Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Trần thị dinh 58494 BTL KTNT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.48 KB, 27 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

TÊN ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2010-2015.

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ DINH
MÃ SINH VIÊN

: 58494

Hải Phòng, ngày 17 tháng 12 năm 2016


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TRONG ĐỀ TÀI

STT

CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

1

RSS


Rubber Smoke Sheet

2

ISO

International Standards Organization

3

SVR

Standard Vietnamese. Rubber

4

IRS

International Rubber Study Group

5

ANRPC

Association of Natural Rubber Producing
Countries

6

VRG


Vietnam Rubber Group

7

VRA

Vietnam Rubber Association


DANH MỤC BẢNG BIỂU

SỐ BẢNG
1

TÊN BẢNG
Bảng 1.2.2.1. Số liệu thống kê của các nước tính
đến cuối năm 2011

TRANG
7


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TRONG ĐỀ TÀI

SỐ HÌNH
Hình 1.2.1.1
Hình 1.2.1.2
Hình 2.1.1.1.1
Hình 2.1.1.2.1

Hình 2.1.2.1
Hình 2.2.1.1
Hình 2.2.1.2
Hình 2.2.1.3
Hình 2.2.2.1
Hình 2.2.2.2
Hình 2.2.2.3
Hình 2.2.3.1
Hình 2.2.3.1.1
Hình 2.2.3.2.1
Hình 2.2.3.3.1
Hình 2.2.5.1

TÊN HÌNH
TRANG
Biểu đồ sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su
năm 2014.
5
Biểu đồ sản lượng khai thác cao su các nước giai 5
đoạn 2010-2015.
Biểu đồ sản lượng và năng suất khai thác cao su
giai đoạn 2010-2015
Biểu đồ tổng diện tích gieo trồng cao su và diện
tích cao su cho mủ 2010-2015.
Biểu đồ sản lượng khai thác và tiêu dùng cao su
trong nước 2010-2015.
Biểu đồ sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su
Việt Nam giai đoạn 2010-2015.
Biểu đồ sản lượng và kim ngạch nhập khẩu cao su
Việt Nam của các nước năm 2012.

Biểu đồ sản lượng và kim ngạch nhập khẩu cao su
Việt Nam của các nước năm 2013.
Biểu đồ cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2011-2013.
Biểu đồ sản lượng sản phẩm cao su nhập khẩu
của các nước năm 2012.
Biểu đồ sản lượng sản phẩm cao su nhập khẩu của
các nước năm 2014.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su các nước qua
các năm.
Biểu đồ Sản lượng và giá trị cao su xuất khẩu của
Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010-2015.
Biểu đồ sản lượng và giá trị xuất khẩu cao su sang
Malaysia giai đoạn 2010-2015.
Biểu đồ sản lượng và trị giá cao su xuất khẩu của
Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2010-2015.
Biến động giá bình quân của các loại cao su giai
đoạn 2010-2015.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1.

Vũ Thành Minh(2010), “Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu ngành cao su Việt Nam”,Nhà

2.

xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
Nguyễn Lan Phương, Trịnh Xuân Anh, Trần Thảo Hà, (2013), “ Biện pháp thúc đẩy ngành


3.

cao su Việt Nam”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
Trần Ngọc Hà (2012), “Đẩy mạnh hoạt động khai thác và nhập khẩu cao su Việt Nam”,

4.

Thời báo tài chính Việt Nam, số 165-166 số cuối tháng 3-4/2012
Nguyễn Minh Hải (2014), “ Báo cáo tổng kết ngành cao su Việt nam”,Báo Dân trí Việt

5.

Nam, số 132-133 số đầu tháng 5-6/2014.
Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hữu Khải, Trần Minh Ngọc (2010), “Giáo trình Kinh tế quốc
tế”, Nhà xuất bản Giáo dục”
6.


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối
với mọi quốc gia cho dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Đối với một
quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa
chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình,
Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định “coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là
trọng điểm của kinh tế đối ngoại” và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn

phải thực hiện.
Xuất khẩu cao su đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, khối lượng và
kim ngạch tăng nhanh, đem về một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước,
đứng thứ 3 trong xuất khẩu hàng Nông sản sau gạo và cà phê. Với nền tảng đó, Việt
Nam đã trở thành nước đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu cao su. Vậy vấn đề đặt ra
là làm thế nào có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế và thúc
đẩy các lợi thế cho các hoạt động xuất khẩu cao su hiện nay.
Chính vì thế, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã chọn đề tài “ Tình
hình xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015”. Mục đích của đề
tài là nhằm tìm hiểu tính hình xuất khẩu cao su của nước ta trong thời gian trên.
Với mục đích như vậy, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1 : Tổng quan về cao su và vị thế của cao su Việt Nam.
Chương 2 : Tình tình sản xuất và xuất khẩu cao su.
Chương 3 : Phân tích SWTO đối với ngành cao su Việt Nam
Do còn nhiều hạn chế trong kiến thức của bản thân nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để bài
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Đỗ Thành
Luân đã giúp em hoàn thành đề tài này.
7


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU VÀ VỊ THẾ CỦA CAO SU VIỆT
NAM.
1.1.

Giới thiệu về cây cao su và sản phẩm từ cao su.

1.1.1.


