Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

SXSH cho cơ sở sản xuất rượu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.12 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO
CƠ SỞ NẤU RƯỢU Ở KHU PHỐ 2, THỊ TRẤN AN
THỚI, HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
GVHD: TS.Nguyễn Vinh Quy
Nhóm 2:

MSSV

SĐT

1. Phạm Thị Ngọc Hân

09149065

01683075168

2. Nguyễn Minh Thư

09149197

0956305201

3. Phan Thị Thùy Dương

09149044

01267869537



4. Nguyễn Đình Đăng

09149054

0974546269

5. Phan Hoài Nam

09149121

01267733307

6. Nguyễn Thanh Hoàng An

09149002

01285679707

7. Lê Hồng Ân

09149009

01212225248

8. Đinh Thị Thu Hiền

09149067

01227919468


9. Dương Thị Thùy Dung

09149034

01684140857

10. Lê Thị Kim Chi

09149018

01286241490

11. Nguyễn Thị Yến Lan

09149097

01658787067

12. Thạch Hoàn Duy

09149281

0979287388

13. Ngô Thị Xuân Hòa

09149079

01667594144


14. Lê Hồ Khánh Dung

09149035

0903090691

15. Trần Quang Vũ

08149180

0979000517

16. Huỳnh Thị Mỹ Phương

09149150

0974694021

TP.HCM, 6/10/2011


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU................................................................................................4
1.1. Cơ sở và thông số kỹ thuật................................................................................4
1.2. Mục đích của đề tài nghiên cứu:.......................................................................4
1. 3. Khái quát về cơ sở và đội sản xuất sạch hơn của cơ sở...................................4
1.3.1. Mô tả cơ sở:....................................................................................................4
1.3.2. Hiện trạng môi trường tại cơ sở.....................................................................5

1.3.3. Khái quát đội SXSH cơ sở.............................................................................6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT...........................................................8
2.1.Mô tả về quy trình sản xuất................................................................................8
2.2.Tình hình sản xuất thực tế................................................................................10
2.3.Các nguyên liệu đầu vào chủ yếu.....................................................................10
2.4.Định mức..........................................................................................................13
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ........................................................................................15
3.1. Sơ đồ dòng chi tiết...........................................................................................15
3.2. Cân bằng vật liệu.............................................................................................18
3.3. Cân bằng năng lượng.......................................................................................18
3.3.1. Phương trình cân bằng năng lượng..............................................................18
3.3.2. Các thông số tỏa nhiệt, thu nhiệt và hao hụt................................................18
3.3.3. Phân tích cân bằng năng lượng....................................................................19
3.4. Định giá dòng thải...........................................................................................20
3.4.1. Cơ sở định gía dòng thải..............................................................................20
3.4.2. Xác định chi phí dòng thải...........................................................................20
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP..................22
CHƯƠNG V: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN..............24
5.1. Sàng lọc các giải pháp SXSH:........................................................................24
5.2. Đánh giá sơ bộ các cơ hội sản xuất sạch hơn.................................................26
5.3. Nghiên cứu khả thi cho các giải pháp.............................................................28
5.3.1. Mô tả các giải pháp......................................................................................28
5.3.2. Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp.............................30
5.3.3. Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp........................30
Nhóm 2


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy
5.3.4.Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp................................31
Bảng 5.7: Lựa chọn các giải pháp SXSH..................................................................34

PHỤ LỤC...................................................................................................................35

Nhóm 2


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở và thông số kỹ thuật

 Số liệu về mặt bằng, vị trí:
Diện tích nấu rượu khoảng 2,5 m2, trong đó 1m2 là chứa củi. Còn lại là
bếp, thùng phi chứa nước và can thu rượu lúc chưng cất.
 Số liệu tiêu thụ nguyên – nhiên liệu:
Bảng 1.1: Số liệu nguyên nhiên liệu
Nguyên nhiên liệu

