Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

HỒI ức TRONG TRUYỆN THIẾU NHI của NGUYỄN NHẬT ÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.44 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

----------

NGUYỄN MINH PHƯỢNG

HỒI ỨC TRONG TRUYỆN THIẾU NHI
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
Chuyên ngành:
Mã số
:

Văn học Việt Nam hiện đại
60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ BÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2014
MỤC LỤC


2

2
2


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ những tác phẩm đặt nền móng quãng đầu thế kỉ XX cho đến nay,
văn học thiếu nhi Việt Nam đã có những bước tiến dài về mọi mặt. Bên cạnh
thành tựu đã đạt được, chúng ta không thể phủ nhận thực trạng sáng tác cho
các em hiện nay ngày càng khó khăn hơn. Trong thời đại “thế giới phẳng”,
văn học nói chung, văn học thiếu nhi nói riêng không tránh khỏi quy luật cạnh
tranh khốc liệt cả về phương thức lưu hành lẫn chất lượng nghệ thuật với các
tác phẩm văn chương ngoại nhập. Truyện tranh dài tập Nhật Bản (manga) như
Doraemon của Fujikô hay truyện huyễn tưởng, kì ảo như Harry Potter của
J.K Rowling, Chúa tể những chiếc nhẫn (The Lord of the Rings) của
J.R.R.Tolkien… xuất hiện ồ ạt, có lúc lấn lướt sáng tác “nội địa”. Các tác
phẩm văn học dịch tràn ngập thị trường đã và đang không ngừng tạo nên
những “cơn sốt” trong độc giả nhỏ tuổi khiến con đường giành lại cảm tình
của người đọc đối với văn học Việt vẫn còn là một thử thách cam go, đòi hỏi
tâm huyết, tài năng và sự nhạy cảm của những tác giả tận tụy hết mình với trẻ
nhỏ. Trong số những cây bút viết cho thiếu nhi “ăn khách” hiện nay phải kể
đến Nguyễn Nhật Ánh. Được coi là “hoàng tử bé” trong thế giới trẻ thơ, anh
có một số đầu sách kỉ lục về lượng phát hành, chinh phục mạnh mẽ độc giả,
đạt nhiều giải thưởng cả trong nước và quốc tế. Hầu hết sáng tác của anh như
Mắt biếc, Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ... đều tạo được dấu ấn
trong lòng công chúng, được tái bản nhiều lần và một số còn được dịch ra
tiếng nước ngoài. Là nhà sư phạm, người hoạt động đoàn thể kiêm nhà báo...,
dường như cuộc “tao phùng” giữa tác giả và văn học thiếu nhi là một cái
duyên hữu lý. Nguyễn Nhật Ánh thuộc số những cây bút hiếm hoi được các
em luôn ngóng đợi, tin tưởng, yêu quý. Sáng tác của anh cũng thực sự góp

3

3



phần đổi mới diện mạo văn học thiếu nhi nước ta vài chục năm nay.
1.2. Từ sau năm 1975, văn học Việt Nam xuất hiện hiện tượng phổ biến là
các nhà văn đã chọn hồi ức làm chất liệu sáng tác, đặc biệt là hồi ức tuổi thơ
chất chứa nhiều rung cảm. Với mỗi con người, tuổi thơ là quãng thời gian đầu
đời có ý nghĩa quan trọng để định hình nên nhân cách. Tuổi thơ đong đầy kỷ
niệm, vụng dại, thơ ngây càng lùi xa càng không ngừng quay trở về trong hiện
tại. Với văn chương, hồi ức không chỉ là chất liệu mà còn là phương thức
chiêm nghiệm, nhận thức lại các vấn đề của quá khứ, là cách thức bộc lộ cái tôi
sâu kín. Sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh cũng không nằm ngoài mạch chảy này.
1.3. Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, hồi ức có vai trò quan trọng, nhất là
hồi ức tuổi thơ và tuổi mới lớn. Hồi ức có khi là nỗi nhớ bất chợt từ hiện tại
mở ra câu chuyện quá khứ hay sự hiện hữu song song của quá khứ và hiện tại
mà sợi dây kết nối tưởng đứt lìa hóa ra vẫn bền chặt đến bí ẩn. Từ hồi ức, thế
giới trẻ thơ hiện lên đẹp đẽ, sinh động, đối lập với những gì duy ý chí cằn cỗi.
Tìm về quá khứ qua màn sương hoài niệm cũng là tìm lại sự vô tư, tìm lại
phần tự nhiên, hồn hậu của con người. Đó không chỉ là đích đến mà còn là
cuộc hành trình tìm lại bản thể, là sự chiêm nghiệm, nghĩ suy về cuộc đời khi
cá nhân trở nên từng trải và sâu sắc hơn. Phải chăng đây là một trong những lí
do khiến tác phẩm sử dụng chất liệu hồi ức có khả năng neo lại bền lâu trong
trái tim nhiều thế hệ độc giả?
Chúng tôi thực sự ấn tượng với truyện viết cho tuổi thơ và tuổi mới lớn của
Nguyễn Nhật Ánh bởi những trang văn hóm hỉnh, giàu ý nghĩa nhân sinh. Từ
công việc đang làm là giảng dạy Văn học Việt Nam cho sinh viên Cao đẳng Sư
phạm - những thầy cô giáo tiểu học, THCS tương lai, chúng tôi nhận thức được
ảnh hưởng của tác giả đối với văn học thiếu nhi nên quyết định chọn đề tài: “Hồi
ức trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh” với mong muốn chiếm lĩnh
4

4



giá trị nhân văn - thẩm mĩ của ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh, cũng như lí giải sức
sống mãnh liệt của tác phẩm trong lòng bạn đọc.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu chung về truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
Xuất hiện trên văn đàn hơn hai mươi năm nay, với tư cách là nhà văn
viết cho tuổi nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh đã góp phần làm khởi sắc văn học thiếu
nhi nước nhà. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, anh nổi lên như một “hiện
tượng tác giả” thu hút sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu, phê bình. Đã
có nhiều bài viết đăng tải trên báo, tạp chí, internet, các giáo trình, luận văn,
luận án nhìn nhận, đánh giá tác phẩm của anh ở nhiều phương diện khác
nhau. Do giới hạn thời gian, chúng tôi chưa thể có điều kiện bao quát tất cả
các công trình hiện có. Ở đây là mấy nét chính về tình hình nghiên cứu truyện
viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh.
Bài viết mang tính nghiên cứu tổng quát truyện Nguyễn Nhật Ánh phải
kể đến Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Đọc văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh của
Nguyễn Thị Thanh Xuân đăng trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số
237 (ra ngày 26/12/1996). Theo tác giả bài viết, giá trị độc đáo của truyện
Nguyễn Nhật Ánh trước hết là thái độ vào cuộc của nhà văn, nghĩa là người
viết “nắm rõ luật chơi, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy ước tự nhiên giữa
những người trẻ tuổi”, “nói các ngôn ngữ họ nói, nghĩ những điều họ nghĩ và
thấy những gì họ nhìn thấy” [106; 12]. Bên cạnh đó, yếu tố “cách kể, cách đối
thoại đã vượt lên nội dung câu chuyện (Bằng chứng là truyện Nguyễn Nhật
Ánh có nhiều cốt truyện gần giống nhau nhưng vẫn không bị nhàm lặp)” và
“ngôn ngữ văn chương chuẩn mực” [106; 28] cũng góp phần tạo nên thành
công của truyện Nguyễn Nhật Ánh.
Vũ Ân Thy trong Nguyễn Nhật Ánh - người bạn thân mến của độc giả
trẻ đăng trên báo Sài Gòn giải phóng (1997) đề cao tác phẩm của nhà văn xứ
5


