Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn ngọc thuần ly luan van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.62 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o



TẠ THỊ LIÊN




ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THIẾU NHI
CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ




Hà nội – 2014


LờI CảM ƠN
Để có thể sớm hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn trân
trọng tới TS. Diêu Lan Ph-ơng, ng-ời đã tận tình h-ớng dẫn, động viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện.


Trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Văn học, tr-ờng
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình
giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian của khóa học.
Trân trọng cảm ơn gia đình và bạn bè thân thiết đã luôn quan tâm,
chia sẻ với tôi suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

H Ni, thỏng 5 nm 2014
Tỏc gi lun vn

T Th Liờn




MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Cấu truc luận văn 6
CHƢƠNG 1: TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI VÀ TRUYỆN NGUYỄN NGỌC
THUẦN TRONG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI 7
1.1. Truyện viết cho thiếu nhi trong văn học đương đại 7
1.1.1. Đội ngũ sáng tác 8
1.1.2 Đề tài 11
1.2. Truyện Nguyễn Ngọc Thuần 16

1.2.1. Vài nét về tiểu sử 16
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Thuần 18
1.2.3. Cơ sở hình thành quan niệm nghệ thuật truyện Nguyễn Ngọc Thuần 30
CHƢƠNG 2: CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ THẾ GIỚI HÌNH ẢNH TRONG
TRUYỆN THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN 34
2.1. Cốt truyện 34
2.1.1. Cốt truyện trữ tình 34
2.1.2. Cốt truyện hài hước 39
2.2. Thế giới nhân vật 44
2.2.1. Nhân vật em bé bé bỏng, ngây thơ 45
2.2.2. Nhân vật em bé tinh tế, nhạy cảm 48
2.2.3. Nhân vật em bé có tính cách lạ lùng và hình dạng khác thường 55
2.3. Thế giới hình ảnh 58
2.3.1. Hình ảnh thiên nhiên 58


2.3.2. Hình ảnh giấc mơ 65
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA
NGUYỄN NGỌC THUẦN 70
3.1. Điểm nhìn trần thuật 70
3.1.1. Điểm nhìn từ ngôi thứ nhất (nhân vật) 71
3.1.2. Điểm nhìn từ ngôi thứ ba (tác giả) 76
3.2. Ngôn ngữ 78
3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật đậm chất cổ tích 79
3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại 81
3.2.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 87
3.3. Giọng điệu trần thuật 91
3.3.1. Giọng điệu gần gũi thân thương 91
3.3.2. Giọng điệu trữ tình trong trẻo 94
3.3.3. Giọng điệu triết lý hồn nhiên 98

KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106















1

MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài
Văn học thiếu nhi từ lâu đã trở thành một bộ phận có vị trí đặc biệt trong mỗi
nền văn học. Nó được xem là hành trang quan trọng cho các em trên suốt đường
đời. Từ khi sinh ra biết nhận thức cuộc sống là con người đã dần hình thành tính
cách. Cho nên ngay từ nhỏ mỗi em bé đã được nhìn nhận cuộc sống qua những câu
chuyện cổ tích bà kể hay những ước mơ, tưởng tượng qua những vần thơ cô giáo
đọc. Ở đó các em biết yêu cuộc sống, biết yêu cái đẹp và biết ghét cái ác, cái xấu
xa, ích kỷ. Tính cách các em cũng được hình thành từ đó. Có thể thấy chức năng
giáo dục của văn học thiếu nhi đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm
hồn, nhân cách cho các thế hệ trẻ thơ Trong bài viết: “Làm sao để viết cho các

em hay hơn”, nhà văn Phạm Hổ khẳng định hai nhiệm vụ cần làm song song của
văn học cho trẻ em: “Góp phần giải quyết những vấn đề trước mắt, nóng hổi của
cuộc sống, của xã hội. Trang bị cho các em những tình cảm, tư tưởng về lâu về
dài: Lòng nhân ái, tình yêu thương quê hương, lòng trung thực ” [15]. Rõ ràng
văn học dành cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với hành
trình đầu đời của bất cứ một người nào. Bởi vậy còn trẻ em thì vẫn còn cần văn
học cho thiếu nhi và rất cần những công trình nghiên cứu về bộ phận văn học ấy.
Đó là một trong những lý do chúng tôi quyết định chọn mảng văn học thiếu nhi
Việt Nam làm đề tài nghiên cứu.
Trong những năm gần đây văn học thiếu nhi Việt Nam đang có bước khởi
sắc với nhiều cây bút dành tình cảm đặc biệt cho các em, viết cho các em với niềm
yêu thương trân trọng. Họ mang đến cho lứa tuổi măng non những bông hoa tươi
đẹp, rực rỡ và ngát hương thơm. Đó là những ký ức, những miền yêu thương
không bao giờ phai mờ. Một trong những cây bút dành tình cảm đặc biệt cho thiếu


2
nhi đó là nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. Anh được coi là một trong những cây bút
trẻ sáng giá trong mảng văn xuôi thời gian gần đây, đặc biệt là những trang văn
dành cho thiếu nhi. Văn của Nguyễn Ngọc Thuần đã đưa bạn đọc đến với một thế
giới vừa hư, vừa thực và thấm đẫm chất thơ. Chỉ là những chuyện thường ngày với
những khám phá nho nhỏ thú vị, tác giả đã đánh thức trái tim con người, mở ra một
cánh cửa mới để cảm nhận cuộc sống, đồng thời tạo nên một thế giới tươi sáng và
quyến rũ. Vì thế nghiên cứu văn viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần là một
trải nghiệm thú vị, góp thêm gương mặt mới cho nền văn học thiếu nhi nước nhà.
Bên cạnh đó xuất phát từ tình hình thực tiễn, nền văn học hiện đại Việt Nam
dành cho thiếu nhi đang đứng trước cuộc thử thách, cạnh tranh với những thú vui
đa dạng của thời buổi công nghệ tiên tiến cũng như truyện tranh nước ngoài đang
là món ăn tinh thần không thể thiếu của các em nhỏ. Có thể thấy rằng việc đáp ứng
nhu cầu đọc văn Việt Nam của các em thiếu nhi nước nhà đang được đặt ra khá

bức thiết. Vì thế các nhà văn trong nước phải đau đầu suy nghĩ viết như thế nào để
hấp dẫn, lôi cuốn các em quay trở lại với cội nguồn dân tộc là một câu hỏi lớn đang
bỏ ngỏ. Do đó, việc nghiên cứu những cây bút tiêu biểu viết cho thiếu nhi trong đó
có Nguyễn Ngọc Thuần là một trong những cách góp phần tìm kiếm một hướng đi
hiệu quả cho nền văn học thiếu nhi nước nhà hiện nay.
Mặc dù đã có khá nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Thuần nhưng chưa có
công trình nào nghiên cứu về đặc điểm truyện thiếu nhi của anh. Với những lý do
trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần” làm luận văn tốt nghiệp cao học với mong muốn góp phần nhỏ bé vào
công việc nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thuần nói riêng và nghiên cứu văn học thiếu
nhi nói chung.


