Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

báo cáo tìm hiểu thực tế giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM
TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT
-------------------

BÁO CÁO

TÌM HIỂU
THỰC TẾ
GIÁO
DỤC
GVHD chủ nhiệm:

Lê Dung Yến Thi



GVHD chuyên môn: Nguyễn Hải Đăng
Sinh viên kiến tập:

Lê Thị Thùy Trang

MSSV:

K40.905.034

Khoa:


Giáo dục Quốc phòng – An ninh

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 05 NĂM 2017


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

LỜI CẢM ƠN
Thời gian trôi qua thật là nhanh, mới đó mà kì Rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm đã kết thúc! Trong mỗi sinh viên chắc hẳn vẫn còn nhiều tiếc nuối khoảng

thời gian này. Khoảng thời gian với nhiều tâm trạng, cảm xúc thật khó tả. Chúng
tôi, những sinh viên sư phạm, ai cũng có tâm trạng bồi hồi khi lần đầu đứng trên
bục giảng, cảm xúc bỡ ngỡ khi lần đầu nhận lớp chủ nhiệm. Khoảng thời gian
này là nấc thang đầu tiên giúp chúng tôi tự tin với những bước đi trên con đường
giảng dạy sau này.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn BGH trường Đại học Sư Phạm
TP. HCM đã giúp em được thực hiện ước mơ trở thành một giáo viên Quốc
phòng trong tương lai!
Em xin chân thành cảm ơn BGH trường THPT Võ Văn Kiệt đã giúp đỡ
chúng em trong suốt quãng thời gian kiến tập tại trường!
Em xin chân thành cảm ơn đến cô Lê Dung Yến Thi đã tận tình hướng dẫn
cho chúng em về công tác chủ nhiệm để em có thể hiểu hơn được công việc của

một người giáo viên. Từ đó, em có thể nhận thấy được trách nhiệm của mình
trong việc giáo dục thế hệ tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 5 năm 2017
Giáo sinh kiến tập

Lê Thị Thùy Trang

TRANG 2


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC


MỤC LỤC

TRANG 3

LÊ THỊ THÙY TRANG


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG


CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU
1.1.
1.2.

MỤC ĐÍCH TÌM HIỂU
Tìm hiểu tình hình giáo dục tại quận 8.
Tìm hiểu tình hình giáo dục của trường THPT Võ Văn Kiệt.
Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của giáo viên phổ thông.
Tìm hiểu về các loại hồ sơ học sinh.
Tìm hiểu về cách thức đánh giá, cho điểm, phân loại hạnh kiểm và học lực
của học sinh.

PHƯƠNG PHÁP

1.2.1. Nghe báo cáo
Nghe báo cáo về tình hình thực tế của địa phương và của trường.
Gồm các báo cáo:
-

Tình hình hoạt động của nhà trường, người trình bày: Thầy Trần Thanh

-

Bình (hiệu trưởng)

Tình hình công tác dạy- học, người trình bày: Thầy Trần Thanh Bình (hiệu
trưởng).

1.2.2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
-

Sổ chủ nhiệm lớp.
Điều lệ trường trung học phổ thông.
Nội quy của nhà trường.
Qui chế kiến tập sư phạm.
Phiếu giáo dục, sổ chủ nhiệm lớp.
Xem các văn bản hướng dẫn về chức năng và nhiệm vụ của người GVCN,


-

cách xếp loại, đánh giá học sinh về hạnh kiểm và học lực.
Văn bản báo cáo về kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục của

-

UBND quận 8.
Cách đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh trường THPT Võ Văn Kiệt.

1.2.3. Phương pháp khác

- Tìm kiếm các thông tin qua các trang web của trường.
- Điều tra thực tế giáo dục thông qua việc tiếp xúc, trao đổi với các thầy cô
cán bộ thuộc tất cả các ban ngành của trường.

TRANG 4


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

CHƯƠNG 2

KẾT QUẢ TÌM HIỂU
2.1.

TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TẠI ĐỊA PHƯƠNG

2.1.1. Khái quát chung
Quận 8 là một quận nội thành, nằm ở phía tây nam của Thành phố Hồ Chí
Minh. Quận 8 có hình dáng thon dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam vì bị chia
cắt mạnh bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Quận có diện tích tự nhiên 1.917,49 ha, dân số 423.129 người, gồm 16 đơn
vị hành chính cấp phường. Toàn bộ diện tích Quận 8 là đồng bằng có địa hình
thấp với cao độ trung bình so với mặt nước biển là 1,2m trong đó thấp nhất là

