Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt trong khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 50 trang )

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
VIỆT NAM…………………………………………………………………...4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam . .4
1.2. Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng DTHVN .................................................... .9
1.2.1. Chức năng của từng bộ phận………………………………………….11
1.3. Kết quả hoạt động của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ........................ 13
1.3.1. Thị trường khách của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ....................... 13
1.3.2. Số lượng khách ................................................................................... 14
1.3.3. Kết quả hoạt động............................................................................... 15
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG BẢO TÀNG NGOÀI TRỜI
TẠI BẢO TÀNG DTHVN ......................................................................... 18
2.1. Khái quát về phòng Bảo tàng ngoài trời thuộc Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam 18
2.1.1. Tổng quan về phòng Bảo tàng ngoài trời ( Vườn kiến trúc) ................ 18
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Bảo tàng ngoài trời thuộc Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam ............................................................................................... 19
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận tại khu Bảo tàng ngoài trời .. 20
2.2. Quy trình làm việc và nguyên tắc của bộ phận trực tham quan nhà Việt tại
phòng Bảo tàng ngoài trời thuộc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ................ 21
CHƢƠNG 3: TÌM HIỂU VỀ TRANH ĐÔNG HỒ TẠI NHÀ VIỆT KHU
TRƢNG BÀY NGOÀI TRỜI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
..................................................................................................................... 26
3.1 Lịch sử phát triển tranh Đông Hồ ........................................................... 26
3.2. Giới thiệu chung về tranh dân gian Đông Hồ ......................................... 28
3.3.1. Về giấy in và màu sắc ......................................................................... 31
3.3.2. Cách in tranh ...................................................................................... 33
3.3.4 Cách phơi tranh ................................................................................... 35
Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 1




3.3.4. Nghệ thuật trong tranh ........................................................................ 36
3.4. Nguy cơ mai một và thất truyền ............................................................. 37
3.5. Những giải pháp bảo tồn làng nghề tranh Đông Hồ ............................... 39
3.6. Tổng kết ................................................................................................ 40
CHƢƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM, Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA
BẢN THÂN................................................................................................. 43
4.1. Bài học rút ra ......................................................................................... 43
4.1.1. Bài học kiến thức ................................................................................ 43
4.1.2. Bài học về kỹ năng ............................................................................. 44
4.1.3. Bài học về thái độ ............................................................................... 44
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 45
4.2.1. Kiến nghị với Khoa văn hóa dân t

ộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà

nội…………………… ................................................................................. 45
4.2.2. Kiến nghị với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ................................... 45

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 2


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO TÀNG
DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
Tên gọi: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Thành lập: 24/10/1995

Điện thoại: (04) 35762192
Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Huyên, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt
Nam.
Fax: (04) 338360531
Website: />Giá vé vào cửa: 40.000 đồng/người, giảm giá cho học sinh, sinh viên và
người già trên 60 tuổi (10.000 đồng/học sinh; 15.000 đồng/sinh viên; 20.000
đồng/người trên 60 tuổi),miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và người bị khuyết
tật nặng.
Giờ mở cửa từ 8h30 – 17h30, từ thứ Ba đến Chủ nhật hàng tuần.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam
Bảo tàng DTHVN chính thức thành lập ngày 24/10/1995 và khu trưng
bày đầu tiên (trưng bày Các dân tộc Việt Nam) được khánh thành vào ngày
12/11/1997. Quá trình hình thành Bảo tàng DTHVN diễn ra trong thời gian
dài, những ý tưởng về thành lập Bảo tàng đã được nảy nở và thúc đẩy mạnh
mẽ từ nửa cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, xuất phát từ những nhà dân tộc
học ở Viện Dân tộc học. Qua thực tiễn những năm tháng nghiên cứu dân tộc
học, nhất là điền dã dân tộc học, họ nhận thấy một đất nước đa dân tộc và việc
thực thi một chính sách bình đẳng, đoàn kết các dân tộc của nhà nước Việt
Nam không thể không có bảo tàng dân tộc học. Phần lớn những nhà dân tộc

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 3


học nói trên đều có cơ hội được đào tạo và tu nghiệp ở Liên Xô hồi cuối
những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Họ được trang bị lý
luận dân tộc học Xô viết, được tận mắt thấy Bảo tàng dân tộc học ở Lêningrat
(nay là St. Peterburg). Cùng với kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, còn có

một tác nhân là lời khuyến nghị của giáo sư G. Condominas người Pháp trong
buổi thuyết trình tại Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam) đầu những năm 70 về sự cần thiết của bảo tàng
dân tộc học. Tất cả những tác động ấy đã trở thành động lực thôi thúc họ đề
xuất thành lập bảo tàng dân tộc học ở Hà Nội.
Về mặt hành chính, có thể coi dấu mốc đặt cơ sở đầu tiên cho việc hình
thành Bảo tàng DTHVN là công văn số 1388/V4 ngày 20/4/1981của Thủ
tướng Chính phủ cho phép Viện Dân tộc học xúc tiến lập luận chứng kinh tế
kỹ thuật về công trình Bảo tàng DTHVN. Bảo tàng DTHVN được thành lập
với nhiệm vụ nghiên cứu, gìn giữ và phổ biến các giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể của tất cả các dân tộc Việt Nam. Năm 1986, Bảo tàng chính thức
được cấp vốn đầu tư xây dựng. Ngày 13/6/1989, Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội ra công văn số 1846/CVUB đồng ý để Viện Dân tộc học xây dựng
bảo tàng tại xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là quận Cầu Giấy,
Hà nội). Ngày 31/7/1990, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
273/CT về việc giao 3,27 ha đất để xây dựng Bảo tàng DTHVN. Công trình
được triển khai xây dựng từ cuối năm 1989, nhưng do sự đầu tư thiếu tập
trung nên tiến độ xây dựng đã bị chậm lại.
Khi mới thành lập, Bảo tàng DTHVN có 18 cán bộ và đều từ Viện Dân
tộc học chuyển sang, trong đó có 15 cán bộ nghiên cứu. Lớp cán bộ này có
thế mạnh trong việc nghiên cứu, sưu tầm hiện vật dân tộc học phục vụ cho
công tác trưng bày của Bảo tàng. Nhờ vậy, trong một thời gian ngắn, chủ yếu
là hơn một năm kể từ ngày chính thức thành lập (24/10/1995), lớp cán bộ đầu
tiên này đóng vai trò chủ công trong việc sưu tầm được gần 7.000 hiện vật
Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 4