Khối lượng sử dụng/lần nấu

Gạo tấm

11 kg

Men

0.15 kg

Củi

10 kg


Dầu DO

0.002 L

Lá dứa

0.1 kg

Nước ủ

20 L

Nước làm lạnh

240 L

1.2. Mục đích của đề tài nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tế sản xuất tại cơ sở nấu rượu theo hộ
gia đình, nằm ở khu phố 2, An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang. Đề tài nghiên cứu
được tiến hành nhằm mục đích: Giảm ô nhiễm môi trường, giảm tiêu thụ tài
nguyên, tăng nguồn thu nhập cho hộ gia đình.
1. 3. Khái quát về cơ sở và đội sản xuất sạch hơn của cơ sở
1.3.1. Mô tả cơ sở:
• Địa điểm: Cơ sở nấu rượu gia đình bạn Thùy Dương là cơ sở nhỏ nấu rượu
theo hộ gia đình, với diện tích 2.5 m 2, nằm ở khu phố 2, An Thới, huyện Phú Quốc,
Nhóm 2


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

tỉnh Kiên Giang. Cơ sở này bắt đầu nấu rượu từ năm 1997, nhằm mục đích tăng
nguồn thu nhập cho gia đình, đồng thời sử dụng hèm để nuôi heo.
• Sản phẩm chính là rượu gạo, được bán ra cho các hộ gia đình trong thị trấn
và những cửa hàng buôn bán tạp hóa có nhu cầu về rượu.
• Dụng cụ, thiết bị nấu rượu được gia đình tự thiết kế, không phức tạp và
chúng được thay thế khi có sự cố xảy ra. Nguyên liệu chính là gạo tấm, củi được sử
dụng làm nguyên liệu chính trong qúa trình nấu rượu ( lấy gần nhà). Trung bình, cơ
sở nấu rượu 1 ngày/ lần. 1 lần như vậy được 15 L rượu, rượu ra lò đầu tiên khoảng
60- 65 độ, sau khi để nguội xuống còn 50-55 độ. Một tháng cơ sở nấu khoảng 28
ngày. Các thành viên trong gia đình trực tiếp tham gia sản xuất.
• Cơ sở sản xuất được 14 năm nên đã có nhiều kinh nghiệm. Sản phẩm rượu
ngày càng chất lượng và được nhiều người trong vùng biết đến. Cơ sở sẽ có kế
hoạch thay đổi sản xuất nếu như đội CP tìm ra giải pháp nấu rượu tăng tính hiệu
quả về kinh tế mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như đảm bảo về mặt môi trường.
1.3.2. Hiện trạng môi trường tại cơ sở
• Không khí: Trong quá trình sản xuất rượu, củi được sử dụng để nấu cơm và
chưng cất rượu (còn có dầu DO) sẽ dẫn đến phát thải khí cacbonic (CO 2), CO, NOx;
hơi bốc lên ở giai đoạn chưng cất và trong quá trình lên men cũng sinh ra một lượng
khí CO2 nhưng với lượng nhỏ nên chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
không khí ở khu vực cơ sở.
• Nước: Nguồn nước được lấy từ giếng khoan, chưa bị ô nhiễm.
• Đất: Đất được sử dụng để trồng rau, quả. Toàn bộ nước thải trong quá trình
sản xuất được đưa xuống cống thu về trạm xử lý nên môi trường đất ở đây không bị
ô nhiễm từ những chất hữu cơ có trong nước thải.
• Nước thải: Khi rửa dụng cụ dùng để ủ trong quá trình lên men rượu, một ít
men và cơm bị giữ lại sẽ theo vào nước thải, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, độ
đục, tạo mùi hôi.Nước thải từ khâu rửa chai, dụng cụ chưng cất có tính kiềm mạnh
với ph có thể lên tới 12. Nước dùng làm lạnh để chưng cất rượu ít bị ô nhiễm.
• Chất thải rắn: Phần hèm đóng góp hàm lượng chất hữu cơ vào nước thái. Khi
thải vào cống sẽ gây ô nhiễm nặng và tạo mùi khó chịu khi bắt đầu phân hủy.

