Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện kim động, tỉnh hưng yên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.9 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
................./................

BỘ NỘI VỤ
...../.....

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ THỊ THANH HƢƠNG

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KIM ĐỘNG,
TỈNH HƢNG YÊN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý Công
Mã số: 60 34 04 03

HÀ NỘI - NĂM 2017


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LƯU KIẾM THANH

Phản biện 1:

TS. TRỊNH THANH HÀ
Học viện Hành chính quốc gia


Phản biện 2:

PGS.TS. VĂN TẤT THU
Nguyên TT Bộ Nội vụ

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành
chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà......
- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số:77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201...

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủ tục hành chính có thể hiểu là trình tự thực hiện thẩm
quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức
được ủy quyền trong việc giải quyết các công việc của nhà nước;
các kiến nghị, yêu cầu chính đáng của công dân hoặc tổ chức nhằm
thi hành nghĩa vụ hành chính đảm bảo công vụ nhà nước và phục vụ
nhân dân.
Nhận thức được bất cập của thủ tục hành chính là khiếm
khuyết lớn trong nền hành chính nhà nước, từ năm 1992 Thủ tướng
chính phủ đã ban hành Chỉ thị 220/CT-TTg về việc quy định một số
điểm trong quan hệ làm việc tại các ngành. Tiếp đó là một loạt các
văn bản được ban hành về vấn đề này như: Nghị quyết số 38/CP
ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính; các Nghị

quyết, Quyết định phê duyệt đề án cải cách hành chính, Đề án Tổng
thể đơn giản hóa thủ tục hành chính; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10
tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số
225/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2016-2020…
Bên cạnh những thành công của cải cách TTHC, vẫn còn
nhiều TTHC gây tốn kém thời gian, chi phí cho người dân và doanh
nghiệp, thậm chí gây bức xúc trong dư luận. Xuất pháp từ thực tế
trên và để góp phần nâng cao hiệu quả cải cách TTHC tại UBND
huyện Kim Động, học viên chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành
chính tại UBND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên” cho luận văn
thạc sỹ của mình.
1


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những vấn đề lý luận
và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính ở các góc độ nghiên cứu
hoặc tiếp cận khác nhau, hướng tới các lĩnh vực TTHC ở mỗi cấp
khác nhau. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu cải
cách TTHC tại UBND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Vì vậy đây
là vấn đề hoàn toàn mới và không trùng lặp với đề tài khác
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích:
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành
chính, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính
tại UBND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên và đề xuất giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính tại UBND
huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
3.2. Nhiệm vụ:

Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thủ tục
hành chính và cải cách thủ tục hành chính.
Đánh giá tình hình công tác cải cách TTHC tại UBND
huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác cải cách
TTHC tại UBND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cải cách thủ
tục hành chính tại UBND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Trong
đó, luận văn tập trung nghiên cứu sâu về cải cách TTHC trong lĩnh
2


vực chứng thực, tư pháp - hộ tịch, Kế hoạch – đầu tư, tài nguyên môi trường. Đây là những mảng công việc liên quan nhiều TTHC,
có nhu cầu giải quyết thường xuyên, liên tục đối với người dân
nhưng cũng gây nên khá nhiều bức xúc trong dư luận, vì vậy đòi hỏi
phải cải cách nhiều hơn, triệt để hơn nữa để kịp thời đáp ứng nhu
cầu của các tổ chức, công dân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu cải cách TTHC tại UBND
huyện Kim Động, giai đoạn từ 2010 đến 2015. Tập trung khai thác
triệt để các hoạt động giải quyết công việc liên quan đến TTHC của
một số lĩnh vực tại UBND huyện Kim Động, từ đó kiến nghị, đề
xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc thực hiện các thủ tục
hành chính và công tác cải cách TTHC tại UBND huyện Kim Động.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, những quan điểm của Đảng, Nhà nước về cải cách thủ tục
hành chính trong thời kỳ đổi mới, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong khi giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội

dung đề tài.
Đề tài cũng kết hợp với phương pháp nghiên cứu khoa học
như: thu thập - xử lý thông tin, thống kê, phân tích và so sánh, tổng
hợp. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã kế thừa một số kết
quả nghiên cứu có liên quan, các đánh giá, nhận định trong các báo
cáo tổng kết của các cơ quan về công tác cải cách TTHC.

