Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.2 KB, 95 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu
đáng kể, trong đó phải kể đến lĩnh vực hoạt động thương mại mà trong đó,
điển hình là hoạt động xuất khẩu gạo.
Việt Nam, xuất phát từ một nước nông nghiệp thiếu đói triền miên, nay đã trơ
thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của
các nhà kinh tế thế giới, sản xuất và xuất khẩu gạo thực sự là kỳ tích nổi bật
trong sự nghiệp đổi mới mà Việt Nam đã đạt được. Đối với Việt Nam, mặt
hàng gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia, không
những đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thúc đẩy
tăng trương chung của nền kinh tế, mà còn dần khẳng định được vị thế của
Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế. Cho đến nay thị trường gạo của Việt
Nam đã xuất khẩu ra hơn 100 nước, trong đó có những thị trường truyền
thống và cả những thị trường mới, mà phải kể đến là thị trường châu Phi.
Hiện nay châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới với nhu cầu trên
9 triệu tấn gạo/năm. Trong đó, lượng gạo nhập khẩu khoảng 6,4 – 6,5 triệu
tấn/năm. Trong khi nhiều thị trường truyền thống đang gặp nhiều khó khăn thì
châu Phi đang được xem là “miền đất hứa” cho gạo Việt Nam với kim ngạch
tăng trương đều đặn. Theo hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2013,
Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,6 triệu tấn gạo. Trong đó, châu Phi là thị
trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của nước ta chiếm 30% tổng kim ngạch xuất
khẩu, chỉ sau Trung Quốc. Hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 30/55
nước châu Phi. Có thể nói, trong bối cảnh xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn
như hiện nay, châu Phi được coi là một trong những thị trường mới nổi đầy
tiềm năng cho gạo Việt Nam.


2
Vậy nên, nếu Việt Nam tận dụng tốt cơ hội, đẩy mạnh và có những hướng đi


đúng đắn vào thị trường châu Phi thì xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tạo được
những bước phát triển cao hơn trong thời gian tới. Song do điều kiện hội nhập
quốc tế, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách
thức lớn.
Xuất phát từ thực tế đang được nhiều người quan tâm, em lựa chọn đề tài
“Xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi: thực trạng và giải pháp” với mục
đích đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu
Phi và thông qua đó em mong rằng sẽ đưa ra được một số giải pháp khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi trong thời
gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Về lĩnh vực xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung đã có một số công trình
nghiên cứu mà trong đó, nhìn chung, các tài liệu đã phân tích thực trạng xuất
khẩu gạo Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam, như:
- TS Nguyễn Trung Văn, CN. Nguyễn Thanh Bình, ThS. Phạm Thu
Hương, 1999, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ – Vấn đề định hướng
và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
trường Đại học Ngoại thương.
- Nguyễn Đình Luận, 2013, Xuất khẩu gạo Việt Nam: thực trạng và giải
pháp, Báo Kinh tế và Phát triển, số 193 tháng 7/2013.
- Nguyễn Trần Trọng, 3/2009, Để Việt Nam giữ vững vị trí nước xuất
khẩu gạo trên thế giới, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Số 3 (370).
- Xuân Lan, 2013, Xuất khẩu gạo Việt Nam: Điểm sáng 2013, Tạp chí
Thương mại 2013, Số 1 + 2.


3
Bên cạnh đó còn có những công trình đề cập đến thị trường châu Phi, quan hệ
giữa Việt Nam và các nước thuộc châu Phi, tình hình xuất khẩu hàng hóa của

Việt Nam sang châu Phi như:
- CN. Trần Quang Huy, 12/2008, Báo cáo tổng kết – Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu
Phi, Bộ Công thương, Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á.
- PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền, Châu Phi – Một số vấn đề kinh tế và
chính trị nổi bật từ sau Chiến tranh lạnh và triển vọng, NXB Khoa học
xã hội, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu châu Phi và
Trung Đông.
- Đinh Thị Thơm, 2007, Thị trường một số nước châu Phi – cơ hội đối
với Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sơ lý luận về xuất khẩu và xuất khẩu gạo, những đặc
điểm nổi bật về châu Phi và thị trường châu Phi
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc
biệt là sản phẩm gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi trong thời
gian gần đây.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của xuất
khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin, dữ liệu về thị trường châu Phi cũng như về hoạt
động xuất khẩu gạo của Việt Nam
- Tham khảo những tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài
- Tổng hợp thông tin, đánh giá và phân tích những kết quả đạt được,
những mặt còn hạn chế trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang châu Phi
5. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
thời gian: từ năm 2007 – 2013
không gian: thị trường châu Phi

6. Kết cấu của luận văn:


4
Luận văn gồm 3 chương:
• Chương 1: Cơ sơ lý luận về xuất khẩu, xuất khẩu gạo và thị trường
châu Phi.
• Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu
Phi trong thời gian vừa qua.
• Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang thị trường châu Phi.


5

Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu, xuất khẩu gạo
và thị trường châu Phi
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu
Nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/1998 có hiệu lực ngày
10/8/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán với nước ngoài thì “Hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân
Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá,
bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu
hàng hoá.
Theo Điều 29 Luật Thương mại năm 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng
hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật.

Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, dưới nhiều hình
thức khác nhau, từ hàng hóa tiêu dùng cho đến máy móc thiết bị, công nghệ
hay nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất … nhưng mục đích chính cuối cùng
của xuất khẩu cho dù dưới hình thức nào cũng đem lại lợi ích cho quốc gia.
Xuất khẩu là hoạt động không bị giới hạn về không gian hay thời gian. Nó có
thể diễn ra chỉ trong thời gian ngắn hay hàng thập kỉ, có thể chỉ trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia hoặc có thể diễn ra ơ nhiều quốc gia.
Theo quy ước của Liên hợp quốc và WTO, hàng hóa xuất khẩu là
những sản phẩm hàng hóa hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các
cơ sơ sản xuất và các khu chế xuất với mục đích để tiêu thụ tại thị trường
ngoài nước.


