Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước tại huyện pak xeng, tỉnh luang brabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.36 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHAMHACK PHONKHAMXAO

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN PAK XENG, TỈNH LUANG PRABANG,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2016
0


Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thúy Quỳnh

Phản biện 1: TS. Bùi Thị Thùy Nhi
Phản biện 2: TS. Nguyễn Quang Hồng

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,
Học viện Hành chính quốc gia
Địa điểm: Phòng họp: D, nhà: A, Hội đồng bảo vệ luận văn thạc
sĩ, Học viện Hành chính quốc gia, Số 77 Nguyễn Chí Thanh,


Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi: 9 giờ 45 phút ngày 25 tháng 11 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính
quốc gia hoặc trên trang web của Khoa Sau đại học
Học viện Hành chính quốc gia

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Xây dựng nông thôn mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND)
Lào đã trở thành phong trào mạnh mẽ lan rộng cả nước, đã góp phần thay
đổi diện mạo, cải thiện điều kiện sống của dân cư ở nhiều vùng nông thôn.
Trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với nguồn vốn ngân sách nhà
nước đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương của
Lào đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại
và hạn chế. Do đó, tăng cường quản lý, sử dụng nguồn vốn này một cách có
hiệu quả đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước cũng như mọi công dân rất
quan tâm.
Huyện Pak Xeng là một huyện nông nghiệp của tỉnh Luang Prabang,
Lào. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kinh tế
- xã hội của huyện đã có những sự phát triển nhất định, điều kiện sống của
dân cư ở nhiều vùng nông thôn được cải thiện rõ nét. Điều đó có được là do
nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng là do huyện đã thu hút được các dự
án đầu tư đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT),
khơi dậy tiềm năng thế mạnh của huyện. Trong tình trạng chung của đất
nước, ngân sách dành cho huyện không nhiều, lại chi nhiều hoạt động, nên
đầu tư dự án đầu tư NN&PTNT bằng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN)

cũng có mức độ. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn của huyện Pak Xeng, tỉnh
Luang Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với kiến thức của
mình, tôi chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các
dự án đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng nguồn ngân sách
nhà nước tại huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang, nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào” để nghiên cứu.

2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Các công trình nghiên cứu về chủ đề này ở CHDCND Lào còn tương
đối ít, các công trình chủ yếu là văn kiện của Đảng Nhân dân cách mạng
Lào hay các báo cáo tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn của
tỉnh. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Luang Prabang đã có báo cáo quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và tình hình phát triển kinh tế của tỉnh
qua các năm 2011-2015. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Luang Prabang đã có báo cáo về tình đầu tư phát triển
vùng nông thôn miền núi của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015. UBND huyện
Pak Xeng đã có báo cáo quyết toán ngân sách, trong đó có chỉ rõ tình hình
đầu tư NN&PTNT của huyện trong giai đoạn 2011-2015, trong đó cho biết
đầu tư NN&PTNT tăng chậm.
Ở Việt Nam thì khác, tác giả tìm thấy 15 công trình khoa học, trong
đó có 4 luận án tiến sĩ, 4 luận văn thạc sĩ đề cập vấn đề hiệu quả quản lý
nhà nước đối với đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển nông
nghiệp nói riêng. Tác giả luận văn này đã rút ra được nhiều điểm trong các
kết quả nghiên cứu của họ có thể kế thừa cho việc nghiên cứu của luận văn
của mình.
Các công trình nghiên cứu đó đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác
nhau về quản lý NSNN, về lĩnh vực NN&PTNT. Nếu có, cũng là tiếp cận

dưới góc độ kinh tế, chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về NSNN
đầu tư cho lĩnh vực NN&PTNT dưới góc độ quản lý nhà nước. Trên cơ sở
kế thừa những công trình đã có, tác giả đi vào vấn đề quản lý nhà nước đối
với các dự án đầu tư NN&PTNT bằng nguồn NSNN trên địa bàn huyện.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở thực trạng quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho các dự án đầu
tư NN&PTNT ở huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang, Luận văn đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý Nhà nước đối với các dự
án đầu tư NN&PTNT bằng nguồn NSNN tại huyện Pak Xeng, tỉnh Luang
Prabang, nước CHDCND Lào.
3.2. Nhiệm vụ:
Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư từ NSNN
cho các dự án đầu tư NN&PTNT.
Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho các dự án đầu
tư NN&PTNT ở huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý Nhà nước
đối với các dự án đầu tư NN&PTNT bằng nguồn NSNN tại huyện Pak
Xeng, tỉnh Luang Prabang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các dự án đầu tư đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng
nguồn ngân sách nhà nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Pak Xeng, tỉnh Luang
Prabang, nước CHDCND Lào giai đoạn 2011 - 2015.


