Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.98 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam, là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu tiêu thụ năng lượng phục vụ
phát triển kinh tế tăng rất nhanh trong những năm qua (GDP tăng trung bình khoảng 5,6
%/năm trong giai đoạn 1997-2009, WB 2010). Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra
nhanh chóng (788 đô thị, tốc độ đô thị hóa 35,2%, UN-Habitat 2015) và đời sống nhân
dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và điện năng nói
riêng cũng tăng rất nhanh.
Theo dự báo, sau 2015 Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng, đặc
biệt là nhập khẩu than cho phát điện (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn
2011-2020 có xét đến 2030). Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, GDP bình quân hàng
năm sẽ tăng khoảng 7%, nhu cầu điện thương phẩm tăng giai đoạn 2016-2020 tăng
khoảng 11,4%; giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 9,1%; giai đoạn 2026-2030 tăng
khoảng 7,9%.
Phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và đảm bảo đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững, đồng bộ, đi đôi với đa
dạng hóa các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụ trọng
tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển năng lượng gắn
chặt với giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm thực hiện phát triển năng lượng bền vững.
Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong dài hạn, các loại hình nguồn phát điện
được quy hoạch đa dạng, đầy đủ nhằm khai thác triệt để, có hiệu quả kinh tế và bảo vệ
môi trường. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng được
Chính phủ quan tâm và định hướng các chủ trương phát triển năng lượng bền vững.
Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia nói chung và Quy hoạch phát triển điện
lực, đặc biệt là phát triển nhiệt điện nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc
tế là một trong các nội dung quan trọng của QLNN về phát triển bền vững, bao gồm: an
ninh năng lượng, khai thác sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên thiên nhiên gắn với
bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH… Tại Hội nghị thượng
đỉnh khí hậu thế giới COP 21 (Thỏa thuận Paris, thông qua ngày 12/12/2015, đã đi vào
lịch sử với sự đồng thuận 195 nước thành viên Công ước khung của LHQ về biến đổi khí
hậu), Thủ tướng Chính phủ cũng thể hiện trách nhiệm rất rõ ràng của Việt Nam đối với


cộng đồng thế giới: đối với giai đoạn sau năm 2020, mặc dù là một nước đang phát triển
còn nhiều khó khăn, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết
giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận
được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục các hạn chế tiêu
cực để hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) về phát triển các nhà máy nhiệt điện, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi
trường – phát triển bền vững là rất cần thiết. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý
Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện ở Việt Nam” làm đề tài luận văn chuyên ngành quản
1


lý công nhằm nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả, hiệu lực QLNN về phát triển nhiệt điện đáp ứng nhu cầu phát triên kinh tế, xã hội,
đảm bảo an ninh năng lượng và gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển
bền vững của đất nước.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn
Tác giả Mikkal E. Herberg trong nghiên cứu an ninh năng lượng và châu Á-Thái
Bình Dương (Energy security and Asia-Pacific) The National bureau of Asian Reseach
2015 đã khẳng định sự phát triển năng động của khu vực kéo theo nhu cầu về năng lượng
đã và đang đặt ra nhiều thách thức về an ninh năng lượng trong khu vực cũng như sự cần
thiết phải có chính sách năng lượng kịp thời, hợp lý của các chính phủ để bảo đảm an
ninh năng lượng, mỗi quốc gia cần phải có biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng nguồn
năng lượng hiệu quả để bảo đảm duy trì động lực tăng trưởng và phát triển [30]
Đề án: “Điều chỉnh quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020”
có xét đến 2030 (QHĐ7ĐC) do Viện Năng lượng - Bộ Công Thương lập đã khẳng định
quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển hệ thống điện quốc gia,
huyết mạch của nền kinh tế và được nhấn mạnh thêm một số nhân tố thời đại. Một trong
những nội dung quan trọng mà đề án đã tập trung nghiên cứu là: Đa dạng hóa các nguồn
năng lượng sơ cấp để sản xuất điện, trong đó ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng

tái tạo (gió, mặt trời, sinh khối, ...) góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu
tác động tiêu cực tới môi trường [18]
Bài viết: “Quy hoạch hệ thống điện Việt Nam – nhìn từ phía an ninh năng lượng
Quốc gia” của Ths.Nguyễn Anh Tuấn và KS. Nguyễn Mạnh Cường, Viện Năng lượng,
2015 đã tập trung vào một số vấn đề: Hiệu chỉnh lại dự báo nhu cầu điện đến năm 2030
với mục tiêu giảm dần cường độ tiêu thụ điện, tăng hiệu quả sử dụng điện và hiệu quả
đầu tư các công trình điện; tăng cường tỷ trọng các nguồn năng lượng sạch: điện từ năng
lượng tái tạo, từ khí đốt và khí hoá lỏng để giảm thiểu tác động đến môi trường, phát
triển bền vững; nghiên cứu đề xuất các giải pháp mới về quy hoạch lưới truyền tải: liên
kết lưới truyền tải Bắc-Trung-Nam, truyền tải công suất lớn từ các cụm nhiệt điện - điện
hạt nhân từ duyên hải nam Trung bộ về Nam bộ, giảm dòng ngắn mạch [23]
Đề tài Khoa học và công nghệ: “Xây dựng các biện pháp kiểm soát khí nhà kính
trong lĩnh vực Nhiệt điện đốt than (NĐĐT) và đề xuất lộ trình áp dụng các biện pháp
kiểm soát” của Ths.Nguyễn Thị Thu Huyền và tập thể tác giả Trung tâm Tư vấn Nhiệt
điện - Điện hạt nhân. Đề tài bao gồm những nội dung chính: Đánh giá tổng quan những
vấn đề liên quan như Công nghệ và thiết bị các nhà máy nhiệt điện than, Cơ chế quản lý,
vận hành sản xuất và quản lý môi trường, đánh giá ảnh hưởng của BĐKH; Xây dựng bộ
tiêu chí đánh giá mức giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nhiệt điện đốt than; đề xuất lộ
trình áp dụng biện pháp kiểm soát phát thải khí nhà kính lĩnh vực nhiệt điện đốt than [10]
Bài báo: “Phát triển nhiệt điện trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam” của
PGS.TS.Bùi Huy Phùng đã đưa ra những kiến nghị: Rà soát, đánh giá chính xác hơn tiềm
năng, trữ lượng các dạng năng lượng, dự báo nhu cầu năng lượng, nhu cầu điện với độ tin
2


cậy cao, tiến hành xây dựng cân bằng năng lượng sơ cấp (Quy hoạch năng lượng tổng thể
quốc gia), theo đúng Luật Điện lực 2013, làm cơ sở khoa học và pháp lý cho quy hoạch
phát triển các phân ngành điện, than, dầu-khí; từ đó sẽ xác định được cơ cấu tối ưu sử dụng
các nguồn năng lượng, cũng như cơ cấu nguồn điện cho cả giai đoạn quy hoạch [17]
Tuy nhiên, có thể nói, vấn đề QLNN về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam chưa có

những nghiên cứu chuyên sâu, do đó việc nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước về Phát
triển Nhiệt điện ở Việt Nam” vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có giá trị nhất định về lý luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý nhà nước về phát triển nhiệt
điện ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển
nhiệt điện ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu về khai thác, sử dụng nhiên liệu truyền thống từ
sản xuất, phân phối nhiệt điện ở 3 miền: Bắc-Trung-Nam của Việt Nam để đảm bảo an
ninh năng lượng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
- Thời gian nghiên cứu: cho giai đoạn từ năm 2000 đến 2020.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật lịch
sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, so sánh,
phân tích, đối chiếu và dự báo.
6. Những đóng góp của Luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa lý luận về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam; công tác QLNN về an
toàn năng lượng nói chung và phát triển nhiệt điện nói riêng

6.2. Về thực tiễn
- Qua phân tích hiện trạng nội dung QLNN về khai thác, sử dụng tài nguyên
khoáng sản; sản xuất và phân phối điện năng cho vùng, miền của Việt Nam, tác giả đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung QLNN về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam
giai đoạn 2016 - 2020.
3


- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, bồi dưỡng cho các công chức, viên chức trong lĩnh vực QLNN về tài nguyên
và bảo vệ môi trường, năng lượng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu
trúc làm 03 chương
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện nội dung Quản lý nhà nước về phát triển
nhiệt điện ở Việt Nam

