LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình đào tạo, Trường Đại học Lâm Nghiệp luôn chú ý và phát
huy tính năng động, tính sáng tạo, nâng cao kiến thức cho sinh viên, khuyến
khích sinh viên tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học. Được sự nhất trí của
khoa QLTNR & MT, nhóm sinh viên chúng em đã tiến hành thực hiện đề tài:
“ Điều tra thực trạng ô nhiễm rác thải tại chợ Chúc Sơn – TT.Chúc Sơn –
H.Chương Mĩ – TP Hà Nội”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân
chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều thầy (cô) giáo trong
khoa trường, Chính quyền địa phương thị trấn Chúc Sơn, Công ty Môi trường
đô thị Xuân Mai. Đến nay, đề tài đã hoàn thành, chúng em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến chính quyền địa phương, Cty Môi trường đô thị Xuân Mai,
các thầy (cô) trong bộ môn, đặc biệt là TS. Đinh Quốc Cường đã tận tình chỉ
bảo chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, do kinh
nghiệm nghiên cứu chưa có, thời gian dành cho đề tài có hạn nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong thầy (cô) giáo đóng góp ý kiến
để đề tài chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cản ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện:
Trần Tuyết Nhung
Hoàng Thị Phượng
Trần Văn Đức
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số, lượng rác thải phát sinh ngày
càng tăng trở thành mối hiểm họa đối với môi trường và sức khỏe con nguời.
Ở nước ta việc xử lý rác thải chủ yếu dựa vào biện pháp chôn lấp cơ học bằng
các phương tiện thô sơ, hoặc chỉ dừng lại ở bước tập trung, thu gom rác nên
hiệu quả xử lý không cao. Rác thải tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp,
các khu đô thị do mật độ dân cao, nhu cầu tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, chúng ta
không thể không kể đến lượng rác thải được phát ra từ các chợ huyện, mặc dù
các chợ này có quy mô nhỏ.
Thị trấn Chúc Sơn là khu vực có tốc độ phát triển nhanh. Trong đó, khu
vực chợ Chúc Sơn là nơi tấp nập, náo nhiệt nhất của thị trấn. Chợ hoạt động
cả ngày, đem lại thu nhập cho nhiều người, lợi nhuận cho thị trấn. Tuy nhiên
có một vấn đề lớn mà chính quyền địa phương phải quan tâm, đó là xử lý rác
thải do hoạt động buôn bán thải ra tại chợ. Hàng ngày, chợ xả thải ra một
lượng rác khá lớn, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và đặc biệt là đời sống của
người dân xung quanh.
Hiện nay, việc bảo vệ môi trường của thị trấn Chúc Sơn là vấn đề cấp
bách. Trong đó, việc kiểm soát, quản lý rác thải tại chợ là việc cần làm đầu
tiên. Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, các cơ
quan chức năng và góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tập được nghiên
cứu khoa học, nhóm sinh viên chúng em đã thực hiện đề tài :“ Điều tra thực
trạng ô nhiễm rác thải tại chợ Chúc Sơn – TT.Chúc Sơn – H.Chương Mĩ –
TP. Hà Nội”.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về chợ
Chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa
khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng
trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác.
Chợ là nơi giao lưu buôn bán các mặt hàng lớn nhỏ lương thực thực phẩm.
Xã hội phát triển nhu cầu và vai trò của chợ tăng theo.Đi đôi với nó là vấn đề
rác thải xuất hiện càng ngày càng nhiều và đa dạng.Trong quá trình tăng sản
xuất và nhu cầu tiêu dùng vật chất tăng cao, con người không ngừng tạo ra
các chất thải, phần lớn chúng được đưa vào môi trường. Đi theo đó là nhiều
chất thải nguy hại.
1.2 Khái niệm về rác
1.2.1. Chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan
trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sống.