Đặc tính sinh học của cây cao su

Cây cao su có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Nam Mỹ, là một trong những
cây công nghiệp có giá trị cao hiện nay. Chất nhựa của cây (latex) còn được gọi là
mủ, là nguồn sản phẩm chủ lực để sản xuất ra các sản phẩm cao su tự nhiên.
Cây cao su có vòng đời khoảng 26-30 năm, được chia làm 2 thời kỳ : Thời
kỳ kiến thiết cơ bản : tính từ khi bắt đầu trồng đến khi cây được khoảng 5-7 tuổi là
thời gian có thể bắt đầu đưa vào khai thác cạo lấy nhựa, tùy theo điều kiện chăm
sóc. Thời kỳ kinh doanh : khoảng thời gian còn lại của cây, bước vào khai thác và
thanh lý cây gỗ khi sản lượng cao su giảm.
Đặc tính sinh học chuyên biệt và đòi hỏi kỹ thuận chăm sóc cây cao su chỉ
trồng được ở vùng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình từ 22oC đến 30oC ( tốt nhất ở
26c điến 28C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2000mm) nhưng không chịu được sự úng
nước và gió. Nhiệt độ quá thấp có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây
trong khi nhiệt độ quá cao trên 30oC sẽ làm cho mủ chóng đông hoặc đông ngay
trên miệng cạo, gây hiện tượng khô mủ.
Về đất đai, cây cao su có thể trồng trên 3 loại đất là đất đỏ bazan, đất xám
Potzon trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch. Đất trồng cao su phải có độ sâu tầng
mặt trên 1m vì rễ cây cao su không thể xuyên qua tầng đá ong, không xuyên qua
mực nước ngầm và tầng đá nhẹ.
1.1.2.

Phân loại cao su.

Cao su là một loại vật liệu polime vừa có độ bền cơ học cao và khả năng biến
dạng đàn hồi lớn.
Có 2 loại cao su : Cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.

8



-

Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được sản xuất trực tiếp từ mủ
cây cao su.

-

Cao su tổng hợp là những vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, do con người
điều chế từ các chất hữu cơ đơn giản, thường bằng phản ứng trùng hợp. Cao su tổng
hợp là một sản phẩm từ quá trình craking dầu mỏ, do đó,giá cả cao su tổng hợp phụ
thuộc rất nhiều vào giá dầu mỏ.
Theo hệ thống phân loại , cao su tự nhiên được chia thành các phân nhóm
chủ yếu sau:

-

4001.10 : Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa, được sử dụng để sản xuất
bao tay, bong bóng,…
Mủ tờ xông khói : Người trồng cao su có thể sản xuất USS bằng cách cô
đọng mủ cao su, kéo thành tấm và cuộn tròn lại sau khi đã được làm khô ngoài
không khí.

-

4001.21 : Cao su xông khói là một dạng mủ cao su được sấy khô bằng khói hoặc
nhiệt độ dưới dạng tấm, thường gặp các loại như RSS1, RSS2,…RSS6. Cao su tấm
xông khói có độ bền cao, thích hợp cho việc sản xuất lốp xe, phà cho xe tăng và
các sản phẩm công nghiệp khác.


-

4001.22 : Cao su tự nhiên định chuẩn kỹ thuật được phân loại theo tiêu chuẩn cao
su của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO.

-

4001.29 : Các loại như :



Cao su tấm khô bề ngoài trông giống cao su tấm xông khói nhưng sáng hơn do
không qua xông khói. Cao su được sản xuất trong nhà máy nhỏ sử dụng mủ cao su
tươi mua của nông dân. Thị trường nhỏ vì loại cao su này chỉ dành cho công nghệ
sử dụng cuối cùng trong sản xuất các loại sản phẩm cao su có mầu.



Váng xốp là sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất mủ cao su.



Cao su Crepe là mủ caosu dạng lỏng, được tẩy trắng, được nghiền nhiều lần, được
làm khô nhờ nhiệt độ tự nhiên. Cao su Crepe được dùng để sản xuất các dụng cụ y
tế, giày dép và bất cứ sản phẩm nào đòi hỏi những đặc tính như sáng màu, nhẹ, độ
co giãn tốt.

9





Mủ latex li tâm : Mủ cô đặc được làm từ mủ tươi sử dụng công nghệ li tâm. Mủ cô
đặc được sử dụng sản xuất các đồ dùng ngâm nước.



Cao su miếng vụn

-

4001.30 : Nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa cây họ sacolasea và
các loại nhựa thiên nhiên tương tự.

-

SVR : Cao su tiêu chuẩn Việt Nam, có các loại SVR3L, SVR5L, SVR10L.
SVR20L, SRV50, SRV60.
Sau khi khai thác, mủ cao su tươi có thể được bán trực tiếp cho nhà má chế
biến. Giá trị được tính theo hàm lượng cao su khô của mủ tươi. Vì thế, việc bán cao
su tươi yêu cầu phải xác định DRC. DRC bị ảnh hưởng bởi giống cây, tuổi cây và
thời gian thu hoạch trong năm.
Thời gian khai thác của cây cao su thường từ 18 đến hơn 20 năm. Độ tuổi có
thể bắt đầu khai thác là từ 5-7 năm tùy vào công tác chăm sóc và giống cây.
1.1.3.

Ứng dụng của cao su thiên nhiên.

Cao su thiên nhiên được chế biến thành mủ nước latex hoặc mủ cao su khô

phụ thuộc vào ứng dụng của nó. Mủ nước latex có thể dùng trong sản xuất những
sản phẩm có hàm lượng cao su cao như găng tay y tế, cao su trong tiêu dùng. Nhóm
này gồm các nhóm nhỏ như mủ tờ xông khói , cao su thiên nhiên kỹ thuật đặc thù
của từng nước, thường được chế biến dưới dạng khối như ( tiêu chuẩn Thái Lan,
SRV – tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Malaysia).
Theo báo cáo của Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) khoảng 60% 65% cao su thiên nhiên được sử dụng trong công nghiệp sản xuất lốp xe, còn lại là
các sản phẩm khác như ống cao su và băng tải (8%), linh kiện cao su ( 7%), sản
phẩm y tế và găng tay (6%) còn lại là 9% là cho các nhu cầu khác,
Ngành cao su thiên nhiên là một ngành đầu tư dài hạn. Theo thống kê đến
cuối năm 2011, tổng diện tích cao su thiên nhiên trên thế giới đạt 11,84 triệu ha.
Châu Á chiếm 92,42%, Châu Mỹ chiếm 5,14% và 2,44% thuộc về Châu Phi.