4


Chƣơng 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NHIỆT ĐIỆN Ở VIỆT NAM
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Nhiệt điện
Nhiệt điện là việc biến đổi nhiệt năng của nhiên liệu thành cơ năng rồi điện năng,
quá trình biến đổi đó được thực hiện nhờ tiến hành một số quá trình liên tục (một chu
trình) trong một số thiết bị của nhà máy nhiệt điện [5]

1.1.2. Vai trò của nhiệt điện
Nhiệt điện giữ một vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia. Từ cơ sở ban đầu
sau tiếp quản (1954) là 31,5 MW, đến hết năm 2013, chỉ tính riêng nguồn nhiệt điện, tổng
công suất đã lên tới 15.539 MW, gấp 500 lần. Nhiệt điện chiếm trên 50% tổng công suất
trong toàn bộ hệ thống nguồn của cả nước, luôn là nguồn điện năng chủ yếu, giữ vai trò
đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện quốc gia. Năm 1985, công suất lắp đặt của cả nước
là 1.605,3 MW thì nhiệt điện, bao gồm nhiệt điện than, dầu, tua bin khí chiếm tới 81,9% cơ
cấu nguồn, với 70% sản lượng điện của cả nước. Đến năm 1995, toàn bộ hệ thống có
4.549,7 M, nhiệt điện chiếm 36,6% cơ cấu nguồn và 20% sản lượng của cả nước.
Tuy nhiên, việc phát triển nhiệt điện cũng đứng trước thách thức không nhỏ khi
nguồn than và khí trong nước sẽ không đủ cung cấp cho các nhà máy điện, phải nhập
khẩu nhiên liệu. Do đó, việc đảm bảo ổn định, lâu dài nguồn nhiên liệu than, khí, trong
đó có nguồn nhiên liệu nhập khẩu, cung cấp ổn định cho các nhà máy nhiệt điện sẽ có vai
trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo đủ điện cho phát triển đất nước.
1.1.3. Khai thác, sử dụng nhiệt điện
Việt Nam là nước có tiềm năng về dầu mỏ lớn thứ 3 và có trữ lượng dầu thô đứng
thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Trước đây, khi nhà máy nhiệt điện dầu được xây dựng
chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, tuy nhiên hầu hết dầu mỏ ở nước ta sẽ không sử dụng làm
nhiên liệu chính để sản xuất điện trong tương lai.
Và với tiềm năng và trữ lượng than lớn thứ 2 tại ASEAN, chỉ sau Indonesia, 90%
sản lượng than khai thác ở Việt Nam tập trung ở bể than Đông Bắc, do đó đến nay hầu
hết các nhà máy nhiệt điện than đều tập trung ở miền Bắc, đặc biệt là khu vực tỉnh Quảng
Ninh. Trong đó có các nhà máy lớn như Quảng Ninh 1 (600 MW), Quảng Ninh 2 (600
MW), Phả Lại 1+2 (1.040 MW)
Ngoài ra, nước ta cũng có trữ lượng khí đốt rất lớn, tỷ số thời gian đảm bảo khai
thác lớn nhất Đông Nam Á, lên đến 63,3 năm. Các nhà máy nhiệt điện khí lại tập trung
nhiều ở khu vực phía Nam, gần các bể khí do PVN đang khai thác. Điểm nổi bật của các
nhà máy nhiệt điện khí này là thường là tập trung thành cụm nhằm khai thác tối đa hệ
thống đường ống vận chuyển khí của PV GAS, do đó hình thành các Trung tâm điện lực
(TTĐL) lớn như TTĐL Dầu khí Nhơn Trạch (1.215 MW) và TTĐL Phú Mỹ (4.015 MW)

gần 2 bể khí Cửu Long và Nam Côn Sơn; TTĐL Ô Môn (2.800 MW) và nhiệt điện khí
Cà Mau (1.500 MW) gần khu vực bể khí Malay – Thổ Chu [3]

5


Chính đặc điểm trên cũng giải thích cho việc quy hoạch và phát triển nguồn điện của
nước ta trong tương lai. Nếu như trước đây, xu hướng xây dựng các nhà máy Nhiệt điện là
gần khu vực các mỏ than và khí, nhằm tận dụng tối đa lợi thế về nguồn nhiên liệu. Tuy nhiên
sẽ đánh đổi lại việc không tối ưu được giữa vị trí nguồn điện với khu vực tiêu thụ.
Trong tương lai, việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện sẽ không phải phụ thuộc
vào vị trí các mỏ nhiên liệu như hiện tại do chuyển sang xu hướng nhập khẩu nhiên liệu
cho sản xuất điện. Các trung tâm điện lực lớn (chủ yếu là nhiệt điện than) sẽ được xây
dựng dọc theo vùng duyên hải miền Trung và phía Nam nhiều hơn nhằm thuận lợi cho
việc nhập khẩu nhiên liệu (than dự kiến nhập từ Australia và Indonesia) và gần các khu
vực tiêu thụ điện lớn như miền Nam để giảm áp lực cung ứng cho đường dây 500kV
cũng như Hệ thống điện Quốc gia.
1.1.4. Sản xuất, phân phối nhiệt điện
1.1.4.1. Nhiệt điện khí
Nhiệt điện khí có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong cơ cấu nguồn sản xuất nhiệt
điện với tỷ trọng hơn 48% tổng công suất của nhiệt điện. Nguồn nguyên liệu để sản xuất
ra điện là khí tự nhiên được mua lại từ Tập đoàn dầu khí và nhập khẩu, giá bán khí sẽ
biến động theo giá dầu. Mặc dù nguồn khí tự nhiên nước ta khá dồi dào, tuy nhiên do giá
thành sản xuất điện khí ở mức cao do đó mặc dù công suất của các nhà máy điện khí rất
lớn những tỷ lệ khai thác lại không cao
1.1.4.2. Nhiệt điện than
Đứng thứ 2 trong cơ cấu các nguồn nhiệt điện nước ta, nguồn nguyên liệu hiện nay
toàn bộ được mua từ nguồn than đá trong trong nước của Tập đoàn Than khoáng sản Việt
Nam với giá ưu đãi, trong tương lai cùng với sự phát triển của các dự án này thì nhiều
khả năng nước ta sẽ phải nhập khẩu thêm nguồn than bên ngoài

Chi phí nhiên liệu để vận hành các nhà máy nhiệt điện than thấp hơn nhiều so với
nhiệt điện khí khoảng 60% để đạt được cùng mức công suất và nhiệt lượng. Do đó nhiệt điện
than là nguồn năng lượng được ưu tiên sử dụng thậm chí hơn cả thủy điện do tính ổn định
1.1.4.3. Nhiệt điện dầu, khí
Các nhà máy nhiệt điện dầu thường được xây dựng chung trong tổ hợp các khu
nhiệt điện khí, dầu như khu tổ hợp điện dầu khí Phú Mỹ, Nhiệt điện Ô Môn 1,2,3,4, Nhiệt
điện Bà Rịa do chi phí sản xuất điện cao nên nhiệt điện dầu chỉ được khai thác nhằm bù
đắp lượng điện thiếu tức thời, do đó đóng góp trong cơ cấu nhiệt điện của nhóm này là thấp
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển nhiệt điện
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện
Về tổng thể, QLNN có thể hiểu là sự tác động tổ chức mang tính quyền lực - pháp
lý của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, hoặc các tổ chức khi được nhà nước
trao quyền tới ý thức, hành vi, xử sự của cá nhân, tổ chức, cơ quan, tới các quá trình xã
hội hướng chúng vận động, phát triển nhằm đạt được mục tiêu nhất định của QLNN và
xã hội. Cũng cần phải lưu ý là sự tác động này không phải là sự tác động một chiều mà
có sự tác động hai chiều giữa chủ thể QLNN và đối tượng QLNN nhằm tạo sự hài hòa về
lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và các đối tượng có liên quan.

6


Từ cách tiếp cận này, QLNN về phát triển nhiệt điện có thể được hiểu là sự tác
động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước, trên cơ sở pháp luật do các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước uỷ quyền nhằm
bảo đảm nguồn nhiệt điện cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện
Thứ nhất, tạo khung thể chế, pháp lý cho sự phát triển của nhiệt điện, thị trường
nhiệt điện nhằm điều tiết bảo đảm sự cạnh tranh công bằng trên thị trường nhiệt điện.
Thứ hai, hoạt động QLNN về nhiệt điện phân biệt rõ hoạt động quản lý kinh
doanh nhiệt điện.