Các loại chất thải rắn được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
a, Theo thành phần hóa học và vật lý: Người ta phân biệt theo các thành
phần hữu cơ, vô cơ, cháy được không cháy được, kim loại, phi kim loại, da,
giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
b, Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,
ngoài nhà, trên đường phố, chợ…
c, Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại:
- Chất thải rắn sinh hoạt : Là những chất thải liên quan đến hoạt động sống
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
3
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Theo phương diện khoa học,
có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau.
+ Chất thải thực phẩm bao gồm các phần thừa thãi, không dùng được sinh
ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn. . . Đặc điểm quan trọng của loại chất
thải phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy
thường gây ra các mùi hôi thối rất khó chịu, hay gặp ở chợ hoặc ở các bãi rác
tập kết.
+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm của người (rất
nhiều những công trình chăn nuôi và các công trình vệ sinh của con người
được thải ra sông gây mùi và ô nhiễm rất nặng) và còn có phân của các đông
vật khác.động vật hoang dã, động vật nuôi ngoài trâu, bò, lợn, gà . . .
+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: Vật chất còn lại trong quá
trình đốt củi, than, rơm rạ, lá. . .
+ Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là cây, que, củi,
nilon, vỏ bao gói . . . rất khó phân hủy
- Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
+Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện.
+Các phế thải trong các quá trình công nghệ.
+ Bao bì đóng gói sản phẩm.
+ Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tong vỡ do
các hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình v.v . . . Chất thải xây dựng gồm:
+ Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
+ Đất đá do việc đào móng trong xây dựng.
- Chất thải từ chính các nhà máy xử lý chúng: Chất thải rắn từ những hệ
thống xử lý nước, nước thải, nhà máy sử lý chất thải công nghiệp.
4
- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa
chất bảo vệ thực vật. . .
d, Theo mức độ nguy hại: bao gồm các loại
- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại ,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng
xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan. . . Có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe
người động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh chất này chủ yếu từ các hoạt động
y tế, cộng nghiệp và nông nghiệp.
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các chất tính chất nguy hại trực tiếp hoặc tương tác vói các chất khác
gây nguy hại tới môi trương và sức khỏe công đồng như:
+ Các loại bông băng
+ Các loại kim, ống tiêm
+ Chất thải sinh hoat từ bệnh nhân.
+ Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
1.2.2. Các chất thải lỏng
Gồm các loại nước thải từ các cơ sở công nghiêp, cơ sở sản xuất kinh
doanh và nước thải sinh hoạt có chứa các chất gây ôi nhiễm môi trường. Với
dân số trên 7 triệu người, lượng nước thải trên toàn thành phố xấp xỉ 600.000
m3/ngày. Tuy nhiên theo khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội
chỉ có 1/10 lượng nước thải trên được xử lý, số còn lại đang được xả thải trực
tiếp ra các hồ trên địa bàn thành phố. Đây là kết quả khảo sát mới nhất của Sở
Tài nguyên – Môi trường trên 116 hồ tại địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy
hầu hết các hồ đều có dấu hiệu ô nhiễm, thậm chí một số chỉ tiêu vượt quy
chuẩn cho phép, nước có màu xanh, xanh đen, nổi váng và có mùi hôi thối.
Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm trầm trọng này được xác định chủ yếu do
nguồn nước thải sinh hoạt của người dân gây nên. Vì thiếu ý thức, nên toàn
5
bộ lượng thải sinh hoạt hàng ngày đều được dẫn ống đổ thẳng ra các sông hồ.
[thống kê đầu năm 2010]
Trong số các bệnh viện công lập ở Hà Nội mới chỉ có 8 bệnh viện hoàn
thiện hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế độc hại, 28 bệnh viện đã có dự án nâng
cấp, cải tạo bệnh viện, bao gồm cả việc nâng cấp, hoàn thiện hệ thống xử lý
chất thải lỏng y tế, 12 đơn vị còn lại đều đã có quyết định, quy hoạch xây
dựng hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế độc hại, dự kiến cuối năm 2009, đầu
năm 2010 sẽ tiến hành tổ chức đấu thầu xây dựng.[báo an ninh thủ đô tháng 4
năm 2009]. Trên 62% bệnh viện trong cả nước chưa có hệ thống xử lý chất
thải lỏng.