6
Những hàng hóa xuất khẩu cần đáp ứng được những nhu cầu không
ngừng thay đổi của người tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu. Chất lượng
hàng hóa cần đáp ứng được các thông số, tiêu chuẩn về tiêu dùng, kỹ thuật,
môi trường… của nước nhập khẩu. Ví dụ: hàng thủy sản xuất khẩu vào thị
trường EU hoặc Mỹ phải đạt được các tiêu chuẩn trong hệ thống HACCP (hệ
thống phân tích mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát tới hạn).
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu1
Xuất khẩu đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế.
Nó là một hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là nhân tố góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như trong từng
ngành, từng doanh nghiệp.
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu thì hoạt động xuất khẩu là
hoạt động rất cần thiết. Thông qua hoạt động xuất khẩu các quốc gia tham gia
vào hoạt động này phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Dựa trên cơ sơ về lợi thế so
sánh giữa các quốc gia từ đó mà tính chuyên môn hoá cao hơn, làm giảm chi
phí sản xuất và các chi phí khác từ đó làm giảm giá thành. Mục đích của các

quốc gia khi tham gia xuất khẩu là thu được một lượng ngoạI tệ lớn để có thể
nhập khẩu các trang thiết bị máy móc, kĩ thuật công nghệ hiện đại… tạo ra
công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của nhân dân, từ đó
tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và rút ngắn được khoảng cách chênh
lệch quá lớn giữa các nước. Trong nền kinh tế thị trường các quốc gia không
thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu mà nếu có đáp ứng thì chi phí
quá cao, vì vậy bắt buộc các quốc gia phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu,
để xuất khẩu những gì mà mình có lợi thế hơn các quốc gia khác để nhập
những gì mà trong nước không sản xuất được hoặc có sản xuất được thì chi
phí quá cao. Do đó các nước khi tham gia vào hoạt động xuất nhập rất có lợi,
1

Tham khảo Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Thông tin và truyền thông, 2009 , trang 379 – 383.


7
tiết kiệm được nhiều chi phí, tạo được nhiều việc làm, giảm được các tệ nạn
xã hội, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sản xuất phát
triển, góp phần vào xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Đối với nước ta, nền kinh tế đang bước đầu phát triển, cơ sơ vật chất kỹ thuật
còn thấp kém, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh
xuất khẩu thu ngoại tệ cải thiện đời sống và phát triển kinh tế là cực kỳ quan
trọng. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại và kinh
tế đối ngoại đặc biệt hướng mạnh vào xuất khẩu hàng hoá là một chủ chương
đúng đắn phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Hơn bao giờ hết, xuất
khẩu hàng hoá thực sự có vai trò quan trọng, cụ thể là:
• Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp
hóa đất nước
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu
để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công

nghiệp hóa đất nước trong thời gian ngắn cần phải có một số vốn lớn để nhập
khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn quan trọng
nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết
định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
• Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển
Có hai xu hướng xuất khẩu: xuất khẩu đa dạng và xuất khẩu mũi nhọn.
Xuất khẩu đa dạng là có mặt hàng nào xuất khẩu được thì xuất khẩu nhằm
thu được nhiều ngoại tệ nhất, nhưng với mỗi mặt hàng thì lại nhỏ bé về quy mô,
chất lượng thấp (vì không được tập trung đầu tư) nên không hiệu quả.
Xuất khẩu hàng mũi nhọn: Tuân theo quy luật lợi thế so sánh của David
Ricardo tức là tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình


8
có điều kiện nhất, có lợi thế so sánh hay chính là việc thực hiện chuyên môn
hoá và phân công lao động quốc tế. Khi đó, nước ta có khả năng chiếm lĩnh
thị trường, trơ thành "độc quyền" mặt hàng đó và thu lợi nhuận siêu ngạch.
Xuất khẩu mũi nhọn có tác dụng như đầu của một con tàu, tuy nhỏ bé nhưng
nó có động cơ, do đó nó có thể kéo cả đoàn tàu tiến lên. Hiện nay, đây là
hướng xuất khẩu chủ yếu của nước ta, có kết hợp với xuất khẩu đa dạng để
tăng thu ngoại tệ.
Và khi mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn đem lại hiệu quả cao thì các
doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư để phát triển ngành hàng đó, dẫn đến phát
triển các ngành hàng có liên quan. Ví dụ: Khi ngành may xuất khẩu phát triển
làm cho ngành dệt cũng phát triển để cung cấp nguyên vật liệu cho ngành
may dẫn đến ngành trồng bông, đay cũng phát triển để cung cấp nguyên vật
liệu cho ngành dệt.
Hơn nữa, xu hướng xuất khẩu là mũi nhọn làm thay đổi cơ cấu các
ngành sản xuất trong nền kinh tế vì cơ cấu một nền kinh tế chính là số lượng

các ngành sản xuất và tỷ trọng của chúng so với tổng thể.
Rõ ràng, tỷ trọng ngành hàng mũi nhọn là tăng lên và tăng mạnh còn
trong nội bộ ngành đó thì những khâu, những loại sản phẩm ưa chuộng trên
thị trường thế giới cũng sẽ phát triển hơn. Tức là xuất khẩu hàng mũi nhọn
làm thay đổi cơ cấu ngành và cả cơ cấu trong nội bộ một ngành theo hướng
khai thác tối ưu lợi thế so sánh của đất nước.
Mặt khác, trên thị trường thế giới yêu cầu về hàng hoá dịch vụ ơ mức
chất lượng cao, cạnh tranh gay gắt. Chỉ có các doanh nghiệp đủ mạnh ơ mỗi
nước mới tham gia thị trường thế giới. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để tồn tại và
phát triển.
Toàn bộ các tác động trên làm cho nền kinh tế phát triển tăng trương


