Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

điều tra thực trạng quản lý khí thải tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp quế võ i – tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.3 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN CHUNG

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÍ THẢI

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHU CÔNG NGHIỆP
QUẾ VÕ I – TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trịnh Quang Huy

Mã số:

60 44 03 01

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa tùng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ


nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trần Chung

i

năm 2106


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới thầy Trịnh Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Công nghệ môi trường, Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi
trường-Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm
Quan trắc tài nguyên và môi trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trần Chung

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v

Danh mục bảng biểu ........................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ................................................................................................ vii


Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix

Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.
1.4.
1.5.

Giả thiết khoa học ............................................................................................... 2

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3

Phần 2. Tổng quan tàı lıệu ............................................................................................. 4
2.1.

Tình hình phát triển các khu công nghiệp .......................................................... 4

2.1.2.


Tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.......... 6

2.1.1.
2.2.

2.2.1.
2.2.2.
2.3.

2.3.1.
2.3.2.

Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam....................................... 4
Tổng quan về ô nhiễm không khí, ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức

khỏe con người, hệ sinh thái và biến đổi khí hậu .................................................. 10
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ................................................ 10
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người, hệ sinh thái

và biến đổi khí hậu............................................................................................ 16

Thực trạng và những hạn chế trong quản lý môi trường không khí ở Việt Nam..... 21

Thực trạng công tác quản lý môi trường không khí ở Việt Nam ..................... 21
Những hạn chế trong công tác quản lý môi trường không khí ở Việt Nam ............ 28

Phần 3. Vật lıệu và phương pháp nghıên cứu ............................................................ 38
3.1.


Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 38

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 38

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 38

iii


3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 38

3.4.2.

Thực trạng sản xuất và công tác quản lý khí thải tại các cơ sở thuộc KCN

3.4.1.

3.4.3.
3.5.

3.5.1.
3.5.2.
3.5.3.
3.5.4.

3.5.5.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ................................ 38

Quế Võ I ........................................................................................................... 38

Đề xuất các giải pháp xử lý và quản lý khí thải................................................ 38
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 38

Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp ............................................................... 38

Phương pháp điều tra phỏng vấn ...................................................................... 38
Phương pháp lấy mẫu, phân tích, đánh giá tổng hợp........................................ 39

Phương pháp phân tích, so sánh ....................................................................... 42

Phương pháp xử lý số liệu, minh họa ............................................................... 42

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 43
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu....................................... 43

4.1.2.

Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 47

4.1.1.
4.1.3.
4.2.


4.2.1.

4.2.2.
4.3.

4.3.1.
4.3.2.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 43

Quá trình hình thành và phát triển của KCN Quế Võ I .................................... 49
Thực trạng sản xuất và công tác quản lý khí thải tại các cơ sở thuộc KCN

Quế Võ I ........................................................................................................... 53
Thực trạng về sản xuất ...................................................................................... 53

Thực trạng về quản lý khí thải tại các doanh nghiệp thuộc KCN Quế Võ I............ 57

Đề xuất các giải pháp xử lý và quản lý khí thải................................................ 61

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại KCN ........................ 61
Tăng cường các biện pháp quản lý môi trường KCN ....................................... 69

Phần 5. Kết luận và kıến nghị...................................................................................... 73
5.1.
5.2.

Kết luận............................................................................................................. 73


Kiến nghị .......................................................................................................... 74

Tàı lıệu tham khảo ........................................................................................................ 76
Phụ lục .......................................................................................................................... 78

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BOD5

Hàm lượng oxy hóa sinh học

BTNMT

Bộ tài nguyên và Môi trường

COD

Hàm lượng oxy hóa hóa học

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

DO


Hàm lượng oxy hòa tan

GHCP

Giới hạn cho phép

CCN

Cụm công nghiệp

HTMT
KCN

Hiện trạng môi trường

Khu công nghiệp

KLN

Kim loại nặng

PTBV

Phát triển bền vững

QLQH

Quản lý quy hoạch


TNN

Tài nguyên nước

ÔNMT
QCVN
TCVN
TT

Ô nhiễm môi trường

Quy chuẩn Việt Nam

Tiêu chuẩn Việt Nam

Thông tư

TCMT

Tổng cục môi trường

TB

Trung bình

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

BVMT

Bảo vệ môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng

2.1

Các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tính đến 20/8/2014

2.3

Một số ngành công nghiệp gây ra những chất ô nhiễm điển hình

2.2
2.4
2.5

2.6
2.7
2.8
2.9

2.10
2.11
2.12
3.1
3.2
3.3
3.4
4.1
4.2

4.3
4.4

Trang

Các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tính đến 31/10/2013

8

9

10

Ước tính tải lượng một số thông số ô nhiễm không khí từ hoạt động công
nghiệp trên cả nước năm 2009


11

Dự báo các chất phát thải vào môi trường theo sản lượng quy hoạch phát
triển ngành thép đến 2025