0,3m (phường 7) và cao nhất là 2,0 m (phường 2), với chu vi khoảng 32 km. Phía
Đông giáp quận 4, quận 7. Phía Tây giáp quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Phía Nam giáp huyện Bình Chánh. Phía Bắc giáp quận 5, quận 6.
Trước đây quận 8 là một quận ven thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều kênh
rạch, đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn, chủ yếu là tầng lớp lao
động bình dân làm những nghề liên quan nhiều đến ghe thuyền. - Hiện nay quận
8 đã ổn định và phát triển về nhiều mặt: Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội, Giáo Dục
đã được xem là quận nội thị đáng trong giai đoạn phát triển và là một trong 19
quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí Tây Nam thành phố.
Quận 8 là nơi có nhiều trường trung học lớn và lâu đời của thành phố như
trường trung học Xóm Củi. Theo thống kê, mỗi năm ở quận 8 có gần 3000 học
sinh học hết cấp tiểu học, nhưng hầu hết đều bỏ học, vì không thể chen chân vào

trường trung học công lập ở bên kia cầu Chà Và hay cầu Chữ Y. Tình trạng thất
học ở lứa tuổi thiếu niên đã khiến các em nhỏ phải vào làm việc vất vả trong các
cơ sở sản xuất với đồng lương ít ỏi, đồng thời cũng dễ dàng đưa đẩy phần lớn các
em đến các tệ nạn xã hội.
Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục của quận nhiều năm qua lãnh
đạo ngành luôn dành sự quan tâm đến đội ngũ CB-GV, luôn tìm mọi cách nhằm
trau dồi kiến kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ thầy cô giáo. Hàng
năm, ngành giáo dục đều tổ chức các chuyên đề khoa học, các cuộc hội thảo,
giao lưu giữa các giáo viên nhằm đúc kết kinh nghiệm và tìm ra những phương
pháp giảng dạy mới có khả năng đem lại sự lĩnh hội tối ưu cho học sinh.
Trong tiến trình đô thị hóa, bên cạnh sự phát triển của kinh tế thì giáo dục
cũng có sự phát triển lớn về cơ sở vật chất (mở thêm nhiều lớp học và trường

TRANG 5


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

học), đội ngũ giáo viên có năng lực và nhiều kinh nghiệm, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục ở quận 8.
2.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo Quận 8.
Trước thềm năm học mới 2016-2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra
phương hướng cho từng cấp học đồng thời nêu rõ 9 nhiệm vụ của ngành trong

năm học này. Trong đó có những nhiệm vụ đáng chú ý như xây dựng lộ trình đưa
tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam, xây dựng Luật Nhà giáo.
- Rà soát quy hoạch lại mạng lưới giáo dục.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bên cạnh
việc nâng cao chất lượng đồi ngũ, Bộ cũng đặt vấn đề rà soát những bất cập về
chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành
giáo dục, tiến tới triển khai nghiên cứu, xây dựng Luật Nhà giáo.
- Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh
phổ thông.
- Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp
học và trình độ đào tạo.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục

- Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo
dục đại học.
- Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo.
- Thí điểm các mô hình giáo dục tiên tiến, chương trình giảng dạy, sách giáo
khoa, kiểm tra, đánh giá học sinh của các nước ở bậc học phổ thông trong cả
nước.
- Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và
đào tạo.
- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học. Thành lập các nhóm giảng dạy nghiên cứu được đầu tư đồng bộ để kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nhất là đào tạo
sau đại học với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, qua đó nâng cao chất

lượng người học sau đào tạo.
2.2. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG
2.2.1. Giới thiệu khái quát
Ngày 31 tháng 8 năm 2015, Trường vinh dự được mang tên cố thủ tướng Võ
Văn Kiệt, người có công rất lớn đối với sự phát triển của đất nước và Thành phố
Hồ Chí Minh. Đây là một ngôi trường mới xây dựng trong năm 2015 và chính
thức đi vào hoạt động từ năm học 2015 - 2016, tọa lạc tại số 629 Bình Đông,
Phường 13, Quận 8. Trong năm học 2016 – 2017 trường tuyển 675 học sinh khối
10 (15 lớp).
Trường THPT Võ Văn Kiệt là một ngôi trường với cơ sở vật chất khang
trang, hiện đại, thầy cô giỏi chuyên môn và nhiệt huyết với nghề, nề nếp rất ổn
định và với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp muốn xây dựng trường THPT Võ

Văn Kiệt thành trường điểm của Quận 8 cũng như của TP.HCM thì tập thể sư
phạm trường tự tin khẳng định với toàn thể quý phụ huynh và học sinh đây là
ngôi trường hoàn toàn xứng đáng và tin cậy đối với các bậc phụ huynh và học
TRANG 6


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

sinh lựa chọn để học tập bậc THPT nhằm thực hiện được ước mơ hoài bão của
mình.

