Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Hình tượng nghê trong điêu khắc mỹ thuật thế kỷ XVII XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN

Bài tiểu luận của em hoàn thành được là nhờ sự giáp đỡ nhiệt tình của
các thầy, cô giáo khoa Nghệ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong
quá trình hoc tập của em vừa qua, đặc biệt nhờ sự giúp đỡ của cô Trần Thị
Tuyết Nhung đã giúp đỡ em trong quá trình làm bài, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến cô.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô và các bạn đã giúp đỡ em
trong quá trình học tập vừa qua.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận em có nhiều thời gian tìm hiểu
học hỏi nhưng không thể tránh khỏi những sai sót do kinh nghiệm thực tế. Em
mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô trong hội đồng để cho bài tiểu luận
của em đạt được kết quả cao.
Hà Nội ngày 27 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thúy Hà


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp này bên cạnh
sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các bạn. Tôi xin cam đoan đề tài tiểu
luận tốt nghiệp này là do chính tôi làm, không sao chép, lấy và lặp lại đề tài
của người khác.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với lời cam đoan của mình.
Sinh viên

Nguyễn Thúy Hà


MỤC LỤC




A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nghệ thuật tạo hình, người Việt đã sử dụng rất nhiều hình
tượng linh vật khác nhau, phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh, bản sắc văn hóa
dân tộc và phong cách nghệ thuật qua từng thời kỳ. Những linh vật này truyền
đi ý tưởng và niềm tin vào tôn giáo cùng với mong muốn của con người về một
cuộc sống tốt đẹp hơn... Dân tộc ta từ thủa dựng nước giữ nước cho đến nay đã
xuất hiện rất nhiều linh vật: Long, Ly, Quy, Phượng... Hình tượng mỗi linh vật
thể hiện những ước mơ khát vọng của nhân dân. Đây cũng chính là những nét
văn hóa đặc sắc mà chúng ta cần bảo tồn và gìn giữ cho thế hệ mai sau.
Trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, linh vật có nhiều loại khác nhau.
Có loại do người Việt Nam tự sáng tạo, có loại hình thành nên do quá trình
tiếp biến từ những nền văn hóa bên ngoài. Mỗi linh vật trong quá trình hình
thành, phát triển vừa thể hiện bản sắc riêng phù hợp với truyền thống văn hóa,
vừa mang đặc điểm, phong cách của từng thời kỳ. Với sự tìm hiểu và quan sát
trong cuộc sống hàng ngày của mình, tôi đặc biệt với hình tượng một linh vật
thuần Việt, đó chính là con Nghê. Hình tượng Nghê rất gần với cuộc sống
hàng ngày của mọi người, nhưng dường như Nghê ít được chú ý hơn so với
các linh vật khác như Rồng, Phượng... Người ta cũng hay nhầm lẫn Nghê với
các linh vật khác. Qua tìm hiểu, tôi được biết Nghê là một linh vật thuần Việt,
chỉ Việt Nam mới có. Chính vì những lý do đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu về
đề tài này để giúp cho bản thân và mọi người có một cái nhìn sâu sắc hơn
cũng như thấy được vẻ đẹp độc đáo và giá trị văn hóa quý báu về Nghê, một
linh vật rất thiêng liêng của dân tộc ta. Đặc biệt sau bài tiểu luận này, tôi
mong muốn tất cả mọi người nói chung và sinh viên nói riêng không còn thờ
ơ với những giá trị văn hóa truyền thống và góp một phần sức lực của mình
gìn giữ bảo tồn và phát huy những giá trị đó. Hình tượng Nghê không chỉ có ý
nghĩa trong cuộc sống hàng ngày mà còn vô cùng gia trị trong những tác



phẩm điêu khắc mỹ thuật xung quanh chúng ta. Tìm hiểu về hình tượng Nghê
tôi còn thấy được cả một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc và thêm yêu
quê hương đất nước mình. Từ đó khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa
Việt Nam, nâng cao ý thức văn hóa dân tộc trong việc sử dụng biểu tượng văn
hóa. Đó cũng chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hình tượng Nghê
trong điêu khắc Mỹ thuật thế kỷ XVII- XVIII”
2. Mục đích nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu đề tài “Hình tượng Nghê trong điêu
khắc Mỹ thuật thế kỷ XVII- XVIII” chúng ta cần hiểu và làm sáng tỏ giá trị
và vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Nghê- một linh vật thuần Việt linh thiêng.
Qua đó giúp sinh viên Mỹ thuật ứng dụng vào quá trình học tập cũng như
công tác giảng dạy ở trường phổ thông để có hiệu quả tốt nhất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Hình tượng Nghê trong điêu khắc Mỹ
thuật thế kỷ XVII- XVIII” là:
- Tìm hiểu về hình tượng Nghê, lịch sử hình thành và xuất hiện hình
tượng Nghê ở Việt Nam.
- Bối cảnh lịch sử, đặc điểm nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII- XVIII,
từ đó tìm hiểu vẻ đẹp của Nghê trong điêu khắc Mỹ thuật thế kỷ XVII- XVIII
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là hình tượng Nghê thông qua
các cổ vật được lưu giữ đến ngày nay
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là hình tượng Nghê và nghệ thuật điêu khắc trong
giai đoạn thế kỷ XVII- XVIII



5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp tra cứu tài liệu
- Phương pháp sưu tầm hệ thống tài liệu
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điền dã
- Phương pháp điều tra
6. Đóng góp mới của đề tài
Tiểu luận này nghiên cứu về hình tượng Nghê trong điêu khắc Mỹ thuật
thế kỷ XVII- XVIII. Tuy là một đề tài không quá mới mẻ, nhưng nghiên cứu
này giúp chúng ta tìm hiểu và có những nhìn nhận rõ ràng hơn về Nghê, một
linh vật vốn rất hay bị nhầm lẫn với các linh vật khác. Qua đó ta thấy được
đặc trưng cũng như vẻ đẹp của Nghê trong giai đoạn thế kỷ XVII- XVIII. Đây
cũng là cơ sở và tài liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu và sáng tác của
sinh viên Mỹ thuật và quá trình giảng dạy của giáo viên, đồng thời ứng dụng
trong quá trình sáng tác. Đặc biệt tôi thấy được giá trị thẩm mỹ cũng như văn
hóa mà chúng ta cần phải giữ gìn để bảo tồn và phát huy nền văn hóa đặc sắc
của dân tộc ta.


