Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

QUẢN lý HOẠT ĐỘNG GIÁO dục NGOÀI GIỜ lên lớp của SINH VIÊN nội TRÚ TRƯỜNG đại học sư PHẠM hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.53 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
––––––––––––––––––––

NGUYỄN THÙY LINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP CỦA SINH VIÊN NỘI TRÚ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ NGÀNH

: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN VŨ BÍCH HIỀN

HÀ NỘI, 2013


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin được cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy,
cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý
giáo dục, Phòng Sau đại học, Trung tâm thông tin - thư viện Trường đại học
Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
nghiên cứu.
Tôi trân trọng cảm ơn Ban quản lý Ký túc xá trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, các đồng nghiệp và các em sinh viên nội trú KTX, đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn của mình.


Đặc biệt, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa
học trực tiếp TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền đã hết lòng chỉ bảo, định hướng,
giúp đỡ và động viên tôi thực hiện luận văn một cách hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, cán bộ, giảng viên trong và ngoài
trường đã giúp đỡ, cung cấp và chia sẻ những tư liệu cần thiết trong quá trình
tôi nghiên cứu.
Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý
kiến chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Linh

i


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
BGH

Ban giám hiệu

BQL

Ban quản lý


CB

Cán bộ

CLB

Câu lạc bộ

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐHQG

Đại học quốc gia

ĐHSP

Đại học sư phạm

GD


Giáo dục

GDNGLL

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GDTC

Giáo dục thể chất

GV

Giáo viên



Hoạt động

HĐ DH

Hoạt động dạy học

HĐVT

Hoạt động văn thể

HSSV

Học sinh sinh viên


KHCN

Khoa học công nghệ

KTX

Ký túc xá

NCKH

Nghiên cứu khoa học

PPGD

Phương pháp giáo dục

TCN

Trước công nguyên

TDTT

Thể dục thể thao

QL

Quản lý

VHGD


Văn hóa giáo dục

VH VN

Văn hóa văn nghệ

ii


MỤC LỤC

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG

iv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phẩm chất và năng lực của người học được hình thành thông qua nhiều
con đường trong quá trình giáo dục: học văn hóa ở trên lớp, tham gia các hoạt
động khác, trong đó có các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm nhiệm một vị trí quan trọng,

không thể thiếu trong quá trình giáo dục, giúp cho sinh viên học tập, rèn
luyện, tu dưỡng.. để hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hình thức
hoạt động góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho người học.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm một số các hình thức tổ chức
như câu lạc bộ khoa học, dạ hội khoa học hay văn hoá văn nghệ, diễn đàn
thanh niên, hội thảo, quá trình tự học, hoạt động thể dục thể thao. Đây là
những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú và tự nguyện của
người học, như những trò chơi mà trong đó các em được trổ tài, được giao lưu
và được bộc lộ mình. Hoạt động này không chỉ giúp cho người học phát triển
nhanh về tư duy mà còn tạo cho họ khả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức
tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm
các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận thức các môn học, do đó kiến
thức, kỹ năng của các em vững chắc hơn, sâu hơn và rộng hơn.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động đặc
trưng trong quá trình giáo dục sinh viên ở KTX Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội. Ký túc xá đóng vai trò là môi trường giáo dục, rèn luyện nhân cách,
phẩm chất tốt đẹp cho sinh viên nếu tổ chức quản lý tốt, tạo cho sinh viên sân
chơi lành mạnh, khơi dậy phong trào tự học, tự bồi dưỡng... và ngược lại, nếu
KTX không tổ chức quản lý tốt thì sẽ hình thành cho các em những thói hư,

1


tật xấu.
Ban quản lý KTX Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiểu được rằng
ngoài những kiến thức tiếp thu trên giảng đường, sinh viên cần được củng cố,
mở rộng tri thức đã học, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng
hoạt động chính trị xã hội... thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp tại môi trường nội trú. Ký túc xá Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là đơn