3


6. Điểm mới và ý nghĩa của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn
diện và có hệ thống về cải cách TTHC tại UBND huyện Kim Động,
tỉnh Hưng Yên. Luận văn tập trung phân tích các nội dung và điều
kiện đảm bảo cho quá trình cải cách TTHC, đánh giá những ưu,
khuyết điểm của quá trình cải cách, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác cải cách
TTHC đối với UBND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn
thiện cơ sở thực hiện cải cách TTHC đối với UBND huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về cải cách thủ tục
hành chính.
Chương 2. Thực trạng cải cách TTHC tại UBND huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp tiếp tục cải cách
TTHC tại UBND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.


4


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.1. Khái quát về thủ tục hành chính
1.1.1. Khái niệm
Thủ tục hành chính (TTHC) là trình tự, cách thức thực hiện,
hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá
nhân, tổ chức.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
Một là, TTHC do pháp luật quy định.
Hai là, thủ tục hành chính rất đa dạng, phong phú.
Ba là, TTHC diễn ra theo trật tự các bước nhất định.
Bốn là, thủ tục hành chính được tiến hành bởi nhiều cơ quan
có thẩm quyền khác nhau.
Năm là, văn bản về TTHC tản mạn, không tập trung.
1.1.3. Vai trò của thủ tục hành chính
Thứ nhất, TTHC là công cụ để tổ chức bộ máy hành chính ở
UBND huyện và quản lý nhà nước trên địa bàn huyện. Ngoài ra,
TTHC còn là phương tiện để UBND huyện thực hiện mối quan hệ
với các cơ quan nhà nước khác cũng như các tổ chức chính trị - xã
hội trong việc phối hợp thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà
nước trên địa bàn.
Thứ hai, TTHC là phương tiện bảo đảm thực hiện đúng đắn
các quyền và nghĩa vụ của cá nhân và tổ chức.


5


Thứ ba, TTHC là cơ sở pháp lý hình thành hoạt động trật tự
trong quản lý hành chính nhà nước.
1.1.4. Phân loại thủ tục hành chính
a) Thủ tục hành chính nội bộ
b) Thủ tục hành chính liên hệ
c) Thủ tục hành chính văn thư
1.2. Cải cách thủ tục hành chính
1.2.1. Quan niệm về cải cách thủ tục hành chính
Cải cách TTHC là quá trình rà soát, đánh giá để loại bỏ
những bước, những thủ tục bất hợp lý, không cần thiết, kiểm soát
chặt chẽ việc ban hành các TTHC mới theo quy định của pháp luật
và triển khai thực hiện công khai minh bạch tất cả các TTHC bằng
các hình thức thiết thực và thích hợp.
1.2.2. Các yếu tố tác động đến cải cách TTHC
Một là, nâng cao nhận thức của lãnh đạo cơ quan hành
chính các cấp, nhận thức của đội ngũ cán bộ.
Hai là, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong
các cơ quan nhà nước.
Ba là, sự quan tâm, góp sức của người dân. Cần hiện thực
hóa tinh thần “Chung tay cải cách thủ tục hành chính”.
Bốn là, yếu tố thông tin - truyền thông.
1.3. Nội dung cải cách thủ tục hành chính
Thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ các quy định hiện
hành về TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện như
đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu… kiến nghị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nhằm bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định thủ
6