4


5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp tiếp cận
Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo các hướng chủ yếu: từ lý
thuyết đến thực tiễn; từ vĩ mô đến vi mô; liên ngành - liên vùng; theo
nguyên lý nhân quả.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp chủ yếu:
phân tích hệ thống; phân tích thông kê; Phương pháp so sánh; chuyên gia;
điều tra xã hội học. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp diễn giải và
quy nạp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ bản chất của vấn đề quản lý nhà nước đối với các dự
án đầu tư đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và hiệu quả quản lý nhà
nước đối với đầu tư phát triển nông nghiệp để vận dụng vào việc nghiên
cứu ở các địa phương cấp huyện của CHDCND Lào.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới và nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư đầu tư phát triển nông
nghiệp, nông thôn bằng nguồn vốn NSNN ở cấp huyện của CHDCND Lào
trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư
NN&PTNN bằng nguồn NSNN


5


Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư
NN&PTNN bằng nguồn NSNN tại huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang,
nước CHDCND Lào
Chương 3. Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với
các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách
nhà nước tại huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BẰNG
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng nguồn
ngân sách nhà nước
1.1.1. Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn
Dự án đầu tư NN&PTNT là một chuỗi các hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp và nông thôn, được tiến hành bởi cơ quan xác định nhằm đạt
kết quả nâng cao hiệu quả của hoạt động NN&PTNT. Các hoạt động đó
được đảm bảo bằng nguồn kinh phí từ NSNN và được tiến hành trong một
khoảng thời gian nhất định.
Dự án đầu tư NN&PTNT có những nội dung sau: Có mục tiêu cụ thể,
rõ ràng và định lượng được; Có một chuỗi các hoạt động liên tục, nối tiếp
nhau mà kết quả của từng hoạt động là cơ sở cho những hoạt động tiếp
theo; Có các nguồn lực để thực hiện dự án đầu tư; Có thời gian cụ thể để
hoàn thành dự án đầu tư; Tổ chức dự án đầu tư là một bộ máy tạm thời của
riêng dự án đầu tư đó.

6



1.1.2. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dự án đầu tư phát
triển nông nghiệp và nông thôn
1.1.2.1. Khái niệm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dự án
đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn
Vốn đầu tư, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các nguồn lực tài
chính, nhân lực, trí lực, tri thức, tài sản vật chất và cả quan hệ đã tích lũy
của mỗi cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia. Hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn
lực về tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia.
Vốn đầu tư có những đặc trưng cơ bản: được biểu hiện bằng giá trị
của nguồn tài sản; phải gắn với một chủ sở hữu nhất định; là hàng hoá đặc
biệt; có giá trị về mặt thời gian; phải được tích tụ và tập trung đến một
lượng nhất định, đủ sức để đầu tư cho một dự án đầu tư kinh doanh; phải
vận động trong đầu tư kinh doanh và sinh lãi.
Vốn đầu tư phát triển bao gồm các bộ phận chính. Đó là vốn NSNN,
vốn tư nhân trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Vốn NSNN chính là
khoản đầu tư công, khoản đầu tư này trực tiếp do Nhà nước chi phối, kiểm
soát và tổ chức thực hiện để phát triển các ngành, lĩnh vực mà tư nhân
không muốn đầu tư hoặc họ đầu tư không có hiệu quả.
1.1.2.2. Các loại vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dự án đầu
tư nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Chia theo các yếu tố chi phí: Chí phí tạo ra tài sản cố định, chi phí
tạo tài sản lưu động, chi phí nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật.
- Theo phương thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đầu tư qua giá mua vật tư.
- Theo nguồn hình thành vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn:
vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
7



1.1.3. Các hình thức đầu tư cho dự án đầu tư phát triển nông
nghiệp và nông thôn
Đầu tư trực tiếp bằng NSNN để khuyến khích phát triển những sản
phẩm nông nghiệp có ý nghĩa sống còn đối với quốc gia như cây lương
thực, cây xuất khẩu, cây đặc sản có giá trị cao. Đầu tư gián tiếp thông qua
tín dụng phát triển nông thôn với lãi suất ưu đãi. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn. Đầu tư qua giá mua vật tư và bán nông sản của hộ sản xuất.
1.1.4. Ngân sách nhà nước
1.1.4.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Theo Luật Ngân sách nhà nước của Lào năm 2006 định nghĩa: NSNN
là một dự toán của các khoản thu - chi công được Quốc hội phê duyệt hàng
năm. NSNN là cốt lõi của hệ thống tài chính quốc gia và phục vụ như một
công cụ để quản lý kinh tế vĩ mô và điều chỉnh để đảm bảo điều kiện thuận
lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. NSNN bao gồm ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương.
1.1.4.2. Vai trò của ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư phát
triển nông nghiệp và nông thôn
Nguồn vốn của NSNN là một bộ phận vốn đầu tư phát triển, được
Nhà nước dùng để đầu tư phát triển kinh tế của Nhà nước. Trong mỗi thời
kỳ, tùy vào điều kiện lịch sử cụ thể và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước mà nguồn vốn NSNN bố trí cho đầu tư phát triển theo từng
ngành, từng lĩnh vực với tỷ lệ khác nhau. Ở giai đoạn đầu phát triển, khi
vốn tích lũy của doanh nghiệp và của người dân còn ít, hạn chế thì vốn
NSNN có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông
nghiệp (đường sá, công trình thủy lợi, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, hỗ
trợ tiêu thụ nông sản thâng qua xây dựng các chợ nông sản...).