vị đi đầu trong việc thực hiện các phong trào do Nhà trường, Đoàn thanh niên,
Hội sinh viên tổ chức và lâu nay luôn quan tâm hướng dẫn cho sinh viên cách
thức học tập, rèn luyện thân thể, tạo môi trường sống lành mạnh cho sinh
viên. Bên cạnh đó, công tác quản lý sinh viên cũng còn nhiều hạn chế như
việc sinh viên chưa tích cực tham gia các hoạt động của KTX, cách thức tổ
chức các hoạt động cho sinh viên còn nhiều bất cập, chưa thực sự đổi mới để
thu hút sinh viên, hiện tượng lười đến thư viện, lười đọc sách vẫn còn.
Hiện nay, theo xu thế hòa nhập khu vực và thế giới, nền giáo dục đại
học Việt Nam nhận thấy rõ sự cần thiết của việc chuyển đổi phương thức đào
tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Tất cả các trường ĐH trong cả nước sẽ
đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong các nội dung của chương trình hoạt
động giai đoạn 2011-2016 mà Bộ GD – ĐT công bố ngày 07/05/2012. Học
chế tín chỉ là hình thức đào tạo được xem là tiên tiến trên thế giới vì mục đích
đào tạo của nó là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá
trình dạy học. Với hình thức này, người học chủ động hơn trong việc tiếp thu
kiến thức và quản lý thời gian, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu. Bên
cạnh hoạt động chủ đạo là học tập, lĩnh hội tri thức của thầy, sinh viên còn
phải có nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở tư duy độc lập. Các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức khác nhau góp phần đáng

2


kể giúp cho sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và hoàn thành tốt nhiệm
vụ học bậc đại học của mình.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh viên nội trú trường Đại học Sư
phạm Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề tài nhằm đề

xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh
viên nội trú Trường đại học Sư phạm Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục – đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của
SV nội trú.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý của Ban quản lý ký túc xá đối
với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của SV nội trú : Hoạt động văn thể.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp giới hạn vào: Quản lý hoạt động văn thể của Ban quản
lý KTX đối với sinh viên nội trú của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Khu KTX Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
4.3. Giới hạn khách thể khảo sát: 300 sinh viên( gồm các nam sinh viên và
nữ sinh viên đại diện từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 đang ở trong ký túc xá
trường Đại học Sư phạm Hà Nội), 30 cán bộ quản lý Ký túc xá.
5. Giả thuyết khoa học
Ban Quản lý ký túc xá Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong những
năm vừa qua đã quan tâm, chú trọng đến công tác quản lý sinh viên nội trú,

3


trong đó có quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh viên, nhưng
hiệu quả của công tác này vẫn chưa cao. Nếu đề xuất được các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với tâm lý, nguyện
vọng của sinh viên và đặc điểm đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục nội dung này của Nhà trường.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở ký túc xá Trường Đại học.
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc quản
lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Ký túc xá Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội.
6.3. Đề xuất một số biện pháp mới trong công tác quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên nội trú Ký túc xá Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu, sách báo, các báo cáo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiến:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu: Đề tài phát phiếu điều tra cho 300 SV
nội trú và 30 Cán bộ KTX, để điều tra về thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp của SV nội trú trường ĐHSP Hà Nội
- Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ và sự tham gia các hoạt động
của SV trong quá trình ở KTX.
- Phương pháp phỏng vấn: Lấy ý kiến của SV nội trú để làm rõ thực
trạng và đề ra các biện pháp cần thiết.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của CB chuyên trách trong lĩnh
vực để đề ra nội dung, biện pháp QL HĐGDNGLL

4


7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ: Sử dụng thống kê toán học để xử lý kết quả
điều tra.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của sinh viên nội trú trong trường đại học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của
sinh viên nội trú Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của
sinh viên nội trú Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA SINH VIÊN NỘI TRÚ
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới
Trong các giai đoạn phát triển của giáo dục, khái niệm HĐGDNGLL
chỉ xuất hiện rõ rệt nhất trong giáo dục hiện đại. Tuy nhiên trong những giai
đoạn lịch sử trước đó, các nhà giáo dục phần nào đề cập đến lĩnh vực này
trong tư tưởng giáo dục của mình.
Khổng Tử (551-479 TCN) – nhà giáo dục lỗi lạc Trung Quốc đã khẳng
định: “Đọc thuộc ba trăm thước kinh thư giỏi, giao cho việc hành chính
không làm được, giao cho việc đi sứ không có khả năng đối đáp, học kiểu như
vậy chẳng có ích gì”.[26]. Điều đó có nghĩa là Khổng Tử muốn nhấn mạnh
năng lực thực hành, ứng dụng lý thuyết vào thực tế của người học. Ngày nay
hoạt động GDNGLL góp phần đưa người học thâm nhập thực tế và là điều
kiện tốt để người học phát triển năng lực thực hành của mình.
Thomas More (1478 - 1535) - nhà giáo dục không tưởng đầu thế kỷ 16
cũng đã đánh giá rất cao vai trò của lao động đối với con người và đối với xã