tục không phù hợp với thực tế đã và đang gây trở ngại cho hoạt
động của cơ quan, đơn vị, gây phiền hà cho nhân dân.
Thứ hai, các TTHC phải được xây dựng dựa trên cơ sở pháp
luật, nhằm thực hiện luật.
Thứ ba, UBND huyện khi ban hành quy định TTHC cần có
sự tham vấn từ phía các cán bộ, công chức trực tiếp thực thi công
vụ, các cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận “một cửa” và từ phía
khách hàng (tổ chức và người dân).
Thứ tư, TTHC phải linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời và tốt
nhất nhu cầu của toàn xã hội.
Thứ năm, liên tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng cơ chế
“một cửa”, tiến tới xây dựng cơ chế “một cửa liên thông” giữa các
sở, ban, ngành có chức năng QLNN và các cấp chính quyền.
Thứ sáu, công khai hệ thống các văn bản quy định TTHC.
1.4. Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính
Cải cách TTHC nhằm bảo đảm tính thống nhất, pháp lý,
hiệu quả, minh bạch, công bằng trong giải quyết công việc hành
chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham
nhũng gây khó khăn cho nhân dân.
Tiểu kết chƣơng 1

7


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI
UBND HUYỆN KIM ĐỘNG
2.1. Vài nét về Ủy ban nhân dân huyện Kim Động, tỉnh

Hƣng Yên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên
2.1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình
Kim Động là một trong 10 huyện thị của tỉnh Hưng Yên và
nằm ở phía tây nam của tỉnh. Trung tâm huyện cách Hà Nội hơn
50km và cách thành phố Hưng Yên vể phía Bắc hơn 10km. Huyện
Kim Động gồm 17 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn và 16 xã.
Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 20o45’ đến 20o49’ vĩ độ Bắc và từ
105o57’ đến 106o6’ kinh độ Đông.
2.1.1.2. Dân số - lao động
Năm 2013 toàn huyện có 35172 hộ, đến năm 2016 toàn huyện
có 38219 hộ, bình quân qua 3 năm số hộ tăng 4,25%.
2.1.1.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện
Huyện Kim Động là địa phương có một số thuận lợi. Hệ thống
giao thông của huyện luôn được xây dựng, cải tạo và nâng cấp dần
qua các năm, tăng bình quân 85,16%/năm.
Toàn huyện có 1 đài phát thanh với hệ thống truyền thanh
được xây dựng và quy hoạch thuận tiện, loa phóng thanh được đặt ở
từng thôn nhằm cung cấp cho nhân dân trong từng xã ở trên địa bàn
toàn huyện những thông tin kinh tế và những chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước một cách kịp thời.
8


2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện
Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Kim Động được tổ
chức thành 12 phòng, ban và 04 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND
huyện. Mỗi phòng, ban chuyên môn có trưởng phòng phụ trách và

các phó phòng cùng các chuyên viên, cán sự. Biên chế chính thức
của UBND huyện Kim Động hiện nay là 90 công chức, 25 viên
chức, số người thuộc diện hợp đồng lao động là 09 người.
2.2.3. Hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện Kim Động,
tỉnh Hưng Yên.
UBND huyện Kim Động hoạt động theo nguyên tắc tập trung,
dân chủ và thông qua chế độ làm việc của các bộ phận chuyên môn
và từng thành viên trong cơ quan.
2.2. Quá trình triển khai tổ chức thực hiện cải cách
TTHC ở UBND huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên.
Từ tháng 3 năm 2011, UBND huyện Kim Động tiến hành thực
hiện đồng loạt mô hình “Một cửa” tại UBND và các xã, thị trấn
trong toàn huyện. Thực hiện chương trình công tác năm của UBND
huyện về tập trung cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ những khó
khăn trong giải quyết thủ tục hành chính trên các lĩnh vực dễ gây
bức xúc, nhạy cảm như: Tư pháp – hộ tịch, Tài nguyên - môi trường,
Kế hoạch – đầu tư, Công chứng…
Tính đến năm 2012 tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Kim Động đã thực hiện cơ chế “Một cửa”. Tiếp tục chỉ đạo các cơ
quan chuyên môn có liên quan và UBND các xã, thị trấn chủ động
phối hợp thực hiện ra soát thủ tục hành chính một cách toàn diện.
9