1.3. Hiện trang chất thải rắn ở Việt Nam
Hiện nay, lượng chất thải hàng năm ở nước ta là rất lớn trong khi cơ sở hạ
tầng va bảo vệ môi trường ở nước ta la rất thấp kém. Hệ thống thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn, hệ thống cung cấp nước sạch và tiêu thoát và xử
lý nước thải ở các đô thị còn rất thiếu thốn.
Dự báo đến năm 2010, lượng chất thải rắn của Việt Nam sẽ tăng từ 24
-30% tương đương 45 triệu tấn rác/năm. Trong đó, chất thải y tế nguy hại vào
khoảng 25.000 tấn/năm.
Khối lượng chất thải rắn công nghiệp hàng năm ở Việt Nam trên 8 triệu
tấn, trong đó có hàng trăm nghin tấn chất thải độc hại, nguy hiểm.
Hàng ngày, Hà Nội thải ra đến 2.800 tấn rác sinh hoạt và khoảng 2.000 tấn
chất thải công nghiệp khác. Nhưng việc xử lý chúng của các xí nghiệp môi
trường có vẻ chưa theo kịp thực tế. Chất thải nguy hại mới thu gom được 70%
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô
thị của thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ngày; ngoài ra chất thải công nghiệp,
chất thải xây dựng, chất thải y tế với tổng khối lượng khoảng 2.000 tấn
khác/ngày. Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các
loại: khoảng 60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 1/4 và lượng chất thải
phân bùn bể phốt là 5%.
6
Riêng chất thải công nghiệp chiếm 10% (trong đó bao gồm luôn cả chất
thải nguy hại) và hàng năm tăng thêm từ 3-5% (như năm 2007, lượng phát
sinh là 750 tấn/ngày). Nguồn phát thải loại này tập trung vào một vài ngành
như: chế biến thực phẩm, hóa chất và cơ khí. Riêng 3 ngành này đã chiếm gần
phân nửa tổng lượng chất thải công nghiệp của thành phố.
Đối với nguồn thải từ các bệnh viện, hiện cả thành phố có 91 bệnh viện và
trung tâm y tế cấp quận, huyện; ngoài ra còn 232 trạm y tế xã và cơ sở y tế
nhỏ. Tổng lượng rác y tế xấp xỉ khoảng 20 tấn/ngày; tỷ lệ chất thải y tế nguy
hại trong đó chiếm tỷ lệ tương đối cao, chừng 5 tấn/ngày.
Ở nước ta hầu hết công nhân thu dọn hầu hết chưa được trang bị đầy đủ
thiết bị cần thiết phục vụ công việc, thiếu hiểu biết tầm nguy hại ảnh hưởng
đên sức khỏe của họ. Hầu hết đều mắc các bệnh ngoài da, hô hấp... (50% là
trẻ em)
Vấn đề về rác thải và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang được quan tâm
của nhiều cấp, nhiều ngành chức năng. Lượng rác thải ra mỗi ngày là quá lớn
và quá tải. Phương pháp xử lý đa số vẫn là chôn lấp.
Hiện tại đang có một số nhà máy xử lý rác thải xuất hiện nhưng vẫn chưa
đủ đáp ứng nhu cầu, được sự quan tâm của nhân dân nhà nước, đã cho xây
dựng rất nhiều nhà máy xử lý.
Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt An Định xây dựng trên khuôn viên
rộng 10ha, nằm xa khu dân cư, được lắp đặt hệ thống dây chuyền thiết bị hiện
đại, đồng bộ; công suất xử lý 200 tấn rác/ngày; tổng vốn đầu tư hơn 236 tỷ
đồng.
