Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DN NQD KINH DOANH KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.63 KB, 18 trang )

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DN NQD KINH DOANH KHÁCH SẠN, NHÀ
NGHỈ
I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT.
1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất về thuế GTGT.
1.1. Khái niệm của thuế GTGT.
Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hoá và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
và được thu ở khâu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
1.2. Đặc điểm của thuế GTGT.
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hoá
và dịch vụ (vì vậy còn được gọi là thuế tiêu dùng), một yếu tố cấu thành trong giá
cả hàng hoá và dịch vụ, người tiêu dùng cuối cùng là người phải gánh chịu khoản
thuế này.
Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện ở chỗ người mua hàng hoá và dịch vụ
là người phải trả khoản thuế này, tuy nhiên người mua không trực tiếp nộp thuế
GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua thanh toán giá bán hàng hoá và dịch vụ
cho người bán, trong đó bao gồm cả khoản thuế GTGT mà người mua phải trả.
Người bán là người đứng ra “nộp hộ” cho người mua khoản thuế GTGT phải nộp
vào NSNN.
- Thuế GTGT đánh vào GTGT ở tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông
đến tiêu dùng. Vì vậy tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng
số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng là đủ. Tuy
nhiên, trên thực tế khó xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu
bán hàng trung gian. Do vậy cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Số thuế
GTGT ở khâu trước sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau và người
tiêu dùng cuối cùng là người phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hàng hoá đó.
Đặc điểm này cho thấy thuế GTGT có tính ưu việt hơn so với các loại thuế
gián thu khác, khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồng lên
thuế”.


- Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập kinh tế cao. Tính trung lập
biểu hiện ở hai khía cạnh:
+ Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của
người nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ
khoản thuế này vào NSNN. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí
sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người
cung cấp hàng hoá dịch vụ.
+ Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia
quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số
thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.
- Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh
thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này tạo ra tính
trung lập công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế
đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hoá, dịch vụ nhập
khẩu.
2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT.
2.1. Đối tượng nộp thuế GTGT.
Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế GTGT, Điều 3 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP ngày 10/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT thì tất cả
các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh
(gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa,
mua dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT từ nước ngoài (gọi chung là người
nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp

và các tổ chức khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia
hợp tác kinh doanh theo Lưuật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, cá
nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu
tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng
kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2.2. Đối tượng chịu thuế GTGT.
Đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng hoá và dịch vụ (kể cả dịch vụ mua
của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở
Việt Nam (trừ 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT quy
định tại Điều 1- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT).
2.3. Căn cứ tính thuế GTGT.
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
2.3.1. Giá tính thuế.
2.3.1.1- Nguyên tắc cơ bản xác định giá tính thuế GTGT
Giá tính thuế GTGT được xác định theo nguyên tắc sau:
- Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ là giá bán (chưa có thuế GTGT)
của hàng hoá và dịch vụ mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho
người bán (gọi chung là giá thanh toán). Giá thanh toán được xác định căn cứ vào
hợp đồng mua bán hoặc hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ. Trong trường hợp trong
giá thanh toán đã bao gồm cả những khoản không chịu thuế GTGT, nếu có chứng
từ hợp pháp thì những khoản chi này được trừ đi trong doanh thu tính thuế GTGT.
Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thì giá tính thuế được xác
định trong phạm vi khung giá quy định.
- Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ phải được cộng vào những
khoản chi phí thực chất là những yếu tố cấu thành nên giá bán nhưng chưa được
tính vào giá bán của hàng hoá dịch vụ. Ví dụ: tiền vận chuyển, đóng gói, các chi
phí gia công, thuế NK, thuế TTĐB (trừ thuế GTGT) và một số khoản thu và phí
thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.v.v.

Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ phải được loại trừ những khoản
chi phí thực chất không liên quan đến giá bán nhưng đã được tính vào giá bán của
hàng hoá dịch vụ. Ví dụ: lãi trả chậm, giá đất, tiền sử dụng đất, các khoản thu và
phí mà cơ sở kinh doanh phải nộp vào NSNN.v.v.
- Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB ở khâu sản
xuất, kinh doanh trong nước là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế
GTGT.
- Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB nhập khẩu là
giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng (+) thuế
TTĐB. Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo
các quy định về giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.
Việc xác định giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu như trên
nhằm bảo đảm công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập
khẩu và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá
tính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định
theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
2.3.1.2- Giá tính thuế GTGT đối với các trường hợp đặc biệt:
* Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng hoặc để trả thay
lương (trừ sản phẩm, hàng hoá dùng để khuyến mại, quảng cáo theo qui định tại
Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 về khuyến mại quảng cáo thương
mại, hội chợ triển lãm thương mại không phải tính thuế GTGT), giá tính thuế
GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại
hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Các nghiệp vụ kinh tế nói trên, mặc dù không có nghiệp vụ thanh toán tiền
hàng nhưng thực chất đó là những hoạt động mua, bán “kép”, trong đó doanh
nghiệp vừa là người bán hàng vừa là người mua hàng (mua để trao đổi, biếu tặng,
trả lương, sử dụng nội bộ...). Do vậy, các hoạt động phải bị đánh thuế GTGT, tuy
nhiên do không xác định được giá bán nên khi xác định giá tính thuế GTGT phải
căn cứ giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự tại thời điểm

phát sinh các hoạt động này. Quy định này vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa
đảm bảo cho giá tính thuế GTGT phù hợp với giá cả của sản phẩm cùng loại,
tương tự trên thị trường, tránh tình trạng cơ sở kinh doanh hạ thấp giá để trốn thuế
GTGT phải nộp.
* Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng
không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra. Giá tính thuế tính
theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại.
Đối với hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội
bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản
xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
* Đối với đại lý vận tải, đại lý giao nhận hàng hoá, giá tính thuế là toàn bộ
doanh thu bao gồm cả khoản thu hộ khách hàng. Trường hợp trong doanh thu có cả
cước vận tải quốc tế và các khoản phí phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam thì doanh
thu tính thuế được trừ tiền cước phí vận tải quốc tế và các khoản phí phát sinh
ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Cước vận tải quốc tế và các khoản phí phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam
chính là giá của các hoạt động dịch vụ mà đối tượng tiêu dùng nó nằm ngoài lãnh
thổ Việt Nam, theo thông lệ quốc tế Nhà nước Việt Nam không có quyền đánh thuế
GTGT đối với các hoạt động này.
* Đối với cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất xây nhà, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật để bán, để chuyển nhượng gắn với chuyển quyền sử dụng đất, giá tính
thuế GTGT đối với nhà, cơ sở hạ tầng bán ra hoặc chuyển nhượng là giá bán, giá
chuyển nhượng chưa có thuế trừ tiền sử dụng đất theo quy định khi giao đất.
Đối với cơ sở kinh doanh được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư cho thuê cơ
sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế khác theo quy
định của Chính phủ để cho thuê lại thì giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế
GTGT trừ giá thuê đất phải nộp NSNN.
* Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT đối với
nhà, hạ tầng gắn với đất được trừ giá đất theo giá do UBND các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm bán đất.
* Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu
chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... ghi giá thanh toán là giá đã có thuế
GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau:

×