Đến nay cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện có
nhiều thành quả như công khai, đơn giản, thuận tiện, giảm bớt phiền
hà, sách nhiễu cho nhân dân.
Tuy nhiên, để nhận diện một cách cụ thể và đánh giá đầy đủ
về thực trạng thủ tục hành chính cũng như quá trình cải cách thủ tục
hành chính tại UBND huyện Kim Động hiện nay, cần đi sâu phân

tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực cụ
thể, nhạy cảm và thường gặp nhất như: Lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch,
Tài nguyên - môi trường, Kế hoạch - đầu tư; Công chứng …
2.3. Kết quả cải cách TTHC trên một số lĩnh vực
2.3.1. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tài
nguyên – môi trường.
Dân số tăng nhanh nhưng nguồn tài nguyên đất không tăng tạo
ra vấn đề môi trường, công bằng xã hội trong sử dụng đất và yếu tố
môi trường. Các thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về đất
đai được quy định trong Luật đất đai năm 2013 và rất nhiều văn bản
pháp luật khác nhau. Các thủ tục hành chính về đất đai gồm nhiều
loại liên quan đến quy hoạch, giao đất, chuyển nhượng, thế chấp,
chuyển đổi mục đích sử dụng…Hiện nay thủ tục giải quyết thường
xuyên nhất chính là thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất.

10


Bảng 2.1. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký
đất và nhà của Bộ phận “Một cửa” từ 2010-2015:
ST
T

Năm

TTHC

2010


2011

2012

2013

2014

2015

5.367

5.520

5.635

5.578

5.771

5982

5.346

5503

5621

5566


5762

5975

3.057

3.068

3.054

3.038

3.033

3.060

2.289

2.435

2.567

2.528

2.729

2915

21


17

14

12

9

7

Tổng số hồ sơ
1

hành chính cần
giải quyết
Số hồ sơ hành

2

chính

đã

giải

quyết
Giải quyết đúng
hạn
Giải quyết quá
hạn

Quá hạn nhưng
chưa giải quyết
Tổng số tiền, lệ
3

phí đã thu được

1.837.016 1.889.385 1.927.720 1.909.237 1.975.297 2.037.666

Số vụ khiếu nại –
4

tố cao về việc

Không

không

không

không

không

giải quyết TTHC
Một cải cách đáng ghi nhận trong thủ tục hành chính này là
việc quy định chi tiết về thời gian cấp giấy chứng nhận so với trước
khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực. Song trên thực tế việc thực
hiện thủ tục này luôn gây bức xúc cho nhân dân, không có một xã
11


không


nào trên địa bàn huyện thực hiện đúng quy định này. Có rất nhiều
nguyên nhân cả chủ quan cũng như khách quan, song nguyên nhân
chủ yếu do cán bộ địa chính quá ít, trình độ năng lực chuyên môn
không đủ đáp ứng theo yêu cầu công việc. Tại Ủy ban nhân dân
huyện có dân số 113.858 người được phân 04 công chức. Công việc
này đòi hỏi công chức làm công tác địa chính phải xem xét, đo đạc
cẩn thận, vừa kiểm tra hồ sơ giấy tờ vừa phải xuống tận địa bàn,
trong khi ngoài việc thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, công chức địa chính phải phụ trách rất nhiều đầu
việc khác liên quan tới đất đai như giải phóng mặt bằng, bàn giao
cột mốc, hòa giải, các thủ tục đất đai khác…. Chính vì vậy, kể từ lúc
tiếp nhận hồ sơ đầy đủ cho tới lúc công bố công khai danh sách
được xét duyệt luôn chậm trễ rất nhiều so với thời gian quy định.
Nguyên nhân do số lượng hồ sơ tồn đọng từ những năm trước chưa
được xét duyệt cần phải giải quyết trong khi công chức làm công tác
chuyên môn lại hạn chế.
Một vài nguyên nhân khác nữa góp phần làm chậm tiến độ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như chưa đảm bảo kinh phí cho
việc cấp giấy chứng nhận; Hệ thống pháp luật còn một số điểm bất cập.
Cấp giấy chứng nhận là một công việc khó khăn, phức tạp do một thời
gian dài nhà nước buông lỏng quản lý đất đai; tình trạng vi phạm Luật
đất đai trong sử dụng đất như lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng trái
phép, tranh chấp, không sử dụng hoặc sử dụng không hết, không hiệu
quả … của các tổ chức, cá nhân là khá phổ biến với số lượng lớn; nhiều
vụ việc kéo dài nhiều năm chưa xử lý dứt điểm; một bộ phận người sử
dụng đất chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của giấy chứng nhận