Ngôi trường này được đầu tư trên 95 tỷ đồng, có tổng diện tích trên 8.600
m², với 36 phòng học, nhiều phòng chức năng, nhà thi đấu đa năng.
Trong năm học thứ 2 đi vào hoạt động, trường THPT Võ Văn Kiệt tuyển sinh
652 học sinh lớp 10, với điểm chuẩn cao thứ 2 trong số 6 trường THPT tại quận
8, nâng tổng số học sinh hiện tại của trường lên 1.259 em (khối 10 và 11).
Thầy Trần Thanh Bình, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện tại, trường
có 36 phòng học, 12 phòng bộ môn, nhà thi đấu đa năng và sân thể thao được đầu
tư mới 100%. Hy vọng điều này sẽ nâng cao hơn chất lượng dạy và học cho các
thầy trò trong trường”.

Trường có thiết 3 tầng lầu với 36 phòng học, 12 phòng bộ môn, nhà thi đấu đa
năng và sân thể thao được đầu tư hiện đại mới 100%


Một góc sân trường

TRANG 7


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

Phòng học thoáng mát

Hành lang thoáng mát


Nhà vệ sinh sạch sẽ

TRANG 8

LÊ THỊ THÙY TRANG


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

Căn tin trường THPT Võ Văn Kiệt

Trường THPT Võ Văn Kiệt được xây dựng trên địa bàn phường 13 quận 8,
khu vực có nhiều kênh rạch và việc học hành của các bạn chưa được phụ huynh
quan tâm nhiều. Vì vậy, việc có một ngôi trường khang trang sẽ giúp việc đi học
của các bạn teen nơi đây tốt hơn.
Theo Tiến sĩ Trần Thanh Bình – Hiệu trưởng trường chia sẻ “Lãnh đạo
trường cùng tập thể thầy cô Giáo viên – Nhân viên trường đã xác định rõ các
mục tiêu mà trường quan tâm thực hiện:
1. Xây dựng trường thật nề nếp.
2. Dạy cho học sinh đầy đủ các kiến thức cần thiết để giúp học sinh đậu vào
các trường đại học, cao đẳng theo đúng nguyện vọng.
3. Có kế hoạch khoa học, cụ thể để giúp học sinh phát triển toàn diện cá nhân
trong quá trình học tại trường thông qua các hoạt động phong trào, hoạt động

ngoại khóa…

Học sinh đạt giải cao kỳ thi “Olympic Tháng 4 TP. HCM – Lần 2” và cuộc thi
“Robotics lego Education”

TRANG 9


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG


Để tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh ở xa trường hoặc các phụ huynh
không có điều kiện đưa đón học sinh, trường có tổ chức bán trú dành cho học
sinh khi học tại trường. Trường quản lý học sinh khi ở bán trú rất khoa học và
chặt chẽ tạo sự yên tâm của các phụ huynh khi cho con ở bán trú tại trường.

Các em học sinh sinh hoạt dưới sân trường

Đại diện lãnh đạo TP và các ban ngành cắt băng khánh thánh trường và tượng
đài Thủ tướng Võ Văn Kiệt
2.2.2. Mục tiêu đào tạo
1. Xây dựng trường thật nề nếp.
2. Dạy cho học sinh đầy đủ các kiến thức cần thiết để giúp học sinh đậu vào

các trường đại học, cao đẳng theo đúng nguyện vọng.
3. Có kế hoạch khoa học, cụ thể để giúp học sinh phát triển toàn diện cá nhân
trong quá trình học tại trường thông qua các hoạt động phong trào, hoạt động
ngoại khóa… Nhà trường uốn nắn và rèn luyện cho học sinh hoàn thiện về Nhân
TRANG 10


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

cách – Thể chất – Trí tuệ và các Kỹ năng mềm để trở thành một công dân có ích

cho xã hội. Sau khi tốt nghiệp hết cấp 3, các em cũng dần định hình được cho
mình một tư cách sống, sống đúng, sống phù hợp với sự phát triển của xã hội.

2.2.3. Cơ cấu tổ chức:

Hiện tại cơ cấu tổ chức của nhà trường vẫn chưa hoàn thiện do mới được
thành lập. Tuy nhiên về cơ bản cũng đã ổn định đuợc cơ cấu tổ chức. Gồm 13 bộ
phận cán bộ, nhân viên và 15 tổ bộ môn.
• Về phía ban giám hiệu nhà trường bao gồm:
1. Hiệu trưởng:

Thầy Trần Thanh Bình

Ngày sinh:
10/11/1977
Dân tộc:
Kinh
Quê quán:
TP. HCM
Trình độ:
Tiến sĩ
Điện thoại riêng:
0938534245
Email liên lạc:


2. Hiệu phó:
Cô Kim Nguyễn Quỳnh Giao.
Ngày sinh:
10/11/1983
Dân tộc:
Kinh
Quê quán:
TP. HCM
Trình độ:
Thạc sĩ
Điện thoại riêng:


• Cơ cấu tổ chức nhà trường hiện tại được chia theo ba tổ chính:
1.