• Lịch sử vấn đề


3
Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút trẻ nhưng đã nắm trong tay rất nhiều
giải thưởng quan trọng. Văn chương của anh đẹp và có sức lôi cuốn kỳ diệu với
độc giả ở mọi lứa tuổi. Xung quanh truyện Nguyễn Ngọc Thuần không có quá
nhiều tranh cãi, xung đột và những ý kiến trái chiều như sáng tác của nhiều nhà
văn hiện đại cùng thời với anh nhưng không vì thế mà tác phẩm của anh bị lãng
quên mà ngược lại, dường như cùng với thời gian những giá trị cao đẹp, mang tính
nhân văn sâu sắc trong các sáng tác của anh ngày càng được tìm hiểu và nghiên
cứu nhiều hơn. Nhìn chung, các bài viết về Nguyễn Ngọc Thuần chủ yếu là các bài
phỏng vấn, trao đổi trên báo in và báo mạng. Có thể liệt kê hàng loạt các bài báo
viết về Nguyễn Ngọc Thuần như bài Nguyễn Ngọc Thuần: Tôi muốn trở thành một
người thợ lành nghề (Báo Thanh niên); Nguyễn Ngọc Thuần và bữa dạ tiệc trên
ngón tay (Phạm Thanh Thảo); Nguyễn Ngọc Thuần – Cuộc chơi văn chương cần
một tinh thần đẹp (Dương Vân); Vài khơi gợi từ thế giới Nguyễn Ngọc Thuần: Một

khu vườn quyến rũ (Nhã Thuyên); Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ; Người kể
chuyện cổ tích hiện đại (Nguyễn Thị Minh Thái); Nguyễn Ngọc Thuần – nhà văn
thân quý của trẻ em (Trần Viết Nhi)…. Các bài viết đã khai thác phần nào những
nét đặc sắc tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần cũng như quan điểm
nghệ thuật của anh – nhà văn thân quý của trẻ em.
Nguyễn Ngọc Thuần và bữa dạ tiệc trên ngón tay (Phạm Thanh Thảo) [44],
là bài viết giới thiệu cuốn sách Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ. Cuốn sách được
trao giải B và không có giải A đã làm thỏa mãn sự chờ đợi, mong mỏi của khá
nhiều độc giả suốt một thời gian dài. Trong bài viết Phạm Thanh Thảo đã nhận xét:
“Tác phẩm là một dạ tiệc trên ngón tay, một câu chuyện lấp lánh, được chắp cánh
bởi thơ ca và trí tưởng tượng ngút ngàn. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tay của
Nguyễn Ngọc Thuần. Một câu chuyện không chỉ có truyện để cho bạn kể mà lại
còn rất nhiều điều để suy ngẫm và để cho trí tưởng tượng bay cao, bay xa bằng thứ
ngôn ngữ lung linh, đa tầng….”.


4
Nguyễn Thị Minh Thái, nhà nghiên cứu văn học rất ấn tượng với những
trang viết của Nguyễn Ngọc Thuần đã có nhiều bài viết về sáng tác cũng như con
người nhà văn như Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ [41], Người kể chuyện cổ tích
hiện đại [42], Văn chương giúp tôi hiểu hơn về giá trị bản thân… Trong bài Vừa
nhắm mắt vừa mở cửa sổ nhà nghiên cứu đã có những nhận xét khá tinh tế về nội
dung tác phẩm cũng như cách kể và giọng điệu của nhà văn: “Văn chương thật
chẳng giống người. Văn xuôi của Thuần đúng là… trong vắt trong veo, hồn nhiên
thơ trẻ. Cách kể chuyện quyến rũ như kể chuyện cổ tích…. Cách viết và giọng kể
của Nguyễn Ngọc Thuần đã cho người đọc cảm giác thật là ấm áp dễ chịu, một
cảm giác không dễ gì có trong thời buổi mà ở đó văn hóa đọc đang mất mùa, nhất
là trong khu vực văn học viết cho thiếu nhi” [41].
Trong bài Vài khơi gợi từ thế giới Nguyễn Ngọc Thuần: Một khu vườn quyến
rũ [48], tác giả Nhã Thuyên đã bộc lộ cảm xúc và và những ghi nhận của mình về

văn của Nguyễn Ngọc Thuần. Theo tác giả, thế giới trong văn của anh là một thế
giới có sự phiêu lưu, sự lạ… Bên cạnh đó có cả “cấu trúc trò chơi” xâu kết các
trang sách, một thế giới trò chơi giữa các nhân vật. Ngoài ra, tác giả Nhã Thuyên
đã chỉ ra bút pháp nghệ thuật mà Nguyễn Ngọc Thuần đã sử dụng để sáng tạo nên
những trang văn đẹp, giàu sức biểu cảm, đó là bút pháp cổ tích, là những giãn nở
bất tận, không gian vườn hoa…
Bài viết Nguyễn Ngọc Thuần nhà văn thân quý của trẻ em của Trần Viết Nhi
[36], là bài viết khá tỉ mỉ và sâu sắc về nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. Đó là bài viết
tổng hợp từ nhiều bài báo và những bài phỏng vấn nho nhỏ khác. Bài báo giới
thiệu về ngoại hình và tính cách đặc biệt và những giải thưởng có giá trị của nhà
văn: “Cao, ốm nhách, răng xỉn vì cà phê và thuốc lá, những ngón tay gần như lấm
lem vì sự đeo bám của chất nicotine và cả màu vẽ. Lơ ngơ và có vẻ vô lo. Hoàn
toàn không quan tâm tới chuyện người khác. Và giữ gìn hình ảnh của người khác
trong tâm trí mình kỹ lưỡng hơn chính bản thân họ”. Ngoại hình lểnh khểnh ấy


5
dường như đối lập hoàn toàn với những trang văn dịu ngọt, mềm mại của nhà văn.
Bài báo cũng đã thể hiện quan điểm nghệ thuật xuyên suốt các sáng tác của
Nguyễn Ngọc Thuần. Anh quan niệm văn chương phải đẹp và nhân văn. Đó là cốt
lõi, là nét đẹp văn hóa của dân tộc đã được nhà văn lấy làm nền tảng, làm kim chỉ
nam cho những sáng tác của mình.
Ngoài ra còn khá nhiều bài báo phỏng vấn cũng như viết về nhà văn Nguyễn
Ngọc Thuần như: Nguyễn Ngọc Thuần – người vinh danh cho văn học thiếu nhi, Nhà
văn Nguyễn Ngọc Thuần: Nên tin tác phẩm hơn là tin nhà văn…
Có thể nói từ khi xuất hiện trên văn đàn Nguyễn Ngọc Thuần đã gây được
sự quan tâm chú ý đối với độc giả cũng như những nhà phê bình văn học. Tuy
nhiên những bài viết ấy mới chỉ dừng lại ở những bài báo tản mạn chứ chưa có
công trình nghiên cứu khoa học một cách tổng hợp về sự nghiệp sáng tác cũng như
đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của anh. Kế thừa ý kiến của người đi trước,

chúng tôi chọn hướng nghiên cứu bao quát và tổng hợp về truyện của Nguyễn
Ngọc Thuần nói chung và truyện viết cho thiếu nhi nói riêng, để có cách đánh giá
cũng như cái nhìn toàn diện về con người và tài năng của Nguyễn Ngọc Thuần.
• Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề sau:
- Tìm hiểu những nét chính về văn học thiếu nhi Việt Nam và vị trí truyện
viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần trong nền văn học đương đại.
- Tìm hiểu đặc điểm về nội dung của truyện thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần.
- Tìm hiểu đặc điểm về nghệ thuật của truyện thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần.
Đối tƣợng nghiên cứu: Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu một số tác phẩm viết cho
thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần như: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên
nằm mộng, Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, Cha và con và tàu bay.
• Phƣơng pháp nghiên cứu