12


hoặc chưa có nhu cầu thực hiện các quyền của người sử dụng đất (thế
chấp vay vốn, chuyển quyền sử dụng đất…) nên chưa thực hiện kê khai
đăng ký cấp Giấy chứng nhận.
2.3.2. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư pháp
- Hộ tịch
2.3.2.1. Đối với lĩnh vực hộ tịch
Bao gồm các thủ tục sau: Nhận lưu giữ di chúc; Cấp bản sao
văn bản công chứng; Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài; Đăng
ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; Đăng ký khai tử có yếu tố nước
ngoài; Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài; Đăng ký
khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài;
Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài; Đăng ký chấm dứt giám hộ
có yếu tố nước ngoài….
Những năm trước đây công tác đăng ký, quản lý hộ tịch còn
lỏng lẻo, chưa tuân thủ quy trình, quy định của pháp luật như: việc
cấp lại bản chính giấy khai sinh không ghi vào sổ; cấp bản sao thì
không khớp với bản chính…. Cán bộ hộ tịch kiêm nhiệm. Đến thời
điểm Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 thay thế cho Nghị định 83/NĐ-CP thì công tác hộ tịch
có một số quy định mới rút ngắn thời hạn giải quyết công việc công
khai thủ tục, giấy tờ và đặc biệt là phân cấp việc thay đổi, cải chính
hộ tịch cho công dân. Đặc biệt đến khi Luật Hộ tịch ra đời ngày 20
tháng 11 năm 2014 và được cụ thể hóa tại Nghị định 123/2015/NĐCP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư 15/2015/TTBTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số
13



điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15
tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì việc quản lý trong lĩnh vực Tư
pháp mới thực sự thống nhất và nghiêm túc.
Bảng 2.2. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh
vực hộ tịch từ 2011-2015:
Tổng số đơn

Số đơn
Năm

tiếp
nhận

Giải

Cấp mới lần 1
Tỷ lệ

Nhận

Giải

Cải chính, thay đổi
Tỷ lệ

Nhận
quyết

%


Giải

Tỷ lệ

quyết

%

Nhận
quyết

%

2011

6520

3221

3030

94,07

2896

2789

96,31


325

241

74,15

2012

6570

3308

3147

95,13

2945

2883

97,89

313

239

76,35

2013


7010

3424

3262

95,27

3021

2961

98,01

403

312

77,41

2014

7250

3514

3381

96,22


3097

3062

98,87

417

319

76,50

2015

7500

3623

3527

97,35

3137

3105

98,98

486


422

86,83

(Nguồn: Báo cáo thống kê tại phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ
hành chính từ 1/1/2011 đến 31/12/2015)
Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền đăng ký cấp lại bản
sao giấy khai sinh, nhận con nuôi, giám hộ, đăng ký việc nhận cha,
mẹ, con… Tuy nhiên việc thi hành Nghị định trong thời gian qua
còn nhiều bất cập, gây tình trạng bức xúc trong nhân dân, cụ thể:
Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 có nhiều điểm
mới, đặc biệt việc phân cấp cho UBND các xã, phường thực hiện
việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân dưới 14 tuổi. UBND
cấp huyện thực hiện việc cấp bản chính giấy khai sinh và thay đổi,
cải chính hộ tịch cho công dân từ 14 tuổi trở lên. Đây là việc mới,