của đủ 54 dân tộc, thuộc địa bàn gần 40 tỉnh thành trong cả nước. Nhìn nhận

về thời kỳ đầu ấy, TS Lưu Hùng (nguyên PGĐ) cho rằng: “Việc 18 cán bộ từ
Viện Dân tộc học chuyển sang là một thuận lợi lớn cho Bảo tàng DTHVN.
Nếu không phải là những nhà dân tộc học từ Viện chuyển sang đợt ấy, mà chỉ
có cán bộ chuyên môn bảo tàng, không có hiểu biết về dân tộc học, thì không
thể có Bảo tàng DTHVN ra đời năm 1997. Chỉ có những người rất am hiểu và
sẵn có kiến thức về văn hóa các dân tộc thì mới có thể sưu tầm được một khối
lượng lớn hiện vật trong một thời gian ngắn như vậy”. Dần từng bước, đội
ngũ cán bộ thuộc các lĩnh vực công tác khác nhau được tăng cường. Lớp
trước và lớp sau kết hợp với nhau, các nhà dân tộc học và các nhà bảo tàng
học trở thành hai lực lượng chính đảm đương toàn bộ các công tác chuyên
môn của Bảo tàng DTHVN. Hiện nay bảo tàng gồm 3 khu trưng bày chính:
 Khu trưng bày Các dân tộc Việt Nam (tòa nhà Trống đồng)
Khu trưng bày Các dân tộc Việt Nam là phần trưng bày đầu tiên của
Bảo tàng DTHVN, được mở cửa từ ngày 12/11/1997, nhân dịp Hội nghị
thượng đỉnh các nước có sử dụng tiếng Pháp họp tại Hà Nội. Suốt nhiều năm,
khu trưng bày thường xuyên này cũng được xác định là phần quan trọng nhất
của Bảo tàng. Tất cả 54 dân tộc ở Việt Nam được giới thiệu theo nhóm ngôn
ngữ - tộc người kết hợp với yếu tố địa lý, cụ thể gồm 12 không gian nối tiếp
nhau theo một lộ trình tham quan như sau:
1. Giới thiệu chung

7. Nhóm Tạng - Miến

2. Người Việt

8. Nhóm Môn - Khơme miền Bắc

3. Các dân tộc Mường
, Thổ, Chứt.


9. Nhóm Môn - Khơme Trường Sơn - Tây
Nguyên.

4. Nhóm Tày - Thái

10. Nhóm Nam Đảo

5. Nhóm Kađai

11. Các dân tộc Chăm, Hoa, Khơme

6. Nhóm Hmông - Dao

12. Sự giao lưu văn hóa và biến đổi

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 5


Trong tòa nhà hai tầng có tên gọi Trống đồng, 54 dân tộc Việt Nam
được giới thiệu thông qua hệ thống hiện vật trưng bày và các không gian tái
tạo, cho công chúng tham quan thấy được từ địa bàn cư trú đến đời sống sinh
hoạt hằng ngày, các phong tục tập quán đặc trưng, tôn giáo - tín ngưỡng,…
Các hiện vật khá phong phú. Đó là hiện vật đồ vải của các dân tộc như: khố,
váy, khăn, tấm đắp… được trang trí bằng các kỹ thuật truyền thống khác
nhau; đồ đan, nhất là các loại gùi, giỏ, mâm; những nhạc cụ bằng tre, vỏ bầu
khô; vũ khí như: nỏ, giáo; các hiện vật trong nghi lễ… Các khu tái tạo theo
từng chủ đề như: đám ma Mường, lễ lẩu then của người Tày, lễ cấp sắc của
người Dao, phiên chợ vùng cao… Cùng với các hiện vật và những không gian

tái tạo, trong các phòng trưng bày còn có ảnh và phim tư liệu, hệ thống bài
viết phản ánh những khía cạnh văn hóa vật thể và phi vật thể, giới thiệu đời
sống và sự sáng tạo văn hóa của các tộc người. Thông tin trong các bài viết
cũng như các chú thích đều được thể hiện bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng
Pháp và tiếng Anh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan trong
và ngoài nước nghiên cứu, tìm hiểu.
Ngoài các nội dung trưng bày thường xuyên như vừa nêu trên, Bảo tàng
còn dành hai không gian nhỏ hơn ở khu vực tầng 1 và tầng 2 của tòa nhà để tổ
chức những cuộc trưng bày chuyên đề (trưng bày nhất thời). Vườn kiến trúc
(khu trưng bày ngoài trời).
Tham quan Vườn kiến trúc của Bảo tàng DTHVN, người ta thấy được
sự đa dạng trong văn hóa của các dân tộc. Đa dạng về loại hình kiến trúc: có
nhà sàn, nhà nửa sàn nửa trệt, nhà trệt. Đa dạng về vật liệu xây dựng: có nhà
làm bằng gỗ, nhà đắp bằng đất, nhà làm bằng tre, nhà xây bằng gạch; có nhà
lợp ngói, nhà lợp cỏ tranh, gỗ tấm, lá cọ... Đa dạng về chức năng: nhà ở, nhà
công cộng, nhà mồ, nhà kho. Kèm theo đó là không gian sinh hoạt văn hóa
khác nhau của mỗi dân tộc, như: nơi thờ cúng tổ tiên, nơi tiếp khách, chỗ ngủ
của các thành viên trong gia đình, bếp, kho thóc… Đó còn là lịch sử ngôi nhà
Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 6


với hoàn cảnh sinh tồn, các thế hệ sinh ra và lớn lên ở ngôi đó, tập tục sinh
hoạt trong nhà.
 Bảo tàng Đông Nam Á (tòa nhà Cánh diều)
Việt Nam và các nước Đông Nam Á có mối quan hệ lịch sử, văn hóa từ
xa xưa. Nhiều dân tộc ở nước ta có quan hệ đồng tộc hoặc gần gũi với cư dân
ở nước khác trong khu vực, như với các cư dân nam Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Thái Lan hay các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia,