hội. Ông cho rằng việc giáo dục con người phải thực hiện kết hợp giáo dục
nhà trường, trong lao động và họat động xã hội [18]. Tuy chưa định nghĩa
thành “hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” nhưng tư tưởng của Thomas
More cho thấy sự cần thiết và vai trò của hình thức giáo dục này đối với việc
giáo dục toàn diện học sinh.
Sau này, ông tổ của nền sư phạm cận đại J.A Cômenxki (1592 – 1670)
đặc biệt chú trọng đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài lớp
nhằm thoát khỏi hình thức học tập “giam hãm trong bốn bức tường” của hệ
6


thống nhà trường giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định “học tập không phải
là lĩnh hội những kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu
trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ” [7]
C. Mác (1818-1883) và F.Anghen (1820-1895) đã có nhiều đóng góp to
lớn cho nền giáo dục hiện đại: cung cấp cho khoa học giáo dục một phương
pháp luận khoa học vững chắc để xây dựng khoa học giáo dục, vạch ra qui
luật tất yếu của xã hội tương lai là đào tạo con người phát triển toàn diện.
Muốn vậy phải kết hợp giữa giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục và lao động
trong việc thực hiện giáo dục kĩ thuật tổng hợp, trong hoạt động thực tiễn và
hoạt động xã hội. [21] . Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được
thể hiện rõ trong tư tưởng của nhiều nhà giáo dục hiện đại.
Ở Mỹ, chương trình GDNGLL xuất hiện đầu tiên trong các trường đại
học vào thế kỷ XIX (ví dụ như Havard và Yale). Chương trình này hỗ trợ đắc
lực cho các chương trình giảng dạy trên lớp. Các sinh viên hứng thú với
chương trình GDNGLL và cho rằng nó thiết thực cho hoạt động nghề nghiệp
của họ sau khi ra trường. Everson, H.T và Millsap, R.E (2005) nghiên cứu so
sánh những sinh viên tích cực và sinh viên không tích cực tham gia hoạt động
GDNGLL và chỉ ra những lợi ích cơ bản của HĐGDNGLL đó là: giúp sinh
viên củng cố kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, tạo dựng các mối quan hệ,

tăng cường sự tự tin, hình thành những đức tính tốt đẹp, và giữ cho người học
được vui chơi an toàn trong một môi trường được kiểm soát. Thêm vào đó,
nghiên cứu của Rubin, R.S., Bommer, W.H. và Baldwin, T.T. (2002) trong
tạp chí “Quản lý nguồn nhân lực” còn đặt ra vẫn đề có nên sử dụng hoạt động
ngoại khóa như một chỉ số đánh giá kỹ năng hợp tác giữa các cá nhân khi
tuyển dụng không? Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng, các công ty tuyển
dụng không nên chỉ căn cứ vào kết quả học tập cao mà còn phải nhìn vào các
hoạt động ngoại khóa để xác định xem người nộp đơn có phải người phù hợp
nhất cho công việc hay không.
7


Vì vai trò quan trọng của HĐGDNGLL, nhiều nghiên cứu trong lĩnh
vực quản lý nhà trường cũng bàn đến vấn đề quản lý hoạt động này nhằm
đem lại kết quả giáo dục toàn diện ví dụ như nghiên cứu của Holloway, J.
(2000 và 2002). Trong nghiên cứu của mình Holloway trả lời các câu hỏi như:
Điều gì thúc đẩy các sinh viên tình nguyện tham gia vào các HĐGDNGLL?
Các đặc điểm của những chương trình GDNGLL đã truyền cảm hứng và lôi
kéo người học tham gia là gì? Và các nhà giáo dục có thể sử dụng đặc tính
tham gia của người học để điều chỉnh chương trình học và cấu trúc nhà
trường hiệu quả như thế nào?. Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà giáo dục có thể
khái quát những bài học về sự tham gia ngoại khóa của sinh viên để đổi mới
hình thức học tập trên lớp và cải thiện môi trường văn hóa học đường nhằm
thúc đẩy tất cả các học sinh học tập tích cực hơn.
1.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời. Nhân dân Việt Nam
sớm được hình thành truyền thống hiếu học: học để làm người, học để giúp
dân, cứu nước. Giáo dục luôn có vai trò quan trọng được đặt lên hàng đầu từ
thuở sơ khai dựng nước cho đến nay. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ

và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Do vậy, phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân tài, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
Tư tưởng giáo dục toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của
Đảng ta được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong nguyên lý giáo dục: “Học đi
đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền
với gia đình và xã hội”.
Ngoài những công trình nghiên cứu chuyên môn các môn học trong nhà
trường, các khía cạnh của HĐGDNGLL như vai trò, biện pháp, phương pháp,
hình thức tổ chức... ở nhiều bậc học, trong và ngoài nhà trường... cũng được
đề cập đến trong rất nhiều nghiên cứu.

