BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN XUÂN HÒA
TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP- LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60 38 01 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP- LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐẮKLẮK – NĂM 2016
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hà
Phó trưởng khoa Lý luận cơ sở Học viện Hành chính Quốc gia
Phản biện 1 : Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Lê Thị Hương
Phản biện 2: Tiến sỹ. Đỗ Văn Dương
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính
Quốc gia
Địa điểm: Phòng ………., Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính
Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP………………
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng 8 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xét xử là chức năng chính của tòa án, có vai trò quyết định đối với việc giữ gìn, bảo vệ sự tôn nghiêm
của pháp luật, bởi hoạt động xét xử bao giờ cũng gắn với việc Toà án nhân danh công lý, nhân danh Nhà nước ra
một quyết định, một bản án bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
giáo dục cho công dân có ý thức tuân thủ pháp luật. Toà án có thể thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật bằng
nhiều hình thức, nhưng tập trung nhất và quan trọng nhất vẫn là giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử.
Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử đã được ghi nhận trong Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014,
theo đó, bằng hoạt động của mình: Toà án giáo dục cho mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói
quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ sự vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị Toà án và xã
hội lên án, giáo dục mọi công dân ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm.
Trong những năm qua, hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử được ngành Tòa án tỉnh
Đắk Lắk chú trọng tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả nhất định; song vẫn đang còn bộc lộ những hạn
chế, bất cập, làm giảm hiệu quả của hoạt động này. Hơn bao giờ hết việc tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật
thông qua công tác xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải tiếp tục được đẩy mạnh.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu lý luận về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét
xử của Tòa án nói chung, ở Đắk Lắk nói riêng, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, chỉ ra những nét đặc thù của
công tác này để trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua
hoạt động xét xử của Tòa án từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk là một vấn đề có tầm quan trọng và có tính cấp thiết cả
trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Tổ chức thực hiệngiáo dục pháp
luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những góc độ, phạm vi không giống nhau về giáo dục pháp luật nói
chung, giáo dục pháp luật thông qua xét xử của tòa án, hay tại một địa bàn nói riêng. Có thể kể tới một số công
trình tiêu biểu theo các nhóm sau:
Những công trình nghiên cứu lý luận chung về giáo dục pháp luật
- Nguyễn Đình Lộc (1987), Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, Luận án Phó tiến
sĩ Luật học (bảo vệ ở Liên Xô cũ). Đây là một trong số ít công trình nghiên cứu đầu tiên về giáo dục ý thức pháp
luật, trong đó, tác giả phân tích những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, như khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của
ý thức pháp luật; khảo sát tình hình giáo dục pháp luật ở Việt Nam, chỉ ra những điểm tích cực, hạn chế của công
tác này và đề xuất những giải pháp cho công tác giáo dục pháp luật tại Việt Nam.
- Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội. Đây là cuốn sách chuyên khảo đề cập một cách hệ thống các vấn đề về giáo dục pháp luật trên phương
diện lý luận: chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức giáo dục pháp luật... và nêu lên các biện pháp nâng cao hiệu
quả công tác giáo dục pháp luật.
1
Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật gắn với một đối tượng cụ thể và ở một địa bàn
nhất định
Chủ đề giáo dục pháp luật cho từng đối tượng cụ thể và tại từng địa bàn cụ thể cũng được triển khai
nghiên cứu tương đối đa dạng, phong phú.
- Trần Công Lý (2009), Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Hà Nội. Luận án này được hoàn thành tại Học viện Hành chính (Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), trong đó tác giả luận bàn về giáo dục ý thức pháp luật chứ không
phải giáo dục pháp luật. Mặc dù cũng bàn đến các vấn đề về chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình
thức giáo dục ý thức pháp luật gắn với đối tượng cán bộ, công chức; song về thực chất chúng đều dựa trên nền
của giáo dục pháp luật.
- Nguyễn Quốc Sửu (2011), Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Trong cuốn sách, tác giả tập trung phân tích tương đối toàn diện, có hệ thống về giáo dục pháp luật cho cán bộ,
công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn; làm rõ khái niệm mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật; đưa ra các tiêu chí để xác định, phân loại chủ
thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính; chỉ ra
những nét đặc thù về chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ,
công chức hành chính, làm sáng tỏ yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp
luật cho cán bộ, công chức hành chính, từ đó, đề xuất và luận chứng tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vấn đề giáo dục pháp luật gắn với một đối tượng cụ thể và ở một địa bàn nhất định cũng là đề tài nghiên
cứu của nhiều luận văn thạc sĩ luật học. Có thể điểm qua một số luận văn được bảo vệ trong thời gian gần đây:
Nguyễn Ngọc Hoàng (2000), Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện
nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội; Trần Văn Trầm (2002), Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên
địa bàn tỉnh Bình Định - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội; Nguyễn Thị Phương
(2008), Giáo dục pháp luật cho nông dân tỉnh Bến Tre, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội... Các luận văn kể
trên ở những mức độ khác nhau đã tập trung nghiên cứu về mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung,
phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho các đối tượng cụ thể; đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả
đạt được cũng như các hạn chế của công tác giáo dục pháp luật cho các đối tượng; phân tích những yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật; từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp
luật cho các đối tượng.
Những công trình liên quan đến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
- Dương Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp (bằng thực tiễn của tòa án và
luật sư), Luận án Phó tiến sĩ luật học, Hà Nội. Trong công trình này, từ sự luận bàn những vấn đề lý luận chung
2
về giáo dục pháp luật, như khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức giáo dục pháp luật..., tác giả đi sâu vào một
hình thức giáo dục pháp luật đặc thù - giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư pháp, dựa trên thực tiễn hoạt
động tranh tụng tại phiên tòa với sự tham gia của Kiểm sát viên giữ quyền công tố, Thẩm phán và Luật sư. Tác
giả cho rằng, bản thân quá trình hoạt động tư pháp đã mang tính chất giáo dục pháp luật. Vấn đề đặt ra là cần có
giải pháp cụ thể để phát huy hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp.
Điều đó cũng có nghĩa là, ngay tại phiên tòa, hoạt động tranh tụng, thẩm vấn công khai, xét xử công khai
bị cáo tại phiên tòa đã có tác dụng giáo dục pháp luật đối với bị cáo, giúp bị cáo ít nhiều nhận ra tội lỗi của mình
và tác động đến nhận thức, ý thức pháp luật của những người tham dự phiên tòa. Công trình này có giá trị tham
khảo quý báu đối với tác giả không chỉ về mặt lý luận, mà còn gợi mở những biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.
- Nguyễn Thị Tĩnh (2013), Giáo dục pháp luật trong hoạt động thu thập chứng cứ tại Tòa án, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 4/2013. Trong bài viết này, tác giả khẳng định rằng, hoạt động thu thập chứng cứ tại
Tòa án hàm chứa nhiều khía cạnh của chức năng giáo dục pháp luật cho đông đảo quần chúng nhân dân. Chẳng
hạn, việc lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, trưng cầu giám định... là những hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ nhằm bổ sung các chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết một vụ kiện. Nhìn từ góc độ giáo dục pháp
luật, đây là một trong những hoạt động truyền thụ kiến thức pháp lý. Bài viết chỉ nhìn từ góc độ dân sự và không đề
cập đến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử.
Từ sự tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây, có thể khẳng định rằng, đã có những nội dung nghiên
cứu ở mức độ hạn chế về giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư pháp của tòa án, tuy nhiên còn thiếu vắng
những nghiên cứu có hệ thống và chuyên biệt về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét
xử của tòa án; hơn nữa, đánh giá công tác tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của
Tòa án tỉnh Đắk Lắk thì lại càng chưa có công trình nào đề cập tới. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề nêu
trên làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ sự phân tích cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện giáo dục pháp
luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua
hoạt động xét xử của Tòa án tại Đắk Lắk, chỉ ra những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế của công tác này để
trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động
xét xử của Tòa án.
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đó, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
- Phân tích cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật và tổ chực thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt
động xét xử của Tòa án, làm rõ khái niệm, đặc trưng, vai trò của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
của Tòa án.
3
- Phân tích đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk có ảnh hưởng đến công tác giáo dục
pháp luật của Tòa án; đánh giá thực trạng công tác tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét
xử của Tòa án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Nêu lên các quan điểm chỉ đạo và đề xuất, phân tích các giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật
thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lăk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở việc phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn công tác tổ
chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk nhằm đưa ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.