13

Nồng độ bụi trong quá trình khai thác ngành than

Dự báo tải lượng các chất phát thải vào môi trường từ sản xuất xi măng

Dự báo tải lượng các chất phát thải vào môi trường từ sản xuất vật liệu
xây dựng
Lượng khí thải từ các nhà máy Nhiệt điện trên toàn quốc năm 2009

Tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong khói thải nhà máy nhiệt điện
theo các dạng nhiên liệu trên toàn quốc
Các bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong phạm vi toàn quốc

Tình hình bệnh nghề nghiệp liên quan đến ô nhiễm không khí
công nghiệp
Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích không khí xung quanh

Các chỉ tiêu giám sát và phương pháp phân tích khí thải công nghiệp đối
với nhóm ngành không sử dụng nhiên liệu đốt.
Các chỉ tiêu giám sát và phương pháp phân tích khí thải công nghiệp đối
với nhóm ngành có lò hơi hoặc lò đốt
Các chỉ tiêu giám sát và phương pháp phân tích khí thải công nghiệp đối
với nhóm ngành đùn ép nhựa


11

14

14

15
15

17

18

40

40
41
41

Kết quả phân tích khí thải của nhóm phát sinh khí thải không do dùng
nhiên liệu đốt

58

Kết quả phân tích khí thải của nhóm khí thải phát sinh từ đùn ép nhựa

59

Kết quả phân tích khí thải của nhóm có phát sinh khí thải nồi hơi hoặc lò đốt


Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh trong
KCN Quế Võ1

vi

59

60


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TT
2.1
2.2
4.1
4.2

Tên sơ đồ, biểu đồ

Trang

Số ca bệnh mắc tại vùng ảnh hưởng ô nhiễm và vùng đối chứng xung
quanh khu vực nhà máy xi măng Bỉm Sơn....................................................... 18

Kết quả khảo sát về ảnh hưởng khói bụi từ nhà máy xi măng Bỉm Sơn
đến cây cối, mùa màng ..................................................................................... 19
Quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ
nhựa .................................................................................................................. 55


Quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành sản xuất linh kiện điện
tử(sản xuất loa) ................................................................................................. 56

vii


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

4.1

Nhiệt độ trung bình các mùa qua các năm ........................................................ 44

4.3

Lượng mưa trung bình các mùa qua các năm ................................................... 45

4.2
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8

Độ ẩm trung bình các mùa qua các năm ........................................................... 45
Số giờ nắng trung bình các mùa qua các năm .................................................. 46

Vị trí của KCN Quế Võ I .................................................................................. 50
Phân khu chức năng của KCN Quế Võ ............................................................ 51

Nguyên lý xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ ....................................... 62
Phương án xử lý khí thải nồi hơi bằng tháp hấp phụ ....................................... 63

4.9

Phương án xử lý khí thải hơi dung môi hữu cơ ................................................ 64

4.11

Thông gió cưỡng bức ........................................................................................ 66

4.10
4.12

Phương án xử lý khí thải từ quá trình gia nhiệt cho nhựa ................................ 65
Thông gió tự nhiên............................................................................................ 66

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Khu công nghiệp Quế Võ I được thành lập theo quyết định số 1224
/QĐ/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 19/12/2002 do Tổng Công ty Cổ Phần
Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc làm chủ đầu tư. Tổng diện tích 600ha. KCN QV I
nằm trên quốc lộ 18, là trục đường nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh.


Tại thời điểm nghiên cứu, KCN Quế Võ I có 74 doanh nghiệp đang hoạt

động sản xuất.

Kết quả nghiên cứu cho đã cho thấy các doanh nghiệp trong KCN Quế Võ I
tuân thủ tốt pháp luật về bảo vệ môi trường. Các công trình xử lý khí thải đã xây
dựng phù hợp và hiệu quả. Môi trường không khí xung quanh trong KCN chưa
có dấu hiệu bị ô nhiễm.

Qua nghiên cứu thực trạng đề tài đã đưa ra các giải pháp thích hợp để quản

lý khí thải, hướng tới phát triển công nghiệp bền vững.

ix


THESIS ABSTRACT
Que Vo I Industrial Zone was established by Decision No. 1224 / QD / TTg
of the Prime Minister dated 12.19.2002. It is invested by Kinh Bac City
Development Holding Corporation. Its total area is 600 ha. It is located on the 18
National highway which connects major economics centers such as Ha Noi, Hai
Phong, Quang Ninh.

At researching time, There are 74 enterprises operating in Que Vo I

Industrial Zone.

The research results showed that the enterprises in Que Vo I Industrial Zone
have good compliance with the law of environmental protection. The exhausted
gas treatment facilities were built appropriately and effectively. The ambient air

environment in the Zone has not been polluted .

Through baseline study, the thesis proposes appropriate solutions in order to

manage emissions, towards sustainable industrial development.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

“Không khí là nguồn sống của loài người”.