8


Cuốn sách: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” của tác giả Nguyễn
Dục Quang (Chủ biên) [23] - Sách dành cho Cao đẳng Sư phạm đã đề cập đến
những nội dung cơ bản xung quanh những vấn đề của HĐGD NGLL cung cấp
cho giáo sinh làm cơ sở cho công tác thực tập sư phạm và công tác chủ nhiệm
lớp sau này.
Nguyễn Thị Thành với nghiên cứu: "Các biện pháp tổ chức HĐGD
NGLL cho học sinh THPT" [26], đã khẳng định tổ chức HĐGD NGLL có hiệu
quả sẽ phát huy vai trò chủ thể trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi học
sinh, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của mỗi trường.
Nghiên cứu về biện pháp GDNGLL có các nhà GD Việt Nam: Hà Thế
Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Cảnh Toàn đã chỉ các biện pháp nâng cao chất
lượng và hiệu quả HĐGDNGLL. Ngoài ra, đề tài HĐGDNGLL cũng là một
đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đưa HĐGDNGLL làm đề tài luận
văn, luận án tiến sĩ.

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của sinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Vì
thế tác giả chọn đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất và áp dụng một số biện
pháp quản lý phù hợp với thực tiễn để nâng cao chất lượng học tập, rèn
luyện của sinh viên góp phần bồi dưỡng phát triển nhân cách người học,
đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo tại Đại học
Sư phạm Hà Nội.
1.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường đại học
1.2.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.2.1.1. Khái niệm
Ở Việt Nam những năm gần đây, các nhà khoa học nghiên cứu trong
lĩnh vực sư phạm đã chỉ ra rằng HĐGDNGLL là một bộ phận không thể thiếu

9


trong quá trình GD. Nguyên tắc về tính toàn vẹn của quá trình GD phải đảm
bảo sự thống nhất giữa việc lĩnh hội tri thức kinh nghiệm trên lớp và việc phát
triển năng lực nhận thức thông qua các họat động ngoài trường, ngoài lớp.
Các tác giả cũng đưa ra một số ý kiến về khái niệm HĐGDNGLL trong các
tác phẩm khác nhau:
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dục
thông qua hoạt động thực tiễn của HS về khoa học kỹ thuật, lao động công
ích , hoạt động XH, hoạt động nhân văn, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, TDTT,
vui chơi giải trí.. để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách”[10]
“Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những HĐ được tổ chức
ngoài giờ học của các môn học trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt
động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự
thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS” [10]
Là một trong hai HĐ GD cơ bản, có thể hiểu: HĐGDNGLL là hoạt

động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp với nhiều hình
thức khác nhau, có mục đích theo kế hoạch, do Nhà trường tổ chức và quản lý
với sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
1.2.1.2. Vai trò, vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ
*Vị trí:
Nhà trường có nhiệm vụ dạy chữ và “dạy người”. Nếu nhà trường chỉ
thực hiện HĐ dạy – học các bộ môn văn hóa trên lớp thì nhiệm vụ “dạy
người” sẽ không hoàn thành, vì học sinh sẽ thiếu môi trường hoạt động và
giao tiếp, hạn chế về tình huống thực tế, hạn chế về thời gian… các em hầu
như không có điều kiện để trải nghiệm những kiến thức đã học vào hoạt động
thực tế.
Quá trình sư phạm tổng thể bao gồm quá trình dạy – học trên lớp và
HĐGDNGLL. Quá trình dạy – học trên lớp trang bị cho HSSV những tri thức

10


KH cơ bản. HĐGDNGLL là sự tiếp nối quá trình dạy – học, là con đường gắn
lý thuyết với thực tiễn, củng cố, bổ sung các kiến thức đã học, hình thành cho
HSSV ý thức và niềm tin, thái độ ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao
tiếp: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hòa nhập, kỹ năng hoạt động….
Như vậy, HĐGDNGLL không phải là HĐ “phụ”, mà là HĐ “bề nổi”,
giữ một vị trí quan trọng trong các HĐGD của Nhà trường.
*Vai trò:
HĐGDNGLL có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục, theo tác
giá Nguyễn Dục Quang, vai trò đó được thể hiện:
HĐGDNGLL là dịp để HS SV củng cố tri thức đã học ở trên lớp, biến
tri thức thành niềm tin. Thông qua các hình thức hoạt động cụ thể, HS SV có
dịp để đối chiếu, để kiểm nghiệm tri thức đã học, làm cho những tri thức đó
trở thành của chính các em

HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học, do đó tạo nên sự hài
hòa, cân đối của quá trình sư phạm tổng thể nhằm thực hiện hóa mục tiêu GD
của cấp học.
HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các
lớp trong trường và với cộng đồng xã hội.
HĐGDNGLL thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả GD HS SV
HĐGDNGLL phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủ động, tích cực của
HS SV. Dưới sự cố vấn, giúp đỡ của giáo viên, HSSV cùng nhau tổ chức các
hoạt động tập thể khác nhau trong đời sống hàng ngày ở nhà trường, ngoài xã
hội. Từ đó giúp hình thành những kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử có văn hóa
giúp cho việc hình thành và phát triển nhân cách của các em.
*Mục tiêu của HĐGDNGLL:
Ở các cấp học khác nhau, mục tiêu của HĐGDNGLL đều tập trung chủ
yếu vào kiến thức, kỹ năng, thái độ. Mỗi cấp học tăng lên thì 3 mục tiêu này
sẽ tăng dần về chất và lượng.
11


Mục tiêu về kiến thức:
Hoạt động GDNGLL giúp cho người học ở các cấp độ củng cố, khắc
sâu những kiến thức đã tiếp thu trên lớp, giúp mở rộng nâng cao hiểu biết của
người học về các lĩnh vực đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức,
kinh nghiệm hoạt động tập thể của bản thân. Ngoài ra, hoạt động GDNGLL
còn có mục tiêu nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu
những giá trị tốt đẹp của nhân loại, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia
đình, nhà trường và xã hội; có ý thức lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Mục tiêu về kỹ năng:
Ở các cấp học khác nhau, hoạt động GDNGLL có những mục tiêu cụ
thể về kỹ năng của người học: Rèn luyện, hình thành các kỹ năng cơ bản phù

hợp với lứa tuổi: giao tiếp ứng xử có văn hóa, tổ chức và tham gia các hoạt
động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động, tự kiểm tra đánh giá kết quả
học tập; rèn luyện, củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập,
lao động và công tác xã hội; hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu
như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực
hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lý.
Mục tiêu về thái độ:
Mục tiêu về thái độ của hoạt động GDNGLL được thể hiện ở những
điểm sau: bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hình
thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương
đất nước; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên xã hội, những vấn
đề của cuộc sống; biết chịu trách nhiệm trước hành vi của bản thân, đấu tranh
tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân (để tự hoàn thiện mình) và
của người khác; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.
*Nhiệm vụ của HĐGDNGLL:
Dựa trên những mục tiêu trên, các nhiệm vụ của HĐGDNGLL cũng là
những công tác cụ thể để hoàn thành mục tiêu: Nhiệm vụ giáo dục về nhận
12


thức; Nhiệm vụ giáo dục về kỹ năng; Nhiệm vụ giáo dục về thái độ. Cũng
giống như mục tiêu của HĐGDNGLL, những nhiệm vụ của HĐGDNGLL
cũng xây dựng theo các cấp học để cho phù hợp với HS.
1.2.2. Phân loại hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường đại học
HĐGDNGLL bao gồm nhiều nội dung phong phú và đa dạng, có thể
chia làm 5 nội dung cơ bản sau:
+Hoạt động giáo dục tư tưởng đạo đức, chính trị, pháp luật:
Cho sinh viên tham gia các hoạt động chính trị ở địa phương như tuyên
truyền cổ động phong trào chuẩn bị các ngày lễ lớn, ngày bầu cử hội đồng
nhân dân, đại hội Đảng các cấp, tìm hiểu các ngày thành lập Đảng, Hội sinh

viên, Đoàn thanh niên, ngày truyền thống Quân đội NDVN… nhờ đó góp
phần giáo dục tư tưởng chính trị cho các em: Chăm sóc các gia đình thương
binh liệt sĩ, giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ, các gia đình có hoàn cảnh khó
khăn. Tìm hiểu về các luật: Bảo vệ môi trường, Giao thông đường bộ, Phòng
chống tệ nạn xã hội…Tìm hiểu lịch sử địa phương, các vị lãnh tụ, các danh
nhân văn hóa của địa phương và của đất nước.
+Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thẩm mỹ:
HĐ văn hóa, nghệ thuật là bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống
tinh thần, bồi dưỡng lòng khao khát cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết
thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp. Tổ chức các cuộc thi mang tính
chất văn hóa, giáo dục: SV thanh lịch, Nữ sinh duyên dáng, Thí sinh sáng tác
văn thơ, nhạc, Báo tường. Tổ chức các CLB thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Sinh họat văn nghệ: phim ảnh, ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật….
+Hoạt động tìm hiểu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo lập kỹ năng
thực hành:
Thành lập các tổ nhóm bộ môn nghiên cứu những lĩnh vực mình yêu
thích thuộc các bộ môn khoa học tự nhiện – khoa học xã hội. Tham gia các thí