Phạm vi nghiên cứu luận văn cũng được giới hạn theo không gian và thời gian. Theo không gian, luận
văn chỉ khảo sát thực tiễn công tác tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo thời gian, sự đánh giá chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 05 năm (từ năm 2012
đến năm 2016 (7/2016).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là những nguyên lý của triết học Mác - Lênin về lý luận nhận thức; tư tưởng
Hồ Chí Minh về công tác giáo dục và giáo dục pháp luật; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò
của giáo dục pháp luật; chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục pháp luật. Ngoài ra, những quan điểm lý
luận, kết quả nghiên cứu thực tiễn về giáo dục pháp luật của các nhà khoa học, những tác giả đi trước cũng là tài
liệu tham khảo quan trọng của luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp
so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa... để nghiên cứu các vấn đề lý luận về giáo dục pháp luật thông qua hoạt
động xét xử của Tòa án; sử dụng phương pháp thu thập thông tin và phân tích tài liệu có sẵn để thu thập các số
liệu thực tế từ các hoạt động của ngành Tòa án tỉnh Đắk Lắk phục vụ cho việc đánh giá thực trạng công tác tổ
chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án và luận chứng tính khả thi của các giải
pháp mà luận văn đề xuất.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ khái niệm, mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án; chỉ ra được vai trò, đặc trưng
của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.
- Đánh giá được thực trạng công tác tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất được các quan điểm và giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện giáo
dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lăk.
4
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình chuyên khảo phân tích một cách hệ thống và tương đối toàn diện các vấn đề lý
luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án; qua đó, luận
văn cung cấp, bổ sung thêm các căn cứ lý luận và thực tiễn, góp phần làm phong phú và hoàn thiện thêm lý luận
về giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng.
Với những kết quả đạt được, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập,
nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; được ngành
Tòa án tỉnh Đắk Lắk sử dụng làm luận cứ khoa học, tài liệu tham khảo phục vụ việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của tòa án.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của tòa
án ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2016.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật
thông qua hoạt động xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tố tụng và thông qua hoạt động xét xử của
Tòa án
1.1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tố tụng
Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tố tụng là việc các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng thực hiện một cách có tổ chức, có chủ định việc cung cấp cho các đối tượng những hiểu biết cụ thể về các
vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động tố tụng đang được tiến hành, giúp hình thành ở họ ý thức trách nhiệm,
trạng thái tâm lý, tình cảm pháp luật đúng đắn làm cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật;
qua đó, hỗ trợ, củng cố và phát huy tác dụng của chính hoạt động tố tụng.
1.1.1.2. Khái niệm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án là việc Toà án trước phiên toà, tại phiên toà
hoặc sau phiên toà thực hiện một cách có tổ chức, có chủ định việc cung cấp, trang bị cho các đối tượng những
tri thức, hiểu biết cụ thể về các vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử đang được tiến hành, giúp hình
thành ở đối tượng ý thức trách nhiệm, trạng thái tâm lý, tình cảm pháp luật đúng đắn, tạo cơ sở cho hành vi xử
sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật, qua đó hỗ trợ, củng cố và phát huy tác dụng của chính hoạt động xét xử
của Tòa án.
5
1.1.2. Đặc trưng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
Thứ nhất, hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án về bản chất là một hình
thức giáo dục pháp luật, song lại hàm chứa đầy đủ các thành tố của hoạt động giáo dục pháp luật. “Đó là dạng
hoạt động được thực hiện thông qua sự tương tác giữa chủ thể giáo dục pháp luật và đối tượng tiếp nhận giáo dục
pháp luật” [33, tr. 125]; là hoạt động có mục đích, có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch, tuân theo những nội
dung giáo dục pháp luật cụ thể được chủ thể xây dựng dành riêng cho đối tượng, dựa trên các phương pháp giáo
dục và hình thức giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động xét xử.
Thứ hai, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử có tính tính đa chủ thể và đa đối tượng.Chủ thể
thực hiện công tác giáo dục pháp luật đồng thời là chủ thể tiến hành hoạt động tố tụng tại phiên tòa. Các chủ thể
giáo dục pháp luật trong một phiên toà trước tiên là những người tiến hành hoạt động xét xử (Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Thư ký phiên toà...) và những người tham gia tố tụng khác (Kiểm sát viên, Luật sư...). Các chủ
thể này đều có một nhiệm vụ chung là góp phần vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án làm cơ sở để
ban hành được bản án, quyết định nghiêm minh, đúng người, đúng tội, lỗi, đúng pháp luật, thông qua đó mà đạt
được những mục đích giáo dục pháp luật đã đề ra.
Thứ ba, nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử rất đa dạng và được thực hiện ở hầu
hết các thủ tục tố tụng tại phiên toà. Nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử rất đa dạng, như
những quy pham pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản
pháp luật khác; Bộ luật Dân sự, Lao động, pháp luật hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
thi hành; Bộ luật Tố tụng Dân sự,, Hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành có liên
quan...
Nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử được thể hiện tại hầu hết các giai đoạn thuộc
thủ tục tố tụng tại phiên tòa, bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, giai đoạn bắt đầu phiên toà, giai đoạn xét hỏi,
tranh luận tại phiên toà, giai đoạn nghị án và công bố bản án, quyết định của Toà án và sau khi tuyên án. Ở tất cả
các giai đoạn đó đều cần phải kết hợp và lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật phù hợp nhằm đạt hiệu quả
cao của công tác giáo dục pháp luật.
Thứ tư, bên cạnh các phương pháp giáo dục khác, phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt
động xét xử chủ yếu là phương pháp kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa diễn giải pháp luật và phân
tích thực tiễn thông qua người thật, việc thật.
Thứ năm, hiệu quả của hoạt động xét xử tại phiên tòa đồng thời phản ánh hiệu quả công tác giáo dục
pháp luật tại phiên tòa. Hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử có thể được đánh
giá bằng chính hiệu quả của hoạt động xét xử; bởi nếu xác định giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ của hoạt
động xét xử thì hiệu quả của hoạt động xét xử cũng phản ánh hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật. Mặt
khác, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử cũng được đánh giá qua những hành
vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật mà đối tượng sẽ thực hiện trong hoạt động xét xử. Hành vi của đối tượng giáo
dục biểu hiện sự thay đổi, nâng cao một bước nhận thức và tình cảm pháp luật của người đó dưới tác động của những
người tiến hành hoạt động xét xử.
1.1.3. Mục đích của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
Mục đích của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án là hướng tới cung cấp, trang bị
cho đương sự, bị cáo, thân nhân của họ và những người tham dự, theo dõi phiên tòa những thông tin, kiến thức
6
pháp luật nói chung, kiến thức pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm của họ nói riêng; từ đó, làm hình thành ở
họ tình cảm, niềm tin đối với tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật; tạo thói quen, lối sống, hành vi xử sự
tích cực theo pháp luật, giúp bị cáo nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, hậu quả do hành vi
vi phạm của họ gây ra, trách nhiệm pháp lý (những thiệt hại về vật chất, tinh thần) mà họ phải gánh chịu.
Thông thường, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án phải đạt được ba mục đích cụ
thể nổi trội sau:
Thứ nhất, về nhận thức: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử giúp cung cấp, trang bị cho các
nhóm đối tượng những tri thức, hiểu biết pháp luật nói chung, pháp luật lĩnh vực được xét xử nói riêng, từ đó
hình thành, phát triển ý thức pháp luật cho công dân. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử là quá trình
tác động có mục đích, có tổ chức, có chủ định và có kế hoạch của các chủ thể giáo dục (Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân, Kiểm sát viên, Luật sư, Thư ký phiên tòa) đến các đối tượng giáo dục (những người tham gia tố tụng
và những người tham gia, theo dõi phiên tòa).
Thứ hai, về thái độ: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử phải nhắm tới mục tiêu về thái độ,
tức là phải làm hình thành, củng cố cho các đối tượng tình cảm, niềm tin đối với pháp luật.
Thứ ba, về hành vi: Từ việc cung cấp, trang bị thông tin, kiến thức pháp luật, làm hình thành, củng cố ở
các đối tượng tình cảm, niềm tin đối với pháp luật, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử còn có mục
tiêu về hành vi, nghĩa là phải làm hình thành cho các đối tượng ý thức tự giác chấp hành pháp luật và hành vi xử
sự tích cực theo các yêu cầu của pháp luật.
1.1.4. Vai trò của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
Công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án có vai trò rất quan trọng đối với cả
những người tham dự, theo dõi phiên tòa và đặc biệt là đối với đương sự, bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan.
Đối với những người tham dự, theo dõi phiên tòa
Thứ nhất, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử tại phiên toà giúp cho những người tham dự
hoặc theo dõi phiên toà hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về những quy định pháp luật được áp dụng vào việc giải
quyết vụ án
Thứ hai, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử góp phần củng cố, nâng cao ý thức tôn trọng,
chấp hành pháp luật, tự giác và chủ động thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp cho nhân dân.
Đối với bị cáo (trong phiên tòa xét xử): Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử giúp cho bị cáo
nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra.Giáo
dục pháp luật có vai trò cung cấp, trang bị những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết cho bị cáo; giúp chuẩn
bị tâm lý, tư tưởng, kiến thức pháp luật để bị cáo yên tâm học tập, cải tạo trong quá trình chấp hành án phạt tù tại
trại giam.