5


Quảng “có sức hấp dẫn lạ và mới. Nó lôi cuốn thiếu nhi và có sức thuyết phục
người lớn có trách nhiệm với thế hệ trẻ” [95; 52]. Truyện Nguyễn Nhật Ánh
“luôn gần gũi như truyện dân gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại
mang tính hấp dẫn hiện đại” [95; 52]. Cũng tiếp cận từ phương diện nội dung,
Vân Thanh trong Nguyễn Nhật Ánh nhà văn thân quý của tuổi thơ đăng trên
Tạp chí Văn học số 6- 1998 nhận định: “Nguyễn Nhật Ánh thông qua sự sống
dung dị và trẻ trung, giúp ta tiếp nhận được nhiều vấn đề: lí tưởng sống, tình
bạn, tình yêu nam nữ, tình thầy trò, tình yêu quê hương” [86; 78].
Nhà nghiên cứu Văn Hồng dành sự chú ý tới hiện tượng Nguyễn Nhật
Ánh từ sớm. Ông coi Nguyễn Nhật Ánh là “cây bút mến mộ nhất của tuổi học
trò”. Trong bài Kính vạn hoa - phép lạ giữa đời thường (1996), Văn Hồng
nhấn mạnh thành công của Nguyễn Nhật Ánh ở nghệ thuật dẫn truyện theo
phong cách tân cổ điển, nhân vật và chất hài ở nhiều cung bậc. Năm 2002, Văn
Hồng viết Nguyễn Nhật Ánh - một mình một chợ khẳng định vị trí nhà văn
trong dòng văn học thiếu nhi, nhất là trong hoàn cảnh truyện tranh Nhật và các
tác phẩm văn học dịch xuất hiện ồ ạt. Sự khẳng định ấy được tái nhấn mạnh
trong bài Nguyễn Nhật Ánh như một ví dụ (2004): “...với cách kết hợp truyền
thống và hiện đại, tinh hoa thế giới và bản sắc Việt Nam, vốn văn hóa - thẩm
mĩ rộng và tay nghề cao, nhắm tới một đối tượng xác định, Nguyễn Nhật Ánh
đã trở thành một hiện tượng độc đáo trong văn học thiếu nhi”. Như vậy,
“không còn là ví dụ, mà thực sự Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một bông hoa
tươi thắm trong vườn hoa 30 năm Hòa Bình - Thống Nhất” [50; 202].
Công trình nghiên cứu Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 [65] của
Lã Thị Bắc Lý nhắc đến truyện Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt là bộ Kính vạn
hoa như những minh chứng cho sự đổi mới của truyện viết cho thiếu nhi Việt
Nam sau 1975 ở các phương diện: đề tài, quan niệm về con người và nghệ

thuật. Sau này, trong bài viết Cảm nhận về văn học thiếu nhi Việt Nam đầu
6

6


thế kỉ XXI, tác giả tiếp tục nhắc tới Nguyễn Nhật Ánh với tư cách là một trong
những “nhà văn giao thời của hai thế kỉ”, “là tác giả tiêu biểu nhất của văn
học thiếu nhi Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX” [66]. Theo Lã Thị Bắc
Lý, sang thế kỉ XXI, Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục thể hiện bút lực dồi dào với
nhiều tác phẩm hay như Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, in đậm “tâm trạng của
con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ” [66].
Tiếp cận truyện Nguyễn Nhật Ánh từ vai trò, ý nghĩa giáo dục, Nguyễn
Hương Giang coi nhà văn xứ Quảng là Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ:
“Tính giáo dục sâu sắc trong các tác phẩm của anh rất tự nhiên, không khiên
cưỡng, bởi vì được viết với thái độ của người trong cuộc, giản dị, đầy trách
nhiệm” [26; 106]. Nhà văn mong muốn nuôi dưỡng tình cảm quê hương, gia
đình, bạn bè và di dưỡng phần tinh thần ấy trong tâm hồn trẻ thơ. “Truyện
Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói từ chính tâm hồn anh - một tâm hồn còn trong
sáng, thơ trẻ cho đến tận bây giờ” [41; 109]. Điều đó, theo Nguyễn Hương
Giang chính là điểm hấp dẫn, là sức lôi cuốn rất riêng để các em tìm đến với tác
giả.
Tại Hội thảo khoa học “Ảnh hưởng của văn học thiếu nhi đến sự phát
triển nhân cách trẻ em trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế” do Đại học
Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2009, tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh được nhắc tới
trong các bài tham luận như một cây bút tiêu biểu. Lê Phương Liên khẳng
định sức hút của Nguyễn Nhật Ánh: “với tài năng mô tả tâm lí trẻ em và trình
bày đời sống sinh hoạt thiếu nhi học sinh vui tươi, hóm hỉnh, Nguyễn Nhật
Ánh đã thực sự là nhà văn được trẻ em cả nước đọc nhiều nhất” [60].Trần
Văn Toàn tiếp cận truyện Nguyễn Nhật Ánh từ hình tượng nhân vật dị biệt

trong một tác phẩm cụ thể để đưa ra kiến giải về phẩm chất cần có của sáng
tác cho trẻ thơ: “sự bất bình thường trong nhân dạng đã mặc nhiên ấn định
cho sinh thể bé nhỏ ấy sự bất bình thường trong nhân cách và vì thế ấn định vị
7

7


thế của một kẻ lạc loài trong mắt đồng loại” [96].
Năm 2013, cuốn Nguyễn Nhật Ánh - hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ
(Lê Minh Quốc biên soạn) ra đời giúp người đọc có cái nhìn khá đầy đủ về
tiểu sử, hành trình văn chương Nguyễn Nhật Ánh. Bằng tình cảm nồng hậu
dành cho bạn văn đồng hương xứ Quảng, tác giả tập sách nhận định: “Với
dòng văn học dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn, hiện nay anh (Nguyễn Nhật
Ánh - Lê Minh Quốc) đang giữ một vị trí đặc biệt. Khó có người thay thế. Khi
liệt kê tên tuổi và tác phẩm của một thế hệ nhà văn, hội đồng văn học sử có
thể nhớ người này và quên béng người kia. Có thể chọn người này và bỏ sót
người kia. Nhưng với Nguyễn Nhật Ánh, người ta không thể, dù cố tình hoặc
vô tâm” [77; 51]. Lê Minh Quốc giải thích nguyên nhân tạo ra “ma lực
Nguyễn Nhật Ánh” là nhờ “cách viết phù hợp với tâm lí đối tượng bạn đọc”,
“Câu văn trong sáng như nó vốn có, như lời ăn tiếng nói ta tiếp nhận hàng
ngày...” [77; 52]. Các tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh “kết hợp nhuần nhuyễn
yếu tố giải trí và giáo dục” hướng trẻ thơ tới những giá trị nhân bản, “yếu tố
hóm hỉnh đóng vai trò rất quan trọng” [77; 54], nhà văn “đồng hành cùng với
nhân vật, chứ không phải đứng ở ngoài quan sát” [18; 61].
Thái Phan Vàng Anh với bài viết Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện
của thiếu nhi đăng trên Tạp chí Non nước (số 187 - 2013) đã góp thêm một
cách nhìn về truyện Nguyễn Nhật Ánh ở góc độ nghệ thuật kể chuyện. Chị
cho rằng dù không quá chú ý đến cách kể, đến kĩ thuật dựng truyện nhưng
“Cái hấp dẫn, cái “duyên” của truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu nhờ vào sự