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CÁC QUAN NIỆM VỀ HÌNH TƯƠNG NGHÊ VÀ NGHỆ THUẬT
ĐIÊU KHẮC THẾ KỶ XVII - XVIII
1.1. Khái quát chung về hình tượng nghệ thuật và quan niệm về Nghê
1.1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm
phản ánh cuộc sống một cách sáng tạo, bằng những hình thức sinh động, cảm
tính, thông qua đó nhằm lý giải khái quát về đời sống gắn liền với một ý

nghĩa tư tưởng, cảm xúc nhất định xuất phát từ lý tưởng thẩm mỹ của người
nghệ sĩ. Mỗi hình tượng là một tế bào ghóp phần làm nên tác phẩm nghệ thuật
trong đó chứa đựng nội dung cuộc sống, những thông tin về đời sống, những
quan niệm tư tưởng cảm xúc của tác giả.
Trong Mỹ học, hình tượng nghệ thuật được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng chỉ đặc điểm chung về phương thức phản ánh
đời sống của tất cả các loại hình nghệ thuật, để phân biệt khoa học với nghệ
thuậtvà các hình thức xã hội khác. Nghĩa hẹp khái niệm hình tượng nghệ thuật
được dùng trong phạm vi tác phẩm, chủ yếu là hình tượng cụ thể về một con
người, một tập thể người, một con vật, đồ vật hay cảnh sắc thiên nhiên, một
cảnh sinh hoạt lao động thường ngày… Tất cả mọi thứ từ tầm thường nhất khi
đi vào nghệ thuật đều có thể trở thành hình tượng một khi nó mang trong
mình những quan điểm sống, những trải nghiệm cuộc đời, những triết lý nhân
sinh sâu sắc.
Để mỗi hình tượng được tái hiện và tồn tại, người nghệ sỹ phải sử dụng
những phương tiện vật chất cụ thể như ngôn từ, âm thanh, màu sắc.. Đằng sau
lớp vỏ vật chất ấy là một thế giới đời sống muôn hình muôn vẻ gắn liền với
vô vàn cung bậc cảm xúc tình cảm nghệ thuật mà tác giả muốn gửi gắm. Mỗi
1


tác phẩm nghể thuật không chỉ đơn thuần mô phỏng lại thế giới khách quan
qua con mắt tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sỹ mà còn mang trong mình
thông điệp đẹp đẽ về tư tưởng, triết lý sống, những bài học hay, những kinh
nghiệm quý giá do chính tác giả trải qua và chiêm nghiệm từ cuộc đời mình.
Bởi vậy mà khi nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật người ta có thể đánh giá
được cái tài cái tâm của người nghệ sỹ sáng tác ra nó. Nhờ đó, khi khám phá
nghệ thuât người ta không chỉ cảm thụ cái đẹp, tiếp xúc với nền văn hóa tri
thức của nhân loại mà còn hiểu được những chân lý của đời sống. Đây chính
là biểu hiện đỉnh cao của biểu tượng nghệ thuật, là cái đích mà bất kỳ người

nghệ sỹ nào trong suốt cuộc đời theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, theo đuổi cái
đẹp cũng mong muốn hướng tới. Khi nhắc tới hình tượng nghệ thuật, người ta
thường nhầm tưởng nó là hiện thân của những cái hoàn mỹ, diễm lệ, hoàn
hảo… Nhưng thực chất nghệ thuật luôn đi liền với đời thực, nó bám sát cuộc
sống. Hơn bao giờ hết nghệ thuật luôn gần gũi với cuộc đời. Hình tượng nghệ
thuật tái hiện cuộc sống nhưng lại không đơn thuần là sao chép y nguyên
những hiện tượng có thật mà tái hiện một cách có chọn lọc, sáng tạo thông
qua tài năng và trí tưởng tượng của nghệ sĩ. Bằng sự khéo léo và tinh tế của
mình, họ biến những sự vật dù tầm thường nhấttrở thành các hình tượng có
sức truyền cảm mạnh mẽ mang lại ấn tượng sâu sắc cho người cảm nhận. Có
nhiều cách hiểu khác nhau về hình tượng nghệ thuật, một số người quan niệm
như sau: Hình tượng nghệ thuật là phương thức đặc thù của nghệ thuật để
miêu tả hiện thực và thể hiện tư tưởng tình cảm của người nghệ sỹ. Đó là sự
thống nhất phản ánh, sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật. Nó là ranh giới phân
định thế giới nghệ thuật với thế giới hiện thực. Trong hình tượng nghệ thuật
dựa trên nguyên tắc, 2 yếu tố quan trọng nhất đó là: tính trìu tượng và tính cụ
thể cảm tính. Nó được thể hiện ở 3 cấp độ: trình độ tư tưởng, tâm lý và vật
chất (vật chất là các yếu tố ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc). Hình tượng nghệ
thuật luôn có sự thống nhất giưuã yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Mọi
hiện tượng được đưa vào tác phẩm nghệ thuật đều có nội dung khách quan: có
2


thể đó là một khía cạnh của đời sống hiện thực, một trạng thái bào đấy trong
tâm tư tình cảm của con người. Những sự vật đó được nghệ sỹ nhìn nhận từ
một vị trí xã hội nhất định, từ thời đại của mình và chuyển vào đó cả tư tưởng
tình cảm cá nhân. Do vậy mỗi hình tượng nghệ thuật là một yếu tố khách
quan đã được chủ quan hóa bởi nghệ sỹ. Xây dựng hình tượng nghệ thuật
buộc người nghệ sỹ phải có năng lực tư duy xuất phát từ chỗ nghệ sỹ phải
cảm thụ, có một vốn sống phong phú, rồi tìm ra nét chung, nét khái quát của

chúng. Để sáng tác ra một tác ra một tác phẩm nghệ thuật nghệ sỹ phải có một
thế giới quan nhân sinh nhất định, đó là hệ thống quan điểm đạo đức xã hộ
được đánh giá trong xã hội. Song các hình tượng nghệ thuật không thể hiện ra
như các nguyên lý, sơ đồ giải pháp cứng nhắc mà được trình bày ra bằng
những cảm xúc cá nhân của nghệ sỹ, bằng trí tưởng tượng làm cho hình tượng
vừa thực tế vừa mơ mộng. Tóm lại hình tượng nghệ thuật là cái lý trí phải
được thể hiện bằng tình cảm và tình cảm phải luôn được kiểm tra bằng lý trí.
Tóm lại, hình tượng nghệ thuật là cách mô tả thế giới khách quan.
Hình tượng nghệ thuật bắt đầu từ tư duy nghệ thuật, là phương tiện đặc thù
của nghệ thuật một cách sáng tạo nhằm lí giải khái quát về đời sống với một ý
nghĩa, cảm xúc nhất định.
1.1.2. Khái niệm hình tượng Nghê
Trong từ điển tiếng Việt phổ thông của viện ngôn ngữ học (2002), nhà
xuất bản phương Đông gọi Nghê là: “Tên con vật tưởng đầu sư tử, thân có
vảy thường được tạc trên cột trụ hay nắp đỉnh đồng”. Nghê là con vật biểu
trưng mang yếu tố huyền thoại, dũng mãnh thiên biến vạn hóa, tượng trưng
cho trí tuệ, là biến thể từ sư tử và chó dữ, có sức mạnh như chúa tể muôn loài.
Chúng ta có thêm một cách hiểu khác về Nghê: Trong thuyết rồng sinh chín
con, một trong chín đứa con đó một con là con Nghê, gọi là Toan Nghê, Kim
Nghê, Linh Nghê nhưng ở Việt Nam chỉ gọi vắn tắt là Nghê.

