HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRỊNH THỊ HỒNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC
NUÔI TÔM TẠI HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành:
Khoa học môi trường
Mã số:
60 44 03 01
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Hoàng Thái Đại
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khác quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Hồng
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Hoàng Thái Đại đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Đoàn
Mỏ - Địa chất - Sở tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Hồng
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2.
Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 2
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4.
Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.5.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.
Thực trạng về hoạt động nuôi tôm tại việt nam .................................................... 4
2.1.1. Về tình hình sản xuất giống .................................................................................. 4
2.1.2. Các hình thức nuôi ................................................................................................ 5
2.1.3. Diện tích, sản lượng .............................................................................................. 6
2.1.4. Các vấn đề tồn tại trong ngành nuôi tôm tại Việt Nam ........................................ 7
2.2.
Thực trạng nuôi tôm tại thanh hóa ........................................................................ 7
2.2.1. Về tình hình sản xuất giống .................................................................................. 8
2.2.2. Các hình thức nuôi ................................................................................................ 8
2.2.3. Diện tích, sản lượng .............................................................................................. 8
2.2.4. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 9
2.2.5. Các vấn đề tồn tại trong nuôi tôm tại tỉnh Thanh Hóa ........................................ 10
2.3.
Tổng quan về đặc tính sinh học của tôm và chất lượng nước nuôi tôm ............. 10
2.3.1. Đặc tính sinh học của tôm................................................................................... 10
2.3.2. Yêu cầu về chất lượng nước nuôi tôm ................................................................ 11
2.3.3. Nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái chất lượng nước nuôi tôm ............................ 12
iii
2.3.4. Ảnh hưởng của chất lượng nước ao nuôi đến môi trường xung quanh và
chất lượng tôm .................................................................................................... 15
2.3.5. Các giải pháp kiểm soát chất lượng nước hiện nay ............................................ 18
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 28
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 28
3.2.
Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 28
3.3.
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 28
3.4.
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 28
3.4.1. Đánh giá tình hình nuôi tôm trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ...... 28
3.4.2. Hiện trạng chất lượng nước nuôi tôm tại xã Thanh Thủy, huyện Tĩnh Gia,
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................... 28
3.4.3. Đề xuất các giải pháp kiểm soát chất lượng nước nuôi tôm tại xã Thanh
Thủy, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa .............................................................. 28
3.5.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 29
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................. 29
3.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra phỏng vấn ....................................... 29
3.5.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu ............................................ 30
3.5.4. Phương pháp so sánh và đánh giá ....................................................................... 34
3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 34
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 35
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa ............. 35
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................... 35
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................... 40
4.2.
Tình hình nuôi tôm tại huyện tĩnh gia................................................................. 43
4.3.
Tình hình nuôi tôm tại xã thanh thủy.................................................................. 45
4.3.1. Diễn biến diện tích nuôi tôm tại xã Thanh Thủy trong những năm gần đây ...... 45
4.3.2. Nguồn nước cấp .................................................................................................. 46
4.3.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................... 46
4.3.4. Diện tích, đối tượng, thời gian nuôi và nguồn cung cấp giống........................... 49
4.3.5. Thức ăn và hóa chất sử dụng .............................................................................. 50
4.3.6. Quy trình nuôi tôm .............................................................................................. 51
iv
4.3.7. Các biện pháp kiểm soát chất lượng nước hiện đang được sử dụng tại khu
vực nghiên cứu .................................................................................................... 55
4.4.
Hiện trạng chất lượng nước nuôi tôm tại xã thanh thủy, huyện tĩnh gia,
tỉnh thanh hóa...................................................................................................... 57
4.4.1. Hiện trạng chất lượng nước cấp cho khu vực nuôi tôm ...................................... 57
4.4.2. Kết quả chất lượng nước ao nuôi ........................................................................ 59
4.4.3. Chất lượng nước thải .......................................................................................... 74
4.5.
Đề xuất một số giải pháp kiểm soát chất lượng nước nuôi tôm tại huyện
tĩnh gia ................................................................................................................ 75
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 78
5.1.
Kết luận ............................................................................................................... 78
5.2.
Kiến nghị............................................................................................................. 78
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 80
Phụ lục ........................................................................................................................... 83
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BĐKH
:
Biến đổi khí hậu
BNNPTNT
:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BTCT
:
Bê tông cốt thép
BTNMT
:
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT
:
Bảo vệ môi trường
ĐTNC
:
Đề tài nghiên cứu
HDNB
:
Hướng dẫn nội bộ
HTX
:
Hợp tác xã
NT
:
Nước thải
PT
:
Phương trình
QCCP
:
Quy chuẩn cho phép
QCVN
:
Quy chuẩn Việt Nam
TCCP
:
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN
:
Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND
:
Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG
2.1.
Số trại sản xuất tôm giống ở Việt Nam ................................................................. 5
2.2.
Sản lượng tôm giống sản xuất ở Việt Nam tính theo triệu PL15 .......................... 5
2.3.
Diện tích, sản lượng nuôi tôm ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2003 ....................... 6
2.4.
Diện tích, sản lượng nuôi tôm ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2014 ....................... 7
2.5.
Diện tích, sản lượng nuôi tôm ở Thanh Hóa giai đoạn 2002 - 2007 ..................... 9
2.6.
Diện tích, sản lượng nuôi tôm ở Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2014 ..................... 9
2.7.