13


nghiệm khoa học và ứng dụng như: điều tra xã hội về lao động, việc làm, các
vấn đề ảnh hưởng đến môi trường sống…
+Hoạt động thể thao quốc phòng, tham quan, du lịch:
Tổ chức tập, chơi, các câu lạc bộ hoạt động TDTT: bóng đá, bóng bàn,
cầu lông, bóng chuyền, bơi lội, võ thuật…Tổ chức ngày Hội khỏe, Hội thao
trường; biểu diễn và thi đấu.. Kết hợp các lực lượng vũ trang tập huấn một số
thao tác về tuần tra, bảo vệ cơ quan trường học, phòng chống cháy nổ, tệ nạn
xã hội. Tổ chức tham quan du lịch: Bảo tang, danh lam thắng cảnh, di tích văn
hóa, lịch sử…

+Hoạt động lao động công ích, xã hội:
Lao động là một tiêu chuẩn để đánh giá con người, giáo dục lao động là
giáo dục nhận thức cho học sinh hiểu và biết quý trọng giá trị của lao động,
bản thân các em trực tiếp tham gia lao động mới thấy hết được ý nghĩa của
nó. Tổ chức các hoạt động công ích : trồng cây xanh, vệ sinh môi trường, giúp
nhân dân địa phương khắc phục thiên tai.
HĐGDNGLL đa dạng như vậy nhưng nghiên cứu này chỉ giới hạn
nghiên cứu vào hoạt động văn thể, vì vậy mục 1.2.3 sau đây xin được bàn đến
sâu hơn về hoạt động văn thể.
1.2.3. Hoạt động văn thể
Khái niệm : Văn thể là nói gộp của Văn nghệ, thể dục, thể thao.
Hoạt động văn thể bao gồm: Hoạt động văn nghệ, hoạt động thể dục và
hoạt động thể thao.
*Văn nghệ là hoạt động biểu diễn ca, múa, nhạc nói chung. Văn nghệ là
hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm
để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm.
*Thể dục (TD) được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất, TD đồng
nghĩa với “giáo dục thể chất” một mặt của GD toàn diện. Đây là hình thức

14


giáo dục, phát triển thể lực dựa trên cơ sở sử dụng các bài tập thể chất và các
PP GD thế chất. Nghĩa thứ hai, TD là hệ thống phương tiện và PP chuyên
môn cơ bản quan trọng nhất của GD thể chất. Các bài tập thể chất đa dạng
được lựa chọn và sử dụng theo các PP KH nhằm phát triển, hoàn thiện thể
chất và nâng cao năng lực vận động của con người.
*Thể thao (TT) theo nghĩa hẹp là một hoạt động thi đấu, nghĩa là HĐ
được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử của loài người, được thể
hiện dưới dạng các cuộc thi nhằm trực tiếp biểu lộ những thành tích cao để so

sánh và đánh giá những khả năng nhất định của con người (mạnh, nhanh,
bền,khả năng sử dụng lực). Theo nghĩa rộng: TT là một HĐ thi đấu và sự
chuẩn bị đặc biệt để thi đấu và toàn bộ những quan hệ, những chuẩn mực,
những thành tưu đạt được trong HĐ này.
Là một trong những nội dung của HĐGDNGLL, HĐ VT có vị trí và vai
trò đáng kể. HĐVT làm thỏa mãn nhu cầu tham gia các HĐ văn nghệ, TDTT
của sinh viên, thể hiện quyền được vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu,
thúc đẩy cho sự phát triển nhân cách toàn diện; hình thành chế độ lao động –
nghỉ ngơi khoa học, phát triển toàn diện đức, trí, thể ,mĩ, dục; làm phong phú
sinh hoạt nghiệp vụ của sinh viên, góp phần bồi dưỡng hứng thú và năng lực
của SV.
*Nội dung – Hình thức tổ chức các HĐVT:
Tùy từng đối tượng cụ thể mà HĐVT có các nội dung khác nhau,
nhưng với đối tượng là SV trong các trường đại học thì HĐVT bao gồm các
nội dung của HĐVH, VN, nghệ thuật, thẩm mỹ, HĐTDTT.
Trong trường ĐH, HĐVT được tổ chức hàng ngày theo kế hoạch chung
và dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Giới thiệu những sách báo, tác phẩm có giá trị mà SV quan tâm
- Tổ chức các cuộc thi mang tính chất VHGD: SV thanh lịch, nữ sinh
duyên dáng, sáng tác thơ, văn, nhạc, họa, báo tường…
15