Malaysia... Từ năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các quan hệ chính trị, xã hội, kinh
tế, văn hóa giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong khu vực. Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về Đông Nam
Á còn rất hạn chế. Trong bối cảnh như vậy, việc xây dựng tại Bảo tàng
DTHVN một tòa bảo tàng để trưng bày, giới thiệu về các dân tộc ở Đông
Nam Á là cần thiết, rất có ý nghĩa về văn hóa và chính trị. Ngày 30/11/ 2013,
tòa nhà Cánh diều được được khánh thành và khai trương phần trưng bày đầu
tiên nhằm phục vụ mục đích này. Hiện nay, trong tòa nhà Cánh diều đã có các
trưng bày ở tầng một và tầng hai.
Khu trưng bày tầng 1 dành cho trưng bày Văn hóa Đông Nam Á. Đây
là một trưng bày thường xuyên, giới thiệu khái quát về văn hóa các dân tộc ở
Đông Nam Á thông qua các chủ đề: đồ vải, sinh hoạt thường ngày, nghệ thuật
biểu diễn, đời sống xã hội và tôn giáo - tín ngưỡng. Với chủ đề đồ vải, Bảo
tàng giới thiệu các kỹ thuật dệt (ikat - Campuchia, batik - Indonesia, bổ sung
sợi ngang - Lào); chất liệu dệt (sợi dứa, sợi chuối - Philippines, sợi tơ tằm Indonesia) và một số loại sản phẩm dệt truyền thống của cư dân Đông Nam
Á. Trong nội dung về cuộc sống hằng ngày, có nhiều nghề thủ công nổi tiếng
của các quốc gia được giới thiệu như: nghề kim hoàn ở Malaysia và
Singapore, nghề sơn mài ở Myanmar, điêu khắc gỗ ở Brunei. Kiến trúc nhà ở
Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 7


truyền thống, các tập quán liên quan tới ma chay, cưới xin, giới thiệu về chữ
viết… của cư dân Đông Nam Á bản địa được giới thiệu thông qua hệ thống
các bài viết và hiện vật trong chủ đề về đời sống xã hội. Riêng lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn, Bảo tàng giới thiệu về rối bóng - một loại hình nghệ thuật nổi
tiếng của Indonesia. Một số tôn giáo như Phật giáo, Hindu giáo… ở Đông
Nam Á cũng được đề cập tới trong trưng bày này.

 Khu trưng bày tầng 2 bố trí 3 nội dung: Tranh kính Indonesia, Một thoáng
châu Á, và Vòng quanh thế giới. Đây là 3 bộ sưu tập hiện vật của 3 cá nhân
đã hiến tặng cho Bảo tàng DTHVN. Trưng bày Tranh kính Indonesia được
xây dựng từ bộ sưu tập của TS Rosalia Sciortino (Văn phòng Quỹ Rockefeller
tại Băng cốc, Thái Lan) tặng cho Bảo tàng năm 2006, giới thiệu nghệ thuật
làm tranh kính và các chủ đề của tranh kính Indonesia (cuộc sống hằng ngày,
sử thi, tôn giáo - tín ngưỡng). Trưng bày Một thoáng châu Á giới thiệu sưu
tập hiện vật của giáo sư người Nhật Bản là Kaneko Kazushige, người sáng lập
Viện Dân tộc học loại hình và Văn hóa châu Á. Năm 2005, ông đã hiến tặng
cho Bảo tàng DTHVN 560 hiện vật, phần lớn về các cư dân châu Á. Với
trưng bày này, Bảo tàng đem đến cho công chúng một cái nhìn đa dạng về
văn hóa châu Á qua nhiều nhóm chủ đề như: diều (Trung Quốc); gốm, sơn
mài (Nhật Bản); sơn mài (Myanmar); đồ vải (Trung Quốc)… Cuối cùng,
trưng bày Vòng quanh thế giới được tổ chức trên cơ sở sưu tập hiện vật của
GS Lê Thành Khôi, một Việt kiều ở Pháp.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng DTHVN
1.2.1. Mô hình và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng DTHVN
Bảo tàng DTHVN có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm
kê, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng
bày,trình diễn và những hình thức hoạt động khác nhằm giới thiệu, phổ biến
và giáo dục về các giá trị lịch sử, văn hoá của các dân tộc trong và ngoài
nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán
Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 8


bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng. Bảo tàng có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, hoạt
động từ ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp; là đơn vị kế hoạch tài

chính của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; có trụ sở chính đặt tại
Thành phố Hà Nội và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Museum
of Ethnology, viết tắt là VME. Bảo tàng có chức năng nghiên cứu, sưu tầm,
kiểm kê, bảo quản, phục chế, trưng bày, trình diễn để giới thiệu và giáo dục
về những giá trị lịch sử - văn hóa của các dân tộc trong và ngoài nước, cung
cấp tư liệu nghiên cứu về dân tộc, đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ quản
lý Nhân học Bảo tàng học.

