Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỖ HỮU KHÁNH BÌNH

TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỖ HỮU KHÁNH BÌNH

TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Quyết định giao đề tài:



567/QĐ-ĐHNT ngày 01/07/2014

Quyết định thành lập hội đồng:

1163/QĐ-ĐHNT ngày 29/12/2016

Ngày bảo vệ:

13/01/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN NGỌC
Chủ tịch Hội Đồng
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Khoa sau đại học

KHÁNH HÒA - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Tác động của chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hoà, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Hữu Khánh Bình

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang, Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa đã tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn
Văn Ngọc, giảng viên trường Đại học Nha Trang, đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Mặc dù tôi đã cố gắng dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực
tiễn để hoàn thành đề tài nhưng do trình độ kiến thức và thời gian có hạn, những thiếu
sót và khiếm khuyết là không thể tránh khỏi. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý
tận tình của các Thầy, Cô giáo và các chuyên gia trong lĩnh vực.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hoà, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Hữu Khánh Bình

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ.........................................................................................................................6
2.1 Cơ sở lý luận về chi tiêu công ...................................................................................6
2.1.1 Khái niệm về chi tiêu công .....................................................................................6
2.1.2 Đặc điểm của chi tiêu công ....................................................................................7
2.1.3 Các lý thuyết về chi tiêu công ................................................................................7
2.2 Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ......................................................................9
2.2.1 Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế ...........................................................9
2.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế ..........................................................................11
2.3 Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế...........................................16
2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................17
2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................................17
2.4.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.........................................................................20
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết........................................................23
2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................23
2.5.2 Các giả thuyết kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu: .............................................25
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................27
v


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................28
3.1 Qui trình nghiên cứu................................................................................................28
3.1.1 Kiểm định tính dừng.............................................................................................30
3.1.2 Kiểm định đồng liên kết .......................................................................................31
2.1.3 Xác định độ trễ tối ưu của mô hình ......................................................................32
2.1.4 Phân tích hồi qui với mô hình VAR và VECM....................................................32
2.1.5 Kiểm định nhân quả Granger ...............................................................................34
3.2 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................34

3.3 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................35
3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................................35
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................35
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................36
4.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa..................36
4.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................36
4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .....................................................................36
4.2 Tình hình chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.........39
4.2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ................................39
4.2.2 Tình hình chi tiêu công tại tỉnh Khánh Hòa .........................................................41
4.2.3 Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa .............44
4.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................47
4.3.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình ..........................................................47
4.3.2 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu (kiểm định nghiệm đơn vị) ....................48
4.3.3 Kiểm định đồng liên kết của các biến ..................................................................50
4.3.4 Kiểm định mô hình ECM .....................................................................................52
4.3.5 Kiểm định nhân quả Granger ...............................................................................53
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................56
vi


CHƯƠNG 5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................57
5.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu ..................................................................................57
5.2 So sánh kết quả với nghiên cứu trước .....................................................................58
5.3 Các hàm ý về chính sách ........................................................................................59
5.3.1 Một số định hướng liên quan đến tăng trưởng kinh tế và chi ngân sách tỉnh
Khánh Hòa đến năm 2020 .............................................................................................59
5.3.2 Gợi ý một số hàm ý về chính sách........................................................................61
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................62
Tóm tắt chương 5...........................................................................................................63

KẾT LUẬN ...................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................65
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTPT

: Đầu tư phát triển

ECM

: Error Correction Model (Mô hình hiệu chỉnh sai số)

FDI

: Foreign direct investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

GDP

: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm trong nước)

GNP

: Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc dân)

NSNN


: Ngân sách Nhà nước

TFP

: Total Factor Productivity (Năng suất các yếu tố tổng hợp)

USD

: United States Dollar (Đô la Mỹ)

VAR

: Vector Autogression (Tự hồi quy véc tơ)