Thứ ba, hoạt động QLNN về nhiệt điện sẽ giải quyết được những tồn tại của
ngành điện quốc gia nói chung và nhiệt điện nói riêng. Nhiệt điện Việt Nam vẫn còn
những hạn chế, xuất hiện tình trạng mất cân đối giữa các nguồn nhiên liệu, giữa cung ứng
và nhu cầu, giữa nhu cầu đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
Thứ tư, hoạt động QLNN khắc phục hạn chế sự chồng chéo trong phát triển ngành
điện. Nhà nước có vai trò tạo động lực cạnh tranh quốc gia; thiết lập hạ tầng đồng bộ chi
phí thấp; tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện
Thực hiện QLNN về phát triển nhiệt điện phải quán triệt đầy đủ các nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, bảo đảm tính hệ thống: Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất hệ
thống của đối tượng quản lý. Nhiệt điện là một quá trình biến đổi nhiên liệu phức tạp.
- Thứ hai, bảo đảm tính tổng hợp: Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở tác động
tổng hợp của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý (hệ thống các nhiên liệu tạo ra
nhiệt điện).
- Thứ ba, bảo đảm tập trung dân chủ: Đây là một trong các nguyên tắc cơ bản
của QLNN về phát triển nhiệt điện nói riêng, QLNN nói chung. QLNN về phát triển
nhiệt điện được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau.
- Thứ tư, kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ: nhiệt điện nói riêng và
ngành điện năng nói chung do Bộ công thương quản lý và sử dụng.
- Thứ năm, kết hợp hài hòa các lợi ích: như chúng ta đã biết, quản lý phát triển
nhiệt điện trước hết là quản lý các hoạt động phát triển do con người tiến hành, là tổ chức
và phát huy tính tích cực hoạt động của con người vì mục tiêu phát triển bền vững.
- Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý phát triển nhiệt điện với quản
lý kinh tế, quản lý xã hội.
- Thứ bảy, tiết kiệm và hiệu quả: QLNN về phát triển nhiệt điện đòi hỏi nguồn
lực lớn, trong khi đó, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội cũng ngày càng cao.
1.2.4. Đặc trưng quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện
Thứ nhất, QLNN về phát triển nhiệt điện là quản lý một loại hàng hóa đặc biệt.
Giá trị sử dụng của hàng hóa nhiệt điện khác với các loại hàng hóa khác. Sự biến động
của giá nhiệt điện có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở góc độ kinh

tế học, lạm phát do chi phí đẩy phần lớn bắt nguồn từ những biến động của giá nhiệt điện.
Biến động về giá nhiệt điện tạo ra sự biến động về giá của chuỗi hàng hóa. Bên cạnh đó,
hàng hóa nhiệt điện trong nước có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường quốc tế và rất nhạy
7


cảm với các biến động của đời sống kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, nhà nước cần phải có
sự nhạy bén, linh hoạt trong hoạt động quản lý, có khả năng phản ứng chính sách kịp thời
trước sự biến động ấy.
Thứ hai, nhiệt điện là hàng hóa có tính liên thông, kết nối chặt chẽ trong cả nước,
đa dạng về chủng loại, liên quan đến nhiều quá trình, nhiều chủ thể và có yếu tố cấu
thành giá phức tạp. Hoạt động QLNN về nhiệt điện phải có những công cụ và phương
thức quản lý phù hợp với đặc điểm của hàng hóa nhiệt điện. Quá trình khai thác, chế
biến, vận chuyển, kinh doanh, truyền tải... cần có sự can thiệp của nhà nước với mức độ
khác nhau và không giống nhau giữa từng nguồn nhiên liệu sản xuất ra nhiệt điện. Vì
vậy, hoạt động QLNN phải vừa bảo đảm tính thống nhất trong ngành điện vừa phải có
những sự điều chỉnh cụ thể, linh hoạt đối với từng loại nhiệt điện.
Thứ ba, QLNN về nhiệt điện cần bảo đảm ngành điện đi trước các ngành khác, vì
vậy, yêu cầu dự báo, dự đoán về nhiệt điện cần phải được đặc biệt chú ý. Hoạt động
QLNN cần phải tạo ra sự chủ động cho ngành điện. Sự ứng phó, đối phó mang tính chất
tình thế về nhiệt điện về lâu dài sẽ tạo ra những hệ lụy cho nền kinh tế và đời sống xã hội.
Thứ tư, QLNN về nhiệt điện liên quan đến cơ quan quản lý chức năng và cơ quan
quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và các cấp hành chính. Hoạt động QLNN về nhiệt điện
liên quan trực tiếp đến cơ quan QLNN trên các chủng loại năng lượng, cơ quan quản lý
tài chính, cơ quan về kế hoạch, đầu tư. Chính vì vậy, hoạt động QLNN về nhiệt điện cần
có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, các ngành, lĩnh vực.
Thứ năm, QLNN về nhiệt điện đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý
ngành và lãnh thổ. Năng lượng là một khối thống nhất, vì vậy, việc quản lý cần bảo đảm
tính thống nhất, không thể chấp nhận sự phân khúc, cắt đoạn trong QLNN về nhiệt điện.
1.2.5. Nội dung cơ bản quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhiệt điện, bảo đảm cung
cấp đủ điện năng cho phát triển kinh tế-xã hội
- Xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về nhiệt điện trong khu vực; mở
rộng kho dự trữ xăng dầu; kết hợp an ninh năng lượng với bảo đảm quốc phòng, an ninh
quốc gia.
- Tổ chức bộ máy QLNN về nhiệt điện
- Hỗ trợ, tạo điều kiện, can thiệp và điều tiết đối với sự phát triển của nhiệt điện
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động liên quan về nhiệt điện.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về phát triển nhiệt điện của một số quốc gia
1.3.1. Mỹ
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng công bố một kế hoạch
nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, theo đó cắt giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính trong 15 năm tới. Ngoài ra, Mỹ cũng quyết định hạn chế đầu tư cho các dự án
xây dựng nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá ở nước ngoài, đồng thời kêu gọi các tổ
chức quốc tế và các nước cho vay hạn ngạch khí thải carbon sớm thực hiện các bước đi
tương tự. Than đá hiện đóng góp tới 42% sản lượng điện của Mỹ nhưng cũng là nguồn
thải ra lượng khí CO2 lớn nhất tại các nhà máy điện, chiếm tới 83%.

8


Hiện nay, Bộ Năng lượng Mỹ đang triển khai Chương trình nghiên cứu công nghệ
than nhằm mục đích hỗ trợ sự phát triển và thương mại hóa các công nghệ tiên tiến, giá
thành thấp cho các quá trình đốt than, khí hóa than và khống chế mức phát tán ô nhiễm do
đốt than. Chương trình này sẽ áp dụng cho cả các nhà máy nhiệt điện hiện có và các nhà
máy sắp xây dựng thế hệ mới. Trong thực tế, từ chương trình trên, một số công nghệ cao
cấp cho mục đích kiểm soát ô nhiễm môi trường khi đốt than (ví dụ các vòi đốt với mức
phát tán NOx thấp và các hệ thống tách lưu huỳnh từ khí ống khói ở các nhà máy đốt than
nghiền mịn thông thường) đã được thương mại hóa và áp dụng rộng rãi.
1.3.2. Hàn Quốc