6
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
• Phương pháp tiếp cận thi pháp học
• Phương pháp phân tích tác phẩm
• Phương pháp so sánh, đối chiếu
• Phương pháp thống kê, phân loại
• Cấu truc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Truyện viết cho thiếu nhi và truyện Nguyễn Ngọc Thuần trong
văn học đương đại
Chương 2: Cốt truyện, nhân vật và thế giới hình ảnh trong truyện thiếu nhi
của Nguyễn Ngọc Thuần
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần





CHƢƠNG 1: TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI VÀ TRUYỆN NGUYỄN
NGỌC THUẦN TRONG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI
Nếu làm một cuộc khảo sát về nền văn học trong nước từ xưa đến nay chúng
ta sẽ thấy sự chênh lệch khá lớn giữa các tác phẩm viết cho thiếu nhi và các tác
phẩm viết cho người lớn cả về số lượng tác phẩm và đội ngũ sáng tác. Nền văn học
thiếu nhi nước nhà đang được đặt trong tình trạng báo động, đòi hỏi các cấp, các
ngành liên quan cần có cái nhìn đúng đắn và sự quan tâm kịp thời đến đời sống
tinh thần cho các em. Tuy nhiên, viết như thế nào để các em đam mê đọc là một
vấn đề lớn. Dù ít nhưng đã có một số nhà văn thực sự quan tâm và yêu thương văn
học thiếu nhi đã sáng tác bằng cả tâm hồn mình để cho ra đời những tác phẩm hay,


7
ý nghĩa và thu hút các em. Một trong những nhà văn trẻ tài năng đó chính là
Nguyễn Ngọc Thuần.
• Truyện viết cho thiếu nhi trong văn học đƣơng đại
Trong nhiều năm gần đây cụm từ “văn học thiếu nhi” được mọi người quan
tâm và nhắc đến nhiều hơn. Nhu cầu giải trí cho các em được quan tâm đúng mức
và đa dạng hơn dù so với thế giới là hơi muộn. Dưới thời phong kiến không có
sách văn học dành cho lứa tuổi thiếu nhi nhưng các em ngày ấy may mắn được tiếp
thu một nền văn học dân gian phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc qua lời ru của
mẹ, qua chuyện kể của bà, qua những bài ca dao, tục ngữ truyền miệng Đến đầu
thế kỷ XX văn học viết cho thiếu nhi mới manh nha hình thành. Càng về sau đội
ngũ sáng tác và đề tài càng phong phú. Nhiều nhà văn với những tác phẩm nổi
tiếng đã ra đời: Bảy bông lúa lép, Con mèo mắt ngọc (Nam Cao), Hai đứa trẻ
(Thạch Lam), Cái tết của mèo con (nguyễn Đình Thi), Dế mèn phiêu lưu ký (Tô

Hoài), Chuyện hoa chuyện quả (Phạm Hổ) Không chỉ phong phú về đội ngũ sáng
tác mà đề tài thể loại cũng được các nhà văn lớp trước tìm tòi phản ánh. Tuy nhiên
văn học thiếu nhi thời kỳ trước chủ yếu là sự phản ánh, mô tả chứ chưa đi sâu vào
tâm lý lứa tuổi các em cũng như chưa làm thỏa mãn nhu cầu giải trí cho các em
như văn học thiếu nhi thời kỳ đương đại. Trải qua nhiều thăng trầm văn học thiếu
nhi đương đại đã từng bước đạt được những thành tựu đáng kể.
• Đội ngũ sáng tác
Từ sau năm 1986 văn học thiếu nhi Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ,
phong phú, đa dạng cùng với sự phát triển chung của nền văn học dân tộc. Công
cuộc đổi mới đất nước đã thực sự đem lại một không khí mới cho văn học thiếu nhi
trong đó có đội ngũ sáng tác.
Thời kỳ này các nhà văn lớp trước như Tô Hoài, Phạm Hổ, Trần Hoài
Dương, Nguyễn Quỳnh mặc dù tuổi đã cao nhưng vẫn cần mẫn viết cho các em,
tự tìm tòi đổi mới chính mình để phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và nhu cầu


8
bạn đọc. Tô Hoài thành công với mảng đề tài truyện cổ viết lại (Chuyện nỏ thần,
Nhà Chử, 101 truyện ngày xưa…); Phạm Hổ có đóng góp mới với truyện cổ tích
hiện đại (Chuyện hoa, chuyện quả…); Trần Hoài Dương với những truyện đầy chất
thơ về cỏ cây hoa lá và kí ức tuổi thơ (Nhớ một mùa hoa thạch thảo, Cô bé mảnh
khảnh, Hoa cỏ thì thầm, Miền xanh thẳm…); Nguyễn Quỳnh lại mang đến cho các
em những truyện phiêu lưu, mạo hiểm về núi rừng (Đồi sói hú, Rừng đêm, Người
đi săn và con sói lửa, Con báo vàng)…
Đầu những năm 90, đội ngũ viết cho các em được bổ sung thêm nhiều cây
bút trẻ như Trần Thiên Hương, Nguyễn Quang Thiều, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn
Nhật Ánh, Hà Lâm Kì, Quách Liêu, Phan Hồn Nhiên Thời kỳ này xuất hiện
những cây bút không chỉ trẻ về tuổi nghề mà họ còn rất trẻ về tuổi đời. Họ là
những người vừa chia tay với tuổi thơ đang hăm hở bước vào đời như Hoàng Dạ
Thi, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Châu Giang, Thu Trân, Quế Hương,

Nguyễn Thúy Loan… Họ đã mang đến cho văn học thiếu nhi những nét mới trẻ
trung, tươi tắn, đầy nhiệt huyết. Một lực lượng nữa cũng góp phần làm phong phú
thêm cho đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi đó là chính các em. Có thể thấy rõ
điều này qua những tác phẩm Tuổi xanh, Mực tím, báo Thiếu niên tiền phong, Hoa
học trò, Văn học với tuổi thơ
Văn học thiếu nhi thời kỳ đổi mới đã có bước tiến đáng mừng. Đội ngũ viết
viết về các em, cho các em mọc lên nhiều hơn, phong phú, đa dạng ở mọi tầng lớp,
mọi lứa tuổi, bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng tạo đà cho văn học
thiếu nhi phát triển ở những năm tiếp theo. Trong bài viết Cảm nhận về văn học
thiếu nhi Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Tiến sĩ Lã Thị Bắc Lý đã có những đánh giá
toàn cảnh về nền văn học thiếu nhi thời kỳ này: “Đội ngũ sáng tác văn học thiếu
nhi từ thời kì Đổi mới đã phát triển thật hùng hậu. Nó chứng tỏ tính chuyên nghiệp
của bộ phận sáng tác cho các em. Và cũng vì vậy mà chưa bao giờ, văn học thiếu
nhi Việt Nam lại phát triển phong phú và đa dạng như ở thời kì này” [12,17].