9
theo hướng tích cực. Đó là ý nghĩa kinh tế của hoạt động xuất khẩu.
• Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống của nhân dân
Trước hết, xuất khẩu đã giải quyết được vấn đề công ăn việc làm, tạo thu
nhập ổn định cho người lao động.
Sự gia tăng đầu tư cho ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thúc đẩy sản
xuất trong nước tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, các ngành nghề
mới ra đời, đòi hỏi nhiều lao động được sử dụng hơn, đặc biệt là những khu
vực sản xuất và chế biến, dịch vụ hàng xuất khẩu đang là nơi thu nhập hàng
triệu lao động và có mức thu nhập không nhỏ.
Khi người dân dần ổn định được công ăn việc làm, mức thu nhập cũng ổn
định và gia tăng. Từ đó nhu cầu và khả năng tiêu dùng nội địa cũng gia tăng.
Người dân có những nhu cầu cao hơn về sản phẩm, đòi hỏi những sản phẩm
có chất lượng cao hơn và đa dạng, phong phú hơn về chủng loại và mẫu mã.
Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.

• Xuất khẩu là cơ sơ để mơ rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại của nước ta
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế đối
ngoại. Hoạt động xuất khẩu phát triển thúc đẩy các hoạt động khác phát triển
theo như: vận tải quốc tế, du lịch, quan hệ tín dụng, đầu tư… từ đó, gắn kết
các nước, các khu vực, đẩy mạnh quá trình nhất thể hóa nền kinh tế khu vực
và thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia có cơ hội tham gia
vào thị trường thế giới, cạnh tranh công bằng, ngày càng được hoàn thiện và
nâng cao chất lượng sản phẩm quốc gia.
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu


10
Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều cách thức khác nhau, phụ
thuộc vào số lượng và loại hình các trung gian thương mại. Thông thường có
hai hình thức xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.
• Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức giao dịch bằng thư từ, điện tín, bằng
gặp mặt trực tiếp để trao đổi giữa người bán và người mua về các thỏa thuận
liên quan đến hàng hóa, giao nhận và thanh toán. Sau khi đã thống nhất các
điều kiện liên quan, các bên sẽ ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp, hàng hóa
sẽ được đưa từ nước người bán sang nước người mua và tiền thanh toán sẽ
được chuyễn từ người mua sang người bán.2
Ưu điểm
- Giảm được khoản chi phí phải trả cho phía trung gian nên lợi nhuận của
doanh nghiệp được tăng lên
- Người xuất khẩu liên hệ và làm việc trực tiếp với đối tác khách hàng nên có
thể nắm bắt và hiểu rõ về thị hiếu nhu cầu của khách hàng để có thể thay đổi,
chỉnh sửa sản phẩm phù hợp, đáp ứng được kịp thời những nhu cầu đó.
Nhược điểm

- Rủi ro trong giao dịch đối với người xuất khẩu lớn hơn so với hình thức xuất
khẩu gián tiếp
- Yêu cầu người xuất khẩu phải trực tiếp đến tận nơi, đi khảo sát thị trường
bên phía nhập khẩu, chịu trách nhiệm lo khâu vận tải vận chuyển hàng hóa từ
nơi sản xuất sang thị trường nước ngoài, đảm bảo về các thủ tục, giấy tờ liên
quan đến giao dịch.

2




11
Điều kiện áp dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp: Do công ty tốn nhiều
chi phí để nghiên cứu và tiếp thị, cần có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm
trong quan hệ thương mại quốc tế, rành về các nghiệp vụ và qui trình xuất
nhập khẩu, cần có người thông thạo về ngôn ngữ, tập quán, luật pháp nội địa
cũng như quốc tế, nên chỉ có những công ty với quy mô lớn, đủ tiềm năng về
tài chính, mục tiêu hướng về xuất nhập khẩu rõ ràng thì xuất khẩu mới đạt
được hiệu quả tốt.
• Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hóa ra thị trường nước ngoài thông
qua các trung gian xuất khẩu.3
Để thực hiện xuất khẩu gián tiếp, các doanh nghiệp phải nhờ vào các tổ chức
trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp như các đại lý xuất khẩu, hoặc
các công ty thương mại quốc tế, hoặc bán hàng cho các chi nhánh của các tổ
chức nước ngoài đặt ơ trong nước.
Ưu điểm
- Không cần đích thân đến tận thị trường của đối tác và liên lạc trực tiếp với
người nhập khẩu mà chỉ cần làm việc với người trung gian; các vấn đề về vận

tải vận chuyển hàng hóa, các thủ tục, giấy tờ cũng không cần người xuất khẩu
phải lo mà những công việc đó đều thuộc trách nhiệm của phía trung gian.
- Các rủi ro xuất khẩu là do bên phía trung gian phân phối xuất khẩu chịu
Nhược điểm
- Người xuất khẩu do không trực tiếp tiếp xúc với người nhập khẩu nên khó
nắm bắt được phản ứng của khách hàng với sản phẩm cũng như những thay
đổi về thị hiếu nhu cầu của khách hàng để điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời.
3




12
- Nhà xuất khẩu không kiểm soát được giá bán sản phẩm trên thị trường.
Điều kiện áp dụng hình thúc xuất khẩu gián tiếp: các doanh nghiệp mới
tham gia vào thị trường quốc tế và những doanh nghiệp có khả năng tài chính
hạn chế.
1.1.4. Về xuất khẩu gạo
1.1.4.1.
Khái niệm và đặc điểm về thị trường xuất khẩu gạo
Theo một cách chung nhất thì ta có thể hiểu rằng xuất khẩu là hoạt
động đưa hàng hóa, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Mục đích của
hoạt động xuất khẩu là nhằm khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia
trong phân công lao động quốc tế.
Gạo là một sản phẩm của ngành nông nghiệp, được thu từ cây lúa và là
một sản phẩm tiêu dùng tất yếu trong đời sống người dân. Gạo cũng là một
loại hàng hóa. Vì vậy, có thể hiểu rằng: xuất khẩu gạo là việc đưa mặt hàng
gạo ra khỏi lãnh thổ quốc gia này sang lãnh thổ quốc gia khác hoặc bán mặt
hàng gạo từ nước này sang nước khác nhằm thu được lợi nhuận.
Bên cạnh đó, khái niệm thị trường thường được hiểu theo hai nghĩa sau:

Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng hóa.
Trong kinh tế học và kinh doanh, thị trường được hiểu như một nơi mà người
mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp sản phẩm đáp
ứng nhu cầu đó) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua
bán hàng hóa và dịch vụ.
Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi hàng hóa, do đó ơ đâu
và khi nào có phân công lao động xã hội, có sản xuất hàng hóa thì ơ đó và khi
ấy có thị trường. Chu trình sản xuất xã hội gồm có: sản xuất – phân phối –
trao đổi – tiêu dùng và thị trường là một mắt khâu của chu trình đó. Thị
trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa người mua và người bán.


13
Trình độ phát triển của phân công lao động, của lực lượng sản xuất, cơ
cấu sản xuất và quy mô của nền kinh tế là cơ sơ để mơ rộng phạm vi thị
trường và tăng cường mức độ trao đổi trên thị trường.
Thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới mang những đặc điểm sau:
- Thị trường xuất khẩu gạo mang tính thời vụ
Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tính thời vụ
do vậy việc trao đổi gạo trên thị trường cũng mang tính thời vụ. Số lượng gạo
cung cấp trên thị trường không đều vào mỗi thời điểm trong năm.Vì vậy các
nước xuất khẩu gạo luôn có hình thức bảo quản, dự trữ hợp lý lượng gạo,
tránh tình trạng thừa/thiếu gạo, dễ dẫn tới việc bị ép giá.
- Buôn bán giữa các Chính phủ là phương thức chủ yếu
Do yếu tố về chính trị mà mỗi nước đều phải đảm bảo an toàn anh ninh
lương thực. Vì thế buôn bán gạo chủ yếu được ký kết giữa các chính phủ với
nhau thông qua các hiệp định, hợp đồng dài hạn, định lượng cụ thể hàng năm
vào đầu các niên vụ.
- Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới
Những nước xuất khẩu gạo với một lượng lớn và có uy tín trên thị

trường quốc tế gồm có: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, …Nếu những nước
này có biến động về số lượng gạo xuất khẩu sẽ dẫn đến biến động trong cungcầu gạo trên thị trường, và cũng có thể ảnh hương đến tình hình sản xuất các
loại hàng hóa khác.
-

Trên thị trường, chủng loại gạo phong phú và có sự khác nhau về thị

hiếu gạo tùy thuộc vào từng nước.
Tùy thuộc vào chất lượng từng loại, uy tín sản phẩm mà mỗi sản phẩm cps
một mức giá khác nhau.


14
1.1.4.2.

Vai trò của xuất khẩu gạo

Cũng giống như vai trò xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu gạo
cũng có vai trò to lớn trong việc: làm tăng thu ngoại tê, tích lũy vốn cho quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
thúc đẩy sản xuất phát triển; giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống
nhân dân.
- Xuất khẩu gạo làm tăng thu ngoại tê, tích lũy vốn cho quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các
nước đang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Pakistan… Chính vì thế nguồn
ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối với những nước này là rất quan trọng.
Vốn thu được được tích lũy để xây dựng cơ sơ hạ tầng, nhập khẩu máy móc,
trang thiết bị tiên tiến, đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực… Có như vậy mới
tiến hành thành công quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, theo

kịp nền công nghiệp hiện đại của các nước phát triển trên thế giới.
- Xuất khẩu gạo đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
Khi gạo đã trơ thành một lợi thế trong xuất khẩu, để tăng được năng
suất, sản lượng và chất lượng gạo, các nước sẽ tập trung vào sản xuất lúa gạo
với quy mô lớn, nâng cao trình độ thâm canh, năng lực sản xuất cùng với
khoa học kỹ thuật tiến bộ.Từ đó sẽ dẫn đến sự phát triển của các ngành có liên
quan, ví dụ như nghiên cứu và sản xuất giống lúa mới, sản xuất phân bón, sản
xuất và lắp ráp máy cày, máy kéo, máy tuốt lúa…, các dịch vụ về marketing
sản phẩm trên thị trường thế giới, xây dựng thương hiệu gạo, tìm kiếm đối
tác…cũng dược đẩy mạnh; và theo đó là sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế,
mơ ra nhiều cơ hội cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.


15
- Tác động tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời
sống nhân dân.
Khi việc xuất khẩu được tăng cường, thì những công việc về xay xát,
chế biến, vận chuyển... cần đến một lượng lớn lao động. Khi đó xuất khẩu đã
giải quyết được vấn đề dư thừa lao động trong nước, tạo công ăn việc làm ổn
định. Có công ăn việc làm, người dân được tăng thu nhập, đặc biệt là người
nông dân ơ các vùng chuyên canh lúa nước, nơi mà đời sống người dân phụ
thuộc chủ yếu vào cây lúa.
1.2.