Hiện nay, sự phát triển kinh tế theo chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại

hóa của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy đầu tư, tăng cường khai thác hợp lý tài

nguyên và phát triển công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh hiện nay có 15 khu
công nghiệp (KCN) tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công

nghiệp. Tổng diện tích 6.847 ha; với tổng diện tích đất công nghiệp được quy
hoạch cho thuê 2.138,53 ha, diện tích đã thu hồi 1.682,95 ha, đã cho thuê

1.259,81 ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 58,91%; tỷ lệ lấp đầy trên
diện tích thu hồi đạt 74,86%.

Thế nhưng, các hoạt động kinh tế tất yếu dẫn đến sự tác động mạnh đến

tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên, đặc biệt là môi trường không khí.


Theo Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh Bắc Ninh, diễn biến chất
lượng môi trường không khí xung quanh càng ngày càng giảm. Theo quy hoạch
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh

công nghiệp theo hướng hiện đại. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh đang tập trung đầu tư,
phát triển nhiều lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải,
thông tin liên lạc, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên, sản

xuất - chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu... Tốc độ công nghiệp hóa của tỉnh
đã đặt ra những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững.

Ô nhiễm không khí đang là vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị,
công nghiệp của Bắc Ninh. Hoạt động sản xuất công nghiệp với nhiều loại hình
khác nhau được đánh giá là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường
không khí đáng kể tại Việt Nam. Các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ
quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, khí thải từ các công
đoạn sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải lò hơi, hóa chất bay hơi…
Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp thường có nồng độ các chất
độc hại cao, tập trung trong một vùng. Tùy thuộc vào loại hình sản xuất, quy
trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng mà các hoạt động công
nghiệp khác nhau sẽ phát sinh khí thải với thành phần và nồng độ khác nhau. Các
chất độc hại từ khí thải công nghiệp được phân loại thành các nhóm bụi, nhóm

1


chất vô cơ và nhóm các chất hữu cơ với các chất ô nhiễm phổ biến gồm NO2,
SO2, VOC, TSP, các hóa chất và các kim loại. Trong đó lượng phát thải SO2,
NO2 và TSP chiếm phần lớn trong tải lượng các chất ô nhiễm, còn lại là các chất

ô nhiễm không khí khác.

Các loại chất ô nhiễm không khí có thể là ở thể khí (SO2, NOx, Pb,...), có
thể là thể rắn (bụi), tiếng ồn, phóng xạ,... đã gây ra những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đời sống sinh vật và gây thiệt
hại không nhỏ về kinh tế (theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng - Sở Y tế
cung cấp, các bệnh có liên quan đến môi trường không khí bao gồm: Cúm, Cúm
A (H5N1), bệnh do virut Adeno (gây đau mắt đỏ), Tay - chân - miệng, rubella
xuất hiện ngày càng nhiều).
Với những diễn biến phức tạp về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí
trên thì công tác quản môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp và
làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là vô cùng quan trọng. Xuất phát từ thực
tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra thực trạng quản lý khí thải
tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Quế Võ I, tỉnh Bắc Ninh”.

Khu công nghiệp Quế Võ I được thành lập theo quyết định số 1224
/QĐ/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 19/12/2002 do Tổng Công ty Cổ Phần
Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc làm chủ đầu tư. KCN Quế Võ I nằm trong trung tâm
tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc : Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Tổng
diện tích của KCN Quế Võ I là 600ha. Tính đến năm 2014, tỷ lệ lấp đầy của
KCN Quế Võ I đạt 90%. Hiện tại, trong KCN Quế Võ có khoảng hơn 70 doanh
nghiệp đang hoạt động với ngành nghề hoạt động đa dạng.
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC

Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản xuất công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang là vấn đề bức xúc. Với những diễn biến phức tạp về
vấn đề ô nhiễm môi trường không khí thì công tác quản môi trường không khí tại
các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là vô cùng quan trọng.
Thực trạng quản lý khí thải (bao gồm: thực trạng phát thải và giải pháp
xử lý) tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Quế Võ I, tỉnh Bắc Ninh

như thế nào?

Cần có giải pháp như thế nào để quản lý khí thải phát sinh từ hoạt động
sản xuất công nghiệp tốt hơn nữa?

2


1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý khí thải tại các doanh nghiệp thuộc

khu công nghiệp Quế Võ I – tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp nâng cao.
* Yêu cầu của đề tài

- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu công nghiệp
Quế Võ I và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khí thải, hiện trạng môi
trường không khí tại khu công nghiệp Quế Võ I.

- Các số liệu phải đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy.
- Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với thực tiễn.

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng quản lý khí thải tại các doanh nghiệp

hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp Quế Võ I.

- Phạm vi về không gian: Khu công nghiệp Quế Võ I – huyện Quế Võ –


tỉnh Bắc Ninh.

- Phạm vi về thời gian: từ 1/1/2015 đến 5/2016.

1.5.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Những đóng góp mới: bổ sung tư liệu về thực trạng phát thải khí thải và

biện pháp quản lý khí thải của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trong
KCN Quế Võ I, tỉnh Bắc Ninh; đề ra giải pháp quản lý khí thải phù hợp.