Chất lượng nước cấp và nước ao nuôi tôm sú và tôm chân trắng ....................... 11
3.1.
Tổng hợp danh sách các hộ được lựa chọn lấy mẫu và số lượng mẫu
tại khu vực nuôi tôm xã Thanh Thủy, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ............ 31
3.2.
Tổng hợp thời gian lấy mẫu ................................................................................ 32
3.3.
Tổng hợp các phương pháp phân tích mẫu nước nuôi tôm ................................. 34
4.1.
Tổng hợp biến trình nhiệt độ trung bình qua các năm, (0C) ............................... 37
4.2.
Tốc độ gió trung bình (m/s) khu vực nghiên cứu trong năm 2014 ..................... 38
4.3.
Tổng hợp lượng mưa, bốc hơi trung bình qua các năm ...................................... 39
4.4.
Số giờ nắng trung bình trong các năm, (giờ) ...................................................... 39
4.5.
Phân bố lao động theo ngành nghề tại xã Thanh Thủy năm 2014 ...................... 41
4.6.
Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia ......................................................... 42
4.7.
Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thanh Thủy.......................................................... 42
4.8.
Diễn biến diện tích nuôi tôm tại huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2007-2015 .................... 43
4.9.
Diễn biến diện tích ao nuôi tôm trong những năm gần đây ................................ 45
4.10. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát về chất lượng cơ sở hạ tầng khu
vực nghiên cứu .................................................................................................... 47
4.11. Tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn về diện tích, đối tượng nuôi và
nguồn cung cấp giống tại các hộ nuôi tôm.......................................................... 49
4.12. Thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Thanh Thủy năm 2015 ....................... 49
4.13. Bảng tổng hợp thức ăn và hóa chất sử dụng ....................................................... 50
4.14. Bảng tổng hợp các bước trong quy trình nuôi tôm ............................................. 51
4.15. Tổng hợp các biện pháp kiểm soát chất lượng nước ao nuôi tại các hộ
nuôi tôm thâm canh được lựa chọn nghiên cứu ..................................................... 56
vii
4.16. Kết quả phân tích chất lượng nước cấp khu vực nuôi tôm thâm canh
và quảng canh cải tiến ......................................................................................... 58
4.17. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước ao nuôi thâm canh vụ 1...................... 60
4.18. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước ao nuôi thâm canh vụ 2 ............... 61
4.19. Tổng hợp kết quả chất lượng nước ao nuôi quảng canh cải tiến vụ 1 ................ 63
4.20. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước ao nuôi quảng canh
cải tiến vụ 2 ......................................................................................................... 64
4.21. Kết quả chất lượng nước thải nuôi tôm thâm canh ............................................. 74
viii
DANH MỤC HÌNH
4.1a.
Diễn biến nồng độ DO, độ mặn và pH của nước ao nuôi tôm thâm
canh (Vụ 1)................................................................................................ 67
4.1b.
Diễn biến nồng độ DO, độ mặn và pH của nước ao nuôi tôm thâm
canh (Vụ 2)................................................................................................ 67
4.2a.
Diễn biến nhiệt độ và độ trong của nước ao nuôi tôm thâm canh
(Vụ 1) ........................................................................................................ 68
4.2b.
Diễn biến nhiệt độ và độ trong của nước ao nuôi tôm thâm canh
(Vụ 2) ........................................................................................................ 68
4.3a.
Diễn biến nồng độ NH3 và H2S của nước ao nuôi (Vụ 1) ......................... 69
4.3b.
Diễn biến nồng độ NH3 và H2S của nước ao nuôi (Vụ 2) ......................... 69
4.4a.
Diễn biến nồng độ DO, độ mặn và pH của nước ao nuôi quảng
canh cải tiến (Vụ 1) ................................................................................... 71
4.4b.
Diễn biến nồng độ DO, độ mặn và pH của nước ao nuôi quảng
canh cải tiến (Vụ 2) ................................................................................... 71
4.5a.
Diễn biến Độ trong, nhiệt độ của nước ao nuôi ........................................ 72
4.5b.
Diễn biến Độ trong, nhiệt độ của nước ao nuôi quảng canh cải tiến
(Vụ 2) ........................................................................................................ 72
4.6a.
Diễn biến NH3, H2 S của nước ao nuôi ...................................................... 73
4.6b.
Diễn biến NH3, H2 S của nước ao nuôi ...................................................... 73
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tĩnh Gia là một trong 6 huyện, thị ven biển có bờ biển dài 42 km với 3 cửa lạch
và hệ thống sông ngòi khá dày đặc, bãi triều rộng lớn đã tạo nên thế mạnh để phát triển
thuỷ, hải sản. Trong đó, đặc biệt là việc phát triển nghề nuôi tôm đã trở thành một
ngành kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho rất
nhiều hộ dân trong vùng. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm của tỉnh Thanh Hóa nói chung
và huyện Tĩnh Gia nói riêng trong những năm gần đây có xu hướng giảm do dịch bệnh
ngày càng gia tăng, tôm chết nhiều dẫn đến năng suất thấp, gây thiệt hại nặng nề cho
các hộ nuôi. Tại thời điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện còn lại 01 xã nuôi tôm là xã
Thanh Thủy. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có dấu hiệu của sự tác động của phương
thức chăm sóc, điều kiện thời tiết và chất lượng cơ sở hạ tầng đến chất lượng nước nuôi
tôm. Qua việc nghiên cứu thực trạng đề tài đã đưa ra các giải pháp để kiểm soát chất
lượng nước nuôi tôm, hướng tới phát triển nghề nuôi tôm bền vững.
x
THESIS ABSTRACT
Tinh Gia is one of 6 coastal districts, with 42 km coastline, includes 3 estuaries,
and a relatively dense river system, large tidal flat, gives its advantage in aquaculture.