Đối với đương sự trong vụ án dân sự (gồm dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình):
Khi tham gia phiên tòa, các đương sự được phổ biến, giải thích về Quyền và nghĩa vụ của đương sự
được quy định tại Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự, cùng với sự trợ giúp của bên hỗ trợ pháp lý, người đại diện
theo ủy quyền, sẽ giúp các đương sự hiểu rõ hơn quy định pháp luật, từ đó nâng cao ý thức pháp luật cho bản
thân.
7
1.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN
1.2.1. Khái niệm về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
Để các vụ án được xét xử một cách khách quan toàn diện, triệt để thể hiện sự nghiêm minh của pháp
luật hướng tới mục đích giáo dục ý thức pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các đối tượng là những
người tham gia tố tụng: bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn, người làm chứng….và những người tham dự
theo dõi phiên tòa trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện truyền thông thì việc xây dựng kế hoạch, tổ
chức thực hiện kế hoạch xét xử đối từng vụ án cụ thể là hết sức quan trọng. Việc xây dựng kế hoạch xét xử đối
với các vụ án sẽ giúp Tòa án sắp xếp, bố trí, sử dụng nguồn lực một cách khoa học nhất đem lại hiệu quả của
việc xét xử cao nhất.
Như vậy có thể đưa ra khái niệm về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của
tòa án như sau: tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của tòa án là hoạt động có mục
đích của chủ thể trong việc xây dựng kế hoạch, xắp xếp, bố trí và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục
tiêu thông qua hoạt động xét xử cung cấp, trang bị cho các đối tượng những tri thức, hiểu biết cụ thể về các vấn
đề pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử đang được tiến hành, giúp hình thành ở đối tượng ý thức trách
nhiệm, trạng thái tâm lý, tình cảm pháp luật đúng đắn, tạo cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với yêu cầu của
pháp luật, qua đó hỗ trợ, củng cố và phát huy tác dụng của chính hoạt động xét xử của Tòa án.
1.2.2. Chủ thể, đối tượng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
1.2.2.1. Chủ thể giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
Chủ thể giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử là tất cả những người mà theo chức năng, nhiệm
vụ phải tham gia vào việc hiện thực hóa mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật khi tiến hành hoạt động xét xử vụ
án. Chủ thể giáo dục pháp luật tại phiên tòa trước hết là các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên giữ
quyền công tố, Thư ký phiên tòa, Luật sư... Tuy các chủ thể này có những biện pháp, cách thức tác động khác
nhau để giáo dục pháp luật cho các đối tượng, nhưng đều hướng tới việc hoàn thành nhiệm vụ xét xử và đạt được
mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật.
1.2.2.2. Đối tượng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
Đối tượng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử là những người chịu sự tác động của hoạt
động giáo dục pháp luật, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào giáo dục pháp luật để tiếp thu, lĩnh hội những
thông tin, kiến thức pháp luật xuất phát từ nhu cầu hoặc yêu cầu hình thành, tích lũy, củng cố hay nâng cao vốn
kiến thức, hiểu biết pháp luật của bản thân nhằm đáp ứng những đòi hỏi nhất định của thực tiễn cuộc sống. Đối
tượng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử gồm đối tượng gián tiếp và đối tượng trực tiếp.
1.2.3. Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
1.2.3.1. Nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
Nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án là toàn bộ những quy định pháp luật
về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật, tố tụng, thi hành án, xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, ma túy và các tệ nạn xã hội... mà chủ thể giáo dục pháp luật có trách nhiệm truyền
đạt, chuyển tải cho các đối tượng, giúp họ có được những thông tin, kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật;
trên cơ sở đó, làm hình thành ý thức pháp luật, tạo dựng cho đối tượng niềm tin đối với pháp luật, biết sống và
làm việc theo pháp luật; góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm.
8
Nhìn trên phương diện các văn bản quy phạm pháp luật, nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt
động xét xử của Tòa án bao gồm:
- Những quy pham pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các
văn bản pháp luật khác;
- Bộ luật và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành có liên quan;
- Bộ luật tố tụng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành có liên quan;
- Luật thi hành án và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành có liên quan (chủ yếu cung
cấp thông tin pháp luật cho bị cáo nhằm chuẩn bị cho quá trình chấp hành án phạt tù trong trại giam).
Nhìn trên phương diện mục đích, ý nghĩa của giáo dục pháp luật, nội dung giáo dục pháp luật thông qua
hoạt động xét xử của Tòa án trước tiên là hướng đến giải thích, cung cấp cho các đối tượng của hoạt động xét xử
những kiến thức pháp luật cụ thể liên quan trực tiếp đến nội dung hoạt động tố tụng, đến cách thức mà đối tượng
có thể hành động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật.
Đồng thời, nội dung giáo dục pháp luật còn bồi dưỡng nhận thức, tình cảm về sự công bằng và nghiêm minh của
pháp luật trong hoạt động xét xử; định hướng hành vi để công dân tự giác tuân thủ, chấp hành những quyết định
của cơ quan tiến hành xét xử, sử dụng đúng đắn quyền, nghĩa vụ trong các tình huống pháp luật cụ thể liên quan
đến hoạt động tố tụng; nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm pháp lý của cá nhân; tự kiểm tra, giám sát hành vi
của mình cũng như của người khác.
1.2.3.2. Phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
Phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án là tổ hợp những cách thức tác
động được chủ thể sử dụng nhằm truyền đạt, chuyển hóa nội dung giáo dục pháp luật thành kiến thức, hiểu biết
pháp luật của đối tượng tiếp nhận giáo dục pháp luật; qua đó, hiện thực hóa mục đích, mục tiêu giáo dục pháp
luật cho đối tượng.
Để giáo dục pháp luật nhằm hình thành, củng cố ý thức pháp luật cho các đối tượng, có thể sử dụng các
phương pháp giáo dục pháp luật sau:
+ Phương pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật: Phương pháp này được sử dụng khi chủ thể cần phổ
biến các quy định pháp luật liên quan đến nội quy phiên tòa, quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan
trong vụ án, của những người tham dự phiên tòa.
+ Phương pháp thông tin pháp luật: Phương pháp này được sử dụng cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các
phương tiện truyền thông, như báo chí, các chương trình truyền hình, hệ thống loa truyền thanh, phim, ảnh..., để
chuyển tải các nội dung pháp luật tới các đối tượng quan tâm theo dõi các phiên tòa xét xử.
+ Phương pháp trao đổi về pháp luật: Thông qua và kết hợp với quá trình tranh tụng công khai tại phiên
tòa, chủ thể giáo dục pháp luật có thể trao đổi thêm về các chủ đề pháp luật có liên quan đến vụ án đang được xét
xử; qua đó, giáo dục cho các đối tượng cách nhìn nhận, đánh giá một sự kiện pháp lý, hình thành ý thức trách
nhiệm công dân, tình cảm pháp chế, củng cố sâu sắc thêm niềm tin của mọi người vào tính công băng, nghiêm
minh của pháp luật.
+ Phương pháp nêu các vụ án điển hình: Chủ thể giáo dục pháp luật lựa chọn những vụ án điển hình có
tính chất, mức độ đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo phải nhận hình phạt nghiêm khắc để phổ biến, tuyên truyền
9
nhằm mục đích ngăn ngừa, răn đe... Qua đó, mọi đối tượng được biết và né tránh cái xấu, tiêu cực, hành vi phạm
tội, nâng cao ý thức phòng chống tội phạm trong xã hội.
- Phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử có tính đặc thù, chuyên biệt tại phiên tòa
là phương pháp kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa diễn giải pháp luật và phân tích thực tiễn thông
qua người thật, việc thật.
1.2.3.3. Hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
Hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án là tập hợp các mô hình tổ chức thực
hiện giáo dục pháp luật; thông qua đó, chủ thể giáo dục pháp luật tiến hành chuyển tải nội dung giáo dục pháp
luật bằng những phương pháp nhất định và hướng tới đạt được mục đích giáo dục pháp luật cho đối tượng.Các
hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với hoạt động xét xử của Tòa án thường được áp dụng là: Tuyên truyền
miệng về pháp luật ngay tại phiên tòa, Hình thức giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo chí, truyền
thông;Hình thức phát tài liệu giáo dục pháp luật ngay tại phiên tòa
1.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
1.3.1. Chính sách, pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật
Hoạt động xét xử của tòa án được coi là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (khoản 5 Điều 11
luật phổ biên giáo dục pháp luật). Do vậy, hoạt động này cần được tổ chức phù hợp với chính sách, pháp luật về
phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã quy định về chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục
pháp luật. Theo đó, phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà
nước giữ vai trò nòng cốt; nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thực
hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích
cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
1.3.2. Ý thức pháp luật và khả năng tiếp nhận pháp luật của người dân
Xét cho cùng, người dân nói chung là chủ thể cần được phổ biến, giáo dục pháp luật. Được
thông tin về pháp luật là quyền của công dân mà Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Điều 2
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã quy định: “1. Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và
có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; 2. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân
thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.”. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà ý thức pháp
luật và khả năng tiếp nhận pháp luật của người dân qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là không
tương đồng, nên công tác tổ chức giáo dục pháp luật của ngành tòa án cũng phải được xây dựng cho
phù hợp với khả năng tiếp nhận của người dân.