- Ý nghĩa khoa học: xác định được thực trạng quản lý khí thải và đề ra giải

pháp quản lý khí thải phù hợp với các loại hình sản xuất khác nhau.

- Ý nghĩa thực tiễn: từ kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các cơ quan

quản lý nhà nước và các cơ sở sản xuất thấy được cần phải tăng cường công tác
kiểm soát chất lượng khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất trước khi thải ra
môi trường xung quanh.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.1.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam

Tính đến năm 2014, trên cả nước có 288 khu công nghiệp với tổng diện


tích đất tự nhiên là 80.809 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê
đạt 53.981 ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên. 190 KCN đã đi vào

hoạt động trên cả nước tính đến hết tháng 12/2013 với tổng diện tích đất tự nhiên
54.093 ha. So với năm 2012, đã có thêm 5 KCN đi vào hoạt động trong năm
2013 với tổng diện tích tăng thêm 956 ha. 98 KCN đang trong giai đoạn đền bù

giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, tổng diện tích đất tự nhiên 26.716 ha.
699 ha diện tích KCN đã giảm trong năm 2013 so với thời điểm cuối năm
2012.15 KKT ven biển trên cả nước tính đến hết năm 2013 có tổng diện tích mặt
đất và mặt nước hơn 698.221 ha. 05 KCN bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư
trong năm 2013.

01 KCN bị đưa ra khỏi Quy hoạch phát triển KCN Việt Nam.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các khu công nghiệp, khu kinh

tế, cụm công nghiệp trong thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, góp phần
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu những hạn chế trong phát
triển của các khu công nghiệp để có biện pháp khắc phục.

Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ban

hành luật và các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với nhiều ưu đãi,
khuyến khích. Cùng với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là các chính sách
khuyến khích đầu tư trong nước. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

về tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh, thủ tục hành chính,… các khu công
nghiệp đã được thành lập trên hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước. Đến nay, các


khu công nghiệp trên cả nước đã thu hút được trên 4.770 dự án FDI với tổng vốn
đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD, vốn đầu tư đã thực hiện đạt 36,2 tỷ USD,
bằng 52% vốn đầu tư đã đăng ký; và trên 5.210 dự án đầu tư trong nước với tổng

vốn đăng ký hơn 464.500 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 250.000 tỷ

đồng, bằng 53% tổng vốn đăng ký. Các khu công nghiệp, khu kinh tế cả nước đã
thu hút trên 2,6 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp.

Có thể thấy, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và sự nỗ

4


lực trong công tác quản lý, điều hành, tình hình sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã đạt được các kết quả tích cực, có đóng

góp quan trọng cho nền kinh tế trên các phương diện tăng trưởng kinh tế, tăng
trưởng xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và tham gia giải

quyết một số vấn đề xã hội. Các các khu công nghiệp trên cả nước đóng góp
quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ

cấu kinh tế; đưa nước ta từ nước nghèo, kém phát triển trở thành nước có thu
nhập trung bình thấp của thế giới.

Đóng góp từ sự phát triển của các khu công nghiệp đối với nền kinh tế là rất

quan trọng, tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan những hạn chế, đặc

biệt, là những tác động tiêu cực của quá trình này đến sinh kế người dân để tìm biện
pháp khắc phục, bảo đảm sự phát triển bền vững nền kinh tế đất nước.

Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14-3-2008 của Chính phủ thay thế cho
Nghị định 36/CP ngày 24-04-1997 và một số văn bản quy định về Khu công
nghiệp là một bước tiến lớn trong tiến trình hoàn thiện quản lý nhà nước về phát
triển các khu công nghiệp. Tuy nhiên, còn một số hạn chế ảnh hưởng đến thu hút
đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp, cụ thể như:

- Chính sách phát triển khu công nghiệp nhằm tạo môi trường đầu tư và
sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước chậm
được đổi mới cho phù hợp với tình hình mới.
- Chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong
nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mang tính bảo hộ đối với doanh nghiệp
trong nước, chưa thực sự tạo môi trường đầu tư bình đẳng cho khu vực trong và
ngoài nước.

- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với chủ đầu tư kết cấu hạ tầng
khu công nghiệp và người dân còn chưa tốt dẫn đến người dân bị thu hồi đất
chưa được đền bù thoả đáng, hoặc chậm được phổ biến quy hoạch, chính sách
đền bù gây khiếu kiện kéo dài.

- Thủ tục cấp phép đầu tư còn nhiều vấn đề bất cập, chưa thực sự phát huy
nguyên tắc một cửa, một đầu mối trong khu công nghiệp là Ban Quản lý khu công
nghiệp, thể hiện ở chỗ doanh nghiệp còn phải tới làm việc với các cơ quan khác như
đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư,…

5



- Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy quản lý khu công

nghiệp nhiều nơi còn chưa ngang tầm về trình độ, năng lực quản lý, chưa đáp
ứng được đòi hỏi thực tiễn phát sinh tại địa phương.