Tổng quan về thị trường gạo thế giới

1.2.1. Vị thế của lúa gạo trên thế giới4
Theo thống kê của Tổ chức lương thực và Nông nghiệp (FAO) thuộc
Liên hợp quốc, lương thực trên thế giới bao gồm năm loại cụ thể: lúa gạo, lúa

mì, ngô, lúa mạch và kê. Đây đều là năm loại hạt nên được gọi là ngũ cốc.
Ngoài ra lương thực còn có những loại cây có củ, phổ biến là khoai lang, sắn.
Trong số các loại lương thực kể trên, lúa gạo và lúa mì là hai loại lương thực
được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Tuy sản lượng lúa gạo thấp hơn lúa mì
một chút, nhưng căn cứ vào tỷ lệ hư hao trong khâu thu hoạch, lưu thông và
chế biến, căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của mỗi loại, riêng lúa gạo đang nuôi
sống hơn một nửa dân số trên thế giới. Gần nửa dân số còn lại được đảm bảo
bằng lúa mì và các loại lương thực khác. Trong cơ cấu cung cấp năng lượng
cho con người để sống và làm việc hàng ngày, riêng lúa gạo đã và đang cung
cấp một tỉ lệ ca-lo rất cao ơ hàng loạt các nước, đặc biệt ơ những quốc gia có
dân số khổng lồ như Trung Quốc (70%), Ấn Độ (80%)…; thậm chí ngay cả ơ
Nhật, một siêu cường công nghiệp trên thế giới, tỷ lệ calo được cung cấp từ
lúa gạo là 40-50%.

4

Tham khảo nội dung trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Vấn đề định hướng và giải pháp xuất khẩu
gạo của Việt Nam, 1999., trang 1-2.


16
Điều này khẳng định vị trí quan trọng của lúa gạo trong cơ cấu lương
thực thế giới và trong đời sống kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước ơ khu vực châu
Á, nghề trồng lúa nước đã trơ thành ngành kinh tế truyền thống đặc biệt quan
trọng, thậm chí còn liên quan đến nguồn thu ngoại tệ của nhiều nước xuất
khẩu. Do vậy mọi biến động thăng trầm của kinh tế lúa gạo về sản xuất, thiên
tai, giá cả đều ảnh hương trực tiếp đến đời sống xã hội, thậm chí đến cả chính
trị, quốc phòng.
1.2.2. Tình hình cung ứng và tiêu thụ gạo trên thế giới

Nguồn cung tiếp tục dồi dào sau khi các nước trong khu vực đầu tư
rất mạnh cho sản xuất lúa gạo những năm gần đây nhằm tăng khả năng
cạnh tranh.
Tại châu Á, sản lượng gạo tại khu vực này đạt 672,7 triệu tấn, trong đó
gạo đã xay xát là 448,6 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với niên vụ 2012. Đứng
đầu trong khu vực là các nước Ấn Độ, In-đô-nê-si-a, Thái Lan, Myanmar và
Bangladesh.Ngược lại, hạn hán ơ các tỉnh miền Trung và phía đông của
Trung Quốc đã gây ra thiệt hại nặng nề vào giữa và cuối vụ mùa làm sản
lượng lúa gạo giảm mạnh từ năm 2003. Nhật Bản, Malaysia và Phi-líp-pin
cũng có thể phải đối mặt với những khó khăn tương tự. Tại Phi-líp-pin, siêu
bão Haiyan ảnh hương không đáng kể lên vụ mùa chính do lúa gạo đã được
thu hoạch gần xong trước đó. Tuy nhiên, những tác động đối với cây trồng chỉ
là thứ yếu, điều quan trọng là nó đã gây ra những ảnh hương nghiêm trong tới
cuộc sống của người dân, tới các hoạt động nông nghiệp, phá hủy máy móc
công nghiệp, cơ sơ hạ tầng tại những khu vực mà cơn bão đi qua, trực tiếp
ảnh hương đến các vụ mùa sau.
Triển vọng về sản lượng lúa gạo ơ châu Phi cũng đã xấu đi kể từ tháng
7/2013, với sản lượng trong khu vực không thay đổi so với mức 26,8 triệu tấn


17
(17,5 triệu tấn, đã xay) của niên vụ 2012. Tuy nhiên, đằng sau sự ổn định này
là các xu hướng khác nhau trong khu vực, cụ thể là sản lượng tăng ơ Bắc Phi
(Ai Cập), Tây Phi (Guinea, Mali và Nigeria), Đông Phi (Tanzania, Uganda)
và Trung Phi (Cameroon); trong khi lại sụt giảm (18%) tại Nam Phi.
Ở khu vực châu Mỹ Latinh và khu vực Caribê, sản lượng lúa gạo niên
vụ 2013 đã tăng nhẹ lên mức 28 triệu tấn (18,7 triệu tấn, xay), tăng 1,9% so
với niên vụ 2012, nhưng vẫn thấp hơn so với niên vụ 2011. Ở Trung Mỹ và
vùng Caribê, hầu hết các nhà sản xuất dự kiến sẽ có vụ mùa bội thu, đặc biệt
là Cộng hòa Dominica và Mexico; trong khi ơ Nam Mỹ, sản lượng thu hoạch

khác nhau theo từng nước, cụ thể tăng đáng kể tại Brazil, Guyana, Paraguay
và Venezuel nhưng lại giảm tại Bolivia và Chile. Ở Bắc Mỹ, mặc dù triển
vọng được cải thiện đáng kể nhưng Hoa Kỳ dự kiến sẽ phải đối mặt với sự sụt
giảm khoảng 5% sản lượng lúa gạo trong năm nay. Sản lượng gạo tại các
nước thuộc EU và Liên bang Nga thay đổi không đáng kể, trong đó sản lượng
gạo tại các nước thuộc EU sẽ giảm mạnh còn tại Liên bang Nga có thể đạt
mức kỷ lục mới. Tại châu Đại Dương, Australia đã gần như đạt mức sản
lượng của cả năm ngay từ những tháng đầu năm 2013 và đạt được mức sản
lượng cao nhất trong mười năm qua.
Bảng 1.1. Tổng quan thị trường lúa gạo thế giới
Đơn vị: triệu tấn
2006/07

2007/08

2008/09

2009/10

2010/11

2011/12 2012/13 2013/14
(ước

(dư

tính)

báo)