hồn nhiên, tươi tắn ở ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật” [1; 61].
Ngoài ra còn khá nhiều các bài viết giới thiệu, thẩm bình về tác phẩm cụ
thể của Nguyễn Nhật Ánh. Có thể kể đến: Chú bé rắc rối của Vân Thanh (báo
Thiếu niên tiền phong, 1991), Bong bóng lên trời của Ngọc Cúc(báo Người
lao động, 1991), Nguyễn Nhật Ánh chinh phục thiếu nhi của Ngọc Cúc (báo
8

8


Người lao động, 1995), Nguyễn Nhật Ánh và Kính vạn hoa của Lê Phương
Liên (báo Tiền phong, 1996), Quà xuân của các em - Bộ sách Kính vạn hoa
của Nguyễn Nhật Ánhđược tái bản của Lê Hữu Bắc Sơn (tạp chí Giáo dục,
2003) hay Nguyễn Nhật Ánh, vẫn thế, với “Lá nằm trong lá” của Thụy Anh
(báo điện tử tuoitre.vn, 2011), Nước mắt hồi sinh thế giới của Lưu Khánh Thơ
(trang web thanhnien.com, 2013)... Các bài viết đều khẳng định sức lôi cuốn
của ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh và cung cấp những thông tin khái quát, những
cảm nhận về tác phẩm của nhà văn.
Những năm gần đây có một số tiểu luận, luận văn do sinh viên đại học,
cao học chọn truyện Nguyễn Nhật Ánh làm đề tài nghiên cứu.
Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện
Kính vạn hoa của Phạm Thị Bền [30] là luận văn Thạc sĩ được bảo vệ năm
2005 tại ĐHSP Hà Nội. Tác giả luận văn khẳng định Nguyễn Nhật Ánh lấy
trẻ thơ làm hệ quy chiếu để thể hiện nhận thức về thế giới xung quanh (tự
nhiên, xã hội và nội tâm con người) qua điểm nhìn của nhân vật trẻ em với
các phương thức tiếp cận đặc thù (tiếp cận trẻ từ sân chơi, cuộc chơi, từ các
vùng miền, hoàn cảnh khác nhau). Về nghệ thuật của Kính vạn hoa, luận văn
đã khảo sát trên các phương diện: ngôn ngữ trẻ thơ, nghệ thuật khắc họa chân
dung nhân vật và âm sắc trẻ thơ trong giọng điệu trần thuật.
Sau đó là một số luận văn Thạc sĩ khác nghiên cứu về sáng tác Nguyễn

Nhật Ánh như Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh của Vũ Thị
Hương (2009), Yếu tố huyền thoại trong truyện Nguyễn Nhật Ánh của Lê Thị
Diệu Phương (2011), Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của Bùi Thị Thu
Thủy (2011)... Các luận văn có nhiều điểm gặp gỡ nhau nhưng không có đề
tài nào thực sự chú ý đến vấn đề mà chúng tôi khảo sát.
Truyện của Nguyễn Nhật Ánh được dịch ra một số ngôn ngữ khác, là cầu
nối đưa văn học thiếu nhi Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Năm 2004,
9

9


truyện Mắt biếc được dịch sang tiếng Nhật (do Nhà xuất bản Terrainc ấn
hành). Dịch giả Kato Sakae tự tin cho rằng tác phẩm tái hiện không gian làng
quê Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc nên không chỉ lớp trẻ mà cả độc giả
trung niên Nhật cũng sẽ yêu thích tác phẩm này. Theo nhà thơ Takatsuki
Fumiko, tác phẩm cuốn hút bởi giọng văn “rất hay và nhẹ nhàng. Câu chuyện
tình cảm trong sáng” [dẫn theo 77; 77]. Còn nhà phê bình nhà phê bình văn
học Sakai Tazuko thì ấn tượng với lối kết cấu của Nguyễn Nhật Ánh. Với
ông, kết cục “vượt ra ngoài những sự đoán về cuộc đời đã để lại dư âm sâu
đậm” [dẫn theo 77; 77].
Năm 2008, tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua được Tiến sĩ Maxim
Synnerberg - người biên soạn Từ điển Nga - Việt đề nghị đưa vào giáo trình
giảng dạy tiếng Việt của Đại học Moscow, Nga. Dịch giả của cuốn sách đã
nói: “Tôi rất thích cách viết của Nguyễn Nhật Ánh. Tôi nghĩ sinh viên cũng sẽ
thích truyện này nên bắt đầu đưa tác phẩm đó vào quá trình giảng dạy tiếng
Việt” [dẫn theo 77; 74].
Việc Nguyễn Nhật Ánh tham dự Hội thảo quốc tế về văn học thiếu nhi
tại Stockhom năm 2009 và giải thưởng Văn học ASEAN năm 2010 đã tạo cơ
hội thuận lợi để tác phẩm của anh đến với độc giả nhiều nước trên thế giới.

Trang web www.boklogger.se, Thụy Điển nhận xét: “Tác phẩm của ông
thường lấy bối cảnh đô thị hiện đại, vì vậy sẽ là một bổ sung tốt cho Tô Hoài
cổ kính và Nguyễn Ngọc Thuần của tuổi thơ nông thôn” [dẫn theo 77; 74].
Bangkok Post cũng giới thiệu tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh tới công chúng đất
nước Chùa vàng: “Nguyễn Nhật Ánh là tác giả của những truyện sắc sảo cho
trẻ em và người lớn (...) Ông được coi là một trong những nhà văn thành công
nhất về đề tài thanh thiếu niên” [dẫn theo 77; 73].
Sau thành công của giải thưởng ASEAN (2010), Cho tôi xin một vé đi
tuổi thơ được dịch ra nhiều ngôn ngữ. Tác phẩm được dịch sang tiếng Thái và
10

10


được nhà xuất bản Nanmeebooks phát hành. Montira Rato tâm sự lí do chọn
dịch Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ: “thứ nhất là vì tôi biết ở Việt Nam cuốn
sách này được nhiều độc giả yêu mến, nhất là các độc giả trẻ. Thứ hai vì năm
trước, năm 2010, cuốn sách này được giải thưởng văn học ASEAN (SEA
Write Award), trước đây cũng có nhiều cuốn sách của Việt Nam được giải
thưởng văn học ASEAN, nhưng những tác phẩm đó đa số có nội dung về
chiến tranh là chính, còn tôi thấy cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là
một bước đi rất hay khi tìm hiểu về xã hội Việt Nam” [97]. Theo Emme
Achara (Nxb Nameebooks), tác phẩm “phản chiếu thế giới kì diệu của tuổi
thơ và trí tưởng tượng của con trẻ, những điều mà người lớn không bao giờ
biết tới hay không bao giờ nghĩ đến, đó là đời sống thật của trẻ em, nơi có
mọi điều tốt lành mà chúng ta cần học hỏi” [97]. Với nhà văn Binlah Son,
cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh cho thấy “Khác biệt giữa thế giới trẻ em và
thế giới người lớn. Khác biệt giữa trẻ em Việt Nam và trẻ em Thái Lan. Cuối
cùng là khác biệt giữa những người đã đọc cuốn sách và những người chưa
đọc cuốn sách này” [dẫn theo 77; 75].