Nhóm 2


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy
Lượng tro, than sinh ra, các túi nilon, phần còn lại sau khi sử dụng của cây dứa
cũng góp phần làm tăng lượng chất thải rắn cho cơ sở.
1.3.3. Khái quát đội SXSH cơ sở
 Việc thành lập đội CP có quy mô phù hợp, phân công hợp lý, phối hợp nhịp
nhàng, xác định nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên sẽ là nấc thang quan trọng dẫn
đến thành công trong tiến trình thực hiện CP.
Bảng 2.1: Các thành viên trong đội SXSH
STT
1

Họ và tên
Phạm Thị Ngọc Hân

Vị trí trong nhóm
Nhóm trưởng

Nhiệm vụ
Phân công nhiệm vụ, tổng
hợp tài liệu

2

Nguyễn Minh Thư

Thành viên


Tìm tài liệu, làm word phần
được giao

3

Phan Thị Thùy Dương

Thành viên

//

4

Nguyễn Đình Đăng

Thành viên

//

5

Phan Hoài Nam

Thành viên

//

6

Nguyễn Thanh Hoàng An


Thành viên

//

7

Lê Hồng Ân

Thành viên

//

8

Đinh Thị Thu Hiền

Thành viên

//

9

Dương Thị Thùy Dung

Thành viên

//

10


Lê Thị Kim Chi

Thành viên

//

11

Nguyễn Thị Yến Lan

Thành viên

//

12

Thạch Hoàn Duy

Thành viên

//

13

Ngô Thị Xuân Hòa

Thành viên

//


14

Lê Hồ Khánh Dung

Thành viên

//

15

Trần Quang Vũ

Thành viên

//

16

Huỳnh Thị Mỹ Phương

Thành viên

//

Nhóm 2


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


 Mục tiêu định hướng của đội CP
Sau khi tìm hiểu quy trình nấu rượu, đội CP sẽ xác định giai đoạn nào trong quy
trình tiêu tốn nhiều tài nguyên nhất, gây lãng phí nhất, phân tích nguyên nhân gây
tiêu tốn, đưa ra biện pháp khắc phục có thể tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, tận
dụng các sản phẩm phụ có thể sử dụng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho cơ sở, đồng
thời góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhóm 2


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT
2.1.

Mô tả về quy trình sản xuất

2.1.1. Thiết bị máy móc
Bảng 2.1: Thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong quá trình nấu rượu
Tên

Số lượng

Nồi nấu rượu

1

Nồi nấu cơm

1


Thau chứa nước làm
lạnh

1

Ống dẫn rượu

1

Lu ủ cơm

2

Thùng thu rượu

2

Tấm lót trộn men

1

Thùng phi chứa nước

1

Thau múc nước

1


Thêm
nước

2.1.2. Quy trình công nghệ

Chuẩn bị
nguyên liệu

Nấu
cơm

Làm
nguội

Trộn
men

Ủ cơm

Thành
phẩm
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình sản xuất rượu
 Mô tả quy trình sản xuất: cho 1 lần nấu
Nhóm 2