3


Trong dân gian, Nghê có hình dạng cơ bản là chó. Nhưng do nhau cầu
thiêng hóa, cũng như sự phát triển đa dạng của linh vật này trong tiến trình
lịch sử nên có những loại như sư tử Nghê, kỳ lân Nghê, long Nghê, khuyển
Nghê. Nghê hóa rồng biểu hiện cho qyền lực chính trực. Nghê mình chó biểu
hiện cho lòng trung thành. Nghê có đuôi vút cao liên tưởng đến ngọc như ý.
Nghê đội giá sớ hay bài vị thường toát ra vẻ cam chịu ( Hình 2). Nghê ngậm

ngọc biểu tượng cho sự khôn ngoan uốn lưỡi bảy lần trước khi nói (Hình 1).
Nghê đứng chầu hai bên khán thờ tỏ vẻ uy nghiêm. Nghê đeo lục lạc hay giỡn
khí cầu thể hiện sự tinh nghịch vui tươi. Khi nghê có lông hình xoắn ốc như
trên đầu tượng Phật người ta thường gọi là Phật ốc hay Bụt ốc thể hiện sự
toàn năng phi phàm. Bằng nghệ thuật tạo dáng và chạm khắc tinh tế, người
nghệ nhân đã thể hiện những cảm thức sáng tạo và khiếu thẩm mỹ đặc sắc,
nhất là khi nền văn hóa Việt Nam phục hồi sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.
Nghê là một linh vật thần thoại của người Việt ta. Nghê thường được
đặt trước các cổng, của nhà, đình chùa đôi lúc còn được sử dụng trong trang
trí đồ vật, kiến trúc. Hình tượng Nghê gắn liền với sự bảo vệ, canh giữ cho
con người cũng như cho mảnh đất đó.
1.2. Hình tượng Nghê trong văn hóa
1.2.1. Hình tượng Nghê trong văn hóa
Như mọi nơi trên thế giới, từ thủa xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam
đã thờ rất nhiều thần linh. Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu
hình mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích
được vào thời đó. Nhờ những phong tục, lễ hội chúng ta biết nhiều hơn về
cuộc sống vật chấtcũng như tinh thần của các dân tộc Việt Nam cổ nói chung
và tín ngưỡng của họ nói riêng. Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh
hồn, nên người ta thờ đa thần... những vị thần thiên nhiên gắn liền với cuộc
sống nông nghiệp của họ. Đi sâu vào cuộc sống hàng ngày họ thờ thần Nông
là thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa với hy vọng trong nhà lúc nào cũng
4


đầy đủ lương thực. Không chỉ thờ các vị thần liên quan đến vật chất, các dân
tộc còn thờ các vị thần liên quan đến đời sống tinh thần của họ. Người Việt
thờ thần Hoàng làng, các vị anh hùng dân tộc... Họ là các vị thần có công lớn
với đất nước, giúp gìn giữu non sông bờ cõi. Nhân dân ta thờ phụng các vị
thần này để tỏ lòng biết ơn và mong các vị phù hộ cho họ cuộc sống ấm no

hạnh phúc.
Đời sống người dân Việt cổ hắn liền với nền văn minh lúa nước, lấy
nông nghiệp làm chủ yếu, vì thế nên nhân dân ta luôn coi trọng gia súc và cho
rằng “ con trâu là đầu cơ nghiệp”. Hai con thú được coi như những người bạn
thân thiết gần gũi nhất là con trâu và con chó. Trâu là tài sản chính trong gia
đình, giúp cày ruộng, sản xuất nông nghiệp. Chó để giữ nhà, phòng kẻ gian
tránh thú dữ. Ông cha ta cần một linh vật để chống lại các thế lực tà ma ác
quỷ. Từ đó, chó đá được dựng lên vì nhân dân ta luôn coi chó là một con vật
trung thành, bảo vệ của cải cho chủ nhân. Ở miền quê Bắc Bộ, trước cổng
làng bao giờ cũng có chó đá để bảo vệ cả làng. Trước cổng đình, trước cổng
hay ngoài đầu hồi, ngoài cửa nhà thường có chó đá ngồi canh cửa cho gia chủ
( Hình 2). Những con chó đá này, hình dạng thay đổi, cao từ khoảng nửa
thước tới một thước, thường là những tảng đá khắc đẽo rõ ràng oai vệ , nhưng
có khi chỉ là một khối đá đặt ngiêng theo dáng một con chó đang ngồi canh
giữ. Để bày trước điện thờ hay bàn thờ của những gia đình gàu có, ở các đình
chùa, đền miếu, chó đá hóa linh. Chó đá được khắc đẽo với những chi tiết oai
vệ, đầu chó mặt chó đầy những nét oai nghiêm. Vì linh thiêng thế, nên được
gọi là Nghê đá. Một đặc điểm nữa của Nghê là tư thế của chúng. Dù là vẻ
ngoài ra sao, Nghê thường được khắc họa với tư thế chầu, ngồi quỳ hai chân
sau, với dáng dấp của loài chó với nhiệm vụ canh giữ bảo vệ đời sống tinh
thần cho con người. Với hình tượng vốn là loài chó, con vật thân thuộc gắn bó
với con người, biểu cảm của Nghê cũng thân thuộc đa dạng. Nghê trước cửa
sân đình có dáng vui mừng như đang đón chủ. Nghê nơi sân sau mang vẻ như
5