Tổ tự nhiên: Cô Phạm Thị Mỹ Hạnh làm tổ trưởng.

2.

Tổ xã hội: Cô Nguyễn Thị Tôn Nghi làm tổ trưởng.

3.

Tổ văn phòng: Cô Trương Ngọc Lê Khanh làm tổ trưởng.


2.2.4. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Có tổng diện tích trên 8.600 m², với
36 phòng học, nhiều phòng chức năng, nhà thi đấu đa năng. Hiện tại,
TRANG 11


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG


trường có 36 phòng học, 12 phòng bộ môn, nhà thi đấu đa năng và sân thể
thao được đầu tư mới 100%.
+ Cán bộ - nhân viên:
TT

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14

Bộ phận

BGH
Kế toán

Thủ quỹ
Học vụ
Giám thị
Văn thư
Thư viện
Chi bộ
Công đoàn
Chi đoàn
GV
Đoàn
trường
Y tế

Bảo vệ
Vệ sinh

Nhân
Đảng
viên
viên
T.S Nữ
2
1
1
2

3
1
1
1
1
3

1
1
1
1
0

1
1
0
1
2

2

1

1
2

3

1
0
3

Số giáo viên
Biên
chế

Hợp
đồng

TG

Trình độ chuyên môn
Trên Đại
Cao
khác
ĐH
học đẳng
2
1
1
2

2
1
1
1
1
1
1
2
2
1
2
3


+ Đặc điểm học sinh học kì I năm học 2016-2017:
Khối

Số
lớp

Học sinh
T.số
Dân tộc

10


15

685

128

11

13

553


12

0

Toàn
trường

28

HS
chuyển đi


HS bỏ
học

1

HS
chuyển
đến
1

144


0

7

12

0

0

0


0

0

1238

272

1

8


32

20

Thống kê học lực học kì I năm học 2016-2017
STT

Khối

Tổng
số HS


Giỏi

Khá

TRANG 12

TB

Yếu

Kém



BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

1
2
3

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

685
553
0

51
36
0


7.45
6.51
0

276
228
0

40.29
41.23
0


272
207
0

39.71
37.25
0

77
71
0


11.24
12.84
0

9
11
0

1.31
1.99
0


1238

87

7.03

504

40.71

479


38.61

148

11.95

20

1.62

10
11

12

Toàn Trường

LÊ THỊ THÙY TRANG

Thống kê hạnh kiểm học kì I năm học 2016-2017
Tốt
STT

1
2

3

Khối

Khối 10
Khối 11
Khối 12

Toàn Trường

Tổng
số HS


SL

Khá
%

TB

Yếu

SL


%

SL

%

SL

%

685
553

0

516
339
0

75.33
61.30
0

127
146

0

18.54
26.40
0

28
61
0

4.09
11.03

0

14
7
0

2.04
1.27
0

1238


855

69.06

273

22.05

89

7.19


21

1.70

2.2.5. Tổ chức đoàn thể:
Bao gồm các phòng ban chi bô, đoàn trường, chi đoàn giáo viên và công
đoàn. Trong đó:
• Chi bộ:
Thầy Trần Thanh Bình làm bí thư.
• Đoàn trường:
Cô Lê Nguyễn Minh Phương làm bí thư.
Thầy Lý Đức Thanh làm trợ lý thanh niên.

• Chi đoàn giáo viên: Cô Phạm Thị Mỹ Hạnh làm bí thư.
Cô Lưu Thị Hồng Duyên làm phó bí thư.
• Công đoàn:
Cô Kim Nguyễn Quỳnh Giao làm chủ tịch.
Các hoạt động đoàn thể của trường khá sôi nổi và phong phú, thường
xuyên tổ chức các hoạt động như:
+ Tổ chức lễ kỉ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

TRANG 13


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC


LÊ THỊ THÙY TRANG

+ Tham gia “Hội Thi đua thuyền rồng” để chào mừng kỉ niệm 34 năm
ngày “Nhà giáo Việt Nam”.
+ Tham gia “Hội thi Nhà giáo với ẩm thực 3 miền” chào mừng kỉ niệm 34
năm ngày “Nhà giáo Việt Nam”.
+ Tham gia cổ vũ cho đội bóng chuyền trường tại giải Hội thao Công đoàn
ngành.
+ Tham dự Giải bóng đá mini nam giáo viên Ngành Giáo dục và Đào tạo
Thành phố lần thứ 18 - Năm 2017.
+ Tổ chức “Hội xuân Đinh Dậu” 2017.

+ Tham gia ngày hội “Xuân và Tuổi trẻ” mừng Xuân Đinh Dậu 2017 do
Quận đoàn 8 tổ chức.
+ Tham gia cuộc thi Tìm hiểu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”.
+ Tham gia cuộc thi “Duyên dáng áo dài”.
+ Tổ chức kỉ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 và ngày Quốc Tế Hạnh Phúc
20/3.