10


1.2.

Vị thế của cây cao su

1.2.1 Sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su của các nước.
Tính đến cuối năm 2014, cao su là một trong 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu
lớn nhất đưa Việt Nam xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu cao su sau Thái Lan,
Indonesia và Malaysia, chiếm thị phần 9,1%. Tính riêng 4 nước Thái Lan,
Indonesia, Malaysia và Việt Nam đã chiếm đến 87,3% tổng kim ngạch xuất khẩu
cao su của thế giới.
Hình 1.2.1.1. Biểu đồ sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su năm 2014.

Nguồn : Tổng cục Hải Quan
Thêm vào đó, 4 quốc gia này cũng chiếm đến 74,1% tổng sản lượng sản xuất
cao su toàn cầu, trong đó Thái Lan ( 3,31 triệu tấn), Indonesia ( 2,96 triệu tấn),

Malaysia ( 0,99 triệu tấn) và Việt Nam ( 0,81 triệu tấn). Sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu tăng bình quân lần lượt là 9,8%/năm và 8,2%/năm trong giai đoạn 2010
-2015. Khoảng 82% sản lượng khai thác được đều được dùng để xuất khẩu.
Hình 1.2.1.2. Biểu đồ sản lượng khai thác cao su các nước giai đoạn 2010-2015.
Nguồn : Tổng cục Hải Quan
1.2.2 Diện tích rừng cao su của các nước.
Trong 2 năm trở lại đây Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về diện
tích trồng cao su, cụ thể năm 2012 diện tích cao su các nước như sau : Thái Lan
( 2,756 triệu ha), Indonesia ( 3,456 triệu ha), Trung Quốc ( 1,07 triệu ha), Malaysia
(1,048 triệu ha), Việt Nam ( 0,91 triệu ha), Ấn Độ ( 0,737 triệu ha).
Kết thúc năm 2012, theo thống kê từ Hiệp hội các quốc gia trồng cao su thế
giới ( ANRPC) và Tập đoàn VRG thì Việt Nam xếp hạng thứ 5 trên thế giới về sản
lượng khai thác cao su tự nhiên, với sản lượng đạt 863,600 tấn. Bên cạnh đó, Việt
Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng sản lượng và diện tích đạt mức cao nhất trên
thế giới, cụ thể tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2012, về sản lượng đạt mức
9,5%/năm và diện tích đạt 6,8%/năm. Theo số liệu cuối năm 2012 sản lượng khai

11


thác của các nước như sau : Thái lan ( 3,5 triệu tấn), Indonesia (3,0 triệu tấn),
Malaysia (0,95 triệu tấn), Việt Nam ( 0,86 triệu tấn) và Ấn Độ (0,904 triệu tấn).

Bảng 1.2.2.1. Số liệu thống kê của các nước tính đến cuối năm 2011
Thái Lan

Indonesi
a
Diện tích (ha)
3,051,000 2,964,00

0
Sản lượng khai 3,313,000 2,964,00
thác
0
(tấn)
Năng suất bình 1.705
0.87
quân
(tấn/ha)

Malaysia

Việt
Nam
834,00
0
812,00
0

Ấn độ

1,000,00
0
996,000

Trung
Quốc
1,030,90
0
707,000


1.45

1.18

1.72

1.78

711,560
902,000

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Xét về sản lượng khai thác, Việt Nam vẫn thấp hơn so với bốn cường quốc
trên. Nhưng xét về năng suất khai thác, Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới, năm
2011 đạt 1,72 tấn/ha, đứng đầu là Trung Quốc là 1,82 tấn/ha. Bình quân trong 5 năm
trở lại đây năng suất của Việt Nam đạt 1,70 tấn/ha, trong khi đó ở Trung Quốc đạt
1,72 tấn/ha, Thái Lan đạt 1,58 tấn/ha, Indonesia đat 1 tấn/ha và Malaysia đạt 1,36
tấn/ha.
Trong 4 nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới xét trong giai
đoạn 2010 -2015, Việt Nam và Malaysia là 2 nước có mức tăng trưởng cao trong
giá trị xuất khẩu, cụ thể : Malaysia đạt 12,1%/năm, Việt Nam đạt 7,5%/năm , đối
với Thái Lan là 2,8%/năm và Indonesia chỉ đạt 0,3%/năm.

12


CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU.
2.1.


Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước.

2.1.1.

Tình hình sản xuất trong nước

2.1.1.1.

Sản lượng và năng suất khai thác cao su.

Tính đến năm 2015, sản lượng cao su khai thác của Việt Nam đạt 934000
tấn, tăng 24,2% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng khai thác
cả giai đoạn 2010-2015 đạt 9,5%.
Hình 2.1.1.1.1. Biểu đồ sản lượng và năng suất khai thác cao su giai đoạn
2010-2015

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Đến năm 2015 năng suất cao su Việt Nam là 1,72 tấn/ha. Đây là mức năng
suất cao nhất kể từ năm 2000 đến nay. Mức năng suất này giữ ổn định trong 5 năm
trở lại đây. Đây là mức năng suất cao thứ 2 thế giới sau Ấn Độ là 1,82 tấn/ha, tương
đương mức của Thái Lan ( 1,72 tấn/ha); vượt xa so với mức trung bình của thế giới
( 1,14 tấn/ha) và cao hơn cả 2 cường quốc sản xuất cao su thiên nhiên như Malaysia
( xấp xỉ 1,47 tấn/ha) và Indonesia (1,16 tấn/ha)
Xét các vùng trọng điểm, Tây Ninh là vùng đạt năng suất cao nhất cả
nước với 2,10 tấn /ha, kế đến là Bình Phước đạt 1,98 tấn/ha, Bình Dương đạt 1,85
tấn/ha
2.1.1.2.

