Tải bản đầy đủ (.docx) (182 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA CỦA NHÓM DÂN TỘC ÍT NGƯỜI VÀ XÁC ĐỊNH CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 182 trang )

Đại học Kinh tế Huế

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị

--------------------------------------------

ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA CỦA NHÓM DÂN
TỘC ÍT NGƯỜI VÀ XÁC ĐỊNH CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG CHUỖI
GIÁ TRỊ BỀN VỮNG TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

Thực hiện: TS. Trương Chí Hiếu (chủ trì)
PGS. TS. TrầnVăn Hòa
TS. Nguyễn Ngọc Châu
ThS. Phạm Phương Trung
ThS. Lê Thị Hương Loan

1


ĐÔNG HÀ, 12/2013

2


MỤC LỤC
----------------------------------------------------------CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Bảng 2.1. Hệ thống kinh doanh nông nghiệp
Bảng 4.1. Tăng trưởng kinh tế huyện Hướng Hóa giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 4.2 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hướng Hóa


Bảng 4.3 Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản (tính theo giá so sánh 2010)
giai đoạn 2006-2013
Bảng 4.4. So sánh giá trị sản xuất và tốc độ phát triển ngành trồng trọt và chăn
nuôi huyện Hướng Hóa giai đoạn 2010 – 2013.
Bảng 5.1: Diện tích đất bình quân hộ gia đình phân theo tình trạng kinh tế
Bảng 5.2: Đặc điểm nguồn lực đất đai của hộ
Bảng 5.3: Nguồn lực lao động của hộ gia đình phân theo tình trạng kinh tế
Bảng 5.4 : Giá trị tài sản sản xuất của hộ phân theo tình trạng kinh tế
Bảng 5.5: Sự tham gia của hộ vào các tổ chức xã hội
Bảng 5.6: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo tình trạng kinh tế hộ
Bảng 5.7: Các mô hình kết hợp trồng trọt chính của hộ
Bảng 5.8: Diện tích và giá trị sản lượng các nông sản chính của hộ gia đình
Bảng 5.9: Xu thế thay đổi trong hoạt động sản xuất của nông hộ
Bảng 5.10: Chiều hướng thay đổi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
Bảng 5.11: Sự thay đổi trong hoạt động sản xuất một số nông sản chính của hộ
Bảng 5.12: Tác nhân thúc đẩy thay đổi trong sản xuất nông nghiệp
Bảng 5.13: Xu thế thay đổi trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Bảng 5.14: Xu thế thay đổi trong hoạt động tiêu thụ nông sản
3


Bảng 5.15: Xu thế thay đổi trong hoạt động tiêu thụ các nông sản chính
Bảng 5.16: Tác nhân thúc đẩy sự thay đổi trong hoạt động tiêu thụ nông sản
Bảng 20: Nhu cầu tiếp cận đất đai của hộ
Bảng 5.18: Thực trạng tiếp cận đất đai của hộ
Bảng 5.19: Thực trạng tiếp cận tín dụng
Bảng 5.20: Thực trạng tiếp cận khoa học công nghệ của hộ
Bảng 5.21: Tần suất tham gia các lớp tập huấn của các hộ
Bảng 5.22: Thực trạng tiếp cận giống và phân bón của hộ gia đình
Bảng 5.23: Phân tích từng phần mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến

nhu cầu và khả năng tiếp cận các yếu tố sản xuất của nông hộ
Bảng 5.24. Các yéu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đất đai của hộ
Bảng 5.25. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đất đai của hộ
Bảng 5.26. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của hộ
Bảng 5.27. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực tế vay tín dụng của hộ
Bảng 5.28. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tập huấn kỹ thuật của hộ
Bảng 5.29. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tập huấn kỹ thuật
Bảng 5.30. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giống của hộ gia đình
Bảng 5.31. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận phân bón
Bảng 5.32: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận thị trường và
doanh thu tiêu thụ sản phẩm của nông hộ
Bảng 5.33: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
trồng sắn của nông hộ
Bảng 5.34: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
trồng chuối của nông hộ

4


Bảng 5.35: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
trồng cà phê của nông hộ
Bảng 5.36: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu sản
xuất nông nghiêp của nông hộ
Bảng 6.1: Đối tượng trong chuỗi giá trị và điều kiện lựa chọn để phỏng vấn
Bảng 7.1. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào

5


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

---------------------------------------------1.1

Thông tin nền

Hướng Hoá là huyện miền núi, biên giới phía tây tỉnh Quảng Trị, có vị trí thuận
lợi là đầu cầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra
biển Đông của các nước trong khu vực và giữ vai trò quan trọng về an ninh quốc
phòng; huyện có tiềm năng lớn về phát triển nông - lâm nghiệp, thương mại - du lịch
và công nghiệp chế biến, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng... Thời gian qua,
kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực, tỉ trọng thương mại dịch vụ, công nghiệp xây dựng ngày một tăng; cơ sở hạ tầng
kinh tế, xã hội được tăng cường đáng kể; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện
và nâng cao.Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân thời kỳ 20012005 là 17,7%, hay bình quân hàng năm tăng 124,5 tỉ đồng; thời kỳ 2006 - 2010 tốc
độ tăng trưởng kinh tế huyện đạt 14,1%, hay bình quân hàng năm tăng 208,4 tỉ đồng
(UBND huyện Hướng Hóa, 2013).
Nhóm đồng bào dân tộc ít người chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số huyện
Hướng Hóa. Theo UBND huyện Hướng Hóa (2013), huyện có 3 dân tộc gồm Vân
Kiều, Pacô và Kinh, trong đó dân tộc Vân Kiều chiếm 43%, dân tộc Pacô chiếm 5%,
dân tộc Kinh chiếm 52%. Năm 2010 dân số toàn huyện là 77.291 người. Như vậy, số
đồng bào dân tộc ít người ở huyện Hướng Hóa có gần 36.000 người.
Mặc dù huyện Hướng Hóa đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian
qua, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Hướng Hóa vẫn ở mức cao 25.1% vào năm 2011, đặc biệt
là đối với nhóm đồng bào dân tộc ít người (Phòng Thống kê huyện Hướng Hóa,
2013). Hơn nữa, theo UBND huyện Hướng Hóa (2013), quá trình tăng trưởng nhanh
từ 2001 – 2010 là không đảm bảo bền vững do tốc độ tăng trưởng cao phần lớn là dựa
vào tác động của các khoản đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng từ bên ngoài thực hiện. Khi
các khoản đầu tư này không còn nữa, đó sẽ là mộtnguy cơ trực tiếp đối với quá trình
tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo của huyện trong dài hạn.Thực tế này đòi
hỏi phải có các giải pháp cơ bản để giải quyết tình trạng đói nghèo bằng chính nội lực
của bản thân huyện thay vì dựa vào nguồn lực bên ngoài.