Nhà máy xử lý chất thải hầm cầu Hòa Bình tại Tp HCM. Nhà mày đầu tiên
tại Việt Nam. Đã đi vào hoạt động vơi công suất khoảng 60-70 m3 chất thải
hầm cầu.
1.4 Tình hình nghiêm cứu thực trạng rác tại các chợ Việt Nam
1.4.1. Thực trạng rác ở các chợ Việt Nam
- Rác thải ở các chợ vẫn là một vấn đề rất “nóng” cần được quan tâm.
7
- Tuy lượng rác thải ở các chợ đã được giảm bớt và một số rác thải nguy hại
lâu phân hủy như túi linol đã được tái chế hoặc có các biện pháp phòng ngừa
nhưng hàng ngày lượng rác thải được đưa ra từ các chợ vẫn quá tải. Các chợ ở
các vùng quê, các biện pháp xử lý rác còn rất lạc hậu, chỉ một bộ phận người
dân có ý thức về rác thải ảnh hưởng đến môi trường còn đại đa số bộ phận
người dân chưa có ý thức về việc bảo vệ môi trường nhất là về môi trường rác
thải.
- Ở các thành phố lớn trong các chợ nơi công cộng đã có thùng rác công
cộng. Đa số người dân đã có ý thức về bảo vệ môi trường.
- Tuy nhiên càng ở thành phố thì lượng rác thải ở các chợ càng đa dạng về
thành phần và chủng loại. (trong đó có nhiều chất thải chứa nhiều hóa chất
nguyên tố độc gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người)
1.4.2. Vấn đề mà đề tài đã nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về thực trạng rác thải ở các chợ trong nước nói riêng và
quốc tế nói chung đã được rất nhiều các nhóm chuyên gia, kỹ sư, các nhóm
sinh viên tại các viện nghiên cứu, các trường chuyên nghiệp nghiên cứu rất
nhiều. Cụ thể như các đề tài hay chuyên đề nghiên cứu về thực trạng rác thải
chợ, mô hình và phương pháp quản lý, xử lý rác ở chợ Xuân Mai, chợ Ngã Tư
Sở. Tuy nhiên tại chợ Chúc Sơn thuộc thị trấn Chúc Sơn đến nay vẫn chưa
được nghiên cứu, tìm hiểu.
- Hiện đề tài chỉ phân tích được một số chỉ tiêu có liên quan đến vấn đề ô
nhiễm nước (như pH, COD, DO, BOD
5
). Thống kê phân loại được số lượng
rác thải (theo ngày tháng năm) trong chợ và địa bàn thị trấn Chúc Sơn. Tìm ra
nguyên nhân dẫn đến thực trạng rác thải hiện nay cũng như ảnh hưởng của nó
tới môi trường đời sống con người. Qua những nghiên cứu, tìm hiểu của
nhóm nghiên cứu đã đưa ra được một số phương pháp quản lý rác thải nhằm
khắc phục nâng cao hiệu quả quản lý.
8
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Góp phần bảo vệ môi trường thị trấn Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá được thực trạng, mức độ ảnh hưởng của rác thải
tới chất lượng môi trường và sức khoẻ con người hoạt động, sinh hoạt xung
quanh khu vực chợ thị trấn Chúc Sơn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sự ô nhiễm rác thải tại chợ Chúc Sơn.
- Đối tượng khảo sát:
+ Rác thải
+ Con người: người bán hàng, người mua hàng, người xung quanh chợ,
khách vãng lai.
+ Môi trường chợ: đất, không khí; nước của khu vực chợ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chợ Chúc Sơn và khu vực lân cận chợ Chúc Sơn.
+ Quan sát một vài chợ khác ở huyện Chương Mĩ như: chợ Gốt, chợ Đông
Phương Yên, chợ Xuân Mai.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thực trạng phát thải; tình hình thu gom, xử lý rác thải tại khu vực
chợ TT.Chúc Sơn.