8



1.2. Quản lý nhà nước về dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và
nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư phát triển
nông nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước
QLNN về dự án đầu tư NN&PTNT bằng nguồn NSNN là sự tác động
nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, được thực hiện bằng
nguồn kinh phí từ NSNN, được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất
định nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động NN&PTNT.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về dự án đầu tư phát triển nông
nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách về dự án NN&PTNT.
Quản lý từ khâu lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, triển khai
đấu thầu và thực hiện đầu tư, đánh giá chất lượng dự án đầu tư NN&PTNT.
Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư dự án; tổng hợp, kiến nghị
hoặc huỷ bỏ các văn bản pháp luật không còn phù hợp hoặc do các cấp ban
hành không đúng thẩm quyền.
Hợp tác quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư cho dự án NN&PTNT
theo quy định pháp luật về điều ước quốc tế.
1.2.3. Nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư phát triển
nông nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước
Lập kế hoạch hóa đầu tư. Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư. Kiểm
tra, giám sát việc đấu thầu và thực hiện đầu tư. Cấp phát và thanh toán vốn
đầu tư. Quyết toán vốn đầu tư.

9



1.2.4. Hiệu quả quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát
triển nông nghiệp và nông thôn
Việc QLNN đối với các dự án đầu tư NN&PTNT bằng nguồn vốn
NSNN có hiệu quả phải thể hiện ở một số mặt: thất thoát vốn ngân sách ít
hoặc không có; lãng phí vốn ngân sách không có hoặc có rất ít; và cuối
cùng là sản xuất nông nghiệp được phát triển một cách hiệu quả (cụ thể là
bao nhiêu công trình thủy lợi? bao nhiêu đường sá nông thôn hay ruộng
đồng được xây dựng...).
1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối
với dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân
sách nhà nước
1.2.5.1. Những nhân tố chủ quan
Quy hoạch, kế hoạch. Lập, thẩm định các dự án đầu tư. Thanh toán
vốn đầu tư. Báo cáo quyết toán, thanh tra. Năng lực và trách nhiệm của các
chủ thể tham gia dự án đầu tư. Cơ chế chính sách quản lý đối với dự án đầu
tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Công tác tuyên truyền về xây dựng
nông thôn mới.
1.2.5.2. Những nhân tố khách quan
Do triển khai trên địa bàn rộng nên dễ dẫn đến tình trạng đầu tư dàn
trải. Sản xuất nông nghiệp chịu rủi ro cao do sự tác động trực tiếp của thời
tiết khí hậu, dịch bệnh... việc phòng chống, khắc phục hậu quả là rất khó
khăn, phức tạp nên có thể xẩy ra thất thoát vốn NSNN. Trình độ dân trí,
điều kiện kinh tế của người dân nông thôn còn thấp, đôi khi nguồn vốn
NSNN không được người dân sử dụng đúng mục đích làm sai lệch mục tiêu
đầu tư của dự án đầu tư.

10


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BẰNG
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN PAK XENG, TỈNH
LUANG PRABANG, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Pak Xeng và tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về dự án đầu tư phát triển nông nghiệp
và nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Pak Xeng
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Pak Xeng được thành lập ngày 26/9/1989, phía Bắc giáp
huyện Ngoi, phía Tây giáp huyện Pắc Ou, phía Nam giáp huyện Phôn Xay,
phía Đông giáp huyện Viêng Khăm.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện hơn 182,992.457 ha, diện tích
đất phần lớn là đất núi đối cao chiếm 91%, bình quân mức độ dân số 8,11
ha/người. Thời tiết huyện Pak Xeng tính chất đặc trưng của thời tiết miền
Bắc Lào: ẩm áp cấp độ thấp nhất 10o và cao nhất 40o, có 2 mùa: mùa mưa
và mùa khô. Điều kiện tự nhiên của huyện Pak Xeng có nhiều thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp, vật nuôi lớn, thủy sản. Tuy
nhiên điều kiện tự nhiên của huyện cũng có một số khó khăn: tính thời vụ,
phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tính rủi ro cao, hiệu quả kinh tế thấp, canh
tác manh mún.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số huyện Pak Xeng trong giai đoạn 2011-2015 có 3.997 gia
đình, dân số 23.059 người. Về dân tộc, 3 dân tộc cơ bản: Lào lùm chiếm
11,70%, Lào thâng chiếm 84,76%, dân tộc Mông chiếm 3,44% và dân tộc
11