VND

: Đồng Việt Nam

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ..............................................................21
Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2014 chia theo khu
vực kinh tế (tính theo giá so sánh năm 2010), % ..........................................................39
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu về quy mô kinh tế tỉnh Khánh Hòa năm 2014 so với năm
2000 và 2005. ................................................................................................................40
Bảng 4.3: Quy mô chi tiêu công/GDP tỉnh Khánh Hòa (%) .........................................42
Bảng 4.4: Số liệu GDP, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên tỉnh Khánh Hòa từ
năm 1995 – 2014. ..........................................................................................................44

Bảng 4.5: Hệ số tương quan giữa GDP và Chi đầu tư phát triển, Chi thường xuyên......46
Bảng 4.6: Thống kê các biến trong mô hình .................................................................47
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi dữ liệu ban đầu .............................48
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi dữ liệu sai phân bậc 1...................49
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi dữ liệu sai phân bậc 2...................50
Bảng 4.10: Mối tương quan cân bằng trong dài hạn của các biến ................................50
Bảng 4.11: Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư (εt). ......................................................51
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy của mô hình hiệu chỉnh sai số ECM..................................52
Bảng 4.13: Nhân quả giữa GDP và Tổng chi ngân sách (BS) ......................................53
Bảng 4.14: Nhân quả giữa GDP và Đầu tư tư nhân (Inv) .............................................54
Bảng 4.15: Nhân quả giữa GDP và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)........................54
Bảng 4.16: Nhân quả giữa GDP và Lạm phát (Inf).......................................................55
Bảng 4.17: Nhân quả giữa GDP và Lao động (Laf)......................................................55
Bảng 4.18: Nhân quả giữa GDP và Độ mở nền kinh tế (Op)........................................56

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Đường cong Rahn............................................................................................8
Hình 2.2: Sự phụ thuộc chi tiêu công vào GDP theo định luật Wagner. ......................16
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu......................................................................................29
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng tỉnh Khánh Hòa và cả nước ...........................................40
Hình 4.2: Chi tiêu công tỉnh Khánh Hòa từ năm 1995 – 2014 (tỷ đồng)......................41
Hình 4.3: Sự thay đổi tỷ lệ chi đầu tư phát triển so với tổng chi và GDP tỉnh .............43
Hình 4.4: Tương quan giữa GDP và Chi đầu tư phát triển ...........................................45
Hình 4.5: Tương quan giữa GDP và Chi thường xuyên................................................46

x



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Hầu hết các nhà kinh tế học công cộng đều nhất trí rằng chi tiêu quá ít hoặc quá
nhiều cho hàng hóa và dịch vụ công sẽ làm giảm hiệu quả phát triển. Mức chi tiêu
công cộng đem lại lợi ích cao nhất cho nền kinh tế được gọi là quy mô chi tiêu công
cộng tối ưu (Bùi Đại Dũng, 2012).
Ngày nay, không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước (chính phủ) trong việc điều
tiết nền kinh tế. Nhà nước cũng là một chủ thể tham gia vào nền kinh tế thông qua việc
thu thuế, phí, lệ phí để có nguồn chi cho các nhiệm vụ của mình.
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang hướng
tới. Tăng trưởng kinh tế cao sẽ góp phần nâng cao đời sống người dân, tăng nguồn
phúc lợi xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cho người dân ngày càng tiếp cận
tốt hơn các dịch vụ y tế, giáo dục, an sinh xã hội…
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng
kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa nâng cao hiệu quả của chi tiêu công, có chính
sách đầu tư hợp lý để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định cho tỉnh Khánh Hòa.
Phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng trong đề tài gồm phương pháp định tính
và định lượng. Để phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, tác giả thực hiện theo thứ tự các
bước như sau: Kiểm định tính dừng của dữ liệu; Kiểm định đồng liên kết; Xác định độ
trễ tối ưu của mô hình; Phân tích hồi qui với mô hình VAR và VECM; Kiểm định sự
ổn định của mô hình; và Kiểm định nhân quả Granger.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến trong mô hình chi tiêu công có tác động
đến tăng trưởng kinh tế. Phân tích cân bằng dài hạn – phân tích đồng liên kết cho thấy
tổng chi ngân sách, đầu tư tư nhân và lao động có tác động cùng chiều lên tăng trưởng
kinh tế, trong khi đó đầu tư trực tiếp nước ngoài lại có tác động ngược chiều lên tăng
trưởng kinh tế. Còn lạm phát và độ mở thương mại không tác động một cách có ý
nghĩa thống kê lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, phân tích cân bằng
ngắn hạn – mô hình ECM, cho kết quả là sự thay đổi ngắn hạn của biến lạm phát có
ảnh hưởng thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Ngoài ra, sự sai biệt

giữa giá trị thực tế và giá trị dài hạn của LnGDP (hay giá trị cân bằng của LnGDP)
xi