Hàn Quốc là nước có than antraxit nội địa tương tự than của Việt Nam nhưng sản
lượng thấp và không đều nên hàng năm vẫn nhập khẩu than antraxit của nước ta, than
bitum của Úc và á bitum của Nga, Mỹ, Nam Phi, Columbia và Indonesia.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu đốt than được Hàn Quốc tiến hành chính tại lò hơi
đang sử dụng. Các lò hơi này trước đây được thiết kết đốt than antraxit, bitum hoặc á
bitum, tức là lò hơi đốt than bột hoặc lò hơi lớp lỏng tầng sôi. Hàn Quốc đã đốt thử
nghiệm than trộn trên các nhà máy đã có sẵn. Tại Nhà máy nhiệt điện Dang-jin có 5 nhà
máy nhỏ. Trong đó, tổng công suất của các nhà máy 1,2 và 3 là 3.000 MW, mỗi nhà máy
có 2 tổ máy, mỗi tổ máy 500 MW. Công suất nhà máy số 4 là 2.000 MW, gồm hai tổ
máy, mỗi tổ máy 1.000 MW.
1.3.3. Đan Mạch
Áp dụng hệ thống quản lý năng lượng. Đan Mạch đánh thuế phát thải CO2 đối với
tất cả các nguồn năng lượng, trong đó có cả sản xuất nhiệt điện. Do việc áp dụng thuế này
sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, vì vậy
chính phủ Đan Mạch đưa ra các thỏa thuận tự nguyện, theo đó sẽ giảm thuế CO2 cho các
doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý năng lượng chuẩn và thực hiện các giải pháp tiết
kiệm năng lượng.
Để được tham gia thỏa thuận này, các doanh nghiệp phải được Cơ quan Năng
lượng Đan Mạch đưa vào danh sách các doanh nghiệp có cường độ tiêu thụ năng lượng
lớn và có thuế năng lượng vượt quá 4% giá trị gia tăng của DN trong năm trước khi tham
gia thỏa thuận.
1.3.4. Một số gợi ý cho Việt Nam
Từ những kinh nghiệm của một số nước đang phát triển và phát triển, nhận thấy
Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về năng lượng và môi trường.
Kiện toàn về tổ chức, hoạt động của hệ thống QLNN về nhiệt điện, cũng như bộ
máy tổ chức của Tổng cục năng lượng, Cục điều tiết điện lực để có thể thực hiện hoạt
động QLNN một cách hiệu quả nhất.
Và để đảm bảo an toàn cung cấp năng lượng, việc xây dựng kế hoạch phát triển
năng lượng dài hạn và chính sách năng lượng quốc gia đã trở thành nhu cầu cấp bách, và
mang tính chiến lược.

Để phát triển ngành điện bền vững, đảm bảo an ninh cung cấp điện, việc đẩy mạnh
thực hiệu quản lý nhu cầu điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả là giải pháp
quan trọng nhằm giảm công suất, sản lượng tiêu thụ điện, tránh quá tải lưới điện. Vì vậy,
9


Việt Nam cần nghiên cứu và thí điểm điều chỉnh phụ tải điện trong giai đoạn cao điểm,
đảm bảo an ninh cung cấp điện. Việc tích hợp các giải pháp công nghệ tự động điều
chỉnh phụ tải ADR vào lưới điện của Việt Nam sẽ cho phép các nhà cung cấp giảm thiểu
nhu cầu điện năng trong giờ cao điểm bằng cách làm việc với khách hàng để giảm thiểu
và chuyển hướng nhu cầu tiêu thụ điện năng.
Ngoài ra, với vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các nhà máy nhiệt điện cần ứng dụng
sản phẩm công nghệ mới E-Plus làm phụ gia cho các lò đốt than, dầu và khí của các nhà
máy. Sản phẩm đã được ứng dụng tại các nhà máy nhiệt điện của Đài Loan và đã thử
nghiệm tại một số đơn vị ở Việt Nam. Kết quả thử nghiệm ở Việt Nam cho thấy, khả
năng tiết kiệm than của các nhà máy từ 3,5 - 12%, lượng dầu đốt tiết kiệm 12 - 20%,
lượng phát thải khí độc hại công nghiệp giảm đáng kể.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Quá trình xây dựng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và các Quy hoạch
phát triển điện lực Việt Nam, trong đó có phát triển nhiệt điện phải dựa trên các yếu tố sau:
nhu cầu năng lượng để đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiềm năng các nguồn năng
lượng sơ cấp trong nước, hợp tác quốc tế về năng lượng (xuất/nhập khẩu năng lượng), phát
triển năng lượng/điện phải gắn liền với bảo vệ môi trường – phát triển bền vững.
Hiện nay ở nước ta có 2 nguồn sản xuất điện năng chủ yếu đó là thủy điện và nhiệt
điện. Nhiệt điện hiện nay chủ yếu là 3 nguồn: nhiệt điện than, nhiệt điện khí và nhiệt điện dầu.
Trong chương 1, tác giả đã trình bày một số khái niệm cơ bản như: nhiệt điện, vai
trò của nhiệt điện trong quá trình cung ứng điện năng tại Việt Nam, cách thức khai thác,
sản xuất, phân phối nhiệt điện… Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu nội dung QLNN về
phát triển nhiệt điện. Vai trò của QLNN về nhiệt điện. Các nguyên tắc, sự cần thiết của
QLNN về lĩnh vực này.

Ngoài ra, luận văn đã tìm hiểu kinh nghiệm QLNN về nhiệt điện tại một số quốc
gia như: Đan Mạch, Hàn Quốc, Mỹ để làm cơ sở đối với Việt Nam trong hoạt động
QLNN về phát triển nhiệt điện
Từ đó, có một số gợi ý cho công tác QLNN về an ninh năng lượng và bảo vệ môi
trường. Cụ thể như: phát triển năng lượng đi đôi với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi
trường sinh thái. Đảm bảo phát triển bền vững ngành Năng lượng; Phát triển nhanh
ngành Năng lượng theo hướng đồng bộ, hiệu quả, trên cơ sở phát huy nguồn nội lực kết
hợp với mở rộng hợp tác quốc tế; Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát
triển nguồn điện trên cơ sở tiềm năng năng lượng sẵn có ở Việt Nam, hạn chế phụ thuộc
vào năng lượng nhập khẩu…
Ngoài ra, cần kiện toàn lại tổ chức cho hệ thống QLNN về nhiệt điện: từ Bộ chủ
quan đến các Sở và ban ngành/công ty phục trách về lĩnh vực này.

10


Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
PHÁT TRIỂN NHIỆT ĐIỆN Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan tình hình tiêu thụ điện năng ở Việt Nam
2.1.1. Vị trí, điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện nay, vị trí xây dựng của các nhà máy điện đều phụ thuộc rất lớn vào sự phân
bổ của nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó có sự phân hóa rõ rệt về vùng miền.
Bắc bộ là khu vực có tiềm năng khá lớn về tài nguyên than, bao gồm than
Anthracite phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sông Đà, Nông
Sơn, với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn.
Trung Bộ tuy không sẵn các nguồn nhiên liệu để sản xuất điện năng, nhưng lại có
nhiều cảng, thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu than, nên vẫn là sự lựa chọn của các nhà
đầu tư để xây dựng các nhà máy nhiệt điện. Và nổi bật hơn cả là khu kinh tế Vũng Áng.
Phát huy vị trí đắc địa trong chiến lược phát triển điện năng quốc gia, Vũng Áng đang trở

thành điểm đến hấp dẫn của các công trình nhiệt điện mang tầm cỡ lớn. Theo quy hoạch
phát triển năng lượng của Chính phủ, đến năm 2020, Vũng Áng sẽ trở thành một trong
những trung tâm nhiệt điện lớn của quốc gia, với tổng công suất 6.450 MW. Khu kinh tế
Vũng Áng là nơi thuận tiện cho việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy qua các cầu
cảng (yếu tố quyết định đến tính hiệu quả của dự án nhà máy nhiệt điện).
Nam bộ có thềm lục địa là khu vực có tiềm năng dầu khi lớn. Trữ lượng dầu khí
tập trung chủ yếu trong 3 bể trầm tích chính:
2.1.2. Khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản
2.1.2.1. Than đá
Về mặt lý thuyết, Việt Nam là nước có tiềm năng khá lớn về tài nguyên than, bao
gồm than Anthracite phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sông
Hồng, Nông Sơn, với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất
với tài nguyên trữ lượng đạt trên 9 tỷ tấn, trong đó hơn 4 tỷ tấn than đã được thăm dò và
đánh giá đảm bảo độ tin cậy. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay
phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Than á bitum ở phần lục địa trong
bể than sông Hồng tính đến chiều sâu -1.700m (so với mực nước biển) có trữ lượng đạt
36,96 tỷ tấn và có thể đạt đến 210 tỷ tấn nếu tính đến độ sâu -3.500m. Than bùn có tổng
trữ lượng khoảng 7,1 tỷ tấn (70% tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long).
Hiện nay, toàn bộ sản lượng than khai thác bằng 2 phương pháp: lộ thiên và hầm
lò, bao gồm 24 mỏ lộ thiên và 49 mỏ hầm lò, chủ yếu tập trung ở Bể than Đông Bắc (tỉnh
Quảng Ninh) và các mỏ than ở khu vực phía Bắc (Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nông Sơn).
Nhiều năm liền, Việt Nam luôn nằm trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu than
nhiều nhất Thế giới, tuy nhiên sản lượng khai thác cũng như xuất khẩu đang giảm dần
qua các năm. Cụ thể năm 2010, tổng sản lượng than sản xuất đạt 46,98 triệu tấn đã giảm
xuống chỉ còn 37,5 triệu tấn than nguyên khai vào năm 2014 (giảm 20,2%).
11