Chưng
cất rượu


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

− Chuẩn bị nguyên liệu: 11 kg gạo tấm, 150g men, 0.002 L dầu DO, 260 L
nước, 0.1 kg lá dứa đã được rửa sạch.
− Nấu cơm: gạo được cho vào nồi, sau đó cho nước vào. Lượng nước cho vào
được tính toán sao cho cơm sau khi nấu không nhão, không bị sống hay bị khô. Tỉ
lệ gạo nước khoảng 1:1 theo thể tích.
− Trộn men: Cơm sau khi nấu chín được trãi đều trên một bề mặt phẳng để
làm nguội xuống nhiệt độ thích hợp cho việc trộn men rượu, do nếu cơm nóng sẽ
làm mất hoạt tính của men. Men rượu được trộn vào bằng cách: rắc đều lên bề mặt
lớp cơm với tỷ lệ thích hợp tùy theo hướng dẫn trên từng loại men, dùng tay đảo
trộn cho men phủ đều vào cơm. Nhiệt độ trộn men thích hợp từ 32-35oC.
− Ủ cơm: Sau khi trộn men, cho tất cả hỗn hợp vào thiết bị ủ lên men của cơ
sở, đậy nắp kín để bắt đầu quá trình lên men rượu. Chú ý, tránh cho không khí tiếp
xúc với hỗn hợp trong quá trình ủ cho. Ủ hỗn hợp trong khoảng 3 ngày. Sau đó cho
nước vào rồi ủ tiếp 2 ngày.
− Chưng cất: Sau khi hỗn hợp ủ được 5 ngày thì ta tiến hành chưng cất để thu

Lấy hèm
ra khỏi
nồi

Lấy rượu
sau khi
được làm
lạnh

Thay
nước làm
lạnh

Đun sôi


Cho hỗn
hợp cơm
vào nồi

được rượu thành phẩm.

Hình 2.2: Quy trình chưng cất rượu
 Mô tả quy trình chưng cất rượu:
Quá trình chưng cất rượu nhằm tách hỗn hợp rượu và nước có nhiệt độ sôi khác
nhau. Ở áp suất thường, rượu sôi và bốc hơi ở 78 oC, còn nước là 100oC. Khi chưng
cất, rượu được tách ra khỏi nước nhờ bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước. Quá trình
chưng cất được tiến hành bằng cách đun sôi hỗn hợp cơm đã được ủ lên men, hơi
rượu bay lên gặp thau đựng nước làm lạnh, ngưng tụ lại thành giọt, rơi vào thanh
dẫn rượu (được cơ sở thiết kế riêng), rồi chảy ra dụng cụ chứa rượu. Dung dịch
Nhóm 2


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy
rượu thu được có màu trắng đục, có mùi thơm đặc trưng và nồng độ rượu sẽ giảm
dần theo thời gian chưng cất. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà ta có thể tiến
hành pha trộn các loại rượu thu được ở các khoảng thời gian chưng cất khác nhau
để tạo ra rượu có nồng độ rượu khác nhau.
2.2.

Tình hình sản xuất thực tế

• Cơ sở sản xuất theo hộ gia đình nên có quy mô nhỏ, quá trình sản xuất diễn
ra liên tục. Trong 1 tháng, cơ sở sản xuất rượu trung bình là 28 ngày.
• Thể tích và chất lượng sản phẩm rượu thu được gần như là như nhau trong

mỗi lần nấu. Trong những ngày quá nóng hay nắng nóng kéo dài rượu có thể giảm
chất lượng và bị chua, tuy nhiên thời gian này trong năm rất ngắn nên cũng không
ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.
• Mỗi lần chưng cất thu được khoảng 9 L rượu gốc ( rượu có độ cao 50-55 độ
khi nguội) và khoảng 4 L rượu nhạt( rượu có độ nhạt 20-22 độ, gần giồng nước lã,
nhưng vẫn có mùi rượu, dùng để pha chế với rượu gốc cho vừa uống). Tính trung
bình một lần nấu rượu ta có khoảng 15 L rượu với độ vừa uống, khoảng 40 độ. Giá
rượu ở mức 40 độ là 14000 đồng / L.
• Tuy nhiên, không phải mỗi ngày đều bán hết số rượu nấu ra. Nên đẻ bảo
quản rượu, cơ sở có thể cất ở dạng rượu gốc để tránh hao hụt về mặt chất lượng.
Trung bình mỗi ngày thu nhập của cơ sở khoảng 100.000 đồng từ việc bán rượu.
2.3.