được điều chỉnh sau mỗi năm là không đáng kể (0,03 hay 3%) và không có ý nghĩa
thống kê.
Từ các kết quả nghiên cứu và dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Khánh Hòa đến năm 2020, tác giả đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của tỉnh một cách bền vững và ổn định. Theo đó, chi tiêu công cần
được kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, góp phần kiềm chế lạm phát và nâng cao hiệu quả
chi tiêu công. Bên cạnh đó, tỉnh cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư tư
nhân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như cải thiện đầu tư trực tiếp nước
ngoài để mang lại hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế.
Từ khóa: Chi tiêu công, Chi ngân sách nhà nước, Khánh Hòa, Tăng trưởng kinh tế.

xii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang hướng
tới. Tăng trưởng kinh tế cao sẽ góp phần nâng cao đời sống người dân, tăng nguồn
phúc lợi xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cho người dân ngày càng tiếp cận
tốt hơn các dịch vụ y tế, giáo dục, an sinh xã hội…
Tác động của chi tiêu chính phủ đối với nền kinh tế không phải lúc nào cũng
được thể hiện rõ ràng trong các lý thuyết kinh tế. Trong thực tế, đối với các công trình
kinh tế - xã hội thường có vốn đầu tư cao nhưng hiệu quả tài chính lại thấp, do đó
không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Nếu chính phủ không bỏ vốn vào để đầu tư các
công trình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì rất khó để đảm bảo cho việc tăng
trưởng kinh tế.

Ngày nay, không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước (chính phủ) trong việc điều
tiết nền kinh tế. Nhà nước cũng là một chủ thể tham gia vào nền kinh tế thông qua việc
thu thuế, phí, lệ phí để có nguồn chi cho các nhiệm vụ của mình. Nhà nước là một hệ
thống xuyên suốt từ trung ương đến địa phương mà đại diện cho cấp địa phương là các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).
Sự tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả
nước. Tỉnh Khánh Hòa luôn cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, là nơi có thu
nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước (Nguyễn Đông, 2014)1. Tuy nhiên, trong
những năm qua, vấn đề chi tiêu công của tỉnh Khánh Hòa chưa đạt được hiệu quả như
mong đợi. Chi thường xuyên vẫn còn khá cao, số chi năm sau luôn cao hơn năm trước
và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi cân đối ngân sách. Năm 2005, chi thường xuyên
là 915 tỷ đồng, chiếm 42,8% tổng chi cân đối ngân sách. Đến năm 2014, chi thường
xuyên đã tăng lên thành 4.829 tỷ đồng, chiếm 48,9% tổng chi cân đối ngân sách.
Trong khi đó, chi đầu tư phát triển có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn. Từ năm 2005
đến năm 2014, tỷ trọng trung bình của chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển lần
lượt là 44,9% và 31,9% trong tổng chi cân đối ngân sách (Nguồn: Tác giả tính toán từ
1

