LOGO
Chương II: NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT
NAM, KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH, MƠN
HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH
I
Ngành Luật hành chính Việt Nam
II
Khoa học Luật hành chính
III
Mơn học Luật hành chính
I: Ngành Luật hành chính Việt Nam
1. Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật hành chính Việt
Nam
Khái niệm:
Là tổng hợp các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
quản lý hành chính nhà nước được các quy phạm pháp luật
của ngành luật hành chính điều chỉnh
Đặc trưng:
- Mang tính bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ
- Trong trường hợp tồn tại sự bình đẳng thì nó chỉ mang tính
tương đối.
Các nhóm quan hệ hành chính:
Nhóm 1: Những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh
trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
Nhóm 1
Quan hệ chấp hành
điều hành phát sinh
trong q trình cơ
quan hành chính nhà
nước thực hiện hoạt
động tác động ra
bên ngồi
Quan hệ chấp hành
điều hành phát sinh
trong q trình cơ
quan hành chính nhà
nước thực hiện hoạt
động quản lý nội bộ.
Hoạt động quản lý
nhà nước được thực
hiện bởi người đứng
đầu, cán bộ, công
chức làm việc trong
cơ quan.
Nhóm 2: Những quan hệ chấp hành và điều hành phát
sinh trong hoạt động hành chính nội bộ phục vụ cho
các cơ quan nhà nước khác.
Nhóm 3: Những quan hệ hành chính phát sinh trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước khác hoặc tổ chức, cá nhân
được nhà nước trao quyền.
Nhóm 3
Hoạt động của
Các cơ quan
Nhà nước khác
Hoạt động của
các tổ chức, cá
nhân được nhà
nước trao quyền
2. Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hành chính Việt
Nam
Khái niệm: Là những cách thức, biện pháp mà nhà nước sử
dụng để tác động vào quan hệ quản lý bằng các quy phạm pháp
luật hành chính.
Các phương pháp cụ thể:
Phương pháp mệnh lệnh– phục tùng (chủ yếu)
+ Nguyên nhân:
Text
+ Biểu hiện:
- Một bên có quyền ra mệnh lệnh mang tính đơn phương
và bên kia có nghĩa vụ phải thi hành.
-Một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị bên kia có
quyền xem xét.
- Hai bên đều có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định
của pháp luật nhưng một bên muốn quyết định vấn đề gì
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của bên còn lại phải được sự
Text
đồng ý của bên đó.
- Tính đơn phương của các quyết định hành chính có giá
trị thi hành bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan.
- Chủ thể quản lý có quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hành chính quy định quyền và nghĩa vụ của đối
tượng quản lý mà đối tượng quản lý khơng có quyền từ
chối hay hủy bỏ
Phương pháp thỏa thuận
Phát sinh trong các trường hợp:
- Khi cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức, cá nhân
ký kết hợp đồng hành chính.
- Khi các cơ quan cùng ký kết văn bản liên tịch
Định nghĩa ngành Luật hành chính:
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh mối quan hệ chấp hành và điều hành phát
sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước; trong hoạt động quản lý nội bộ của
các cơ quan nhà nước khác; trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội, cá nhân khi
được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động đó. Phương
pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật hành chính là phương
pháp mệnh lệnh – phục tùng.
3. Quan hệ giữa ngành Luật hành chính và các
ngành luật khác
3.1 Quan hệ giữa Luật hành chính và Luật Hiến
pháp
- Luật Hiến pháp là một trong những nguồn cơ bản của
Luật hành chính.
- Luật Hiến pháp quy định những vấn đề có tính ngun
tắc làm cơ sở, nền tảng cho hoạt động hành chính.
- Luật hành chính cụ thể hóa, chi tiết hóa, bổ sung các
quy định của Luật Hiến pháp và đặt ra cơ chế để đảm
bảo thực hiện chúng.
3.2 Quan hệ giữa Luật hành chính và Luật dân
sự
- Luật hành chính và luật dân sự cùng điều chỉnh quan hệ về tài
sản nhưng sử dụng phương pháp điều chỉnh khác nhau.
- Các quy định, quyết định hành chính làm tiền đề phát sinh
quan hệ pháp luật dân sự.
- Các quy định về thủ tục hành chính đảm bảo thực hiện các
quy định trong pháp luật dân sự.
3.3 Quan hệ giữa Luật hành chính và Luật lao động
- Trong nhiều vấn đề cùng có sự điều chỉnh của cả Luật hành
chính và Luật lao động.
- Các văn bản hành chính do cơ quan hành chính ban hành làm
cơ sở cho quan hệ lao động.
3.4 Quan hệ giữa Luật hành chính và Luật tài
chính
- Quan hệ của Luật tài chính là một dạng quan hệ đặc
biệt của Luật hành chính cùng điều chỉnh quan hệ
mang tính chấp hành và điều hành và cùng sử dụng
phương pháp quyền uy – phục tùng.
- Luật tài chính có chung một bộ phận nguồn của Luật
hành chính.
-Luật tài chính điều chỉnh quan hệ mang tính chất tiền
tệ liên quan đến ngân sách mà nguồn ngân sách lại do
cơ quan hành chính nhà nước quản lý và quyết định.
- Cơ quan tài chính đồng thời cũng là cơ quan hành
chính nhà nước.
3.5 Quan hệ giữa Luật hành chính và Luật hình sự
- Luật hành chính và Luật hình sự đều điều chỉnh về
hành vi vi phạm pháp luật nhưng ở mức độ khác nhau.
- Trong một số trường hợp, quan hệ hành chính là cơ sở,
điều kiện phát sinh quan hệ pháp luật hình sự.
3.6 Quan hệ giữa Luật hành chính và Luật đất đai
- Luật hành chính là phương tiện thực hiện Luật đất đai
- Quyết định của cơ quan hành chính có thể làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai.
II. Khoa học luật hành chính
III. Mơn học Luật hành chính
LOGO