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ còn được dịch sang tiếng Hàn (nhà xuất
bản Dasan Books tại Seoul ấn hành) năm 2013. Và đầu tháng 10 -2014, cuốn
sách sẽ ra mắt ấn bản tiếng Anh với tên Give me a ticket to childhood do
William Naythons chuyển ngữ (nhà xuất bản Overlook, Mỹ phát hành). Trong
lời giới thiệu sách đăng trên trang web Amazon, Give me a ticket to
childhood được nhắc đến là tác phẩm có thể khiến người lớn lẫn trẻ em xúc
động. Sách hứa hẹn chinh phục trái tim độc giả Mỹ nhờ kĩ thuật viết điêu
luyện, vẽ nên một thế giới tuổi thơ phong phú, giàu có, được dệt nên từ niềm
vui, nỗi buồn, bất hạnh lẫn hạnh phúc.
Như vậy, tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ chạm
tới trái tim của bạn đọc trong nước mà đã vượt qua khoảng cách địa lý, tạo được
11

11


sự đồng cảm với độc giả nước ngoài. Văn chương là con đường đẹp đẽ để dân tộc
này đến với dân tộc khác. Với ý nghĩa đó, truyện Nguyễn Nhật Ánh là nhịp cầu
hòa bình nối kết tâm hồn độc giả, nối kết văn học Việt Nam với thế giới.
Những ý kiến của các dịch giả, bạn đọc nước ngoài mới chỉ là những
cảm nhận mang tính khái quát, bước đầu, chưa có tính hệ thống, toàn diện về
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, nhưng đó là tín hiệu đáng mừng, là
niềm vinh dự mà không phải cây bút nào cũng đạt được. Tương lai văn học
của tác giả vẫn còn dài và chúng ta có thể tin tưởng vào kinh nghiệm sống,
sức sáng tạo dồi dào của nhà văn.
Nhìn một cách tổng thể, chúng tôi nhận thấy hầu như không có sự đối
lập trong các nhận xét, đánh giá về Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn được xem là
“nhà ảo thuật”, người tạo ra “phép lạ giữa đời thường”. Số lượng ý kiến
phong phú chứng tỏ sự quan tâm đông đảo của các nhà nghiên cứu, phê bình,
các nhà văn và độc giả đối với “hiện tượng” Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm của

anh được tiếp cận, soi chiếu từ nhiều góc độ: tính giáo dục, thế giới trẻ thơ đa
dạng, nghệ thuật kể chuyện... Đây sẽ là những gợi ý quý báu giúp chúng tôi
có cái nhìn bao quát về văn nghiệp Nguyễn Nhật Ánh.
2.2. Nghiên cứu về hồi ức trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật
Ánh
Sau năm 1975, truyện thiếu nhi lấy hồi ức tuổi thơ làm chất liệu nở rộ
với số lượng tác phẩm phong phú, gặt hái nhiều thành công. Lã Thị Bắc Lý
trong công trình Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 nhận xét: “mảng
truyện viết về kí ức tuổi thơ đặc biết phát triển, khẳng định vị trí ưu thế của nó
trong văn học thiếu nhi... nếu trước kia, quá khứ thường trở về với người ta
trong những hồi ức về chiến tranh thì ở giai đoạn này, kí ức tuổi thơ trở về với
rất nhiều dáng vẻ. Không chỉ là chiến tranh mà còn là phong tục, văn hóa, đặc
12

12


biệt là kí ức về thế sự và đời tư” [65; 34]. Ở chương 3, khi khảo sát thể loại tự
truyện, tác giả lưu ý: “kí ức được coi là một chất liệu quan trọng để nhà văn
kiến tạo nên cấu trúc tác phẩm... Cái căn cốt của tự truyện là đời tư của chất
hồi cố. Xuất phát điểm từ cuộc sống hôm nay, nhà văn khai thác con người
quá khứ”, “thường thì tự truyện được viết về thời thơ ấu - quãng đời đẹp nhất,
có sức ám ảnh lâu nhất của con người” [65; 108]. Như vậy, nối tiếp mạch
chảy hồi ức bị đứt quãng nửa thế kỉ (kể từ Những ngày thơ ấu - Nguyên
Hồng, Cỏ dại - Tô Hoài), truyện viết về kí ức tuổi thơ phát triển trên bình diện
rộng, có nhiều đóng góp đáng kể cho văn học thiếu nhi.
Tuy vậy, những nghiên cứu về hồi ức trong truyện thiếu nhi Nguyễn
Nhật Ánh còn rất ít ỏi, chủ yếu dừng lại ở nhận xét ngắn gọn, có tính ấn tượng
ban đầu. Theo Lê Minh Quốc, “quê nhà là sự ám ảnh lâu dài trong tâm trí nhà
văn” [77; 55], “khi viết về kỉ niệm, trang viết của anh được dịp phiêu lãng nhẹ

nhàng và giàu cảm xúc như thơ” [77; 57]. Thái Phan Vàng Anh nhận xét:
“nhà văn thường chọn cách kể từ ngôi thứ nhất - người kể chuyện “tôi”,
khiến cho truyện Nguyễn Nhật Ánh có tính chất hồi ức” [1; 61]. Nguyễn Thị
Thanh Xuân chỉ ra rằng khi viết về những bâng khuâng rung cảm đầu đời,
Nguyễn Nhật Ánh “tựa quá nhiều vào quá khứ. Qua màn sương hoài niệm,
những mối tình mới chớm đề buồn, dở dang và gắn liền với một nhân dáng”
[106; 28].
Từ việc tóm lược các ý kiến trên, có thể thấy việc Nguyễn Nhật Ánh ưa
dùng hồi ức làm chất liệu truyện không nằm ngoài dòng chung của văn học
thiếu nhi Việt Nam sau 1975, nghĩa là nó chứa đựng vấn đề của văn học sử.
Nhưng đến nay, chưa có công trình nào trực diện đặt vấn đề nghiên cứu hồi
ức trong sáng tác Nguyễn Nhật Ánh như một đối tượng khoa học. Thực hiện
đề tài này, chúng tôi mong muốn góp thêm một cách tiếp cận văn chương