Especially shrimp aquaculture, which became an important economic sector,
contributed for poverty-reduction, developed living standard for a lot of local
households.
However, the shrimp aquaculture acreage of Thanh Hoa province, in common,
and Tinh Gia district, particularly, in these current years tends to decrease, due to the
increment of disease, shrimp’s mass death leads to low productivity, causes heavy loss
to the farmers.
At the researching time, there’s only 1 shrimp aquaculture area remains, it’s
Thanh Thuy commune.
The research result shows the impact from the farming method, weather condition,
and infrastructure quality to the shrimp farming water.
Based on the actual research, this thesis was able to give the solution in order to
control shrimp farming water quality, and develop an enduring shrimp aquaculture.
xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm gần đây và trở
thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng
triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Chính phủ. Từ
năm 1999, diện tích nuôi trên toàn quốc là 255.000ha nhưng tính đến ngày 31
tháng 10 năm 2014 diện tích nuôi tôm đã tăng lên thành 676.000ha. Sản lượng
nuôi và giá trị xuất khẩu tôm cũng tăng trưởng mạnh. Tuy vậy, nghề nuôi tôm ở
Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, lôi cuốn sự chú ý
của các bên. Đó là các mối quan ngại về các tác động kinh tế, xã hội, môi trường
và gần đây là các vấn đề tranh chấp thương mại và rào cản chất lượng sản phẩm.
Thanh Hoá là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, với chiều dài bờ biển 102 km, 6
huyện, thị ven biển bao gồm 45 xã có diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ.
Bờ biển Thanh Hoá có 7 cửa lạch lớn nhỏ, trong đó có 5 cửa lạch chính là: Lạch
Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép, Lạch Bạng đã tạo nên diện tích hơn
7000 ha nuôi trồng thủy sản (Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, năm
2014) và giúp Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh có tiềm năng nuôi trồng
thuỷ sản lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ. Tôm được xác định là đối tượng nuôi chủ
lực trong nuôi trồng thuỷ sản vùng triều ở Thanh hóa trong đó có tôm sú và tôm thẻ
chân trắng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành nuôi tôm trên địa bàn tỉnh
đang gặp phải nhiều thách thức khó khăn về năng suất cũng như chất lượng sản
phẩm và diện tích nuôi không ổn định.
Tĩnh Gia là một trong 6 huyện, thị ven biển có bờ biển dài 42km với 3 cửa
lạch và hệ thống sông ngòi khá dày đặc, bãi triều rộng lớn đã tạo nên thế mạnh
để phát triển thuỷ, hải sản. Hầu hết các vùng triều, bãi bồi đều được đưa vào nuôi
trồng thuỷ sản với tổng diện tích 1.200ha. Trong đó, đặc biệt là việc phát triển
nghề nuôi tôm đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống cho rất nhiều hộ dân trong vùng. Tuy nhiên, diện tích
nuôi tôm của tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Tĩnh Gia nói riêng trong những
năm gần đây có xu hướng giảm do dịch bệnh ngày càng gia tăng, tôm chết nhiều
dẫn đến năng suất thấp. Cụ thể, năm 2013 tại huyện Tĩnh Gia các đồng tôm thuộc
các xã Mai Lâm, Hải An, Xuân Lâm...do dịch bệnh lan rộng làm tôm chết hàng
loạt gây thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng. Vì vậy, mặc dù có sự đầu tư ban đầu
1
rất lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng, về giống, thức ăn nhưng thu nhập từ nghề nuôi
tôm không cao và kém ổn định, chất lượng tôm bán ra trên thị không đạt yêu cầu
làm cho đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng phát triển
của ngành tôm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và trên địa bàn huyện Tĩnh
Gia nói riêng, năm 2012, 2013 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Thanh Hóa đã tiến hành lấy mẫu định kỳ 6 tháng 1 lần tại các khu vực nuôi tôm
trên 6 huyện gồm: Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Nông Cống, Nga Sơn
để đánh giá chất lượng nguồn nước cấp nuôi tôm. Đến năm 2014, trên địa bàn
huyện Tĩnh Gia, Nông Cống các xã nuôi tôm bị thu hẹp do nhiều xã chuyển sang
đối tượng nuôi là cá vược, cá rô phi và cá bớp... nên Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã bỏ các điểm lấy mẫu trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, Nông Cống
để tập trung lấy mẫu tại các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Nga Sơn với tần
suất 1 tháng 1 lần. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí số lượng mẫu lấy còn ít,
mẫu được lựa chọn quan trắc là nước sông cấp cho các khu vực nuôi tôm. Kết
quả của dự án chỉ tạm thời đưa ra được nhận định về chất lượng nước cấp cho
các đầm nuôi mà chưa đánh giá được chất lượng nước thải, nước ao nuôi. Vì vậy,
việc thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp kiểm soát
chất lượng nước nuôi tôm tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” là một việc hết
sức cần thiết.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Có hay không tác động của hoạt động nuôi tôm (bao gồm: kỹ thuật chuẩn bị
ao, kỹ thuật chăm sóc, kinh nghiệm của người nuôi) và nguồn nước cấp đến chất
lượng nước nuôi tôm?