+ Thực trạng các nguồn phát sinh rác thải tại khu vực chợ TT.Chúc Sơn.
+ Thực trạng rác thải của hoạt động trao đổi mua bán và rác thải sinh hoạt
tại chợ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của rác thải tại chợ Chúc Sơn về: môi trường đất,
môi trường nước, môi trường không khí. Từ đó có thể đưa ra mức độ ảnh
hưởng tới sức khoẻ người dân.
9
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải tại TT.Chúc
Sơn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
- Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định, phân tích, đánh giá điều
kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội – môi trường và tổng hợp các dữ liệu có liên
quan đến khu vực chợ Chúc Sơn thông qua các thông tin, số liệu đã thu thập
được từ các nguồn khác nhau.Từ đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các
nghiên cứu đã thực hiện trước đây tại khu vực nghiên cứu và các thông tin
cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn:
+ Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu.
+ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội – môi trường khu vực nghiên cứu.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các giáo trình có nội
dung về quản lý rác, các đề tài đã nghiên cứu về quản lý rác thải. Ngoài ra, đề
tài còn sử dụng những thông tin trên các trang Web về việc đánh giá mức độ
ảnh hưởng của rác.
2.4.2. Phương pháp điều tra xã hội học
- Quan sát hiện trường và ghi chép các nhận xét trực quan về tình trạng môi
trường do rác thải gây nên. Đồng thời, quan sát các hành vi của cộng đồng
trong việc xả rác, thu gom rác tại khu vực nghiên cứu.Sau đó phân tích, đánh
giá các thông tin quan sát được.
- Sử dụng phiếu điều tra được thiết kế theo bảng hỏi với nội dung đề cập đến
vấn đề quản lý rác thải của các cơ quan chức năng có liên quan và vấn đề về
nhận thức, thói quen của cộng đồng đối với rác thải tại khu vực nghiên cứu.
Nội dung phiếu điều tra, số lượng phiếu điều tra, các nhóm đối tượng được
phát phiếu được thiết lập trên cơ sở các thông tin đã thu thập được từ quá
trình điều tra, khảo sát thực địa và thu thập các nguồn thông tin, cụ thể: Đề tài
tiến hành điều tra 2 nhóm đối tượng: người dân sống xung quanh khu vực chợ
(30 phiếu) và người tham gia trao đổi mua bán trong khu vực chợ (70 phiếu),
10
trong đó: hàng thịt (12 phiếu); hàng cá, vịt,gà (7phiếu); hàng rau,củ,quả (9
phiếu); hàng hoa ở cổng chợ (5 phiếu); hàng ăn, hàng bánh (5 phiếu); hàng
giò chả (3 phiếu); hàng quần áo, giầy dép, chăn, gối, đệm (9 phiếu); hàng may
đo (4 phiếu); hàng nhôm, nhựa, gốm, sứ (2 phiếu); hàng điện tử, điện lạnh,
điện gia dụng (3 phiếu); hàng gò rèn, kim khí (1 phiếu); hàng tạp hoá (2
phiếu); hàng tân dược (2 phiếu); hàng trang sức (2 phiếu); hàng khô (4
phiếu).Mỗi phiếu 10 câu hỏi, nội dung câu hỏi ở phần phụ lục. Chúng tôi đã
tiến hành phát ra 100 phiếu và đã thu về được 73 phiếu (các hộ gia đình gần
chợ: 24 phiếu; người tham gia trao đổi mua bán trong khu vực chợ: 49 phiếu)
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
- Trực tiếp đi thực tế trên địa bàn nghiên cứu để kiểm tra tính xác thực từ các
nguồn thông tin đã thu thập được, đồng thời cập nhật những sự thay đổi có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo thời gian.