TRANG 14


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC


LÊ THỊ THÙY TRANG

+ Tham gia hội thi viết bài “Công đoàn Giáo dục TP. HCM 40 năm hình
thành và phát triển” Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Công đoàn Giáo dục
Thành phố (06/04/1977 – 06/04/2017).
+ Tham dự Đại hội Đoàn viên Chi đoàn Giáo viên lần thứ I, nhiệm kỳ
2017-2019.

2.2.6. Nội quy học sinh:

Nội quy đối với học sinh trường THPT Võ Văn Kiệt như sau:
I. ĐẠO ĐỨC – TÁC PHONG

1. Học sinh phải lễ phép với thầy cô, cán bộ công nhân viên nhà trường, người
lớn tuổi, cha mẹ, khách đến liên hệ công việc tại trường.
2. Kính trên nhường dưới, hòa nhã với bạn bè, không nói tục, không nói lời thô
bạo, kích bác người khác.
3. Không có những cử chỉ hành động thái quá trong quan hệ bạn bè giữa nam và
nữ làm ảnh hưởng đến môi trường sư phạm.
4. Nữ sinh đầu tóc gọn gàng, không trang điểm, không mang nhiều bông tai,
không sơn móng tay móng chân, không nhuộm tóc, không dùng keo vuốt tóc…
5. Nam sinh đầu tóc cắt ngắn, gọn gàng, bình thường, không cắt tóc có kiểu cách
phản cảm, không nhuộm tóc,không sơn móng tay, móng chân, tóc không rẽ ngôi
giữa, không dùng keo vuốt tóc…
6. Trong các buổi chào cờ và sinh hoạt dưới sân trường trước khi kết thúc hiệu

lệnh học sinh các lớp phải nhanh chóng, trật tự, im lặng, xếp hàng, đúng vị trí
của lớp. Không ở lại trên lớp, trên hành lang trừ 2 học sinh trực lớp. Trong khi
chào cờ và sinh hoạt đầu tuần dưới cờ hoặc trong các buổi lễ học sinh phải
nghiêm túc, trật tự và không làm việc riêng.
TRANG 15


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

7. Trang phục:

a) Ngày thứ hai và các ngày lễ:
- Nữ sinh: Mặc áo dài trắng, tay áo dài ngang cổ tay, (không may bằng vải mỏng)
có cổ, có áo lá, quần trắng, không mang giày gót nhọn, không mang giày hở mũi,
hở gót, không cao quá 5cm, không mở nút cổ áo, không xắn tay áo, phù hiệu
đúng qui định may hẳn vào ngực áo trái.
- Nam sinh: Đồng phục của trường, áo bỏ vào quần, không xắn tay áo và cài nút
ngực, mang giày bata trắng, phù hiệu đúng qui định may vào ngực áo trái.
b) Các ngày còn lại:
- Nữ sinh: Mặc đồng phục của nhà trường theo đúng kích thước quy định, mang
giày bata trắng, phù hiệu may vào ngực áo trái.
- Nam sinh: Như trang phục ngày thứ hai và các ngày lễ.
c) Giờ học trái buổi và giờ thể dục, quốc phòng:

Học sinh mặc đồng phục thể dục của trường, áo bỏ vào quần, có phù hiệu ở
ngực áo trái, đi giày thể dục.
* Chú ý:
- Nam sinh: Không mặc áo lửng, lưng quần xệ dưới rốn, áo quần bó sát
thân người.
- Nữ sinh: Không mặc áo lửng, mỏng, không mặc trang phục lót màu, lưng váy
không xệ dưới rốn, áo váy không bó sát thân người, không sử dụng váy không
đúng đồng phục của nhà trường (Váy phải qua gối, không được tự ý cắt ngắn).
II. HỌC TẬP VÀ CHUYÊN CẦN
1. Giờ học:
- Học sinh có mặt tại trường: Buổi sáng trước 6 giờ 40’, buổi chiều trước 12 giờ
40’, riêng sáng thứ hai (chào cờ), học sinh có mặt tại trường trước 6 giờ 30’.

- Chú ý học sinh đi trễ so với giờ qui định sẽ ở phòng giám thị làm bản kiểm
điểm, ký sổ kỷ luật, nhận giấy vào lớp, chờ chuyển tiết mới được lên lớp, các
trường hợp đặc biệt, phụ huynh phải liên hệ trực tiếp với nhà trường.
- Trong giờ học không được có mặt tại căn tin, trên hành lang, sân trường. Không
ra khỏi lớp khi chuyển tiết (trừ trường hợp có lý do chính đáng).
- Giờ chủ nhiệm các lớp phải ổn định trật tự, không ra ngoài trong thời gian chờ
thầy cô vào tiết chủ nhiệm.
- Đến giờ về học sinh phải nhanh chóng ra về, 11 giờ 30 nhà trường đóng cổng.
Khi ở lại phải có giáo viên chủ nhiệm bảo lãnh và báo cho Ban Giám Hiệu, Giám
thị, Bảo vệ.
2. Học tập:
- Giờ học ngồi đúng sơ đồ, ghi chép bài cẩn thận, học thuộc bài và làm bài đầy