Nguyễn Đông (2014). Chủ tịch Khánh Hòa: “Tương lai Nha Trang còn hơn Hong Kong”, truy cập ngày
20/4/2016 từ />
1


số liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Quyết định về việc công khai số liệu
quyết toán năm từ năm 2005 - 2014). Bên cạnh đó, chi đầu tư phát triển vẫn còn dàn
trải, chưa đồng bộ, các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn chưa được tiếp
cận đầy đủ các dịch vụ công. Việc tăng số lượng chi ngân sách nhà nước hàng năm
như thế liệu có lãng phí hay không, có tương xứng với hiệu quả mong đợi, và tác động
như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? Do đó, việc đánh giá tác động của
chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh có ý nghĩa nhất định để các nhà quản lý

phân bổ nguồn lực một cách hợp lý hơn, sử dụng tiền thuế của dân vào việc chi tiêu
công một cách thiết thực, có hiệu quả, đúng mục đích nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu
công và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên là cơ sở để tác giả chọn đề tài: “Tác động
của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng

kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa nâng cao hiệu quả của chi tiêu công, có chính
sách đầu tư hợp lý để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định cho tỉnh Khánh Hòa.
Mục tiêu cụ thể:
Xuất phát từ mục tiêu chung, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định các nhân tố liên quan đến việc đánh giá tác động của chi tiêu công đến
tăng trưởng kinh tế của địa phương.
- Kiểm định mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh
Hòa.
- Từ kết quả nghiên cứu, gợi ý các hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả của
chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Một số câu hỏi nghiên cứu cần làm sáng tỏ trong nghiên cứu này là:
2


- Trong mô hình nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế
gồm có những biến nào?

- Sử dụng phương pháp gì để kiểm định mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng
trưởng kinh tế?
- Để nâng cao hiệu quả của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian
tới, cần có những giải pháp nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận về chi tiêu công, tăng trưởng kinh tế, và tác động của chi
tiêu công đến tăng trưởng kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề liên quan đến chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh
Hòa dựa trên số liệu thứ cấp từ năm 1995 đến năm 2014.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, mà cụ thể là đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã
đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
Nghiên cứu định tính: sử dụng các phương pháp như nghiên cứu tài liệu, phân
tích, so sánh, tổng hợp,…
Phương pháp định lượng: Để phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, tác giả thực hiện
theo thứ tự các bước như sau: Kiểm định tính dừng của dữ liệu; Kiểm định đồng liên
kết; Xác định độ trễ tối ưu của mô hình; Phân tích hồi qui với mô hình VAR và
VECM; Kiểm định sự ổn định của mô hình; và Kiểm định nhân quả Granger.
Số liệu thu thập được xử lý nhờ sự trợ giúp của phần mềm MS. Excel 10.0 và
Eview 8.0.
1.6 Đóng góp của luận văn
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn
cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu liên quan. Cụ thể:
3


Về mặt lý thuyết:

Đề tài nghiên cứu góp phần tổng hợp, bổ sung vào cơ sở lý thuyết về chi tiêu
công và tăng trưởng kinh tế của một địa phương.
Về mặt thực tiễn:
Đề tài góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách nắm được sát thực và cụ thể
hơn về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, thông qua
đó đề ra các chính sách nhằm phát huy hiệu quả của chi tiêu công gắn với tăng trưởng
kinh tế. Ngoài ra, đề tài còn có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan.
1.7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn
được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa
học và thực tiễn của đề tài và kết cấu của luận văn.
Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Chương này hệ thống hoá cơ sở lý luận về chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế:
Về chi tiêu công, tác giả trình bày khái niệm, đặc điểm và các lý thuyết chi tiêu công.
Tiếp theo, tác giả trình bày khái niệm, đo lường và các mô hình tăng trưởng kinh tế.
Sau cùng là mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó,
chương cũng tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ở trong nước và nước ngoài. Cuối
chương, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này chỉ ra phương pháp nghiên cứu được hệ thống lại trong sơ đồ qui
trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh
Hoà, tình hình chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn trong thời gian từ năm
4



1995 – 2014, qua đó nêu lên những thành tựu và hạn chế tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Khánh Hòa. Tác giả cũng phân tích mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh
tế, cụ thể phân tích mối quan hệ giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và tăng
trưởng kinh tế. Tiếp theo, tác giả kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất. Cuối cùng, tác
giả trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận về kết quả nghiên cứu đạt được.
Chương 5: Bàn luận kết quả và khuyến nghị
Chương này trình bày các kết luận chính rút ra từ kết quả nghiên cứu, đồng thời
có so sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu trước. Từ đó, tác giả gợi ý một số hàm ý
về chính sách dựa trên các định hướng liên quan đến tăng trưởng kinh tế và chi ngân
sách tỉnh đến năm 2020.