- Khảo sát, đánh giá sơ bộ về các gian hàng khu vực tham gia hoạt động trao
đổi mua bán với chỉ tiêu về lượng rác thải ra hàng ngày và mức độ ô nhiễm
của nó. Đồng thời bằng các giác quan đánh giá môi trường chợ, cụ thể là môi
trường đất, môi trường không khí.
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Phương pháp được áp dụng để phân tích các mẫu nước
- Nước thải ra từ các hoạt động diễn ra hàng ngày của chợ bị tích tụ, ngưng
đọng tại các chỗ trũng trong chợ, không được quan tâm xử lý lâu ngày bị bốc
mùi gây mất mĩ quan và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Để biết chắc chắn
rằng các nguồn nước ở đây có bị ô nhiễm hay không và đang ở mức độ nào,
chúng tôi đã tiến hành phân tích một số mẫu nước theo một số chỉ tiêu trong
tiêu chuẩn nước thải Việt Nam như: pH, DO, COD, BOD
5
.
+ Địa điểm lấy mẫu:
• Mẫu 1 (nước thải hàng ăn): được lấy ở vùng đất trũng nơi đọng nước
thải của hàng ăn và cách hàng ăn khoảng 3m.
11
• Mẫu 2 (nước thải khu vực hàng cá): mẫu được lấy sát các hàng cá, nơi
đọng lại các hoạt động xả thải ở dạng nước (như nước mổ cá).
• Mẫu 3 (nước giếng): mẫu được lấy tại vòi bơm nước trong chợ từ
giếng lên.
• Mẫu 4 (nước ao, hồ nơi đổ rác): mẫu được lấy tại ao gần khu vực xây
dựng chợ mới của thị trấn ngày trước, là nơi tập kết rác chợ dọc sát mương,
cách ao khoảng hơn 4m.
+ Dụng cụ đựng mẫu: chai poly etylen.
+ Số lượng mẫu: 2 lít/ mẫu
+ Thời gian lấy mẫu: 14h20 - 14h35.
+ Ngày lấy mẫu: 18/1/2010.
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu đã nêu ở trên trên mẫu bảng sau:
Mẫu bảng : Kết quả phân tích các thông số chỉ tiêu nước thải:
Stt
Chỉ
tiêu
Đơn
vị
Kết quả
TCVN
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
1 BOD
5
mg/l
2 COD mg/l
3 pH -
4 DO mg/l
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
- Phương pháp này được dùng sau khi đã thu thập được toàn bộ số liệu, thông
tin cần thiết từ các phương pháp được tiến hành trước đó. Mục đích là để xử
lý thông tin, hoàn thiện bản báo cáo.
- Xử lý các thông tin định lượng bằng toán học, biểu diễn các số liệu trên đồ
thị, biểu đồ để tìm mối liên quan giữa các con số, chỉ tiêu, từ đó rút ra các
luận cứ khoa học.
12
CHƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Chúc Sơn thuộc huyện Chương Mĩ – thành phố Hà Nội, nằm cách
trung tâm thành phố 28 km về phía tây nam. Địa giới hành chính thị trấn
Chúc Sơn: phía Đông giáp phường Đồng Mai, Hà Nội; phía Tây giáp xã Tiên
Phương, xã Ngọc Hòa; phía Nam giáp xã Đại Yên; phía Bắc giáp quận Hà
Đông.
Chợ Chúc Sơn nằm ở trung tâm thị trấn Chúc Sơn. Khu đất họp chợ có
hình dạng phức tạp, được xác định theo bản đồ đo đạc do phòng Địa Chính –
UBND thi trấn Chúc Sơn cung cấp:
- Phía Tây: giáp đường thị lộ 419.
- Phía Bắc: giáp đường nội thị.
- Phía Đông và phía Nam : giáp khu dân cư.
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình thị trấn khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu
thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi ,sông, đồng, bãi, hồ, hang,
động… nằm xen kẽ nhau. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Phía
Tây Bắc chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình bị chia cắt phức tạp, có nhiều hang
động. Vùng đồng bằng phía Đông có độ cao trung bình 6-8m so với mực
nước biển.
