Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kinh nghiệm "Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.43 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CÁO “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG</b>
<b>TÍCH CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON”</b>


<b>Giáo viên: Lê Thị Nga</b>


“ Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đó là câu nói thể hiện đúng bản chất của trẻ em, đồng thời cũng nhấn mạnh
sự cần thiết của việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ em nói chung. Đối với trẻ mầm
non nói riêng, một trong số những điều quan trọng nhất đó chính là đảm bảo an toàn
tuyệt đối cho trẻ khi đến trường, đến lớp. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc,
bảo vệ trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã trở
thành nghĩa vụ và trách nhiệm khơng chỉ của mỗi gia đình mà của tồn xã hội và đó
cũng là trách nhiệm của bậc học mầm non nói riêng.


Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 3 tuổi tôi nhận thấy việc phịng- tránh tai
nạn thương tích cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường mầm non là một việc làm rất quan trọng,
song khi thực hiện tôi gặp thuận lợi và một số khó khăn như sau:


* Thuận lợi


Được sự quan tâm của PGD, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã và hội phụ huynh
học sinh cùng với BGH nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng,
đồ chơi đầy đủ thuận lợi cho trẻ hoạt động và vui chơi.


Môi trường cho trẻ hoạt động rộng rãi và phong phú nhiều chủng loại.


Trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh về thể lực, trí
lực cũng như nhân cách, trẻ vơ cùng hiếu động, tò mò, ham học hỏi, muốn hiểu biết
và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh.


* Khó khăn



Cũng vì sự hiếu động, tị mị, thích khám phá thế giới xung quanh mà vốn
sống, vốn kinh nghiệm của trẻ cịn q ít; nên việc bảo vệ an tồn cho chính mình
chưa được đảm bảo dẫn tới việc có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào.


Bên cạnh đó đơi khi cơ chưa bao quát hết trẻ khi chơi hoạt động ngoài trời,
dẫn đến có thể trẻ bị ngã hoặc va vào bạn; một điều nữa là thiếu sự quan tâm cần
thiết của một bộ phận người lớn, một số lớp giáo viên chưa thận trọng trong việc bố
trí các đồ dùng dạy học, cũng như các ổ điện chưa hợp lý nên dẫn đến nguy cơ gây
mất an toàn cho trẻ khi tham gia vui chơi và học tập. Một số bộ phận phụ huynh
chưa thật sự quan tâm sát xao khi cho con ra vui chơi sau giờ học; đặc biệt trẻ chưa
có hiểu biết và tự mình phịng tránh tai nạn thương tích cũng là một trong những
nguyên nhân gây nên tai nạn thương tích cho trẻ, một số khác do môi trường sống
xung quanh tác động.


Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa, thậm chí ngăn chặn tuyệt
đối tai nạn thương tích cho trẻ, đó là câu hỏi mà tôi rất băn khoăn, tôi nhận thấy
được sự quan trọng hơn hết về vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ trong những giờ ở
trường, lớp. Chính vì vậy tơi tìm hiểu và đưa ra “Một số biện pháp phịng- tránh
<i><b>tai nạn thương tích cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường mầm non” </b></i>


- Biện pháp 1: Xây dựng mơi trường an tồn phịng tránh tai nạn thương tích
ngồi lớp học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Khi cho trẻ hoạt động ngồi lớp học tơi thường xun quan sát khơng cho trẻ
chơi những đồ dùng đồ chơi ngồi trời đã quá niên hạn sử dụng như: mấu sắt của
xích đu, những cầu trượt bị vỡ, nan xích đu gẫy..., gây mất an toàn cho trẻ. Khi phát
hiện chúng bị hư hỏng không dùng, tôi kiến nghị với nhà trường bỏ gọn vào một
chỗ. Ngoài ra khi trẻ chơi với các đồ chơi tôi thường xuyên bao quát, giám sát chặt
chẽ giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, không tranh đồ chơi của bạn, không chạy, nhảy


trèo, leo với những đồ chơi cao không vừa tầm với trẻ như leo thang hoặc nhảy từ
cầu trượt xuống để tránh cho trẻ không bị gãy tay, chân...