đủ.
- Không làm việc riêng, không nói chuyện, không sử dụng điện thoại, máy nghe
nhạc, không mang tai nghe trong giờ học.
TRANG 16


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

• Sáng từ: 6h40 - 11h20
• Chiều từ: 12h40 - 17h20

- Thực hiện đầy đủ và đúng hạn tài chính, hành chính (nộp bằng cấp hai, nộp ảnh
làm hồ sơ…) đối với nhà trường.
3. Chuyên cần:
- Nghỉ học phải có lý do chính đáng, phải có cha, mẹ, người giám hộ, người đã
ký tên mẫu trong sổ liên lạc từ đầu năm trực tiếp đến xin phép tai phòng giám thị
trước hoặc ngay trong buổi học xin nghỉ (trường hợp đột xuất phụ huynh có thể
liên hệ với GVCN để báo cho bộ phận giám thị ngay trong buổi học xin nghỉ và
gởi sổ liên lạc có phiếu kiểm diện, đơn xin phép ngay buổi học hôm sau). Nghỉ từ
3 ngày trở lên cha mẹ hoặc người giám hộ phải trực tiếp xin phép Ban Giám
Hiệu thông qua thầy cô giám thị. Nếu học sinh bị bệnh dài ngày phải có y chứng
của bác sĩ ở bệnh viện. Học sinh nghỉ học các giờ TD – QP là nghỉ một buổi học
chính thức.

* Chú ý:
• Khi PHHS đến xin phép phải mang theo CMND + Hộ khẩu.
• Học sinh nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không
phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại), thì không được lên lớp.
• Học sinh ra về giữa giờ, phải có lý do chính đáng được cha, mẹ, người
giám hộ đón và được phòng giám thị cấp giấy phép.
• Học sinh nghỉ học không phép, trốn tiết, phải ký sổ kỷ luật và nhà trường
sẽ báo ngay cho cha, mẹ, người giám hộ.
III. GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP
- Không vẽ, khắc, viết trên tường, bàn ghế, không mang thức ăn, nước uống vào
lớp học (trừ nước uống đóng chai).
- Học sinh lớp nào phải chịu trách nhiệm về giữ sạch lớp mình, hành lang trước

lớp và cầu thang bên lớp.
- Giữ gìn cơ sở vật chất trường, lớp. Tắt đèn, quạt khi không dùng đến và sau giờ
tan học.
- Chỉ được sử dụng phòng vệ sinh dành riêng cho học sinh, phải giữ sạch sẽ
phòng vệ sinh.
- Học sinh phải bỏ rác đúng nơi qui định, không bỏ rác, xả rác bừa bãi.
IV. TRẬT TỰ KỈ LUẬT
1. Học sinh không được có lời nói, hành động vô lễ với thầy cô, cán bộ công
nhân viên nhà trường, người lớn tuổi, cha mẹ, khách đến liên hệ công việc tại
trường.
2. Học sinh không được quay cóp, gian lận khi kiểm tra, thi cử.
3. Không mang, không sử dụng: Rượu, bia, thuốc lá, thuốc gây nghiện và các

loại hung khí, chất nổ trong và ngoài nhà trường.
4. Không mang, không tổ chức, không tham gia các trò chơi mang tính cờ bạc.
5. Không trộm cắp tài sản của bạn, của nhà trường.
TRANG 17


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

6. Không hăm dọa, gây gổ, đánh nhau với bạn bè và người ngoài nhà trường.
7. Học sinh không được phao tin đồn nhảm, xem và truyền bá sách báo, phim,

ảnh có nội dung xấu.
V. THỰC HIỆN NỘI QUY
- Toàn thể học sinh trường THPT VÕ VĂN KIỆT phải nghiêm túc chấp hành
đúng nội qui của trường.
- Nếu vi phạm sẽ bị nhà trường sử lý kỉ luật theo thông tư 08 BGD với các mức
độ, phê bình trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỉ kuật nhà trường, cảnh cáo
trước toàn trường (có ghi học bạ), buộc nghỉ học có thời hạn, buộc thôi học và
thông báo về địa phương.

2.2.7. Một số chương trình trong hoạt động của nhà trường

Chương trình chính khoá

SỐ TIẾT DẠY TRONG TUẦN
Khối

Văn

Sử

Địa

GDCD

Anh


Toán



Hóa

Sinh

10
11
12


4
5
0

2
1
0

1
1
0


1
1
0

4
4
0

5
5
0


3
3
0

3
3
0

1
1
0


Công
nghệ
2
4
0

Thể
dục
2
2
0


GDQP

SHTT

Cộng

1
1
0

2

2
0

31
33
0

Hoạt động ngoại khoá

2.2.9.3.
-


Sinh hoạt các chủ đề vào thứ 2 của tuần đầu tiên hàng tuần.