Chợ Chúc Sơn nằm trên khu đất tương đối bằng phẳng. Một phần diện tích
chợ đã được bê tông hóa. Các hàng bán đều có mái che, lối đi chật hẹp, chỉ
thuận tiện cho hoạt động mua bán nhỏ.
3.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn
Chợ Chúc Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu có sự phân mùa
rõ rệt giữa mùa nóng và lạnh.
13
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 24
0
C. Mùa nóng từ tháng 5 đến
tháng 10, thường chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây nam, nhiệt độ trung bình
tháng nóng nhất là 30ºc (nhiệt độ cao nhất là 38ºC). Mùa lạnh kéo dài từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 17 ºC,
thuờng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối cao. Độ ẩm trung bình là
83%.
- Lượng mưa: Lượng mưa lớn, phân bố không đều giữa các tháng trong năm.
Lượng mưa trung bình năm là 1780 mm.
3.1.4.Tài nguyên thiên nhiên
a, Đất và thực vật
Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn là 506,04 ha. Đất tương đối màu
mỡ, với nhiều loại địa hình nên có thể trồng được nhiều loại cây lương thực,
cây công nghiệp, cây ăn quả…Diện tích đất đồi được phủ xanh bởi chè,
thông, hồ tiêu, mây, tre, nứa…Ngoài ra còn nhiều cây bụi dưới tán rừng như
sim, mâm xôi, cúc dại và các loại cỏ…Chúng tạo lên một lớp thảm thực vật
khá đa dạng.
b, Nguồn nước
Nguồn nước mặt lớn. Mật độ sông dày, có nhiều hồ đầm lớn, nhỏ. Lượng
nước ngầm tương đối nhiều, ở độ sâu từ 20 đến 65 m.
Một số khoáng sản: Đá vôi, đá granit, sét.
3.2. Điều kiện kinh tế
• Về kinh tế: Kinh tế của thị trấn trước đây chủ yếu là nông nhiệp, những
năm gần đây, thị trấn đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp và đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất và kinh
doanh, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân trong thị trấn.
• Về cơ sở hạ tầng:
- Đường giao thông: Hiện nay, toàn bộ đường giao thông trong khu vực thị
14
trấn đều đã được bê tông hóa. Một số đoạn đường đã bị xuống cấp cần sửa
chữa lại.
- Hệ thống điện: 100% các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn đã có điện dùng.
Hệ thống điện được nâng cấp, khả năng chịu tải cao hơn. Hệ thống đèn cao áp
được xây dựng dọc theo quốc lộ 6A và đường tại các khu dân cư.
- Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc khá phát triển. Ti vi, điện thoại trở lên
phổ biến, được sử dụng rộng rãi.
- Y tế - giáo dục: Giáo dục và y tế được quan tâm hơn. Trường học, trung
tâm y tế được xây dựng khang trang nhằm phục vụ nhu cầu học tập, khám
chữa bệnh của người dân.
Với điều kiện kinh tế - xã hội như trên, thị trấn Chúc Sơn có tiềm năng lớn
mạnh để phát triển kinh tế, đặc biệt là các nghành thương mại và dịch vụ.