Một số nguyên nhân khác khi cho trẻ ra sân chơi cần chú ý:


+ Phải điểm danh trẻ trước khi ra sân chơi. Lựa chọn địa điểm chơi thống
mát, an tồn với trẻ, khơng bị che khuất tầm nhìn để tiện cho việc bao quát trẻ.


+ Thường xuyên chú ý đến tất cả trẻ để phát hiện và xử lý kịp thời những
nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích.


+ Hướng dẫn và chỉ cho trẻ biết được những khu vực hay những đồ chơi gây
nguy hiểm để trẻ tránh xa như: bể nước, khu vực bếp nấu tránh ảnh hưởng hít phải
khí ga…


- Biện pháp 2: Xây dựng môi trường an tồn phịng tránh tai nạn thương tích
trong lớp học.


Đối với trẻ lớp học phải luôn sạch- đẹp- đảm bảo an toàn. Để làm tốt việc này
chúng ta cần quản lý bao quát trẻ mọi nơi tránh tình trạng trẻ tranh giành đồ chơi
của nhau dẫn đến đánh bạn; Khi sắp xếp các đồ dùng chúng ta cần sắp xếp gọn gàng
để trẻ dễ lấy, dễ cất tránh để quá cao so với trẻ; chú ý đến những đồ dùng sắc nhọn
thì để trên cao, xa với tầm với của trẻ tránh tai nạn như: kéo cắt phải tay, bút chì
đâm vào bạn, gây nên chấn thương. Loại bỏ những đồ dùng, đồ chơi đã cũ hoặc bị
hư hỏng gây nguy hiểm, ví dụ như: đồ chơi lắp ghép cũ, bị bể hoặc sứt mẻ khi trẻ
chơi có thể đâm vào tay, chân..., Ngoài ra cần phải quan sát kỹ để loại bỏ những đồ
chơi có kích thước nhỏ như: hạt vịng, nhẫn của trẻ bị rơi; trẻ có thể nuốt hay nhét
vào mũi, tai… gây nguy hiểm cho tính mạng.


Việc bố trí các ổ cắm điện cần phải để cao xa tầm với của trẻ tránh bị điện


giật. Ngồi ra trẻ cũng có thể gặp phải những tai nạn như: trầy xước, chảy máu, hay
nặng hơn là dập tay, mất ngón tay, mà nguyên nhân là do cửa sổ và cửa ra vào của
lớp cài chốt chưa cẩn thận . Một việc hết sức quan trọng nữa đó là tủ thuốc của lớp
ln được quan tâm chú ý và trang bị những loại thuốc thông dụng, những loại
thuốc dùng để sơ cấp cứu ban đầu như: cồn, bông băng, thuốc diệt khuẩn... và mỗi
năm thay thuốc 1 lần, nhằm loại bỏ những thuốc đã hết hạn sử dụng, thay thế thuốc
mới, đảm bảo tốt nhất những tình huống không mong muốn xảy ra.


- Biện pháp 3: Phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn thương tích cho trẻ
thơng qua các hoạt động trong ngày của trẻ


Đối với trẻ do sự hiểu biết, kinh nghiệm sống cịn ít, thiếu sự quan sát kịp
thời của cơ giáo..., dẫn đến trẻ gặp những tai nạn đáng buồn. Vì vậy việc đảm bảo
an tồn cho trẻ khơng phải chúng ta cần quan tâm tại một thời điểm một vị trí nhất
định mà chúng ta phải bao quát, giám sát trẻ trong tất cả các hoạt động, từ đón đến
trả trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đối với giờ đón trẻ: Các cơ phải quan sát, bao qt trẻ tốt vì có những trẻ sẽ
đuổi theo bố mẹ có thể ngã hoặc thậm chí ra ngồi đường gây ra tai nạn giao thơng,
bên cạnh đó cũng cần kiểm tra những cháu hay mang đồ chơi ở nhà lên lớp, nếu
khơng được phát hiện kịp thời có thể là nguy cơ gây nên nhưng tai nạn thương tích
cho trẻ. Ví dụ: lắp ghép nhỏ, hạt nút, hạt vịng... khơng may nuốt phải gây hóc dị vật
hay bỏ vào mũi gây ngạt thở nguy hiểm cho trẻ.