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 9


Mô hình tổ chức

Ban giám đốc

Các phòng ban

Tổ

chức

Nghiên

Nghiên

hành

cứu


văn

cứu

văn

chính

hóa

Việt

hóa Nước

Kiểm




Trưng bày

bảo

quản

Nam

ngoài


Truyền

Phim -âm

Bảo tàng

Quản



Thông

thông

nhạc dân

ngoài trời

khoa



thư viện

công

tộc

hợp


tác

chúng

Giáo dục

tin

Biên

tập

trị sự

Quốc tế

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 10


Là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học và xã hội Việt
Nam, Bảo tàng DTHVN có cơ cấu tổ chức gồm Ban giám đốc và các phòng
chức năng.
- Ban giám đốc gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc:
 PGS.TS. Võ Quang Trọng – Giám đốc
PGS.TS. Phạm Văn Dương – Phó Giám đốc
- Các phòng chức năng gồm 12 phòng:
(1)


Phòng Nghiên cứu – sưu tầm văn hóa Việt Nam

(2)

Phòng nghiên cứu – sưu tầm văn hóa nước ngoài

(3)

Phòng kiểm kê và bảo quản

(4)

Phòng Giáo dục

(5)

Phòng Bảo tàng ngoài trời

(6)

Phòng Phim và âm nhạc dân tộc

(7)

Phòng truyền thông và công chúng

(8)

Phòng thông tin – thư viện


(9)

Phòng quản lý khoa học và hợp tác quốc tế

(10)

Phòng tổ chức hành chính

(11)

Phòng trưng bày

(12)

Phòng biên tập – trị sự

1.2.2. Chức năng của từng bộ phận
Bảo tàng DTHVN cũng có nhiều phòng ban khác như phòng giáo dục,
phòng trưng bày, phòng bảo quản, thư viện, phòng hành chính tổng hợp…
mỗi phòng có chức năng và nhiệm vụ riêng:
Phòng nghiên cứu văn hóa Việt Nam: nghiên cứu, sưu tầm Văn hóa
Việt Nam
Phòng nghiên cứu văn hóa nước ngoài: nghiên cứu,sưu tầm văn hóa
của các nước. Hiện nay,trong bảo tàng đã cho xây dựng tòa nhà “Đông Nam

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 11



Á”, hay còn gọi là “tòa nhà Cánh Diều” để trưng bày các hiện vạt, các nét đặc
sắc của các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.
Phòng Truyền thông và Công chúng: xây dựng, tổ chức các sự kiện
của Bảo tàng.
Phòng Nghe nhìn và Lưu trữ phim ảnh: lưu trữ các tư liệu nghe
nhìn,phim ảnh, băng…
Phòng Quản lí đào tạo và Hợp tác Quốc tế: phụ trách về mảng học tập,
đào tạo của nhân viên Bảo tàng và các chương trình hợp tác với Quốc tế.
Phòng Giáo dục: thuyết minh, tổ chức các chương trình giáo dục
thường xuyên, chuyên đề, sự kiện của Bảo tàng.
Phòng Trưng bày: phòng này chuyên nghiên cứu, xây dựng nội dung,
đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống trưng bày thường xuyên,
kế hoạch tổng thể và tổ chức thực hiện các trưng bày chuyên đề, triển lãm lưu
động.
Phòng Bảo quản: phòng nghiên cứu để hoàn thiện bổ sung hồ sơ pháp
lý, hồ sơ khoa học cho từng loại hiện vật hoặc từng sưu tầm hiện vật, thực
hiện công tác bảo quản các tài liệu, hiện vật, các giải pháp bảo quản phòng
ngừa.
Phòng Thư viện: lưu trữ sách báo, ấn phẩm, tài liệu của bảo tàng, các
tài liệu viết về bảo tàng.
Phòng Hành chính tổng hợp: phụ trách các vấn đề liên quan đến nhân
sự, các công tác hành chính chung của Bảo tàng ( văn bản, tài chính …).
Phòng Bảo tàng ngoài trời: trưng bày, giới thiệu mô hình các ngôi nhà
của các dân tộc. Tổ chức trưng bày chuyên đề cố định và chuyên đề thường
xuyên, sự kiện của bảo tàng. Quá trình xây dựng khu trưng bày ngoài trời kéo
dài trong nhiều năm, nhưng bảo tàng thực hiện phương châm được đến đâu
đưa vào phục vụ du khách đến đó. Trong nhiều năm cứ có một công trình nào
được hoàn thành ra mắt công chúng lại có thêm một nhân viên được cử ra đó
Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN


Page 12


để trông coi và phục vụ tham quan. Từ tháng 10/2003, bảo tàng thành lập tổ
trưng bày ngoài trời ban đầu có 9 thành viên sau đó số lượng tăng lên do có
thêm công trình được hoàn thành.
Ngày 30/5/2005, theo quyết định số 956/QĐ/KHXH của Chủ tịch viện
KHXH Việt Nam về việc ban hành quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam phòng bảo tàng ngoài trời được
thành lập với nhiệm vụ quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục tại các ngôi nhà
và không gian thuộc khu trưng bày ngoài trời. khi đó phòng có tất cả 11 thành
viên trong đó có 10 người thay phiên trực tại các ngôi nhà hay các cụm công
trình: nhà Chăm, nhà Việt, nhà Tày, nhà Dao, nhà Hmông, nhà Hà Nhì, nhà
Việt, nhà Rông Bana và nhà mồ được giao cho người trực nhà Việt quản lý.
1.3. Kết quả hoạt động của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
1.3.1. Thị trường khách của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Hiện nay Bảo tàng DTHVN có hai nhóm khách tham quan chính:
Nhóm khách tham quan cá nhân (Bao gồm du khách Việt Nam và khách
nước ngoài)
Nhóm khách tham quan là sinh viên,cán bộ nghiên cứu giảng dạy tại các
trường đại học, các nhà khoa học: Đây là đối tượng khách tham quan có trình
độ học vấn cao về lĩnh vực dân tộc học và các lĩnh vực khác, mục đích tới bảo
tàng là để tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực mà họ quan tâm. Họ
đến bảo tàng thường xuyên, xem xét kĩ lưỡng quá trình bảo tồn, lưu giữ hiện
vật, giá trị văn hóa tiêu biểu ở các hiện vật và các vấn đề thuộc chuyên môn
bảo tàng. Tuy nhiên nhóm khách này chiêm số ít.
Nhóm khách tham quan là những người dân bình thường với trình độ
hiểu biết về dân tộc học không chuyên sâu, bao gồm: công nhân, nông dân,
học sinh, sinh viên,... Họ đến với bảo tàng nhằm mục đích tìm hiểu truyền
thống dân tộc, và để vui chơi, thư giãn.


Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 13


Đối với khách tham quan cá nhân là người nước ngoài: Họ đến bảo tàng
để tìm hiểu về văn hóa các dân tộc Việt Nam. Nhóm khách này tuy ít nhưng
khả năng thu nhận thông tin cao, họ luôn có rất nhiều thắc mắc muốn được
giải đáp và nhu cầu được giải đáp.
Nhóm khách tham quan là những tổ chức bao gồm:
Trường học: Đối tượng chính là các giáo viên, lãnh đạo nhà trường. Ở
nhóm đối tượng này, giáo viên thường xem xét dựa trên lợi ích của học sinh,
buổi tham quan có bổ ích, lý thú không? Có đạt được mục tiêu của nhà trường
hay không?
Các công ty du lịch: Đối tượng chính là hướng dẫn viên. Thường là các
đoàn khách Pháp, Mỹ và khách quốc tế đi cùng gia đình. Hướng dẫn viên
thường xem xét, cân nhắc để thực hiện tour du lịch sao cho hiệu quả.
Các cơ quan thông tấn báo chí: đối tượng chính là phóng viên, cán bộ
truyền hình.
Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
1.3.2. Số lượng khách

Bảng 1.4.2.1: Lượng khách tham quan Bảo tàng DTHVN
giai đoạn 2005 – 2015.
Tổng số khách

Khách nƣớc

Khách trong


Năm

(ngƣời)

ngoài (ngƣời)

nƣớc (ngƣời)

2005

163.635

81.543

82.092

2006

207.517

91.821

115.696

2007

337.232

144.307


192.925

2008

400.580

152.119

248.461

2009

400.836

112.190

278.646

2010

412.836

153.912

258.924

2011

417.596


167.572

250.024

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 14


2012

453.118

153.714

299.404

2013

430.100

118.053

312.047

2014

383.950


114.164

237.782

2015

349.758

131.150

211.508

Tổng

4490.818

1546.059

2553.709

Nguồn: Lấy từ báo cáo thống kê của phòng bán vé.
Theo thông kê từ đầu năm 2015 đến hết tháng 11/2015, có 349.758 lượt
khách trong đó 211.508 khách nước ngoài và 131.150 lượt khách trong nước.
Lượng khách quốc tế tăng 15% so với năm 2014 (183.920 luợt khách) và
lượng khách trong nước có xu hướng giảm. Điều này có thể thấy, Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam luôn là điểm thu hút đối với du khách quốc tế, đặc biệt
là khách Pháp và Mỹ. Bên cạnh đó cũng đặt ra thách thức cho Bảo tàng trong
công cuộc đổi mới làm sao để thu hút du khách trong nước đến với những giá
trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Với những hoạt động tái hiện không gian văn hóa,trò chơi dân gian, và

các tập tục của các dân tộc trong ngày lễ, chỉ trong 4 ngày khai hội vui Xuân
Bính Thân 2016 (11/02/2016 – 14/02/2016) Bảo tàng DTHVN đã thu hút trên
25.000 lượt khách, Đặc biệt 2 ngày chính hội (mùng 6 và mùng 7 âm lịch) có
hơn 20.000 lượt khách tham quan. Ngay cả ngày 16/2/2016 là ngày đã kết
thúc lễ hội, Bảo tàng đã đón gần 900 khách. Điều này cho thấy, với phương
hướng phát triển cùng quan điểm mới, Bảo tàng DTHVN sẽ ngày càng phát
triển và thu hút nhiều du khách hơn nữa, đặc biệt là khách quốc tế.
1.3.3.Kết quả hoạt động
Thành l ập ngày 24/10/1995, đến nay B ảo tàng DTHVN đã có 20 năm
mở cửa phục vụ công chúng. Có thể nói, Bảo tàng DTHVN là một trung tâm
trưng bày và lưu giữ quí giá về văn hoá của đủ 54 dân tộc. Tính đến năm 2000
đã tích luỹ được 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim
Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 15


dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và
25 đĩa CDRom. Đồng thời, đây là một trung tâm nghiên cứu dân tộc học với
những chuyên gia về các dân tộc, các lĩnh vực chuyên ngành. Người ta đến
đây không chỉ để tham quan, giải trí, mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu về các
dân tộc, các sắc thái văn hoá đa dạng và đặc sắc của từng tộc, từng vùng cũng
như những giá trị truyền thống chung của các dân tộc. Vì vậy, từ nhân dân
khắp các miền trong nước đến khách nước ngoài, từ học sinh, sinh viên đến
nhà khoa học đều có thể tìm thấy sự hấp dẫn ở đây.
Bảo tàng DTHVN là một trung tâm bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể của các dân tộc. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết
bị cần thiết, Bảo tàng DTHVN đã tích cực sưu tầm hiện vật ở trong nước và
ngoài nước. Hai mươi năm qua, Bảo tàng tiến hành gần 300 chuyến sưu tầm
hiện vật, trong đó có 18 chuyến sưu tầm ở các nước Đông Nam Á. Bảo tàng

đã sưu tầm được hơn 29.000 hiện vật; trong đó có khoảng 25.000 hiện vật về
các dân tộc ở Việt Nam, hơn 2000 hiện vật về các dân tộc Đông Nam Á và
gần 900 hiện vật về các nước khác.
Qua 20 năm mở cửa đón khách tham quan, sức thu hút và hiệu quả xã
hội của Bảo tàng DTHVN ngày càng tăng. Bảo tàng đã đón tiếp hơn 3,2 triệu
lượt khách trong và ngoài nước, trong đó có trên 1 triệu lượt khách người
nước ngoài, đến từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bảo tàng DTHVN là Bảo tàng tiên phong ở Việt Nam tiếp cận những
quan niệm mới về bảo tàng, về trưng bày, thực hiện đa dạng hóa hoạt động
bảo tàng. Tính đến nay, Bảo tàng DTHVN đã tổ chức và phối hợp tổ chức 100
cuộc trưng bày và trình diễn; tổ chức khoảng 50 đợt tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ về nghiên cứu – sưu tầm, trưng bày, bảo quản, giáo dục, xây dựng
cơ sở dữ liệu, với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong và
ngoài nước; đồng thời tổ chức hàng chục buổi sinh hoạt chuyên đề khoa
học.
Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 16


