Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sinh thái học - Hệ sinh thái biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.01 KB, 12 trang )

HỆ SINH THÁI BIỂN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biển chiếm diện tích rất lớn, ngoài việc tạo cảnh quan đẹp biển còn có nhiều vai
trò quan trọng đối với đời sống con người; đặc biệt, sinh vật biển là nguồn thức ăn
phong phú cho con người. Ngày nay, con người đã và đang lam dụng quá mức gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, và chính vì lẽ đó mà chúng ta cần
phải tìm hiểu hệ sinh thái biển nhằm hiểu rõ hơn những lợi ích của biển và có
những biện pháp bảo vệ chúng tốt hơn.
II. NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI BIỂN
Hệ sinh thái biển là tổ hợp các quần xã sinh vật biển, môi trường biển, các sinh
vật biển chúng tương tác với môi trường biển để tạo nên chu trình vật chất (chu
trình sinh, địa, hóa và sự chuyển hóa của năng lượng ở biển).
2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ SINH THÁI BIỂN
Sự phân chia các vùng biển và đại dương
Theo chiều ngang đại dương có thể phân chia thành 2 vùng lớn: vùng ven bờ
ứng với vùng triều và dưới triều ứng với độ sâu 500m và vùng khơi gồm những
vùng còn lại ứng với các độ sâu của đại dương.
Theo chiều sâu: tầng mặt có độ sâu 400m, tầng trung gian có độ sâu đến 1500m
và tầng đáy.
a) Môi trường
Áp suất nước tăng dần theo độ sâu (cứ xuống sâu 10m thì tăng 1atm)
Cường độ chiếu sáng giảm dần theo độ sâu. Chủ yếu gồm 2 tầng: Tầng sáng sâu
tới 50m (20-120m) đảm bảo sự quang hợp, tầng tối có chiều sâu từ 500m trở
xuống.
Có sự phân tầng về nhiệt độ theo chiều sâu: tầng mặt có nhiệt độ thay đổi theo
ngày và theo mùa. Tầng trung gian có nhiệt độ giảm từ 1-3
o
C. Tầng sâu có nhiệt
độ ổn định
Hàm lượng muối hòa tan, khí oxi và khí cacbonic thay đổi. Đây là những nhân


tố sinh thái rất quan trọng đối với sinh vật biển.
b) Sinh vật
Sinh vật đại dương khá đa dạng về thành phần loài, gồm vi khuẩn, tảo đơn bào,
các loài giáp xác, thân mềm, ruột khoang, cá, bò sát, thú biển sống trong các tầng
nước và đáy thềm lục địa.
* Động vật và thực vật phù du
Khi ta vớt 1 đám sinh vật phù du lên và nhìn kĩ sẽ thấy chúng là 1 khối hỗn
hợp giữa các động vật nhỏ và thực vật đơn giản.
Sinh vật phù du (Plankton) là những sinh vật nhỏ sống trôi nổi hoặc có khả
năng bơi một cách yếu ớt trong tầng nước ngọt, biển, đại dương và là những sinh
vật khá nhạy cảm với những thay đổi về các tính chất lý hóa của nước. Trong khi
một vài loài trong nhóm plankton có thể di chuyển theo chiều thẳng đứng tới vài
trăm mét trong một ngày (một tập tính được gọi là di cư theo chiều thẳng đứng) thì
vị trí theo chiều ngang của chúng được xác định bởi sự di chuyển của dòng nước
chứa chúng.
+ Thực vật phù du (Phytoplankton) bao gồm các nhóm tảo sống gần mặt nước
nơi có đầy đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp, trước hết là tảo silic
(Bacillariophyta với 3000 loài), tảo giáp (Pyrophyta với 1500 loài) là những thành
phần quan trọng nhất tạo nên năng suất sơ cấp cho biển và đại dương . Thực vật
lớn (rừng ngập mặn, cỏ biển ) chỉ có giá trị ở vùng ven bờ, cửa sông.
Thành phần loài có: 210 loài, 67 chi, 29 họ, 9 bộ, 4 lớp. Trong đó, lớp tảo Silic
có 130 loài, 45 chi, 17 họ, 2 bộ, chiếm 62% tổng số loài; lớp tảo Giáp có 76 loài,
20 chi, 10 họ, 5 bộ (36,2%); lớp tảo Kim có 2 loài, 1 chi, 1 họ, 1 bộ (0,9%); lớp
tảo Lam có 2 loài, 1 chi, 1 họ, 1 bộ (0.9%). Nhìn chung, thành phần thực vật phù
du ở vùng biển Bái Tử Long khá phong phú và đa dạng, sự phân bố số lượng loài
trong
+ Động vật phù du (Zooplankton) bao gồm các động vật nguyên sinh, giáp xác
và rất nhiều các động vật nhỏ khác mà chúng sử dụng các sinh vật phù du khác
làm thức ăn. Động vật phù du cũng bao gồm trứng và ấu trùng của một số loài
động vật lớn như cá, giáp xác, giun đốt...Thành phần động vật phù du chủ yếu là