Mối quan hệ giữa hoạt động nuôi tôm và môi trường như thế nào?
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định hiện trạng chất lượng nước nuôi tôm làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp kiểm soát chất lượng nước.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về không gian: vùng nuôi tôm tại xã Thanh Thủy, huyện Tĩnh
Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi về thời gian: thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu là các số liệu từ
năm 2012 - 2014 và thời gian thực hiện lấy mẫu để phục vụ nghiên cứu từ tháng
2 đến hết tháng 11 năm 2015.
2
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Những đóng góp mới: bổ sung tư liệu về diễn biến chất lượng nước nuôi
tôm tại khu vực nuôi tôm xã Thanh Thủy, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Ý nghĩa khoa học: xác định được mối quan hệ giữa hoạt động nuôi tôm và
chất lượng nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các cơ quan
quản lý nhà nước và người dân thấy được cần phải tăng cường công tác kiểm
soát chất lượng nước trong hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm
nói riêng.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM TẠI VIỆT NAM
Nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm gần đây và trở
thành ngành kinh tế quan trọng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người
lao động, thu ngoại tệ đáng kể. Nhìn chung, thực trạng về hoạt động nuôi tôm tại
Việt Nam được thể hiện tại các khía cạnh như sau:
2.1.1. Về tình hình sản xuất giống
Sự bứt phá của công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo là yếu tố tiền đề, có
tính quyết định đến sự phát triển công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam. Phạm
Khánh Ly (1999) cho biết, vào những năm 70 của thế kỷ XX, Việt Nam đã sản
xuất giống nhân tạo thành công một số loài tôm như Panaeus merguiensis, P.
semisulcatus, P. japonicus, nhưng việc ương nuôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đến thập kỉ 80 kĩ thuật sản xuất nhân tạo giống tôm sú du nhập từ các nước lân
cận (Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan), được cải tiến và áp dụng thành công ở
Việt Nam. Nơi phát triển sản xuất tôm sú giống nhân tạo sớm nhất ở Việt Nam
là vùng Nam Trung bộ, đặc biệt là tỉnh Khánh Hoà. Năm 1984 tỉnh Khánh Hoà
có 5 trại sản xuất giống tôm sú (báo cáo đề tài xác định thông số kỹ thuật phục
vụ nuôi tôm sú tại tỉnh Khánh Hoà, 2004). Từ Khánh Hoà, công nghệ sản xuất
giống tôm sú được chuyển giao ra các tỉnh thành lân cận như Đà Nẵng và các
tỉnh phía Nam. Đến năm 1990, cả nước có 500 trại sản xuất giống, tập trung
chủ yếu ở miền Trung (Nguyễn Chỉnh, 1995). Cũng theo Nguyễn Chỉnh (1995),
trại sản xuất giống thời kì này có công suất thấp, khoảng 1-5 triệu PL/năm và
trong năm 1994 cả nước sản xuất được khoảng 1,4 tỉ tôm PL15. Số trại sản xuất
tôm giống trên cả nước tăng lên đến 2.936 trại vào năm 2000 và sản xuất được
10,75 tỉ tôm PL15. Đến năm 2002, cả nước có 4.768 trại giống tôm và đã sản
xuất được 19,053 tỉ tôm PL15. Ngay cả giai đoạn sau này, trại sản xuất giống
vẫn tập trung chủ yếu ở miền Trung và các tỉnh phía Nam (bảng 2.1). Sản xuất
giống nhân tạo tôm sú ở miền Bắc kém phát triển và chỉ cung cấp được 14%
nhu cầu tôm giống cho nghề nuôi ở vùng này (Bộ Thuỷ sản, 2001), số còn lại
phải nhập từ miền Trung hoặc Nam Trung Quốc.
4
Bảng 2.1. Số trại sản xuất tôm giống ở Việt Nam
Khu vực
Miền Bắc
Miền trung
Miền Nam
Cộng
1985
1990
1995
2000
6
2.139
791
2.936
5
5
140
685
500
2001
10
2.653
1.114
3.777
2002
17
3.483
1.268
4.768
2003
2.702
1.546
5.017
Nguồn: Bộ Thuỷ sản - Báo cáo 2 năm chương trình NTTS 2000-2003 (2004)
Bảng 2.2. Sản lượng tôm giống sản xuất ở Việt Nam tính theo triệu PL15
Khu vực
2000
2001
2002
Miền Bắc
67
208
232
Miền trung
7.167
12.047
13.367
Miền Nam
3.516
3.745
5.454
Cộng
10.750
16.000
19.053
Nguồn: Bộ Thuỷ sản (2000, 2001, 2002)
2.1.2. Các hình thức nuôi
Công nghệ nuôi tôm ở Việt Nam trong những năm qua cũng đã có những
tiến bộ đáng kể. Hình thức nuôi tôm thâm canh hơn theo thời gian, ban đầu là các
hệ thống nuôi quảng canh ở những năm 1970, đến quảng canh cải tiến trong
những năm đầu thập niên 1980, rồi đến các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm
canh kể từ năm 1985 và mới đây là các hệ thống nuôi siêu thâm canh.