Bảo tàng DTHVN đã tiến hành nâng cấp và hiện đại hoá khu trưng bày
thường xuyên trong toà nhà Trống đồng . Toà nhà được sơn mới lại , đổi mới
toàn bộ phòng dẫn nhập , bao gồm ảnh chân dung
Nam và Đông Nam Á…Tất cả đã tạo nên bộ mặt mới

54 dân tộc , bản đồ Việt
, gây ấn tượng đối với

công chúng tham quan Bảo tàng.
Bảo tàng DTHVN đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa

học. Cùng với và gắn liền với hoạt động sưu tầm, Bảo tàng DTHVN thực hiện
có hiệu quả công tác nghiên cứu cơ bản phục vụ trực tiếp cho các hoạt động
đa dạng của mình; đồng thời, Bảo tàng đã tiến hành có kết quả nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ và hợp tác quốc tế về dân tộc học/nhân học và
bảo tàng học.
Từ kết quả hoạt động nghiên cứu 20 năm qua, Bảo tàng DTHVN đã
công bố, xuất bản hàng chục cuốn sách có giá trị khoa học, thu hút sự quan
tâm của độc giả trong và ngoài nước dưới các dạng khác nhau: chuyên khảo,
kỷ yếu, sách giới thiệu trưng bày. Ngoài ra, phải kể đến hàng trăm bài báo
trên những tạp chí khoa học chuyên ngành, mà các tác giả là người của Bảo
tàng DTHVN. Cán bộ của Bảo tàng còn tham gia nhiều hội thảo khoa học
quốc gia và quốc tế ở trong và ngoài nước.
Nguồn nhân lực của Bảo tàng DTHVN không ngừng được nâng cao về
trình độ chuyên môn - nghiệp vụ. Từ 18 người được điều chuyển từ Viện Dân
tộc học sang cuối năm 1995, tính đến tháng 10 năm 2012, Bảo tàng có 82
thành viên trong đó có 2 PGS.TS, 8 TS, 14 ThS, 50 CN.
Bảo tàng DTHVN không ngừng mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế.
Ngay từ khi mới thành lập, hoạt động đối ngoại là mảng công tác được Bảo
tàng DTHVN đặc biệt chú ý. Ngoài hợp tác có hiệu quả với Cộng hòa Pháp
trong thời gian từ 1995 đến nay, Bảo tàng đã dần mở rộng quan hệ hợp tác với
các bảo tàng của các nước như Mỹ, Nhật, Hà Lan, Canađa, Ý, Bỉ, Hàn Quốc,
Trung Quốc…
Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 17


CHƢƠNG 2
HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG BẢO TÀNG NGOÀI TRỜI
TẠI BẢO TÀNG DTHVN

2.1. Khái quát về phòng Bảo tàng ngoài trời
2.1.1. Tổng quan về phòng Bảo tàng ngoài trời (Vườn kiến trúc)
Tháng 11/1987, bảo tàng khai trương khu trưng bày thường xuyên về
các dân tộc Việt Nam trong khu nhà “Trốn g Đồng” , sau đó bắt tay vào xây
dựng khu trưng bày ngoài trời . Ý tưởng về khu trưng bày ngoài trời – nay có
tên gọi Vườn kiến trúc được thai nghén ngay từ khi dự định xây dựng Bảo
tàng DTHVN hồi đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Việc biến ý tưởng đó
thành hiện thực là một quá trình lâu dài, với bao suy nghĩ, trăn trở, học hỏi,
thực thi và đúc rút kinh nghiệm. Theo quy hoạch ban đầu, khu trưng bày này
gồm có 8 ngôi nhà hoặc cụm kiến trúc của các dân tộc, được lựa chọn ở
những vùng miền khác nhau. Đó là các kiểu dạng kiến trúc khác nhau của 8
dân tộc: Chăm, Việt, Bana, Êđê, Tày, Hmông, Dao và Hà Nhì. Tuy nhiên,
trong quá trình triển khai xây dựng, đã có sự bổ sung thêm một số hạng mục
kiến trúc như: nhà mồ Giarai, nhà mồ Cơtu... Vườn kiến trúc của Bảo tàng
DTHVN được hình thành từng bước trong thời gian từ năm 1998 đến năm
2006. Khu trưng bày này bổ sung và kết hợp với phần trưng bày trong tòa nhà
Trống đồng, tạo cho Bảo tàng một hệ thống trưng bày hoàn chỉnh, tạo lập một
không gian văn hóa sinh động, hấp dẫn về các dân tộc ở Việt Nam.
Sau 8 năm xây dựng , khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng DTHVN
hoàn tất vào năm 2006. Đây là Bảo tàng ngoài trời đầu tiên ở nước ta giới
thiệu về các dân tộc . Theo danh sách chính thức của Nhà nước, Việt Nam có
54 dân tộc, tuy nhiên với một diện tích đất hạn chế (hơn 2ha), trong Vườn
kiến trúc của Bảo tàng DTHVN chỉ có thể lựa chọn trưng bày một số công
trình kiến trúc dân gian: một khuôn viên của người Chăm ở Ninh Thuận, một