Các nguyên liệu đầu vào chủ yếu
Bảng 2.2: Các nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng cho 1 lần nấu rượu

Nguyên

Sử dụng cho

Nguồn gốc

nhiên liệu

công đoạn

nguyên liệu

Gạo tấm


Nấu cơm

Mua ở chợ

Giá thành

Lượng sử
dụng/lần nấu

11.000/kg

11 kg

50.000/kg

0.15 kg

Giá điện trung

20 L

Men Hải Anh
Men

Ủ cơm

Quang, mua ở
chợ

Nước

Nhóm 2

Ủ cơm

Bơm ở giếng

10


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy
bình khoảng
Chưng cất rượu
Củi

Dầu

Lá dứa

Chưng cất rượu

Tự khai thác ở

và nấu cơm

rừng

Chưng cất rượu
(nhóm lửa)
Chưng cất


1500đ/kWh

240 L

0

10 kg

22.000đ/L

0.002 L

4000đ/kg

0.1 kg

Dầu DO, mua ở
các tiệm xăng
dầu
Mua ở chợ

Hình 2.3: Tấm dùng cho nấu cơm

Nhóm 2

11


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Hình 2.4: Men dùng để ủ cơm.

Hình 2.5: Nước dung trong công đoạn ủ cơm

Nhóm 2

12


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

Hình 2.6: Nước và củi dùng cho giai đoạn chưng cất rượu.
2.4.

Định mức

Bảng 2.3: Các định mức tiêu thụ nguyên liệu và phát sinh chất thải của sản xuất
rượu (cho 100L rượu)

Nhóm 2

Định mức nguyên liệu/ chất thải

Số liệu

Nước ( L/100L rượu )

2070

Củi (kg/ 100L rượu )


67

Điện ( kWh/100L rượu)

0.51

Gạo ( kg/100L rượu )

70

Men ( g/100L rượu)

1000

Dầu DO (L/100L rượu)

0.013

Lá dứa (kg/ 100L rượu)

0.067

Tro ( kg/ 100L rượu)

12

Than ( kg/100L rượu)

19


Hèm ( kg/100L rượu)

200
13


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy
Nước thải (L/100L rượu)

Nhóm 2

1867

14


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ
3.1. Sơ đồ dòng chi tiết
 Quy trình sản xuất của cơ sở gồm nhiều giai đoạn:
− Giai đoạn chuẩn bị: chuẩn bị các nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị cho quy
trình sản xuất rượu.
− Giai đoạn chưng cất rượu: Nấu hỗn hợp cơm rượu, cho hơi rượu bốc hơi để
thu được sản phẩm
− Giai đoạn thu sản phẩm: Thu lấy dung dịch rượu từ quá trình chưng cất rượu.
 Trọng tâm đánh giá SXSH mà đội đã chọn là công đoạn chưng cất rượu, vì
đây là giai đoạn phát thải nhiều nhất, sử dụng nhiều nhiên liệu nhất, thất thoát nhiệt
nhiều nhất, gây lãng phí cho quá

Hỗntrình
hợp sản
lên xuất.
men Cụ thể:
− Đốt cháy lượng củi lớn (7/10kg)
Cơm
− Phát ra khí thải, khói bụi.
− Than, củi dư còn lại sau quá trình chưng cất.
Men
− Sinh ra tro, than, mụi than bám vào nồi.
nồi cất.
− Thất thoát nhiệt trong quáCho
trìnhvào
chưng
Nước
− Tiêu tốn nhiệt cho quá trình làm lạnh nước trong thau.
Nồi− Sử dụng nước làm lạnh nhiều (240L).
Củi
Dầu

Nhóm lửa

Đun nóng

Bếp

Than, củi chưa
cháy hết
Nước


Nồi

Nhiệt

Nước làm
lạnh
Hơi rượu
Hệ thống
dẫn hơi
rượu
Nhómcụ
2 đựng rượu
Dụng
sau khi ngưng tụ