Sản lượng 420

433

458,5

455,6

450

486,1

489,9

494,1

Tiêu thụ 420

430

444,5

449,9

447

470,6

476,6


489

Dự trữ

77

80

92

94

97

161

174,5

179,8

Thương

32

29

29,6

31,4


31

38,4

37,6

37,4


18
mại

Nguồn: người viết tự tổng hợp các số liệu từ Ủy ban ngũ cốc quốc tế, số liệu
thống kê cập nhật ngày 24 tháng 2 năm 2011 & Cục xúc tiến thương mại :
/>FAO cũng đã hạ dự báo sản lượng gạo thế giới 2013-2014 xuống
khoảng 494 triệu tấn, vẫn tăng khoảng 1% so với 2012-2013 do triển vọng vụ
mùa xấu đi ơ Trung Quốc và Ấn Độ.
Về mức tiêu thụ gạo trên thế giới, nhìn chung đều có sự tăng lên về sản
lượng tiêu thụ qua các năm.
Bảng 1.2. Mức độ tiêu thụ gạo tại các thị trường trên thế giới
Đơn vị: triệu tấn
2008/09 2009/10 2010/11 2011/12 2012/13
Trung Quốc
131
134,5 133
134
134
Ấn Độ
93,2
90,5

93
95
97
Indonesia
37,4
37,8
38,3
38,8
39,3
Các nước Đông & Nam Á khác 117,3 117,8 119,3 121
122,4
Châu Phi
21,6
22,3
23,3
24
24,5
Châu Mỹ Latinh
18,3
18,2
18,7
19,1
19,4
Các nước khác
18,8
18,9
19,3
19,7
20
Tổng

437,5 440
444,9 451,6 456,6
% thay đổi
2,4
0,6
1,1
1,5
1,1
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA); Economist Intelligence Unit


/Cục

xúc

tiến

thương

mại

:

/>Tổ chức FAO đã hạ mức dự báo về tiêu thụ gạo niên vụ 2013/14 xuống còn
489,4 triệu tấn, tuy nhiên vẫn cao hơn 2,8% (tương đương 8 triệu tấn gạo) so


19
với niên vụ trước. Sản lượng tiêu thụ gạo trên đầu người được dự đoán ơ mức
trung bình 57kg niên vụ 2013/14, tăng so với mức 56,5kg niên vụ 2012/13.

Mặc dù giá bán lẻ nhìn chung có tăng nhưng sản lượng tiêu thụ tăng chủ yếu
là do việc mơ rộng các chương trình phân phối trợ cấp, đặc biệt là ơ châu Á,
trong đó Banladesh, Indonesia và Ấn Độ gần đây đã mơ rộng phạm vi của
những chương trình này.
1.2.3. Tình hình thương mại gạo trên thế giới
Bảng 1.3. Nhập khẩu gạo trên thế giới từ 2007 – 2012
2007-

2011

2009
(Trung

2010 (Ước
tính)

bình)
THẾ GIỚI
Quốc gia đang phát
triển
Quốc gia phát triển
CHÂU Á
Bangladesh
Trung Quốc
Inđônêsia
Iran
Iraq
Nhật Bản
Malaysia
Philippines

Ả Rập Xê-út
Các tiểu vương quốc
Ả Rập thống nhất
CHÂU PHI
Côte d'Ivoire
Nigeria
Senegal

30,5

Triệu tấn
31,5 34,5

2012 (Dư báo)
2012

năm 2012
Số liệu

(Dự báo) so với năm 2011 trước

32,8

Triệu tấn %
-1,7
-4,9

Điều
chỉnh


Triệu tấn
33,8
-1,1

25,7

27

29,8

27,9

-1,8

-6,2

29

-1,1

4,8
14,3
1,1
0,9
0,8
1,1
0,9
0,6
1,0
2,0

1,0

4,5
15,8
0,7
1,2
1,0
1,1
1.2
0,7
0.9
2.4
1,0

4,7
17,2
1,5
1,4
2,4
1,2
1,2
0,7
1,0
1,2
1,2

4,9
15,4
0,6
1,2

1,0
1,3
1,3
0,7
1,1
1,2
1,2

0,2
-1,8
-0,9
-0,2
-1,4
0,1
0,1
0,0
0,1
0,1
0,1

3,3
-10,2
-59,3
-11,5
-58,3
8,3
8,3
0,0
10
4,3

4,3

4,9
16,5
0,6
1,1
1,5
1,3
1,3
0,7
1,1
1,8
1,2

0,0
-1,0
0,1
-0,5
-0,6
-

0,6

0,6

0,6

0,6

0,0


6,7

0,6

-

9,9
0,8
1,9
0,9

9,4
0,8
2,0
0,7

10,7
0,9
2,1
0,8

10,5
0,9
1,9
0,8

-0,2
0,1
-0,2

0,0

-2,3
5,9
-7,6
0,4

10,5
0,9
2,2
0,8

0,0
-0,3
-


20
Nam Phi
TRUNG MỸ VÀ
CARIBE
Cuba
Mêxicô
NAM MỸ
Brazil
BẮC MỸ
Hoa Kỳ
CHÂU ÂU
EU
Liên bang Nga

CHÂU ĐẠI DƯƠNG

0,9

0,8

0,9

1,0

0,0

5,6

1,0

-

2,2

2,1

2,2

2,2

0,0

0,1


2,2

-

0,6
0,6
1,0
0,6
1,0
0,7
1,8
1,2
0,2
0,4

0,5
0,6
1,3
0,8
0,9
0,6
1,6
1,1
0,2
0,5

0,6
0,7
1,3
0,6

1,0
0,6
1,7
1,2
0,2
0,4

0,6
0,7
1,5
0,8
1,0
0.7
1,7
1,3
0,2
0,4

0,0
0,0
0,2
0,2
0,0
0,0
0,1
0,1
0,0
0,0

-0,5

1,5
14,9
33,2
3,7
5,7
4,8
8,3
-10
-2,3

0,6
0,7
1,5
0,8
01
0,7
1,7
1,3
0,2
0,4

0,0
0,0
-

Nguồn: />Theo tổ chức FAO, nhu cầu nhập khẩu gạo tại một số quốc gia như ơ
vùng Viễn Đông (Indonesia, Philippines) và khu vực Tây Phi (Nigeria,
Senegal) sụt giảm do hai nguyên nhân sau: thứ nhất là do sản lượng bội thu
tại hầu hết các nước này; thứ hai là do các chính sách hạn chế nhập khẩu nằm
trong chương trình tự cung tự cấp của một số nước. Tại một số nước trong

