Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích môi trường vi và vĩ mô ngành chè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.22 KB, 24 trang )

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU
Chè (hoặc trà) và văn hóa uống chè từ lâu đã là một nét đẹp không chỉ của đất
nước Việt Nam ta mà còn của rất nhiều nơi trên thế giới. Mỗi nơi trên thế giới lại có
những loại chè khác nhau, hương vị khác và cách thưởng thức cũng rất khác biệt.
Từ xa xưa, chè đã được cho là rất có lợi cho sức khỏe con người. Thực tế, đã có
rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định chè có những công dụng tuyệt với. Không chỉ là
một thức uống giải khát cơ bản, chè còn có khả năng giảm stress và mệt mỏi, giúp
tăng cường sự minh mẫn cho não bộ sau khi làm việc căng thẳng. Một số loại chè đặc
biệt còn có tác dụng phòng và trị được nhiều bệnh khác nhau, có tác dụng làm đẹp,
chống lão hóa, thậm chí giảm cân v.v.. Ngoài giá trị về sức khỏe, kinh tế thì chè còn
có một giá trị tinh thần vô cùng to lớn đối với con người, nhất là những người Á
Đông.
Nhận thức được tầm quan trọng của chè trong đời sống, ngày nay nhiều nơi
trên thế giới đang đầu tư rất nhiều vào phát triển loại hình cây công nghiệp này. Việt
Nam cũng vậy, có khá nhiều thương hiệu chè của Việt Nam đã trở nên rất nổi tiếng
trong nước và được xuất khẩu sang nước ngoài. Để tìm hiểu những thành tựu cũng
như những thách thức, cơ hội mà ngành chè Việt Nam phải đối mặt, trước hết, ta cần
tìm hiểu về môi trường kinh doanh của ngành chè, bao gồm môi trường vi mô và vĩ
mô. Bài nghiên cứu nhỏ của nhóm sau đây sẽ đem tới một cái nhìn khái quát về những
bối cảnh vi mô và vĩ mô xung quanh ngành sản xuất chè ở Việt Nam.


DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT CHÈ VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về cây chè
1.1.1 Chè và các vùng trồng chè tại Việt Nam
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có nhiệm kỳ kinh tế dài, mau cho sản phẩm,


hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Cây chè trồng một lần có thể thu hoạch từ 30 – 40
năm hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc của con người. Chè là cây trồng
mà sản phẩm của nó có giá trị hàng hóa và giá trị xuất khẩu cao, thị trường tiêu dùng
ổn định, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao.
Ở Việt Nam cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở một số vùng chính sau đây:
- Vùng chè Tây Bắc: Vùng Tây Bắc chè được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La ( 1900
ha) và Lai Châu ( 590 ha). Giống chè chủ yếu là giống chè Shan ( Chiếm trên 80%
diện tích) còn lại là chè Trung du ( khoảng 10 % diện tích) và các giống chè khác.
- Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: Vùng này gồm tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang,
Tây Yên Bái, Hòa Bình và Lào Cai. Chè được trồng tập trung dưới các hình thức công
ty quốc doanh, hộ gia đình. Giống chè Trung Du (chiếm 91,6% diện tích chè Tuyên
Quang, 65% diện tích ở công ty chè Trần Phú) và giống chè ….
- Vùng chè Trung Du – Bắc Bộ: Gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn, Phú
Thọ, Nam Yên Bái, Hà Tây và Bắc Hà Nội. Trong đó tỉnh Thái Nguyên có diện tích
trồng chè gần 18.000 ha, đứng thứ 2 trong cả nước, năng suất chè búp tươi bình quân
đạt gần 100 tạ/ha, sản lượng gần 200.000 tấn
- Vùng chè miền Trung: Gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam
với tổng diện tích trên 5 nghìn ha.
- Vùng chè Tây Nguyên: Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai và Đắc Lắc.
Riêng Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè khá lớn của nước ta, với khoảng 23,9
ngàn ha, chiếm gần 19% diện tích chè cả nước.
1.1.2 Quá trình phát triển diện tích trồng chè ở Việt Nam
* Thời kỳ thứ nhất 1890 - 1945:


- Năm 1890 một số đồn điền chè được thành lập đầu tiên: Tĩnh Cương (Phú Thọ) với
diện tích 60 ha, Đức Phổ (Quảng Nam) 250 ha, chè được trồng ở hai tỉnh Quảng Nam,
Quảng Ngãi với diện tích 1900 ha.
- Năm 1925 - 1940 người Pháp mở các đồn điền trồng chè ở cao nguyên Trung bộ với
diện tích khoảng 2.750 ha.