Các hệ thống nuôi độc canh, hệ thống rừng ngập mặn và hệ thống luân canh
lúa/tôm đã được phát triển vào đầu những năm 1980. Năm 1991, Việt Nam có
230.000 ha ao nuôi tôm với tổng sản lượng khoảng 56.000 tấn, tăng lên 600.479
ha và 304.257 tấn vào năm 2005, chủ yếu là tôm sú. Tuy nhiên, nuôi tôm thẻ
chân trắng Thái Bình Dương đã phát triển nhanh chóng kể từ sau đó và năm
2013, tổng diện tích nuôi là 652.613 ha đạt sản lượng 475.854 tấn, trong đó tôm
thẻ chân trắng chiếm 9,8% về diện tích nuôi đạt 51,7% sản lượng.
Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 90% diện tích nuôi và 60%
sản lượng hàng năm. Mặc dù có xu hướng chuyển sang các hệ thống nuôi thâm
canh ngày càng nhiều nhưng các hệ quảng canh cải tiến, rừng ngập mặn và luân
canh tôm/lúa vẫn chiếm phần lớn với hơn 85% diện tích nuôi ở Việt Nam.
Mặc dù nuôi tôm ở Việt Nam vẫn còn đặc trưng chủ yếu là hộ gia đình quy
mô nhỏ, nhiều cơ cấu tổ chức khác như hợp tác xã, doanh nghiệp độc lập và các
5
công ty lớn cũng đã được thành lập. Các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế từ Global
GAP, hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản và Thực hành Nuôi trồng Thủy sản
Tốt nhất đã và đang được áp dụng và phát huy.
2.1.3. Diện tích, sản lượng
Nghề nuôi tôm Việt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1987 và nuôi tôm
thương phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX
(Phạm Khánh Ly, 1999). Đến giữa thập kỷ 90 (1994-1995), phát triển nuôi tôm
có phần chững lại do Việt Nam gặp nạn dịch bệnh tôm nuôi ở đồng bằng sông
Cửu Long. Theo ước tính của Bộ Thuỷ sản (1996), nạn dịch bệnh tôm ở các tỉnh
phía Nam năm 94-95 đã ảnh hướng tới 85.000 ha và gây thiệt hại 294 tỉ đồng.
Sau năm 1996 bệnh dịch có giảm nhưng vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho người nuôi.
Chặng đường phát triển tiếp theo của ngành được đánh dấu vào năm 2000,
khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 cho phép chuyển đổi một phần diện tích
trồng lúa năng suất thấp, đất làm muối, đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản.
Từ 235.497ha năm 2000, diện tích nuôi tôm đã tăng lên 472.427ha năm 2001.
Tốc độ tăng đã có phần chững lại, nhưng trong các năm 2002 và 2003, diện tích
nuôi tôm ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Đến hết năm 2003, cả nước có 546.757ha
diện tích nuôi tôm. Diện tích này bao gồm cả phần nuôi tôm luân canh với trồng
lúa. Ngoài ra 26.000 ha trong tổng số 136.000 ha rừng ngập mặn cũng được đưa
vào nuôi tôm dưới hình thức tôm rừng kết hợp. Như vậy, hiện nay Việt Nam là
nước có diện tích nuôi tôm vào loại lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây diện tích nuôi tôm có xu hướng giảm.
Phần lớn diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu
Long, rải rác dọc các cửa sông, kênh, lạch ven biển miền Trung và ở đồng bằng
sông Hồng, sông Thái Bình ở miền Bắc.
Song song với việc mở rộng về diện tích, sản lượng tôm nuôi cũng tăng
mạnh từ những năm 90 và đặc biệt là từ sau năm 2000 (bảng 2.3), Việt Nam trở
thành một trong 5 nước có sản lượng tôm nuôi cao nhất trên thế giới.
Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng nuôi tôm ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2003
Năm
1990
1995
2000
2001
2002
2003
Diện tích (ha)
93.544
216.957,5
235.497
472.427
478.785
546.757
Sản lượng (tấn)
32.746
55.593
103.845
162.713
193.973
213.973
Nguồn: Báo cáo Bộ Thuỷ sản từ 1990-2003
6
Bảng 2.4. Diện tích, sản lượng nuôi tôm ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2014
Năm
2012
2013
2014
Diện tích (ha)
657.523
655.255
685.000
Sản lượng (tấn)
476.426
516.378
660.000
Nguồn: Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ 2012-2014
2.1.4. Các vấn đề tồn tại trong ngành nuôi tôm tại Việt Nam
Ngành tôm Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp,
tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là vấn đề môi trường và dịch bệnh. Sự phát triển
nhanh chóng của nghề nuôi tôm ở Việt Nam đã và đang đặt ra những vấn đề môi
trường bức xúc trước mắt và lâu dài như suy thoái rừng ngập mặn, mất cân bằng
sinh thái, nguy cơ ô nhiễm môi trường và sự phát triển của dịch bệnh,…
Vấn đề môi trường nổi cộm nhất là áp lực của phát triển nuôi tôm lên hệ tài
nguyên môi trường ven biển - đặc biệt là rừng ngập mặn.