14


lần đầu thực hiện lại chưa có hướng dẫn cụ thể nên khi thực hiện
còn gặp phải vướng mắc:
Nhiều trường hợp cải chính họ tên, chữ đệm và các nội dung
khác trong Giấy khai sinh là để hợp pháp hóa hồ sơ hiện tại do công
tác đăng ký và quản lý hộ tịch trước đây còn lỏng lẻo, do người dân
chưa hiểu biết quy định pháp luật về hộ tịch. Không thụ lý giải quyết
thì công dân rất khó khăn trong việc phải thay đổi tất cả các loại
giấy tờ tuỳ thân. Nếu cho phép cải chính thì không đảm bảo nguyên
tắc của Nghị định 158/ 2005/ NĐ-CP: “Mọi giấy tờ đều phải phù
hợp giấy khai sinh”.
Sổ đăng ký hộ tịch hiện đang lưu trữ ghi chép không đầy đủ,

rõ ràng, thiếu nhiều nội dung như: mục phần khai về cha mẹ trong
sổ đăng ký khai sinh có đơn vị chỉ ghi về cha hoặc mẹ; cấp giấy khai
sinh không ghi số, quyển số hoặc cấp bản chính nhưng không vào sổ
hộ tịch. Số gốc và bản chính giấy khai sinh không trùng nhau…
Nghị định 158/ 2005/ NĐ-CP chưa quy định cụ thể như:
Được cấp lại mấy lần bản chính Giấy khai sinh, nội dung xác nhận
thay đổi, cải chính hộ tịch…
Với tinh thần cải cách hành chính mạnh mẽ nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ
tịch, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch đáp ứng yêu
cầu quản lý Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, ngày 15/11/2015
Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
Tiếp đó tới Luật Hộ tịch ra đời đã tạo bước đột phá về thể
chế của công tác hộ tịch. Là cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho
15


công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, là cơ sở quan trọng để xây dựng
hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện
đại. Tuy nhiên trong việc đăng ký, giải quyết các vấn đề về hộ tịch
cho tới nay thực tế vẫn nảy sinh những bất cập cần phải được khắc
phục. Cụ thể:
Theo Luật Hộ tịch năm 2014 quy định không cấp lại bản chính
giấy khai sinh, trường hợp công dân bị mất hoặc bị cũ nát muốn cấp lại
thì Ủy ban nhân dân huyện (phòng Một cửa) hướng dẫn công dân thực
hiện thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch tuy nhiên một số trường hợp
muốn xin cấp lại bản chính thì lại không thể thực hiện do không có
thẩm quyền vì vậy đây cũng là quy định gây khó khăn cho nhân dân khi
thực hiện các giao dịch dân sự khác…

2.3.2.2. Đối với thủ tục công chứng
Bao gồm các thủ tục sau: Công chứng bản dịch; Công
chứng hợp đồng, giao dịch soạn thảo sẵn; Công chứng hợp đồng,
giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu
cầu công chứng; Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản; Công
chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch; Công
chứng di chúc; Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản;
Công chứng văn bản từ chối nhận di sản; Công chứng văn bản khai
nhận di sản; Công chứng hợp đồng ủy quyền.
Theo Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực, UBND huyện có thẩm
quyền thực hiện các việc sau: chứng thực chữ ký của công dân Việt
Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân

16


sự ở trong nước; chứng thực di chúc, văn bản từ chối di sản; các
việc khác theo quy định của pháp luật.
Thời gian qua, số lượng lượt công dân tới yêu cầu công chứng,
chứng thực bản sao là rất lớn, việc giải quyết không đáp ứng kịp thời, gây
tâm lý bức xúc cho người yêu cầu là không tránh khỏi. Tuy nhiên, kể từ
ngày 01/7/2007 sau khi Luật Công chứng được ban hành và thực hiện
Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành từ ngày 18/5/2007
về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực
chữ ký, UBND huyện có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao
từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký trong
các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Như vậy, người
dân có thể đến UBND huyện để yêu cầu chứng thực.
Bảng 2.3. Thống kê tại phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ

hành chính trong các năm từ 1/1/2011 đến 31/12/2015:
Số công
Số hồ sơ
Số hồ sơ
Số hồ sơ
dân yêu
Năm
được tiếp giải quyết hẹn trả ngày
cầu giao
nhận
ngay
hôm sau
dịch
25
33
24
09
2011