13

13


Nguyễn Nhật Ánh và có thêm thu hoạch quý báu cho công việc giảng dạy mà
chúng tôi đảm nhiệm.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi tập trung tìm hiểu hồi ức tuổi thơ và tuổi mới lớn trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh với hai bình diện: nội dung hồi ức và nghệ thuật thể hiện
hồi ức, từ đó góp phần khẳng định đóng góp độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh
trong văn học thiếu nhi ở nước ta.
Ngoài ra, là người giảng dạy, người thực hiện đề tài này cũng nhằm mục
đích rèn luyện cho mình kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tìm hiểu hồi ức tuổi thơ và tuổi mới lớn trong truyện của
Nguyễn Nhật Ánh trên các phương diện nội dung và nghệ thuật.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nhiều vào các tác phẩm sử dụng nhiều chất liệu hồi ức của
Nguyễn Nhật Ánh như: Hạ đỏ, Mắt biếc, Còn chút gì để nhớ, Đi qua hoa cúc,
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ...
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp liên ngành: đối tượng miêu tả trong truyện Nguyễn Nhật
Ánh là tuổi thơ và tuổi mới lớn - những đối tượng phức tạp trong văn chương
và ngoài đời thực. Do vậy, khi thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợp với phương
pháp của các ngành khoa học khác như: văn hóa học, giáo dục học và đặc biệt
là tâm lí học.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: được dùng trong việc phân tích
các luận chứng, từ đó có những đánh giá và kết luận khách quan, khoa học.

14

14


- Phương pháp so sánh, đối chiếu: nhằm chỉ ra những nét chung và nét
độc đáo riêng của Nguyễn Nhật Ánh so với các nhà văn khác cùng viết cho
thiếu nhi.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Nhận diện sự đổi mới của văn học Việt Nam nói chung, văn học thiếu
nhi Việt Nam sau 1975 nói riêng qua việc sử dụng chất liệu “hồi ức”.
- Khảo sát một cách có hệ thống những chủ đề gắn với hòi ức tuổi thơ và
nghệ thuật thể hiện hồi ức tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.
- Góp phần khẳng định phong cách Nguyễn Nhật Ánh trong văn học

thiếu nhi Việt Nam đương đại.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được triển
khai trên ba chương:
Chương 1: Hồi ức và truyện viết cho thiếu nhi giai đoạn sau năm 1975.
Chương 2: Hồi ức và những chủ đề chính trong truyện thiếu nhi của
Nguyễn Nhật Ánh.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện hồi ức trong truyện thiếu nhi của Nguyễn
Nhật Ánh.

15

15


Chương 1
HỒI ỨC VÀ TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI
GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1975
1.1. Khái niệm “hồi ức” và quan niệm về đề tài
Trong tiếng Hán, “về, đi rồi trở lại nghĩa là hồi” [34; 124], “ức” có nghĩa:
1. Nhớ tương ức: cùng nhớ nhau; 2. Ghi nhớ, nhớ chôn vào tim óc gọi là kí ức
[3; 257]. “Hồi ức” hiểu một cách đơn giản là nhớ lại những điều đã qua.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa “hồi ức” là “nhớ lại điều bản thân đã trải
qua hoặc một cách có chủ định” [72; 594].
Như vậy, nếu đặt trên trục thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai, hồi ức
thuộc về quá khứ, là cái đã qua. Trong Marcel Proust và vấn đề thời gian
nghệ thuật, Lê Phong Tuyết cho rằng: “để tìm lại thời gian đã mất, nhà văn
phải nhớ đến Hồi ức. Hồi ức là cái cớ để đi ngược dòng thời gian. Nhờ hồi ức,
tác giả đã tái tạo lại quá khứ, nhờ hồi ức, quá khứ và hiện tại luôn gắn bó chặt
chẽ với nhau” [100; 49].

Con người - chủ thể của hồi ức - làm sống lại những hình ảnh, sự việc
trong quá khứ từ trí nhớ của mình. Do đó, hồi ức thuộc về kinh nghiệm cá
nhân, in đậm dấu ấn chủ thể. Cùng một sự vật nhưng do sự quan tâm khác
nhau, những mối liên hệ khác nhau mà hồi ức về nó trong mỗi cá nhân không
giống nhau. Âm thanh và cuồng nộ - thiên tiểu thuyết nổi tiếng của William
Faulkner dày đặc những hoài nhớ. Nhân vật chính Caddy không xuất hiện
trực tiếp trong hiện tại mà chỉ hiện tồn qua hồi ức của các nhân vật khác. Với
Benjy, Caddy là nguồn động viên, sự chở che, vỗ về nên hình ảnh của chị
luôn gắn với ngọn lửa ấm áp, yêu thương. Hình ảnh của Caddy trong tâm trí
Quentin lại luôn đi kèm với mùi hương kim ngân, gắn với tình yêu tội lỗi
16

16


Quentin dành cho em gái. Rõ ràng, do xúc cảm chi phối, hoài niệm về Caddy
trong mỗi nhân vật có sự khác biệt, gắn với cái nhìn cá nhân.
Hồi ức có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo văn học. Hồi ức thường là
những ấn tượng, những kỉ niệm sâu sắc trong quá khứ nhưng có sức ám ảnh
lâu bền đối với con người. Nó có thể là những bước ngoặt làm thay đổi số
phận hoặc thay đổi tư tưởng, nhận thức của con người trước đó thành con
người hiện tại. Vì vậy, hồi ức góp phần thể hiện thế giới nội tâm của người
kể. Mặt khác, tái hiện lại quá khứ cũng là cách tự nhận thức những điều đã
qua. Hồi ức, do đó là hành vi tìm lại chính mình cũng như chiêm nghiệm, suy
tư về cuộc đời.
Hồi ức có thể được thể hiện thông qua những kỉ niệm, giấc mơ hay qua
sự liên tưởng. Sự hoài nhớ có thể bắt đầu từ một số hình ảnh, sự kiện gợi nhắc
đến quá khứ (hồi ức không chủ ý). Chẳng hạn, ở chương một của Âm thanh
và cuồng nộ, trong ngày sinh nhật lần thứ ba mươi ở hiện tại, khi nghe tiếng
gọi "caddie" của người chơi golf, Benjy nhớ đến người chị Caddy yêu quý;

khi chui qua hàng rào bị vướng, Benjy đột ngột lùi vào quá khứ - lúc còn nhỏ
hắn cũng bị vướng rào như thế khi cùng chị Caddy mang lá thư tình của cậu
Maury cho bà Patterson. Dòng hồi ức cứ lan dần, tỏa rộng, qua đó người đọc
nhận ra hai sự kiện chính: đám tang bà nội khi Caddy bảy tuổi và đám cưới
của Caddy sau này. Xuất phát từ một cái cớ ngẫu nhiên, không có gì quan
trọng trong hiện tại, quá khứ lan rộng, khơi sâu theo dòng hồi ức, mở rộng
thời gian và không gian, trở thành “quá khứ trong quá khứ” hay “hồi ức trong
hồi ức”.
Cũng có khi người kể nhớ lại những sự việc, kỉ niệm một cách có chủ
định (hồi ức chủ ý). Trong Cái trống thiếc của Gunter Grass, nhân vật chính
Oskar ba mươi tuổi, trốn tránh xã hội trong trại tâm thần viết một cuốn tiểu
thuyết tái hiện lại quá khứ gia đình và bản thân. Hồi ức của nhân vật bắt đầu
17