6


Theo Tổng cục Thống kê (2009), tình trạng đói nghèo nông thôn ở Việt Nam nói
chung là kết quả của một tập hợp phức tạp các yếu tố có tác động lẫn nhau như: vị trí
địa lý, dân tộc, giới, giáo dục, y tế, quy mô hộ và thiếu tài sản sản xuất như đất đai,
rừng, nước và vốn. Các hộ nghèo tiếp tục chịu tổn thương sâu sắc trước những sự kiện
bất ngờ, như thành viên gia đình bệnh tật, biến động giá hàng hóa, và thiên tai. Các
thách thức này có nhiều hơn ở khu vực vùng cao của Việt Nam, nơi có sản lượng
nông nghiệp thấp, thiếu cơ hội sinh kế phi nông nghiệp, khả năng sản xuất hàng hóa
bị hạn chế, thiếu dịch vụ xã hội cơ bản và các tài sản sản xuất có thể làm giảm tính dễ
bị tổn thương còn rất hạn chế.

Hình 1: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Hướng Hóa
7


Để giải quyết tình trạng đói nghèo, chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều
chương trình, chính sách cung cấp các hỗ trợ trực tiếp cho nhóm đối tượng này. Trong
đó, người đồng bào dân tộc thiểu số là đối tượng được hưởng sự quan tâm đặc biệt.
Tại huyện Hướng Hóa, các hành động trợ giúp cụ thể cho nhóm đồng bào dân tộc
thiểu số bao gồm: thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính
phủ về Công tác dân tộc, thực hiện chính sách phân định xã, thôn bản thuộc khu vực
I, II, III theo Quyết định 30/2012/QĐ-TTg, thực hiện Chương trình 135, thực hiện
chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt theo Quyết định
1592/QĐ-TTg (Quyết định 134/TTg bổ sung), thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực
hiện ĐCĐC theo Quyết định 33/TTg, thực hiện chính sách đầu tư vùng biên giới theo
Quyết định 160/2007/QĐ-TTg, thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếpthay chính
sách trợ giá trợ cước trước đây, thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong
đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 18/2011/QĐ-TTg, thực hiện chính sách

cho vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định số 54/TTg.
Nhìn chung, những hành động cụ thể trên của các cấp chính quyền tập trung chủ
yếu vào việc xây dựng cở sở hạ tầng, cung cấp vốn tài chính, phát triển sản xuất, tăng
cường năng lực quản lí. Những hỗ trợ này đã hỗ trợ tích cực cho quá trình xóa đói
giảm nghèo. Tuy nhiên, các hỗ trợ này chưa giải quyết hoàn toàn triệt để các nguyên
nhân gây nên tình trạng đói nghèo nếu nhìn từ các phương pháp phân tích đói nghèo
như của DFID (2001), Dorward và cộng sự (2003). Mặt khác, tình trạng đói nghèo có
tính biến động (dynamic), dó đó phương pháp tiếp cận xóa đói giảm nghèo cần có tính
linh hoạt và xây dựng năng lực cho bản thân người nghèo hơn là cung các hỗ trợ vật
chất từ bên ngoài.
Hiện nay, một chiến lược phát triển khu vực nông thôn đang thu hút được sự chú
ý của chính quyền, đó là chính sách Tam Nông - ứng dụng trong Chương trình Mục
tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới - thông qua việc tích hợp ba đối tượng nông
dân, nông nghiệp và nông thôn trong cùng quá trình phát triển. Chính sách này kêu
gọi thực hiện các thay đổi về cấu trúc có ảnh hưởng rộng rãi lên khung chính sách,
khung pháp lý, lập kế hoạch, sử dụng đất, đầu tư và các yếu tố sản xuất cơ bản (như
lao động, quản lý, đất đai và bí quyết công nghệ) trong ngành và ở khu vực nông thôn.
Một trong những ý tưởng chính trong chiến lược Tam nông bao gồm là nhấn mạnh
đến việc tăng cường năng lực sản xuất hàng hóa của người dân. Điều đó thể hiện qua
8


việc xác định mục tiêu chuyển dịch nông nghiệp và phát triển nông thôn theo định
hướng thị trường, sản xuất dựa trên nhu cầu của thị trường và khai thác những lợi thế
so sánh và lợi thế cạnh trạnh riêng biệt của những địa phương khác nhau và loại hình
sản xuất khác nhau. Trong quá trình chuyển dịch này, tăng trưởng nông nghiệp được
định hướng bởi việc chuyển đổi sang sản xuất mang lại giá trị cao chứ không phải là
tăng trưởng do tăng năng suất nông nghiệp đơn thuần hay mở rộng khu vực sản xuất.
Vai trò của Nhà nước trong nông nghiệp chuyển đổi từ cung cấp trực tiếp sang điều
tiết và việc hỗ trợ thông qua các nguồn lực công sẽ chỉ được sử dụng trong các trường

hợp đầu tư tư nhân hay dịch vụ do tư nhân cung cấp không được mong đợi. Để đảm
bảo khả năng điều tiết của Nhà nước, cần xây dựng những hệ thống thị trường đầy đủ
hơn và tạo điều kiện cho người nghèo nông thôn tiếp cận tốt hơn đến cả hai nhóm thị
trường đầu vào và đầu ra. Tóm lại, theo định hướng Tam Nông xóa đói giảm nghèo và
phát triển nông thôn một cách bền vững cần dựa vào sự gắn kết của người dân với hệ
thống thị trường.
Với định hướng chung trên, việc thực hiện xây dựng hệ thống thị trường và nâng
cao khả năng tham gia của người dân vào hệ thống thị trường đó ở mỗi địa phương
khác nhau là một bài toán khác nhau do tồn tại rất nhiều yếu tố ảnh hưởng (trình độ
phát triển kinh tế - xã hội - tự nhiên …) đến các mục tiêu trên. Vì vậy, mỗi địa phương
cần có những nghiên cứu để xác định các vấn đề và giải pháp đặc thù phù hợp với địa
phương mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá được thực trạng tiếp cận thị
trườngcủa nhóm dân tộc ít người tại huyện Hướng Hóa rồi từ đó xây dựng các kiến
nghị chính sách nhằm tạo lập các chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm nông sản
chính của nhóm dân cư này.
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Đánh giá tình hình tiếp cận thị trường của nhóm dân tộc ít người tại huyện
Hướng Hóa thông qua tình hình sản xuất kinh doanh một số loại nông sản chính;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của nhóm
dân cư này
9


- Xác định các yếu tố cần thiết để thúc đẩy việc hình thành và nâng cao hiệu
qủa của chuỗi giá trị cho một số loại nông sản chính của nhóm dân tộc ít người tại
huyện Hướng Hóa; và
- Xây dựng các kiến nghị chính sách để tăng cường năng lực tiếp cận thị
trường của nhóm đối tượng nghiên cứu.