- Tổ chức hội diễn VN, triển lãm trưng bày về truyền thống nhà trường
bằng tranh ảnh của SV….
- Tham gia các câu lạc bộ: Mỹ thuật, hội họa, điện ảnh..
- Tổ chức xem phim, ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật…
- Tổ chức xem ti vi, nghe truyền thanh Đài Tiếng nói Việt Nam, nghe
phát thanh các chương trình do SV tự thiết kế nội dung.
- Tổ chức các hoạt động: bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bơi lội, võ thuật,

điền kinh…..
- Thành lập các đội TT theo lớp hoặc theo khoa, trường để cùng nhau
tập luyện và thi đấu..
- Tổ chức các trò chơi giải trí, trò chơi vận động, trò chơi TT, trò chơi
trí tuệ..
- Tổ chức ngày hội khỏe, hội thao toàn khoa, toàn trường…
*Các lực lượng giáo dục tham gia:
HĐGDNGLL là hoạt động được nhà trường tổ chức và quản lý với sự
tham gia của các lực lượng giáo dục xã hội: Ban giám hiệu, Phòng Công tác
chính trị, Phòng công tác HSSV, các khoa chuyên ngành, ban quản lý ký túc
xá, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các tổ chức bên ngoài nhà trường… Các
lực lượng này tham gia tổ chức HĐGDNGLL cho sinh viên với chức năng và
mức độ khác nhau.
1.2.4. Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động
dạy học trên lớp trong giáo dục đào tạo sinh viên đại học
HĐGDNGLL mặc dù chỉ là họat động GD ngoài kế hoạch dạy học các
môn chính khóa nhưng lại là công cụ mạnh mẽ để phát triển giá trị, nội dung,
các quan hệ xã hội thực tiễn một cách sâu sắc. HĐGDNGLL thực sự là một
bộ phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Một mặt nó kiểm
nghiệm kiến thức đã có từ HĐ DH trên lớp, bổ sung kiến thức còn thiếu hụt

16


và việc mở rộng kiến thức; mặt khác thông qua các HĐGDNGLL người học
nâng cao tầm hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã
học với thực tế cuộc sống, tăng cường phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện kỹ
năng sống và tính thẩm mỹ. Đây là con đường dẫn dắt SV từng bước đến với
nền văn hóa, xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh của nhân loại, học
tập những cái hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc để lại. HĐGDNGLL là dịp

tạo cho SV có cơ hội các hoạt động thực tiễn để có thêm vốn sống cho mình,
mở được một tầm nhìn thực tế. Vì vậy nếu HĐGDNGLL và HĐ DH trên lớp
được tổ chức và quản lý tốt sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.
Hai hoạt động HĐGDNGLL và HĐ DH trên lớp mặc dù khác nhau về
hình thức tổ chức, nội dung và phương pháp cụ thể nhưng hai hoạt động này
lại có cùng bản chất đều là HĐ GD. Chúng bổ trợ lẫn nhau. Hoạt động dạy
học trên lớp cung cấp tri thức các môn học để việc thực hiện chương trình
HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao. Thông qua HĐGDNGLL có thể củng cố, bổ
sung và hoàn thiện tri thức đã được học trên lớp, gắn lý thuyết với thực hành,
bồi dưỡng năng khiếu cho SV từ đó giúp cho SV học văn hóa tốt hơn.
1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh viên nội trú
1.3.1. Đặc điểm sinh viên nội trú trong trường đại học
*Khái niệm “sinh viên nội trú”:
Khi phân tích điều kiện về chỗ ở của sinh viên ta có: Sinh viên ngoại
trú và Sinh viên nội trú. Sinh viên ngoại trú là những người không sống trong
ký túc xá. Sinh viên nội trú là những người đã đăng ký sống tại ký túc xá
thuộc nhà trường và BQLKTX.
Với điều kiện cơ sở vật chất chật hẹp của nhiều trường đại học, không
phải tất cả sinh viên có nguyện vọng đều được sắp xếp chỗ ở trong KTX. Một
số trường chỉ có thể thu xếp chỗ ở cho khoảng 10% sinh viên là con em đồng
bào dân tộc, con thương binh liệt sĩ, hộ nghèo… Còn khoảng 90% sinh viên ở
ngoại trú (bên ngoài nhà trường)
17