5


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
2.1 Cơ sở lý luận về chi tiêu công
2.1.1 Khái niệm về chi tiêu công
Chi tiêu công là một trong những thuộc tính vốn có khách quan của khâu tài
chính công, phản ánh sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính công của Nhà nước
trong quá trình cung cấp hàng hóa công.
Trong phạm trù tài chính công, chi tiêu công được hiểu là các khoản chi tiêu của
các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm
soát và tài trợ bởi Chính phủ. Ngoài các khoản chi của các quỹ ngân sách, về cơ bản
chi tiêu công thể hiện các khoản chi của Chính phủ được Quốc hội thông qua. Chi tiêu
công phản ánh giá trị các hàng hóa mà Chính phủ mua vào để cung cấp các loại hàng
hóa công cho xã hội nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước (dẫn theo Bùi Thanh
Hoài, 2014).
Trong phạm vi của đề tài này, chi tiêu công được hiểu là chi ngân sách Nhà
nước, bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư.

Như vậy, khái niệm chi tiêu công (chi ngân sách nhà nước) có giống với đầu tư
công hay không? Theo khoản 2, Điều 2 của Luật Ngân sách Nhà nước số
01/2002/QH11 quy định: Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà
nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của
pháp luật. Còn theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 (có hiệu lực thi hành
từ năm ngân sách 2017) thì tại khoản 2, Điều 5 quy định cụ thể: Chi ngân sách nhà
nước bao gồm chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ
lãi; chi viện trợ; và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Còn khái niệm đầu tư công theo quy định tại khoản 15, Điều 4 của Luật Đầu tư
công do Quốc hội ban hành số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 như sau: Đầu tư công là
hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội. Lĩnh vực đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công bao gồm: Đầu tư
chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư phục vụ hoạt động của cơ
6


quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đầu tư và
hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; đầu tư của Nhà nước tham gia
thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư.
Như vậy, có thể hiểu chi tiêu công bao gồm cả đầu tư công và chi thường xuyên.
2.1.2 Đặc điểm của chi tiêu công
Theo Bùi Thanh Hoài (2014), chi tiêu công có một số đặc điểm như sau:
- Chi tiêu công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay các
quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế - xã hội của
Nhà nước. Trong quá trình thực hiện chức năng này, Nhà nước cung cấp một lượng
hàng hóa khổng lồ cho nền kinh tế.
- Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện.

Các khoản chi tiêu công do chính quyền Nhà nước các cấp đảm nhiệm theo các
nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước và các khoản
chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý, phát
triển kinh tế - xã hội. Các cấp của cơ quan quyền lực Nhà nước là chủ thể duy nhất
quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công nhằm thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
- Chi tiêu công mang tính chất công cộng, tương ứng với những đơn đặt hàng của
Chính phủ về mua hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước. Đó cũng là những khoản chi cần thiết và phát sinh tương đối ổn định như
chi lương cho đội ngũ cán bộ công chức, chi hàng hóa, dịch vụ công đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng công cộng của dân cư.
- Chi tiêu công mang tính chất không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp và thể
hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể
đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công.
2.1.3 Các lý thuyết về chi tiêu công
Tác động của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế thường không được thể
hiện rõ ràng trong lý thuyết kinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất
7


với nhau rằng: Trong một số trường hợp, sự cắt giảm quy mô chi tiêu công có thể thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và trong một số trường hợp khác, sự gia tăng chi tiêu chính
phủ lại có lợi cho tăng trưởng kinh tế (Phạm Thế Anh, 2008a).
2.1.3.1 Đường cong Rahn
Đường cong Rahn phản ánh mối quan hệ giữa quy mô chi tiêu công và tăng
trưởng kinh tế, được xây dựng bởi nhà kinh tế Richard Rahn (1986).
Đường cong Rahn (Hình 2.1) hàm ý tăng trưởng sẽ đạt tối đa khi chi tiêu công là
vừa phải và được phân bổ hết cho những hàng hóa công cộng cơ bản như cơ sở hạ tầng,
bảo vệ luật pháp và quyền sở hữu. Khi vượt quá mức giới hạn này, chi tiêu công lại có
hại đối với tăng trưởng kinh tế. Theo các nhà kinh tế, mức chi tiêu công tối ưu đối với

tăng trưởng kinh tế nằm trong khoảng từ 15 đến 25% GDP (Phạm Thế Anh, 2008a).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Quy mô tối ưu