2.1.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở tỉnh
Bắc Ninh

Tính đến nay, Bắc Ninh có 15 Khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích đất quy hoạch 6.847ha; đã được phê duyệt

quy hoạch chi tiết xây dựng diện tích 5.961ha, đạt 87,06% (5.961ha/6.847ha);
cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, tổng vốn đầu
tư triệu USD. Trong đó, có 08 Khu công nghiệp đi vào hoạt động với diện tích

quy hoạch 2.654,12ha, diện tích đất công nghiệp dành để cho thuê 1.810,57ha,

vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 909,83 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện 314,84 triệu

USD; cho thuê 1.278,7ha đất công nghiệp; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy
hoạch đạt 70,6% (1.278,7ha/1.810,57ha), tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi
đạt 84,5% (1.278,7ha/1.512,97ha).

Các Khu công nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp

tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá của tỉnh, thể hiện ở những kết quả sau:

- Hình thành hệ thống các Khu công nghiệp trên cơ sở chiến lược quy


hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chiến lược quy hoạch ngành, địa
phương và vùng lãnh thổ.

Các Khu công nghiệp được thành lập và phát triển phù hợp với mục tiêu

của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, quy hoạch ngành, địa phương, quy
hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất… được triển khai một cách linh hoạt theo
điều kiện, nhu cầu phát triển của các địa phương.

- Các Khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các

thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá của tỉnh.

Những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính đơn

giản, các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư,

đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Số dự án và tổng vốn đầu tư hàng năm đều

tăng. Tính đến 30/6/2013, các Khu công nghiệp đã thu hút 622 dự án với tổng

6


vốn đầu tư đăng ký là 6.584,73 triệu USD. Trong đó, dự án trong nước 291 dự

án, vốn đầu tư đăng ký 22.507,175 tỷ đồng; dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
331 dự án, vốn đầu tư đăng ký 5.459,37 triệu USD.


- Các Khu công nghiệp đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối
đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trong
toàn tỉnh.

Tính đến nay, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng các Khu công nghiệp Bắc
Ninh khoảng 341,84 triệu USD. Hình thức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đa
dạng, đồng bộ, hiện đại và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp
phần thay đổi diện mạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy
mạnh thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp.
- Các Khu công nghiệp có đóng góp lớn vào tăng trưởng ngành sản xuất
công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, qua đó
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và của tỉnh theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thực tế 15 năm xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp cho thấy, các
Khu công nghiệp đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao tỷ
trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của tỉnh.
Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong Khu công nghiệp đều
vượt, năm sau cao hơn năm trước.
Nếu tính bình quân 1ha đất công nghiệp tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp
213,55 tỷ đồng/ha, giá trị xuất khẩu 10,65 triệu USD/ha, tạo việc làm cho hơn
100 lao động/ha thì có thể thấy rõ hiệu quả và đóng góp nổi bật của Khu công
nghiệp. Mặt khác các Khu công nghiệp tác động rất tích cực thúc đẩy phát triển
các loại dịch vụ, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất, đời sống
kinh tế - xã hội của người dân ven Khu công nghiệp nâng cao rõ rệt.
- Các Khu công nghiệp đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đào
tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ người lao động.

Lực lượng lao động trong Khu công nghiệp gia tăng cùng sự gia tăng các
dự án hoạt động trong Khu công nghiệp. Đến nay các Khu công nghiệp tỉnh đã

giải quyết việc làm cho hơn 121.407 lao động, trong đó 43.638 lao động địa
phương chiếm 35,9%. Đã hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện
đại. Đã có 7 dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp được khởi công xây dựng,
giải quyết chỗ ở cho khoảng 30 nghìn lao động.

7


Bảng 2.1. Các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tính đến 20/ 8 / 2014
Tình hình thực hiện
Diện tích

TT

KCN

Diện tích

quy hoạch

thực tế đã

còn lại

thành lập

lập/cấp

thành


(địa

thành

(2)

1

KCN Tiên Sơn

449

410

3

KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn

530

2
4
5
6
7
8
9

KCN Quế Võ


KCN Yên Phong
KCN Quế Võ II

KCN VSIP Bắc Ninh

KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh
KCN Yên Phong II

KCN Thuận Thành II

10 KCN Thuận Thành III
11 KCN Gia Bình
12 KCN Hanaka

611
655
270
500
800
764
250
300
300
74

13 KCN Quế Võ III

300

15 KCN Gia Bình II


250

14 KCN Thuận Thành I
Tổng cộng

250
6.303,00

dự kiến

Diện tích quy hoạch quy hoạch

GCNĐT
(1)

Diện tích

chưa

đến 2020

lập/cấp

phương đề

(3)

(4)


GCNĐT

xuất)

39

402

272

258

368

270

0

636
351
500

0

304
0

432

368


252

0

273
504
306
74

524

4.804,00

491
0
0
0

610
665
547
500
432
655
252
504
306
54


0

524

1.460,00

5.819,00

Nguồn: Công văn số 1511/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ (2014)