thiểu số chiếm 0,11%. Tổng số người trong độ tuổi lao động là 7.852 người,

nữ khoảng 4.660 người.
Từ năm 2011, GDP toàn huyện tăng trưởng rất nhanh, tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân 8%/năm. Tổng giá sản phẩm trong nội đạt được
159.22 tỷ kíp, bình quân đạt 6.904.896 kíp/người (bằng 863 đô la Mỹ).
Trong đó sản phẩm nông nghiệp đạt được 100,31 tỷ kíp (chiếm 63%) tăng
lên 6% .
2.1.2. Bộ máy quản lý nhà nước về dự án đầu tư phát triển nông
nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư bằng nguồn vốn NSNN
gồm: Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ
tịch ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị Nhà nước
theo thẩm quyền,...;
- Cơ quan quản lý nhà nước cấp vốn đầu tư phải thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc đấu thầu xây dựng và việc thực hiện đầu tư từ khi khởi công
đến lúc hoàn thành công trình.
2.1.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp và nông thôn của huyện
Pak Xeng
2.1.3.1. Các loại đất và khai thác tài nguyên đất
Tài nguyên đất ở Pak Xeng rất đa dạng, gồm đất xây dựng, đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất giao thông, đất công nghiệp… Trên cơ sở tài
nguyên đất, huyện phát triển cây trồng, vật nuôi, qua đó huyện đã xuất khẩu
cây trồng, vật nuôi.
2.1.3.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp
Để phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn, huyện đã tập trung phát
triển hệ thống giao thông

12


2.1.3.3. Thực trạng vốn đầu tư cho NN&PTNT

Hàng năm huyện đầu tư 1 khoản vốn không nhỏ cho việc phát triển
NN&PTNT.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát
triển nông nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước tại
huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang
2.2.1. Thực trạng đầu tư cho các dự án đầu tư nông nghiệp và
phát triển nông thôn của huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang
Giai đoạn 2011 - 2015 huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang đã được
đầu tư trên 720 tỷ kíp cho 162 dự án đầu tư, công trình có ý nghĩa phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển nông thôn. Từ 2013 - 2015, các dự án đầu tư do
huyện làm chủ đầu tư là 312 dự án đầu tư với tổng nguồn kinh phí thực hiện
được là 246,84 tỷ kíp.
- Về hạ tầng kinh tế: Cải tạo nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới giao
thông trên địa bàn huyện, đầu tư xây dựng mới cho hơn 100 km đường giao
thông; 22 công trình hồ, đập thủy lợi đầu mối; 12 trạm bơm và cải tạo được
06 hồ chứa nước với lượng chứa là 9 triệu m3, xây dựng mới được 32,17
km kênh mương cung cấp lượng nước tưới cho hơn 12.500 ha diện tích đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện với tổng nguồn vốn đầu tư là 43,8 tỷ kíp.
- Về hạ tầng xã hội: Đầu tư xây dựng được 60 công trình, với tổng
nguồn kinh phí là 41,9 tỷ kíp, trong đó lĩnh vực giáo dục đầu tư xây dựng
được 41 dự án đầu tư với tổng kinh phí 32,39 tỷ kíp. Thực hiện chính sách
hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, xây dựng 200 nhà tình nghĩa từ nguồn vốn tài trợ
của Ngân hàng Trung ương Lào được triển khai thực hiện theo đúng thời
gian và tiến độ đã đề ra.
Nguồn vốn ODA cũng được huyện quan tâm, bố trí vốn đối ứng để
thực hiện các dự án đầu tư. Nguồn vốn ODA chủ yếu tập trung cho xây
dựng hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn. Huyện đã triển khai hoàn thành một
13