1.3.3. Yếu tố nguồn lực của chủ thể tổ chức giáo dục pháp luật
Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của tòa án xác định Tòa án là chủ thể chủ đạo, từ
khâu lên kế hoạch đến khâu điều phối thực hiện. Tùy từng loại phiên tòa được tổ chức như thế nào mà khả năng
phố biến, giáo dục pháp luật và sự chuẩn bị các điều kiện vật chất, con người là không giống nhau. Thông
thường, những phiên xét xử tại tòa án có ít người tham dự hơn khi xét xử lưu động. Đây là những vấn đề cần
được chú ý trong công tác tổ chức xét xử của ngành tòa án, nhất là khi đề cao mục đích tuyên truyền, giáo dục
pháp luật cho đông đảo người dân.
10
1.3.4. Loại tội phạm và tâm lý bị cáo
Phiên tòa hình sự được xét xử lưu động thường đem lại tác động tuyên truyền, phổ biến nhanh và hiệu
quả ở diện rộng. Tuy nhiên, công tác tổ chức xét xử cũng cần phải suy xét kỹ về vụ án và tâm lư bị cáo trước khi
quyết định xét xử lưu động. Thực tế đã xảy ra trường hợp, một bị cáo khi biết tin mình sắp bị đưa ra xét xử lưu
động tại xã mình cư trú về tội hiếp dâm, do xấu hổ và sợ ảnh hưởng tới danh dự gia đình, dòng họ nên đã quyết
định tự tử tại nhà giam. Từ đây, đặt ra câu hỏi, có phải loại án nào, bị cáo nào cũng đưa ra xét xử lưu động được
không? Đây là vấn đề vừa thuộc về chính sách vĩ mô của ngành Tòa án, nhưng cũng là nghệ thuật tổ chức xét xử
của mỗi tòa án địa phương.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN Ở TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2012-2016
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG, AN NINH, VĂN HÓA –
XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
2.1.1. Một số nét về điều kiện địa lý – tự nhiên và xã hội
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 13.125 km2, có 15 đơn vị
hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện vởi tổng cộng 180 xã,
phường, thị trấn. Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk là 1.728.380 người.
Trong đó, dân số đô thị chiếm 22,5%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 77,5%. Cộng đồng dân cư Đắk
Lắk gồm 44 dân tộc; trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M’nông, Thái, Tày,
Nùng... chiếm gần 30% dân số tỉnh
2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế
Ước tính năm 2015, tổng sản phẩm xã hội đạt khoảng 41.091 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%
so với giá so sánh năm 2010; thu nhập bình quân đầu người đạt 32,7 triệu đồng,
2.1.3. Đặc điểm tình hình chính trị, Quốc phòng- an ninh
Tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ổn định; Nền quốc phòng toàn dân và thế trận
quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được củng cố. An ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định
2.1.4. Tình hình văn hóa – xã hội
Về giáo dục - đào tạo: toàn tỉnh có 987 trường, 16.613 lớp với 448.642 học sinh. Tỷ lệ huyện đạt chuẩn
phổ cập THCS đạt 100%. Năm học 2014 – 2015, toàn tỉnh có 25 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số
trường đạt chuẩn Quốc gia lên 300/987 trường, đạt tỷ lệ 30,79%, tăng 3,76% so với năm học trước. Kỳ thi THPT
quốc gia năm 2015 đã được tổ chức tốt với tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 85,01%.[ 49]
- Về y tế Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 75,5%. 100% trạm y tế xã có bác sỹ, trung bình có 6,6
bác sỹ và 22,8 giường bệnh/ 1 vạn dân [49].
- Công tác giải quyết việc làm, dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn ngày
càng được chú trọng; trong 5 năm 2011-2015 đã giải quyết việc làm cho 13 vạn lao động. Năm 2015
11
ước tính tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn 2,94 %, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn giảm còn 11%.
[ 49]
- Công tác giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội được các cấp, các ngành, các địa
phương tích cực triển khai thực hiện và tiếp tục có kết quả tích cực; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn
7,5% (giảm 14,29%% so với năm 2010). Trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn
14,65% giảm 24,3%. Các nhu cầu chính đáng hợp pháp về tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được giải
quyết đúng chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; Đồng bào các tôn giáo tham gia
tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn [49].
2.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ
CỦA NGÀNH TÒA ÁN TỈNH ĐẮK LẮK TRONG NHỮNG NĂM QUA (2012 - 2016)
2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.2.1.1. Những kết quả đạt được
Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố
tụng, xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp
huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Tổng số biên chế của ngành tòa án nhân
dân tỉnh ĐăkLăk tính tới tháng 6/2016 là 333 người, trong đó ở tỉnh là 82 người, ở cấp huyện là 251 người.
Trong số 333 biên chế có 1 thẩm phán cao cấp, 26 thẩm phán trung cấp, 97 thẩm phán sơ cấp, 193 thư ký, 10
thẩm tra viên, cón lại là công chức khác.
a) Trong công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung
Về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật chung, ngành Tòa án tỉnh Đắk Lắk thường được Hội đồng
phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp giao nhiệm vụ tập trung phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật
liên quan nhiều đến hoạt động chuyên môn của ngành Tòa án, như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật
Tố tụng hành chính,Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Lao động... Các cán bộ, công chức ngành Tòa án tỉnh
làm công tác giáo dục pháp luật đã có sự tìm tòi phương pháp giáo dục sinh động, hấp dẫn, phù hợp với khả
năng nhận thức của các nhóm đối tượng, được dư luận xã hội đánh giá cao.
Về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chung, ngành Tòa án tỉnh cũng đã chủ động tham gia thực
hiện nhiều hình thức giáo dục nhằm đưa kiến thức pháp luật đến được với cán bộ, công chức và nhân dân một
cách nhanh chóng, kịp thời, như: tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản pháp luật mới cho cán bộ, công chức
của ngành Tòa án; tham gia biên soạn, in ấn, phát hành các loại tài liệu pháp luật để phát cho các nhóm đối
tượng; tham gia viết tin, bài phản ánh nội dung các vụ án đã được xét xử để đăng trên Báo Đắk Lắk, phát sóng
trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk; tổ chức triển khai “Ngày pháp luật” tại cơ quan, đơn vị, địa phương
bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đảm bảo đúng chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Tòa án
nhân dân tối cao.
Năm 2015, để triển khai đầy đủ các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm, ngay từ đầu năm Tòa án nhân dân
tỉnh đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 01-NQ/BCS ngày 26/01/2015 về việc lãnh đạo triển khai thực hiện
các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2015; Kế hoạch số 01/2015KH-TA ngày 03/3/2015 về triển khai, tổ chức
thực hiện chỉ thị số 01/2015/CT-CA ngày 23/01/2015 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc triển khai,
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác của tòa án nhân dân năm 2015; Kế hoạch số 71/2015/KH-TA
12
ngày 24/03/2015 về triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị 03/2015/CT-TANDTC ngày 13/3/2015 của Tòa án nhân
dân tối cao về một số biện pháp tăng cường công tác thông tin – tuyên truyền của Tòa án nhân dân. Trong quá
trình kiểm tra, theo dõi hoạt động của các đơn vị cấp huyện khi có vi phạm đã kịp thời có văn bản yêu cầu chấn
chỉnh như công văn số 36/TA ngày 26/6/2015 về cung cấp thông tin cho Sở Tư pháp; công văn số 197/TA ngày
17/6/2015 về thực hiện quy chế phối hợp liên ngành. Tòa án tỉnh ĐakLăk đã phối hợp với các ngành Công an,
Viện kiểm sát xây dựng nhiều văn bản, quy chế phối hợp liên ngành như: Văn bản số 665 ngày 21/8/2012 của
liên ngành CA- VKS- TA tỉnh về phối hợp giải quyết tin báo tố giác tội phạm và áp dụng biện pháp tạm giam;
Hướng dẫn số 689 ngày 27/8/2012 của liên ngành CA- VKS- TA tỉnh về phối hợp giải quyết khiếu nại tố cáo
trong tố tụng hình sự. Quy chế số 02 ngày 22/7/2013 của liên ngành VKS- TA tỉnh về phối hợp tổ chức phiên
tòa hình sự để rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp; Văn bản số 01 ngày 24/1/2013 của liên ngành
VKS- TA tỉnh về hướng dẫn giải quyết mốt số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Quy chế
số 01/ 2015 của của liên ngành VKS- TA tỉnh về phối hợp tổ chức phiên tòa dân sự để rút kinh nghiệm .
b) Trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa
án nhân dân huyện
Thứ nhất Ngành Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm chăm lo, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ tòa án vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có phương pháp và kỹ năng tuyên truyền, giáo dục pháp
luật tại các phiên tòa. Riêng đối với công tác giáo dục pháp luật, từ năm 2012 đến cuối năm 2015, Tòa án nhân
dân tỉnh đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao mở được 5 lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến pháp luật tại phiên
tòa, thu hút trên 200 Thẩm phán, Thư ký phiên tòa của Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện tham
dự. Hầu hết Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh đã được tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ xét xử
và kỹ năng tuyên truyền pháp luật tại phiên tòa do Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Trường Cán bộ Tòa án
mở, đạt yêu cầu cao về chất lượng [44]. Nhờ đó, đa phần cán bộ, công chức ngành Tòa án tỉnh đã có được những
kỹ năng cần thiết về chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, sẵn sàng đáp ứng tốt nhiệm vụ giáo
dục pháp luật tại phiên tòa.