Diện tích gieo trồng cao su


Giai đoạn 2010 – 2015 : tổng diện tích gieo trồng cây cao su trong nước có
xu hướng tăng từ mức 439,1 nghìn ha năm 2015 lên mức 876,5 nghìn ha năm 2015,
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm.
Mở rộng diện tích gieo trồng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển ngành
công nghiệp nuôi trồng và khai thác cao su thiên nhiên. Hiện nay, trong tổng diện
tích gieo trồng cao su thì các vùng trồng rừng cao su tập trung lớn nhất tại Việt
Nam được phân bổ như sau:
13


Đông Nam Bộ : chiếm 45% diện tích
Tây Nguyên : chiếm 30% diện tích
Bắc Trung Bộ : chiếm 11% diện tích
Tây Bắc : chiếm khoảng 6% diện tích
Duyên Hải Nam Trung Bộ : chiếm 8% diện tích.
Hình 2.1.1.2.1. Biểu đồ tổng diện tích gieo trồng cao su và diện tích cao su
cho mủ 2010-2015.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Ngoài diện tích gieo trồng trong nước thì trong những năm qua nhiều doanh
nghiệp trong ngành cao su Việt Nam cũng đã phát triển các rừng cao su tự nhiên
trên đất các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia và tổng diện tích gieo trồng
tại 2 nước bằng khoảng hơn 10% diện tích tại Việt Nam.
2.1.1.3.

Diện tích cho sản phẩm cao su hàng năm

Giai đoạn 2010 – 2015 : diện tích rừng cao su cho sản phẩm có xu hướng
tăng từ mức 399,1 nghìn ha năm 2010 lên mức 538,7 nghìn ha năm 2015 đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân 6,1%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng

(10,4%/năm).
Với thực tế đó thì tỷ trọng diện tích cho sản phẩm trên tổng diện tích gieo
trồng trong giai đoạn 2010 – 2015 có xu hướng giảm từ mức 67,9% năm 2010
xuống mức 55,6% năm 2015.
Điều này cũng cho thấy tiềm năng tăng trưởng sản lượng khai thác cao su
của ngành cao su Việt Nam trong những năm tới là khá tốt khi các diện tích gieo
trồng chuyển sang giai đoạn khai thác và cho sản phẩm.
2.1.2.

Tình hình tiêu thụ trong nước

Tổng sản lượng cao su khai thác trong nước được sử dụng cho các nhu cầu
tiêu thụ chính như sau :
Phần lớn nhằm mục đích xuất khẩu.
Phần nhỏ còn lại được cung cấp cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước.

14


Giai đoạn 2008-2012: sản lượng khai thác tăng từ 711 nghìn tấn năm 2009
lên 915 nghìn tấn năm 2013, trong khi đó sản lượng xuất khẩu tăng từ 731 nghìn tấn
năm 2009 lên 1075 nghìn tấn năm 2013. Như vậy, sản lượng xuất khẩu còn hơn cả
sản lượng sản xuất cao su trong nước.
Thực tế ghi nhận khoảng 10%-12% tổng sản lượng cao su khai thác trong
nước là được tiêu thụ trong nước, như vậy để bù đắp cho sản lượng xuất khẩu thì
một phần sản lượng cao su nhập khẩu sẽ được tái xuất sau khi đã trải qua công đoạn
chế biến ban đầu.
Đây là thực tế không bất ngờ khi nhiều doanh nghiệp trong nước đã phát
triển các rừng cao su ở Campuchia, Lào, Myanmar,…


Hình 2.1.2.1. Biểu đồ sản lượng khai thác và tiêu dùng cao su trong nước
2010-2015.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Giai đoạn 2010-2015 : trong tổng sản lượng cao su khai thác và nhập khẩu
thì chiếm tỷ trọng lớn là để xuất khẩu, còn lại là phục vụ tiêu thụ trong nước, cụ thể:
• Mục đích xuất khẩu chiếm tỷ trọng từ 69,6% - 87,8% tổng sản lượng cao su khai
thác và nhập khẩu.
• Mục đich tiêu thụ trong nước chiếm tỷ trọng từ 12,2% - 30,4% tổng sản lượng cao
su khai thác và nhập khẩu.
Trong giai đoạn 2010-2015, tốc dộ tăng trưởng bình quân tiêu thụ cao su tự
nhiên của Việt Nam đạt 11%/năm, mức tiêu thụ bình quân khoảng 132000 tấn/năm,
tỷ lệ tiêu thụ/khai thác bình quân khoảng 17-18%.Cụ thể, năm 2010 đạt 260000 tấn
và đến năm 2015 đã tăng lên mức 185000 tấn.
Cao su thiên nhiên tại Việt nam chủ yếu dùng cho sản xuất săm lốp, găng tay
y tế, gối nệm,…Ngoài ra, tiêu thụ cao su thiên nhiên tại Việt Nam được đóng góp
một phần không nhỏ từ hoạt động tạm nhập nguyên liệu để tái xuất.