Số hồ sơ
trả theo
giấy hẹn
33

2012

831

962


955

07

962

2013

962

1252

1238

14

1252

2014

4009

5027

5017

10

5027


2015

2552

2863

2855

08

2863

Tổng

83.79

10.137

10.089

48

10.137

(Nguồn: Báo cáo thống kê tại phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ
hành chính từ 1/1/2011 đến 31/12/2015)

17



Số liệu tại Bảng 2.3 cho ta thấy nhu cầu của công dân trong
việc giải quyết hồ sơ hình chính là rất cao, do vậy việc tạo sự thông
thoáng là rất cần thiết để nhân dân không phải đi lại nhiều lần, giảm
chi phí, tận dụng được cơ hội kinh doanh.
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bất cập trong loại TTHC này
đòi hỏi chúng ta phải làm tốt công tác cải cách hành chính nhiều
hơn.
Đó là sự quá tải trong công việc của công chức tư
pháp thuộc UBND huyện. Công chức tư pháp huyện phải đảm nhận
rất nhiều đầu việc khác nhau như: Tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các quy chuẩn và tiêu
chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt; Về xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật; Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật do Ủy ban nhân dân huyện ban hành; Về phổ biến, giáo dục
pháp luật… cho đến chứng thực. Thực tế mỗi ngày, công chức tư
pháp có thể tiếp vài chục người đến chứng thực, trong khi những
phương tiện tối thiểu dành cho công việc này như máy photo,
phương tiện thẩm định… chưa được trang bị đầy đủ.
2.3.3. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Kế
hoạch – đầu tư
Theo Quyết định số 1067/QĐ-CTUBND ngày 09/6/2015
của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ban hành lĩnh vực này gồm:
Thủ tục đăng ký lập hộ kinh doanh; Thủ tục đăng ký thay đổi nội
dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; Thủ tục chấm dứt hoạt
động của hộ kinh doanh; Thủ tục tạm ngừng hoạt động của hộ kinh
doanh…
Tại UBND huyện Kim Động, thủ tục được thực hiện nhiều
nhất là thủ tục Đăng ký thành lập hộ kinh doanh; Thủ tục đăng ký
18



thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; Thủ tục
tạm ngừng hoạt động của hộ kinh doanh.
Bảng 2.4. Số liệu thống kê tại phòng tiếp nhận và hoàn trả
hồ sơ hành chính trong các năm từ 1/1/2011 đến 31/12/2015:
Số công
Số hồ sơ
Số hồ
Số hồ sơ
Số hồ sơ
dân yêu
hẹn trả
sơ trả
Năm
được tiếp giải quyết
cầu giao
ngày
theo
nhận
ngay
dịch
hôm sau giấy hẹn
2011

82

82

79


71

08

2012

95

95

90

82

12

2013

122

122

120

111

09

2014


165

165

165

158

07

2015

276
740

276
740

175
629

169
591

06
42

Tổng

(Nguồn: Báo cáo thống kê tại phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ

hành chính từ 1/1/2011 đến 31/12/2015)
Bảng 2.4 đã cho thấy càng ngày nhu cầu đăng ký kinh
doanh của các cá nhân, tổ chức là liên tục tăng và không ngừng.
Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã đơn giản hóa trình tự, thủ tục đăng ký
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo hướng cho phép doanh
nghiệp lựa chọn đến phòng đăng ký kinh doanh hoặc truy cập Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để nhận biết kết quả thủ
tục đăng ký. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập trong việc thực hiện.
Theo quy định, việc ghi tên ngành nghề trong đăng ký kinh
doanh phải theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, trong khi
nhiều ngành nghề hộ kinh doanh muốn đăng ký lại không có trong
Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và pháp luật chuyên ngành
19