17


bằng hình ảnh bà ngoại Anna với bốn tầng váy ngồi dưới cánh đồng khoai tây
rồi tới cuộc hôn nhân của cha mẹ. Dòng kí ức xuôi theo từng chặng đời đã
qua của nhân vật: sinh nhật lần thứ ba và quyết định ngừng lớn, ngày đầu tiên
đến trường, đi lưu diễn cùng đoàn xiếc Bebra...
Hồi ức thuộc về quá khứ - một quá khứ đã xa nên sự việc, hình ảnh được
tái hiện đôi khi không nguyên vẹn, không trùng khít với những gì đã diễn ra
trong thực tế. Mức độ của sự trùng hợp còn phụ thuộc vào tâm trạng của
người kể, vào độ dài của thời gian lâu hay mới diễn ra của sự kiện được nhớ
lại và cả ý nghĩa của nó với người kể.
Nói hồi ức là một chất liệu cũng bao hàm nó là một phương thức biểu
đạt vì thực tế nhà văn chọn chất liệu nào là đã chọn một cách ứng xử với nghệ
thuật, với bạn đọc. Bởi vậy, chất liệu của nghệ thuật không bao giờ đơn giản
chỉ là “vật liệu” khách quan. Nó thấm đẫm tính chủ quan của sự lựa chọn. Với

nhân vật là người lớn, khái niệm “hồi ức” thường chỉ một quá khứ đã lùi xa,
nhưng với nhân vật trẻ em thì “hồi ức” có thể là một quá khứ rất gần như một
vài năm trước đó. Với tuổi nhỏ, mỗi khoảng thời gian đều được cảm nhận
khác người trưởng thành.
1.2. Hồi ức trong truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975
Văn xuôi Việt Nam hiện đại đã bắt đầu biết đến kĩ thuật kể bằng hồi ức
khá sớm và có những tác phẩm thành công. Đầu thế kỉ XX, trong tiểu thuyết
Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, mối tình bi thương của Đạm Thủy - Tố Tâm
được tái hiện từ hồi ức của nhân vật Đạm Thủy. Trong văn học thời chống
Mỹ, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu gây ấn tượng mạnh bởi
câu chuyện tình yêu lãng mạn cách mạng được nhân vật kiêm người kể
chuyện nhớ lại và kể vào một đêm mưa trong rừng già Trường Sơn. Hồi ức
phát lộ hết vẻ đẹp trong một số tác phẩm thuộc thể loại hồi kí văn học và tự
truyện như Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng, Sống nhờ - Mạnh Phú Tứ, Cỏ
18

18


dại - Tô Hoài... Tuy vậy, trước năm 1975, đó không phải những thể loại tiêu
biểu. Sau 1975, các thể loại này mới bùng nổ và nhiều tác phẩm được công
chúng đánh giá cao. Không chỉ ở hồi kí, tự truyện (thí dụ Cát bụi chân ai,
Chiều chiều - Tô Hoài, Thượng đế thì cười - Nguyễn Khải, Gia đình bé mọn Dạ Ngân, Ngược dòng nước lũ - Ma Văn Kháng...) mà chất liệu hồi ức được
sử dụng khá đậm đặc ở các tiểu thuyết nổi tiếng như Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh, Thời xa vắng - Lê Lựu, Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai, Chim én bay Nguyễn Trí Huân... Đặc biệt nó gắn chặt với cảm hứng “nhận thức lại” - một
cảm hứng lớn góp phần thay đổi diện mạo văn học Việt Nam thời đổi mới.
Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 cũng xuất hiện nhiều tác phẩm lấy
hồi ức làm chất liệu chính. Hiện tượng này có thể lí giải từ quá trình vận
động, đổi mới văn học.
Sau năm 1975, đất nước hòa bình, thống nhất. Con người bước ra từ hai
cuộc chiến tranh phải đối diện với những vấn đề mới trong cuộc sống: vấn đề

cơm áo gạo tiền, vấn đề lối sống, tư tưởng, quan hệ giữa cái “tôi” cá nhân với
cộng đồng... Sự đề cao cái “ta” trong thời kì kháng chiến cứu nước đã không
còn thích hợp với xã hội hôm nay. Trong thời bình, nhu cầu của cá nhân nổi
lên, văn học có điều kiện để trở lại mối quan tâm đến con người đời tư. Ý
thức dân chủ mạnh mẽ với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật” đã tạo tiền đề
cho văn học chuyển từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn thế sự và đời tư, lấy con
người làm hệ quy chiếu đánh giá những vấn đề xã hội. Dòng chảy văn học
thiếu nhi cũng nằm trong quỹ đạo đó. Các nhà văn quay trở về quá khứ như
một con đường nhận thức sâu hơn về hiện tại. Hồi ức trong truyện thiếu nhi
sau năm 1975 hầu hết là hồi ức mang màu sắc tự truyện với lối “hồi thuật” rất
phổ biến của người kể. Sơ bộ ban đầu, chúng tôi thấy mạch truyện thiếu nhi
sử dụng nhiều hồi ức thường hướng tới mấy mục đích chính sau đây:

19

19


1.2.1. Hồi ức gắn với nhu cầu nhìn lại các sự kiện lịch sử
Mỗi cá nhân dù trưởng thành hay còn thơ dại đều không thể tách rời với
xã hội, cộng đồng. Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 vẫn có những tác
phẩm đi theo mạch cảm hứng về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Hồi
ức của người kể gắn hướng tới tôn vinh những sự kiện lịch sử lớn lao, những
chiến công không thể nào quên. Đó là hành trình ngược thời gian làm sống
dậy hiện thực hào hùng của dân tộc. Tiêu biểu cho khuynh hướng này có thể
kể đến Cơn giông tuổi thơ (Thu Bồn), Hồi đó ở Sa Kỳ (Bùi Minh Quốc), Tuổi
thơ dữ dội (Phùng Quán) Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng)...
Tuổi thơ dữ dội - “bản di chúc chiến sĩ” của Phùng Quán được viết khi
kháng chiến chống Pháp đã lùi xa nhưng dư âm vẫn còn hằn sâu trong hồi ức
tác giả. Chiến tranh không chỉ tác động tới người lớn, mà còn ảnh hưởng tới

số phận, cuộc đời trẻ thơ. Cả một thế hệ thiếu niên chẳng ngại gian nguy, dấn
thân vào cuộc chiến. Các em đến với cách mạng từ những số phận, cảnh đời
khác nhau. Ban đầu, Mừng tham gia vào “Vệ quốc đoàn” vì muốn hái lá tầm
gửi trong sân huấn luyện để chữa hen suyễn cho mẹ. Hiền hồi còn đi học
thích xem xiếc, “bao nhiêu gánh xiếc đến Huế không bỏ buổi nào”, đến khi đi
chiến đấu, em vẫn muốn tập xiếc. Quỳnh sơn ca, Lượm, Vịnh sưa... đều bỏ
nhà đi theo cách mạng. Chiến tranh đã tôi luyện các em từ những đứa trẻ non
nớt, hồn nhiên trở thành những chiến sĩ thực thụ.
Trong Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng, các nhân vật đều chủ
động tham gia hoặc bị chi phối bởi những biến động lịch sử mà bước ngoặt
lớn nhất là cuộc Cách mạng tháng Tám - 1945. Hiện thực phức tạp và dữ dội
của làng Mỹ Luông trong quá khứ được sống dậy qua hoài nhớ của nhân vật
Minh: “Nỗi nhớ của con người có lúc nó nằm yên rồi chợt gặp một dáng đi,
giọng nói của ai đó, hoặc gặp một bài hát mà nó hay hát, nỗi nhớ lại dâng lên
cuồn cuộn như sóng. Và kỷ niệm như những con thuyền trăn trở không yên”.
20

