lúa Hokuriki 52 và Yamakogame cho biết:
Các giống lúa phản ứng với điều kiện phân bón khác nhau. Giống có tính thích

ứng cao trong điều kiện tự nhiên ít phân và tăng số lượng cây con ở mỗi đối tượng,
trong khi đó các giống cạnh tranh yếu bị thất bại nghiêm trọng trong điều kiện trồng
trọt bình thường, điều đó có nghĩa là giống khoẻ (Hokuriki 52) sẽ làm hại nhiều cho
giống yếu (Yamakogame) khi có đủ phân bón.
Theo Shi (1986) [48] cho rằng: Phân bón có tác dụng thúc đẩy hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

động quang hợp. Kết quả nghiên cứu các giống lúa Indica có phản ứng với
phân bón là tăng diện tích lá lớn hơn so với giống lúa Japonica nhưng lại phản
ứng yếu hơn khi hàm lượng phân bón tăng. Khi bàn về năng suất tác giả cho
biết: năng suất là kết quả của những giống có phản ứng tốt với phân bón và
biện pháp kỹ thuật. Ở vùng ôn đới, giống Japonica thường cho năng suất cao
vì nó phản ứng tốt với phân bón.
Theo kết quả nghiên cứu của Sinclair (1989) [47]: Hiệu suất bón đạm
cho lúa rất khác nhau: 1kg N cho từ 3,1 - 23 kg thóc.
Các công trình nghiên cứu của De Datta (1978) [40] Koyama (1981)
[43], Sinclair (1989) [47], Vlek (1986) [49] về đặc điểm bón phân cho các
giống lúa đều đi đến kết luận: Giống mới yêu cầu về phân bón nhất là lân cao
hơn giống cũ. Bón lân làm tăng khả năng hút đạm và kali. Là cơ sở để tăng
năng suất cây trồng. Để đánh giá khả năng cung cấp lân của đất cho cây trồng,
người ta dựa vào hàm lượng lân tổng số, phân lân bón cho lúa có hiệu quả
đứng thứ 2 sau đạm, nhưng trong một vài trường hợp, ở những đất nghèo màu
thì phân lân lại làm tăng năng suất nhiều hơn đạm. Tuy nhiên bón phân lân
cùng với đạm là điều kiện tốt để phát huy hiệu quả cao của phân lân. Khi cây

bị thiếu lân cây non có bộ lá hẹp, thường bị cuộn lại, sức đẻ nhánh giảm và đẻ
muộn, giai đoạn đẻ nhánh kéo dài. Ở thời kỳ lúa đẻ nhánh và tròn mình, phân
lân có ảnh hưởng tốt đối với cây lúa, nó làm cho trọng lượng của phần trên
mặt đất của cây lúa tăng khá lớn, sau đó đến thời kỳ chín mức tăng của trọng
lượng thân cây giảm. Ở những chân đất tương đối phì nhiêu, hiệu quả của
phân lân đối với năng suất lúa không lớn. Bón lân làm cho lúa cứng cây và
tăng khả năng chống đổ.
Theo Yang (1999) [52] ở nhiều nước trên thế giới thường hay bón phân
chuồng và phân ủ cho lúa để làm tăng độ phì nhiêu cho đất như: Trung Quốc,
Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và các nước vùng Đông Nam Á. Trong thời gian
gần đây phân khoáng đã được dùng phổ biến và phân chuồng được dùng bón
lót làm tăng năng suất lúa và tăng hiệu quả của phân khoáng. Thí nghiệm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

Ying (1998) [53] cho thấy: sự tích luỹ đạm, lân và kali ở các cơ quan trên mặt
đất của cây lúa không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà còn được tích luỹ tiếp ở các
giai đoạn tiếp theo của cây.
Theo Sarker (2002) [46] khi nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của lân đối
với lúa được đánh giá: “Hiệu suất của lân đối với năng suất hạt ở giai đoạn
đầu cao hơn giai đoạn cuối và lượng lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân
phối ở các cơ quan sinh trưởng. Do đó, phải bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng cho cây lúa”.
Phân bón có tác dụng rất lớn đến năng suất lúa. Muốn đạt năng suất,
sản lượng cao cần bón phân đúng liều lượng và đúng cách. Ngay những thập

kỷ 70, 50% sản lượng nông nghiệp tăng lên ở các nước phát triển là nhờ sử
dụng phân bón (FAO - 1994).
Bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúc lúa đẻ
nhánh, sau đó giảm dần. Với liều lượng thấp thì bón vào lúc lúa đẻ nhánh và
trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao. Có hai đỉnh về hiệu suất đỉnh thứ nhất xuất
hiện ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, đỉnh thứ hai xuất hiện ở 19 - 9 ngày trước trỗ,
nếu lượng đạm nhiều thì không có đỉnh thứ 2.
Tác giả đã đề nghị: Nếu lượng đạm ít sẽ bón vào 20 ngày trước trỗ.
Khi lượng đạm trung bình bón hai lần lúc lúa con gái và 20 ngày trước trỗ
bông, khi lượng đạm nhiều bón vào lúc lúa con gái.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam
1.3.2.1. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt Nam
Mật độ là số cây, số khóm trồng trên đơn vị diện tích. Với lúa cấy thì mật
độ được xác định bằng số khóm/m2, lúa gieo thẳng thì xác định bằng số hạt
mọc/m2. Trên đơn vị diện tích nếu mật độ càng cao (cấy dầy) thì bông càng nhiều
nhưng số hạt/bông càng ít (bông bé). Tốc độ giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ
tăng của mật độ vì vậy cấy dày quá làm cho năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy
nhiên nếu cấy với mật độ quá thưa đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì
rất khó hoặc không thể đạt được số bông tối ưu. Các thí nghiệm về mật độ thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16

hiện ở giống Bắc ưu 64 cho thấy: Mật độ 35 khóm đạt được 320 bông/m2 và số
hạt trung bình 1 bông đạt 130 hạt. Khi tăng mật độ lên 70 khóm/m2 thì cũng chỉ
đạt được 400 bông/m2 nhưng số hạt trung bình 1 bông giảm xuống chỉ còn 73 hạt.