cũng không có quy định cụ thể, hoặc có quy định, nhưng tên ngành
không được đăng ký theo như mong muốn của hộ kinh doanh.
Việc tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức tại phòng “một
cửa” thuộc UBND huyện, do công chức tiếp nhận hồ sơ không có
chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể trong lĩnh vực này do đó khi có hồ sơ
yêu cầu thực hiện thủ tục của cá nhân, tổ chức gửi đến thì chỉ kiểm
tra được về số lượng các giấy tờ, văn bản của hồ sơ chứ không có
nghiệp vụ để nắm được nội dung phản ánh trong hồ sơ có thực tế
hay không, đã đúng, đủ các thông tin theo yêu cầu của pháp luật hay
chưa. Gây tình trạng hồ sơ khi nhận về và chuyển tới phòng chuyên
môn giải quyết hồ sơ mới phát hiện ra sai sót khi đó gây khó khăn
cho công dân (mất thời gian đi lại, sửa chữa, bổ sung hồ sơ cần
thiết), điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả của việc thực
hiện thủ tục tại UBND huyện.
2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Kết quả đạt được
Công tác cải cách TTHC đang dần đi vào chiều sâu. Giảm
việc đi lại của người dân, doanh nghiệp, giảm thời gian giải quyết
thủ tục hành chính, số hồ sơ hành chính giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ
cao, công khai, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi hơn cho các nhà đầu
tư, tổ chức và doanh nghiệp trên các lĩnh vực tư pháp - hộ tịch,
chứng thực, tài nguyên - môi trường, kế hoạch - đầu tư…
2.4.2. Hạn chế
Bộ phận “một cửa” thuộc UBND huyện Kim Động mới chỉ
tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ, yêu cầu của tổ chức, công dân trên
một số lĩnh vực như: Tư pháp – hộ tịch; Công chứng – chứng thực;
20


Kế hoạch - đầu tư, Tài nguyên – môi trường; Giải quyết khiếu nại,
tố cáo…

Nhiều nơi, nhiều chỗ kết quả giải quyết hồ sơ hành chính
trên một số lĩnh vực cho tổ chức, công dân còn thấp so với yêu cầu.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
a) Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, là sự chồng chéo của các văn bản hướng dẫn
Thứ hai,

Thứ ba, thủ tục hành chính là vấn đề rộng lớn, phức tạp.
Thứ tư, tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành pháp
luật và việc ban hành văn bản pháp luật có chất lượng chưa cao.
b) Nguyên nhân chủ quan
Một là, một số địa phương, đơn vị chưa kiên quyết, nhất
quán tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

Hai là,
hành chính còn hạn chế.
Ba là, việc chỉ đạo cải cách hành chính của
Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện
thường xuyên, nghiêm túc.
Tiểu kết Chƣơng 2
21


Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KIM ĐỘNG
3.1. Phƣơng hƣớng cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban
nhân dân huyện Kim Động.
3.1.1. Đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền.
3.1.2. Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết
thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Kim Động.
3.1.3. Tiếp tục sửa đổi, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
3.1.4. Hoàn thiện hệ thống hóa thủ tục hành chính đang được
thực hiện tại Ủy ban nhân dân huyện Kim Động.
3.1.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
kiểm soát thủ tục hành chính.
3.2. Các giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban
nhân dân huyện Kim Động
3.2.1. Thực hiện thông tin, tuyên truyền rộng rãi Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
3.2.2. Giải pháp liên quan đến khâu soạn thảo và ban hành
văn bản.
3.2.3. Giải pháp liên quan đến khâu giải quyết và tổ chức thực

hiện thủ tục hành chính.
- Thứ nhất cần kiểm soát, công khai hóa thủ tục hành chính.
- Thứ hai, về tác phong làm việc.
- Thứ ba, đảm bảo nguồn nhân lực
- Thứ tư, cần trang bị cơ sở vật chất – khoa học kĩ thuật
22


3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động cải cách
thủ tục hành chính.
- Thứ nhất, tăng cường hoạt động kiểm tra của cấp trên đối
với quá trình thực hiện TTHC, cải cách thủ tục hành chính của
UBND huyện Kim Động.
- Thứ hai, thanh tra, kiểm tra, trong nội bộ đối với quá trình
thực hiện TTHC.
- Thứ ba, nâng cao ý thức của người dân và các tổ chức đến
giao dịch nhằm “chung tay cải cách thủ tục hành chính nhà nước”

23


×