9
Với nền móng phát triển trước đó văn học thiếu nhi bước sang thế kỷ XXI
đầy khí thế, vừa hội nhập với thế giới, vừa giữ gìn và phát huy những nét đẹp
truyền thống của dân tộc. Những nhà văn giao thời giữa hai thế kỷ như Nguyễn
Nhật Ánh, Nguyễn Quỳnh vẫn giữ được phong độ và sức trẻ trung trong thế kỷ
mới. Bộ sách “Kính vạn hoa” dài 45 tập của Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện đã có sức
hút mạnh mẽ đối với các em thiếu nhi. Nhà văn viết về đời sống sinh hoạt thường
ngày của lứa tuổi học trò với lối viết dí dỏm, duyên dáng, chân thực đã mang lại
món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi em nhỏ. Nguyễn Nhật Ánh viết say
mê, cần mẫn liên tục cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Tập truyện dài “Chuyện
xứ Lang-bi-ang” là một sự thử nghiệm mới trong lối viết của anh. Nhà văn đã
chuyển hướng sang lối kể chuyện hoang đường, kì bí. Tác phẩm đã chạm đúng vào
một trong những đặc điểm tâm lý trẻ thơ đó là tính tò mò, thích phiêu lưu mạo
hiểm, thích khám phá. Nguyễn Nhật Ánh đều đặn cho ra đời những tác phẩm viết

cho thiếu nhi và được các em đặc biệt yêu thích như Tôi là Bêtô, Cho tôi xin một vé
đi tuổi thơ, Lá nằm trong lá… Với bộ sách Kính vạn hoa cùng với hàng loạt tập
truyện viết cho thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh chứng tỏ được tài năng và sự dẻo dai
của mình. Thật xứng đáng khi anh được ví như “Hoàng tử bé trong thế giới tuổi
thơ” (Lê Minh Quốc).
Bên cạnh những cây bút trưởng thành từ thế kỷ XX là những gương mặt trẻ
mới xuất hiện như Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Hoàng Vy, Nguyễn Ngọc Tư… Đặc
biệt cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Thuần đã mở đầu cho văn học thiếu nhi thế kỷ XXI
hàng loạt những tác phẩm liên tiếp được giải cao. Truyện của anh thu hút người
đọc bởi giọng văn trong trẻo, với cái nhìn hồn nhiên đầy sự ngạc nhiên trẻ thơ. Với
lối viết giản dị, mộc mạc Nguyễn Ngọc Thuần đã thổi làn gió mới vào văn học
thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đương đại.
Ngoài ra, xuất hiện một số tác giả nổi lên từ giải thưởng Cây bút Tuổi hồng
(Giải thưởng hàng năm của Trung ương Đoàn TNCS Hồ chí Minh, Báo Thiếu niên


10
tiền phong phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, bắt đầu từ năm 2011) như Đỗ Tú
Cường (TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Đan Thi (Hà Nội), Võ Hương Nam (Đắc
Lắc)… cũng góp phần làm nên sự đa dạng của đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi
những năm gần đây.
Nhìn chung, đội ngũ nhà văn sáng tác văn học thiếu nhi trong những năm
gần đây có bước tiến triển mới so với những năm trước kia. Thiếu nhi Việt Nam
bên cạnh việc đam mê các tác phẩm nước ngoài đã ít nhiều quay về với cội nguồn
dân tộc. Các em đã tìm thấy những cuốn sách hay cho riêng mình của các nhà văn
trong nước. Tuổi thơ của các em được tái hiện vui tươi, sống động qua những trang
viết của những nhà văn thiếu nhi thực sự như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc
Thuần… Đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi thời kỳ đương đại đã xuất hiện đông đảo
hơn nhưng không phải ai cũng viết hay, không phải tác phẩm nào ra đời cũng thu
hút được các em. Chính vì vậy, đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi trong những năm

gần đây có phát triển về số lượng nhưng chất lượng vẫn đang là một vấn đề bức
thiết đặt ra cho chúng ta. Nhà văn Trần Hoài Dương – người đã dành cả cuộc đời
gắn bó với việc sáng tác văn học cho trẻ em nhận xét về tình hình phát triển văn
học thiếu nhi Việt Nam như sau: “Đội ngũ sáng tác trên diện rộng, đông đảo. Tuy
nhiên, những tác giả có cá tính, bản sắc riêng thì hiếm. Người viết trẻ lại không có
ý định theo đuổi đến cùng con đường viết văn cho thiếu nhi. Lớp trẻ chưa đột biến,
lớp già như tôi thì gần hết vốn, mệt mỏi và khó bắt kịp đời sống hiện tại. Phải thừa
nhận là chúng ta có một nền văn học thiếu nhi, nhưng suốt mấy chục năm nay, nó
vẫn còn mang nhiều tính mô phạm, giáo điều. Đúng, tốt đẹp, tính giáo dục cao
nhưng lại thiếu những điều cơ bản: Chất kỳ diệu, yếu tố mơ mộng, bay bổng, tưởng
tượng phong phú… những thứ mà trẻ con rất cần” [15]. Có thể thấy viết cho các
em không khó nhưng viết như thế nào để các em say mê, yêu thích thì không hề dễ.
Do đó vấn đề bức thiết đặt ra cho các nhà văn thiếu nhi luc này là viết cái gì và viết
như thế nào?


11
1.1.2 Đề tài
Song song với việc phát triển về đội ngũ sáng tác thì các tác phẩm văn học
thiếu nhi đương đại cũng có sự đổi mới và mở rộng về đề tài cũng như hướng tiếp
cận đời sống, tiếp cận trẻ em và khả năng khám phá con người.
Đất nước chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc và dữ dội.
Máu, nước mắt, đau thương đã in hằn trong tâm trí mỗi người dân. Vì thế trước kia
đề tài cách mạng và kháng chiến luôn là đề tài thường nhật của văn học Việt Nam
trong đó có văn học thiếu nhi. Thông qua các tác phẩm của mình các nhà văn vạch
trần tội ác man rợ của lũ giặc, thể hiện tinh thần yêu nước, quả cảm, kiên cường
của nhân dân ta. Giờ đây chiến tranh đã lùi xa nhưng những miền ký ức về nó vẫn
còn đó vẹn nguyên và vẫn nhức nhối mỗi khi trời trở gió. Do đó đề tài chiến tranh
tiếp tục được các nhà văn khai thác trong đó có các nhà văn viết cho thiếu nhi.
Trong cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc đã xuất hiện rất nhiều những anh