Thứ hai, hình thức giáo dục pháp luật chủ yếu, phù hợp với giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét
xử, được ngành Tòa án tỉnh Đắk Lắk tập trung khai thác, sử dụng là tuyên truyền miệng trong phiên tòa xét xử
tại trụ sở Tòa án.
Trong xét xử, chất lượng phiên tòa ngày càng được cải thiện theo tinh thần cải cách tư pháp, số lượng
phiên tòa được tổ chức ngày càng lớn, số lượng bản án có nội dung không rõ ràng gây khó khăn cho thi hành
án, số lượng án bị hủy, bị sửa đã giảm rõ rệt, việc công khai bản án được thực hiện nghiêm túc....đã nâng cao
hiệu quả giáo dục pháp luật cho người dân.
Thứ ba, Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cũng rất chú
trọng tăng cường hình thức giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động.
Theo thống kê của TAND tỉnh, trong năm 2015 (tính từ ngày 1-10-2014 đến 30-9-2015) TAND đã xét xử 1.416
vụ án hình sự sơ thẩm, trong đó có 194 vụ án được đưa ra xét xử lưu động. Còn trong 6 tháng đầu năm 2016 (từ
1-10-2015 đến 30-3-2016) đã có 50 vụ án được xét xử lưu động trong tổng số 624 vụ án hình sự sơ thẩm được
giải quyết. Những vụ án được Tòa lựa chọn đưa ra xét xử lưu động thường là những vụ án điểm, những vụ án
hình sự có tính chất điển hình về tội danh, hành vi phạm tội, được dư luận quan tâm, gây bức xúc trong nhân dân
như: Mua bán trái phép chất ma túy, giết người, hiếp dâm
13
2.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Thứ nhất, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được quan tâm và đầu tư thực hiện, trong đó
có ngành tòa án, thông qua tổ chức phiên tòa.
Thứ hai, công tác phối hợp giữa ngành công an – kiểm sát và tòa án ngày càng đi vào nề nếp, đã nâng
cao hiệu quả tố tụng nói chung, chất lượng phiên tòa nói riêng, kể cả xét xử tại tòa hay xét xử lưu động; tỷ lệ xét
xử lưu động ở các huyện trên địa bàn tỉnh đều đạt, thậm chí vượt kết hoạch đề ra.
Thứ ba, có sự phối hợp, hưởng ứng tích cực của nhiều cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính trị ở
tỉnh, các huyện, tham gia đưa tin, bài của cơ quan truyền thông báo chí như: đài phát thanh – truyền hình tỉnh,
Báo tỉnh, đài truyền thanh các huyện,...đã giúp mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật.
Đây là những nguyên nhân chính của những thành tựu nêu trên.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục
pháp luật thông qua hoạt động xét xử của ngành Tòa án tỉnh Đắk Lắk cũng còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế
nhất định, làm giảm chất lượng, hiệu quả của công tác này.
- Công tác phối hợp giáo dục pháp luật trong giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh giữa ngành Tòa án với các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn
còn thiếu đồng bộ, nhịp nhàng, gắn kết.
- Sự phối kết hợp giữa chính các cơ quan tiến hành hoạt động tố tụng (Công an, Viện Kiểm sát nhân dân,
Tòa án nhân dân) trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phối hợp giáo dục pháp luật tại phiên tòa xét
xử cũng còn nhiều hạn chế. Năm 2015, trong số 97 vụ án Tòa án đã trả cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung có
05 vụ trả không đúng quy định (chưa đạt chỉ tiêu). Tòa án nhân dân tỉnh đã có yêu cầu Tòa án nhân dân cấp
huyện khắc phục vi phạm trong công tác phối hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung; giải trình, kiểm điểm về việc trả
hồ sơ không đúng quy định trước lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh [43]. Tình trạng đó không khỏi khiến dư luận xã
hội băn khoăn, nghi ngờ năng lực của các cơ quan tố tụng, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục pháp luật.
- Nội dung giáo dục pháp luật tại phiên tòa có thể do nhiều chủ thể thực hiện nên không loại trừ có sự
mâu thuẫn trong việc đánh giá tình tiết, chứng cứ hay sự viện dẫn các điều luật có liên quan (trong lời buộc tội
và gỡ tội, trong lập luận của bên nguyên và bên bị...) do trình độ tri thức pháp luật, quan điểm tiếp cận, lăng kính
chủ quan của mỗi bên tại phiên tòa. Sự mâu thuẫn đó nếu xảy ra giữa đại diện các cơ quan tham gia tố tụng co
thể gây khó khăn, hoang mang cho người được giáo dục là người không có chuyên môn về pháp luật, làm giảm
hiệu quả giáo dục pháp luật.
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ xét xử, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật tại phiên tòa của một bộ
phận cán bộ, công chức ngành Tòa án, nhất là những người đang công tác ở cấp huyện, cũng còn hạn chế, khiến
cho những người tham dự, theo dõi phiên tòa không hiểu được nội dung giáo dục pháp luật, không “tâm phục,
khẩu phục”, làm giảm chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật.
Năm 2015, vẫn còn một số bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan. Tòa án hai cấp bị hủy theo trình tự phúc
thẩm và thủ tục giám đốc thẩm 54 vụ do lỗi chủ quan, chiếm tỷ lệ 0,58%; sửa do lỗi chủ quan 153 vụ, chiếm tỷ
lệ 1,65%. Các bản án, quyết định bị hủy chủ yếu là do vi phạm thủ tục tố tụng; điều tra, thu thập chứng cứ không
đầy đủ, việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện, áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án chưa chính
14
xác (một số sai sót mặc dù đã được lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa chuyên trách, phòng Giám đốc kiểm tra
thuộc Tòa án nhân dân tỉnh nhắc nhở, rút kinh nghiệm tại các kỳ giao ban quý Tòa án nhân dân hai cấp nhưng
một số Thẩm phán vẫn mắc phải). Cụ thể:
+ Trong công tác giải quyết án dân sự, một số trường hợp Thẩm phán xác định thiếu người tham gia tố
tụng hoặc xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng; xem xét tại chỗ không cụ thể, biên bản không không
ghi hết toàn bộ tài sản trên đất tranh chấp dù giá trị sử dụng không đáng kể; áp dụng không đúng pháp luật, đánh
giá chứng cứ còn phiến diện nên quyết định giải quyết vụ án không chính xác.
+ Trong công tác giải quyết án hình sự, một số trường hợp còn có mâu thuẫn trong tài liệu chứng cứ
nhưngHội đồng xét xử sơ thẩm chưa làm rõ; một số trường hợp áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ không
đúng dẫn đến quyết định hình phạt không chính xác (cấp phúc thẩm đã hủy bản án, quyết định sơ thẩm đối với
09 bị cáo, chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù 09 bị cáo, tăng hình phạt 69 bị cáo, chuyển từ hình phạt
tù sang hình phạt khác 177 bị cáo) [43].
- Mặc dù hình thức tuyên truyền miệng tại phiên tòa xét xử tại trụ sở Tòa án và tại phiên tòa xét xử lưu
động được xác định là hình thức giáo dục pháp luật chủ đạo thông qua hoạt động xét xử; song một bộ phận cán
bộ lãnh đạo Tòa án, một số Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa quan tâm, chỉ đạo
sâu sát công tác lập kế hoạch, chuẩn bị địa điểm, kinh phí, nội dung giáo dục pháp luật, bố trí nhân sự có trình
độ, năng lực để thực hiện... Điều đó đã dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng khi triển khai giáo dục pháp luật tại
phiên tòa.