20


Từ hiện tại, người kể chuyện - nhân vật “tôi” ngược dòng quá khứ, tái hiện
những năm tháng tuổi thơ với cuộc khởi nghĩa chống Pháp, Nhật, với bạo
động của các giáo phái Hòa Hảo, Tin lành... Trong thiên sử thi này, sông Cửu
Long trở thành một chứng nhân lịch sử. Dòng sông khi đục, khi trong, khi
hiền hòa lặng sóng, khi tràn trề nước lũ, lúc lắng đọng phù sa. Dòng sông với
những chiếc xuồng cắm cờ đỏ sao vàng nối đuôi nhau san sát bập bềnh trong
ngày giành chính quyền. Dòng sông “căng lên nổi màu phù sa ngầu đỏ, vừa
hăm hở vừa giục giã vừa cuồn cuộn như muốn cuốn theo cây cỏ hai bên bờ đổ
ra biển” trong trận đánh đầu tiên. Sông Cửu Long đã trở thành biểu tượng cho
hiện thực cách mạng của làng. Từ nguồn sáng kỉ niệm, câu chuyện đấu tranh

giống như một lời tâm tình bình dị mà vẫn bi tráng, hào hùng, đậm lòng yêu
nước và niềm tự hào dân tộc.
Hoài niệm tuổi thơ dữ dội mở ra những trang viết bi tráng hào hùng, nối
tiếp mạch nguồn ngợi ca vẻ đẹp cách mạng. Nhưng như hai mặt của một vấn
đề, đằng sau tấm huy chương rực rỡ của chiến công vẫn tồn tại ít nhiều góc
khuất thương đau mà chỉ khi có độ lùi thời gian, con người mới có điều kiện
nhìn thấu. Trước năm 1975, tác phẩm viết về thiếu nhi luôn tiếp cận trẻ thơ ở
quá trình thức tỉnh cách mạng. Nhân vật mang dáng dấp người anh hùng,
được lí tưởng hóa nên có phần đơn giản một chiều và “già” hơn so với lứa
tuổi. Từ sau khi hòa bình thống nhất, các tác giả vẫn đặt trẻ em trong mối
quan hệ với lịch sử cách mạng nhưng nhìn nhận lại bằng cái nhìn bình tĩnh,
sâu sắc hơn.
Nhà văn không né tránh sự khốc liệt của chiến tranh - điều mà trong văn
học trước đây, chúng ta ngại nhắc đến. Hiện thực cách mạng qua sự chiêm
nghiệm lại quá khứ, không chỉ có hào hùng, cao cả mà còn có sự mất mát, đau
thương và cả cái xô bồ, nghiệt ngã. Tuổi thơ dữ dội tái hiện cảnh thành phố
rực lửa đạn trong những câu văn nhói lòng: “Mười giờ tối. Cả Mặt trận thành
21

21


Huế phút chốc rung lên trong tiếng gầm nổ dữ dội của các loại súng đạn cầu
vồng.Nửa giờ sau, như không thể chịu nổi sức nổ dồn dập, quyết liệt của quân
ta, một cột lửa đỏ khé vụt dựng lên chính giữa trung tâm khu vực bọn Pháp
chiếm đóng. Cột lửa mỗi lúc dựng cao hơn, tỏa rộng, chiếu đỏ cả bầu trời
thành phố”. Tác phẩm nhìn sâu vào nỗi đau trẻ thơ trong cuộc chiến để thấy
cả những bi kịch cá nhân phía sau vầng hào quang chiến thắng. Nỗi oan ức
của cậu bé Mừng bị lãnh đạo nghi ngờ trở thành bi kịch cào xé tâm hồn trong
sáng của cậu. Mừng lúc hấp hối khẩn cầu: “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt

gian nữa anh hí!” - lời cầu xin “yếu ớt và nhỏ gần như một hơi thở, nhưng
trong khoảnh khắc ấy đã trùm lấp cả tiếng bom đạn giặc, và cả tỉếng sấm rền
của trận địa mìn đã làm tanh bành hơn hai đại đội giặc”. Đó thực sự là tiếng
kêu thống thiết của một tâm hồn trong trắng bị giày vò vô lý.
Cơn giông tuổi thơ miêu tả hình ảnh ngôi làng “bị bọn giặc Mỹ san bằng,
chôn sâu”. Các em nhỏ bị đánh cắp phần hồn nhiên vô tư: bọn giặc “bắt mang
đi tất cả những người trong làng để xóa dấu vết làng tôi. Chúng giết tất cả
những con trâu... để xóa nhòa đồng ruộng tuổi thơ và dĩ vãng của những đứa
trẻ con làng quê”. Chiến tranh “để lại trên thân mình Lượng những mảng da
nhăn nhíu quăn queo ở ngực, hai bên sườn và suốt một bên chân... cái chân
như muốn teo dần lại” (Hồi đó ở Sa Kỳ). Dòng sông thơ ấu đan xen những nốt
nhạc hùng của các chiến sĩ kiên cường đứng lên chiến đấu với nốt buồn trầm,
lạc điệu. Nhân vật Tư Ghe chao đảo, ngả nghiêng giữa hai ngả đường cách
mạng và giáo phái Hòa Hảo. Vị ủy viên quân sự đầu tiên của chính quyền
cánh mạng ở làng “vốn là chủ tiệm cầm đồ” hèn nhát, cứng nhắc. Những vết
khắc trên mặt trái tấm huy chương ấy, một thời chúng ta né tránh, kì thị
nhưng vẫn tồn tại âm thầm như một vết thương không liền sẹo, và giờ đây
mới có cơ hội để nhìn lại cho công bằng hơn.
Hồi ức về đề tài cách mạng vẫn tiếp tục cảm hứng ngợi ca chiến công
anh hùng của quân dân ta. Tuy nhiên, chiến tranh giờ đây được nhìn nhận một
22

22


cách chân thực, sống động và đa chiều hơn. Sự suy tư từ những kỉ niệm đã
lắng lại qua thời gian càng làm tăng thêm chiều sâu của hiện thực. Như vậy,
hồi ức chính là phương cách để các nhà văn nhận thức lần nữa về các biến cố
lịch sử bằng cái nhìn đa chiều.
1.2.2. Hồi ức gắn với những giá trị nhân bản