Khí sinh ra từ
quá trình đốt
Khí sinh ra từ
quá trình đốt

Củi
Hỗn hợp
cơm
Lá dứa

Hỗn hợp rơi vãi

Tro
Ngưng tụ hơi
rượu


Rượu thành phẩm

Hèm
Than
Nước
nóng
Nước trong
hèm

15


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

Hình 3.1: Sơ đồ dòng chi tiết cho giai đoạn chưng cất rượu
Trong quá trình chưng cất hỗn hợp cơm rượu gồm có:

Nhóm 2

16


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


22kg cơm tấm

• 20L nước trong men


• 100g lá dứa
• 240L nước làm lạnh

• 150g men rượu
Chất đốt được sử dụng là củi 7kg sẽ tạo ra 2kg than, một lượng khói thải và nhiệt
lượng làm bay hơi rượu có trong hỗn hợp.
Sử dụng nước làm ngưng tụ hơi rượu với tổng thể tích cần sử dụng là 240L tương
ứng lượng nước nóng loại thải là 240L.
Sau khi chưng cất, lượng còn lại trong hỗn hợp (hèm + nước) sẽ được loại bỏ
khoảng 30kg.
Như vậy sau khi chưng cất sẽ phát sinh ra 3 dòng thải:
• Rắn: hèm, than, bụi, tro.
• Lỏng: nước còn lại trong hèm, nước sau khi dùng làm nguội.
• Khí: khí do đốt cháy củi.

Nhóm 2

17


3.2. Cân bằng vật liệu
Cơm sau khi nấu chín, ủ men
(cơm+men+nước):42 kg
Tro than: 2kg

Lá dứa: 100g

Đun nóng hỗn hợp

Củi khô: 7kg


Khói:?
Hèm: 20kg

Hơi rượu sinh ra

Nước lạnh: 240L

Ngưng tụ hơi rượu

Nước thải: 240L

Rượu thành phẩm:
15L
Hình 3.2: Cân bằng vật liệu ở giai đoạn chưng cất
3.3. Cân bằng năng lượng
3.3.1. Phương trình cân bằng năng lượng
Nhiệt lượng tỏa ra của hệ A = Nhiệt lượng thu vào của hệ B + Nhiệt lượng tổn
thất.

QtỏaA = QthuB + Qtổn thất

Trong đó : Q = m.C.

. (m là khối lượng của vật thu hay tỏa nhiệt, C là nhiệt dung

riêng của vật thu hay tỏa nhiệt,

là độ tăng hay giảm nhiệt độ).


− Nếu

có t2 > t1: thì đó là vật thu nhiệt.

− Nếu

có t2 < t1: thì đó là vật tỏa nhiệt.

3.3.2. Các thông số tỏa nhiệt, thu nhiệt và hao hụt
− Khối lượng nồi nấu rượu (nồi nhôm) là m gam.
Nhóm 2

18


− Nhiệt dung riêng của nồi nhôm = 880 J/KG.K
− Nhiệt độ ban đầu của nước 250C.
− Nhiệt dung riêng của nước 4200J/KG.K.
− Nhiệt lượng của củi khô Qcủi = 10.10^6j/kg.
− Khối lượng của củi khô là 7 kg/lần chưng cất.
3.3.3. Phân tích cân bằng năng lượng.
Bảng 3.1: Phân tích cân bằng năng lượng cho công đoạn chưng cất rượu trong một
lần nấu.
Năng lượng vào

Năng lượng có ích

Năng lượng tổn thất

hệ thống

Nhiệt lượng tỏa ra

- Nhiệt lượng để nấu - Nhiệt lượng để làm nóng nồi nhôm

của 7kg củi khô

40kg hỗn hợp lên

(100%)

men

Qcủi = 10.10^6j/kg

nấu rượu có thể tích 10 L là A3%.