2.1.2.2. Dầu mỏ
Đến nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia thuộc nhóm nước có nhiên liệu về

dầu và khí. Theo thống kê của BP, trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam chiếm 0,3% tổng trữ
lượng toàn Thế giới. Theo đánh giá của ngành dầu khí, tổng trữ lượng dầu khí có thể đưa
vào khai thác ở nước ta khoảng 3,8 – 4,2 tỷ tấn dầu quy đổi (TOE), trong đó trữ lượng đã
xác minh khoảng 1,05 – 1,14 tỷ TOE. Tiềm năng dầu khí của Việt Nam nằm ở 7 bế chính
là Cửu Long, Nam Côn Sơn, Phú Khánh, MaLay Thổ Chu, Sông Hồng, Hoàng Sa và
Trường Sa. Ở khu vực miền Bắc và miền Trung, tính khả thi và triển vọng thương mại
của các nguồn khí không có độ tin cậy cao. Do đó hầu hết trữ lượng khí ở nước ta được
khai thác ở khu vực miền Nam với hệ thống đường ống vận chuyển, kho chứa được đầu
tư phát triển tương đối đầy đủ.
2.1.2.3. Khí đốt
Khí đốt cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện đều được khai thác từ 3 bể khí chính
là Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay Thổ Chu. Bể Cửu Long là bể được khai thác lâu
đời nhất và có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất. Bể Malay Thổ Chu có tiềm năng khí đốt rất
lớn. Về cơ cấu, khí đốt chiếm 60% tổng trữ lượng, tương đương với 21,8 nghìn tỷ m3 khí.
Với tiềm năng đó, nếu với nhu cầu tiêu thụ khí hiện tại không thay đổi, các nguồn khí của
Việt Nam còn có thể sử dụng đến 63,3 năm. Tuy nhiên, việc khai thác các nguồn khí mới
ngày càng khó khăn, chi phí đầu tư rất lớn, để đưa vào sử dụng cần cân đo đong đếm giữa
lợi ích kinh tế, cộng với việc các mỏ khí hiện tại ngày càng cạn kiệt dẫn đến thời gian sử
dụng chắc chắn sẽ không đạt được con số trên
2.1.3. Khả năng sản xuất, phân phối điện năng
Một nhà máy nhiệt điện than 1.000 MW tiêu thụ bình quân 3 triệu tấn than/năm.
Tạm bỏ qua những sai lệch so với thực tế của quy hoạch điện VII điều chỉnh, nhu cầu
than cho ngành điện đến năm 2020 là 64,1 triệu tấn cho 26.000 MW nhiệt điện than. Nhu
cầu này sẽ tăng lên 131 triệu tấn khi tổng công suất nhiệt điện than tăng lên đến 55.300
MW vào năm 2030. Trong khi đó theo quy hoạch của ngành than thì lượng than thương
phẩm sản xuất của toàn ngành năm 2020 chỉ đạt 60 – 65 triệu tấn và trên 75 triệu tấn năm
2030. Do đó có thể thấy nguồn than trong nước sẽ không thể đáp ứng đủ cho ngành điện
và buộc phải nhập khẩu, điều này sẽ khiến chúng ta khó tự chủ về sản lượng cũng như giá
than trong tương lai.


12


Hình 2.4: Cân bằng cung - cầu than Việt Nam (Triệu tấn) 2020- 2030
(Nguồn: Theo quy hoạch phát triển ngành than VN đến năm 2020)
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam
2.2.1. Ban hành các văn bản quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện
Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu QLNN về nhiệt điện, hàng loạt các văn
bản quy phạm pháp luật về ngành điện (bao hàm cả nhiệt điện) với hiệu lực pháp lý khác
nhau đã được ban hành trong đó phần lớn là các văn bản quy phạm do các cơ quan
QLNN ở Trung ương ban hành. Các văn bản này tập trung vào việc thiết lập cơ chế pháp
lý cần thiết cho sự vận hành của thị trường hàng hóa điện năng, điều tiết sự phát triển của
hàng hóa điện năng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp đủ điện năng cho tiêu
dùng và sản xuất.
Và đặc biệt, Việt Nam còn thiếu các chế tài kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường
đối với các nhà máy nhiệt điện than; bởi việc tăng tỷ trọng điện than là đi ngược với xu
thế thời đại, mâu thuẫn với các chiến lược tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí
hậu. Nhiệt điện than tiêu tốn một lượng than khổng lồ, do đó Việt Nam phải nhập khẩu
một lượng than lớn, đòi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng vận chuyển. Cùng với đó là việc nhập
khẩu công nghệ lạc hậu của các nước tiên tiến đã từ bỏ công nghệ này. Tỷ lệ điện than
quá lớn (56%) ảnh hưởng đến an ninh năng lượng; phát thải khí nhà kính lớn, ô nhiễm
môi trường sống; chi phí lớn và gánh nặng cho xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe
2.2.2. Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện
Ngày 18 tháng 03 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 428/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn
2011 - 2020 có xét đến năm 2030
Quy hoạch phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả
năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu
Nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG): Đến năm
2020, tổng công suất khoảng 9.000 MW, sản xuất khoảng 44 tỷ kWh điện, chiếm 16,6%

13


sản lượng điện sản xuất; năm 2025, tổng công suất khoảng 15.000 MW, sản xuất khoảng
76 tỷ kWh điện, chiếm 19% sản lượng điện sản xuất; năm 2030, tổng công suất khoảng
19.000 MW, sản xuất khoảng 96 tỷ kWh điện, chiếm 16,8% sản lượng điện sản xuất.
Việt Nam đã xác định nhiệt điện (chiếm đa số là nhiệt điện đốt than) làm trọng
tâm phát triển nguồn điện. Lựa chọn nhiệt điện than dường như là một yêu cầu bắt buộc
trong phát triển nguồn điện, và chính vì vậy cần nghiêm túc thực hiện chiến lược và kế
hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các tiêu
chuẩn thiết kế, lắp đặt, vận hành các nhà máy nhiệt điện than theo chuẩn mực của thế giới
về công nghệ sạch và than sạch.
Như vậy, QLNN về phát triển nhiệt điện đang gặp nhiều thách thức không chỉ về
môi trường mà còn về cơ sở hạ tầng phụ trợ cũng như thách thức về đảm bảo nguồn nhiên
liệu ổn định lâu dài. Đây cũng chính là thách thức về an ninh năng lượng của quốc gia
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhiệt điện
Ngành Điện Việt Nam nói chung và nhiệt điện nói riêng được tổ chức theo chiều
dọc với sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ. Bộ Công Thương là cơ quan trực tiếp tham
gia và điều phối toàn bộ hoạt động của hệ thống thông qua 2 cơ quan tham mưu chính là
Tổng Cục năng lượng (DGE) và Cục Điều tiết Điện lực (ERAV).

Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhiệt điện
(Nguồn: Bộ Công thương)
Cục điều tiết điện lực ERAV mới là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp điều tiết
hoạt động hệ thống điện nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng và đảm bảo
14


tính công bằng theo quy định của pháp luật. Một số nhiệm vụ chính của ERAV như (1)
xây dựng và điều tiết thị trường điện lực, (2) Điều tiết giá điện, (3) Giám sát cân bằng

cung – cầu điện năng, (4) cấp giấy phép và kiểm tra hoạt động điện lực, (5) tham mưu
cho Bộ Công thương về cơ cấu và chính sách của thị trường điện.
Ngoài EVN và Bộ Công Thương nắm vai trò chủ chốt, một số đơn vị khác cũng có
ảnh hưởng nhất định vào hoạt động QLNN về ngành điện nói chung và nhiệt điện nói
riêng. Cụ thể:
- Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ tài nguyên môi
trường… và các Bộ ngành khác có ảnh hưởng gián tiếp đến các văn bản pháp lý của
ngành Điện như quy hoạch điện, giá bán điện,…
- Các Tập đoàn/ Tổng công ty Nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN),
Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin),… có quan hệ mật thiết với nhau trong
việc phối hợp đầu tư, xây dựng, cung cấp nguồn nhiên liệu,… nhằm đảm bảo thực hiện các
Quy hoạch điện lực quốc gia được lập cho mỗi thời kỳ theo chỉ đạo của Chính phủ
2.2.4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện quản lý nhiệt điện
Thanh tra là chức năng thiết yếu của QLNN, là hoạt động tự kiểm tra, xem xét của
cơ quan hành chính Nhà nước, được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyền, nhằm
đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, để
hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hoạt động quản lý
luôn sáng tạo, đổi mới, vì thế công tác thanh tra, kiểm tra với ý nghĩa là khâu thiết yếu
trong hoạt động quản lý, đòi hỏi được đổi mới không ngừng. Do vậy, cần được hiểu toàn
diện trên cả phương diện quản lý, điều hành và phương pháp thanh tra, kiểm tra cụ thể
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về phát triển nhiệt điện
2.3.1. Những kết quả đạt được
Hoạt động QLNN về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam trong những năm qua đã có
những đổi mới quan trọng. Hệ thống văn bản QLNN về năng lượng ngày càng được hoàn
thiện. Việc phân công, phân nhiệm trong QLNN về nhiệt điện từng bước được hợp lý hóa.
Điều này đã góp phần vào sự phát triển của ngành điện nói chung và nhiệt điện nói riêng.
Ngành Điện đang tập trung xây dựng nhiều nhà máy điện ở khu vực ở miền Nam
như các Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải, Ô Môn, Sông Hậu, Long Phú… với
công suất lên tới hàng chục nghìn MW để hàng năm đảm bảo điện cho khu vực này, giảm

việc truyền tải điện ở miền Bắc vào. Điều đó nói lên rằng, ngành Điện đang cân đối, cân
bằng giữa nguồn và lưới trong hệ thống để cả nước không có chỗ nào thiếu điện.
Theo dự kiến, các dự án này sẽ bắt đầu bận hành vào năm 2017 - 2018, trong đó
85% vốn là đi vay thương mại hoặc sử dụng nguồn vốn ODA, 15% còn lại là vốn đối ứng
Việt Nam.
2.3.2. Những hạn chế
Mặc dù, các quy hoạch phát triển nêu trên đã góp phần định hướng quan trọng cho
sự phát triển nhiệt điện; tạo nên những cơ sở hạ tầng phục vụ đắc lực cho phát triển kinh
15


tế quốc dân; đã xây dựng và hoàn thiện dần các bộ tư liệu, số liệu phục vụ tính toán quy
hoạch và QLNN về nhiệt điện. Song trên thực tế, hoạt động QLNN chưa tạo ra tính kết
nối giữa các quy hoạch
Phát triển nhiệt điện tức có nghĩa là không chỉ đảm bảo được cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị đầy đủ phục vụ cho quá trình sản xuất, đảm bảo được nhu cầu của ngành điện đề
ra; mà nguồn nhiên liệu chính mà các nhà máy nhiệt điện cần cũng phải được đáp ứng
đầy đủ. Tuy nhiên, mỗi một phân ngành: than, dầu mỏ, khí đốt lại được xây dựng chiến
lược, quy hoạch riêng, thiếu phối hợp tổng thể. Trên thực tế nhiều năm đã có sự khập
khiễng, thiếu đồng bộ cả về tư duy lẫn quản lý nhiệt điên nói chung. Thời gian quy hoạch
chưa thống nhất; Tư liệu, số liệu phục vụ quy hoạch chưa đủ độ tin cậy cần thiết và thiếu
đồng bộ, thống nhất giữa các phân ngành; Các nội dung quy hoạch chưa được xem xét,
tính toán một cách đồng bộ, dẫn tới khập khiễng, thiếu thống nhất; Cơ cấu, tỷ lệ đầu tư
chưa hợp lý giữa các phân ngành và giữa các giai đoạn quy hoạch; Giá cả của các loại
nhiên liệu là đầu vào đầu ra của nhau, nhưng thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý. Để
đảm bảo hiệu quả, nhiệt điện và năng lượng nói chung cần phát triển đồng bộ, kịp thời,
đảm bảo cung cấp đầy đủ với giá cả hợp lý cho nhu cầu . Cho tới nay chúng ta vẫn chưa
có một quy hoạch phát triển tổng thể về nhiệt điện – một trong những trọng tâm phát triển
chính mà chính phủ đã xác định.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện, đã gặp

không ít các khó khăn về điều kiện thời tiết khăc nghiệt và cực đoan; hệ thống cơ sở hạ
tầng chưa hoàn thiện, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm.
2.3.3. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế
Những hạn chế trong hoạt động QLNN về phát triển nhiệt điện xuất phát từ
nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, cơ quan QLNN về nhiệt điện hiện nay phân tán, chưa thống nhất. Hiện
nay, ở Trung ương có 2 cơ quan trực tiếp tham gia vào công việc QLNN về nhiệt điện đó
là Tổng cục năng lượng và Cục điều tiết điện lực.
Thứ hai, cơ chế phối hợp giữa Bộ công thương, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu
tư và một số bộ ngành khác trong QLNN về nhiệt điện còn chưa thực sự hiệu quả.
Thứ ba, trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục năng lượng còn nhiều vấn đề phải hoàn
thiện. Tổng cục Năng lượng là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương QLNN và thực thi một trong các nhiệm vụ,
đó là QLNN về nhiệt điện. Như vậy, nếu xét về chức năng thì Tổng cục chỉ là "cơ quan
tham mưu" giúp Bộ trưởng QLNN và thực thi các nhiệm vụ QLNN

16


TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Hiện nay, vị trí lắp đặt của các nhà máy điện đều phụ thuộc rất lớn vào sự phân bổ
của nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó có sự phân hóa rõ rệt về vùng miền.
Việc tự chủ được nguồn nhiên liệu trong nước có ý nghĩa rất lớn trong việc xây
dựng nguồn điện cho phát triển kinh tế xã hội cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho
một Quốc gia. Nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển nhà máy nhiệt điện, trong đó
trữ lượng đáng kể các loại khoáng sản năng lượng, đặc biệt là than và khí đốt, là nhân tố
hỗ trợ cho nguồn nhiên liệu để sản xuất điện năng. Các nhà máy điện hiện nay vẫn được
xây dựng ở gần nguồn tài nguyên sẽ thuận tiện hơn trong việc cung cấp nhiên liệu cũng
như giảm được chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi…
Tuy nhiên, đối với hoạt động QLNN với phát triển nhiệt điện còn gặp nhiều khó

khăn và vướng mắc.
Nội dung về QLNN về phát triển nhiệt điện chỉ được lồng ghép trong các văn bản
ban hành về ngành điện lực nói chung, chưa có văn bản riêng biệt cho lĩnh vực này
Bộ máy QLNN về nhiệt điện còn cồng kềnh, phức tạp, chức năng nhiệm vụ chưa
được rõ ràng
Các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các nhà máy nhiệt điện, các
hoạt động nhằm phát triển nhiệt điện còn chưa thường xuyên, dẫn tới tình trạng các dự án
NMNĐ xả thải, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

17


Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHIỆT ĐIỆN
3.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu quản lý nhà nƣớc về phát triển
nhiệt điện ở Việt Nam
3.1.1. Quan điểm phát triển
Quan điểm phát triển nhiệt điện ở Việt Nam được lồng ghép trong Đề án Điều
chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030
(gọi tắt là Quy hoạch điện VII Điều chỉnh) với các nội dung chính sau đây:
- Phát triển điện đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp trong nước, kết hợp với nhập
khẩu điện, nhập khẩu nhiên liệu hợp lý nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp
cho sản xuất điện. Ưu tiên phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, tạo đột phá
trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo tồn tài nguyên năng
lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong sản xuất điện.
- Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện trên cơ sở các nguồn lực và nhu cầu phát
triển kinh tế, xã hội; thực hiện đầu tư cân đối giữa phát triển nguồn điện và nhu cầu điện

giữa các vùng, miền trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng
sơ cấp của mỗi vùng, miền.
- Phát triển lưới truyền tải 220 kV, 500 kV trong hệ thống điện quốc gia nhằm bảo
đảm truyền tải điện từ các trung tâm điện lực tới các trung tâm phụ tải một cách an toàn,
tin cậy và kinh tế; đồng thời chú trọng phát triển các nguồn điện nhỏ sử dụng năng lượng
tái tạo đấu nối với lưới điện phân phối, góp phần giảm tổn thất điện năng.
- Từng bước nâng cao chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất
lượng ngày càng cao. Thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích
đầu tư phát triển ngành điện; khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả.
- Phát triển thị trường điện lực cạnh tranh theo đúng lộ trình nhằm đa
dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện
truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia.
3.1.2. Định hướng phát triển
 Định hướng phát triển
- Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc, Trung và Nam, đảm bảo
độ tin cậy cung cấp điện trên từng hệ thống điện miền nhằm giảm tổn thất truyền tải, chia
sẻ công suất nguồn dự trữ và khai thác hiệu quả các nhà máy thủy điện trong mùa mưa và
mùa khô.
- Phát triển hợp lý các trung tâm điện lực, kết hợp với phát triển các nguồn điện
vừa và nhỏ tại các vùng, miền trong cả nước nhằm đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện tại