1.3 Tính cầp thiết của đề tài
Trước hết, đề tài được kì vọng sẽ có những đóng góp về kiến nghị chính sách
để cải thiện khả năng tiêu thụ nông sản phẩm của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số,
đây là một bộ phân dân số không nhỏ của huyện Hướng Hóa. Hiện nay, huyện Hướng
Hóa có dân số khoảng 78 ngàn người tỷ lệ người dân tộc ít người chiếm 45% (Vân
Kiều và Pacô). Như vậy, có khoảng hơn 35 ngàn người dân tộc ít người tại huyện, đây
chính là đối tượng mà đề tài hướng đến. Từ việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm,
thu nhập của nhóm đối tượng này sẽ được cải thiện. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo tại
huyện Hướng Hóa khá cao, đạt khoảng 25%, số lượng người nghèo toàn huyện ước
tính là 19 ngàn người. Phần lớn số hộ nghèo này tập trung vào nhóm đồng bào dân tộc
thiểu số. Do đó, đề tài còn có khả năng đóng góp trực tiếp vào kêt quả xóa đói giảm
nghèo.
Một ý nghĩa thực tiễn quan trọng khác của đề tài đó là hướng đến phân tích hệ
thống thị trường và khả năng tham gia của nhóm đối tượng đồng bào thiểu số vào hệ
thống thị trường này. Đề tài được kỳ vọng sẽ đem lại các kiến nghị chính sách để xây
dựng hệ thống thị trường đầy đủ hơn và tạo các điều kiện cho người dân có thể tham
gia một cách tích cực, bền vững vào nền kinh tế thị trường. Đây là một trong những
điều kiện đảm bảo cho quá trình đổi mới sản xuất của nhóm đối tượng đồng bào thiểu
số này một cách bền vững bởi vì những thay đổi trong trong quy mô, cơ cấu, trình độ
thâm canh của họ sẽ được định hướng bởi những tín hiệu thị trường thay vì ý chí chủ
quan của người lập kế hoạch. Như vậy, đề tài không chỉ có tác động tích cực đến kết
quả xóa đói giảm nghèo trong ngắn hạn mà còn có những ảnh hưởng tốt đến kết quả
xóa đói giảm nghèo trong dài hạn.
Ngoài những ý nghĩa thực tiễn của đề tài nói trên, từ những tổng quan về tình
hình nghiên cứu trong và ngoài nước trên, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng thị
trường và nâng cao khả năng tham gia vào thị trường của người dân để xóa đói giảm
10


nghèo tuykhông phải là một đột phá có tính lý luận. Để phát triển hệ thống thị trường

và giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận thị trường việc xây dựng các thể chế
(chính sách, chiến lược,…) thích hợp là rất cần thiết. Việc xây dựng thể chế thì lại tùy
thuộc vào đặc điểm của từng địa phương vì không có một “bài học mẫu” nào về thể
chế cho tất cả các địa phương và nhóm hộ gia đình được. Đối với nhóm dân cư dân
tộc ít người thường tồn tại rất nhiều rào cản ngăn họ họ tham gia vào thị trường một
cách hiệu quả, nhưng cho đến nay vẫn không có nhiều đề tài nghiên cứu cho nhóm
này ở cả trên thế giới và Việt Nam. Do đó, đề tài được kỳ vọng đóng góp thêm vào
kho tàng kiến thức từ một nhóm đối tượng nghiên cứu đặc thù.
1.4 Phạm vi và hạn chế của đề tài


Phạm vi đề tài:

Tiếp cận thị trường trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp là một nội dung rất
rộng, bao hàm khả năng người dân tiếp cận đến hàng loạt các yếu tố nguồn lực cho
quá trình sản xuất như đất đai, tín dụng, khoa học kỹ thuật … và khả năng tiêu thụ
nông sản phẩm được làm ra. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tìm hiểu, đánh
giá cả hai khả năng tiếp cận đến nguồn lực và thị trường tiêu thụ của người dân. Trong
đó, nội dung tiếp cận đến thị trường tiêu thụ được tập trung phân tích nhiều hơn vì
vấn đề thị trường là vấn đề nổi cộm, phức tạp ở nhiều địa phương nhưng các cơ quan
quản lí chưa có nhiều chính sách giải quyết thích đáng. Vấn đề tiếp cận thị trường tiêu
thụ không chỉ được phản ánh quá số liệu điều tra hộ mà còn thông qua phân tích các
chuỗi giá trị của các nông sản chính tại địa bàn nghiên cứu. Phạm vi thời gian của
nghiên cứu được giới hạn từ năm 2010 đến năm 2013 và xây dựng các kiến nghị cho
những năm sắp đến.Phạm vi không gian của đề tài là huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.


Hạn chế của đề tài

Nhóm nghiên cứu đã nỗ lực khảo sát thông tin và tiến hành phân tích để đưa ra

các phát hiện và kiến nghị chính sách tích cực. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian, kinh
phí có hạn chúng tôi nhận thấy đề tài còn một số hạn chế sau:
-

Không bao quát hết các loại nông sản hàng hóa tại huyện Hướng Hóa mà chỉ tập trung
vào 3 loại sản phẩm chính (cà phê, sắn, chuối)
Không tiếp cận được tất cả các đối tượng trên con đường đưa nông sản đến thị trường
ví dụ, các đối tượng ở ngoại tỉnh, quốc tế.
11


-

Hạn chế về ngôn ngữ tiếng Kinh và trình độ văn hóa của đối tượng được điều tra là
một cản trở trong quá trình giao tiếp làm cho một số thông tin thu nhận được có thể
không hoàn toàn chính xác.