2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Về khách quan, điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, nên sự bố trí kinh phí của ngành Tòa án
cho việc tăng cường PBGDPL còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Ngành tòa án nhiều địa phương chưa huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình
triển khai thực hiện công tác PBGDPL. Bên cạnh đó, do địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, đặc biệt là trình độ
dân trí của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp nên việc đến dự phiên tòa để
nghe giáo dục pháp luật là trở ngại vô cùng lớn.
- Còn nhiều hạn chế về trình độ, sự thiếu tích cực trong giải quyết vụ án của nhân sự ngành tòa, ngành
viện kiểm sát và công an đã làm chất lượng tố tụng, ảnh hưởng tới kế hoạch xét xử vụ án.
- Mô hình xét xử truyền thống thiếu tranh tụng, thể hiện sự “lấn án” của thẩm phán, trong khi kết quả
điều tra chủ yếu do cơ quan công an tiến hành, viện kiểm sát kiểm sát nhiều khi còn hình thức, bị động; thiếu
vắng sự trợ giúp pháp lý cần thiết đối với bị cáo, bị đơn cũng ảnh hưởng tới chất lượng tranh tụng và khả năng
giáo dục pháp luật qua phiên tòa.
2.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TIỄN TỔ CHỨC GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA NGÀNH TÒA ÁN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI
ĐOẠN 2012-2016
Từ thực tiễn giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của ngành Tòa án tỉnh Đắk Lắk có thể rút ra
một số bào học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án không thể tách rời vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ, các cấp ủy Đảng từ Tòa án nhân dân tối cao đến Tòa án nhân dân cấp huyện.
15
Thứ hai, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án phải luôn nhận được sự
quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo ngành Tòa án.giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
đạt được hiệu quả cao.
Thứ ba, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử đòi hỏi phải củng cố, xây dựng được
một đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án đủ về số lượng và có các kỹ năng nghiệp vụ giáo dục pháp luật cơ
bản.
Thứ tư,công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử đòi hỏi phải bám sát nhu cầu tiếp nhận
tri thức, hiểu biết pháp luật của từng nhóm đối tượng tại phiên tòa
Thứ năm, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án đòi hỏi phải có sự phối
hợp chặt chẽ giữa Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng và chính quyền địa phương.
Thứ sáu, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử phải sáng tạo, linh
hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng tiếp nhận.
Thứ bảy, Tòa án nhân dân các cấp cần tăng cường kiểm tra, giám sát công tác giáo dục pháp luật thông
qua hoạt động xét xử.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬCỦA TÒA ÁN
3.1. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC
HIỆN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
3.1.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Việc quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
chính là cơ sở để xây dựng các giải pháp khả thi, phù hợp nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật
cho các đối tượng xã hội; đồng thời, vận dụng các quan điểm, đường lối đó vào công tác giáo dục pháp luật
thông qua hoạt động xét xử.
3.1.2. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục
pháp luật
Cùng với việc quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, để bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử thì cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật của
Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật.
Những văn bản quy phạm pháp luật quy định về phổ biến, giáo dục pháp luậtlà cơ sở pháp lý quan trọng
để Tòa án nhân dân các cấp trên phạm vi cả nước triển khai công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
góp phần cung cấp, trang bị những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân; nâng cao ý thức pháp luật của họ.
3.1.3. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch. Hoạt động
này phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc nhân đạo và
nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, truyền đạt trung thành, chính xác văn bản pháp luật.
16
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt toàn bộ quá trình hoạt
động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật, trong đó có hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. “Pháp chế
xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn
trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác” [47, tr.508-509]. Trong thực hiện
pháp luật, tố tụng và thi hành án, nguyên tắc pháp chế đòi hỏi tất cả các cơ quan có thẩm quyền và mọi cá nhân
có liên quan phải nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật về giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét
xử.
Theo tinh thần đó, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử không chỉ tuân thủ các quy
phạm pháp luật được nêu trong Bộ luật, Bộ luật Tố tụng, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; mà còn phải bảo
đảm tuân thủ các quy định về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật được nêu tại các văn bản
hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử cũng
phải bảo đảm đáp ứng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của bị cáo và các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan; tránh tình trạng áp đặt, duy ý chí.
- Nguyên tắc nhân đạo Bộ luật hình sự đã đưa ra các nguyên tắc xử lý mang tính nhân đạo. Điều 3 Luật
này quy định: “3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ
hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục...” [2]. Việc Tòa án áp dụng hình
phạt tù có thời hạn đối với bị cáo, luật pháp quy định bắt buộc người bị kết án phải chấp hành án trong trại giam
không nhằm hạ nhục danh dự, nhân phẩm hay gây đau đớn về thể xác của họ; mà là cách thức giáo dục, cải tạo
để giúp họ trở về với con đường lương thiện, trở thành công dân có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới.
Điều đó nói lên tinh thần nhân đạo, nhân văn trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta đối
với người bị kết án.
Việc pháp luật quy định giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử tự nó đã chứng tỏ tính chất nhân
đạo, nhân văn của pháp luật, rằng giáo dục pháp luật là để trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật cho các đối
tượng tham dự, theo dõi phiên tòa, kể cả bị cáo (giúp họ nhận ra sai lầm). Bởi vậy, trong công tác giáo dục pháp
luật thông qua hoạt động xét xử hình sự phải tuân thủ nguyên tắc “bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng
nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án” [22].
- Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, truyền đạt trung thành, chính xác văn bản pháp luật Việc giáo dục
pháp luật thông qua hoạt động xét xử phải đảm bảo tính chính xác, các chủ thể giáo dục pháp luật không được
suy diễn sai lệch nội dung của các quy phạm pháp luật; sự giải thích pháp luật phải đảm bảo chặt chẽ về mối liên
hệ giữa các điều luật trong một văn bản pháp luật, giữa các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật với nhau
và các quy phạm pháp luật phải được đặt trong bối cảnh ban hành, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Mọi sự tùy
tiện, cảm tính, chủ quan, duy ý chí của các chủ thể trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
đều có thể dẫn đến hệ quả phản tác dụng của công tác này.
3.1.4. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ
đạo của TAND cấp trên
Chức năng chính của Toà án là tổ chức, thực hiện hoạt động xét xử, trong đó có xét xử. Mọi nhiệm vụ
khác của Toà án đều nhằm thực hiện tốt nhất chức năng xét xử theo luật định, bao gồm cả nhiệm vụ giáo dục
pháp luật thông qua hoạt động xét xử. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (2014):“1. Tòa án
17
nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án
nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án
góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc
của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.” [21]. Còn theo quy
định tại khoản Điều 26 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Tòa án nhân dân có trách nhiệm: “Kết hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn” [23]. Công tác giáo dục pháp luật thông qua
hoạt động xét xử của Tòa án các cấp cũng phải dựa trên nội dung, tinh thần của các văn bản đó nhằm bảo đảm sự
lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan Tòa án cấp trên; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, nề nếp của công tác
này.
3.1.5. Cần phải lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với đặc
thù của hoạt động xét xử
Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử là hoạt động có mục đích, có tổ chức, tuân theo kế hoạch
được các chủ thể triển khai thực hiện thông qua các phương pháp đặc thù và bằng những hình thức phù hợp.
Chính vì vậy, để bảo đảm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử thì cần quán triệt
quan điểm lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với đặc thù của hoạt động
xét xử. Các chủ thể cần vận dụng linh hoạt và đa dạng hoá các hình thức giáo dục pháp luật tại phiên toà bảo
đảm sự kết hợp hài hoà giữa h́nh thức giáo dục pháp luật truyền thống với các h́nh thức giáo dục pháp luật mới
đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn hiện nay; lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp với từng vụ án,
từng đối tượng và từng địa bàn sao cho phù hợp, bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
3.2.1. Nhóm giải pháp chung:
3.2.1.1. Tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan Tòa án cấp
trên đối với công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của cơ quan Tòa án cấp dưới
- Triển khai quát triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ xét xử, giáo dục pháp luật nói chung,
giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của ngành Tòa án tới toàn thể cán bộ, công chức trong ngành.
- Tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra công tác giáo dục pháp luật thông
qua hoạt động xét xử.
Thứ nhất, Tòa án nhân dân cấp trên tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt sâu sắc tới Đảng ủy, Ban lãnh
đạo Tòa án nhân dân cấp dưới, tới đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án về ý nghĩa, tầm quan trọng của công
tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, phải coi đó là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành
Tòa án trong giai đoạn hiện nay;
Thứ hai, Tòa án nhân dân cấp trên thường xuyên hoặc định kỳ hàng quý gửi văn bản đôn đốc, nhắc nhở
Tòa án nhân dân cấp dưới chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, dự kiến cụ thể thời gian tổ chức
giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, trong đó chú trọng tăng cường công tác xét xử lưu động có lồng
ghép nội dung giáo dục pháp luật. Các kế hoạch, chương trình giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử nói
chung, xét xử nói riêng phải được gửi cho Tòa án nhân dân cấp trên để tạo cơ sở thuận lợi cho việc kiểm tra,
giám sát thực hiện.