Trước năm 1975, văn học Việt Nam do áp lực chiến tranh đề cao tính tập
thể, con người gạt bỏ cái cá nhân, riêng tư. Tình yêu cách mạng trở thành
điểm quy chiếu những tình cảm khác. Sau 1975, sự thức tỉnh của ý thức cá
nhân trong bối cảnh hòa bình, hội nhập khiến văn học có sự chuyển mình
mạnh mẽ. Lùi dần khỏi từ trường văn học sử thi, đa phần người cầm bút đi
sâu vào số phận con người, khám phá con người từ góc độ cá thể. Trong
truyện viết cho thiếu nhi sau hòa bình, hồi ức như một “chỉ dấu” về sự vận
động của tư duy văn học đang trở lại với đời tư cá nhân, coi trọng các giá trị
nhân bản mà biểu hiện rõ nhất là coi trọng các quan hệ gia đình, họ tộc.
Gia đình là nơi hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Các nhà văn
đã thể hiện mối quan tâm này trong một loạt tác phẩm như Tuổi thơ im lặng
(Duy Khán), Miền xanh thẳm (Trần Hoài Dương), Miền thơ ấu (Vũ Thư
Hiên), Tuổi thơ khát vọng (Vũ Đức Nguyên), Côi cút giữa cảnh đời (Ma Văn
Kháng)...
Đề cao vai trò gia đình, nhân vật chính trong Tuổi thơ im lặng qua dòng
hồi ức làm hiện diện những gương mặt người thân với tình cảm trìu mến. Bà
nội gầy, vai mỏng tanh, lặng lẽ như chiếc bóng, hiền như đất nhưng luôn là
chỗ dựa tinh thần cho con cháu. Hình ảnh người bà qua màn sương hoài niệm
được nâng lên thành biểu tượng cho thiên tính, cho sức mạnh thanh trừ cái ác,
cái xấu. Những câu ca dao bà hát ru dạy con cháu nên người. Có một người
bà như thế, con cháu không thể bất lương. Hình như lớp bụi thời gian không
làm nhòe mờ gương mặt người thân mà lại làm chúng càng trở nên sáng tỏ.
23

23


Người cha có những ngón chân khum khum - “đôi chân vất vả” dãi nắng dầm
sương thành bệnh để giữ cho đôi chân con thật khỏe, đi thật xa. Người mẹ đôi
vai gầy nứt ra rớm máu vì gánh gồng. Chắc chắn, qua bao năm thắng, nhiều

thứ đã mờ phai nhưng những dấu vết trên đôi chân cha, đôi vai mẹ sẽ không
thôi ám ảnh, là “tấm huy chương” của tình thương vô bờ theo nhân vật “tôi”
suốt cuộc đời.
Hồi ức thường bao giờ cũng có nguyên cớ từ hiện tại. Từ hiện tại, người
ta ngược dòng thời gian, gặp lại quá khứ nhưng không nhìn quá khứ bằng con
mắt thời ấu thơ nữa.Những cuộc đời, tính cách, gương mặt người thân qua
khoảng cách thời gian - khi người kể (thường là nhân vật “tôi”) có điều kiện
trải nghiệm, suy tư nên đã được làm mới lại trong cái nhìn hiện tại. Cô Gái
(Miền thơ ấu) ra sức nhào nặn đứa cháu - “một tên nhóc vô thần thành một
con chiên ngoan”. Quá trình tôi luyện đứa cháu cô có cả chiều chuộng nhưng
chủ yếu là mắng mỏ. Nhớ lại khi đã lớn khôn, Thư nghĩ: “Có thể nghĩ rằng vì
yêu tôi nên bà mới khổ công làm việc đó. Khổ công, bởi tôi rất khó nặn”,
“Nhưng cũng có thể nghĩ rằng bà làm thế là do bản năng của kẻ cuồng tín,
bản năng này bộc lộ trong khát vọng tròng vào cổ đồng loại niềm tin của họ,
bắt đồng loại tin cái mà họ tin, sùng bái cái mà họ sùng bái”... Cô khó tính,
lạnh lùng, khó gần nhưng không hẹp bụng. Cô luôn canh chừng cô Thiệp (vì
sợ mất đồ) nhưng sẵn sàng lờ đi khi biết Thư đem gạo giúp chú Khóa. Nhờ kí
ức mà Thư nhận ra rằng: con người không chỉ đơn giản một chiều, mà phong
phú, phức tạp đan xen giữa tốt - xấu, thiện - ác. Do đó, cần nhìn con người từ
cái nhìn đa chiều.
Với tinh thần dân chủ đó, các nhà văn tập trung khai thác con người đời
tư để thấy cả “những ẩn khuất của mỗi số phận trong gia đình”. Vững sau trận
ốm liệt giường bị liệt hai chân, từ một cậu bé thông minh, nhanh nhẹn, bỗng
trở thành gánh nặng cho người mẹ. Mẹ rất thương Vững, dẫu em chỉ là con
24

24


nuôi nhưng gánh nặng áo cơm dường như che đi tình thương ấy, mẹ luôn cáu

kỉnh, quát mắng em (Tuổi thơ khát vọng). Tâm hồn nhạy cảm của cậu bé
Thiện nhận ra những rạn nứt trong ngôi nhà tưởng như êm ấm, hòa thuận
“suốt trong mấy chục năm, chưa bao giờ có một câu nói nặng lời, một cử chỉ
gì gây xức phạm đối với người này người khác” nhưng thực chất là “không
khí uể oải, buồn chán, lạnh lùng, một sự không bằng lòng do một nguyên
nhân thầm kín nào đó không dễ nói ra chi phối”. Bố Thiện lấy hai người vợ vốn là hai chị em. Người vợ sau mà Thiện gọi là “cô” dường như không yêu
quý hai chị cả của cậu bé. Sự túng quẫn về kinh tế khiến không khí gia đình
càng nặng nề hơn (Miền xanh thẳm). Nhờ hồi ức, nhân vật Bê nhận ra mẹ rất
thương em nhưng không biết lắng nghe con cái. Khi em cãi lại ông thầy dạy
thể dục, mẹ xem Bê là đứa con hư. Sự độc đoán của mẹ gây tổn thương sâu
sắc cho cô bé: “Sự im lặng của mẹ khiến tôi cảm thấy tôi đã chết rồi. Tôi đã
chết thật”. Quyết định bỏ nhà đi tìm bố thực ra là phản ứng mạnh mẽ, đầy uất
ức của Bê (Hành trình ngày thơ ấu). Mâu thuẫn xuất phát từ quan niệm, cách
nhìn khác nhau giữa trẻ em và người lớn. Đi cùng những rạn nứt trong tình
cảm gia đình vốn thiêng liêng, cao đẹp là những đổ vỡ trong tâm hồn trẻ thơ.
Thế giới trẻ thơ không chỉ có màu hồng mà còn những gam buồn, sắc lạnh.
Tất cả những màu sắc ấy sẽ để lại dấu ấn trong cuộc sống sau này của trẻ thơ
và nó nhắc nhở chúng ta rằng gia đình có ý nghĩa vô cùng to lớn định hình
nhân cách con người.
1.2.3. Hồi ức - một cách “trình diện” của cái tôi cá nhân
Trên thực tế, không phải mọi hồi ức đều đưa đến biểu hiện cái tôi cá
nhân. Đã có rất nhiều hồi kí cách mạng dùng hồi ức để trình bày, đánh giá các
sự kiện lịch sử theo nhãn quan cộng đồng. Nhưng khi các cá nhân có nhu cầu
tự nhận thức, tự biểu hiện thì hồi ức là một cách thức quan trọng phát lộ cái
“tôi”. Hành trình số phận, quá trình hình thành một nhân cách con người
25

25



×