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 18



khuôn viên của người Việt ở Thanh Hóa, ngôi nhà rông của người Bana, ngôi
nhà sàn dài của người Êđê, nhà mồ người Giarai, nhà mồ người Cơtu, nhà sàn
lợp lá cọ của người Tày, nhà nửa sàn nửa trệt của người Dao, nhà trệt lợp gỗ
pơmu của người Hmông và nhà trình tường của người Hà Nhì. Bên cạnh đó,
còn có một số hạng mục khác như: ghe ngo của người Khơme, thủy đình phục
vụ trình diễn rối nước của người Việt, lò rèn của người Nùng, lò đúc gang của
người Hmông, cối giã gạo dùng sức nước của người Dao. Các hạng mục
trưng bày ở đây phản ánh sự đa dạng, phong phú về kiến trúc dân gian: từ loại
hình, công năng, chất liệu đến kỹ thuật và tri thức bản địa của các chủ nhân
văn hóa khác nhau, nhằm đạt mục đích: “Giới thiệu ở đó các loại hình kiến
trúc của các dân tộc thích ứng với môi trường sinh thái khác nhau” . Ý tưởng
của Bảo tàng là phản ánh môi sinh của 3 vùng theo độ cao: vùng đồng bằng
và ven biển; vùng núi thấp và cao nguyên; cuối cùng là vùng cao. Vì thế, hành
trình tham quan khu trưng bày này bắt đầu từ nhà người Chăm, nhà người
Việt (vùng đồng bằng và ven biển); sau đó, lên vùng rẻo giữa (thể hiện bằng
các bậc tam cấp gần thủy đình), một bên là nhà rông Bana, nhà Việt, nhà mồ
Giarai, nhà mồ Cơtu và bên kia là nhà người Tày; tiếp đến vùng núi cao (thể
hiện bằng đoạn dốc đá đi lên nhà người Dao), với các ngôi nhà của người
Dao, người Hmông và người Hà Nhì [phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Văn Huy,
18/10/2015]. Việc tái hiện các không gian kiến trúc như vậy giúp cho du
khách như được tham gia một hành trình khám phá xuyên Việt, đến nhiều
vùng miền của Việt Nam: đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Bắc, Tây
Bắc.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Bảo tàng ngoài trời thuộc Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam
Hiện tại , phòng Bảo tàng ngoài t rời thuộc Bảo tàng DTHVN gồm 10
cán bộ trong đó có:

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN


Page 19


01 Phó trưởng phòng :
- TS Vũ Hồng Thuật
09 Cán bộ trực tại các ngôi nhà :
- Th.s Phùng Th ị Mai Anh (cán bộ trực nhà Việt)
- Th.s Nguyễn Thị Bí ch Ngọc (cán bộ trực nhà Hmông)
- TS Chu Quang Cường (cán bộ trực nhà Dao)
- CN Trần Thị Dung (cán bộ trực nhà Tày)
- CN Đàm Thị Hợp (cán bộ trực nhà Việt)
- CN Đặng Thị Thu Hà (cán bộ trực nhà Rông Bana)
- CN Dương Thị Thùy Ninh (cán bộ trực nhà Tày)
- CN Lê Sỹ Thọ (cán bộ trực nhà Hà Nhì)
- Th.s Lương Văn Thiết (cán bộ luân chuyển các ngôi nhà)
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận tại khu Bảo tàng ngoài trời
Cán bộ Phó trưởng phòng có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá quá trình làm
việc của nhân viên, phân công và điều tiết nhân sự trong phòng. Lên kế hoạch
và giám sát chung khu vực vườn kiến trúc…
Cán bộ được phân công tại các khu nhà có trách nhiệm trông coi và làm
vệ sinh hiện vật trong mỗi ngôi nhà cũng như bản thân ngôi nhà

; thường

xuyên theo dõi , báo cáo về tình trạng các công trình trưng bày , tham gia vào
việc xử lý hư hại xảy ra đối với các ngôi nhà và hiện vật trong ngôi nhà . Đồng
thời, các nhân viên tại đây cũng được huy động tham gia vào các chương
trình, hoạt động trình diễn do Bảo tàng tổ chức . Bên cạnh đó , các nhân v iên
trực tại các ngôi nhà tại Vườn kiến trúc còn đảm nhiệm công viêc thuyết minh
khi khách mua vé thuyết minh cũng như hỗ trợ sinh viên thực tập , tình nguyện

viên giải đáp thắc mắc cho khách tham quan .

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 20


2.2. Quy trình làm việc và nguyên tắc của bộ phận trực tham quan nhà
Việt tại phòng Bảo tàng ngoài trời thuộc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Thời gian làm việc tại của cán bộ nhân viên trực tham quan nhà Việt từ
thứ ba đến chủ nhật hàng tuần, giờ bắt đầu làm việc từ 8h15 và kết thúc là
17h30.
- Buổi sáng 8h cán bộtrực tham quan có mặt tại nhà Việtđể mở cửa và
làm vệ sinh,bảo quản hiện vật,ngôi nhà, khuôn viên trong vòng 30 phút,
- Ngoài việc thực hiện các công việc thường ngày, thì một tuần 1 - 2 lần
(phụ thuộc vào thời tiết và tình trạng của ngôi nhà) làm vệ sinh tổng thể: lau
các hiện vật bằng khăn ướt và khăn khô toàn bộ hiện vật trưng bày tại ngôi
nhà.
8h30 là giờ bảo tàng bắt đầu mở cửa cho khách tham quan, nhiệm vụ
chủ yếu của nhân viên trực tham quan nhà Việt là:
+ Bảo quản, giữ gìn các hiện vật trưng bày trong ngôi nhà: không để
khách du lịch làm tổn hại hay xê dịch vị trí của các hiện vật trong ngôi nhà.
+ Tiếp nhận thông tin và giải đáp thắc mắc cho khách tham quan về đặc
điểm kiến trúc hay hiện vật trong ngôi nhà và các vấn đề khác.
+ Thuyết minh về ngôi nhà và văn hóa dân tộc của người Việt khi có vé
thuyết minh: Công việc này phần lớn do cán bộ phụ trách ngôi nhà thực
hiệnkhi các đoànmuavé thuyếtminh
+ Tham gia tập huấn và hỗ trợ các chương trình biểu diễn của Bảo tàng
vào các dịp lễ, như: vui xuân, tết thiếu nhi, tết trung thu,...
- Thời gian ăn trưa (từ 20-30 phút): Nguồn khách của bảo tàng đa dạng

về văn hóa và quốc tịch: Việt Nam, Mỹ, Anh, Pháp,... và nhu cầu cũng như
đặc điểm tham quan là khác nhau. Vì cán bộ và nhân viên trực tham quan
luôn luôn phải có mặt trong ngôi nhà, nên thời gian ăn trưa cũng phải được
phân công linh hoạt để luôn có ít nhất một nhân viên trực nhà trong giờ nghỉ
trưa.
Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 21