18
Thứ ba, định kỳ hoặc đột xuất tổ chức các đoàn công tác của Tòa án nhân dân cấp trên đi khảo sát, kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân cấp
dưới.
Thứ tư, Tòa án nhân dân cấp trên, nếu hội đủ năng lực, điều kiện, có thể tổ chức các cuộc thăm dò dư
luận xã hội để thu thập thông tin phản hồi của cán bộ, công chức và nhân dân về hiệu quả thực thi pháp luật, nhu
cầu thông tin giáo dục pháp luật; từ đó, điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức, biện pháp giáo dục pháp
luật phù hợp với yêu cầu của thực tiễn hoạt động xét xử.
Thứ năm, do việc đổi mới, đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luât thông qua
hoạt động xét xử trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập; bởi vậy, sau khoảng 2 3 năm triển khai thực hiện, Tòa án nhân dân các cấp cần tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo nhằm tổng kết, đánh
giá, rút kinh nghiệm về những mặt được và chưa được trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét
xử; trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm ngày càng hoàn thiện chương trình, nội
dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, nhân dân.
3.2.1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt
động xét xử cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án và Hội thẩm nhân dân.
+ Tập huấn chuyên đề pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án và Hội thẩm nhân dân có
chức năng, nhiệm vụ và trực tiếp làm công tác giáo dục pháp luật tại phiên tòa hướng tới cung cấp, trang bị cho
cán bộ, công chức ngành Tòa án và Hội thẩm nhân dân những thông tin, kiến thức pháp luật về những văn bản
quy phạm pháp luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật dưới luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, liên quan
trực tiếp đến nội dung giáo dục pháp luật.
+ Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án và Hội
thẩm nhân dân làm công tác giáo dục pháp luật hướng tới bổ sung, cung cấp lại, trang bị mới, cập nhật cho đội
ngũ cán bộ, công chức làm công tác giáo dục pháp luật những kỹ năng nghiệp vụ giáo dục cụ thể, thiết thực đối
với hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử. gồm: phương pháp thuyết trình, giải thích, diễn
giải; kỹ năng thuyết phục người khác; kỹ năng phát vấn, đặt câu hỏi, nêu tình huống thực tế hoặc giả định và giải
quyết tình huống; kỹ năng tổng hợp các ý kiến từ một cuộc thảo luận, tranh luận và đưa ra kết luận; kỹ năng khơi
gợi sự chủ động, tích cực của người tham dự phiên tòa; kỹ năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin... Ngoài
ra, có thể và cần thiết phải trang bị thêm cho cán bộ, công chức ngành Tòa án làm công tác giáo dục pháp luật
những kiến thức cần thiết về giáo dục học, tâm lý học tội phạm, xã hội học tội phạm...
Về phía đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án làm công tác giáo dục pháp luật, mỗi cán bộ giáo dục
pháp luật cần có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao khi tham gia các lớp tập huấn chuyên đề pháp luật, bồi dưỡng
kỹ năng nghiệp vụ giáo dục xuất phát từ nhu cầu, động lực nội tâm của bản thân mong muốn nâng cao trình độ
kiến thức, hiểu biết pháp luật thực sự, phấn đấu lĩnh hội được các kỹ năng nghiệp vụ giáo dục; chứ không phải
tham gia theo kiểu đối phó, mà là vì lợi ích của chính mình và để làm tốt công tác giáo dục pháp luật thông qua
hoạt động xét xử của Tòa án.
3.2.1.3. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
Tranh tụng là hoạt động của các bên tham gia xét xử đưa ra các quan điểm của mình và tranh luận lại để
bác bỏ một phần hoặc toàn bộ quan điểm của phía bên kia. Tranh tụng là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội
dung vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Xác
19
định tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, Điều 103 khoản 5 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy
định “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.
3.2.2. Nhóm giải pháp riêng
3.2.2.1. Đẩy mạnh truyền thông, truyền thanh, truyền hình về phiên tòa
Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL trên Đài Truyền hình giai đoạn 2013 - 2016”
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh chủ trì, thực hiện theo Kế hoạch số 6745/KH-UBND ngày 27/9/2013 của
UBND tỉnh. Tỉnh cần đưa nội dung tuyên truyền về phiên tòa xét xử ở tỉnh vào thành nội dung cơ bản của thực
hiện Đề án. Theo đó, về mặt tổ chức thực hiện, các sở, ngành, tổ chức, đơn vị ở tỉnh và địa phương, các cơ quan
Báo, Đài của tỉnh cần thực hiện thường xuyên đẩy mạnh đưa tin các phiên tòa trên các phương tiện thông tin đại
chúng, như: Tăng cường xây dựng và thực hiện các chuyên mục tuyên truyền, PBGDPL mang tính chuyên ngành của
các cơ quan, đơn vị, địa phương trên Báo Dak Lak, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh các huyện,
thị xã, thành phố.
Tòa án nhân dân tỉnh và các huyện cần lập đề án xin Hội đồng nhân dân hỗ trợ kinh phí để lắp đặt hệ
thống truyền thanh trực tiếp giữa Tòa án với Đài truyền hình tỉnh, đài thanh huyện để truyền trực tiếp phiên tòa
xét xử các vụ án trên mạng lưới truyền thanh của địa phương, nhất là trên địa bàn mỗi huyện. Tại các huyện, cần
bố trí những loa có công suất lớn để phục vụ cho việc phát thanh trực tiếp các phiên xử lưu động. Mỗi phiên tòa
được đưa lên mạng lưới truyền thanh cơ sở thì không chỉ những người tham dự phiên tòa được biết mà là cả
huyện và các vùng lân cận đều được nghe thông tin về vụ án đang được xét xử. Người dân dù đang lao động
ở ngoài đồng ruộng hay ở nhà đều có thể nghe và theo dõi được toàn bộ diễn biến phiên tòa.
3.2.2.2. Tăng cường xét xử lưu động
Thực tiễn ở Đắk Lắk cho thấy, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử các
phiên tòa lưu động nhận được sự quan tâm đông đảo của người dân, đã có tác dụng tích cực góp phần nâng cao
nhận thức pháp luật trong cộng đồng dân cư. Đây là công tác cần được Đảng, Nhà nước quan tâm hơn nữa trong
công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Thời gian tới, ngoài các vụ án hình sự nghiêm trọng, loại tội phạm xảy ra nhiều, tòa án ở tỉnh Đắk Lắk
cần tổ chức nhiều hơn nữa các phiên tòa xét xử lưu động các vụ án tranh chấp dân sự, nhất là tranh chấp đất đai,
chia thừa kế, án hôn nhân và gia đình. Đặc biệt là các vụ án xin ly hôn mà nguyên nhân từ bạo lực gia đình như:
đánh đập, ngược đãi, hắt hủi…..Tại các phiên tòa xét xử được truyền thanh trực tiếp hoặc các phiên tòa xét xử
lưu động, Hội đồng xét xử cần lồng ghép để phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi người dân, nhất là Hiến pháp
năm 2013, Luật giao thông đường bộ, Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng
dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự,… Tòa án cần phối hợp với các cơ quan ban ngành thực hiện tốt
và duy trì thường xuyên công tác xét xử lưu động, truyền thanh trực tiếp các vụ án đế phổ biến tuyên truyền giáo
dục pháp luật cho người dân trên địa bàn huyện.
Để phiên tòa xét xử lưu động diễn ra được thuận lợi thì cần lựa chọn được những người đã từng tham gia
hoặc đã có hiểu biết về phiên tòa lưu động và vấn đề giáo dục pháp luật tại các phiên tòa lưu động. Cụ thể, phải
phân công Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có năng lực, có kinh nghiệm; thông báo cho Viện kiểm sát nhân
dân biết và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân cử Kiểm sát viên có năng lực, có kinh nghiệm; thông báo cho Cơ
quan công an biết để tổ chức giữ gìn an ninh, trật tự phiên tòa và dẫn giải bị can, bị cáo; thông báo cho các
đương sự trong vụ án biết về việc tổ chức phiên tòa lưu động; thông báo và liên hệ với cơ quan hữu quan như:
20
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để phối hợp, triển khai việc tổ chức phiên tòa xét xử
lưu động. Khi tiến hành tổ chức phiên tòa xét xử lưu động có lồng ghép giáo dục pháp luật cần lựa chọn đầy đủ
Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm nhân dân dự khuyết, Kiểm sát viên dự khuyết, Thư ký phiên tòa dự khuyết để
việc xét xử được tiến hành liên tục, tránh bị gián đoạn do phải hoãn phiên tòa.