15


Tiêu thụ cao su trong nước chỉ đạt tỷ lệ thấp là do quy mô sản xuất trong
nước chưa cao, các doanh nghiệp sản xuất cao su trong nước chú trọng xuất khẩu
nhằm đẩy hiệu quả và mức lợi nhuận cao hơn. Việc tiêu thụ hiện nay phần lớn được
thể hiện thông qua hình thức mua/bán giữa các doanh nghiệp sản xuất cao su thiên
nhiên với các công ty thương mai trong nước, sau đó các công ty này cũng chuyển
sang xuất khẩu. Thực tế trong cơ cấu tiêu thụ của các doanh nghiệp niêm yết thi có
từ 40-50% tiêu thụ trong nước, nhưng hầu hết lượng hàng này đều được xuất khẩu
ra nước ngoài thông qua các công ty thương mai. Vì vậy, xét về thực chất nguồn
cung cao su thiên nhiên vượt xa so với nhu cầu tiêu thụ trong nước. tương ứng gấp

5-6 lần mức bình quân 3 năm gần nhất.
Những năm gần đây các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh
nghiệp săm lốp trong nước tăng cường đầu tư và mở rộng sản xuất như Cao su Đà
Nẵng và Cao su Miền Nam xây dựng nhà máy lốp Radial (lốp toàn thép dùng cho
xe tải nặng ) công suất tương ứng là 600000 lốp/năm và 1 triệu lốp/năm;
Bridgestone cũng xây dựng 1 nhà máy lốp Radial cho xe chở khách tại Việt Nam
với công suất hơn 8,6 triệu lốp/năm hướng đến thị trường mục tieu là Châu Âu, Bắc
Mỹ, Nhật Bản. Những kế hoạch mở rộng này sẽ giúp mức tiêu thụ thực cao su thiên
nhiên tại thị trường nội địa sẽ tăng trưởng tốt trong những năm tới.
2.2.

Tình hình xuất khẩu cao su .

2.2.1.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Từ năm 2010 -2015 : sản lượng xuất khẩu cao su có xu hướng tăng từ 760
nghìn tấn năm 2010 lên mức 1,6 triệu tấn năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 10,6%/năm.

Hình 2.2.1.1. Biểu đồ sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam
giai đoạn 2010-2015.
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

16


Từ năm 2010-2015: giá trị xuất khẩu cao su có xu hướng tăng từ mức 1,2269
triệu USD năm 2010 lên mức 2,4921 triệu USD năm 2013, đạt tốc độ tăng trưởng

bình quân 26,4%/năm
Năm 2012 sản lượng xuất khẩu cao su ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất
trong 5 năm gần đây khi đạt 25,3%. Đây là một thành tích đáng khích lệ trong bối
cảnh kinh tế Việt Nam năm 2012 gặp rất nhiều khó khăn. Việc ngành cao su nổi
tiếng và hoạt động xuất khẩu của toàn nền kinh tế nói chung đã đóng góp lớn vào
kết quả xuất siêu của hoạt động xuất nhập khẩu 2012.
Có được kết quả này là nhờ tốc độ tăng trưởng cao 94,7% trong năm 2010,
các năm sau đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã chậm lại, năm 2011 tăng trưởng
35,4% và năm 2012 ghi nhận mức giảm 11,6%, năm 2013 giảm 12,9%.

Hình 2.2.1.2. Biểu đồ sản lượng và kim ngạch nhập khẩu cao su Việt Nam
của các nước năm 2012.
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Trong năm 2012 các thị trường xuất khẩu chính của ngành cao su Việt Nam
là Trung Quốc, Malaisia, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, cụ thể: Giá trị xuất khẩu vào
thị trường Trung Quốc đạt 1,325 triệu USD (46,4%), Malaisia đạt 564,1 triệu USD
(19,7%), Ấn Độ đạt 211,6 triệu USD ( 7,4%), Đài Loan đạt 123,5 triệu USD( 4,3%),
Hàn Quốc đạt 112,4 triệu USD ( 3,9%).
Tổng giá trị xuất khẩu sang các thị trường này đạt 2,338 triệu USD, chiếm tỷ
trọng 81,8% tổng giá trị xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam.

17


Hình 2.2.1.3.Biểu đồ sản lượng và kim ngạch nhập khẩu cao su Việt Nam
của các nước năm 2013.
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Năm 2010 ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao 65,9% , những năm sau đó tăng
trưởng đã chậm lại, 2011 tăng 16,1%, năm 2012 tăng 4,5%, năm 2013 tăng 8%,
năm 2013 tăng 9 %, năm 2015 tăng 11%.

Ngoài hoạt động xuất khẩu trực tiếp cao su thiên nhiên thì Việt Nam còn xuất
khẩu một số sản phẩm khác có nguồn gốc từ cao su.
2.2.2.

Cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu

Trong cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu của Việt Nam, SVR3L là chủng loại
được xuất khẩu nhiều nhất chiếm tỷ trọng 43,4% và SVR10 là chủng loại có lượng
xuất khẩu trong 8 tháng năm 2013 lớn thứ 2 chiếm tỷ trọng 23,3% tổng lượng xuất
khẩu. Các chủng loại RSS3; SVRCV60, SVRCV50. Latex có sản lượng và kim
ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2012.
Chủng loại cao su SVR3L vẫn là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất trong
năm 2013. SVR3L là loại cao su khối rất phổ biến trong cao su sơ chế, có chất
lượng cao và được xuất khẩu đi 44 thị trường so với 53 thị trường năm 2012.
Lượng xuất khẩu vẫn tăng so với năm 2012 nhưng kim ngạch lại suy giảm do giá
bán chưa có dấu hiệu hồi phục. Tổng lượng cao su SVR3L xuất khẩu trong 8 tháng
đầu năm 2013 đạt 266,78 nghìn tấn, trị giá 689,1 triệu USD, tăng 6,53% về lượng
nhưng giảm 13,53% về trị giá so với cùng kỳ 2012.
Hình 2.2.2.1.Biểu đồ cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu của Việt Nam giai
đoạn 2011-2013.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su SVR3L nhiều nhất của Việt Nam
trong 8 tháng đầu năm 2013 với 183,57 nghìn tấn tăng 10,1% so với cùng kỳ năm
trước. Lượng xuất khẩu cao su tới Ấn Độ, Mỹ, Tây Ban Nha,… trong giai đoạn này
cũng tăng lần lượt 60%; 40,3% và 14,8% lên mức 28,6 nghìn tấn; 4,75 nghìn tấn và
18