đang lưu luyến tiễn chân người. Nghê chốn chùa miếu oai nghiêm mà không
hung dữ, trông coi người ra vào chốn linh thiêng.
Nhiều người nhầm lẫn giữa con Nghê với con Lân- một trong tứ linh.
Nếu không để ý kỹ cũng khó phân biệt. So sánh Nghê với Lân, có thể suy

luận Nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, còn Lân thuộc văn hóa
Trung Hoa. Lân giống sư tử nhiều hơn, có sừng thân hình tròn mập, đuôi ngắn
miệng ngậm ngọc hay ngồi chống chân lên quả cầu. Con Nghê có kỳ mà
không có sừng, dáng thanh, mình thon nhỏ, trông giống như dáng chó đuôi
dài. Một số bình hương, chân bình gốm Việt Nam thời Chu Đậu, cũng có hình
Lân chứ không phải Nghê. Một số người lại lầm tưởng con Nghê là con sư tử,
bởi vì chữ Nghê trong tiếng Hán nghĩa là con sư tử. Nếu ai từng nhìn thấy
tượng con Nghê thì cũng đều nhận thấy rằng đó là con chó đang ngồi chứ
không phải con Lân hay con sư tử.
Trong lịch sử Phật giáo, sau khi Đức Phật giác ngộ, người ta thường
nhắc đến Ngài như là Con sư tử của dòng họ Shakyas cũng như nói đến
nguồn gốc vương giả và thừa nhận uy lực tâm linh vô biên của Ngài. Sư tử
trong văn hóa Phật giáo thường biểu thị uy lực của Phật pháp, nhưng trong
hình tượng chung, Sư Tử lại thể hiện sức mạnh của con vật là Chúa tể muôn
loài, quyền năng và quý trọng. Hình tượng sư tử ở Ấn Độ, Trung Quốc và
Việt Nam có những nét không giống nhau tùy theo cách hiểu và vận dụng ý
nghĩa ban đầu của con vật này ở mỗi nền văn hóa...
Hình tượng con Nghê trong văn hóa Việt Nam rất có thể bắt nguồn từ
Phật giáo, nhưng hình tượng ấy được thể hiện nhỏ nhắn và linh động hơn.
Người Việt Nam đã khôn khéo xây dựng cho riêng mình con Nghê không
giống với Nghê mang hình dáng sư tử, bệ vệ trên các công trình của Phật giáo
Ấn Độ (hoặc các nước chịu ảnh hưởng Phật giáo và văn hóa ấn Độ).
Trong phong thủy xưa và nay, việc dùng linh vật trấn yểm để xua đuổi
tà khí, nhằm đem lại may mắn cho gia chủ hay các công trình xây dựng là
6


điều phổ biến. Các linh vật chủ yếu được sử dụng là tứ linh bao gồm: Long,
Ly, Quy, Phượng... Tuy nhiên bên cạnh đó con Nghê cũng được coi là một
linh vật trấn yểm vô cùng quan trọng. Nhiều người ki đào móng xây nhà

thường phát hiện những con nghê cổ được chôn dưới móng nhà cũ với những
hoa văn và đường nét chạm trổ hết sức độc đáo. Nghê thường được sử dụng
để trấn giữ của đình cửa chùa hoặc ngôi nhà, ngoài ra nó còn được dùng như
họa tiết trang trí trên mái ngôi nhà, đình chùa đó. Nghê ít khi được sử dụng để
trấn yểm, tức chôn xuống đất. Tuy nhiên ngày nay, khi tiến hành xây dựng
chúng ta vẫn có thể gặp Nghê bên dưới lòng đất. Đó là những con nghê được
chôn cách đây hàng chục, hàng trăm năm, được chôn trước cửa nhà để bảo hộ
cho gia chủ bình an.
Hình tượng Nghê còn xuất hiện nhiều trong ca dao. Trong lời ca cuea
người thợ mộc xứ Thanh, chính Nghê là linh vật được nhắc đến đầu tiên:
Đồn rằng thợ mộc Thanh Hoa
Làm cửa làm nhà, cầu quán khéo tay
Cắt kèo và lựa đòn tay
Bào trơn, đóng bén khéo thay mọi nghề
Bốn cửa anh chạm bốn nghê
Bốn con Nghê đực chầu về tổ tông
Đất nào thì thần ấy, cho dù sinh vật thần thoại mang đến muôn điều
thần kỳ thì cũng sẽ chỉ linh ứng ở mảnh đất thấm đẫm niềm tin vào sinh vật
ấy. Nghê đã được ông cha ta tạo ra từ bao đời nay, xét về mặt văn hóa hay
tâm linh thì đều có ý nghĩa hơn hẳn những linh vật ngoại lai khác.
1.2.2. Hình tượng Nghê trên thế giới và Việt Nam.
*Phương Tây
Trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình, chúng ta luôn thùa
nhận rằng nền văn hóa Việt Nam được giao thoa với rất nhiều quốc gia khác
7


trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Văn hóa Việt Nam có tiếp thu
và chọn lọc những giá trị văn hóa của ngừời Hán đã tiếp nhận một phần sự
đồng hóa của văn hóa Ấn Độ, cụ thể là Phật giáo Ấn Độ.. Ấn Độ là nơi xuất

hiện văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, có các tuyến đường mậu dịch mang
tính chất lịch sử cùng những đế quốc rộng lớn, trở nên giàu có về thương
mại và văn hóa trong hầu hết lịch sử lâu dài của mình. Đây cũng là nơi bắt
nguồn của bốn tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh
giáo. Trong đó Do Thái giáo, Hỏa giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo được
truyền đến từ thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên và cũng giúp hình
thành nền văn hóa đa dạng của dân tộc. Có thể nói Ấn Độ là cái nôi của
văn hóa, của Phật giáo và từ đây có ảnh hưởng cũng như lan truyền mạnh
mẽ tới các nước trong khu vực thông qua con đường giao thương buôn bán
“ con đường tơ lụa” nổi tiếng. Văn hóa Ấn Độ kéo dài hơn 4500 năm, Phật
giáo Ấn Độ đã ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia khác trong khu vực. Các
nhà tu theo con đường giao thương buôn bán đi truyền đạo và mang theo
văn hóa Ấn Độ vào các nước khác, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.
Do sự ảnh hưởng Phật giáo từ Ấn Độ, dáng dấp Nghê biến đổi có đôi nét từ
con khỉ. Hình tượng Nghê được bắt nguồn từ hình ảnh con khỉ của Ấn Độ,
con khỉ ở đây được tôn thờ như một vị thần.
Trong quá trình tìm hiểu về sự bắt nguồn và ảnh hưởng của hình tượng
Nghê ở Việt Nam, tôi đã tình cờ phát hiện nhiều đặc điểm tườn đồng với hình
tượng Sư Tử của Ai Cập. Người Ai Cập cổ đại coi sư tử là loại động vật đáng
kính sợ, nó hung dữ mà oai phong. Hai vùng Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập
đều thờ sư tử. Bức tượng Nhân Sư nổi tiếng chính là kết quả của tín ngưỡng
thờ cúng sư tử. Thần sư tử được sùng bái rất nhiều, bao gồm 32 nam thần và
33 nữ thần. Do chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng bất tử, người Ai Cập cổ đại
đặc biệt tôn sùng loài chó. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình tượng vị
thần mình người đầu chó xuất hiện rất nhiều trong các bộ phim truyền thuyết
Ai Cập. Phong tục thờ chó được thịnh hành ở khắp mọi nơi ở Ai Cập, thậm
8