3.2.2.3. Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ Thẩm phán, thư ký và Hội Thẩm nhân dân là người đồng bào dân
tộc thiểu số có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua hoạt động
xét xử .
Đắk Lắk với đặc thù là vùng đất cao nguyên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống trong đó đồng
bào dân tộc tại chỗ như Ê Đê, GiaRai, MNông chiếm tỷ lệ cao. Trình độ học vấn và hiểu biết pháp luật của một
bộ phận dân tộc tại chỗ còn hạn chế, vẫn còn có những hủ tục tồn tại như chôn người sống vì cho là Ma lai..,
việc mua bán sang nhượng đất không tuân thủ quy định của pháp luật, việc xác lập quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật không được chú trọng, việc du canh, du cứ phá rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra nhiều… dẫn
đến tranh chấp khiếu kiện thậm chí là vi phạm pháp luật, là phạm tội. Do vậy cần phải xây dựng đội đội ngũ
Thẩm phán, Thư ký và Hội Thẩm nhân dân là người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ nghiệp vụ chuyên
môn giỏi và có kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua hoạt động nghiệp vụ Tòa án nói chung và
hoạt động xét xử nói riêng. Bởi vì Họ là những người xuất thân từ đồng bào dân tộc tại chỗ am hiểu chữ viết,
ngôn ngữ, phong tục tập quán của đồng bào địa phương do vậy việc tuyên truyền giáo dục pháp luật của ả họ
đối với người đồng bào thiểu số sẽ đem lại hiểu qua cao hơn.
3.2.2.4. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành giữa Tòa án với các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa
Tòa án với chính quyền địa phương.
Công tác phối hợp liên ngành giữa Tòa án với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ
án có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác giáo dụng pháp luật. Các vụ,
việc được Tòa án thụ lý giải quyết nghiêm minh, khách quan, thấu tình, đạt lý sẽ đem lại hiệu quả giáo dục pháp
luật cao. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp pháp luật hiện hành quy định còn chưa cụ thể, khó hiểu,
dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật của mỗi ngành, của mỗi người tiến hành tố tụng có sự khác nhau
dẫn đến việc ra quyết định, bản án của Tòa án có vụ, việc chưa chuẩn xác phải kháng nghị, hủy đi hủy lại nhiều
lần hoặc bị cải sửa nghiêm trọng làm cho nhân dân mất niềm tin vào công lý và dẫn đến chất lượng công tác
giáo dục thông qua hoạt động xét xử của Tòa án hạn chế. Do vậy Tòa án cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
tiến hành tố tụng xây dựng và hoàn thiện các quy chế phối hợp liên ngành phù hợp với các quy định của pháp
luật, như: quy chế phối hợp liên ngành trong việc giải quyết các vụ án hình sự; Quy chế phối hợp liên ngành
trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự; Quy chế phối hợp liên ngành trong việc thực hiện các phiên tòa rút
kinh nghiệm, phiên tòa xét xử lưu động. Công tác phối hợp liên ngành không phải là làm mất đi sự độc lập của
Tòa án trong qúa trình xét xử vụ án mà nhằm mục đích đảm bảo cho việc xử lý các vụ việc nhanh chóng, khách
quan, toàn diện có căn cứ đúng pháp luật đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện giáo dục
pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.
Để việc tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử đạt hiệu quả cao không thể
thiếu sự phối hợp, giám sát của chính quyền địa phương đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Để những vụ án
đưa đi xét xử lưu động đạt hiệu quả cao thì vai rò của chính quyền địa phương trong việc thông báo, tuyên
truyền thời gian địa điểm mở phiên tòa, bố trí lực lượng tại chỗ bảo vệ phiên tòa, chuẩn bị địa điểm, phương tiện
21
cho phiên tòa được diễn ra thuận lợi là hết sức quan trọng. Để đánh giá hiệu quả của việc giáo dục pháp luật
thông qua phiên tòa thì phải xem xét ở nhiều khía cạnh, nếu chỉ xét ở khía cạnh số lượng người đến tham dự và
trật tự tại phiên tòa thì một phiên Tòa xét xử lưu động thu hút đông người tham dự và trật tự lắng nghe những
người tiến hành tố tụng tại phiên tòa, xét về mặt số lượng như vậy đã thành công và thành công này có sự đóng
góp quan trọng của chính quyền địa phương. Do vậy Tòa án phải tăng cường phối hợp với chính quyền địa
phương, xây dựng quy chế phối hợp với chính quyền địa phương trong việc đưa các vụ án đi xét xử lưu động.
Hàng năm tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân Tòa án báo cáo kết quả công tác của ngành và đề xuất, đề nghị
Hội đồng nhân dân đưa việc hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với hoạt động xét xử lưu động của Tòa án
vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân để tổ chức thực hiện.
KẾT LUẬN
Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án là việc Toà án trước phiên toà, tại phiên toà
hoặc sau phiên toà thực hiện một cách có tổ chức, có chủ định việc cung cấp cho các đối tượng những tri thức,
hiểu biết cụ thể về các vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử đang được tiến hành, giúp hình thành ở
đối tượng ý thức trách nhiệm, trạng thái tâm lý, tình cảm pháp luật đúng đắn, tạo cơ sở cho hành vi xử sự phù
hợp với yêu cầu của pháp luật, qua đó hỗ trợ, củng cố và phát huy tác dụng của chính hoạt động xét xử của Tòa
án.
Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án có những đặc trưng riêng, có những điểm
tương đồng cũng như sự khác biệt so với các hình thức giáo dục pháp luật khác. Giáo dục pháp luật thông qua
hoạt động xét xử có vai trò quan trọng đối với những người tham dự, theo dõi phiên tòa và đặc biệt là đối với bị
cáo, thể hiện ở việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử giúp cho bị cáo nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn
về tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra; cung cấp, trang bị những thông tin,
kiến thức pháp luật cần thiết cho bị cáo, giúp chuẩn bị tâm lý, tư tưởng, kiến thức pháp luật để bị cáo yên tâm
học tập, cải tạo trong quá trình chấp hành án phạt tù tại trại giam.
Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử là hoạt động có mục đích, có kế hoạch
của ngành tòa án với vai trò là chủ thể chủ đạo, bao gồm các nội dung cấu thành như xác định chủ thể, đối tượng
của giáo dục pháp luật, nội dung và hình thức, phương thức giáo dục. Công tác này chịu ảnh hưởng bởi các yếu
tố như: 1) chính sách, pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung; 2) Ý thức pháp luật và khả năng tiếp
nhận giáo dục pháp luật của người dân; 3) Yếu tố nguồn lực của chủ thể tổ chức giáo dục pháp luật; và 4) Loại
tội phạm và tâm lý bị cáo.
Trong những năm qua, ngành Tòa án tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành khá tốt trọng trách của mình trong
hoạt động nghiệp vụ xét xử cũng như trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật
thông qua hoạt động xét xử nói riêng, thể hiện sự nhất quán, thực hiện triệt để các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
các cấp uỷ Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo tập trung, thống thất về chuyên môn nghiệp
vụ của Toà án nhân dân tối cao. Nhờ đó, công tác xét xử án hàng năm của ngành Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk
không những bảo đảm về số lượng, mà chất lượng xét xử cũng không ngừng được nâng cao. Phần lớn các bản án
đều áp dụng đúng pháp luật, công bằng, nghiêm minh, thấu tình đạt lý, đúng thời hạn luật định, góp phần quan
trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế - xă hội trên địa bàn tỉnh và hội nhập quốc tế; có tác dụng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý
22
thức pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động xét xử án của ngành Toà án tỉnh vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu trong tình hình mới: vẫn còn tình trạng án bị hủy, cải sửa do áp dụng không đúng pháp luật và vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tình hình đó ít nhiều gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành Tòa án, tác động
đến niềm tin của nhân dân vào tính công bằng, công lý của Toà án. Công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt
động xét xử vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, làm giảm chất lượng, hiệu quả của công tác này.
Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
đòi hỏi phải dựa trên các quan điểm có tính chất chỉ đạo, như: quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng
về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật của Nhà
nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác giáo dục pháp luật thông
qua hoạt động xét xử...Để bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này trong những năm tới cần thực
hiện các nhóm giải pháp sau đây:
Nhóm giải pháp chung: Một là, tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của
các cơ quan Tòa án cấp trên đối với công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của cơ quan Tòa án
cấp dưới. Hai là, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt
động xét xử cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án. Ba là,đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét
xử.
Nhóm giải pháp riêng cho tỉnh Đắk Lắk:. Một là, đẩy mạnh truyền thông, truyền thanh, truyền hình về
phiên tòa. Hai là, tăng cường xét xử lưu động. Ba là, Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ Thẩm phán, thư ký và Hội
Thẩm nhân dân là người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền
giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử. Bốn là Tăng cường công tác phối hợp liên ngành giữa Tòa án với
các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa Tòa án với chính quyền địa phương.
23