Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.62 KB, 3 trang )

Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Thị Kim Anh

15126003

3. NguyễnThị Huyền My

15126036

2. Nguyễn Thị Diễm

15126011

4. Nguyễn Thị Thắm

15126060

Môn học: MARKETING CĂN BẢN
Lớp: T2- [7-11]
Bài tập nhóm: Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu?
Khi một công ty đưa một sản phẩm mới ra thị trường, công ty phải gán cho sản phẩm
một nhãn hiệu nào đó và đăng ký bảo hộ bản quyền. Sau một quá trình phấn đấu để chiếm
được lòng tin của khách hàng, nhãn hiệu trở thành thương hiệu ăn sâu vào tiềm thức khách
hàng. Có thể tóm tắt quá trình này:
Nhãn hiệu (Trademark) → Nhãn hiệu tin tưởng → Nhãn hiệu yêu →Thương hiệu(Brand)

Vậy nhãn hiệu, thương hiệu là gì?
1. Nhãn hiệu

Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.


Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái hoặc chữ số, từ ngữ, hình
ảnh hoặc hình vẽ, hình khối (3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Được gắn vào sản phẩm
và/hoặc bao bì sản phẩm để giúp phân biệt được sản phẩm mang nhãn hiệu này với các sản
phẩm cùng loại hoặc tương tự khác nhưng không chỉ của những doanh nghiệp khác nhau,
thậm chí là trong cùng một doanh nghiệp, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm.
Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở
kinh doanh, dịch vụ khác nhau.
Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản hữu hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản
xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ, nhưng tùy theo
luật ở mỗi quốc gia, nhãn hiệu cần đăng ký để trở thành thương hiệu được bảo hộ theo luật
định (Registered Trademark: "Thương hiệu đã đăng ký" hay là "nhãn hiệu cầu chứng").


Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được Pháp luật quy định cụ thể, theo Luật Sở hữu trí tuệ
(SHTT) (được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29-11-2005).
Nhãn hiệu là một loại tài sản do vậy nó có khả năng mang lại lợi ích nếu được người nắm giữ
sử dụng một cách hợp lý; tuy nhiên, khác biệt với các tài sản khác, nhãn hiệu không đi một
mình mà phải luôn gắn liền với một, một số hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ tương ứng.
Ví dụ hãng Honda sản xuất cùng một loại xe gắn máy nhưng với nhiều tên gọi khác nhau như
SH, MSX, PCX, Air Blade, Lead, Vision, Future, Wave, Blade, Super Dream.
2. Thương hiệu

Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu
(hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó
được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Thương hiệu (brand, brand name, trademark), hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với
một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất.
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản
xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm.
Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền

cho người đại diện thương mại chính thức.
Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương hiệu
với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta
có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau.
Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa:
Innova, Camry...


3. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Thuật
ngữ
Tính chất
Giá trị
Tiếp cận
Bảo hộ
Làm giả

Thời gian
tồn tại

Ý nghĩa

Nhãn hiệu
Trademark

Thương hiệu
Brand

Thể hiện dưới hình dạng, vật chất hữu hình.

Thể hiện qua sổ sách kế toán.
Góc độ pháp luật.
Luật pháp thừa nhận và bảo hộ.

Phi vật chất
Không được thể hiện qua sổ sách kế toán.
Góc độ người sử dụng.
Người tiêu dùng thừa nhận, tin cậy, trung thành,
gắn bó.
Không thể làm giả.

Hàng giả, hàng nhái.
Là tên riêng của sản phẩm, là một loại tài sản

vô hình của người hoặc công ty thực hiện
hoặc sản xuất

Là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc
một nhà sản xuất, gắn liền với quyền sở hữu
của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền
cho người đại diện thương mại chính thức.

Tùy theo chu kì sản phầm.

Lâu dài không có thời lượng rõ ràng.

Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian
đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng
được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh
về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người

tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh
nhân.
Gắn với nội dung, chất lượng, có thể
không.
Là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng
hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu
hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự
kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng
một hoặc nhiều màu sắc.

Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo
thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ
có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định
(thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường
là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc
gia hạn).
Gắn với những sản phẩm nổi tiếng, chiếm
được sự ưa chuộng của khách hàng.
Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến
các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa
mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về
hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó
thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi
thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng
hóa là phần xác.




×