2,92 nghìn tấn. Tuy nhiên, ngoại trừ Ấn Độ có mức tăng đáng kể về kim ngạch với
26,3 % giá trị xuất khẩu cao su sang các quốc gia khác đều sụt giảm do giá bán cao
su giảm.
Hình 2.2.2.2. Biểu đồ sản lượng sản phẩm cao su nhập khẩu của các nước
năm 2012.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Malaysia cũng là thị trường nhập khẩu cao su SVR10 lớn nhất của Việt Nam.
Tình hình xuất khẩu SVR10 cũng gặp tình trạng tương tự khi đạt được tăng trưởng
23,79% về lượng đạt mức 143,23 nghìn tấn, trị giá 347,94 triệu USD, nhưng giảm
2,96% về kim ngạch. 8 tháng đầu năm 2013, SVR10 xuất khẩu sang Malaysia có
sự tăng trưởng mạnh mẽ là 73,7 % về lượng ( đạt mức 87,68 nghìn tấn) và 37,58%
về trị giá ( đạt mức 206,21 triệu USD) so với cùng kỳ.

Hình 2.2.2.3. Biểu đồ sản lượng sản phẩm cao su nhập khẩu của các nước
năm 2014.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Hoạt động nhập khẩu cao su của Malaysia trở nên sôi động trong thời gian
gần đây khi nền công nghiệp nước này phát triển nhanh khiến nhu cầu vượt sản
lượng nội địa, trong khi bị tác động bởi chính sách hạn chế cao su và chuyển sang
trồng cọ dầu. Ngoài ra, Malaysia đẩy mạnh nhập khẩu để sản xuất cao su compound
(95% cao su thiên nhiên và 5% cao su nhân tạo) và xuất chính ngạch sang thị
trường Trung Quốc với mức thuế nhập khẩu 0%.
2.2.3.

Cơ cấu thị trường cao su xuất khẩu

Việt Nam hiện đã xuất khẩu sang hơn 73 thị trường trên thế giới. Về thị
trường xuất khẩu, Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là 3 thị trường xuất khẩu lớn

19


nhất của Việt Nam trong 3 năm gần đây. Ba thị trường trên chiếm 73,9% tổng trị giá
xuất khẩu cao su của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2013.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là cơ cấu thị trường xuất khẩu đã chuyển dịch
đáng kể khi tỷ trọng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc giảm mạnh từ 62% năm
2011 xuống 48% năm 2012 và trong 10 tháng 2013 chỉ còn chiếm 44%, đạt 376 tấn,
trị giá 850 triệu USD.
Hình 2.2.3.1.Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su các nước qua các năm.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
2.2.3.1.

Thị trường xuất khẩu Trung Quốc.

Theo số liệu từ năm 2010 đến 2013, tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu
sang Trung Quốc đang tăng chậm lại từ 22,63% giai đoạn 2011-2012, đã giảm
xuống còn 13,36% giai đoạn 2012-2013. Năm 2011, sản lượng cao su thiên nhiên
xuất qua thị trường này đạt 502 nghìn tấn, trị giá 1,9 tỷ USD tăng 8,7% về lượng và
41,6% về giá trị so với năm 2010 , trong đó có 56,6% là xuất khẩu theo đường tiểu
ngạch.
Hình 2.2.3.1.1 Biểu đồ Sản lượng và giá trị cao su xuất khẩu của Việt Nam
sang Trung Quốc giai đoạn 2010-2015.

Nguồn : Tổng Cục Hải Quan
Mặc dù Trung Quốc là thị trường lớn và tiềm năng cao trong hiện tại và
tương lại, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu để giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này nhằm hạn chế
rủi ro về biến động giá và đơn hàng xuất khẩu. Đây là hướng đi có lơn cho các

doanh nghiệp xuất khẩu cao su trong nước, giúp cho hoạt động kinh doanh cao su
thiên nhiên và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc giảm một phần do nhu cầu giảm. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam hiện giờ cũng đã hạn chế xuất khẩu bằng đường
tiểu ngạch do chính sách quản lý mậu biên của Trung Quốc thay đổi thất thường và
20


đẩy mạnh tăng xuất khẩu theo đường chính ngạch cũng như tìm đến các thị trường
khác. Tuy nhiên, xuất khẩu bằng đường chính ngạch cũng gặp không ít khó khăn do
Trung Quốc áp thuế nhập khẩu quá cao ( khoảng 18%).
Việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho phép doanh nghiệp xuất khẩu giảm
bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Theo đó, doanh nghiệp có thể hạn chế
các rủi ro liên quan đến biến động giá và tránh rơi vào tình huống bất lợi do quá tập
trung vào một số đối tác nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, lượng cao su xuất
sang Malaysia một phần không nhỏ lại được xuất tiếp vào Trung Quốc. Điều này
cho thấy sức ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc vẫn rất lớn, đòi hỏi doanh
nghiệp Việt Nam phải tích cực hơn nữa trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
2.2.3.2.