(20 kg cơm - Hao hụt vào môi trường bao gồm
tâm, 0,15 kg mem, 20
nhiệt tỏa ra để làm nóng không khí
L nước ủ) là A1%.
xung quanh, khói lò, ống dẫn qua hệ
- Nhiệt lượng cung cấp

thống làm lạnh, độ ẩm môi trường là

cho 0,1kg lá dứa là
A2%.

A4%.
- Nhiệt lượng tổn thất qua 8 lần thay

nước làm lạnh (240 L nước) là A5%

Nhiệt lượng tỏa ra Nhiệt lượng để đốt giấy Nhiệt lượng hao hụt vào không khí
của 0,002 L dầu nhóm lửa là B1%

xung quanh, độ ẩm môi trường là

DO là 100%.

B2%.

 Kết luận:
Qcủi = (A1% + A2%) + (A3% + A4% + A5%)
Trong đó: A1% + A2% = 30%
A3% + A4% + A5% = 70%
Nhóm 2

QDO = B1% + B2%.
Trong đó:
B1% = 40%, B3% = 60%
19


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy
 Trong 100% năng lượng do củi tỏa ra thì chỉ có 30% nhiệt lượng tỏa là có ích
cho quá trình chưng cất, 70% còn lại là hao hụt vào môi trường, nồi nhôm, khói lò,
ống dẫn, độ ẩm môi trường, và 8 lần thay nước trong một lần chưng cất rượu. Tương
tự chỉ 40% nhiệt lượng tỏa ra của dầu DO là tỏ ra có ích cho việc nhóm lửa, phần còn
lại thì bị thất thoát vào không khí xung quanh và độ ẩm môi trường.
3.4. Định giá dòng thải

3.4.1. Cơ sở định gía dòng thải
− Định giá dòng thải dựa trên số lượng, đặc tính dòng thải.
− Dựa vào chi biến đổi (chi phí nguyên, nhiên vật liệu…). Ở đây ta không tính
đến chi phí cố định (nhà xưởng, các dụng cụ…).
− Dựa vào chi phí liên quan đến định giá: Chi phí hao hụt, chi phí xử lí.
3.4.2. Xác định chi phí dòng thải
Bảng 3.2: Chi phí dòng thải công đoạn chưng cất rượu trong một tháng (28 ngày)
Định lượng

Định giá dòng thải

dòng thải

Chi phí mất mát
Công

Dòng

đoạn

thải

1 tháng

nguyên liệu ( đ/tháng)

Chi phí xử

Tổng


lí chất thải

cộng

(đ/tháng)

(đ/tháng)

21.000

0

21.000

664.000

0

664.000

1 lần

(28

nấu

ngày

Định


phí mất

nấu)

mức

mát

Tổng chi

(đ/tháng)
Tro

1,5kg

42kg

Than

2kg

56kg

Khói














Hèm

30kg

840kg

500đ/1kg

420.000

0

420.000

Đun
nóng
hỗn
hợp

Nhóm 2

500đ/1kg
11.500đ/

kg

20


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy
Ngưng
tựu

Nước
 làm

237L

6636L

lạnh

Ghi chú: : chưa xác định được.(không đáng kể)
: Do nước cung cấp cho quá trình chưng cất rượu được bơm từ giếng lên nên
không mất tiền vào khoảng này, nhưng gía điện trung bình để bơm nước là 900đ/
1kwh. Trung bình một lần chưng cất sử dụng 0,5Kwh, suy ra một tháng (28 ngày nấu
rượu) sử dụng 14kwh, tương đương với 126.000đ/tháng.
Kết luận: Tổng chi phí dòng thải cho giai đoạn chưng cất trong một tháng (28 ngày
nấu) là: 1.231.000đ