số dự án đầu tư sau: Chương trình kiến cố hoá kênh mương và giao thông
nông thôn. Các dự án đầu tư cấp điện, cấp nước tại trung khu dân cư, với
tổng kinh phí thực hiện là 8 tỷ kíp.
- Văn hóa, giáo dục, y tế: Tạo môi trường lành mạnh, nâng cao chất
lượng hoạt động văn hóa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, bài trừ các hủ tục
lạc hậu và tệ nạn xã hội. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất
trang thiết bị trường học. Hoàn thiện mạng lưới y tế trong toàn huyện, tăng
cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thầy thuốc, xây dựng cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh, khuyến khích xã
hội hóa trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2.2.2. Hoạt động quản lý nhà nước các dự án đầu tư đầu tư phát
triển nông nghiệp, nông thôn bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện
Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang
2.2.2.1. Công tác quy hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp, nông
thôn
Hoạt động này còn nhiều bất cập, chậm được điều chỉnh, bổ sung,
nhiều lĩnh vực chưa được quy hoạch, đặc biệt ở khu vực nông thôn; việc
quản lý và xử lý các vi phạm, vướng mắc còn chậm, một số đơn vị chưa
thực sự khai thác và bám sát quy hoạch trong triển khai thực hiện dự án đầu
tư, trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng ở địa phương… dẫn đến việc triển
khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư
xây dựng cơ bản nói riêng còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.2.2. Công tác kế hoạch hóa đầu tư phát triển nông nghiệp, nông
thôn
Công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư luôn được chỉ đạo tuân thủ chặt chẽ
theo các nguyên tắc bố trí vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư dành cho lĩnh vực

14



văn hoá xã hội cũng điều chỉnh tăng hàng năm, đặc biệt là nguồn vốn dành
cho giáo dục đào tạo.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước theo lĩnh vực giai đoạn
2013 - 2015 (đơn vị tính: triệu kip)
Lĩnh vực

Năm
2013

2014

2015

Hạ tầng kỹ thuật

50.882

60.898

87.508

Văn hóa xã hội

23.715

29.483

42.509

Nông lâm nghiệp


23.176

23.014

29.036

Thương mại dịch vụ

9.118

10.803

18.528

Hành chính

6.286

7.636

9.653

Khác

3.874

2.362

2.793


Cộng

117.052

134.195

190.029

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Pak Xeng)
Công tác kế hoạch hoá nguồn vốn là căn cứ để theo dõi việc thực hiện
kế hoạch, nhờ đó các cơ quan quản lý của huyện có thể chủ động trong việc
điều hòa, điều chỉnh bổ sung kế hoạch kịp thời, đồng thời công tác kế hoạch
hoá nguồn vốn đầu tư cũng là một công cụ để tăng cường quản lý nhà nước,
tạo cơ sở cho việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có hiệu quả hơn.
2.2.2.3. Công tác chuẩn bị đầu tư
Các dự án đầu tư đầu tư được thông qua phải là các dự án đầu tư đáp
ứng được yêu cầu có trong quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của huyện. Công tác bố trí vốn cho các dự án đầu tư trong thời gian gần đây
của huyện đã được chỉ đạo tập trung hơn, giảm bớt được tình trạng đầu tư
dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Tuy nhiên khâu chuẩn bị đầu tư vẫn còn
nhiều hạn chế cả về mặt khách quan lẫn chủ quan: Việc xác định chủ trương
đầu tư, quy mô và tính chất đầu tư chưa có sự thống nhất giữa các phòng
15


ban; cán bộ của Ban quản lý các dự án đầu tư còn ít, làm việc theo hình
thức kiêm nhiệm; cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn sai phạm trong khâu
nghiệm thu. Đối với đơn vị tư vấn, một số đơn vị chưa đáp ứng được yêu
cầu đặt ra cho công tác lập dự án đầu tư thiết kế.

2.2.2.4. Công tác thực hiện dự án đầu tư phát triển nông nghiệp,
nông thôn
Công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán còn một số hạn
chế. Công tác giải phóng mặt bằng được huyện chỉ đạo khá quyết liệt và
luôn hoàn thành bàn giao mặt bằng để thi công các dự án đầu tư quan trọng
của tỉnh và của huyện. Bên cạnh đó vẫn còn một số dự án có thiếu xót trong
công tác lập, phê duyệt phương án đền bù, thủ tục trình tự chưa chặt chẽ,
công tác tuyên truyền và vận động nhân dân chưa được tốt… Công tác lập
kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu tuân thủ các quy định pháp luật, đã
chọn ra được các nhà thầu có đủ năng lực thực hiện. Công tác triển khai tổ
chức thi công, giám sát trong quá trình thi công đã có nhiều nỗ lực, chất
lượng các dự án đầu tư đều đạt chất lượng tốt, hiệu quả đầu tư cao. Công
tác thanh, quyết toán vốn đầu tư rất kịp thời và nhanh chóng, nhưng cũng
còn nhiều nhà thầu còn chậm trong công tác nghiệm thu thanh quyết toán,
ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án đầu tư.
Bộ máy, trình độ năng lực, trang thiết bị của cán bộ, công chức làm
nhiệm vụ QLNN các dự án đầu tư NN&PTNT bằng nguồn NSNN nhìn
chung đã được chuẩn hoá nhưng vẫn còn bất cập, khối lượng công việc
nhiều nhưng cán bộ phụ trách ít được cập nhật kiến thức về chuyên môn
nghiệp vụ đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý.