Chi tiêu chính phủ theo phần trăm GDP
Hình 2.1: Đường cong Rahn

Nguồn: Dẫn theo Phạm Thế Anh, 2008a.
2.1.3.2 Trường phái của John Maynard Keynes
Các nhà kinh tế theo trường phái Keynes cho rằng chi tiêu công, đặc biệt là các
khoản chi tiêu thông qua vay nợ, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ làm tăng sức
mua (tổng cầu) của nền kinh tế. Tuy nhiên, trường phái Keynes đã bỏ qua sự thật là
Chính phủ không thể bơm sức mua vào nền kinh tế trước khi làm giảm nó thông qua
thuế và vay nợ (Phạm Thế Anh, 2008a).
8


2.1.3.3 Mô hình Barro
Robert Barro đã có bài báo “Government Spending in a Simple Model of
Endogenous Growth” năm 1990. Ông đã đưa khu vực chính phủ vào mô hình tăng
trưởng tân cổ điển chuẩn để nghiên cứu mối quan hệ giữa các lựa chọn chính sách của
chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế.
Hàm tổng sản xuất trong nền kinh tế có dạng Cobb Douglas và được biểu diễn
như sau:
Y = A L1-αKα G1-α
Trong đó:
- Y, L, K lần lượt là sản lượng, lao động và tư bản của nền kinh tế.
- G là chi tiêu của chính phủ.
- 0 < α < 1.

2.1.3.4 Một số trường phái kinh tế khác
Ngược với quan điểm của trường phái Keynes, nhiều nhà kinh tế cho rằng việc
cắt giảm thâm hụt ngân sách là liều thuốc thần diệu đối với tăng trưởng kinh tế. Theo
họ, cắt giảm chi tiêu công dẫn đến cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm lãi suất,
tăng đầu tư, tăng năng suất và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng. Hạn chế của quan
điểm này là mối quan hệ giữa các biến số trên đã được đề cao quá mức (Phạm Thế
Anh, 2008a).
2.2 Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế
2.2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế bền vững
Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù của kinh tế phát triển. Tăng trưởng kinh tế
liên quan sự thay đổi quy mô hay thu nhập quốc dân, thường được sử dụng qua chỉ
tiêu Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Theo thời
gian ở các quốc gia khác nhau có sự khác biệt về thu nhập, mức sống, phụ thuộc vào
chính sách của mỗi nước trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển đất
nước.
9


Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay sự gia tăng quy mô sản lượng của một
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (Phan Thúc Huân, 2006).
Tăng trưởng kinh tế có thể được hiểu là sự gia tăng của Tổng sản phẩm trong
nước (GDP) hay Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc thu nhập bình quân đầu người
trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự
thay đổi về lượng của nền kinh tế.
Khái niệm tăng trưởng bền vững được sử dụng để thể hiện tăng trưởng đạt ở mức
tương đối cao và ổn định trong một thời gian dài, đồng thời yếu tố công bằng và phúc
lợi xã hội phải đảm bảo và phải bảo vệ môi trường.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, số lượng. Khi nghiên cứu
quá trình tăng trưởng nền kinh tế phải xem xét cả mặt số lượng và chất lượng. Số