Như vậy mật độ tăng lên 2 lần cũng chỉ tăng được 1,25 lần số bông, còn số
hạt/bông giảm tới 1,78 lần (Nguyễn Văn Hoan, 2006) [14].
Mật độ cấy thích hợp tùy thuộc vào giống, mùa vụ, tuổi mạ, điều kiện
đất đai, phân bón và tập quán canh tác của từng địa phương......Theo Nguyễn
Thị Trâm (2007)[31] sử dụng mạ non để cấy thì sau cấy lúa thường đẻ
nhánh sớm và nhanh. Nếu cần đạt 9 bông hữu hiệu/khóm với mật độ 40
khóm/m2 chỉ cần cấy 3-4 dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là đủ, nếu cấy nhiều
hơn, số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỷ lệ hữu hiệu giảm.
Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã đẻ 2- 5 nhánh thì số dảnh cấy phải
tính cả nhánh đẻ trên mạ. Loại mạ này già hơn 10 - 15 ngày so với mạ chưa
đẻ vì vậy số dảnh cấy cần phải bằng số bông dự định hoặc ít nhất cũng phải
đạt trên 70% số bông dự định. Sau khi cấy các nhánh đẻ trên mạ sẽ tích luỹ, ra
lá lớn lên và thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung vào 8 - 15
ngày sau cấy. Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy/khóm nhiều hơn
cấy mạ non. Nguyễn Văn Hoan (1999) [14] cho rằng ở mật độ cấy dày trên 40
khóm/m2 thì để đạt 7 bông hữu hiệu trên khóm cần cấy 3 dảnh (nếu mạ non)
với loại mạ thâm canh số nhánh cần cấy trên khóm được xác định lượng theo
số bông cần đạt nhân với 0,8.
Theo Nguyễn Thị Trâm (2001) [30] thì mật độ cấy càng cao thì số bông
càng nhiều. Tuy nhiên cấy quá thưa đối với giống ngắn ngày thì khó đạt được
số bông/đơn vị diện tích theo dự định, các giống lai có thời gian sinh trưởng
trung bình có thể cấy thưa. Ví dụ: Bắc ưu 64 có thể cấy 35 khóm/m2. Các
giống có thời gian sinh trưởng ngắn như Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 77 cần cấy
dày 40 - 45 khóm/m2.
Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng trên đất giàu dinh dưỡng mạ
tốt thì chúng ta cần chọn mật độ thưa, nếu mạ xấu cộng với đất xấu nên cấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





17

dầy. Để xác định mật độ cấy hợp lý thì có thể căn cứ vào 2 thông số là: Số
bông cần đạt trên m2 và số bông hữu hiệu/khóm. Từ hai thông số trên có thể
xác định mật độ cấy phù hợp với công thức:
Số bông/m2
Mật độ (số khóm/m2) =
Số bông/khóm
Theo kết quả đạt được trên những ruộng lúa thâm canh năng suất đạt
được trên 300 kg/sào thì khóm lúa cần có 7 - 10 bông (thí nghiệm trên Sán Ưu
Quế 99) thì mật độ là: Với 7 bông/khóm cần cấy 43 dảnh/m2, với 8 bông/
khóm cần cấy 38 dảnh/m2, với 9 bông/khóm cần cấy 33 dảnh/m2, với 10
bông/khóm cần cấy 30 dảnh/m2.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh
trưởng của lúa ngắn ngày thâm canh. Nguyễn Như Hà (1999) [12] kết luận:
Tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. So sánh số
dảnh/khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2 và mật độ cấy dày 85
khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn
hơn 0,9 dảnh/khóm - 14,8% ở vụ xuân, còn ở vụ mùa lên tới 1,9
dảnh/khóm - 25%. Về dinh dưỡng đạm của lúa tác động đến mật độ cấy,
tác giả kết luận tăng bón đạm ở mật độ cấy dầy có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh
hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65
khóm/m2 ở vụ xuân và 75 khóm/m2 ở vụ mùa. Tăng bón đạm ở mật độ cao
trong khoảng 55 - 65 khóm/m2 làm tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu.
Nguyễn Thạch Cương (2000) [7] đã làm thí nghiệm với tổ hợp Bồi tạp
Sơn Thanh trên đất phù sa Sông Hồng và đi đến kết luận:
+ Trong vụ xuân: Với mật độ cấy 55 khóm/m2 trên đất phù sa sông
Hồng cho năng suất cao nhất là 82,2 tạ/ha, trên đất phù sa ven biển cho năng

suất 83,5 tạ/ha, ở vùng đất bạc màu rìa đồng bằng mật độ 55 - 60 khóm/m2
cho năng suất 77,9 tạ/ha.
+ Trong vụ mùa: Mật độ 50 khóm/m2, trên đất phù sa Sông Hồng cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×