16


2.2.3. Kết quả và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các dự án đầu
tư đầu tư bằng nguồn ngân sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang
2.2.3.1. Nhận định chung
Công tác QLNN các dự án đầu tư đầu tư cho NN&PTNT bằng nguồn
NSNN trên địa bàn huyện Pak Xeng trong thời gian qua được quan tâm, ưu

tiên bằng nhiều Chương trình, dự án đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn, đó là phát triển kinh
tế - văn hóa - xã hội chưa xứng với tiềm năng của huyện, chưa được tranh
thủ một cách tối đa, chưa xây dựng được nhiều đề án đầu tư mang tính đặc
thù cho cố đô, phát triển kinh tế chưa kết hợp hài hòa với giải quyết các vấn
đề văn hóa, xã hội và môi trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền
vững. Thủ tục hành chính còn bất cập. Nguồn nhân lực trình độ thấp.
2.2.3.2. Những mặt được
Công tác QLNN các dự án đầu tư phát triển nông thôn đã đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Sản xuất nông
nghiệp có tốc độ tăng dương; năng suất nông nghiệp cả theo lao động và
theo diện tích đất nông nghiệp đều tăng. Thất thoát vốn đầu tư giảm (giảm
từ mức khoảng 9% năm 2010 xuống còn khoảng 2% năm 2015).
2.2.3.3. Các mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân yếu kém
* Các hạn chế, yếu kém
Tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, thời gian xây dựng kéo dài. Đầu
tư chưa theo quy hoạch, chất lượng quy hoạch chưa cao. Việc thực hiện quy
định về quyết toán vốn đầu tư còn nhiều vướng mắc. Tính khả thi của một
số dự án đầu tư được duyệt thấp, tỷ lệ các dự án đầu tư phải điều chỉnh tăng
vốn, kéo dài thời gian thi công cao. Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Việc ứng dụng công nghệ
17


thông tin, trang bị phương tiện, thiết bị trong quản lý đầu tư chưa được chú
trọng.
* Những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, yếu kém
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế nêu trên đó là: Hệ
thống văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng
chưa đồng bộ và chưa theo kịp với thực tế. Cơ chế quản lý vẫn còn cồng

kềnh, chồng chéo. Việc triển khai thực hiện các văn bản về công tác quản lý
đầu tư của các cấp, các ngành còn diễn ra chậm. Sự tham gia của cộng
đồng, của các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân chưa cao, việc
thực hiện những quy định đã ban hành còn mang tính hình thức, nhiều hiện
tượng sai phạm còn tiếp tục diễn ra nhưng chưa được giám sát và kiểm tra
nghiêm ngặt.
Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ
ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BẰNG
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN PAK XENG, TỈNH
LUANG PRABANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện pak xeng, tỉnh luang
prabang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh
tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông
thôn, tập trung đầu tư phát triển các ngành theo hướng sản xuất hàng hóa ở
mọi thành phần kinh tế với tốc độ phát triển cao và bền vững, phấn đấu tăng
thu ngân sách để đảm bảo cho yêu cầu chi thường xuyên, từng bước có tích
18


lũy để chi đầu tư phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh quá trình xây dựng nông
thôn mới, cải tạo phát triển mạnh kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời
sống văn hóa xã hội, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Gắn tăng
trưởng kinh tế với quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo
vệ môi trường sinh thái, thực hiện tốt công bằng xã hội nhằm tạo ra sự phát
triển ổn định và bền vững.
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020

3.1.2.1. Mục tiêu chung
Tỷ lệ tăng dân số 1,1%/năm, ước tính năm 2020 sẽ có dân số khoảng
24.355 người. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế ổn định bình quân 8,5%/năm.
Tổng nguồn sản phẩm trong nước đạt 236,12 tỷ kíp, trong đó khu vực nông
nghiệp - lâm nghiệp đạt 136,95 tỷ kíp, chiếm 58%; khu vực công nghiệp và
thương mại đạt 47,22 tỷ kíp chiếm 20%; khu vực dịch vụ đạt 51,95 tỷ kíp
chiếm 22%.
Đảm bảo sự phát triển kinh tế gắn với sự phát triển xã hội và vảo vệ
môi trường bền vững. Tỷ lệ gia đình đói nghèo không quá 5%, xóa đói giảm
nghèo cho được 20 bản, tạo 26 bản phát triển, trong đó có những bản phát
triển lên đô thị như bản Pak Xeng.
Đến năm 2020: nông nghiệp - lâm nghiệp chiếm 58%, công nghiệp
chiếm 20%, dịch vụ chiếm 22%. Tổng giá trị đạt được 256,19 tỷ kíp, bình
quân đầu người 10.404.319 kíp hoặc bằng 1.300 đô la Mỹ. Phấn đấu tạo lợi
tức nộp ngân sách đạt 0,8%.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Năng suất thóc lúa đạt 5 tấn/ha, diện tích ruộng mới thêm 10 ha. Nuôi
thêm: trâu 5481 con, bò 9771 con, lợn 35058 con, dê 18070 con, vật cảnh
212.038 con và thủy sản 320.000 con.