lượng thể hiện ở quy mô và tốc độ tăng trưởng. Còn chất lượng tăng trưởng được hiểu
trong khái nhiệm tăng trưởng bền vững trên ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.
Tăng trưởng kinh tế cao cần duy trì trong dài hạn và gắn với chất lượng cuộc sống đi
kèm với an sinh xã hội và xoá đói giảm nghèo.
2.2.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
Có thể sử dụng mức giá hiện hành (GDP danh nghĩa) hoặc giá cố định (GDP
thực) để đo lường GDP. Mối quan hệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực thông qua
chỉ số giá điều chỉnh GDP.
Theo đó: GDPdanh nghĩa = chỉ số điều chỉnh GDP * GDPthực
GDP thường được tính bằng ba cách:
- Cách 1: Phương pháp giá trị gia tăng (phương pháp sản xuất)
GDP = AVA + IVA + SVA
Trong đó:
AVA, IVA, SVA lần lượt là giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ.
- Cách 2: Phương pháp chi tiêu
GDP bằng tổng tất cả các khoản chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng:
10


GDP = C + I + G + NX
Trong đó: C là tiêu dùng hộ gia đình; I là đầu tư gồm đầu tư vào tài sản cố định
và đầu tư vào tài sản lưu động; G là chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của chính phủ; và NX
là giá trị của hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu sang các nước khác trừ đi giá trị
hàng hóa và dịch vụ được nhập khẩu từ nước ngoài.
- Cách 3: Phương pháp thu nhập
GDP bằng thu nhập gộp của các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế được huy động
cho quá trình sản xuất:
GDP = w + i + r + Pr + De + Ti
Trong đó: w là tiền lương và các khoản tiền thưởng của người lao động; i là thu

nhập của người cho vay; r là thu nhập của chủ đất, chủ nhà và chủ các tài sản cho thuê
khác; Pr là lợi nhuận của chủ doanh nghiệp; De là khấu hao; và Ti là thuế gián thu.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong một giai đoạn.
- Mức tăng trưởng tuyệt đối: ΔY = Yt – Y0
Trong đó: Y là GDP, Yt là GDP tại năm t của kỳ phân tích, Y0 là GDP tại năm
gốc của kỳ phân tích, ΔY là mức tăng trưởng.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa năm t so với thời điểm gốc:
gY = ΔY / Y0 * 100%
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của cả giai đoạn:

gY 

n

Yn
1
Y0

Trong đó: Yn là GDP năm cuối cùng của thời kỳ tính toán và Y0 là GDP năm đầu
tiên của thời kỳ tính toán.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được dùng để phản ánh quy mô sản lượng
tăng nhanh hay chậm qua các thời kỳ của nền kinh tế.
2.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế
Các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều mô hình khác nhau trong phân tích tăng
trưởng kinh tế. Một số mô hình chủ yếu như sau:
11


- Mô hình Rostow

Walt Witman Rostow (1916 – 2003) nhà lịch sử kinh tế người Mỹ, trong cuốn
“Các giai đoạn phát triển kinh tế (1960) đã phân tích theo tiến trình lịch sử phát triển
từ những bước khởi đầu của nền kinh tế, lý thuyết này còn có tên gọi khác là “mô hình
suy diễn lịch sử” hay “lý thuyết cất cánh”. Theo mô hình Rostow, các nước trong quá
trình phát triển kinh tế có thể trải qua năm giai đoạn (thậm chí có thể có giai đoạn thứ
sáu). Ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu của nền kinh tế đặc trưng thể hiện bản
chất phát triển của giai đoạn ấy (Rostow, 1960).
Giai đoạn 1 – Xã hội truyền thống cũ: Giai đoạn này được định nghĩa là giai đoạn
dựa trên khoa học, công nghệ tiền Newton với các đặc trưng là năng suất lao động thấp do
sản xuất chủ yếu bằng thủ công, kỹ thuật lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp. Trong giai
đoạn này, nền kinh tế tăng trưởng chậm, cơ cấu ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Giai đoạn 2 – Chuẩn bị cất cánh: Giai đoạn này được coi là thời kỳ quá độ giữa
xã hội truyền thống cũ và cất cánh. Vào giai đoạn này, khoa học kỹ thuật bắt đầu được
áp dụng, nền giáo dục được mở rộng và có những cải tiến phù hợp với sự phát triển.
Cầu đầu tư tăng lên thúc đẩy sự ra đời của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng,
trao đổi hàng hóa không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu, do đó hình thành nên cơ sở
hạ tầng về vận tải, thông tin liên lạc. Cơ cấu kinh tế giai đoạn này vẫn là nông – công
nghiệp với năng suất thấp.
Giai đoạn 3 – Cất cánh: Đây là giai đoạn phát triển hiện đại và ổn định. Những
yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh: Huy động được vốn đầu tư cần thiết làm cho
tỷ lệ tiết kiệm vượt 10% thu nhập quốc dân thuần túy, đồng thời huy động được vốn
bên ngoài. Nhờ đó, áp dụng được khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Ngành công
nghiệp giữ vai trò đầu tàu, kéo theo sự thay đổi của các ngành khác, cơ cấu ngành của
giai đoạn này là công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ. Đô thị hóa diễn ra nhanh
chóng, cùng với việc phát triển hợp tác hóa, thương mại hóa.
Giai đoạn 4 – Trưởng thành về kinh tế: Tỷ lệ đầu tư tăng liên tục, chiếm khoảng
10 – 20% thu nhập quốc dân thuần túy. Khoa học công nghệ được sáng tạo, du nhập
và chuyển hóa nhanh vào các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Năng suất lao động
cao, nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh, nền kinh tế trong nước hòa nhập với thế giới.
Cơ cấu kinh tế giai đoạn này là công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp.