Song song với việc suy thoái rừng ngập mặn, các hiện tượng như ô nhiễm
môi trường đã xuất hiện trên nhiều vùng đầm phá nuôi thâm canh và thiếu nước
ngọt, suy giảm nguồn nước ngầm ở các vùng nuôi tôm trên cát. Việc đa dạng hoá
đối tượng nuôi đã được quan tâm song chưa có chuyển biến đáng kể, tôm sú tiếp
tục là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Việc phát triển nuôi
tôm thâm canh đi đôi với việc người nuôi sử dụng ngày càng nhiều thức ăn, thuốc,
các chế phẩm và hoá chất. Thức ăn dư thừa và chất thải sau đó được thải trực tiếp
ra môi trường không qua xử lý làm ô nhiễm các con sông và các nơi cư trú dọc ven
biển, huỷ hoại các hệ sinh thái, giảm tính đa dạng sinh học. Ngoài ra nguy cơ phát
triển dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người sản xuất cũng là vấn đề tương đối bức
xúc. Từ năm 1994-1995 dịch bệnh đã phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam, ảnh
hưởng đến khoảng 84.858 ha diện tích nuôi và gây tổn thất 294 tỷ đồng. Và trong
các năm 2001, 2002 dịch bệnh tôm tiếp tục đe doạ và gây ảnh hưởng lớn ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long (Worldfish report, Agra Europe, 2002).
2.2. THỰC TRẠNG NUÔI TÔM TẠI THANH HÓA
Hoạt động nuôi tôm nước lợ của tỉnh Thanh Hóa bắt đầu từ những năm
1971 (Sở Thủy sản Thanh Hóa, 1995). Đến nay Thanh Hóa đã trở thành tỉnh có
diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất trong sáu tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ.
7
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, nghề nuôi
tôm ở tỉnh tập trung chủ yếu tại 7 huyện thị vùng triều là: Tĩnh Gia, Quảng
Xương, Nông Cống, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn.
Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, nuôi tôm ở Thanh Hóa cũng có các
đặc điểm như sau:
2.2.1. Về tình hình sản xuất giống
Toàn tỉnh hiện có trên 50 cơ sở sản xuất giống thủy sản. Trong đó có 44 cơ
sở sản xuất giống nước ngọt, 4 cơ sở sản xuất giống nước lợ, mặn và 6 cơ sở sản
xuất ngao giống tập trung. Số lượng cơ sở sản xuất giống tôm còn khá ít, hiện tại
trên địa bàn tỉnh có 3 cơ sở sản xuất giống tôm. Trong đó, để từng bước chủ
động nguồn giống cho nuôi trồng thủy sản và hiện đại hóa khâu sản xuất giống
thủy sản ngay trong tỉnh, năm 2012, UBND tỉnh đã quyết định đầu tư xây dựng
Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa tại 2 xã Hoằng
Thanh và Hoằng Phụ (Hoằng Hóa). Trung tâm có quy mô 8 ha, tổng kinh phí đầu
tư 106 tỷ đồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Hiện tại, các kỹ
sư, chuyên gia của trung tâm đã bước đầu tiếp cận công nghệ sản xuất giống tôm
sú, tôm thẻ chân trắng và một số loại giống khác... Với hệ thống hạ tầng và cơ sở
kỹ thuật mới được đầu tư, mỗi năm, trung tâm có thể cung cấp cho thị trường 50
triệu giống tôm sú PL 15, 100 triệu giống tôm thẻ chân trắng...
2.2.2. Các hình thức nuôi
Các hình thức nuôi tôm chủ yếu hiện đang triển khai tại tỉnh là nuôi quảng
canh, quảng canh cải tiến (nuôi đa con; nuôi đa canh như: nuôi tôm sú kết hợp
với cua xanh, cá rô phi đơn tính, nuôi tôm sú kết hợp với trồng rong câu; nuôi
chuyên tôm) và nuôi thâm canh. Trong đó, phương thức nuôi chủ yếu vẫn dưới
dạng quảng canh cải tiến, chiếm khoảng 90% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh; 3%
diện tích nuôi của toàn tỉnh đã được các hộ nuôi, doanh nghiệp cải tạo nâng cấp
xây dựng thành các ao nuôi tôm chân trắng thâm canh (Sở NN&PTNT tỉnh
Thanh Hóa, 2013).
2.2.3. Diện tích, sản lượng
Là một trong những tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn của khu vực Bắc Trung
Bộ, song sản lượng tôm nuôi của tỉnh còn chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ khoảng 10,2%
(2.900 tấn) trong tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ của khu vực. Nguyên nhân, do
phần lớn diện tích nuôi là quảng canh cải tiến nên năng suất và sản lượng còn
8
thấp. Từ năm 2005, tôm thẻ chân trắng cũng đã bắt đầu được đưa vào nuôi thâm
canh tại địa phương và được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực.
Mặc dù diện tích nuôi chỉ chiếm khoảng 3% nhưng tỷ trọng sản lượng luôn
chiếm trên 50% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ của tỉnh.