Đối với giờ thể dục sáng: Đây là giờ mà khơng ít trẻ đã bị chấn thương, trầy
xước hoặc có những trẻ bị u đầu, rách da... Ví dụ: khi cho trẻ đi ra sân tập thể dục
nếu cho trẻ đi tự do không theo hàng lối thì các con sẽ chạy và xơ đẩy nhau và té
ngã, vì vậy các cơ nên cho các con xếp hàng và nắm áo bạn đi từ từ đi.


Đối với hoạt động học: Tuy hoạt động này thường rất ít gây ra tai nạn ảnh


hưởng đến cơ thể; nhưng nó vẫn có thể xảy ra những tai nạn thương tích nhỏ như:
cào cấu nhau, trong giờ học trẻ có thể nói chuyện, tranh nhau, cắn nhau...một số
trường hợp xảy ra khi trẻ học với bút chì, học cắt với kéo, trẻ có thể dùng những vật
dụng đó để gây thương tích cho bạn hoặc cho chính bản thân mình.


Một điều lưu ý nữa đó chính là giáo viên chúng ta không nên sử dụng những
đồ dùng dạy học tự làm từ chai, lọ thủy tinh hoặc giấy có phẩm màu ảnh hưởng
khơng tốt đến sức khỏe của trẻ.


<b>- Biện pháp 4: Giáo dục trẻ phịng tránh tai nạn thương tích lồng ghép tích</b>
hợp qua các mơn học


Tùy từng chủ đề mà giáo viên có thể lồng ghép các nội dung giáo dục sao cho phù
hợp. Ví dụ: Chủ đề “ Gia đình”: lồng ghép giáo dục trẻ biết nhận ra những đồ dùng
trong gia đình gây nguy hiểm như: dao, kéo, bếp ga, ổ điện.., để trẻ biết tránh xa
những vật dụng đó bằng cách đặt câu hỏi cho trẻ trả lời; Ví dụ: Các con có tới gần
phích nước nóng và nghịch khơng? Vì sao? Hay các con có lấy dao, kéo để chơi
khơng? Vì sao? Sau đó cơ giáo dục trẻ không chơi với đồ dùng nguy hiểm.


Với chủ đề giao thơng khi dạy trẻ tìm hiểu về một số luật lệ giao thông. Tôi
dạy trẻ đi bộ phải đi trên vỉa hè đi sát lề đường bên tay phải, không được đi dưới
lịng đường, khơng đi bên tay trái. Muốn sang đường thì phải có người lớn dắt tay
và đi đúng phần đường qui định. Ví dụ khi dạy trẻ tiết kể chuyện “ Qua đường” tôi
nhắc nhở trẻ; muốn qua đường thì các con phải quan sát, khi nào có tín hiệu đèn
xanh các con mới được qua và nhớ đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Khi
sang đường thì phải có người lớn cầm tay tuyệt đối khơng được chạy qua đường
một mình. Nếu các con khơng tn thủ luật lệ giao thơng thì sẽ gây nguy hiểm cho
mình và cho những người tham gia giao thơng khác.


- Biện pháp 5: Phịng tránh tai nạn thương tích trong giờ ăn, giờ ngủ


- Đối với giờ ăn: Trước và trong giờ ăn giáo viên cần chú ý:


+ Chú ý khi lấy thức ăn phải có nắp đậy, cho các cháu ăn khi thức ăn còn ấm.
tránh cho trẻ khơng bị bỏng do thức ăn q nóng.