-

Tổ chức các lễ hội gắn với các ngày lễ lớn:
+ Tổ chức hoạt động “Ngày hội trăng rằm” cho con của toàn thể cán bộ giáo viên – nhân viên của trường vào ngày 15/9/2017.
+ Tổ chức “Hội xuân Đinh Dậu”ngày 21/1/2017.

-

Tổ chức các chuyến dã ngoại cho học sinh như chuyến tham quan Đà Lạt
vào ngày 12/1/2017.


2.3.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GV THPT

2.3.1. Giáo viên bộ môn
TRANG 18


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG


• Chức năng:
 Giáo dục tư tưởng, đạo đức, xây dựng tư tưởng học sinh.
 Giảng dạy, giảng lý thuyết, chữa bài tập, hướng dẫn thực hành, kiểm tra đánh giá
chất lượng học sinh.
• Nhiệm vụ:
 Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của
nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ
chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất
lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
 Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

 Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng
cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương
pháp tự học của học sinh;
 Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự
kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh;
thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền
và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi
trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

trong dạy học và giáo dục học sinh;
 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.3.2. Giáo viên chủ nhiệm
• Chức năng:
 Là người trực tiếp thực hiện việc truyền đạt các chủ trương, biện pháp giáo dục
của nhà trường trong học tập, kỉ luật, phong trào… đối với học sinh.
 Là trợ lí cho ban giám hiệu trong công việc trực tiếp tiếp xúc với PHHS, với học
sinh trong mọi liên lạc giữa nhà trường và gia đình.
• Nhiệm vụ:
 Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp giáo dục
sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.
 Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với GVBM, Đoàn

TNCS HCM, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo
dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
TRANG 19


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

 Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học. Đề nghi khen
thưởng và kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải
kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm, phải ở lại lớp. Hoàn chỉnh việc

ghi điểm vào sổ GTGĐ, học bạ của lớp mình.
 Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
2.4.
HỒ SƠ HỌC SINH
- Học bạ
- Phiếu liên lạc
- Bằng tốt nghiệp THCS
- Giấy khai sinh
- Sơ yếu lí lịch
- Sổ điểm danh
- Sổ thi đua
- Thẻ học sinh

- Sổ đầu bài
- Sổ điểm lớp
- Sổ chủ nhiệm
- Sổ GTGD
2.5.
ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA VÀ PHÂN LOẠI HỌC SINH
QUY CHẾ
Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở (THCS)
và học sinh trung học phổ thông (THPT) bao gồm đánh giá, xếp loại hạnh kiểm;
đánh giá, xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại; trách nhiệm của
giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.
2. Quy chế này áp dụng đối với học sinh các trường THCS; trường THPT (bao
gồm cả trường THPT chuyên, khối THPT chuyên của cơ sở giáo dục đại học);
cấp THCS, cấp THPT trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Điều 2. Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại
1. Đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đổi với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi
năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập để không ngừng tiến bộ.
2. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh được dựa trên cơ
TRANG 20



BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

sở sau đây:
a) Mục tiêu giáo dục của cấp học;
b) Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học;
c) Điều lệ nhà trường;
d) Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
3. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính

xác, công bằng, công khai, đúng chất lượng; tuy không căn cứ kết quả xếp loại
học lực để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hoặc ngược lại nhưng cần chú ý đến tác
động qua lại giữa hạnh kiểm và học lực.
Chương II: ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại hạnh kiểm
1. Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ
và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè
và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao
động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện thân
thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
2. Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (viết tắt: T), khá (viết tắt: K), trung bình
(viết tắt: Tb), yếu (viết tắt: Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Việc xếp loại

hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2.
Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
1. Loại tốt:
a) Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà
trường; thương yêu và giúp đỡ che em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn
kết với các bạn, được các bạn tin yêu;
b) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản
dị,
khiêm tốn;
c) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập;
d) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định
về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng

chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử;
TRANG 21


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục,
các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt
động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ

Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình.
2. Loại khá: thực hiện được những quy định tại khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt
đến mức của loại tốt; đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô
giáo và các bạn góp ý.
3. Loại trung bình: có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại
khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở,
giáo dục đã tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
4. Loại yếu: nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực
hiện quy định tại khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân
viên nhà trường;

c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử;
d) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau, gây
rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội;
đ) Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy, vũ khí, chất nổ, chất độc hại;
lưu hành văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy hoặc tham gia tệ nạn xã hội.
Chương III: ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC
Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại học lực
1. Căn cứ đánh giá học lực của học sinh:
a) Hoàn thành chương trình các môn học trong Kế hoạch giáo dục của cấp
THCS, cấp THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra;
2. Học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại

trung bình (viết tắt: Tb), loại yếu (viết tắt: Y), loại kém (viết là: kém).
Điều 6. Hình thức đánh giá, các điểm trung bình và thang điểm
1. Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình:
TRANG 22