Trong những năm qua nghề nuôi tôm nước lợ mặn ở Thanh Hóa phát triển
tương đối chậm, xét về diện tích cũng như sản lượng nuôi. Nhìn chung diện tích
nuôi tôm không ổn định, giai đoạn từ năm 2002 - 2007 diện tích nuôi có xu
hướng tăng dần. Tuy nhiên bước sang giai đoạn năm 2012 - 2014, diện tích nuôi
trên địa bàn tỉnh bị thu hẹp dần do dịch bệnh ngày càng gia tăng, các yếu tố thời
tiết, khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp làm cho tôm chết hàng loạt, nhiều hộ
nuôi mất vốn phải bỏ nghề hoặc chuyển sang đối tượng nuôi khác như nuôi cá,
nuôi cua…
Bảng 2.5. Diện tích, sản lượng nuôi tôm ở Thanh Hóa giai đoạn 2002 - 2007
Năm
2002
2003
2004
2007
Diện tích (ha)
6.100
6.500
6.800
7.100
Sản lượng (tấn)
4.800
6.216
5.030
6.750
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa từ 2002-2007
Bảng 2.6. Diện tích, sản lượng nuôi tôm ở Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2014
Năm
2012
2013
2014
Diện tích (ha)
4.073
3.073
2.553
Sản lượng (tấn)
2.370
1.588
1.319
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa từ 2012-2014
2.2.4. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng khu vực nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhìn chung
chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nuôi trong đó đáng chú ý nhất là thuỷ lợi cho
vùng nuôi còn nhiều bất cập như: hệ thống cấp thoát nước chung nhau, ao đầm
nông cạn, các ao nuôi chủ yếu là ao đất, bờ ao đã xuống cấp, nhiều nơi sạt lở…
Để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại các vùng nuôi tôm công
nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt dự án đầu tư
"Nâng cấp hạ tầng nuôi tôm công nghiệp tập trung tại tỉnh Thanh Hóa" tại Quyết
định số 1141/QĐ-BNN-TCTS ngày 01/6/2011. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn
vốn nên đến nay dự án chưa được triển khai thực hiện.
9
2.2.5. Các vấn đề tồn tại trong nuôi tôm tại tỉnh Thanh Hóa
- Cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu vùng
nuôi an toàn dịch bệnh do không có kênh cấp, kênh thoát riêng biệt. Dịch bệnh
đối với nuôi tôm, nhất là đối với nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh năm 2012
vẫn diễn ra.
- Sản xuất giống tôm tại chỗ không cạnh tranh được với tôm sản xuất từ các
tỉnh miền Trung. Công tác quản lý chất lượng giống tôm di ương chưa tốt. Hầu
hết giống vẫn phải nhập từ các tỉnh ngoài như: Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang…
- Quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm chưa được thực hiện nghiêm túc và
chậm đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đối tượng nuôi chính là tôm sú, tôm
thẻ chân trắng song những rủi ro do dịch bệnh, môi trường chưa được khắc phục
làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của người nuôi.
- Công tác quản lý vùng nuôi nhất là về nuôi tôm nói chung còn nhiều tồn
tại, thiếu tổ chức cộng đồng nên khi gặp khó khăn trong sản xuất không có biện
pháp giải quyết kịp thời.
- Quản lý nhà nước và dịch vụ công chưa được quan tâm đúng mức, còn
thiếu các trang thiết bị, nhân lực để thực hiện nhiệm vụ; công tác nghiên cứu thị
trường chưa được thực hiện đầy đủ và tổ chức hợp lý.
2.3. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA TÔM VÀ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC NUÔI TÔM
2.3.1. Đặc tính sinh học của tôm
- Tôm là loài động vật sống ở vùng nhiệt đới, có khả năng thích nghi với
giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ.
+ Tôm có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 - 45 0/00, thích hợp: 7 - 34 0/00
và tăng trưởng tốt ở độ mặn khá thấp: 10 - 15 0/00.
+ Mặc dù tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 - 33 0C),
nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 - 30 0C. Nhiệt độ
tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30 0C và cho tôm lớn (12 - 18g) là 270C. Tuy
nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm mẫn cảm hơn với các bệnh do virus.
- Trong ao nuôi, tôm thường phân bố đồng đều từ tầng nước cách mặt nước
khoảng 20 cm đến vùng đáy.
- Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm rất cao, trong điều kiện nuôi thâm
canh, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) dao động từ 1,1 - 1,3.
10
- Tôm lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 1 - 3 tuần,
tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lột xác tăng
dần theo tuổi tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 - 20g), trung bình 2,5 tuần tôm lột
xác 1 lần. Độ mặn thấp hoặc nhiệt độ cao sẽ tăng số lần lột vỏ của tôm. Môi
trường nuôi thay đổi hoặc sử dụng các chất hóa học cũng ép buộc kích thích tôm
lột vỏ. Mỗi lần lột vỏ của tôm là một thử nghiệm quan trọng cho sự sinh trưởng.
- Tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi, với môi trường
sinh thái phù hợp.
(Cẩm nang nuôi tôm chân trắng của Trung Tâm khuyến nông - Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh).
2.3.2. Yêu cầu về chất lượng nước nuôi tôm
- Đối với yêu cầu về chất lượng nước cấp, nước ao nuôi:
Chất lượng nước cấp và nước ao nuôi đang áp dụng QCVN 02 19:2014/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản biên soạn và trình ban hành; Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TTBNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2014.
Trong đó, yêu cầu về chất lượng nước cấp vào ao nuôi, nước ao nuôi được
thể hiện tại các bảng sau:
Bảng 2.7. Chất lượng nước cấp và nước ao nuôi tôm sú và tôm chân trắng
TT
Thông số
Đơn vị
Giá trị cho phép
mg/l
≥ 3,5
-
7 ÷ 9, dao động trong ngày
không quá 0,5
1
Ôxy hoà tan (DO)
2
pH
3
Độ mặn
mg/l
5 ÷ 35
4
Độ trong
mg/l
20 ÷ 50
5
NH3
mg/l
< 0,3
6
H2S
mg/l
< 0,05
7
Nhiệt độ
0
C
18 ÷ 33
Nguồn: QCVN 02 - 19:2014/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở nuôi
tôm nước lợ - điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm
11
- Đối với yêu cầu về chất lượng nước thải nuôi tôm: Chất lượng nước thải
nuôi tôm được áp dụng theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về nước thải công nghiệp.