Thị trường xuất khẩu Malaisia.

Trong khi đó, thị phần tại các thị trường mới gia tăng mạnh đặc biệt là
Malaysia và Ấn Độ. Chỉ trong thời gian ngắn từ 2011 – 2015, tỷ trọng cao su xuất
sang Malaysia tăng ấn tượng từ mức 7% lên 21.5% trong khi Ấn Độ tăng từ 3% lên
9%. Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ và Malaysia trong giai đoạn
2010-2015 tăng trưởng rất ấn tượng lần lượt là 149%/năm và 85%/năm.
Malaysia tận dụng chính sách không áp thuế nhập khẩu của Trung Quốc cho
cao su hỗn hợp ( cao su thiên nhiên phối trộn với một ít cao su tổng hợp) thay thế
cho cao su thiên nhiên phải chịu thuế cao. Hơn nữa, các loại cao su nhập vào

Malaysia không chịu thuế nhập khẩu, tạo thuận lợi cho Malaysia nhập cao su để
sau đó tái xuất cao su hỗn hợp sang Trung Quốc.

Hình 2.2.3.2.1. Biểu đồ sản lượng và giá trị xuất khẩu cao su sang Malaysia
giai đoạn 2010-2015.
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Trong 10 tháng 2015, xuất khẩu cao su sang thị trường Malaysia đạt 176227
tấn, tương đương 413,5 triệu USD, chiếm 21% tăng 10% về lượng, nhưng giảm
10% về trị giá so với cùng kỳ. Malaysia là một trong những thị trường tiềm năng
trong khu vực ASEAN, từ năm 2010 tới nay, kim ngach xuất khẩu cao su của
Malaysia được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao do nền kinh tế hồi phục tốt. Cụ thể, theo
21


số liệu năm 2012, tỷ trọng xuất khẩu đã có sự thay đổi lớn. Xét về sản lượng, tỷ
trọng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ còn 56,55% thấp hơn đáng kể so với mức
63,30% so với năm 2011; sản lượng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ tăng ngoạn
mục với hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2011.Thị trường Malaysia cũng đạt mức tăng
3 lần, Hàn Quốc tăng 31% và Đài Loan tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp Việt Nam không thể tận dụng được chính sách này của Trung
Quốc và không cạnh tranh được với doanh nghiệp Malaysia về xuất khẩu cao su
hỗn hợp. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp việt nam phải chịu thuế xuất khẩu 3%
trong khi doanh nghiệp Malaysia không chịu thuế này.
2.2.3.3.

Thị trường xuất khẩu Ấn Độ.

Đối với thị trường Ấn Độ, cao su là mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu
lớn thứ 2 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang nước này. Ấn Độ là quốc
gia đứng thứ 2 trên thế giới về tiêu dùng cao su tự nhiên. Nhu cầu về cao su tự

nhiên của Ấn Độ là rất lớn để đáp ứng việc sản xuất lốp xe ô tô do ngành công
nghiệp sản xuất ô tô của Ấn Độ rất phát triển. Mặt khác, yêu cầu chất lượng sản
phẩm của thị trường này không quá cao và cao su Việt Nam có thể đáp ứng được.
Vì vậy, đây là một mặt hàng xuất khẩu hết sức tiềm năng của Việt Nam sang thị
trường Án Độ.
Về xuất khẩu, ngành công nghiệp cao su Ấn Độ đã duy trì xuất khẩu bền
vững sản phẩm của mình trong nhiều năm qua với tổng cộng kim ngạch 770 tỷ rubi,
tương đương 1,4 tỷ USD. Trong lĩnh vực phi lốp ô tô cũng đạt kim ngạch 350 tỷ
rubi, tương đương 630 triệu USD. Cả ngành lốp và phi lốp ô tô đều có sự tăng
trưởng mạnh cả nhu cầu nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu. Ông Alok Goyal nhấn
mạnh, nước này đang có những lợi thế là kỹ năng kinh doanh và quản lý, nguồn
nguyên liệu sẵn có, nhân lực có tay nghề cao, môi trường kinh tế ổn định với GDP
được dự báo tăng trưởng trên 6%.

22


Hình 2.2.3.3.1. Biểu đồ sản lượng và trị giá cao su xuất khẩu của Việt Nam
sang Ấn Độ giai đoạn 2010-2015.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Tuy nhiên nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên hiện là một trong những
thách thức lớn của ngành cao su nước này. Sản lượng được dự báo sẽ có giới hạn
mặc dù Ấn Độ cũng là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng hàng thứ 4 trên thế
giới. Nước này dự báo nhu cầu trong ngành là từ 1,1 – 1,2 triệu tấn cao su, trong khi
sản lượng dự báo chỉ đạt từ 0,9 -1 triệu tấn. Do vậy sẽ dẫn đến khả năng thiếu hụt
nguyên liệu sản xuất và phải nhập khẩu cao su thiên nhiên của nước này. Đây cũng
là cơ hội cho các nước, trong đó có VN để xuất khẩu cao su nguyên liệu vào Ấn Độ.
Bà Trần Thị Thúy Hoa – Tổng thư ký VRA cho biết, sản lượng cao su của
VN đang tăng nhanh, dự kiến từ trên 800 000 tấn hiện nay lên khoảng 1,6 triệu tấn