khu vực Châu Âu, Mỹ Latinh và vùng Caribbê (Brazil, Colombia) và Bắc Mỹ
(Hoa Kỳ), nhập khẩu gạo tăng cao do sản lượng trong nước thiếu hụt không
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa.


21

Biểu đồ 1.1. Tình hình xuất khẩu gạo của 5 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất
thế giới (2011 – 2013). Đơn vị: triệu tấn
Nguồn: tổng hợp số liệu từ báo cáo của USDA và VFA theo các năm
Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy được Ấn Độ là quốc gia có mức
tăng trương về xuất khẩu gạo vượt bậc. Từ năm 2011 Ấn Độ đang là nước
xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, đến năm 2012 đã vượt lên chiếm vị trí đầu
bảng (tăng gần 55% về sản lượng). Các quốc gia khác như Việt Nam,
Pakistan, Hoa Kỳ cũng tăng mức sản lượng xuất khẩu, tiếp tục giữ vị trí thứ
hai, thứ tư và thứ năm thế giới. Trong khi đó, Thái Lan lại là nước bị sụt giảm
mạnh về sản lượng xuất khẩu năm 2012 so với năm 2011 (giảm gần 35%), tụt
xuống vị trí thứ ba sau Ấn Độ và Việt Nam (năm 2011 Thái Lan là nước đứng
đầu thế giới về xuất khẩu gạo). Nguyên nhân là do năm 2012, Chính phủ Thái
Lan có kế hoạch thu mua lúa gạo cho nông dân để dự trữ với giá cao nhằm
khuyến khích nông dân sản xuất nhiều lúa gạo hơn, điều này khiến giá lúa
gạo của Thái Lan cao hơn giá các nước xuất khẩu lớn khác. Đến năm 2013,
ngoại trừ Hoa Kỳ, các nước đều bị sụt giảm về sản lượng xuất khẩu gạo.


22
Về thứ hạng, Ấn Độ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt
Nam giữ vị trí thứ ba sau Thái Lan, Pakistan và Hoa Kỳ giữ vững vị trí thứ
tư và thứ năm.
Trong số các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, Việt Nam là nước

chịu ảnh hương nhiều nhất do nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới giảm mạnh.
Ngoài ra, những khó khăn về nguồn cung và giá cao cũng là những yếu tố gây
tác động tiêu cực tới xuất khẩu của Argentina, Brazil, và Uruguay. Việc
chính phủ Thái Lan mơ kho hàng dự trữ khiến giá gạo giảm trong vài tháng
trơ lại đây đã giúp nước này lấy lại được lợi thế cạnh tranh của mình. Sản
lượng gạo bội thu cũng đưa kim ngạch xuất khẩu gạo của một số nước như
Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Guyana và Paraguay tang mạnh. Tuy nhiên, lợi
thế mà Thái Lan đang có, giúp nước này duy trì được vị trí thứ nhất trên thị
trường gạo thế giới, đã ảnh lớn đến kim ngạch xuất khẩu của một số nước
trong đó có Ấn Độ. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu gạo của Argentina,
Pakistan, Uruguay, Hoa Kỳ dự kiến năm 2014 có xu hướng giảm.
1.2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xuất khẩu gạo
1.2.4.1.
Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan – quốc gia đứng đầu
về xuất khẩu gạo
Thái Lan luôn giữ được vị trí là một trong ba nước xuất khẩu gạo hàng
đầu thế giới. (Như số liệu đã đưa ra ơ trên, năm 2011 Thái Lan giữ vị trí thứ
nhất với 10,6 triệu tấn gạo; năm 2012 đứng thứ ba với 6,9 triệu tấn gạo; và
đến năm 2013 vượt lên giữ vị trí thứ hai với 6,79 triệu tấn)
Yếu tố quyết định giá của hạt gạo chính là chất lượng. Gạo Thái Lan có
giá cao hơn nhờ giống lúc tốt, dài ngày (5 tháng), bón ít phân hóa học nên
chất lượng cao, hạt gạo ngon, dẻo, thơm, có độ mẩy. Nhờ giống lúa tốt, thời
vụ thu hoạch (tháng 11, 12, 01) lại vào đúng lúc cao điểm của nhu cầu tiêu
thụ nên gạo Thái Lan rất có giá trên thị trường. Gạo Thái Lan được xuất khẩu
sang các nước với nhiều chủng loại đa dạng.


23
Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan thành lập một Ủy ban chính sách gạo
quốc gia và cử một phó thủ tướng làm chủ tịch. Ủy ban có chức năng xây

dựng chiến lược gạo dài hạn và trung hạn: tăng sản xuất gạo có chất lượng
cao, giảm lượng gạo có chất lượng thấp…
Các chính sách được Thái Lan đưa ra nhằm tăng giá trị xuất khẩu, ví dụ
như: đầu tư nghiên cứu hệ thống chế biến gạo xuất khẩu quy mô lớn và trang
bị các công nghệ tiên tiến hiện đại, ứng dụng các giống cây trồng có chất
lượng giá trị kinh tế cao. Các chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế, hỗ trợ
đầu tư cơ sơ hạ tầng sản xuất chế biến, lưu thông, thành lập các điểm thu mua,
kho chứa, bến cảng chuyên cho hoạt động xuất khẩu đem lại chi phí sản xuất
thấp. Hằng năm còn có định hướng thị trường tập trung của chính phủ do Bộ
Thương mại Thái Lan trực tiếp ký kết các hợp đồng chính phủ.
1.2.4.2.

Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn Độ, từ một nước luôn có nạn đói kinh niên, nay đã là một trong năm
cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong
những năm 60 của thế kỉ XX. Sản lượng gạo sản xuất ra cũng như xuất khẩu
gạo không ngừng tăng trong mấy thập kỉ qua. (Năm 2011 đang là nước đứng
thứ ba trên thế giới về xuất khẩu gạo với 4,6 triệu tấn, đến năm 2012 và 2013
đã vượt lên giữ vị trí số một thế giới, sản lượng xuất khẩu gạo tăng vượt bậc
lên gần 55%).
Từ những năm 1980 gạo Ấn Độ đã có mặt tại thị trường châu Phi. Gạo
Ấn Độ xuất khẩu sang châu Phi chủ yếu là các loại gạo giá trị cao: gạo đồ,
gạo sona masuri, matta, sarbati..Các thương vụ, các kho ngoại quan, quảng bá
thương hiệu… đã được Ấn Độ xây dựng tại châu lục này để phục vụ cho việc
xuất khẩu gạo. Chính quyền Ân Độ sẽ trao quyền cho Cơ quan phát triển
nông sản và thực phẩm chế biến của Ấn Độ (APEDA) quyết định các vấn đề
như: áp giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) thay cho nhóm các bộ trương quyền lực



24
(eGoM) trước đây. Cơ quan này có chức năng giống như Ủy ban chính sách
gạo quốc gia của Ấn Độ, là một cơ quan chuyên trách nên họ có thể hiểu rất
rõ và năm bắt một cách nhanh nhạy những diến biễn, thay đổi của thị trường
châu Phi.
1.2.4.3.

Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất về gạo, trong 3 năm gần
đây luôn giữ được vị trí đứng thứ năm trên thế giới. Các bang sản xuất gạo
chính ơ Mỹ đó là: Arkansas, California, Louisiana, Texas, Mississippi,
Missouri. Gạo của Mỹ rất phong phú về chủng loại và luôn đáp ứng được tiêu
chuẩn chất lượng cao.
Điểm nổi bật khi nói đến hoạt động xuất khẩu gạo của Mỹ đó là những
chính sách hỗ trợ ngành sản xuất gạo, thúc đẩy xuất khẩu của nước này. Đứng
đầu trong hàng rào bảo hộ mặt hàng gạo của Mỹ là ba chương trình trợ cấp
trong nước: thanh toán trực tiếp, trợ cấp phi định kỳ và các khoản cho vay hỗ
trợ nông nghiệp. Những khoản trợ cấp này đóng một vai trò không nhỏ trong
việc khuyến khích xuất khẩu. Ngoài ra, Mỹ còn dành một phần lớn doanh thu
của mình để trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu.
1.2.4.4.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xuất khẩu gạo

Mỗi một quốc gia đều có những đặc điểm về kinh tế, về cơ sơ vật chất
kĩ thuật riêng nên mỗi một chính sách được đưa ra cần phải phù hợp với
những đặc điểm đó. Từ một số ví dụ của các quốc gia nêu trên, chúng ta có
thể rút ra một số những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng,
nhằm phát huy được tối đa những điểm mạnh của đất nước, nâng cao được

chất lượng và năng suất lúa nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo ra thị trường
quốc tế.


25
Thứ nhất, đầu tư cho kĩ thuật khoa học, áp dụng những tiến bộ mới
trong công nghệ sinh học nhằm nâng cao được năng suất và chất lượng sản
phẩm, đồng thời đa dạng hóa các mặt hàng, khai thác lợi thế theo quy mô,
hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao. Từ đó sẽ đáp ứng được ngày
càng rộng thị hiếu, nhu cầu của người sử dụng, nâng cao được giá trị của mặt
hàng xuất khẩu gạo.
Thứ hai, cần có những chính sách cho vay vốn và bảo lãnh ngân hàng
vay vốn hợp lí và hữu hiệu nhằm khuyến khích những doanh nghiệp xuất
khẩu gạo. Những chính sách cần phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam.
Thứ ba, cần thường xuyên cập nhật những xu hướng biến động của nền
nông nghiệp thế giới, trọng điểm đầu tư khoa học – nông nghiệp thế giới để
định hướng, hoạch định chính sách và đầu tư phù hợp nhằm nâng cao được
giá trị mặt hàng xuất khẩu gạo.
1.3. Thị trường gạo châu Phi
1.3.1. Tổng quan về thị trường châu Phi
1.3.1.1.
Vị trí địa lý
Châu Phi hiện bao gồm 55 quốc gia, 9 vũng lãnh thổ và 2 nhà nước tự
trị với tổng diện tích 30,2 triệu km 2, chiếm khoảng 20% diện tích lục địa toàn
cầu, là lục địa lớn thứ ba trên thế giới sau châu Á và châu Mỹ.
Châu Phi được bao bọc đa phần bơi các đại dương lớn với đô dài của bờ
biển là 26.000 km. Ở phía Bắc, châu Phi tiếp giáp với Địa Trung Hải, phía Tây
với Đại Tây Dương, phía Đông là Ấn Độ Dương và ơ phía Đông Bắc, châu Phi
tiệm cận với khu vực Trung Đông, tách với bán đảo Ả Rập bơi Hồng Hải.

Do châu Phi nằm trên đường xích đạo và hai chí tuyến Bắc và Nam nên
khí hậu châu Phi không đồng nhất. Có thể chia làm 6 vùng chính: Khu vực
trung tâm gần xích đạo và quốc đảo Ma-đa-gat-xca có khí hậu đặc trưng nhiệt


×