2.3.3. Nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái chất lượng nước nuôi tôm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái chất lượng nước nuôi
tôm, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo.
2.3.3.1. Yếu tố tự nhiên
Khí hậu, thời tiết
Điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng đến sự thay đổi của các yếu tố
thủy lý, thủy hóa trong ao nuôi. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tôm, đặc biệt là
bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử gan tụy cấp với yếu tố thời tiết, khí hậu có
mối quan hệ khăng khít (Cao Lệ Quyên, 2015).
Tôm nước lợ được nuôi trồng phổ biến trong khoảng thời gian từ tháng 4tháng 7. Thời gian này thường xảy ra những trận mưa lớn, kèm bão hoặc những
ngày nắng nóng kéo dài. Mưa lớn làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi bị
thay đổi rất nhiều, đặc biệt là các thông số quan trọng như: Nhiệt độ nước, độ
pH, độ mặn và độ kiềm (Phạm Khánh Ly, 1999).
Đối với nghề nuôi tôm nước lợ thì độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
sinh trưởng và phát triển của tôm. Cụ thể là khi xảy ra mưa lớn, độ mặn của các
ao nuôi bị giảm đi đột ngột. Độ mặn giảm đột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt đến
sức khoẻ của tôm nuôi do phải điều chỉnh áp suất thẩm thấu dẫn đến tôm bị sốc
và dễ bị cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi. Sự thay đổi môi trường sau
mưa đã tạo điều kiện thuận lợi cho các khí độc giải phóng ra môi trường nước,
qua đó làm giảm hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi.
Những ngày nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng làm nhiệt độ nước
ao cũng tăng theo. Khi nhiệt độ nước cao hơn 32oC, tôm ăn rất nhiều khiến cho
người nuôi cho ăn quá mức. Khi tôm ăn quá mạnh và bài tiết nhanh thì khả năng
tiêu hóa và hấp thụ thức ăn giảm. Trong trường hợp này, chất hữu cơ trong ao
nuôi sẽ tăng lên và trở thành nguồn thức ăn cho vi sinh vật phát triển dưới nhiệt
độ cao. Nếu máy quạt nước không hoạt động, sự phân tầng nước sẽ xảy ra tầng
có nhiệt độ cao phía trên và tầng có nhiệt độ thấp ở đáy ao. Hàm lượng ôxy thấp
là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật yếm khí (không cần ôxy) hoạt động, dẫn
đến sự bùng phát khí độc trong ao, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
12
Nghiên cứu của Kennedy & Sinh đã nhận xét rằng: tác động của thời tiết,
khí hậu là rất quan trọng, ảnh hưởng mạnh tới chất lượng môi trường ao nuôi.
Sinh vật
Cá thể sinh vật và sản phẩm thải trong quá trình trao đổi chất của nó gây
ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường ao nuôi. Đặc biệt là những loài
thực vật phù du và động vật phù du.
Thực vật phù du và động vật phù du được gọi chung là phiêu sinh vật
(Plankton) về cơ bản, sự có mặt của phiêu sinh vật trong ao nuôi tôm là tốt. Một
mặt, phiêu sinh vật là nguồn thức ăn giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng cho
tôm; Mặt khác, chúng góp phần cung cấp ôxy - nguồn dưỡng khí cho ao nuôi,
thông qua quá trình quang hợp. Chính vì vậy, sự phát triển của phiêu sinh vật có
ảnh hưởng lớn đến hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi. Ao có mật độ phiêu
sinh thực vật dày thường có độ biến động ôxy nhiều hơn so với ao có mật độ
phiêu sinh thực vật thấp hơn (Lê Văn Cát, 2006).
Trong thực tế sự phát triển không kiểm soát được của thực vật phù du là
nguyên nhân chính của hiện tượng suy giảm chất lượng nước.
Biến đổi khí hậu
Trong các kịch bản BĐKH của Bộ TN&MT, 3 yếu tố quan trọng của
BĐKH được đề cập bao gồm sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng
(NBD). BĐKH có tác động tiêu cực đến hoạt động nuôi tôm nước lợ. Xu hướng
tăng nhiệt độ và thay đổi bất thường về tần suất và lượng mưa làm thay đổi các
yếu tố môi trường trong ao nuôi (như pH, độ mặn...), ảnh hưởng đến sức khỏe và
sinh trưởng của tôm nuôi (có thể làm tôm nuôi bị “xốc ngọt” hoặc “xốc mặn”),
giảm sức đề kháng của tôm nuôi, tăng nguy cơ nhiễm bệnh, tôm chậm lớn. Bên
cạnh đó, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa giảm làm gia tăng tình trạng hạn hán.
Nước biển dâng và bão lũ có thể gây sạt lở đê bao, kênh mương, đường nội vùng
của vùng nuôi khiến hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Đặc biệt bão và lũ còn gây tác động tiêu cực đến môi trường vùng nuôi và
chất lượng của các hệ sinh thái ven biển.
2.3.3.2. Hoạt động sản xuất nuôi trồng của con người
Kỹ thuật xử lý nền đáy trong các ao nuôi tôm
Hầu hết những ao nuôi nước lợ đều được xây dựng từ việc chuyển đổi các
13