vào năm 2020. VN cũng đang cần mở rộng thị trường xuất khẩu cao su, đồng thời
gia tăng chế biến sản phẩm cao su kỹ thuật. Do vậy Ấn Độ là một thị trường tiềm
năng để VN xuất khẩu cao su nguyên liệu cũng như hợp tác sản xuất sản phẩm cao
su. VRA sẽ từng bước đặt quan hệ hợp tác với ngành cao su Ấn Độ nhằm tạo điều
kiện cho các hội viên có cơ hội giao thương. Bà Hoa cung cấp thông tin đáng lưu ý
là trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cao su của VN vào Ấn Độ đã tăng gấp 5
lần so với cùng kỳ năm trước, trong khi lại giảm tại thị trường Trung Quốc.
2.2.4.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh chính của cao su Việt Nam là các nước trong khu vực
Thái Lan, Indonesia, Malaisia,… đều là những nước xuất khẩu cao su tự nhiên vào
23


bậc nhất thế giới, chủng loại cao su tự nhiên của những nước này phù hợp với nhu
cầu thế giới do các nước này đầu tư rất mạnh vào công nghiệp chế biến cao su.
Sản phẩm cao su của Thái Lan, Malaisia, Indonesia hầu hết đã có mặt ở các
thị trường. Các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật bản,… là những nước có nhu cầu
cao su lớn nhưng chỉ có những nước như Thái Lan, Malaisia, Indonesia mới đáp
ứng được những nhu cầu này. Bên cạnh đó ngành cao su của họ đã được Nhà nước
chú trọng và quan tâm từ rất lâu nên lộ trình mở rộng thị trường rất hiệu quả bởi có
sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và các nhà sản xuất,
chế biến. Đặc biết là dự án của Thái Lan tập trung vào những khách hàng dùng cao
su nguyên chất, phục vụ cho chế biến trực tiếp. Sản lượng cao su lớn nhất thế giới
có thể giảm 1.5% xuống khoảng 5 triệu tấn trong năm 2014.
Năm 2013, nguồn cung ở Indonesia khả quan hơn cả so với hai nước kia,
cộng với giá rẻ hơn, nên hấp dẫn được nhiều khách hàng. Song nhiều lúc các nhà
xuất khẩu Indonesia cũng bất lực do không có hàng để bán.

Hiện nay Malaisia, đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường
xuất khẩu mủ cao su, đang bắt đầu chủ trương giảm dần diện tích cao sư, thay vào
đó là cây cọ dầu- loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiện nay cao su tự nhiên của Việt nam chủ yếu được xuất khẩu qua các nhà
nhập khẩu trung gian như Singapo, Hồng Kong,… Vì vậy trong thời gian tới Việt
Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường.
2.2.5.

Giá xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu.

Giá xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung ở moi thời điểm đều thấp hơn so với
giá thế giới 10-15% cho tất cả sản phẩm, thậm chí có thời điểm thấp hơn tới 20%.
Thường giá trị cao su của Việt Nam cùng chủng loại và chất lượng nhưng thua hẳn
giá NewYork từ 150 – 500 USD/tấn, ở Kualalumpur từ 100-250 USD/tấn, tại
Singapore từ 100-200USD/tấn. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm
2014 đạt 1.695 USD/tấn, giảm 27,33% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho
thấy, các doanh nghiệp cũng như Hiệp hội cao su Việt Nam còn thiếu các thông tin
cập nhật về giá, thị trường bên ngoài do đó hay bị thua thiệt khi buôn bán trao đổi
với nước ngoài. Hơn nữa khâu xúc tiến, điều tiết hoạt động xuất khẩu còn chưa hiệu
quả, còn thiếu tổ chức, tạo sự mất cân đối về tiến độ xuất khẩu và dễ bị bận hàng ép
giá.
24


Hình 2.2.5.1. Biến động giá bình quân của các loại cao su giai đoạn 20102015.
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Cho dù năm 2010, giá cao su cao nhất trong lịch sử, có lúc giá cao su Việt
Nam đạt tới mức kỷ lục trên 4.000- 4.200 USD/tấn đối với cao su SVR 3L xuất
khẩu (tương đương trên 85-90 triệu đồng/tấn), nhưng trong tương lai, cần phải tính
đến chiến lược thị trường lâu dài nếu không sẽ lúng túng trong vấn đề tiêu thụ cao

su khi cung cầu cao su thế giới thay đổi có thể thiếu hoặc thừa.
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH SWOT CỦA NGÀNH CAO SU.
3.1.

Điểm mạnh của ngành cao su Việt Nam

Việt Nam có điều kiện thiên nhiên thuận lợi về khí hậu, đất đai, phù hợp cho
phát triển ngành cao su tự nhiên và từ lâu trong nước đã hình thành các vùng trồng
cao su tập trung quy mô lớn như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung
Bộ,…
Ngành cao su đã được Chính phủ xác định là một trong những ngành tập
trung phát triển mạnh và nhận được nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ với quy hoạch
phát triển theo các vùng, miền có thể mạnh như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc
Trung Bộ, Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới và trong nước ngày càng tăng cao cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp, sản xuất tiêu dùng,... Sử
dụng cao su là nguyên liệu đầu vào.
Chi phí sản xuất trong ngành cao su tại Việt Nam thấp cũng là yếu tố hỗ trợ
sự phát triển của ngành.
3.2.

Điểm yếu của ngành cao su Việt Nam

Ngành cao su trong nước đang gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích
gieo trồng, với thực tế này thì nhiều doanh nghiệp trồng cao su Việt Nam thời gian
qua đã phải mở rộng diện tích sang các nước lân cận là Lào, Campuchia,…
Cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu ở cao su thiên nhiên ở dạng thô mà
chưa sản xuất được cao su tổng hợp và phương thức xuất khẩu chủ yếu là qua
đường tiểu ngạch, khiến ngành cao su Việt Nam gặp rủi ro cao với sản phẩm thay
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×