8


Bảng 2.2. Các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tính đến 31/10/2013

STT
Tên
Thành phố Bắc Ninh
1
CCN Hạp Lĩnh
2
CCN Phong Khê (giai đoạn 1)
3
CCN Phong Khê mở rộng (giai đoạn 2)
4
CCN và dịch vụ làng nghề Khúc Xuyên
Thị xã Từ Sơn
5
6
7

8
9
10
11
12

Cụm CN làng nghề Tương Giang
CCN Dốc Sặt
CCN Đình Bảng I (Lỗ Sung)
CCN Mả Ông (Đình Bảng)
CCN làng nghề Hương Mạc
CCN Công nghệ cao Tam Sơn
CCN Châu Khê (giai đoạn I)
CCN Châu Khê mở rộng (giai đoạn II)

Huyện Thuận Thành
13
CCN Thanh Khương
14
CCN Xuân Lâm
15
CCN Hà Mãn - Trí Quả

72,05ha
12,7ha
27ha
10,6 ha
8,3ha
9,25ha
9,65 ha

5,05ha
27,88ha
13,49 ha
13,5ha
9,59ha
11,388ha
49,4ha
87,93ha

Huyện Tiên Du
16
CCN làng nghề Phú Lâm
Huyện Yên Phong
17
CCN làng nghề Đông Thọ
Huyện Quế Võ

26,74ha
75ha

18
CCN vừa và nhỏ Nhân Hòa - Phương Liễu
19
CCN Châu Phong
Huyện Lương Tài
20
21
22

Diện tích


CCN Lâm Bình
CCN làng nghề Quảng Bố
CCN Táo Đôi

Huyện Gia Bình
23
CCN Đại Bái
24
CCN làng nghề Xuân Lai

78,68ha
50ha
55,39ha
9,6ha
14,5ha
6,25ha
20 ha

Nguồn: Quyết định số 396/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh 31/10/2013 về việc
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030

9


2.2. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ, ẢNH HƯỞNG CỦA Ô
NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI, HỆ SINH THÁI
VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí


Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí rất đa dạng. Đối với môi trường
không khí các đô thị, áp lực ô nhiễm chủ yếu do hoạt động giao thông vận tải,
hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của dân cư và xử lý chất
thải. Ở nông thôn, ô nhiễm không khí do các nguồn thải ô nhiễm chủ yếu từ sản
xuất nông nghiệp, sản xuất ở các làng nghề và sinh hoạt của dân cư.
Trong phạm vi của đề tài tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi hoạt động
công nghiệp.

2.2.1.1. Hoạt động sản xuất công nghiệp
Các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam rất đa dạng, sử dụng nhiều
loại nhiên liệu khác nhau và thành phần khí thải vào môi trường cũng khác nhau.
Khí thải gây ô nhiễm không khí từ các nhà máy có lò hơi, lò sấy, máy phát điện
và những cơ sở sản xuất công nghiệp của các ngành khác: nhóm ngành may mặc,
sản xuất hóa chất, ngành khai thác dầu thô được trình bày trong bảng sau.
Bảng 2.3. Một số ngành công nghiệp gây ra những chất ô nhiễm điển hình

Nhóm ngành sản xuất
Các ngành có lò hơi, lò sấy, máy phát điện
đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, điện,
nhiệt
Nhóm ngành nhiệt điện
Nhóm ngành sản xuất xi măng
Nhóm ngành sản xuất gang thép

Khí thải
Bụi, SO2, CO, CO2, NO2, VOCs, muội
khói

Bụi, CO, CO2, H2S, SO2, và NOx

Bụi, NO2, CO2, F
Bụi, gỉ sắt chứa các oxit kim loại (FeO,
MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO); khí thải
chứa CO2, SOx.
Nhóm ngành may mặc: từ công đoạn cắt Bụi, Cl, SO2, Pingment, formandehit, HC,
may, giặt tẩy, sấy
NaOH, NaCLO
Nhóm ngành sản xuất cơ khí, luyện kim
Bụi, hơi kim loại nặng, CN-, HCL, SiO2,
CO, CO2
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ Bụi kim loại đặc thù, hơi hóa chất, hơi
kim loại
dung môi hữu cơ, SO2, NO2
Nhóm ngành sản xuất hóa chất
Bụi H2S, NH3, hơi dung môi hữu cơ, hóa
chất đặc thù, bụi, SO2, CO, NO2
Nhóm ngành khai thác dầu thô, khí
CO, SO2, NOx, hơi HC
Nhóm ngành khai thai sản xuất than và Bụi, SO2, NOx, CO, CO2
khoáng sản

10


Các ngành công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác và
chế biến khoáng sản... thải ra môi trường không khí chủ yếu bụi TSP và PM10.
Ngành sản xuất luyện kim tạo ra lượng CO lớn, còn các nhà nhiệt điện là nguồn
đóng góp chính đối với khí thải NO2, SO2 (Báo cáo môi trường Quốc Gia 2013 –
Môi trường không khí).