+ Khơng ép trẻ ăn hoặc uống khi trẻ đang khóc, vì nếu như trẻ khóc mà
chúng ta đút thức ăn thì trẻ sẽ dễ bị sặc thức ăn, dẫn đến ngạt thở.


+ Chú ý khi cho trẻ ăn cá phải được loại bỏ xương thật kỹ, tránh việc trẻ bị
hóc xương, đồng thời trước khi ăn giáo viên nên nhắc nhở trẻ chú ý nếu có xương
khi ăn thì phải nhặt ra, không được nuốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Đối với giờ ngủ: Giáo viên phải thật chú ý, không được chủ quan vì trong
giờ ngủ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích đối với trẻ như; sặc
thức ăn do trẻ ngậm thức ăn trong miệng và ngủ, ngạt thở do trẻ nằm sai tư thế hoặc
ngạt thở do hít phải khí độc. Vì vậy trong giờ ngủ giáo viên cần chú ý:


+ Trước khi vào giờ ngủ cần kiểm tra xem có cháu nào chưa nuốt hết đồ ăn
trong miệng hay không, kiểm tra trong túi quần túi áo cháu có đồ chơi hay khơng, vì
trẻ có thể thức dậy bất chợt là lấy đồ chơi ra chơi gây nguy hiểm khi nuốt phải.


+ Cần tạo khơng gian ngủ thống mát, đảm bảo an tồn, trẻ khơng hít phải
những khí độc hại gây ngạt thở khi ngủ.


+ Khi trẻ ngủ phải đi quan sát và sửa tư thế ngủ đúng cho trẻ, vì nếu trẻ nằm
sai tư thế, hoặc nằm úp quá lâu sẽ dẫn đến khó thở, ngạt thở.


- Biện pháp 6: Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn
thương tích với các bậc phụ huynh



+ Hướng dẫn phụ huynh cách giúp trẻ nhận biết những vật dụng trong gia
đình gây nguy hiểm hoặc có thể hướng dẫn phụ huynh dán những cảnh báo nguy
hiểm để trẻ biết và tránh xa chúng.


+ Nhắc nhở phụ huynh bỏ các vật dụng trong gia đình như: dao, kéo, phích
nước, tủ thuốc…, cao và xa so với tầm với của trẻ


+ Một số dụng cụ chứa nước ở gia đình nên có nắp đạy vì trẻ có thể nghịch
nước và té hoặc úp mặt vào các xô chậu nước dẫn đến ngạt thở.


+ Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch,
kẹo cứng..., tránh cho trẻ bị hóc. Để phối hợp với phụ huynh được hiệu quả hơn tơi
treo bài, tranh ảnh có nội dung tun truyền cách phịng tránh tai nạn cho trẻ ở góc
tun truyền nên được phụ huynh lưu tâm đọc hằng ngày.


* Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi thấy:


+ Về phía trẻ: 22/23 bằng 95,6% trẻ lớp tơi đều khỏe mạnh khơng bị thương
tích; 100% trẻ trong lớp khơng bị hóc sặc dị vật hoặc gãy tay, chân... khi ở trường.
Trẻ chơi ngoan, tích cực trong mọi hoạt động;


+ Về phía cơ: Bản thân tơi đã nắm được kiến thức các biện pháp phịng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ, thường xuyên thực hiện tốt trong công việc hàng ngày
và ln đảm bảo an tồn tuyệt đối cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.


+ Về phía phụ huynh: Họ đã nắm được kiến thức phòng tránh tai nạn cho trẻ
và phối hợp với giáo viên thực hiện khi đưa trẻ đến lớp; quan tâm hơn khi trẻ chơi ở
trường và gia đình, khơng có trẻ sảy ra tai nạn.


Hết



</div>

<!--links-->

×