12


CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
-------------------------------------------------2.1 Sinh kế và vai trò của khả năng tiếp cận thị trường đối với sinh kế
2.1.1 Khái niệm sinh kế, phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững (SKBV)
và các vấn đề cần bổ sung
Các khái niệm về sinh kế bền vững đã được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhà
nghiên cứu, các tổ chức và các cơ quan sau khi được giới thiệu lần đầu tại Ủy ban Thế
giới về Môi trường và Phát triển năm 1987. Ban đầu, những suy nghĩ về phát triển
bền vững được chủ yếu tập trung vào cấp độ vĩ mô, và sau đó nó được phát triển để
giải quyết các phúc lợi của các cá nhân và hộ gia đình (Solesbury, 2003). Sau đó,
nhiều tổ chức và các cơ quan như Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED),

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Oxfam, Tổ chức Care,
Viện Quốc tế về Phát triển bền vững (IISD), Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID), Viện
Nghiên cứu Phát triển (IDS) và một số cơ quan khác đã áp dụng các khái niệm để đáp
ứng các mục tiêu, trọng tâm và những ưu tiên của mình (Carney, 2002; Solesbury,
2003).
Theo đó, cách tiếp cận sinh kế bền vững đã trở nên phổ biến. Tài sản và khả
năng tiếp cận các nguồn lực có tác động lớn đến sinh kế bền vững. Những tài sản này
bao gồm con người, tự nhiên, tài chính, vật chất và vốn xã hội (Carney, năm 1998,
Soussan và cộng sự, 2001; DFID, 2001; Hussein năm 2002; Sida, 2003; Odero, 2003).
Theo DFID (2001), những tài sản này có thể được định nghĩa như sau. Nguồn
nhân lực là các kỹ năng, kiến thức, khả năng làm việc và sức khỏe tốt mà cho phép
con người theo đuổi chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được kết quả sinh kế của họ.
Vốn tự nhiên là các yếu tố sinh học vật lý như nước, không khí, đất, ánh nắng mặt
trời, rừng, khoáng sản. Nó phản ánh trữ lượng tài nguyên thiên nhiên. Vốn tài chính
được xác định là nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh
kế của họ. Vốn vật chất là cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật chất hỗ trợ sinh kế.
Vốn xã hội là các mối quan hệ xã hội chính thức và không chính thức (hoặc các
nguồn lực xã hội) mà từ đó nhiều cơ hội và lợi ích có thể được tạo ra bởi con người
trong việc theo đuổi về sinh kế của họ.

Từ khóa
13


H=Vốn nhân lực
N= Vốn tự nhiên
F = Vốn tài chính
F=Vốn tài chính

S=Vốn xã hội

P=Vốn vật chất

N
S

H

BỐI CẢNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
* Trữ lượng tài nguyên
* Khí hậu
* Mật độ dân số
* Mâu thuẫn
* Chính trị
* Cổ phiếu công nghệ
* Văn hóa
* Thị trường
TÀI SẢN VỐN
CHÍNH SÁCH, TỔ CHỨC & QUY TRÌNH
CẤU TRÚC
* Các mức độ của
chính phủ
* Thành phần
tư nhân
* Luật
* Chính
* Ưu đãi
* Tổ chức

sách


QUY TRÌNH
CHIẾN LƯỢC SINH KẾ
* Dựa vào NR
* Không dựa vào NR
* Di cư
KẾT QUẢ SINH KẾ
* Thêm thu nhập
* Tăng phúc lợi
* Giảm tổn thương

14


* Cải thiện an ninh lương thực
* Sử dụng bền vững hơn dựa vào NR
S

F

P

Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững của DFID
Nguồn: DFID (2001), Sida (2003)
Thành phần thứ hai của khung này là những cấu trúc biến đổi và các quy trình.
Thành phần này bao gồm các thể chế, các tổ chức, chính sách và pháp luật để xác
định khả năng tiếp cận nguồn vốn, các điều khoản trao đổi giữa tài sản và lợi nhuận
trên chiến lược sinh kế khác nhau (DFID, 2001). Theo đó, tính bền vững ở các cấp độ
khác nhau (vi mô và vĩ mô) cùng với những khó khăn và hạn chế của chiến lược sinh
kế có thể thu được thông qua việc nắm bắt các cấu trúc và quy trình. Từ đó cho thấy
cơ hội để cải thiện sinh kế của người dân thông qua việc chuyển đổi cơ cấu và quy

trình.
Các thành phần quan trọng thứ ba của khung sinh kế là kết quả sinh kế . Nó
được định nghĩa như là mục tiêu hay kết quả của chiến lược sinh kế (DFID, 2001).
Kết quả nói chung là cải thiện phúc lợi của người dân, ví dụ xóa đói giảm nghèo, tăng
thu nhập và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Để đạt được kết quả sinh kế, sinh kế đã được xây dựng từ một loạt các lựa
chọn, dựa trên tài sản của họ, chuyển cấu trúc và quy trình (DFID , 2001; Soussan và
cộng sự, 2001; Cahn , 2002). Chiến lược sinh kế là sự kết hợp của các hoạt động và sự
15


lựa chọn mà mọi người thực hiện để đạt được mục tiêu sinh kế của họ hoặc tập hợp
các quyết định để sử dụng tốt nhất các tài sản có sẵn. Đây là một quá trình liên tục
nhưng luôn luôn có những điểm quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến sự thành
công hay thất bại của chiến lược (Soussan và cộng sự, 2001). Những điểm này có thể
bao gồm lựa chọn mùa vụ, thời gian bán, tham gia vào một hoạt động mới, thay đổi
các hoạt động khác, và điều chỉnh quy mô hoạt động .
Theo Scoones (1998), có ba chiến lược sinh kế chính cho các nông hộ: thâm
canh nông nghiệp hoặc mở rộng, đa dạng hóa sinh kế, và di cư. Một quan điểm thay
thế được gọi là khuôn khổ của Khanya tập trung vào mối quan hệ với tài nguyên thiên
nhiên và phân loại ba chiến lược sinh kế chính như dựa vào tài nguyên thiên nhiên,
dựa vào nguồn tài nguyên không tự nhiên và di cư (Hussein, 2002). Dựa trên các tiêu
chí khác, đặc biệt là mối quan hệ với các mối đe dọa bên ngoài, Rennie và Singh
(1996), và Soussan và cộng sự (2001) phân chia chiến lược thành hai loại thích ứng
(thay đổi dài hạn trong mô hình hành vi) và đối phó (phản ứng ngắn hạn ngay lập tức
những cú sốc và căng thẳng).
Rõ ràng, không có chiến lược sinh kế duy nhất mà là một loạt các chiến lược
sinh kế. Vì vậy, vấn đề quan trọng là làm thế nào để lựa chọn hoặc giới thiệu các
chiến lược đó phù hợp nhất với tình hình của các hộ gia đình nói riêng và tối đa hóa
hữu ích của cả cá nhân và xã hội.