Bảng 2.4. Ước tính tải lượng một số thông số ô nhiễm không khí
từ hoạt động công nghiệp trên cả nước năm 2009

Chất ô nhiễm

Tải lượng (tấn/năm)

NO2

Tỷ lệ %

655.899

18,52

SO2

1.117.757

TSP

673.842

19,02

960

0,03

VOC


31,56

267.706

Các hóa chất

7,56

143.569

Các kim loại

a) Ngành khai thác và chế biến than

4,05

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2010)

Bảng 2.5. Nồng độ bụi trong quá trình khai thác ngành than(Đơn vị: mg/m3)

STT
1
2
3
4
5
6
7


Địa điểm
Hà Tu – Quảng Ninh
Núi Béo- Quảng Ninh
Cao Thắng- Quảng Ninh
Tân Lập- Quảng Ninh
Nhà sang TT Hòn GaiQuảng Ninh
Mạo Khê- Quảng Ninh
Hồng Thái- Quảng Ninh

Khai thác,
chế biến
2,0-8,8
47,7-75,9
16,3-38,4
20-30,1
2,6-5,3
1,08-2
37,6

Vận
chuyển

Bãi
thải

15,2

-

10,2

1,9
1,41,8

1,2
14
-

QCVN 06: 2009 quy định hàm lượng bụi: 0,15mg/m3

Khu hành chính,
dân cư
0,57-0,73
1,4
0,1-0,9

0,1
1,3

Nguồn: Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công thương (2010)

Ngành khai thác và chế biến than có đặc thù thải ra môi trường không khí

một lượng lớn bụi TSP, PM10 và một số chất khác như: SO2, CO, CO2,... Hiện

nay, có khoảng 28 doanh nghiệp khai thác, chế biến than nằm trong Tập đoàn
Than và Khoáng sản Việt Nam. Trong đó, khoảng 75% doanh nghiệp có hệ thống
xử lý bụi. Mặc dù, trong quá trình khai thác, sản xuất, vận chuyển, các doanh

11



nghiệp đã thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế gây ô nhiễm nhưng bụi và tiếng
ồn vẫn ảnh hưởng xấu tới môi trường (100% các cơ sở khai thác và chế biến than
có nồng độ bụi vượt quá QCVN 05:2009/BTNMT (Báo cáo môi trường Quốc
Gia 2013 – Môi trường không khí).
b)Ngành sản xuất thép

Theo như các số liệu về số lượng nhà máy sản xuất thép trên toàn quốc đã

được phân tích tại chương 1 cho thấy sự phân bố của nhà máy này không đồng

đều, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ (chiếm tỷ
lệ 43,72% và 28,57%, năm 2009). Sự phân bố trên cho thấy sức ép về môi trường

nói chung và môi trường không khí nói riêng do hoạt động sản xuất thép tại hai
vùng nói trên lớn hơn các vùng khác trên toàn quốc.

Công tác bảo vệ môi trường từ các nhà máy sản xuất thép gần đây đã

được quan tâm, tuy nhiên mức độ đầu tư xử lý các chất thải của các nhà máy
còn khác nhau. Một số doanh nghiệp lớn đã quan tâm đến công tác xử lý khí

thải trước khi thải ra môi trường bằng cách đầu tư các thiết bị hiện đại như hệ

thống xử lý khí thải, lọc bụi: công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Công ty
thép Miền Nam, Hòa Phát, Thép Việt, các doanh nghiệp FDI (ViAuSteel, SSE,

VPS, NatSteelVina, Tây Đô, SunSteel),... Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở sản

xuất cũ, tư nhân, vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, chưa đầu tư cho việc xử lý

khí thải do đó đã gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Điển hình như

một số lò sản xuất thép tư nhân nhỏ ở làng thép Đa Hội (huyện Từ Sơn – Bắc
Ninh) hay nhà máy thép ở Quán Toan (Hải Phòng), nhà máy luyện phôi thép
vuông Thái Hưng (Hải Dương).

Nguồn gây ô nhiễm không khí của hoạt động sản xuất thép từ các khu vực

nhà sản xuất như nhà xưởng, lò than, nhà tạo hình, nhà tập kết sản phẩm, khí thải
chủ yếu: bụi, gỉ sắt chứa các oxit kim loại (FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO);
khí thải chứa CO2, SOx. Tại các khu vực nhà kho, bãi chứa, kho than, khu vực

vận chuyển, khí thải chủ yếu: NOx, VOC, hơi xăng (Báo cáo môi trường Quốc
Gia 2013 – Môi trường không khí).

