Tải bản đầy đủ (.pptx) (75 trang)

KỸ NĂNG tìm KIẾM tài LIỆU và PHÂN TÍCH hồ sơ của LUẬT sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.17 KB, 75 trang )

Chuyên đề 3
KỸ NĂNG TÌM KIẾM TÀI LIỆU VÀ
PHÂN TÍCH HỒ SƠ CỦA LUẬT SƯ
(Môn học kỹ năng thực hành pháp luật)


Phần I
KỸ NĂNG TÌM KIẾM TÀI LIỆU,
NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
HỒ SƠ CỦA VỤ VIỆC HÌNH SỰ


1. Khái niệm về hồ sơ vụ án hình sự
1.1 Khái niệm:
Hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các văn bản,
tài liệu được các cơ quan tiến hành tố tụng thu
thập hoặc lập ra trong quá trình khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, được sắp xếp
theo một trình tự nhất định phục vụ cho việc
giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài.


1. Khái niệm về hồ sơ vụ án hình sự
2.2 Đặc điểm:
• Do cơ quan tiến hành tố tụng lập ra hoặc thu
thập bằng các biện pháp do luật định.
• Hồ sơ được hình thành từ khi có quyết định
khởi tố vụ án hình sự và được củng cố qua
các giai đoạn tố tụng.



1. Khái niệm về hồ sơ vụ án hình sự
2.3. Nội dung
1) Các văn bản về khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
2) Các văn bản về thủ tục trong việc áp dụng, thay đổi,
huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn;
3) Các tài liệu về kết quả điều tra không thuộc lời khai
của những người tham gia tố tụng;
4) Biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng;
5) Tài liệu về nhân thân bị can;
6) Tài liệu về nhân thân người bị hại;
;


1. Khái niệm về hồ sơ vụ án hình sự
2.3. Nội dung
7) Các tài liệu về đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra;
8) Tài liệu kết thúc điều tra;
9) Tài liệu về truy tố;
10) Tài liệu trong giai đoạn xét xử;
11) Các tài liệu của Toà án cấp trên khi huỷ án điều
tra lại hoặc xét xử lại (nếu có).


2. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ VAHS
Nguyên tắc:
Tôn trọng trật tự hồ sơ đã được
sắp xếp (bởi cơ quan tiến THTT),
Nắm vững thủ tục tố tụng quá
trình hình thành hồ sơ



2. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ VAHS
• Yêu cầu trong nghiên cứu HSVAHS:
– Đảm bảo tính toàn diện
– Đảm bảo tính đầy đủ
– Có phương pháp nghiên cứu
– Theo mục đích nghiên cứu


3. Phương pháp nghiên cứu HSVAHS
• Nghiên cứu tổng thể: Xem xét một cách khái quá về hệ
thống, hình thức, cách sắp xếp phân loại. Cách sắp xếp hồ
sơ thường theo theo trật tự sau:





Tập hồ sơ về thủ tục tố tụng chung của vụ án
Tập hồ sơ về thủ tục tố tụng của từng cá nhân bị can
Tập lời khai của bị can, nhân chứng, người liên quan
Tập biên bản xác minh, biên bản khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi, các chứng từ, tài liệu, vật chứng, kê biên tài
sản…
– Các tài liệu liên quan đến trưng cầu và kết quả giám định.
– Tập văn bản điều chỉnh các vấn đề liên quan đến vụ án
– Các tài liệu liên quan đến nhân thân, đơn khiếu nai và các văn
bản giải quyết trong quá trình điều tra.



3. Phương pháp nghiên cứu HSVAHS
• Nghiên cứu tổng thể:
Lưu ý:
Xem trước danh mục tài liệu hồ sơ
Xem cách đánh bút lục
Cách ghi chú trong quá trình nghiên cứu hồ sơ.


3. Phương pháp nghiên cứu HSVAHS
• Nghiên cứu hồ sơ theo trình tự tố tụng:
– Ưu điểm: Bảo đảm tính khách quan của người
nghiên cứu.
– Hạn chế: mất rất nhiều thời gian.

• Nghiên cứu hồ sơ không theo trình tự tố tụng:
– Ưu điểm: tiết kiệm được thời gian.
– Hạn chế: dễ bị ảnh hưởng bởi các kết luận trong
hồ sơ nên có thể không đảm bảo tính khách quan.


3. Phương pháp nghiên cứu HSVAHS
• Nghiên cứu về tố tụng trước:
– Thủ tục khởi tố VAHS, khởi tố bị can;
– Thủ tục bắt tạm giữ, tạm giam;
– Thủ tục thu thập chứng cứ;
– Thủ tục hỏi cung bị can, người làm chứng, người
bị hại…


4. kỹ năng nghiên cứu một số tài

liệu trong HSVAHS





Kết luận điều tra
Cáo trạng
Lời khai
Các biên bản: giám định, khám nghiệm
hiện trường….
• Vấn đề nhân thân của bị can, bị cáo
• Kết luận giám định


4.1 KNNC bản kết luận điều tra
• Mục đích:
– Hiểu rõ về diễn biến của tội phạm từ các chứng cứ
do CQĐT thu thập được.

• Kỹ năng:
– Lưu ý các vấn đề tố tụng trong giai đoạn điều tra;
– Xác định quan điểm của cơ quan điều tra đề nghị
xử lý vụ án.