chí trung tâm thờ cúng còn được gọi là “thành Chó”. Qua đó ta thấy hình

tượng Nghê Việt Nam cũng có nguồn gốc bắt nguồn rất xa xôi từ các quốc gia
phương Tây.
*Phương Đông
Qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và do yếu tố địa lý lần cận gần gũi, văn
hóa của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều từ nền văn hóa Trung Hoa. Đến thế
kỷ XVII, ảnh hưởng từ triều đình nhiễm màu sắc Trung Hoa, Nghê được khắc
họa theo hình con Lân. Sự thay đổi này thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam
vốn bao gồm sự hòa trộn hấp thu các nền văn hóa khác. Một con vật mang
nhiều nét tương đồng với Nghê Việt Nam là sư tử đá Trung Quốc. Nhưng
thực chất sư tử đá Trung Quốc không phải một linh vật may mắn, có thể hóa
giải tà khí, thu hút tài lộc như nhiều người vẫn nghĩ. Sư tử đá với người Trung
Quốc đầu tiên là để thể hiện quyền uy, hai là để trấn giữ thế nên chúng
thường có mặt ở các lăng mộ. Sư tử đá Trung Quốc thường có chân trước và
bộ ngực được tả kỹ, đầu lớn hơn so với thân mình. Với một căn nhà yêu cầu
lớn nhất là ổn định và bền lâu, đặt con vật nặng nề và đáng sợ trước cửa nhà
là điều không mấy tốt lành.
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa Lân và Nghê. Lân là con vật xuất phát
từ Trung Quốc, Nghê là linh vật đặc trung của Việt Nam. Kỳ Lân là một trong
bốn linh vật cao quý: Long- Lân- Quy- Phượng. Lân là con cái, còn con đực
gọi là Kỳ, người ta thường gọi chung là Kỳ Lân. Kỳ Lân là một con vật có
đầu nửa rồng nửa thú, nó chỉ có một sừng, do nó không húc ai bao giờ nên
chiếc sừng này được xem là hiện thân của từ tâm, một con vật hiền lành.
Nhưng phần lớn hình ảnh Lân được khắc họa là có sừng của loài nai, tai chó,
trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, chân hươu, đuôi bò. Đôi khi nó
lại có hình dáng của một con hươu xạ với chiếc đuôi bò, trán sói, móng ngựa,
da có đủ 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen đặc biệt bụng dưới có màu vàng
đặc trưng... Cũng có khi con vật này xuất hiện dưới hình dáng một con hoẵng,
9



có vảy cá trải dài khắp thân. Nhưng dù con LÂn có xuất hiện với hình dạng
như thế nào đi chăng nữa thì trong tín ngưỡng dân gian phương Đông, Kỳ
Lân cũng là con vật báo điềm lành sắp tới, là biểu tượng cho sự nguy nga
đường bệ, sự trường thọ và niềm hạnh phúc lớn lao. Kỳ Lân mang trong
mình tất cả những phẩm chất đặc trưng của một con vật nhân từ, khi di
chuyển nó tránh giẫm lên các loại côn trùng và cỏ mềm dưới chân mình.
Loài Kỳ Lân không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất kỳ con vật nào, đặc biệt
nó không bao giờ uống nước bẩn, nó chỉ ăn cỏ nên còn được gọi là nhân thú.
Đặc biệt Kỳ Lân có tính linh, khi có thánh nhân ra đời Kỳ Lân sẽ xuất hiện
báo điềm lành sắp tới có thái bình thịnh vượng. Ở Trung Quốc, Lân cũng
được sử dụng như như con vật linh thiêng bảo vệ cho các công trình kiến
trúc, dinh thự lăng mộ... Nó được dùng để trang trí trên các bức bình phong
của đền, chùa, miếu. Với ý niệm thể hiện sự may mắn luôn song hành cùng
đạo lý tốt đẹp trong cuộc đời. Hình tượng Lân du nhập vào Việt Nam theo
bước chân xâm lăng và ý muốn đồng hóa văn hóa dân tộc của người Hán.
Hình tượng Lân từ đó đã xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam, ngay cả sau khi
nước ta giành được độc lập. Tuy nhiên bên cạnh chi tiết trang trí con Lân thì
trên các công trình kiến trúc, đồ gốm đồ đồng ở nước ta thì còn xuất hiện
thêm một hình tượng trang trí rất thú vị, nó có hình dáng giống Lân nhưng
không phải là Lân, đó chính là con Nghê.
Con Nghê Việt Nam cũng là một biểu tượng khác với Kỳ Lân hay sư tử
của Trung Quốc. Con Nghê được trang trí ở Việt Nam không cao lớn như Kỳ
Lân của Trung Quốc, đuôi nó cũng không phải đuôi bò, thân nó cũng không
có vảy cá. Nghê cũng không có đầu nửa rồng nửa thú, và đặc biệlà nó không
có sừng. Nghê trong mỹ thuật trang trí của người Việt có thân hình vừa phải,
không quá to như sư tử. Dáng đứng của Nghê cũng không quá chú trọng đến
việc tạo nên sự hiên ngang, khí phách oai hùng mà thay vào đó là sựu uyển
chuyển, hài hòa, nhẹ nhàng.
10



Dựa trên các bộ sưu tập nghê còn lại ở các bảo tàng và các bộ sưu tập
tư nhân, có thể thấy tùy từng giai đoạn nghê có những nét đặc trưng khác
nhau. Nghê thời Lý dáng thon nhỏ, nhưng đẹp và rất cầu kỳ, nghê đời Lê
mang tính vương giả hơn, mình đóng vảy, biểu lộ sự thiêng hóa, đồng thời xã
hội cũng đang là thời điểm giằng co giữa chế độ phong kiến bắt đầu hình
thành, cộng với ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, cho nên nhiều hình tượng
nghê đã lai sang kỳ lân hoặc rồng, nhưng nét cơ bản đa phần vẫn mang đậm
yếu tố dân gian Việt Nam.
Chính từ sự đa dạng trong kiểu dáng, chất liệu, niên đại và vẻ đẹp tạo
hình, nghê dần trở thành một dòng hiện vật được các nhà sưu tập cổ ngoạn
săn tìm. Trong bộ sưu tập nghê của nhà sưu tập Tú Anh ở TPHCM, có một
con nghê rất đặc biệt, thuộc đồ dùng văn phòng tứ bảo của nhà thờ Công giáo
vùng Nam Định. Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng rất lớn của nghê trong đời
sống dân gian Việt Nam xưa. Nhà sưu tập Tú Anh cho biết: “Có một điều thú
vị khi Pháp đô hộ Việt Nam, đưa văn minh của họ vào, nhưng cũng đồng thời
bị ảnh hưởng lại văn minh Việt. Ở thời điểm ấy, rồng đã trở nên khá phổ biến
trong văn hóa Việt, nhưng khi làm đồ chặn giấy dùng trong văn phòng, nếu
mượn hình tượng rồng thì quá dài, hình lân hoặc sư tử thì dáng đứng dễ đổ,
nên người ta sử dụng hình tượng nghê nhờ dáng linh hoạt, dễ biến tấu hơn.
Cái chặn giấy là một hiện vật thú vị minh chứng cho sự ảnh hưởng của hình
tượng nghê vào văn hóa, tín ngưỡng và đời sống của người Việt.
1.3. Hình tượng Nghê trong nghệ thuật
Tôi thấy rằng, hình tượng Nghê xứng đáng là một trong nét đẹp của di
sản tạo hình cổ truyền của người Việt, thể hiện rõ nét và liên tục năng lực
sáng tạo của người Việt. Nhìn vào lịch sử nước nhà, chúng ta thấy rằng sau
khi Ngô Quyền khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ dân tộc, sau khi Lê Hoàn
tổ chức lại trật tự trên đất nước ta. Nhà Lý, nhà Trần rồi nhà Lê nối ngôi
dựng lại nền văn hóa thuần Việt rực rỡ, phong phú. Bắt đầu từ khi Lý Thái
11



Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long, người Việt bừng lên khí thế dân
tộc. Giống như thời Hùng Vương thủa trước, từ đây văn học, chính trị, xã
hội nghệ thuật của người Việt phát triển rực rỡ, phối hợp bản chất dân tộc
với ảnh hưởng Trung Hoa và Ấn Độ, tạo nên nền văn hóa thuần Việt phát
triển mạnh mẽ.
Trong bối cảnh văn hóa rực rỡ ấy, với sự nảy mở của những tác phẩm
nghệ thuật, sự phát triển của kiến trúc đình chùa, sự phát triển nhu cầu của
giới quý tộc càng đòi hỏi nhiều hơn những vật phẩm tế sự linh thiêng. Nhu
cầu tinh thần, nhu cầu vật chất được đáp ứng bởi bàn tay khối óc của những
nghệ nhân Việt đầy sáng tạo. Biết bao kiến trúc, cung điện đình chùa với mái
cong thuần túy Việt Nam được dựng nên. Thế nên hình tượng Nghê được sử
dụng ngày một nhiều hơn, trở thành hình ảnh thân quen trong chốn đình chùa
tâm linh của người Việt.
Nghê còn được dùng trang trí trong các ngôi đình cổ Việt Nam. Nghê
được chạm trên cốn (xà ngang từ cột ra để đỡ xà dọc ở mái ngoài), hay được
đặt trên đầu đao (sống mái chạy từ đỉnh nóc nhà xuống, cong lên như hình
cây mã tấu, nên gọi là đầu đao). Như trên cột đình làng Phù Lão (Bắc Giang),
làng Tây Đằng (Sơn Tây). Sự xuất hiện của nghê ở mỗi vị trí nhất định lại
mang một ý nghĩa cụ thể. Bốn ngôi đền thiêng trấn giữ Đông - Tây - Nam Bắc của kinh thành Thăng Long khi xưa chính là Thăng Long Tứ Trấn. Trấn
Đông là đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ, Thành hoàng Hà Nội, xây dựng vào
thế kỷ 9. Trấn Tây là Đền Voi Phục, thờ Linh Lang, một hoàng tử thời nhà
Lý, xây dựng vào thế kỷ XI. Trấn Nam là đền Kim Liên, thờ Cao Sơn Đại
Vương, xây dựng vào thế kỷ XVII. Trấn Bắc là đền Quán Thánh, thờ Huyền
Thiên Trấn Vũ, xây dựng vào thế kỷ thứ X. Trong Thăng Long Tứ Trấn, đều
thấy xuất hiện hình tượng nghê ở các nét trang trí kiến trúc... nhưng rõ nét và
dễ nhận nhất là các con nghê đặt trên các cột trụ biểu trước cổng đền.

12



Việc tạo đường đi lối lại nơi các linh từ, đền thiêng, bao giờ cũng có 4
cột trụ biểu. Theo đúng cổ lệ, 2 cột trụ biểu bên trong cao hơn 2 cột bên
ngoài. Trên đỉnh nóc 2 cột trụ biểu bên ngoài đặt đôi nghê chầu, đỉnh 2 cột
trụ biểu bên trong là hình con chim phượng hoàng. Nghê sánh với phượng
chính là những linh vật tượng trưng cho cõi trên. Người ta quan niệm rằng
nghê đứng từ trên cao nhìn xuống, mang hàm ý kiểm soát tâm hồn của
những người ra vào chỗ linh thiêng của ngôi đền, xem có xứng đáng hay
không, nếu xứng đáng thì hãy vào, trải lòng với thần linh, nhưng nếu tâm
không thiện, không tốt, không xứng đáng thì sẽ bị sự kiểm soát này trừng
phạt. Trong các lăng mộ vua quan trước thời Nguyễn ở Bắc Giang đều thấy
xuất hiện nghê, như lăng họ Ngọ, lăng Đinh Hương… nhưng xét về mặt mỹ
thuật thì con nghê nơi lăng mộ mang tính khác biệt hoàn toàn với con nghê ở
các ngôi linh từ.
Nghê được làm từ những chất liệu rất phong phú, nhưng chủ yếu là đá
và gỗ. Bệ làm Nghê cũng thường khá khiêm tốn. Bệ thường nhỏ hơn tỷ lệ
thân hình con Nghê. Bệ cũng thấp để Nghê không quá cao so với khách hành
hương. Điều này cũng phù hợp với hình tượng canh giữ, chào đón của Nghê,
chứ không phải dùng để trấn yểm như sư tử đá Trung Quốc.
Tiểu kết chương 1
Mỗi hình dáng Nghê của văn hóa dân gian Việt Nam xưa được gửi gắm một
thông điệp đầy thú vị. Nghê mang rất nhiều biểu trưng, từ sự thân thương,
bình dị, đến chính trực, ngay thẳng, dũng mãnh, quyền uy, tôn nghiêm, linh
thiêng và cả lòng trung thành. Hiếm có linh vật nào trên thế giới lại có nhiều
hình dáng, nhiều biểu trưng và ý nghĩa độc đáo như Nghê. Trải qua hàng
nghìn năm lịch sử và phát triển, qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nền văn
hóa của ta cũng bị ảnh hưởng bởi các quốc gia trong khu vực. Con Nghê có
rất nhiều đặc điểm giống với Kỳ Lân của Trung Quốc, nhưng luôn là một linh
vật thuần túy không thể lẫn lộn của dân tộc ta. Tóm lại hình tượng Nghê và

13


Kỳ Lân ở Việt Nam là hai hình tượng khác nhau. Kỳ Lân là hình tượng mang
phong cách văn hóa Trung Hoa trong khi Nghê là linh vật bắt nguồn từ Phật
giáo. Nghê là một linh vật thần thoại của người Việt ta. Nghê thường được đặt
trước các cổng, của nhà, đình chùa đôi lúc còn được sử dụng trong trang trí đồ
vật, kiến trúc. Hình tượng Nghê gắn liền với sự bảo vệ, canh giữ cho con
người cũng như cho mảnh đất đó.