hùng nhí. Tuy còn nhỏ nhưng các em đã thể hiện được sự thông minh, dũng cảm
của mình. Thật tự hào trong chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta có một phần đóng
góp của các em nhỏ. Trong chiến tranh đã có rất nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi
ra đời như Kim đồng của Tô Hoài, Quê nội, Tảng sáng của Võ Quảng… Cảm hứng
chủ đạo thời kỳ đó là ngợi ca quê hương đất nước và ngợi ca cách mạng. Đặc biệt
có nhiều tác phẩm như Hồi đó ở Sa Kì của Bùi Minh Quốc, Cát cháy của Thanh
Quế… đã mạnh dạn viết về những đau thương, tổn thất nặng nề trong chiến tranh –
điều mà trước đây người ta rất ngại nói đặc biệt là với các em. Cũng đã có nhiều
tác phẩm viết trong cảm hứng day dứt về “một thời bom đạn” với lớp lớp trẻ em
“mang mũ rơm đi học đường dài” như Ngôi nhà trống của Quang Huy, Những tia
nắng đầu tiên của Lê Phương Liên… Đó là những hồi tưởng, những kỷ niệm về
một thời để nhớ thật cảm động và đáng trân trọng của tình thầy trò, tình bạn bè
trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Văn học thiếu nhi đương đại bên cạnh
việc kế thừa và phát huy những thành tựu cũ, còn có sự nhìn nhận và khai thác vấn


12
đề ở chiều sâu mới, thực hơn, toàn diện hơn. Mọi góc cạnh chân thực và sâu kín
của tâm hồn con người trong chiến tranh được phản ánh sâu rộng và cởi mở.
Những số phận, những sự thật, đôi khi bi đát cũng được các nhà văn hướng đến. Vì
thế các tác phẩm thiếu nhi viết về chiến tranh thời kỳ này không chỉ có giá trị hiện
thực mà còn mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Tiêu biểu như tác phẩm Ngày xưa
và Bây giờ bạn ở đâu của Trần Thiên Hương… TS. Lã Thị Bắc Lý đã có những
nhận định sâu sắc về đề tài cách mạng và kháng chiến của văn học thiếu nhi đương
đại: “Các tác giả không chỉ đề cập tới bom rơi, đạn nổ, mà còn phản ánh đời sống
tinh thần, nhân cách của con người khi đối mặt với sự khốc liệt của cuộc chiến.
Trong chiến tranh không chỉ xuất hiện cái hùng mà còn cả cái bi. Ở đây, khoảng
cách giữa cái sống và cái chết, cái cao cả và cái thấp hèn chỉ là trong gang tấc, có
khi, chỉ trong giây phút mà con người ta làm nên điều kỳ diệu, nhưng cũng có khi
chỉ trong một tích tắc mà họ đánh mất mình” [12,17].

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta hay có khoảnh khắc hoài niệm. Hiện tại
lắng xuống để nhường chỗ cho những kỷ niệm, những rung động sâu xa và khi đó
ta bỗng thấy tâm hồn mình thư thái, bình yên. Khi chiến tranh đã đi qua, con người
được sống với riêng mình, ý thức về cái tôi trỗi dậy và con người ta bỗng có cảm
hứng đi tìm lại mình. Những đau thương, mất mát do chiến tranh mang lại luôn ám
ảnh những người đi qua nó. Lúc này viết về chiến tranh các nhà văn hướng ngòi
bút của mình sang cái nhìn đời tư, thế sự. Con người trở thành trung tâm của văn
học. Các nhà văn lấy số phận con người để đánh giá hiện thực và nhìn nhận lại quá
khứ. Theo dòng cảm hứng đó các nhà văn đương đại nô nức viết về ký ức tuổi thơ.
Tuổi thơ với những buồn, vui, gian khổ nhưng là những kỷ niệm đẹp nhất trong
cuộc đời mỗi người. Tuổi thơ ấy đã đi qua bom đạn, chiến tranh càng làm khắc
khoải những người ở lại. Tiêu biểu là các tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy
Khán, Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng, Tuổi thơ dữ dội của Phùng
Quán, Đường về với mẹ chữ của Vi Hồng…


13
Cách mạng và kháng chiến là một trong những đề tài quan trọng được các
nhà văn thời bình khai thác. Không chỉ các nhà văn viết cho người lớn mà các nhà
văn viết cho thiếu nhi cũng chọn đề tài cách mạng và kháng chiến để thể hiện
những gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng anh dũng của các em thiếu nhi. Kế thừa
nhưng cũng có sự đổi mới, các nhà văn đã khai thác ở khía cạnh tâm lý con người
trong chiến tranh. Do đó đề tài cũ nhưng lại mới mẻ về nội dung và thu hút được
bạn đọc khắp nơi nhất là các bạn đọc nhí. Đó là một trong những thành tựu mà các
nhà văn thiếu nhi đương đại đạt được.
Gia đình là nền tảng của xã hội. Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên đều có sự
ảnh hưởng nhất định từ gia đình. Cách suy nghĩ và cách sống của mỗi người đều
được hình thành từ đó. Vì thế đối với các em thiếu nhi gia đình là cái nôi vô cùng
quan trọng để các em có thể trưởng thành và phát triển. Tiếp cận trẻ em trong đời
sống hiện tại, hiện đại, các vấn đề phản ánh của văn học thiếu nhi đã được mở rộng

phong phú và đa dạng. Các em được quan tâm đến mọi khía cạnh của đời sống,
điều mà trước đây trong chiến tranh các em hầu như không có được. Mối quan tâm
lớn nhất của các tác giả là trẻ em trong quan hệ gia đình. Đây là vấn đề nhạy cảm
và tinh tế. Các em đã được quan tâm từ những điều căn bản nhất, từ gốc rễ của sự
phát triển. Sống trong xã hội phát triển nhưng cũng rất phức tạp thì giáo dục trong
gia đình là rất quan trọng đối với các em. Đã có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài
này như Út Quyên và tôi, Em gái của Nguyễn Nhật Ánh, Kẻ thù của Quế
Hương… Sự đổ vỡ của mô hình truyền thống – gia đình ba thế hệ sống vui vầy
đầm ấm, cùng với sự khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không
ít tới cuộc sống của mỗi cá nhân, đặc biệt là đời sống trẻ em. Tác phẩm Bỏ trốn
của Phan Thị Thanh Nhàn, Ngày xưa của Trần Thiên Hương, Mảnh vỡ của Lê
Cảnh Nhạc… là một ví dụ. Những tai họa và những nỗi bất hạnh thời bình đã rình
rập đe dọa đời sống các gia đình và đau khổ ập xuống mái đầu xanh của con trẻ.