4.1 Kỹ năng nghiên cứu bản cáo trạng
• Mục đích: hiểu được nội dung vụ án, nắm diễn biến
hành vi phạm tội, quan điểm buộc tội và chứng cứ
buộc tội của Viện kiểm sát.


• Kỹ năng: đọc kỹ và lưu ý các vấn đề sau:
– Thời gian, địa điểm phạm tội.
– Tóm tắt mô tả của cáo trạng về hành vi phạm tội.
– Những chứng cứ chính mà VKS dùng để buộc tội
(Ví dụ: lời khai bị hại, người làm chứng v.v…).
– Nội dung truy tố.
– Bị can có nhận tội không?


4.3 Kỹ năng nghiên cứu các lời khai
4.3.1 Lời khai của người bị tạm giữ, bị can:
• Mục đích:
Tìm hiểu động cơ, mục đích, các hành vi khách quan của tội
phạm; sự ăn năn, hối cải của bị can, các lý lẽ, chứng cứ mà bị can
đưa ra để bào chữa cho mình (nếu bị can nhận tội)

• Kỹ năng:
• Hành vi nào bị can khai nhận như cáo trạng; Hành vi nào
có nêu trong cáo trạng nhưng không có trong hỏi cung;
Hành vi bị can không nhận như cáo trạng, lý do không
nhận; Hành vi bị can nhận nhưng sau lại không nhận.


Kỹ năng nghiên cứu lời khai của người bị tạm
giữ, bị can (tt)
• Kiểm tra diễn biến tâm lý, hoàn cảnh khách
quan diễn ra trong lúc hỏi cung.
• kiểm tra thủ tục tố tụng: Cơ quan điều tra có
giải thích quyền và nghĩa vụ trước hỏi cung

không? Những chỗ bị tẩy xoá? Có chữ ký bị
can xác nhận không? V.v


4.3 Kỹ năng nghiên cứu các lời
khai
4.3.2 Lời khai người bị hại.
• Mục đích
Tìm hiểu diễn biến, nguyên nhân phạm tội, xác định
yêu cầu của người bị hại đối với việc giải quyết vụ
án và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

• Kỹ năng
Xem xét hoàn cảnh khách quan khi tội phạm xảy
ra.
 Mối quan hệ giữa bị hại và bị can.


4.3 Kỹ năng nghiên cứu các lời
khai
4.3.3 Lời khai người làm chứng:
• Mục đích:
Làm rõ thêm các tình tiết khách quan của vụ án

• Kỹ năng:
– Xác định những điều kiện chủ quan và khách quan
của việc tiếp nhận tin tức.
– Lời khai này là trực tiếp hay do nghe kể lại.
– Quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại.



4.4 Kỹ năng nghiên cứu các biên
bản khác
• Biên bản đối chất
Hoàn cảnh khách quan khi diễn ra sự việc cần đối
chất;
So sánh với lời khai trước đó của họ;
• Biên bản khám xét, khám nghiệm hiện trường, thu
thập chứng cứ, biên bản thực nghiệm điều tra …
 Chú ý các thủ tục tố tụng.


4.5 Kỹ năng nghiên cứu giấy tờ về lý lịch của
bị can, bị cáo
• Mục đích:
Xác định các yếu tố nhân thân chi phối việc định tội,
lượng hình

• Kỹ năng:
– Ghi lại những đặc điểm nhân thân có lợi cho bị cáo
(hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, quá trình công
tác, cống hiến…)
– Ghi lại những đặc điểm nhân thân bất lợi cho bị
cáo như bị cáo (tiền án, tiền sự, điều kiện hoàn ảnh
sống)


4.6 Kỹ năng nghiêu cứu kết luận giám
định


• Mục đích:

Làm rõ thêm các tính tiết khách quan của vụ án
• Kỹ năng:
– Kiểm tra các điều kiện để đưa ra kết luận giám định có
được bảo đảm hay không
– Các phương pháp được áp dụng để thực hiện giám định
có cơ sở khoa học hay không.
– So sánh kết luận giám định với các chứng cứ khác
Đề xuất Tòa án yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám
định lại.


BÀI TẬP
Nghiên cứu một hồ sơ vụ án hình sự do giảng
viên cung cấp, tập các kỹ năng:
Nghiên cứu tổng thể
Nghiên cứu vấn đề tố tụng
Nghiên cứu một số nội dung cụ thể
Đưa ra phương án bào chữa.


Phần II
KỸ NĂNG TÌM KIẾM TÀI LIỆU,
NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH HỒ
SƠ CỦA VỤ VIỆC DÂN SỰ
• Nguyên tắc chứng minh thuộc về các đương
sự
• Luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi khởi
kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá

trình tố tụng dân sự.


I. KỸ NĂNG CHUNG
1. Nghiên cứu toàn diện hồ sơ
Đọc lướt toàn bộ hồ sơ
Ghi chép các sự kiện chính theo trình tự thời
gian, hoặc theo nội dung vụ việc hoặc theo sự
kiện.
Sắp xếp và nghiên cứu các chứng cứ.
 Suy nghĩ về giải pháp giải quyết vụ án theo

hướng có lợi cho khách hàng.


×