Thành phần chính thức cuối cùng của khung sinh kế bền vững là bối cảnh dễ bị
tổn thương. Điều này phản ánh những cú sốc, xu hướng và thời vụ. Những yếu tố này
không thể kiểm soát bởi con người trong các hoàn cảnh ngắn và trung hạn (DFID,
2001). Do đó, phân tích sinh kế bền vững không chỉ tập trung phân tích cách thức con
người sử dụng tài sản để đạt được mục tiêu của mình, mà còn đề cập những bối cảnh
dễ bị tổn thương mà họ có thể phải đối mặt, và các phương tiện mà mọi người có thể
đối phó và phục hồi từ các cú sốc và căng thẳng (Chambers và Conway, năm 1992;
Soussan và cộng sự, 2001; Cahn, 2002).
Các thành phần cốt lõi làm việc cùng nhau, và tương tác với nhau trong một hệ
thống sinh kế năng động (DFID, 2001; Soussan và cộng sự, 2001; Carney, 2002). Kết
quả là, các vấn đề có thể xem một cách tổng thể.
Cách tiếp cận sinh kế bền vững lấy con người làm trung tâm, có sự tham gia và
hoạt động ở nhiều cấp độ giữa các khu vực. Bởi nhấn mạnh vào tính bền vững, nó rất
hữu ích trong việc giải quyết xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, ứng phó với
trường hợp khẩn cấp, và lập kế hoạch dựa vào cộng đồng nơi các vấn đề hoặc các vấn
16


đề thường đa chiều (Hussein năm 2002; Cahn, 2002; Carney, 2002). Ngoài ra, theo
một loạt các tác giả, các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững, là hướng tới tương
lai và tích cực, bằng cách tập trung và xây dựng trên sức mạnh mà mọi người có hơn
là những gì họ không có, (Norton và Foster, 2001; Hussein năm 2002; Cahn, 2002).
2.1.2 Quan hệ giữa khả năng tiếp cận thị trường và sinh kế
2.1.2.1 Vai trò của khả năng tiếp cận thị trường đối với sinh kế
Hussein (2002, trang 36) đề cập đến niềm tin của Oxfam cho rằng "cải thiện
khả năng tiếp cận hay quyền lực trong thị trường [là] quan trọng đối với sinh kế của
các nhà sản xuất nghèo và sự cải thiện [trong] tiền lương và điều kiện việc làm cho
phụ nữ". Tuy nhiên, có vẻ như mối liên hệ giữa thị trường và sinh kế đã chưa được
phân tích thấu đáo.
Theo Dorward và Kydd (2005), có ba cơ chế trao đổi chính. Đây là những trao

đổi quà tặng, trao đổi phân cấp và trao đổi trên thị trường. Những cơ chế này có thể
tồn tại với nhau trong một hệ thống sinh kế .
Việc trao đổi quà tặng dựa trên các giá trị chung và có đi có lại. Trao đổi thứ
bậc dựa trên phân bổ nguồn lực thông qua lệnh và kiểm soát. Ngược lại, giá thị trường
được dựa trên sự tham gia tự nguyện và quan hệ cùng có lợi. Mối quan hệ thị trường
này thường có một yêu cầu hỗ trợ của một loại tiền tệ tiền tệ và hệ thống pháp lý có
hiệu lực.
Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại là xu hướng chiếm ưu thế ở hầu hết các
nước trên thế giới. Như là một phần của xu hướng này, thương mại hóa nông nghiệp
cũng đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia, mặc dù tốc độ thay đổi khác nhau giữa các
khu vực và các ngành. Có thể khẳng định rằng sinh kế của người dân, kể cả người
nghèo, không thể tách rời khỏi sự phát triển của thị trường cả đầu vào và đầu ra.
Nông nghiệp tự cung tự cấp có thể có các yếu tố của trao đổi quà tặng và có đi
có lại, nơi thặng dư được ban cho những người khác. Ngược lại, nông nghiệp thương
mại hoạt động theo một hệ thống trao đổi thị trường. Thị trường này có thể là một cơ
chế hiệu quả cao để phân bổ nguồn lực, hàng hóa và dịch vụ, nhưng thị trường không
luôn luôn hoạt động tốt (Dorward , Poole, Morrison, Kydd và Urey, 2002). Theo đó,
hiểu biết về các cơ hội thị trường, khó khăn, và các cơ chế, cùng với những hạn chế
của họ, rất là quan trọng cho việc cải thiện sinh kế của người dân.
Nếu thị trường đang hoạt động hiệu quả cần có một khuôn khổ thể chế và cơ sở
hạ tầng cho phép tất cả các bên tiếp cận kết hợp với minh bạch thông tin. Thị trường
17


liên quan bao gồm thị trường đất đai, thị trường đầu vào vật chất, thị trường lao động,
thị trường tín dụng và thị trường đầu ra. Sự phát triển của các thị trường này tác động
mạnh mẽ đến việc lựa chọn chiến lược sinh kế. Người nghèo thường hạn chế việc
tham gia các thị trường này vì họ thiếu vốn tài chính, xã hội và vốn nhân lực (Barrett
và cộng sự, 2001; Dorward và cộng sự, 2003).
Một số tác giả, bao gồm Carney (2002) và Dorward và cộng sự (2003) đã xác

định được rằng sự phát triển của thị trường có thể làm tăng tính dễ tổn thương của
một số nhóm trong xã hội. Điều này có thể xảy ra điển hình khi một số nhóm hoặc là
loại trừ hoặc không có quyền lực tạo ra sự bất đối xứng thông tin và khả năng thương
lượng. Dorward và cộng sự (2003) cũng cho rằng nhấn mạnh quá vào các hoạt động
phi nông nghiệp liên quan đến phát triển nông nghiệp có thể tác động tiêu cực đến các
nhóm nghèo nhất. Theo đó, tranh luận ở đây, và trong mối liên quan đến nghiên cứu
này, các thị trường và phân tích sinh kế nên được kết hợp với nhau trong việc phân
tích những khó khăn và cơ hội cho sinh kế của người nghèo tốt hơn, đặc biệt trong bối
cảnh tự do hóa thương mại và thương mại hóa.
2.1.2.2 Sinh kế bền vững dựa trên thị trường
Mặc dù vai trò của thị trường liên quan đến sinh kế ngày càng được công nhận
bởi các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách, các câu hỏi vẫn tồn tại đó
là làm thế nào để mang thị trường và sinh kế lại với nhau trong một khung phân tích
một cách tốt nhất. Người ta có thể phân tích thị trường và chuỗi giá trị ứng liên quan
bên cạnh phân tích sinh kế như là các phân tích riêng biệt nhưng có tính bổ sung.
Hoặc người ta coi phát triển thị trường và chuỗi giá trị ứng liên quan như là một thành
phần cụ thể và có tính biến đổi trong khung sinh kế. Trong phương pháp này, thị
trường có thể được coi là tích cực khi chúng dẫn đến mức sống ngày càng tăng.
Ngược lại, chúng cũng có thể là tiêu cực ở chỗ nó có thể làm tăng tính dễ tổn thương
do khuyến khích các hoạt động sản xuất không bền vững hoặc gạt các nhóm riêng biệt
trong xã hội ra ngoài lề. Phương pháp thứ hai được sử dụng trong nghiên cứu này.
Phương pháp này đươc thể hiện qua khung phân tích của Dorward và cộng sự (2003)
(Hình 2.2). Đây là một công cụ góp phần sáng tỏ quan hệ giữa sinh kế và thị trường
và mối quan hệ của chúng trong khung sinh kế
TÀI SẢN SINH KẾ
NHU CẦU CÓ HIỆU QUẢ
ĐỊA PHƯƠNG RộNG HƠN