12


Bảng 2.6. Dự báo các chất phát thải vào môi trường theo sản lượng quy hoạch phát
triển ngành thép đến 2025(Đơn vị: tấn/năm)
Các chất
phát thải

SO2
NO2
CO
Bụi tổng hợp

2010
3.913

816
498
573

2015
7.825
1.696
1.091
1.393

2020
14.018
3.012
1.916
2.396

2025
21.356
4.584
2.912
3.632

Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp, Bộ Công thương (2010)

c)Ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Sự phân bố các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tập trung chủ yếu tại
Đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi phía Bắc, do đó, chất lượng môi
trường không khí tại các khu vực này bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các khu vực
khác. Ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất vật liệu xây phát sinh từ quá

trình khai thác, sản xuất và vận chuyển nguyên vật liệu. Quá trình khai thác và
chế biến thường phát sinh bụi và một số khí: CO, NOx, SO2, H2S,…; quá trình
vận chuyển nguyên vật liệu chủ yếu phát sinh bụi.

Ngành công nghiệp sản xuất xi măng là ngành công nghiệp đóng vai trò
quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên ngành công
nghiệp này lại được coi là một trong những ngành gây ảnh hưởng đến chất lượng
không khí lớn nhất và đặc trưng nhất. Các nhà máy sản xuất xi măng chủ yếu
được phân bố tại vùng Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, đạt 39% tổng
sản lượng sản xuất xi măng trên toàn quốc.

Hiện nay, tại Việt Nam công nghệ sản xuất xi măng chủ yếu theo phương
pháp khô, lò quay. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi duy trì nhà máy xi măng lò
đứng. Theo đánh giá của các chuyên gia, sản xuất xi măng bằng công nghệ lò
quay ít gây ảnh hưởng đến môi trường hơn lò đứng. Khí thải từ lò nung xi măng
có hàm lượng bụi, NO2, CO2, F rất cao và có khả năng gây ô nhiễm nếu không
được kiểm soát tốt. Theo thống kê, để sản xuất ra 1 tấn xi măng sẽ tiêu hao
100kw giờ điện và phát thải khoảng 770kg CO2 vào môi trường không khí sau
những công đoạn nung nguyên liệu. Bụi xi măng phát sinh ở hầu hết các công
đoạn trong quá trình sản xuất như: Bụi sinh ra từ các quá trình nghiền, đập, sàng,
phân ly và vận chuyển. Bụi cũng được phát sinh từ khu vực bốc dỡ, tiếp nhận phụ
gia, thạch cao, xuất hàng.

13


Bảng 2.7. Dự báo tải lượng các chất phát thải vào môi trường từ sản xuất
xi măng(Đơn vị: triệu tấn/năm)

Các chất phát thải


Bụi
SO2

2011
0,65
0,086

2015
1,075
0,14

2020
1,34
0,18

Nguồn: Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng (2013)

Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác cũng góp phần gây ảnh hưởng
đến chất lượng không khí tại các khu vực diễn ra hoạt động sản xuất. Hoạt động
khai thác và chế biến đá gây ô nhiễm bụi từ quá trình nổ mìn phá đá, đập nghiền
và bốc xúc đá. Ngoài bụi, ngành khai thác còn phát sinh ra các chất khí: CO,
NOx, SO2, H2S,… do nổ mìn, nghiền sử dụng dầu diezen. Hoạt động sản xuất
gốm sứ, gạch nung, gạch ốp lát, do sử dụng than làm nhiên liệu, khí thải chủ yếu
là bụi và SO2,... Ngoài ra còn có các khu vực như mài, vát cạnh gạch cũng có khả
năng phát thải bụi. Bụi còn được phát sinh từ các công đoạn vận chuyển, kho
chứa và gia công (Báo cáo môi trường Quốc Gia 2013 – Môi trường không khí).
Bảng 2.8. Dự báo tải lượng các chất phát thải vào môi trường từ sản xuất

Các chất phát thải


Bụi
SO2
CO2

d) Ngành nhiệt điện

vật liệu xây dựng(Đơn vị: triệu tấn/năm)
2011

2015

2,82
0,73
280,7

3,43
0,87
342,8

2020

4,1
1,03
446,5

Nguồn: Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng (2013)

Các nhà máy nhiệt điện thường tập trung chủ yếu tại khu vực phía Bắc, tại


các địa phương: Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương,... (bao gồm các nhà máy
đốt than: nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình, Uông Bí, Phả Lại, Na Dương, Cao

Ngạn) và khu vực phía Nam tại các tỉnh Bà rịa – Vũng tàu, Cần Thơ, tp. Hồ Chí
Minh (công ty nhiệt điện Thủ Đức, Cần Thơ, trung tâm điện lực Phú Mỹ). Các
nhà máy nhiệt điện đốt than cũ như Uông Bí, Ninh Bình, Phả Lại 1 chủ yếu là

nhiệt điện ngưng hơi, sử dụng lò hơi tuần hoàn tự nhiên, công suất thấp, không

đáp ứng yêu cầu về môi trường. Với sự phân bố các nhà máy nhiệt điện chủ yếu
tập trung tại các thành phố lớn cùng với công nghệ lạc hậu đã gây áp lực không

nhỏ đến chất lượng không khí của các khu vực này (Báo cáo môi trường Quốc
Gia 2013 – Môi trường không khí).

14


×