19


Diện tích trồng lúa vùng cao giảm xuống khoảng 800 ha, khuyến
khích trồng rau, nuôi vật thành hàng hoá.
Tổ chức thực hiện khoảng 17 dự án đầu tư với số vốn khoảng 20,47
tỷ kíp, trong đó: vốn nhân dân 11,13 tỷ kíp, vốn nhà nước 8,30 tỷ kíp, vốn
của nước ngoài 1,05 tỷ kíp.
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự
án đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách

nhà nước tại huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang
3.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch dự án đầu tư phát triển nông
nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước
Quy hoạch phải theo những nguyên tắc nhất định. Để khu vực kinh tế
tư nhân có thể tham gia vào công tác quy hoạch, phải có sự chỉ đạo và
hướng dẫn của chính quyền và các cơ quan chức năng của huyện. Trong
công tác quy hoạch, UBND huyện Pak Xeng điều hành trực tiếp việc lập
quy hoạch ngành, quy hoạch theo hướng chỉ lập kế hoạch với nội dung thiết
thực, định hướng cho những việc phải làm trong thời gian tới và phải phù
hợp với nguồn lục huy động.
Xây dựng kết cấu hạ tầng để chuẩn bị mặt bằng xây dựng, trước hết ở
các bản trọng điểm, chuẩn bị điều kiện thu hút vốn với mọi thần phần kinh
tế trong và ngoài nước. Tập trung đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển năng
lực sản xuất cho các ngành, lĩnh vực then chốt có tác động lớn đối với nền
kinh tế của thành phố, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của
thành phố, cũng như của huyện, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
3.2.2. Nâng cao chất lượng kế hoạch hóa dự án đầu tư phát triển
nông nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước
Khi xây dựng các dự án đầu tư phải đúng các chủ trương đầu tư thì
mới quyết định đầu tư. Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm đối
20


với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng.
Cần đảm bảo tính chính xác trong thiết kế, nâng cao hiệu quả công tác
đấu thầu, cải tiến các thủ tục gọn nhẹ, quy định trách nhiệm và quyền hạn
cụ thể của chủ đầu tư và cơ quan chủ đầu tư, tăng cường công tác thanh tra,
giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu, nâng cao hiệu quả của việc thẩm định
dự án đầu tư. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của công tác thẩm định. Chấn

chỉnh và tăng cường kỷ luật trong khâu giám sát thi công, nghiệm thu thanh
quyết toán công trình. Do vậy, cần quy định chế độ, trách nhiệm của cơ
quan chủ quản đối với công tác này trên các mặt.
3.2.3. Nâng cao chất lượng chất lượng công tác chuẩn bị dự án
đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà
nước
Thu thập thông tin và xử lý thông tin có liên quan đến dự án đầu tư.
Nghiên cứu lập dự án đầu tư khả thi. Thiết kế công trình. Cần nghiên cứu
để lựa chọn được dây chuyền công nghệ hợp lý, có kỹ thuật tiên tiến, phù
hợp với điều kiện, phương pháp quản lý hiện tại.
Khi tính tổng dự toán công trình phải xem xét đầy đủ các yếu tố cấu
thành của bản dự toán kỹ lưỡng, những khối lượng khó lường trước để
tránh phải điều chỉnh, bổ sung dự toán quá nhiều lần tạo ra kẽ hở trong quản
lý vốn đầu tư. Quy trình dự toán phải căn cứ vào đơn giá, định mức kinh tế,
kỹ thuật của Nhà nước đã ban hành, tránh chủ quan gây thiệt hại cho ngân
sách.
3.2.4. Nâng cao chất lượng thực hiện dự án đầu tư phát triển nông
nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, dự án đầu tư có liên quan đến
chuyên môn của ngành nào thì nhất thiết phải có ý kiến thẩm định của
21


ngành đó. Thẩm định phải bám sát tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Đối
với việc lựa chọn và thi công phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy chế
đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước ban hành, tránh những tiêu cực xảy
ra. Muốn công trình được nhanh chóng đưa vào phục vụ nhằm sớm phát
huy hiệu quả của đầu tư, thì công tác chuẩn bị sản xuất phải được tiến hành
với tiến độ thi công.
3.2.5. Hoàn thiện việc phân cấp và phân bổ ngân sách nhà nước