14
Bên cạnh đề tài gia đình, mảng sinh hoạt thường nhật của trẻ em cũng được
các nhà văn quan tâm. Sinh hoạt của trẻ em thành phố được các nhà văn phản ánh
ở hai mảng hiện thực đó là cuộc sống của những đứa trẻ trong các gia đình khá giả
và cuộc sống của những trẻ em nhà nghèo vừa học vừa phải lo toan kiếm sống
thậm chí đi bụi đời. Các tác phẩm tiêu biểu là Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh,
Hoa trên đường phố của Thu Trân, Kiềng ba chân của Đoàn Lư, Ngày khai trường
trong mơ của Kim Hài… Đặc biệt Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh được đánh
giá là hiện tượng nổi bật nhất và được các em nhỏ đặc biệt ưa thích. So với các tác
phẩm viết về sinh hoạt của trẻ em thành phố thì những tác phẩm viết về trẻ em
nông thôn ít hơn. Viết về trẻ em ở nông thôn các nhà văn thường đề cập đến những
mảnh đời, những số phận nghèo bi đát, chịu nhiều thiệt thòi như Nước mắt ngày
tựu trường, Thành hoàng quê ngoại của Đào Hữu Phương…
Trẻ em miền núi thời kỳ này cũng được các nhà văn dành nhiều tâm huyết.
Những tâm tư, tình cảm của các em vùng dân tộc thiểu số được miêu tả hồn nhiên,

chất phác như bản tính vốn có của các em vậy. Tiêu biểu như Chú bé thổi kèn của
Quách Liêu, Đường về với mẹ chữ của Vi Hồng… Đề tài văn học thiếu nhi ở miền
núi đang phát triển và bước đầu đã tạo được súc hút trong lòng độc giả, góp phần
làm phong phú mảng đề tài văn học thiếu nhi của Việt Nam.
Có thể nói, văn học thiếu nhi thời kỳ đương đại ngày càng phát triển và
mang rõ tính chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh một đội ngũ tác giả chuyên nghiệp với
những sáng tác có ý thức, có lý luận là những nhà nghiên cứu chuyên về văn học
thiếu nhi. Tuy đội ngũ những nhà nghiên cứu chưa nhiều nhưng họ đã cho ra mắt
bạn đọc những công trình lý luận, nghiên cứu văn học thiếu nhi đáng trân trọng.
Đó là Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới (Vân Thanh), Truyện viết cho
thiếu nhi sau năm 1975 (Lã Thị Bắc Lý)…
Như vậy đề tài viết cho thiếu nhi thời kỳ đương đại phong phú và đa dạng.
Bên cạnh đề tài truyền thống là đề tài cách mạng và kháng chiến vẫn được các nhà


15
văn duy trì và viết theo hướng mới chân thực và gần gũi hơn thì đề tài gia đình, đề
tài sinh hoạt thường nhật cũng được các nhà văn đi sâu khai thác. Đã có nhiều tác
giả có những tác phẩm xuất sắc viết cho thiếu nhi thời kỳ này, tiêu biểu là nhà văn
Nguyễn Ngọc Thuần. Những tác phẩm của anh đạt giải cao liên tiếp và anh được
coi là “một hiện tượng của văn học thiếu nhi Việt Nam trong những năm đầu của
thế kỷ XXI” (Lã Thị Bắc Lý). Và đặc biệt thời kỳ này văn học thiếu nhi viết cho
các em miền núi cũng được chú ý và đã có một số tác phẩm được đông đảo người
đọc yêu mến. Đó là một bước tiến mới tạo nên sự phát triển đồng đều và bền vững
trong tương lai của văn học thiếu nhi trong dòng chảy văn học Việt Nam. Dù còn
nhiều vướng mắc nhưng văn học thiếu nhi nước ta đã được bạn bè quốc tế biết đến
với những tác phẩm đỉnh cao mang tầm nhân loại.
• Truyện Nguyễn Ngọc Thuần
1.2.1. Vài nét về tiểu sử
Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972 tại xóm Phò Trì (thuộc xã Tân Thiện –

Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Thuở nhỏ anh là một cậu bé có cá tính, lúc nào cũng
buồn lặng lẽ. Xuất thân từ vùng quê chân lấm tay bùn, nắng gió quê hương đã thấm
sâu vào con người anh. Nguyễn Ngọc Thuần bộc bạch: “Quê hương tôi là những
khoảng trời rộng rãi. Nằm đâu cũng có thể ngủ được, ở đâu cũng có một mùi
hương lúa non, mùi rạ, mùi cây lá được ủ ê trong ngập ngụa không khí Với anh
cái gì cũng phiên phiến, xuề xòa, chân chất, là con người luôn hướng về cội rễ, nơi
chôn rau cắt rốn. Sinh ra trong sự nghèo khó nhưng Nguyễn Ngọc Thuần may mắn
được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ và được giáo dục cẩn thận.
Có lẽ vì vậy mà người đọc tìm thấy sự bình yên trên những trang viết của anh”
[36].
Nguyễn Ngọc Thuần đến với văn học thiếu nhi khi trước đó đã có rất nhiều
những cây bút mà tên tuổi cũng như tác phẩm của họ đã thành công và trở thành
nhu cầu giải trí không thể thiếu đối với bạn đọc như Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm


16
Hổ Đặc biệt ngay trước anh là Nguyễn Nhật Ánh, người được mệnh danh là cây
bút xuất sắc nhất viết cho thiếu nhi cuối thế kỷ XX. Dù tài sản văn chương của anh
so với các nhà văn khác còn khá ít nhưng cùng với tài năng là niềm đam mê, cần
mẫn và là tình yêu đặc biệt dành cho các em nhỏ bé bỏng, ngây thơ, Nguyễn Ngọc
Thuần đã liên tục đạt được những giải cao trong một khoảng thời gian rất ngắn
như:
Giải 3 cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần thứ II do Nhà xuất bản
Trẻ, Báo Tuổi trẻ và Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với tác phẩm
Giăng giăng tơ nhện (2000).
Giải A cuộc thi Văn học thiếu nhi Vì tương lai đất nước lần III với tác phẩm
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (2002). Năm 2007 tác phẩm đặc sắc này cũng được
phát hành tại Thụy Điển với bản dịch của Trần Hoài Anh và thật vinh dự cuốn sách
đã được giải văn học thiếu nhi Peter Pan - Giải thưởng của Ủy ban Quốc tế về sách
dành cho thanh thiếu nhi tại Thụy Điển.

Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng
với tác phẩm Một thiên nằm mộng (2002).
Giải B cuộc thi sáng tác “Văn học cho tuổi trẻ” do Nhà xuất bản Thanh niên
và Nhà xuất bản Văn nghệ tổ chức với tác phẩm Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ
(2004).
Anh cũng đã từng được bình chọn là một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu
nhất năm 2004 do Trung ương Đoàn và Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam tổ chức.
Sở dĩ liệt kê các giải thưởng của nhà văn để thấy được rằng Nguyễn Ngọc Thuần
vừa bước vào làng văn chương là ngay lập tức đón nhận được vòng nguyệt quế và
tuyệt vời hơn khi những vòng nguyệt quế ấy liên tiếp nối gót nhau rất đều đặn về
với anh.
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn, trong bài viết Nhìn lại 5 năm văn học nước
nhà in trên báo Tiền Phong (số ra ngày 18.1.2005) đã dành những dòng thật ưu ái


17
cho Nguyễn Ngọc Thuần: “Riêng Nguyễn Ngọc Thuần thực sự là một hiện tượng!
Chỉ trong vài năm, Nguyễn Ngọc Thuần cho ra mắt 4 cuốn sách, đoạt 4 giải
thưởng văn học danh giá, được báo chí đồng thanh biểu dương, được in đi in lại,
điều này không phải cây bút nào cũng làm được. Nguyễn Ngọc Thuần đã vinh
danh cho văn học thiếu nhi, lĩnh vực thường bị bỏ sót trong các công trình văn học
sử!” [26].
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Thuần
Để hiểu tính cách cũng như tâm hồn của một người nghệ sĩ cách nhanh nhất
và chính xác nhất chính là nhìn vào những sản phẩm mà họ tạo ra. Để hiểu phong
cách sáng tác của mỗi nhà văn thì hãy đọc tác phẩm của họ, bởi tác phẩm là đứa
con đẻ tinh thần của nhà văn. Nó chứa đựng trí tuệ, tư tưởng, tình cảm của người
sáng tạo ra nó. Mỗi nhà văn có một phong cách sáng tác khác nhau làm nên cái độc
đáo và hấp dẫn riêng của từng người. Nguyễn Ngọc Thuần có quan điểm sáng tác
rất riêng và rất lạ. Điều đó thể hiện ở các phát ngôn của anh về văn chương nghệ

thuật trong những bài trả lời phỏng vấn, trao đổi và trong những sáng tác của nhà
văn.
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Thuần thể hiện trong các phát
ngôn trực tiếp
Với Nguyễn Ngọc Thuần khi viết văn điều đầu tiên là phải xác định được
đối tượng mình phản ánh để có những điều chỉnh thích hợp. Đó là viết cho ai?
Anh viết cho cả thiếu nhi và người lớn nhưng dường như anh có duyên hơn khi
viết cho thiếu nhi. Hầu hết các tác phẩm viết cho thiếu nhi của anh đều được giải
và được độc giả yêu thích. Nhà văn quan niệm: “Viết cho thiếu nhi và viết cho
người lớn cũng là một cách viết nhưng tôi tìm cách trình bày câu văn sao cho ngắn
gọn, dễ hiểu. Khi viết, tôi đặt mình vào vị thế của một đứa trẻ để xem chúng có
hiểu không, có thích thú không. Tôi cứ viết các ý tứ ra hết, thấy chỗ nào hơi “quá
tầm” một chút là gạch bỏ, cứ gạch chỗ này, xóa chỗ kia cho đến khi nào thấy


18
được. Viết truyện cho người lớn đọc thì dễ hơn nhiều, mình nghĩ gì thì viết vậy ”
[35]. Viết cho người lớn các nhà văn dường như đang tâm sự, chia sẻ những điều
mình được trải nghiệm nhưng viết cho thiếu nhi nhà văn phải vận dụng tối đa trí
tưởng tượng, sự quan sát cũng như cảm nhận của riêng mình. Bởi lẽ lúc đó tuổi thơ
đã qua, thời đại đã khác cho nên phải viết sao cho đúng với tuổi thơ nói chung và
với thời đại mình đang sống nói riêng, vì “không thể viết cho trẻ em bằng tâm hồn
của một ông già” (Nguyễn Ngọc Thuần). Đây là một yêu cầu khó khăn mà không
phải nhà văn thiếu nhi nào cũng làm được. Do xác định một cách nghiêm túc đối
tượng phục vụ ngay từ đầu nên văn xuôi thiếu nhi của anh luôn thành công và ghi
dấu ấn trong lòng người hâm mộ.
Có nhà văn từng nói: “Một tác phẩm viết cho thiếu nhi phải đánh thức trong
lòng các em những tình cảm cao quý”. Với những câu chuyện giản dị, êm dịu,
trong trẻo và đầy ắp sự yêu thương, truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đã
làm được điều đó. Anh cho rằng: “Văn chương thì phải đẹp và nhân văn. Trong đó

yếu tố con người là quan trọng nhất. Tôi là dân mỹ thuật, nếu viết không đẹp thì
đừng viết” [36]. Đây là điều mà không phải nhà văn nào cũng định hình được.
Nguyễn Ngọc Thuần luôn mơ ước cái đẹp từ mối giao cảm giữa người với người,
giữa con người và thiên nhiên. Văn chương nghệ thuật thuộc về năng khiếu nên
không thể bị gò ép hay bắt buộc là có thể viết được. Anh chỉ viết khi cảm thấy tự
do, thoải mái, không bị trói buộc, không chịu một sức ép nào. Đó là lúc cảm xúc
của anh thăng hoa, cây bút và trí tưởng tượng được kết hợp để tạo nên những trang
viết đẹp. Vì thế mà người đọc có thể thấy các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn
Ngọc Thuần luôn cư xử với nhau rất hòa nhã, rất tốt, ít va chạm.
Cái đẹp trong văn xuôi thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần xuất phát từ điểm
nhìn dưới cặp mắt trẻ thơ của nhà văn. Văn thiếu nhi của anh khác với các nhà văn
khác ở sự kết hợp giữa các yếu tố màu sắc, đường nét trong hội họa, sự giản dị,
trong sáng và tinh khiết trong ngôn từ. Giọng văn đầy chất cổ tích trong từng trang


19
viết của anh đã tạo nên mối giao cảm đa chiều giữa nhân vật với nhân vật, nhân vật
với độc giả và giữa độc giả với tác giả. Nguyễn Ngọc Thuần có những suy nghĩ,
quan điểm rất độc đáo và mới mẻ. Anh nhận thấy cái phổ quát là cái ít giá trị,
chỉ là cái đến sau. Anh bày tỏ: “Với tôi, cái phổ quát là cái ít giá trị nhất, chỉ là
cái đến sau. Ví dụ, nếu làm giám khảo của một cuộc thi nào đó, tôi sẽ chọn tác
phẩm nào có sự khác biệt cao nhất để trao giải. Một cuốn sách hay phải là một
cuốn sách khác biệt trước đã, sau đó nó sẽ tự khắc trở thành phổ quát. Văn học
Việt Nam, theo tôi nghĩ, nó phải khác biệt hơn, cá nhân hơn, nó không thể giống
nước này nước nọ để rồi mong nó len ra nước ngoài. Không ai thích đọc cái mình
đã đọc rồi. Phương Tây sẽ không dại gì đọc lại chính họ một lần nữa. Nó phải là
một cái gì đó khác” [36]. Theo anh một cuốn sách hay phải là một cuốn sách khác
biệt trước đã, sau đó nó tức khắc trở thành phổ quát: “Tôi nghĩ đơn giản rằng: thế
giới thiếu thứ gì thì thứ đó trở thành vấn đề toàn cầu. Thế giới này chắc chắn thiếu
tình thương, thiếu sự sẻ chia, cái đói vẫn còn, cái chết oan uổng vẫn còn, đó là vấn