*Đặc điểm của sinh viên nội trú:
Sinh viên khi vào ở ký túc xá là sống chung với các sinh viên khác
cùng giới tính, có thể khác nhau về tuổi, về ngành đang theo học, về thành
phần xuất thân, về trình độ nhận thức và quan điểm sống… Dù là khác nhau
nhưng khi vào sống tại ký túc xá thì bất kỳ sinh viên nào cũng là thành viên

của tập thể sinh viên, có những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Họ có chung
một mục đích là học tập để trở thành nguồn lao động cho xã hội.
Khác với sinh viên ngoại trú chịu sự quản lý của cha mẹ, người thân
hoặc chủ nhà trọ, sinh viên nội trú sống và hoạt động trong sự quản lý của ban
quản lý ký túc xá. Sự quản lý này có mục đích tự giác, gắn liền với mục đích
đào tạo sinh viên và góp phần vào việc rèn luyện nhân cách cho SV. Sự quản
lý SV từ phía ban lãnh đạo ký túc xá được thể hiện rõ trong nội quy sinh hoạt
và làm việc của ký túc xá. Đó là những quy định về giờ giấc, giao tiếp, nghỉ
ngơi, giải trí, những quy định về quyền và nghĩa vụ mỗi SV nội trú.
Môi trường ký túc xá ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập và tu
dưỡng đạo đức của SV nội trú. Các điều kiện vật chất và tinh thần của ký túc
xá có thể kể đến:
Điều kiện sinh họat hàng ngày: điện, nước, vệ sinh môi trường, an ninh,
các dịch vụ phục vụ sinh viên…Đây là một trong những điều kiện thuận lợi
của sinh viên nội trú so với sinh viên không ở ký túc xá. Là khu tập trung
đông sinh viên, các vấn đề về điện, nước luôn được đảm bảo, duy trì tới mức
tối đa có thể. Các hệ thống điện, nước được xây dựng có hệ thống, đề phòng
các trường hợp xảy ra, đảm bảo an toàn cho các em. An ninh trực cổng liên
tục 24/24h và trong tất cả các ngày trong tuần. Các khu dịch vụ lớn nhỏ được
bố trí phục vụ SV xung quanh trong và ngoài khu nội trú, tạo điều kiện sinh
hoạt hàng ngày tiện lợi nhất. Trong khi đó, các SV không ở ký túc xá có nhiều
khả năng gặp phải tình trạng mất điện, mất nước, trộm cắp tài sản, chuyển đổi

18


phòng ở, tập trung ở tại các khu đông dân cư, nhiều thành phần xã hội gây
cho SV không tập trung học tập được.
Điều kiện học tập: SV nội trú được tạo điều kiện về không gian học tập,
phòng tự học. SV không ở ký túc xá thường phải ở trọ, sống chung với gia

đình, gia đình người thân, không gian học tập tùy thuộc vào từng điều kiện
của mỗi SV. Ở trong KTX trường đại học, thông thường mỗi phòng ở SV đều
được trang bị bàn học cá nhân, ngoài ra có các phòng tự học, phòng đọc sách
rộng rãi, yên tĩnh, mọi sinh viên có thể sử dụng các không gian học tập ở
KTX. BQL KTX có nhiệm vụ tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho
sinh viên tự học.
Điều kiện giải trí: phòng tập thể thao, chiếu phim, sân thi đấu, phương
tiện nghe nhìn, các loại sách báo, tạp chí… BQL KTX ngoài việc sắp xếp chỗ
ở cho SV còn tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí, tuyên
truyền các thông tin văn hóa, xã hội, chính trị, rèn luyện sức khỏe cho SV nội
trú, tạo cho SV môi trường sống lành mạnh, tạo hứng khởi sau mỗi giờ học
căng thẳng trên lớp. Các hoạt động đều được tổ chức có kế hoạch, mục tiêu cụ
thể. So với SV nội trú, SV ngoại trú phải tự tìm những hoạt động giải trí cho
mình. Tình trạng SV không tìm ra các hoạt động phù hợp với mình gây ra
nhiều hậu quả không tốt cho SV: thiếu năng động, không chủ động tổ chức
được cuộc sống tinh thần….
Truyền thống của ký túc xá về các hoạt động, các phong trào thi đua, về
thái độ và phương thức phục vụ, về cách tổ chức và quản lý là một trong yếu
tố làm phong phú đời sống nội trú của mỗi sinh viên trong trường. Ban Quản
lý KTX có trách nhiệm tạo môi trường thân thuộc, gần gũi để sinh viên có có
tinh thần thoải mái, học tập đạt kết quả cao.

19


×