cho các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn
Phân cấp và phân bổ NSNN cần phải được thực hiện một cách công
bằng, sát với tình hình kinh tế xã hội của địa phương. Tránh tình trạng phụ
thuộc quá nhiều vào ngân sách nhà nước. Giảm dần tiến tới xoá bỏ cơ chế
xin - cho trong phân bổ NSNN. Chuyển từ cấp phát sang hình thức tín
dụng. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong giải
phóng mặt bằng, xây dựng chế tài trong giải phóng mặt bằng cũng cần được
xem xét đến để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách trong
lĩnh vực này.
3.2.6. Đổi mới phương thức quản lý dự án đầu tư phát triển nông
nghiệp và nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước
Để các dự án đầu tư nông nghiệp, nông thôn bằng nguồn NSNN đạt
được tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả đáp ứng các mục tiêu trước
mắt (kết quả trước mắt) và mục tiêu lâu dài (kết quả lâu dài) thì quản lý đối
với các dự án đầu tư này cần phải hướng tới các nguồn lực đầu vào theo đầu
ra và kết quả. Các chủ đầu tư, Ban quản lý nông thôn mới xem xét, xác định
các đầu ra và kết quả trung gian, các đầu ra cuối cùng và kết quả trước mắt,
kết quả lâu dài để tổ chức thực hiện dự án đầu tư đáp ứng đúng tiến độ, chất
lượng.

22


3.2.7. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban quản lý nông thôn
mới
UBND huyện phối hợp với các sở, văn phòng điều phối xây dựng
nông thôn mới tỉnh, mở lớp tập huấn về lập Đồ án quy hoạch, xây dựng đề
án và quản lý quy hoạch nông thôn mới các cụm bản, bản. Ban chỉ đạo
nông thôn mới huyện đã cử thành viên trong Ban chỉ đạo, cán bộ phụ trách
nông thôn mới, thành viên Ban chỉ đạo đi tập huấn. Hiện đại hoá theo chủ

trương chính sách của Đảng.
Xác định trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với các hoạt động từ
khâu đầu tới khâu cuối. Trong điều kiện hiện nay, trình độ khoa học và kỹ
thuật phát triển mạnh, do đó sự lạc hậu về công nghệ và tri thức ảnh hưởng
tới quá trình phát triển kinh tế, kiện toàn việc tổ chức ban quản lý xã còn
gắn với công tác đào tạo cán bộ trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên
quan
- Ban hành đầy đủ và đồng bộ hệ thống chính sách chế độ trong quản
lý đầu tư.
- Có tiêu chí và công khai việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ, vốn
hỗ trợ mục tiêu cho các địa phương để các địa phương chủ động xây dựng
kế hoạch đầu tư cho 5 năm và hàng năm.
- Có các biện pháp để sớm khắc phục các bất ổn vĩ mô của nền kinh tế
như vấn đề thiếu điện, thiếu vốn, tỷ giá biến động, lãi suất tín dụng ở mức
cao, giá cả biến động mạnh....

23


3.3.2. Kiến nghị với Chính quyền tỉnh Luang Prabang
- Tiếp tục có những cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ cho nông nghiệp,
nông thôn.
- Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư nâng cao chất lượng công tác thẩm
định các dự án đầu tư, đảm bảo các dự án đầu tư tỉnh phê duyệt có tính khả
thi cao; Sở Tài chính có phương án phân bổ vốn đầy đủ, kịp thời, hướng
dẫn chủ đầu tư làm thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí đúng quy định;
Kho bạc Nhà nước tỉnh tạm ứng vốn, cấp vốn nhanh gọn giúp chủ đầu tư và

nhà thầu có kinh phí để triển khai dự án đầu tư ngay sau khi được phê
duyệt.
- Việc quyết định phê duyệt dự án đầu tư phải phù họp với quy hoạch
tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, phù hơp với quy hoạch ngành và yêu
cầu thực tiễn.
3.3.3. Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Luang Prabang
Tăng cường công tác tham mưu với chính quyền tỉnh trong việc đề
xuất các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực của Sở quản lý, phụ trách. Khi lựa
chọn các đơn vị làm chủ đầu tư cần lựa chọn những đơn vị thực sự có đủ
năng lực. Chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường công tác QLNN của đối với các
dự án đầu tư cho ngành NN&PTNT. Mở các lớp tập huấn cho các Chủ đầu
tư và Ban quản lý dự án đầu tư. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn đối
ứng ngân sách tỉnh để phục vụ giải phóng mặt bằng, đề nghị Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tỉnh sớm cấp bổ sung nguồn còn
thiếu cho dự án đầu tư để triển khai.

24


×