18


chỗ và giảm tổn thất trên hệ thống điện quốc gia cũng như đảm bảo tính kinh tế của các
dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng và cả nước.
- Phát triển nguồn điện mới đi đối với đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ các
nhà máy điện đang vận hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện đại
đối với các nhà máy điện mới.
- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển nguồn điện nhằm tăng cường cạnh

tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
3.1.3. Mục tiêu phát triển
 Mục tiêu tổng quát:
Huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển điện lực để bảo đảm
cung cấp đủ điện với chất lượng ngày càng cao, giá điện hợp lý cho phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước; sử dụng đa dạng, hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất
điện; đẩy mạnh phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện,
từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm
nhẹ sự phụ thuộc vào nguồn điện sản xuất từ than nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh
năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội
bền vững; hình thành và phát triển hệ thống điện thông minh, có khả năng tích hợp với
nguồn năng lượng tái tạo có tỷ lệ cao.
 Mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm trong giai
đoạn 2016 - 2030:
- Xây dựng hệ thống lưới điện vận hành linh hoạt, khả năng tự động hóa cao từ
khâu truyền tải đến khâu phân phối; thực hiện phát triển các trạm biến áp không người
trực và bán người trực để nâng cao năng suất lao động ngành điện.
- Đẩy nhanh chương trình điện khí hóa nông thôn, miền núi, đảm bảo đến năm
2020 hầu hết số hộ dân nông thôn được tiếp cận và sử dụng điện.
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển
nhiệt điện
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để phát triển bất kỳ lĩnh vực nào, yêu cầu đầu
tiên đặt ra là cần phải có hành lang pháp lý. Ngành điện nói chung và lĩnh vực nhiệt điện
nói riêng tại Việt Nam cũng đang đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật để lĩnh vực này
ngày phát triển hơn
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách phát triển nhiệt điện là giải
pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu lực QLNN về phát triển nhiệt điện.Việc thực
hiện giải pháp này sẽ tạo ra cơ sở cho việc triển khai thực hiện các giải pháp khác. Trong

thời gian tới, để khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu sự đồng bộ, thiếu kịp thời, không
phù hợp của hệ thống luật pháp, chính sách về phát triển nhiệt điện hiện nay, cần sửa đổi,
bổ sung và hoàn thiện hệ thống này.
19


3.2.2. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về quản lý nhiệt điện
Đây là một trong những giải pháp cơ bản, then chốt, có ý nghĩa quyếtđịnh đến việc
nâng cao năng lực bộ máy QLNN về nhiệt điện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bởi
vì, hệ thống này chính là lực lượng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
QLNN về nhiệt điện. Giải pháp này phải được tiến hành đồng thời, song song với giải
pháp hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về phát triển nhiệt điện thì mới đảm bảo
cho việc nâng cao hiệu lực QLNN về phát triển nhiệt điện.
Kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về nhiệt điện: Khẩn trương hoàn chỉnh cơ cấu bộ
máy QLNN về ngành điện nói chung và nhiệt điện nói riêng theo Quyết định Số:
14318/QĐ-BCT về “Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành điện lực Việt Nam phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bên vững giai đoạn đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030”.
3.2.3. Tăng cường phối hợp các cơ quan, tổ chức trong quản lý nhà nước về
phát triển nhiệt điện
Để hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong QLNN về phát
triển nhiệt điện cần tiến hành các công việc sau:
Nội dung phối hợp là trao đổi thông tin, tài liệu giữa các cơ quan. Việc phối hợp
này phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ hàng tháng, quý, năm.Trong tình huống
đột xuất phải chủ động báo cho nhau để phối hợp xử lý. Không chỉ phối hợp trong thực
hiện các biện pháp tác nghiệp (điều tra, khảo sát...), mà còn phối hợp trong công tác
thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật trong quá trình phát triển nhiệt điện.
Ngoài ra, các cơ quan QLNN về nhiệt điện tại các cấp phải có sự liện hệ chặt chẽ
với các quan về lĩnh vực bảo vệ môi trường.Bởi đây là một trong những thực trạng cấp
bách của các nhà máy nhiệt điện trong thời gian gần đây, đặc biệt là các nhà máy nhiệt

điện than.Việc xả thải tro, xỉ than không đúng kỹ thuật, cũng như không đúng quy định
đã gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân quanh khu vực
các nhà máy. Vì vậy, cần tăng cường các hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý
các vi phậm về bảo vệ môi trường
3.2.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra về phát triển nhiệt điện
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thường xuyên, phát hiện kịp
thời các hành vi vi phạm pháp luật về phát triển nhiệt điện. Đảm bảo mỗi nhà máy nhiệt
điện đã đi vào hoạt động cũng như các nhà máy đang thi công đều phải được thanh tra từ
1 đến 2 lần trong 1 năm theo đúng quy định thay vì như hiện nay do lực lượng thanh tra
mỏng nên mỗi doanh nghiệp phải 2 năm mới thanh tra 1 lần
Tăng cường đội ngũ thanh tra cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệttăng số lượng
thanh tra ở các tỉnh, thành có nhiều các dự án nhà máy nhiệt điện.
3.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế
Học hỏi và tiếp nhận tiến bộ công nghệ: Nhằm tận dụng hiệu quả chuyển đổi năng
lượng từ các nguồn nhiên liệu sơ cấp thành điện năng, các nhà khoa học thế giới không
ngừng nghiên cứu, nâng cao hiệu suất các nhà máy nhiệt điện, góp phần giảm tiêu thụ
20


nhiên liệu trên một đơn vị điện năng thương mại, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần
bảo vệ môi trường. Các nhà máy nhiệt điện than đã vận hành đến năm 2014 thường áp
dụng công nghệ có thông số hơi Cận tới hạn (Sub Crictical - Sub-SC) hiệu suất khoảng
39%. Tiếp theo giai đoạn đến năm 2020, các nhà máy được áp dụng công nghệ có thông
số hơi Siêu tới hạn (Super crictical – SC), hiệu suất khoảng 42 %.
Về thiết bị vật liệu: Các thiết bị chính của nhà máy nhiệt điện đến nay và nhiều
năm sau chúng ta vẫn phải nhập ngoại, việc nắm bắt thông tin về năng lực sản xuất, chất
lượng thiết bị, chi phí thiết bị, vật liệu, dịch vụ…là cần thiết để chúng ta có những lựa
chọn đúng đắn trong quá trình đầu tư xây dụng nhà máy.
3.2.6. Đầu tư nguồn lực
Cán bộ là yếu tố quyết định sự thành công hoạt động của một tổ chức. Muốn vậy,

cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh về chuyên môn, có cơ cấu hợp lý, có năng
lực phẩm chất đáp ứng được yêu cầu đặt ra..
3.2.7. Tuyên truyền, giáo dục
Hiệu lực QLNN về phát triển nhiệt điện không chỉ phụ thuộc vào các quy phạm
pháp luật về nhiệt điện, vào hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về nhiệt điện các cấp, mà
còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý,
các chủ doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Vì vậy, cần phải tuyên truyền, giáo dục
nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm phát triển nhiệt điện của toàn xã hội
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Cần thay đổi tư duy nhận thức
Các nhà máy nhiệt điện đưa vào vận hành giai đoạn trước năm 2015 phần lớn sử
dụng công nghệ cận tới hạn hoặc thấp hoen, có hiệu suất không cao, tiêu thụ nhiều nhiên
liệu. Chính vì vậy, cần có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy và nhận thức trong việc phát
triển, định hướng công nghệ của các nhà máy nhiệt điện trong tương lai. Việc sử dụng
các công nghệ hiện đại, tiêu hao ít nhiên liệu, áp dụng các yêu cầu về môi trường nghiêm
ngặt có thể dẫn tới tăng chi phí đầu tư ban đầu hoặc tăng giá thành sản xuất. Nhưng định
hướng phát triển này sẽ là yêu cầu bắt buộc trong tương lai không xa
Việt Nam có vị trí địa lý nằm ở trung tâm của Đông Nam châu Á, với thềm lục địa
và vùng đặc quyền kinh tế tại Biển Đông hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền và
là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng, gió, mưa rất nhiều có điều kiện tự nhiên đặc
biệt tốt để phát triển về năng lượng tái tạo.Theo các nhà đầu tư, trở ngại lớn nhất hiện nay
là chính sách phát triển, thu xếp nguồn vốn, đặc biệt là giá bán điện. Việc chưa có văn
bản quy phạm pháp luật ở mức cao (như luật, nghị định) để khuyến khích nhà đầu tư phát
triển năng lượng tái tạo; chưa có chiến lược/quy hoạch cụ thể phát triển nguồn năng
lượng này ở cấp quốc gia được xem là thách thức dẫn đến việc chậm triển khai các dự án đã
cấp phép và thu hút đầu tư mới.
Các nhà đầu tư cũng cho rằng suất đầu tư nguồn năng lượng tái tạo cao so với
nguồn truyền thống nhưng sự hỗ trợ của Nhà nước để triển khai lại thấp hơn so với các
nước trên thế giới dẫn đến việc đầu tư không mang lại hiệu quả.Giá điện gió thấp, giá
21



điện sinh khối chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư, giá điện từ pin mặt trời chưa được xây
dựngcũng là những trở ngại lớn.
Ngoài ra, các nhà đầu tư còn kiến nghị Chính phủ cần sớm ban hành luật về năng
lượng tái tạo, nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi có tính đột phá để đẩy mạnh khai
thác sử dụng các nguồn năng lượng này. Chỉ khi có được sự quan tâm thực sự của Chính
phủ bằng những hành động cụ thể được luật hóa thì mới tạo ra được thị trường cho năng
lượng tái tạo phát triển.
3.3.2. Quản lý rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu
Việt Nam là một trong những quốc gia được dự báo là sẽ bị tác động nghiêm trọng
nhất do BĐKH và mực nước biển dâng. Vì vậy, việc chuyển đổi dần từ nền công nghiệp
truyền thống sử dụng năng lượng hóa thạch là chủ yếu sang nền công nghiệp cácbon thấp
và phát triển công nghiệp xanh là bước tiến mới quan trọng của nhân loại. Do đó, sẽ ngăn
ngừa được BĐKH toàn cầu và mực nước biển dâng. Về lợi ích quốc gia, việc phát triển
công nghiệp xanh sẽ giúp tiết kiệm đầu vào năng lượng, nguyên liệu, tăng hiệu suất sử
dụng, giảm nhập khẩu nhiên liệu, đồng thời giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế,
tạo nhiều việc làm mới góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo đảm môi trường bền vững.
3.3.3. Chính sách cụ thể cho bắc bộ, trung bộ và nam bộ.
Dựa trên điều kiện và đặc điểm riêng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, sự phát
triển kinh tế - xã hội để xây dựng chính sách phát triển cụ thể cho từng vùng miền.
Tuy nhiên, cần phải chỉnh sửa, tính toán các bậc lũy tiến sao cho phù hợp với điều
kiện thực tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Và đặc
biệt, khi xây dựng biểu giá bán lẻ cần phải ưu tiên các đối tượng là người nghèo, người
có thu nhập thấp trước tiên.

22


TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong hơn hai thập niên qua, Việt Nam đã chứng kiến những gia tăng nhanh
chóng về nhu cầu điện trong khi vấn đề nguồn cung luôn gặp căng thẳng để bắt kịp với
cầu. Sản lượng điện thương phẩm năm 2014 tăng gấp 5,73 lần so với nhu cầu ở năm
2000, đạt 128,43 tỷ kWh.
Đề án Điều chỉnh quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có
xét đến 2030 (QHĐ7ĐC) do Viện Năng lượng - Bộ Công Thương lập đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016 được
coi là văn bản có tính định hướng cho sự phát triển của toàn bộ chuỗi giá trị ngành điện
Việt Nam trong tương lai, bởi vì nó là sự kết hợp toàn diện giữa nhiều yếu tố.
Ngoài ra, chương 3 của luận văn còn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả QLNN về phát triển nhiệt điện tại Việt Nam. Cụ thể là: Hoàn thiện pháp luật về
QLNN về phát triển nhiệt điện, Nâng cao năng lực bộ máy QLNN về quản lý nhiệt điện,
Tăng cường phối hợp các cơ quan, tổ chức trong QLNN về phát triển nhiệt điện, Đẩy
mạnh công tác kiểm tra về phát triển nhiệt điện, Tăng cường hợp tác quốc tế, Đầu tư
nguồn lực, Tuyên truyền, giáo dục.
Và tác giả cũng đã đưa 03 kiến nghị nhằm thay đổi tu duy của các nhà lãnh đạo,
nhà đầu tư, và cả người dân khi thực hiện xây dựng, vận hành các nhà máy nhiệt điện.
Bởi đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng sinh thái (sử dụng
nguồn tài nguyên khoáng sản), gây ô nhiễm môi trường do xỉ, tro than…Vì vây, QLNN
về phát triển nhiệt điện cần phải quản lý rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu và cần đưa
ra các chính sách phù hợp cho từng vùng miền.

23


KẾT LUẬN
Ngành điện nói chung và Nhiệt điện nói riêng có vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia. Vì vậy, QLNN đối với phát triển nhiệt điện tại Việt Nam
là một vấn đề cấp bách cần được quan tâm.
Thực hiện đề tài này, tác giả luận văn đã đạt được những điều sau:

- Làm rõ được các khái niệm cơ bản: nhiệt điện, vai trò của nhiệt điện, khai thác, sử
dụng, sản xuất, phân phối nhiệt điện. Và đặc biệt, chú trọng tới nội dung QLNN về phát triển
nhiệt điện. Tác giả đã nghiên cứu Khái niệm QLNN về phát triển nhiệt điện; Vai trò của
QLNN về phát triển nhiệt điện; Nguyên tắc QLNN về phát triển nhiệt điện; Đặc trưng
QLNN về phát triển nhiệt điện; Nội dung cơ bản QLNN về phát triển nhiệt điện.
- Chương 2, tác giả đã đánh giá thực trạng mà lĩnh vực nhiệt điện đang vướng
mắc. Từ đó, rút ra nguyên nhân của những hạn chế đó. QLNN về phát triển nhiệt điện ở
Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn: chưa có các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể
về phát triển nhiệt điện, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, phức tạp, đặc biệt vấn đề ô nhiễm
môi trường do các nhà máy nhiệt điện gây ra cũng là một trong những vấn đề cần được
các cấp lãnh đạo tập trung xử lý. Và việc phát triển nhiệt điện cũng đứng trước thách thức
không nhỏ khi nguồn than và khí trong nước sẽ không đủ cung cấp cho các nhà máy điện,
phải nhập khẩu nhiên liệu. Do đó, việc đảm bảo ổn định, lâu dài nguồn nhiên liệu than,
khí, trong đó có nguồn nhiên liệu nhập khẩu, cung cấp ổn định cho các nhà máy nhiệt
điện sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo đủ điện cho phát triển đất nước.
- Tác giả đã đưa ra 7 giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhiệt điện, và 3
khuyến nghị nhằm thay đổi tư duy của các cấp lãnh đạo, của các nhà đầu tư, doanh
nghiệp và người dân; nhằm quản lý rủi ro, thích ứng với BĐKH và các chính sách cụ thể
cho từng vùng miền.
Những giải pháp QLNN về phát triển nhiệt điện mà luận văn đưa ra có thể không
mang tính đột phá nhưng đã phần nào phản ánh những vấn đề vô cùng bức thiết đối với
QLNN về năng lượng nói chung và nhiệt điện nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở những vấn đề trình bày, luận văn hy vọng có thể đóng góp, bổ sung
nhằm hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp luật liên quan đến QLNN về phát triển nhiệt điện ở
Việt Nam.

24




×