14


Chương 2
SỰ THỂ HIỆN CỦA HIỆN TƯƠNG NGHÊ TRONG NGHỆ THUẬT
ĐIÊU KHẮC
2.1. Đặc điểm nghệ thuật tạo hình thế kỷ XVII- XVIII
2.1.1. Bối cảnh lịch sử thế kỷ XVII- XVIII
Dân tộc Việt Nam được hình thành và bước đầu phát triển trên vùng
châu thổ sông Hồng và sông Mã phía Bắc của Việt Nam ngày nay. Con ngừoi
từ các vùng đồ núi xuống các vùng đồng bằng, từ đời này sang đời khác đã
khai hóa đất đai để trồng trọt tạo nên một nền văn minh lúa nước rực rỡ và
văn hóa làng xã phát triển. Đất nước ta đã trải qua nhiều triều đại phong kiến
mà quan trọng nhất là triều Lý ( Thế kỷ XI- XII), triều Trần (thế kỷ XIIIXIV), triều Lê (thế kỷ XV, XVI, XVIII) với một nền hành chính tập quyền,
một lực lượng quân đội mạnh và nền văn hóa phát triển. Trong suốt thời kỳ
này đất nước ta phải liên tục đấu tranh chống lại âm mưu xâm lược của các
thế lực phong kiến Trung Quốc và Mông Cổ. Nền văn hóa của chúng ta bị
ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, tuy vậy nước ta vẫn có chữ viết riêng,
ngôn ngữ riêng và không làm mất đi bản sắc văn hóa vốn có.
Từ thế kỷ XVII, Thăng Long không còn là trung tâm của đất nước, thay

vào đó là một khu trung tâm mới: Phú Xuân- Huế. Đây là sự cuyển giao và
mở rộng trung tâm kinh tế về phía nam của đất nước. Đất nước ta phân chia
thành hai khi vực: đàng trong và đàng ngoài. Sự hình thành đàng trong là sự
thay đổi sâu sắc và căn bản trong lịch sử Việt Nam mà tầm quan trọng của sự
việc này có thể so sánh với sự kiện Việt Nam giành lại độc lập từ Trung Quốc
vào cuối thế kỷ X. Mặc dù những thay đổi trong thời kỳ này ghóp phần tích
cực trong văn hóa Việt Nam nhưng người Việt vẫn giữ vững bản sắc văn hóa
dân tộc, Nho giáo và phật giáo vẫn được lưu truyền rộng rãi.
Đến thế kỷ XVII- XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu nghiêm
trọng. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp diễn ra dẫn đến phong trào Tây
15


Sơn (1771- 1802) bùng nổ. Tây Sơn đã tiêu diệt các chế độ vua chúa cát cứ,
thống nhất đất nước, đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh đồng thời ban hành
nhiều cải cách xã hội và văn hóa. Nhưng không lâu sau đó, Nguyễn Ánh đã
giành được quyền thống trị và lập nên triều đại nhà Nguyễn, triều đại phong
kiến cuối cùng ở Việt Nam.
Tình thế chính trị lúc bấy giờ đã đặt bộ máy quản lý non trẻ của
Nguyễn Hoàng đứng trước nhiều sự lựa chọn(12). Nhưng cuối cùng, để có thể
tồn tại như là một chính thể độc lập, đủ sức ngăn chặn sức tấn công cùng sự
uy hiếp từ phía Bắc, chính quyền Đàng Trong đã hướng đến việc xây dựng
một thể chế trung ương tập quyền mạnh. Ở một khía cạnh nhất định, mặc dù
được xây dựng trên một nền tảng xã hội có sự hỗn dung nhiều truyền thống
văn hóa, nhiều thành phần xã hội phức tạp nhưng chính quyền Phú Xuân đã
sớm định chế hóa và thiết lập được một hệ thống chính quyền tập trung, có
phần “thuần khiết” hơn so với thiết chế “lưỡng đầu” của chính quyền Lê Trịnh ở Đàng Ngoài. Dựa vào tư duy khai mở cũng như đức khoan dung của
Phật giáo kết hợp với những định chế Nho giáo, không đối lập và hiềm kỵ
với những yếu tố văn hóa bản địa cũng như nguồn gốc xuất thân của nhiều
nhóm, bộ phận cư dân, Đàng Trong đã xác lập quyền lực của mình, ổn định

xã hội và giữ vững được thể chế. Tuy nhiên, dưới nhãn quan của Trịnh
Tráng (cq: 1623-1657), người đứng đầu phủ Chúa ở Đàng Ngoài thì người
Đàng Trong là những người “có cuộc sống và cách sống buồn tẻ. Tâm can
họ đầy những mưu mô vì họ giống như những kẻ hung bạo của trái đất. Họ
yêu thương, tin tưởng nhau theo một cách thức bất thường hơn thế còn
không tuân lệnh ta”(13).
Về kinh tế, trong một không gian lãnh thổ tương đối hạn hẹp, khả năng
phát triển kinh tế nông nghiệp có phần hạn chế, các chúa Nguyễn đã có tầm
nhìn hướng Nam và hướng Đông mạnh mẽ. Kết quả là, sau khoảng 2 thế kỷ,
chính quyền Đàng Trong đã mở rộng được phạm vi quản chế đến vùng hạ lưu
châu thổ Mekong. Mặt khác, như là kết quả tất yếu của chính sách hướng
16


Đông, Đàng Trong đã trở thành một Thể chế biển (Maritime polity) mạnh của
Đông Nam Á. Thành công trong việc khai phá vùng đất phương Nam cũng
như chính sách ngoại thương táo bạo… đã đem lại sức mạnh thực tế đồng thời
khẳng định vị thế của chính quyền này trong thế đối sánh với Đàng Ngoài
cũng như các quốc gia khu vực.
Dựa vào châu thổ sông Hồng màu mỡ cùng nguồn lực dân cư đông đúc,
chính quyền Thăng Long vẫn tiếp tục củng cố được quyền lực, sức mạnh của
mình. Tuy nhiên, vào thế kỷ XVI-XVII, trên cơ sở những biến chuyển từ thời
Mạc và những tác động từ môi trường kinh tế quốc tế, chính quyền Lê - Trịnh
cũng đã sớm nhận thức được những nguồn lợi từ kinh tế công thương và có
những biện pháp tương đối tích cực khuyến khích các ngành kinh tế này phát
triển. Nói cách khác, Thăng Long cũng hiểu khá rõ những nhân tố mới trong
quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế cùng sự chuyển biến, lớn mạnh của Đàng
Trong. Trong thế cuộc đó, phủ Chúa muốn tiếp tục khẳng định vị thế của
mình như một chính thể mạnh. Nhưng do những sức ép chính trị liên tục từ
phương Bắc, sự gắn kết quá sâu với đồng đất, với tư duy nông nghiệp, với hệ