18



Thị trường/Phi thị trường

CHIẾN LƯỢC SINH KẾ
CÁC HOẠT ĐỘNG
CÁC SẢN LƯỢNG
KẾT QUẢ SINH KẾ
BỐI CẢNH DỄ TỔN THƯƠNG
Các cú sốc, xu hướng mùa vụ
CÁC CHÍNH SÁCH & THỂ CHẾ
Thị trường
Quyền lực Thâm nhập

Quyền

Dịch vụ

Vật chất, xã hội,
tự nhiện, nhân
lực, tài chính

Hình 2.2: Khung sinh kế bền vững đã sửa đổi
Nguồn: Dorward và cộng sự (2003)
Trong khuôn khổ này, các sinh kế vẫn là trung tâm của phân tích trong khung
sinh kế bền vững thông thường. Nhưng các loại thị trường khác nhau cùng với khả
năng các thị trường này sẽ tác động theo những cách khác nhau đến sinh kế được đưa
thêm vào khung phân tích. Các yếu tố hỗ trợ (các can thiệp cần thiết) như hệ thống
giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông với nhiều loại thị trường khác nhau, và cách
mà mỗi thị trường tương tác với các yếu tố khác của hệ thống sinh kế, trở thành yếu tố
quan trọng của khuôn khổ này. Điều này bao gồm các yếu tố cơ bản như thay đổi

trong mô hình tiêu thụ thực phẩm của hộ gia đình, và những thay đổi trong hoạt động
19


sản xuất. Sự tương tác giữa thị trường và chính sách, thể chế và quy trình cũng được
nhấn mạnh trong thương mại dựa trên khung sinh kế bền vững này.
Thị trường bao gồm đầu vào và đầu ra của nó và các chuỗi đầu vào và đầu ra
tương ứng. Thị trường đầu vào bao gồm đất đai, lao động, tín dụng và vật chất. Thị
trường đầu ra bao gồm hàng hóa và giá trị gia tăng. Những lợi ích từ sự phát triển của
các thị trường và các chuỗi kinh doanh nông nghiệp có thể tạo ra việc làm trực tiếp,
tạo thuận lợi cho các công nghệ mới và do đó hiệu quả kinh tế gia tăng nhờ tăng sản
xuất và giảm chi phí giao dịch. Phát triển thị trường có thể gồm cả điều kiện thuận lợi
và hạn chế bởi chính sách của chính phủ, sự can thiệp và các thể chế. Phát triển thị
trường có thể tự dẫn đến các chính sách và thể chế mới. Tương tự như vậy, thị trường
không chỉ bị tác động bởi những cú sốc và các xu hướng, mà còn có thể tạo ra những
cú sốc, tạo ra những rủi ro mới, và do đó làm tăng bối cảnh dễ bị tổn thương.
Tài sản sinh kế
Chiến lược sinh kế
Tài sản nhân lực,
vật chất, xã hội, tự
nhiện, tài chính

Bối cảnh dễ tổn thương
Các cú sốc, xu hướng mùa
vụ

Các hoạt động

Các sản lượng


Thị trường

Kết quả sinh kế

Các chính sách, sự can thiệp,
các thể chế, tiến trình

Hình 2.3: Khung sinh kế bền vững dựa vào thương mại đã được sửa đổi
Thị trường đất đai tạo cơ hội cho việc tích tụ đất đai thông qua việc bán và thuê
đất. Thị trường này cũng có thể tạo điều kiện củng cố nhằm giảm tình trạng phân
mảnh, mà chính tình trạng phân mảnh lại tác động vào các cơ hội thương mại hóa
(Hùng và cộng sự 2007).
Thị trường lao động bao gồm địa phương, vùng, quốc gia và thị trường quốc tế
trong bối cảnh toàn cầu hóa. Thị trường lao động hoạt động hiệu quả tạo điều kiện
cho quá trình chuyển đổi lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Quá
trình này không chỉ tạo ra thu nhập phi nông nghiệp hơn mà còn tạo cơ hội để áp dụng
công nghệ tiết kiệm lao động mới.
Thị trường đầu vào vật chất bao gồm máy móc, hạt giống, vật nuôi, phân bón,
thuốc trừ sâu, và kẻ giết người cỏ dại. Các ảnh hưởng về khả năng tiếp cận không chỉ
20


gồm chi phí giao dịch, mà còn tạo ra cơ hội sản xuất mới. Hệ quả của sự gia tăng
trong sản xuất đem lại thuận lợi cho việc phát triển của thị trường đầu ra.
Thị trường đầu ra được dẫn dắt bởi những thay đổi trong xu thế tiêu thụ thực
phẩm do nhiều yếu tố ví dụ như sự gia tăng thu nhập và toàn cầu hóa. Đầu ra của
chuỗi kinh doanh nông nghiệp bao gồm các luồng thông tin liên quan đến giá, chất
lượng và số lượng, qua đó giúp định hình hành vi và cơ hội sinh kế.
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thương mại hóa sản xuất của
người dân

2.2.1 Khái niệm sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa
Không có sự thống nhất hay một định nghĩa chung nào về sản xuất tự cung tự
cấp (Wharton, 1970;Mathijs and Noev, 2002). Định nghĩa này có thể được tiếp cận
theo quan điểm tiêu dùng hoặc sản xuất (Wharton 1970, Kostov and Lingrad, 2002a;
Kostov and Lingard, 2004a; Balint, 2004). Tiếp cận theo quan điểm tiêu dùng, sản
xuất tự cung tự cấp là hình thức sản xuất “trong đó việc trồng trọt hoặc chăn nuôi và
các hoạt động khác được thực hiện chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân,
có đặc trưng là năng suất thấp, rủi ro và không ổn định” (Todaro, 1997, p: 722). Từ
góc độ sản xuất, có định nghĩa xác định đây là hoạt động sản xuất trong đó dưới 50%
sản phẩm sản xuất ra được bán ra thị trường (Wharton, 1970; Bruntrup and Heidhues,
2002; Kostov and Lingard, 2004a; Balint 2004). Mức độ tự cung tự cấp không nhất
thiết là dưới 50% mà có thể dao động từ 0% đến 100% (Wharton, 1970; Kostov and
Lingard, 2002a; Mathijs and Noev, 2002; Bruntrup and Heidhues, 2002; Balint, 2004;
Kostov and Lingard, 2004a). Ngoài hai cách tiếp cận trên, một số tác giả còn xem tự
cung tự cấp là một khái niệm dùng để đo lường chất lượng sống (Wharton, 1970;
Bruntrup and Heidhues, 2002). Như vậy, có thể kết luận rằng không có một định
nghĩa rõ ràng thế nào là sản xuất tự cung tự cấp, các định nghĩa đưa ra thường gắn
liền với những bối cảnh cụ thể.
Sản xuất hàng hóa thường được xem như là hình thức sản xuất thay thế sản
xuất tự cung tự cấp. Những định nghĩa về sản xuất hàng hóa không chỉ đề cập đến
việc bán ra thị trường/marketing các sản phẩm nông nghiệp (đầu ra) mà còn bao gồm
các khái niệm như: quyết định lựa chọn sản phẩm sản xuất, quyết định sử dụng các
yếu tố đầu vào dựa trên nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận. Theo Braun và cộng sự
(1994), việc thương mại hóa vừa có thể diễn ra ở phía đầu ra với sự gia tăng sản phẩm
thặng dư dùng để bán đồng thời có thể diễn ra ở phía đầu vào với sự tăng lên của việc
21