đại diện của Động vật giáp xác (Crustacea) (1200 loài) trước hết là giáp xác chân
chèo (Copepoda với 750 loài), tôm lân (Euphausidae- 80), Mysidae, giáp xác bơi
nghiêng (Amphipoda-300 loài). Thân mềm với những đại diện chủ yếu là Chân
cánh ( Pteropoda ) với 180 loài, ấu trùng các loài giáp xác, thân mềm, da gai, cá…
Thành phần loài động vật phù du (ĐVPD) vùng biển Bái Tử Long gồm 90 loài
thuộc 52 giống 43 họ và 10 bộ, 5 ngành (phụ lục 5, hình 9). Trong đó:
o Ngành Giun đốt (Annelida) gồm 1 loài chiếm 1%.
o Ngành Chân đốt (Arthropoda) gồm 76 loài chiếm 85%.
o Ngành Thân mềm (Mollusca) gồm 3 loài chiếm 3%.
o Ngành Hàm tơ (Chaetognatha) gồm 3 loài chiếm 3%.
o Ngành Có bao (Tunicata) gồm 2 loài chiếm 2%.
So sánh với các vùng khác thấy rằng thành phần loài ĐVPD vùng biển Bái Tử
Long bằng 86,4 % vùng biển Cát Bà - Hạ Long, chiếm 74,3% số loài thu được trên
toàn vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Như vậy có thể thấy quần xã ĐVPD
vùng biển Bái Tử Long khá phong phú.
* Động vật bơi (nekton) chủ yếu là cá với khoảng 8000 loài sống ở vùng nước
ấm thềm lục địa và khoảng 1130 loài sống ở các vùng biển lạnh, chiếm gần 60 %
tổng các loài cá thế giới, cùng với các loại chân đầu (Cephalopoda), rùa biển, rắn
biển (Reptilia) và các loài thú biển thuộc 3 bộ chân màng (Pennipedia), bò biển
(Sirenial) và cá voi (Cetacea).
* Động vật đáy (Zoopenthos) tập trung ở thềm lục địa và khá đa dạng về
thành phần loài, bao gồm thân lỗ (Porifera), giun đốt (Polychaeta), da gai
(Echinodermata), thân mềm (Gastropoda,bivalvia)…Trong đó san hô
(Cnidaria:anthrozoa) đóng vai trò rất quan trọng, tạo nên hê sinh thái giàu có nhất
trong đại dương.
Một số loài cá tầng đáy chủ yếu thuộc họ cá mối, loài cá phèn, cá trác (trao
tráo), cá hanh vàng, cá đù, cá liệt, cá bánh đường, cá đổng. Cá tầng đáy thường
phân bố tập trung ở độ sâu dưới 50m trong các tháng từ tháng 12 đến tháng 5 năm
sau, ngoài thời gian này cá sống phân tán và chuyển dần ra độ sâu lớn hơn. Nhiều
loài đặc sản biển có giá trị kinh tế như tôm hùm, cua huỳnh đế, các loại ốc biển...

sinh sống quanh đảo Lý Sơn là những nguồn lợi thủy sản quý hiếm cần phải được
quy hoạch bảo vệ và khai thác hợp lý.

Một số hình ảnh của sinh vật phù du:

Con sao biển (trái) và một con châm kiếm đang mang trứng (phải)

×