12


Giai đọan 5 – Tiêu dùng cao: Thu nhập bình quân đầu người tăng kéo theo cầu
hàng hóa và chất lượng dịch vụ tăng lên. Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng nhân
lực chất lượng cao tăng lên, dân cư tăng nhanh ở đô thị. Các chính sách hướng vào
tăng phúc lợi xã hội, kích thích tiêu dùng hàng chất lượng và giảm bớt bất bình đẳng
đồng thời đa dạng hóa nền kinh tế. Cơ cấu ngành có thể là dịch vụ - công nghiệp.
Ngoài 5 giai đoạn trên, Rostow còn dự báo còn có thể có giai đoạn 6 với tên gọi
“Theo đuổi chất lượng cuộc sống”.
Tuy chưa đề cập đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành cụ
thể nhưng trên góc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quá trình phát triển thì mô hình
này chỉ ra sự lựa chọn hợp lý về dạng cơ cấu ngành tương ứng với mỗi giai đoạn phát
triển của từng quốc gia.
- Mô hình Ricardo
Mô hình này cho rằng đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng
kinh tế. Ông cho rằng giới hạn của đất làm cho lợi nhuận của người sản xuất có xu
hướng giảm do chi phí sản xuất lương thực thực phẩm cao, giá hàng hóa tăng, tiền
lương danh nghĩa tăng và giới hạn của đất làm cho năng suất lao động nông nghiệp
thấp, xuất hiện thừa lao động trong nông nghiệp, do đó hiệu suất sử dụng lao động
thấp làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
- Trường phái Tân cổ điển
Theo trường phái này thì dưới tác động của khoa học và công nghệ, chất lượng
ruộng đất không ngừng nâng cao vì vậy ngay từ đầu phải nâng cao năng suất lao động
nhằm giảm áp lực tăng giá nông sản đồng thời phải đầu tư cho cả công nghiệp phát
triển theo chiều sâu nhằm giảm áp lực cầu lao động.
- Mô hình hai khu vực (Lewis và Oshima)
Lewis cho rằng, đối với khu vực nông nghiệp, do đất đai ngày càng hiếm trong
khi người lao động ngày càng tăng, sẽ có tình trạng dư thừa lao động, hệ quả là sản
phẩm biên của lao động nông nghiệp bằng không, mức tiền lương ở mức tối thiểu. Đối

với khu vực công nghiệp, do tiền lương của khu vực này cao hơn khu vực nông nghiệp
nên có thể thu hút lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp, quá trình này diễn ra đến
khi thu hút hết lao động dư thừa. Đến một lúc nào đó, lợi nhuận khu vực công nghiệp
13


×