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG

a) Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra;
b) Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau một

học kỳ, một năm học.
2. Cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, nếu sử dụng thang điểm
khác thì phải quy đổi về thang điểm này khi ghi kết quả đánh giá, xếp loại .
Điều 7. Hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra
1. Hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và
kiểm tra thực hành.
2. Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết;
kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực
hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
3. Hệ số điểm kiểm tra:

a) Hệ số 1: điểm kiểm tra thường xuyên;
b) Hệ số 2: điểm kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên;
c) Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ.
Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm
1. Số lần KTđk được quy định trong phân phối chương trình từng môn học, bao
gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx: trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn
học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn, như sau:
a) Môn học có từ 1 tiết trở xuống trong 1 tuần: ít nhất 2 lần;
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết trong 1 tuần: ít nhất 3 lần;
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên trong 1 tuần: ít nhất 4 lần.
3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: ngoài số lần kiểm tra quy định tại khoản

1, khoản.2 Điều này, hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một
số bài kiểm tra cho môn chuyên.
4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên; điểm KTtx
theo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk được lấy
đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.
TRANG 23


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

LÊ THỊ THÙY TRANG


5. Những học sinh không có đủ số bài kiểm tra theo quy định thì phải được kiểm
tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời
lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù thì
bị điểm 0. Thời điểm tiến hành kiểm tra bù được quy định như sau:
a) Nếu thiếu bài KTtx môn nào thì giáo viên môn học đó phải bố trí cho học sinh
kiểm tra bù kịp thời;
b) Nếu thiếu bài kiểm tra viết, bài kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên của môn
học ở học kỳ nào thì kiểm tra bù trước khi kiểm tra học kỳ môn học đó;
c) Nếu thiếu bài KThk của học kỳ nào thì tiến hành kiểm tra bù ngay sau khi
kiểm tra học kỳ đó.
Điều 9. Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ
và cả năm học

1. Đối với THCS:
a) Hệ số 2: môn Toán, môn Ngữ văn;
b) Hệ số 1: các môn còn lại.
2. Đối với THPT:
a) Ban Khoa học tự nhiên (KHTN):
- Hệ số 2: các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học;
- Hệ số 1: các môn còn lại.
b) Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH-NV):
- Hệ số 2: các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ thứ nhất;
- Hệ số 1: các môn còn lại.
c) Ban Cơ bản:
- Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:

Nếu học 3 hoặc 2 môn học nâng cao (học theo sách giáo khoa nâng cao hoặc theo
sách giáo khoa biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự chọn nâng
cao của môn học đó) thì tính cho cả 3 hoặc 2 môn học nâng cao đó;
Nếu chỉ học 1 môn nâng cao là Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho môn còn lại
trong 2 môn Toán, Ngữ văn; nếu học 1 môn nâng cao mà môn đó không phải là
Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn;
Nếu không học môn nâng cao nào thì tính cho 2 môn Toán và Ngữ văn.
TRANG 24


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC


LÊ THỊ THÙY TRANG

- Hệ số 1: các môn còn lại.
3. Đối với học sinh THPT chuyên:
a) Hệ số 3: môn chuyên;
b) Hệ số 2: nếu học ban KHTN và ban KHXH-NV thì tính cho các môn học nâng
cao, trừ môn chuyên; nếu học ban Cơ bản thì thực hiện theo quy định tại điểm c
khoản 2 Điều này, trừ môn chuyên;
c) Hệ số 1: các môn còn lại.
4. Đối với học sinh THPT kỹ thuật, điểm hệ số 2: các môn Toán, Kỹ thuật nghề;
điểm hệ số 1: các môn còn lại.
Điều 10. Kiểm tra, cho điểm môn học tự chọn và chủ để tự chọn thuộc các môn

học
1. Môn học tự chọn: việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học và
tham gia tính điểm trung bình các môn học đối với môn học tự chọn thực hiện
như môn học khác.
2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học:
a) Các loại chủ đề tự chọn của môn nào thì kiểm tra và cho điểm trong quá trình
học tập môn đó;
b) Điểm kiểm tra các loại chủ đề tự chọn của môn học nào thì tham gia tính điểm
trung bình của môn học đó.
Điều 11. Điểm trung bình môn học
1. Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài
KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điều 7 của Quy chế này:

ĐTBmhk = ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk
----------------------------------------------Tổng các hệ số
2. Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI
với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2:
ĐTBmcn = ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII
----------------------------------------------Điều 12. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung
TRANG 25


×