Song song với sự phát triển đó, thị trấn cũng rất dễ dàng bị ô nhiễm do sự
phát sinh rác thải rất lớn. Đây là vấn đề không thể tránh khỏi, đòi hỏi các cấp
lãnh đạo, các tổ chức phải có sự quản lý chặt chẽ và thưòng xuyên hơn, tránh
gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
15
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Hiện trạng rác thải và tình hình quản lý rác tại chợ Chúc Sơn
4.1.1. Hiện trạng rác thải chợ Chúc Sơn
a) Nguồn phát sinh rác thải chợ
- Qua khảo sát và thống kê được về khu vực chợ TT.Chúc Sơn, lượng rác thải
ra hàng ngày chủ yếu xuất phát từ 2 nguồn chính: nguồn sinh hoạt của 43 hộ
dân sinh sống quanh khu vực chợ (14,29%) và nguồn thương mại kinh doanh
với 259 hộ buôn bán (85,71%).Cụ thể:
Bảng 5.1: Nguồn phát sinh rác thải khu vực chợ Chúc Sơn
Stt Nguån ph¸t sinh Sè hé
Tỷ lệ %
I
Tõ sinh ho¹t
43 14,29
II
Tõ th¬ng m¹i kinh doanh
258 85,71
1
Hàng thịt 32 10,63
2
Hàng cá, gà, vịt 13 4.32
3
Hàng rau, củ , quả 43 14,29
4
Hàng hoa 11 3,65
5
Hàng ăn, hàng bánh kẹo 15 4,98
6
Hàng giò, chả 7 2,33
7
Hàng quần áo, giày dép, chăn, gối, đệm. 62 20,60
8
Hàng may đo 8 2,66
9
Hàng nhôm, nhựa, gốm, sứ 13 4,32
10
Hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng 10 3,32
11
Hàng gò rèn kim khí 2 0,66
12
Hàng tạp hoá 16 5,32
13
Hàng tân dược 3 0,99
14
Hàng trang sức 12 3,99
15
Hàng khô 11 3,65
TỔNG 301 100
16
- Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy được lượng rác thải của chợ rất đa
dạng, do gồm nhiều mặt hàng tham gia hoạt động buôn bán mà phần
lớn là do nguồn thương mại thải ra. Trong đó, mặt hàng lương thực,
thực phẩm chiếm nhiều hơn cả, cụ thể: trong tổng số nguồn phát sinh
rác thải hàng rau, củ, quả chiếm (14,29%), hàng thịt (10,63%). Ngoài
ra, mặt hàng quần áo, giầy dép, chăn, gối, đệm (20,60%) và hàng tạp
hoá (5,32%) cũng chiếm vị trí đông hơn so với các mặt hàng còn lại.
Song không phải mặt hàng nào có số lượng đông hơn thì sự phát sinh
rác thải sẽ theo đó tăng lên, ví dụ như hàng quần áo, giày dép, chăn,
gối, đệm. Mọi người đều biết rằng, những mặt hàng này khi được bán
đều không thải ra loại rác nào ngoài túi nilon đựng đồ bán cho khách
hàng khi mang về hoặc chỉ là rác từ đồ ăn của mỗi gian hàng thải ra.
Chính vì vậy, chúng tôi không xếp chúng vào nhóm có lượng phát thải
rác chợ nhiều.
b) Khối lượng và thành phần rác thải chợ
- Về khối lượng:
Theo số liệu thống kê của Cty Môi trường đô thị Xuân Mai và UBND
TT.Chúc Sơn cung cấp, mỗi ngày chợ Chúc Sơn thải ra khoảng 5 xe chở rác
đẩy tay, trong đó 4 xe 1,1 khối (hơn 0,5 tấn rác) và 1 xe 1 khối (gần 0,5 tấn
rác), tương ứng khoảng 2,6 tấn rác/ ngày.
Qua các năm, khối lượng rác thu gom được của khu vực chợ TT.Chúc Sơn
có sự thay đổi rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế của đất nước ta
ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của con người ngày một được
nâng cao hơn. Vì vậy, để đáp ứng được những nhu cầu của con người, đòi hỏi
những mặt hàng trao đổi mua bán phải đa dạng hơn, đảm bảo chất lượng hơn.
Song cũng chính vì lẽ đó mà vấn đề môi trường hiện nay đang dần trở thành
mối quan tâm hàng đầu của xã hội, của những người công dân. Và chợ
TT.Chúc Sơn cũng không nằm ngoài mối quan tâm ấy.
17