- 17h30: kết thúc công việc
+ Tắt các nguồn điện trong ngôi nhà: quạt, đèn, tivi,..
+ Đóng cửa các gian nhà.
 Hoạt động hướng dẫn thuyết minh:
+ Phải đảm bảo đúng quy trình hướng dẫn
+ Cung cấp thông tin một cách đúng quy trình, chính xác.
+ Căn cứ vào chương trình tham quan, dựa vào điều kiện và hoàn cảnh tại
Bảo tàng để sắp xếp hoạt động hướng dẫn cho phù hợp, đảm bảo đầy đủ các
yêu cầu tham quan, tìm hiểu của khách.
+ Nắm được tâm lý của khách tham quan để tổ chức hoạt động hướng dẫn sao
cho phù hợp với mục đích tham quan.
+ Yêu cầu du khách tuân thủ các quy định cũng như nội quy tham quan của
Bảo tàng.
 Cán bộ nhân viên trực ngôi nhà:
+ Đúng giờ
+ Trang phục gọn gàng.
+ Thực hiện hoạt động hướng dẫn tham quan một cách cởi mở, nhiệt tình,
thân thiện.
+ Khi nhắc khách phải nhẹ nhàng, tế nhị
+ Không tụ tập trong giờ làm, không mang đồ ăn vào khu trưng bày.

 Công việc vệ sinh bảo quản hiện vật:
+ Không lau khăn ướt vào các hiện vật thấm nước;
+ Lau chùi nhẹ nhàng.
 Đảm bảo thực hiện các nội quy chung của bảo tàng:
+ Không mang theo vũ khí, chất dễ cháy, nổ, chất gây khói, các chất
độc hại như axit, chất ăn mòn, đồ đạc quá khổ và các vật dụng nguy hiểm
khác

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 22


+ Để hành lý tư trang đúng nơi quy định (tiền và những vật phẩm có
giá trị cao cần đem theo người)
+ Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định
+ Không mang đồ ăn, thức uống vào bảo tàng
+ Không hút thuốc
+ Không gây ồn ào
+ Không cầm, sờ, ngồi lên hiện vật, di chuyển hiện vật
+ Không dùng đèn flash khi chụp ảnh trong các phòng trưng bày
+ Không tự ý tổ chức các hoạt động trong bảo tàng
+ Không mang súc vật vào bảo tàng
+ Không trèo cây, bẻ cành, ngắt hoa, hái quả... trong vườn bảo tàng.
2.3. Giới thiệu khái quát về ngôi nhà Việt tại khu trƣng bày ngoài trời
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam .
Ngôi nhà Việt trong B ảo tàng DTHVN là nhà của cụ Cố Hợi , con dâu
dòng họ Lê Duy , làng Phúc Thọ , xã Thọ Lộc , huyệt Thọ Xuân , tỉnh Thanh
Hoá. Bảo tàng mua về dựng lại vào năm 2000. Trong quá trì nh xây dựng lại ,
đã có sự thay đổi vật liệu ở một số chi tiế t kết cấu , nhưng vẫn giữ kiểu dáng

cũ. Đây là kiểu nhà tiêu biểu cho kiến trúc ngôi nhà Việt xứ Thanh

, tuy còn

giữ được nhiều yếu tố miền Bắc trong bộ khung nhà nhưng nên nhà thường
làm thấp . (Nền nhà được làm thấp vì

2 lý do : một là vùng đồng bằng duyên

hải Thanh Hoá thường có gió và hàng năm thường có bão . Thứ 2, theo phong
tục xưa, nền nhà dân bao giờ cũng phải làm thấp hơn nền đì nh làng ). Nhà của
người Việt nói chung thường có số gi an lẻ (2.5 thậm chí 7 gian) để đặt bàn
thờ gia tiên ở giữa cho đăng đối . Số lẻ con số tượng trưng cho số dương trong
các tư duy âm dương của truyền thống văn hoá Việt . Đây là 2 ngôi nhà năm
gian (Một ngôi nhà chí nh và một ngôi n hà học) được làm nối đốc nhau . Ngôi
nhà chính được làm vào năm Bính Ngọ , năm đời thứ 18 đời vua Thành Thái

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 23


(1909), là chỗ ở và cũng là nơi thờ tự của gia đình , ngôi nhà học được làm nối
đốc với nhà chí nh xây dựng vào khoảng những năm 30 của thế kỉ XX.

Ngôi nhà Việt tại Bảo tàng DTHVN
Hiện nay hai gian buồng ngôi nhà chí nh được Bả

o tàng DTHVN sử


dụng vào việc trưng bày chuyên đề về làng nghề truyền thống của người Việt
là nghề in tran h Đông Hồ , huyện Thuận Thành , tỉnh Bắc Ninh . Tranh Đông
Hồ là loại tranh in truyền thống của Việt Nam được làm từ giấy dó và được
phết một lớp hồ điệp lên trên gọi là giấy điệp

. Để in tranh Đông Hồ , người

nghệ nhân thường dùng bản khắc có hình in lên giấy điệp . Màu sắc chủ đạo
trong tranh đông hồ là màu đen

, màu đỏ , màu vàng , màu xanh . Nội dung

tranh Đông Hồ rất phong phú và đa dạng , có những bức phản ánh cuộc sống
sinh hoạt dân dã (Mục đồng thổi sáo, Mục đồng thả diều, bịt mắt bắt dê…), có
tranh miêu tả các anh hùng dân tộc (Hai Bà Trưng , Thánh Gióng… ), các câu
chuyện cổ tí ch (Thạch Sanh , Tấm Cám… ), hay bốn mùa trong năm (tranh tứ
quý…).

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 24


Phòng trưng bày tranh Đông Hồ tại nhà Việt – Bảo tàng DTHVN

Tìm hiểu về tranh Đông Hồ tại nhà Việt khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng DTHVN

Page 25



×