Nhóm 2

21



GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC
GIẢI PHÁP
Bảng 4.1: Phân tích các nguyên nhân và và các giải pháp sản xuất sạch hơn
Dòng thải
1. 240

Nguyên nhân

Giải pháp SXSH

L 1.1. Nước trong thau nước làm lạnh hấp thu 1.1.1. Thay thế thau

nước

nhiệt, nóng lên, không đủ độ lạnh để làm nước làm lạnh bằng

nóng.

ngưng tụ hơi rượu nên phải thay 8 thau nước thùng phuy chứa một
làm lạnh (mỗi thau 30L nước) lãng phí lượng nước cố định .
nước, lãng phí nhiệt năng.

1.1.2. Thay thế thau
nước làm lạnh bằng
hỗn hợp sinh hàn chứa
một lượng nước cố
định .

1.1.3.

Thay

nước

trong thau làm lạnh
bằng nước biển.
2. 50 L

2.1. Nước dùng để vệ sinh dụng cụ nấu rượu.

nước thải có
xà phòng.
3.1.1. Chẻ nhỏ củi
trước khi nấu.
3. Than củi

3.1. Củi to chưa cháy hết  Than củi.

3.1.2. Vẫn để củi to
nhóm lửa, bán than củi
.

Nhóm 2

22


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

4.1.1. Lấy tro định kì
khỏi lò và bán.
4. Tro

4.1. Một phần củi cháy hết tạo thành tro.

4.1.2. Lấy tro làm
phân bón.

5. Khí thải

Nhóm 2

5.1. Khí thải ra do quá trình đun nấu.

5.1.1. Xây ống khói
cao hơn.

23


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

CHƯƠNG V: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT
SẠCH HƠN
5.1. Sàng lọc các giải pháp SXSH:
Sàng lọc các giải pháp là bước khá quan trọng, sàng lọc có thể giúp chúng ta có
thể chọn được những giải pháp thực hiện ngay, những giải pháp không cần đầu tư
hoặc đầu tư ít. Căn cứ để sàng lọc các giải pháp là dựa vào tính khả thi của giải pháp
và không đòi hỏi sự thay đổi công nghệ quá lớn hoặc yêu cầu kỹ thuật quá cao, đầu tư

ít nhưng phải mang lại lợi nhuận.
Bảng 5.1: Sàng lọc các giải pháp SXSH
STT Các giải pháp SXSH

Thực hiện Phân tích

Bị loại

ngay

bỏ

thêm

Ghi chú

Quản lý nội vi
1



1.1. Vệ sinh dụng cụ
nấu rượu

Đầu tư không
cao

Cải thiện kiểm soát quá trình tốt hơn
2


2.1. Lấy tro định kì khỏi



Dễ thực hiện



Dễ thực hiện



Dễ thực hiện


2.2. Cọ rửa đáy nồi định

2.3. Chẻ nhỏ củi trước
khi nấu
Cải tiến thiết bị

Nhóm 2

24


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy
3

3.1. Thay thế thau nước




Đầu tư không

làm lạnh bằng thùng

cao

phuy chứa một lượng
nước cố định
3.2. Thay thế thau nước
làm lạnh bằng hỗn hợp

Đầu tư không



cao

sinh hàn chứa một lượng
nước cố định .
3.3. Thay nước trong



Không

thau làm lạnh bằng nước


phương tiện

biển

vận chuyển

3.4. Xây ống khói cao

Đầu tư không


hơn

cao

Tuần hoàn tái sử dụng
4



4.1. Bán than củi

Dễ thực hiện,
cần thiết

4.2. Bán tro

Dễ thực hiện,




cần thiết


4.3. Lấy tro làm phân
bón

Không điều
kiện sứ dụng

Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả sàng lọc các giải pháp SXSH
Nhóm giải pháp SXSH

Phân loại các giải pháp

Tổng cộng

Thực hiện Nghiên cứu Bị loại bỏ
ngay

Nhóm 2

thêm

25


×