sử dụng các yếu tố đầu vào mua ngoài. Khái niệm này không chỉ liên quan đến cái
gọi là “sản xuất để bán” mà còn đến việc bán phần lương thực cơ bản dư thừa (Braun

và cộng sự, 1994; Balint, 2004). Ở một số nghiên cứu, việc giảm tỷ trọng thu nhập từ
sản xuất nông nghiệp trong tổng thu nhập của gia đình cũng được xem là việc thương
mại hóa sản xuất nông nghiệp (Pingali, 1997, Timmẻ, 1997, Balint, 2004). Một vấn đề
then chốt là thương mại hóa sản xuất nông nghiệp không đơn giản chỉ có nghĩa là sự
gia tăng các yếu tố đầu ra và đầu vào mua ngoài mà khái niệm này còn đề cập đến
những thay đổi trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, thay đổi về thể thế, quy mô hoạt
động, cơ hội lựa chọn trong việc ra quyết định và cơ chế trao đổi. Tất cả những thay
đổi này đều được cho là nhằm mục đích cải thiện sinh kế của người dân.
2.2.2 Tiến trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng
hóa
Giả thuyết sản xuất tự cung tự cấp là một chiến lược hiệu quả cho người nghèo
được đề xuất bởi Theodore W. Schultz (Wharton, 1970, tr. 364). Cũng có quan điểm
tương tự, Kostov và Lingard (2002a) lập luận rằng, đối với người nghèo, sản xuất tự
cung tự cấp có thể là hiệu quả trong phạm vi hàm lợi ich của họ. Sản xuất tự cung tự
cấp còn có thể được xem là một chiến lược để ứng phó với bất trắc và sự không ổn
định của môi trường. Ví dụ, Bruntrup và Heidhues (2002) đã chỉ ra rằng, ở các nước
Đông Âu trong quá trình chuyển đổi từ hệ thống cộng sản chủ nghĩa, nông nghiệp tự
cung tự cấp chính là phương thức người nông dân và người dân ở khu vực nông thôn
sử dụng để vượt qua được những điều kiện khó khăn cùng cực ở đó đầu vào, đầu ra,
tín dụng và thị trường lao động kém hiệu quả và nhiều rủi ro. Hai tác giả nhấn mạnh
rằng nông nghiệp tự cung tự cấp không chỉ là một cách thích ứng thụ động mà nó còn
đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định những nền kinh tế dễ đổ vỡ. Cũng như
nghiên cứu của Bruntrup và Heidhues (2002), Kostov và Lingard (2002a, 2004a) phát
hiện ở Hungary tự cung tự cấp là một chiến lược để ứng phó với những điều kiện kinh
tế vĩ mô bất ổn, thay đổi về quyền thuê đất, thay đổi công nghệ, khó tiếp cận thị
trường và thiếu vốn. Tình hình tương tự cũng tồn tại ở Rumani (Balint 2004, Balint và
Wobst 2004), Nga (Thoseeth và cộng sự, 1998), và Bulgaria (Kostov và Lingard
2002a, Kostov và Lingard 2004a). Ở tất cả các trường hợp trên, việc trở lại sản xuất
nông nghiệp tự cung tự cấp là một dạng phản ứng thích nghi khi hệ thống kinh tế kế
hoạch tập trung sụp đỗ.

22


Đối lập với những khía cạnh tích cực nói trên, sản xuất tự cung tự cấp thường
gắn với đặc điểm là sử dụng nguồn lực thiếu hiệu quả (Rogers, 1970), sự lựa chọn bị
hạn chế (Wharton, 1970), lạc hậu, kém hiệu quả, thu nhập thấp và đầu vào thấp
(Bruntrup và Heihues, 2002). Quan niệm phổi biến coi sản xuất tự cung tự cấp thường
gắn liền với tình trạng kém phát triển và chất lượng sống thấp đặc biệt ở Châu Á và
Châu Phi. Do vậy, sản xuất hàng hóa là phương thức được ưa chuộng hơn và là một
xu thế chủ đạo ở các nước đang phát triển.
Với hoạt động thương mại hóa, mục đích của hệ thống sản xuất nông nghiệp
thay đổi từ việc đáp ứng nhu cầu lương thực của người sản xuất sang việc tạo ra thu
nhập bằng tiền và lợi nhuận (). Thu nhập được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau, bao gồm giáo dục, y tế và giải trí. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến việc lựa chọn
các hoạt động sản xuất, mức đầu vào và những lựa chọn về nguồn lực khác. Nghiên
cứu của Delgado (1995), Dorsey (1999), FAO (2001), Barret và cộng sự (2001),
Abdulai và CroleRees (2001), Block và Webb (2001), Deb và cộng sự (2002), Thanh
và cộng sự (2005), và Minot và cộng sự (2006) đều ủng hộ quan điểm rằng thu nhập
hộ gia đình tăng lên và hiệu quả khu vực nông nghiệp được cải thiện trong quá trình
thương mại hóa sản xuất.
Trên cơ sở tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều quốc gia như
Guatemala, Philippines, Zambia và Ấn Độ, Braun (1994), Bouis (1994) and Braun
(1995) đều phát hiện thấy sự thương mại hóa nền sản xuất nôn g nghiệp không chỉ
làm tăng thu nhập của người nông dân mà còn có tác động tích cực đến an ninh lương
thực và điều kiện dinh dưỡng. Thương mại hóa còn giảm khối lượng công việc cho
phụ nữ ở các quốc gia này, không kể Guatemala.
Nhiều nghiên cứu có chung nhận định rằng thương mại hóa không chỉ dẫn đến
việc đa dạng hóa trong khu vực nông nghiệp ở tầm quốc gia mà còn thúc đẩy chuyên
môn hóa các hoạt động phi nông nghiệp ở cấp độ vùng để đạt được tính kinh tế nhờ
quy mô trong sản xuất và tiêu thụ (Pingali và Rogerant, 1995; Timmer, 1997; Pingali,