đề toàn cầu. Thế giới này thiếu những phương thuốc để đắp những vết thương về
mọi nghĩa, đó là toàn cầu. Vấn đề toàn cầu có thể nằm ở trong tim, trong phổi,
trong thuốc lá, trong cách chúng ta phân phối lương thực…Nhà văn toàn cầu
không phải là nhà văn sáng chế ra một loại ngôn ngữ mới, điều đó về bản chất là
thừa, mà anh ta phải chính là kẻ phân phối sự thiếu hụt đó”. Chính vì thế mà bạn
đọc thấy trong những trang văn của Nguyễn Ngọc Thuần luôn đầy ắp tình thương
mến, lòng nhân đạo, tình người. Khi được nhận giải Peter Pan cho cuốn Vừa nhắm
mắt vừa mở cửa sổ, anh không cho rằng vì cuốn sách đó mang tính phổ quát mà
điều quan trọng là cuốn sách đã mang đến cho độc giả những điều mà họ đang
thiếu trong cuộc sống thường nhật: đó là tình thương, là sự sẻ chia của những con
người trong cùng một làng quê. Những trang viết về tình người của nhà văn không
chỉ xuất phát từ những gì Nguyễn Ngọc Thuần trải qua mà còn bắt nguồn từ chính
mong muốn, tấm lòng nhân đạo của anh với cuộc sống, con người. Đây là một


20
quan niệm nghệ thuật rất xuất sắc mà không phải người cầm bút nào cũng thấm
nhuần được. Anh cho rằng văn chƣơng xuất phát từ tâm tính. Đó cũng chính là
một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giọng kể chuyện vừa cổ tích vừa hiện đại
trong văn xuôi của Nguyễn Ngọc Thuần. Anh tự nhận mình có trái tim hơi cổ điển.
Với một cuộc sống riêng hơi chậm trong việc hòa đồng với môi trường nên anh
đưa vào văn chương cái nhìn cuộc sống lạc quan hơn bản tính vốn có của anh và có
phần “lạ biệt” hơn so với cuộc sống đang diễn ra xung quanh. Chính vì thế, người
đọc luôn thấy thế giới trong những trang văn của anh thật nhẹ nhàng, đầm ấm và
tươi đẹp, không có tranh đấu cũng không có nhiều mâu thuẫn, xung đột gay gắt mà
bao trùm lên tất cả là tình người, tình yêu thiên nhiên.
Nếu như các nhà văn lớp trước như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng viết cho
thiếu nhi chủ yếu theo lối truyện đồng thoại, dùng các vật, đồ vật và cả cây cối để
rút ra những bài học quý báu của cuộc sống cho các em thì Nguyễn Ngọc Thuần lại
đi theo hướng khác. Anh để nhân vật nhí của mình nhìn nhận và suy ngẫm. Nhà

văn đặt nhân vật trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, làng xóm, trường học để
nhân vật có thể bộc phát những tâm tư, tình cảm vốn rất ngây thơ, hồn nhiên theo
lứa tuổi của mình. Để từ đó những bài học cuộc sống, cách ứng xử như những bí
mật lớn của cuộc đời sẽ được chính bản thân các em phát hiện ra một cách thích
thú và say mê. Xuất thân từ làng quê, anh yêu từng bản làng, ngõ xóm, từng gốc rạ,
bờ tre của quê hương. Con người anh cũng mộc mạc, chân chất như những gì vốn
có vậy. Chính vì thế mà những ý tưởng viết của anh đều xuất phát từ làng quê,
nông thôn, từ những mảnh vườn, ao làng. Nếu như nhân vật trong truyện thiếu nhi
của Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu là những trẻ em thành thị với cơ thể lành lặn, đầy
đủ, no ấm về vật chất thì Nguyễn Ngọc Thuần lại chọn viết về những trẻ em nông
thôn, nghèo khó về vật chất hay những mảnh đời bất hạnh. Một điều vô cùng đẹp
và nhân văn trong văn xuôi của Nguyễn Ngọc Thuần là nhân vật của anh tuy nghèo
về vật chất nhưng lại giàu có về mặt tinh thần. Các nhà văn hiện thực như Nam


21
Cao, Nguyên Hồng viết về trẻ em với cùng cực của sự bất hạnh, cái đói cái nghèo
bám riết và trở thành bi kịch. Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Nam Cao và
Nguyên Hồng gắn liền với sự lầm than, khổ cực. Các em không chỉ sống trong đói
khát, rách rưới mà còn phải chịu sự ghẻ lạnh của những người thân. Thế giới trẻ
thơ trong sáng tác của Thạch Lam là những mảnh đời cô đơn, bế tắc, mỏi mòn,
những đứa trẻ sống trong bi kịch về tinh thần. Tuy nhiên, đọc văn Nguyễn Ngọc
Thuần ta không hề thấy nhà văn miêu tả cái đói, cái nghèo mà các trang văn thấm
đẫm tình đời, tình người. Khi được hỏi tại sao anh hay chọn các nhân vật thuộc lớp
nghèo để triển khai cốt truyện thì Nguyễn Ngọc Thuần đã trả lời: “Bản thân tôi
sinh ra trong sự nghèo khó và có lẽ cái tinh thần ấy không buông tha tôi trong từng
suy nghĩ. Nhưng tôi có mô tả cái nghèo nào đâu. Những nhân vật của tôi luôn
giàu. Tinh thần thì ai cũng giàu cả, tôi tin vậy. Khi một đứa trẻ ra đời, nó đã là
một kẻ giàu có về tinh thần rồi” [36]. Quan niệm đó đã được nhà văn đúc kết trong
từng trang văn của mình. Nhân vật trong truyện của anh tuy nghèo khó về vật chất,

dù khiếm khuyết về thể xác hay bất hạnh trong cuộc đời nhưng họ vẫn có ý chí
vươn lên trong cuộc sống, vươn lên để sống như một con người thực thụ trong sự
sẻ chia và cảm thông của mọi người, bằng nỗ lực tự thân. Nhân vật trong truyện
Nguyễn Ngọc Thuần có một lối ứng xử văn hóa, văn hóa dân gian của người Việt.
Anh tâm sự:“Tôi lớn lên trong tình thương tuyệt đối của gia đình nên khi viết cho
trẻ con, tôi thấy rằng một đứa trẻ cần phải được đối xử trân trọng, như một tòa lâu
đài, một con người biết tự trọng, một con người trưởng thành về nhân cách, một
người đàn ông” [26]. Sự ứng xử có văn hóa của các nhân vật thông qua lời nói và
hành động đẹp đã đẩy tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần lên tầm cao và hướng
đến giá trị nhân văn. Chính quan điểm sáng tác ấy đã mang lại giá trị, sức sống cho
nhân vật của nhà văn, mang lại cho người đọc nhiều bất ngờ thú vị: “Truyện thiếu
nhi Nguyễn Ngọc Thuần đã đưa nhân vật của anh cũng như người đọc đi từ bí mật
này sang bí mật khác. Mỗi bí mật được lật ra đem lại cho nhân vật cũng như độc

×