tư tưởng Nho giáo… nên chính quyền này đã không thể đưa xã hội Đàng
Ngoài đến những thay đổi về chất, thực sự tạo nên những chuyển biến căn
bản trong lịch sử Việt Nam.
Điều cuối cùng là, các mối bang giao, giao lưu kinh tế của Việt Nam
thế kỷ XVI-XVIII đặc biệt là sự xác lập quyền lực của chính quyền chúa
Nguyễn ở Đàng Trong đã đưa Việt Nam hòa nhập với những biến đổi chung
của khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, quá trình xác lập, mở rộng quan hệ
bang giao của các chính thể còn có ý nghĩa thúc đẩy quá trình nhận thức lại
chính mình trong bối cảnh nhiều quốc gia Đông Nam Á hướng mạnh đến việc
thiết lập các mối quan hệ nội vùng, ngoại vi với các cường quốc, quốc gia
thương nghiệp giàu tiềm năng nhằm tranh thủ tiềm lực kinh tế, quân sự, công
nghệ… để bảo vệ chủ quyền và khẳng định vị thế khu vực.
17


2.1.2. Đặc điểm chung của nghệ thuật tạo hình thế kỷ XVII – XVIII
Thế kỷ XVII là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật kiến
trúc đình làng, đặc biệt vào những năm cuối thế kỷ. Thời gian này đình làng
không những phát triển về số lượng mà chạm khắc kiến trúc cũng phát triển
đỉnh cao cả về nghệ thuật tạo hình cũng như đề tài trang trí. Những yếu tố
này đóng một vi trò quan tọng tạo nên sự đặc sắc của nghệ thuật tạo hình thế
kỷ XVII – XVIII
Trong chạm khắc trang trí kiến trúc đình làng thế kỷ XVII đã sử dụng
hình thức phù điêu và tượng tròn. Trong đó chạm khắc phù điêu được sử dụng
phổ biến. Việc dùng kỹ thuật chạm lộng đã tạo nên các bức phù điêu khá sinh
động, độ nổi khối lớn, căng tròn với các đề tài đa dạng như rồng, lân, nghê,
thú, con người… Một dạng phù điêu đặc biệt đó là các tiên nữ chạm thủng
gắn trên các xà. Những tiên nữ này được tạo dáng mộc mạc hồn nhiên, có khi
chỉ là được tạo hình phần trên, còn nửa dưới gắn với một thân cột gỗ chạm
đầu rồng, có khi lại được chạm đầy đủ trong tư thế như đang múa… Đến thế

kỷ XVII, chúng ta bắt gặp những điêu khắc tượng tròn với những hình thức
rất phong phú với các hình tượng con người, phượng, voi, hổ, ngựa… và
được trang trí chủ yếu trên các cột. Các hình tượng này thường được tạo khối
căng tròn, sinh động mang dậm tính dân gian. Đây có thể coi là những đặc
trưng cơ bản của nghệ thuật điêu khắc đình làng thế kỷ XVII. Sang thế kỷ
XVIII, hình thức tượng tròn gắn trên tai cột đã mất dần, chỉ còn lác đác trên
một vài di tích, điển hình trên kiến trúc đình làng Đình Bảng ( Bắc Ninh),
nhưng những hình tượng này có phần khô cứng, không còn nét hồn nhiên
mềm mại của nghệ thuật dân gian nữa. Cuối thế kỷ XVII là giai đọan phát
triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc kiến trúc đình làng Việt Nam. Nhiều
ngôi đfinh nổi tiếng xuất hiện trong giai đoạn này: đình Chu Quyến ( Hà
Tây), đình Kiến Bái (Hải Phòng)… Đi liền với những công trình kiến trúc
công cộng là sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc dân gian,
18


ghóp phần tạo nên giá trị độc đáo của kiến trúc đình làng thế kỷ XVII. Trong
điêu khắc trang trí kiến trúc đình làng giai đoạn này, hình tượng con người
nổi lên như một hình ảnh trung tâm, một điểm nhấn độc đáo.
Một điểm nổi bật trong nghệ thuật chạm khắc dân gian thế kỷ XVII là
70 năm đầu được coi là đỉnh cao của nghệ thuật tượng, chỉ đến cuối thế kỷ
XVII, nghệ thuật chạm khắc dân gian mới phát triển và gắn với đình làng.
Lúc đó hình tượng con người được nổi lên mang vị trí trung tâm. Vào giữa
thế kỷ, dưới sự phát triển của đạo Phật và đạo Nho, hình tượng con người
xuất hiện nhiều hơn ở bia mộ 9 tháp Cửu phẩm Liên Hoa chùa Bút Tháp).
Nghệ thuật tạo hình ở giai đoạn này do chưa phải nhằm mục đích phục vụ yêu
cầu làng xã nên hình thức thể hiện còn nghiêm chỉnh, thiếu nét dí dỏm...Nghệ
thuật đã phát triển lên một trình độ mới, thể hiện đời sống tinh thần của người
dân thời bấy giờ. Hình tượng con người không những phong phú về chủ đề, ý
tưởng mà còn đa dạng về thủ pháp nghệ thuật, diễn đạt và chiếm một vị trí

trang trọng trong đình.
Thế kỷ XVIII, triều đại Tây Sơn là triều đại có thời gian tồn tại ngắn
nhất kể từ thế kỷ XI. Tuy vậy lại là một thời kỳ để lại nhiều dấu ấn trong lịch
sử văn học nghệ thuật... Với những chính sách tiến bộ, xã hội Tây Sơn có
nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Nhà nước đặc biệt là vua Quang
Trung luôn có ý thức phát triển nền văn hóa dân tộc. Trên nền móng vững
chắc ấy, một phong cách mỹ thuật đặc sắc đã được hình thành và để lại nhiều
tác phẩm có giá trị cao. Mỹ thuật Tây Sơn phát triển và thành công trong
nhiều loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc...Số lượng tác phẩm kiến
trúc hạn chế, các di tích thì ít đi, trong xã hộ có nhiều biến động, nông thôn bị
tàn phá vì nạn thôn tính ruộng đất, kinh tế địa chủ phát triển mạnh trong khi
hàng chục vạn nông dân phải bỏ làng xóm trở thành dân lưu vong.
Tình hình xây dựng các kiến trúc công cộng ở làng xã vì thế giảm sút
hẳn. Một vài ngôi đình hay đền được dựng lên thường phải có sự bảo trợ của
19


×