1997; Ellis, 1998; Ellis, 2000a, 2000b). Nơi nào việc đa dạng hóa diễn ra ở cấp hộ gia
đình, người ta cho rằng việc đa dạng hóa này là kết quả của sự phát triển hoạt động
sản xuất phi nông nghiệp. Liên quan đến cả đa dạng hóa lẫn chuyên môn hóa, Davis
(2006) lập luận rằng sự phát triển của các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao (HVA)
là một phần quan trọng của quá trình thương mại hóa và sự phát triển chuỗi kinh
doanh nông nghiệp phức tạp.
23


Sự phát triển sản phẩm nông nghiệp giá trị cao thường đòi hỏi các yếu tố đầu
vào chuyên biệt về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn cho vật nuôi, dịch vụ cho
gia súc và tưới tiêu. Tất cả những nhu cầu này sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh mới.
Nghiên cứu thực nghiệm ở Malawi, Uganda, Zambia, Mozambique,
Bangladesh, Philippines và Indonesia chỉ ra rằng nhìn chung tự do hóa thương mại
(có liên quan mật thiết với thương mại hóa nông nghiệp) làm tăng thu nhập và giảm
nghèo (Huvio và cộng sự, 2005). Nhiều nghiên cứu tiến hành ở Việt Nam cũng phản
ánh tự do hóa thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo
nhưng lại gia tăng sự bất bình đẳng (Que, 1998; Minot and Goletti, 1998; Goletti et
al, 2000; Minot and Goletti, 2000; Benjamin and Brandt, 2002; Tuyen, 2003). Toàn
cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội mới cho một số nhưng bỏ lại đằng sau những ai không thể
đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sự tinh
tế của sản phẩm.
Mặt tiêu cực của thương mại hóa có thể bao gồm những rủi ro gắn liền với biến
động giá – là loại rủi ro ít được quan tâm trong nền sản xuất tự cung tự cấp (Timmer,
1997). Hơn nữa, trong điều kiện chuyên môn hóa sản xuất, người nông dân còn đối
mặt với những rủi ro gia tăng gắn liền với sự biến động sản lượng. Nhiều tác giả còn
cho rằng nông nghiệp hàng hóa có thể dẫn đến sự lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu
và gây ra hiện tượng thoái hóa đất (Pingali and Rosegrant, 1995; Pingali 1997; and
Pingali, 2001).
2.2.3 Những nhân tố quyết định đến tiến trình chuyển đổi sang sản xuất

hàng hóa
Dựa trên nghiên cứu của Bruentrup and Heidhues (2002), Braun và cộng sự
(1994), Braun (1995), Vanslembrouck và cộng sự (2002) và Chilonda và
Huylenbroeck (2001), những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch sang nền sản
xuất nông nghiệp hàng hóa ở cấp trang trại hoặc cấp hộ có thể được chia thành những
nhóm sau đây.
2.2.3.1 Những nhân tố bên trong trang trại/hộ gia đình
Những nhân tố bên trong bao gồm đặc điểm của trang trại về về đất đai, nguồn
lao động, vốn, công nghệ và vị trí. Đặc điểm gia đình gồm có tuổi, trình độ học vấn,
kinh nghiệm, giới tính, sở thích giải trí, thái độ với rủi ro, cơ cấu gia đình và các quan

24


hệ xã hội. Các yếu tố sẵn có này cùng với những điều kiện ban đầu sẽ tạo ra những
con đường chuyển đổi khác nhau (Mathijs và Noev, 2002).
Tổng kết những nghiên cứu thực nghiệm ở các nước Trung Âu, Lerman (2004)
cho thấy diện tích đất có tác động tích cực đến xu hướng thương mại hóa. Phát hiện
này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Minot và cộng sự (2006) và Cimpoies và cộng
sự (2009). Sự manh mún đất đai và quyền sở hữu đất cũng được xác định là có ảnh
hưởng quan trọng (Mathijs và Swinnen, 1998; Mathijs và Noev, 2002; Marsh và
MacAulay, 2002).
Nghiên cứu của Lerman (2004) nhận thấy nhóm nông hộ có mức độ thương
mại cao hơn thì quy mô hộ gia đình và số lượng công nhân lớn hơn. Tuy nhiên,
nghiên cứu của Minot và cộng sự (2006) ở Việt Nam lại cho kết quả trái ngược: quy
mô hộ có ảnh hưởng ngược chiều đến xu hướng thương mại hóa.
Ảnh hưởng của đặc điểm người nông dân đến sản xuất hàng hóa và sản xuất tự
cung tự cấp đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tập trung nhiều vào các yếu tố như tuổi,
học vấn, kinh nghiệm, mục tiêu và thái độ với rủi ro. Mathijs và Noev (2002) phát
hiện thấy độ tuổi có tác động tiêu cực đến chỉ số thương mại hóa của hộ gia đình

trong hầu hết các nước Trung Âu trong khi ở kết quả nghiên cứu của Balint (2004) và
Minot và cộng sự (2006) thì mối quan hệ này là không rõ ràng. Một nghiên cứu của
Nepal và Thapa (2009) ở Nêpan lại cho thấy độ tuổi có mối quan hệ dương với mức
độ thương mại hóa. Đáng ngạc nhiên là nhiều nghiên cứu định lượng lại không phát
hiện thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa số năm đi học và sự chuyển đổi sang
sản xuất hàng hóa (Mathijs và Noev, 2002; Balint, 2004; Lerman, 2004; và Minot và
cộng sự, 2006). Nghiên cứu ở Trung và Đông Âu đi đến kết luận những nông dân e
ngại rủi ro thường có xu hướng sử dụng sản xuất tự cung tự cấp như là một phương
thức ứng phó với một môi trường nhiều rủi ro (Kostov và Lingard (2002a, 2003,
2004b).
2.2.3.2 Những nhân tố bên ngoài trang trại/hộ gia đình
a. Thị trường đầu vào
Sự phát triển thị trường đầu vào và đầu ra có thể được giải thích trên góc độ
chi phí giao dịch (Williamson, 1979). Chi phí giao dịch cao có thể giải thích cho mức
độ tham gia thị trường thấp hoặc xu hướng thương mại thấp (Balint và Wobst, 2004;
Pingali và cộng sự, 2005). Chi phí giao dịch cao hay tình trạng thị trường yếu tố đầu
vào kém phát triển có thể được giải thích bởi cơ sở hạ tầng yếu kém, thông tin thị
25


×