- Tính đến năm 1938, tổng diện tích trồng chè của Việt Nam là 13.405 ha với sản
lượng 6.100t chè khô. Cây chè được trồng nhiều ở Bắc bộ và Trung bộ trong đó trên
75% diện tích là của người Việt, khoảng 25% diện tích là của người Pháp.
- Theo số liệu thống kê năm 1939 sản lượng chè của Việt Nam là 10.900t, đứng hàng
thứ 6 sau Ấn Độ, Xrilanca, Trung Quốc, Nhật Bản và Inđônêxia.
Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là diện tích trồng chè rất phân tán, lẻ tẻ,
sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp. Kỹ thuật canh tác lâu sơ sài với phương thức
quảng canh, năng suất rất thấp chỉ đạt trên dưới 1,5t búp tươi/ha. Các cơ sở nghiên
cứu về cây chè được thành lập ở hai nơi Phú Hộ (Vĩnh Phú) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).
* Thời kỳ thứ hai 1945 - 1955: Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh chống Pháp
các vườn chè bị bỏ hoang nhiều, số còn lại không được đầu tư chăm sóc cho nên diện
tích và sản lượng chè trong thời kỳ này giảm sút dần.
* Thời kỳ thứ ba từ năm 1954 tới nay: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính
phủ với phương châm xây dựng nền nông nghiệp toàn diện và vững chắc, nghề trồng
chè đã được chú ý đúng mức. Chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế
của nhân dân ta. Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần
quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Hiện nay việc sản
xuất và cung cấp chè chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng ở trong
nước, cũng như nhu cầu xuất khẩu.


1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Trong năm 2010, lượng chè sản xuất trên toàn thế giới đã vượt qua con số 4
triệu tấn để đạt mức 4.126.527 tấn. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có
sản lượng chè sản xuất đứng thứ 5. Qua thống kê sản phẩm chè của các nước trên thế
giới thì thị phần Châu Á chiếm 83% sản lượng chè thế giới, tiếp theo là Châu phi
chiếm 15% và Nam Mỹ chiếm 2,4%.
Về thị trường tiêu thụ trong giai đoạn gần đây, nhập khẩu chè đen thế giới ước
tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập

khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản… sẽ chiếm khoảng 60% tổng
lượng nhập khẩu chè toàn thế giới. Những thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với sản
phẩm chè xanh và chè đen là: Thị trường Nga (đã nhập khẩu trên 174.000 tấn),
Pakistan (nhập khẩu 126.170 tấn), Hy Lạp (81.700 tấn), Iran (62.000 tấn), và Morocco
(58.000 tấn.)
Ngoài ra còn có các chi nhánh bán lẻ ở thị trường Mỹ và Canada với tổng số
lượng chè nhập khẩu lên tới 144.000 tấn, Vương quốc Anh là 126.000 tấn, và EU với
tổng số lượng chè nhập khẩu là 128.000 tấn.
1.2.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam trong những năm gần đây
Trong năm 2011 cả nước có diện tích trồng chè là 133.000 ha; sản lượng (thô)
đạt 888.600 tấn; sản lượng (đã chế biến) đạt 165.000 tấn; xuất khẩu là 132.600 tấn.
Việt Nam là nước xuất khẩu và sản xuất chè lớn thứ 5 thế giới, với kế hoạch sản xuất
đã đạt được 1,2 triệu tấn chè thô và xuất khẩu 200.000 tấn chè chế biến vào năm 2015.
Biểu đồ hình tròn cho biết quy mô sản xuất chè trên cả nước ta hiện nay, với
300 nhà máy chế biến lớn nhỏ trên cả nước, thì số lượng cơ sở sản xuất hộ gia đình
nhỏ lẻ vẫn chiếm tỉ khá lớn (khoảng 166 cơ sở), tiếp đó là cơ sở sản xuất vừa (103 cơ
sở) và quy mô lớn (chỉ khoảng 31 cơ sở).
Tuy vậy thì công suất chế biến của ba hình thức quy mô nhỏ, vừa, lớn theo thứ
tự lại chiếm 10%, 43% và 47% tổng công suất của cả nước. Điều đó cho thấy sự bất


cập vẫn còn tồn tại khá nhiều trong ngành sản xuất chè và sự đầu tư chưa đúng của
các nhà hoạch định.
Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam cũng được mở rộng tới gần 100 quốc
gia, trong đó Pakistan là thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều chè nhất với lượng
24.045 tấn, trị giá 45.304.840 USD, tăng 38% về lượng và tăng 39% về trị giá năm
2012, chiếm 20,1% tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam. Tiếp đến là Đài Loan,
lượng chè xuất khẩu sang thị trường này đạt 22.453 tấn, trị giá 29.589.578 USD, tăng
10,4% về lượng và tăng 13% về trị giá; đứng thứ ba là Nga rồi Trung Quốc,
Inđônêxia, Mỹ…

1.3 Khái niệm môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố cả bên ngoài lẫn bên trong vận
động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu hơn, đó chính là một giới hạn không gian mà ở
đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sự phát triển của doanh nghiệp sẽ chịu một tác
động lớn từ môi trường mà nó “sinh sống”, bất kể đó là tác động tiêu cực hay tích cực.
Vì vậy, để các nhà đầu tư có thể ra những quyết định điều hành doanh nghiệp một
cách đúng đắn thì nhất thiết phải xem xét và phân tích môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp đó. Môi trường kinh doanh được chia làm hai loại là môi trường bên
ngoài (vĩ mô) và môi trường bên trong doanh nghiệp (môi trường vi mô). Cụ thể hơn,
chương II và III sẽ đi sâu phân tích hai loại môi trường này của ngành sản xuất chè
Việt Nam.


CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ NGÀNH SẢN XUẤT CHÈ VIỆT NAM
2.1 Bối cảnh kinh tế:
Để có thể có cái nhìn rõ nhất về nền kinh tế VIệt Nam đã thay đổi như thế nào
những năm gần đây thì chỉ tiêu thích hợp nhất sẽ là GDP bình quân đầu người được
lấy theo giá so sánh năm gốc 2010 (để loại bỏ sự lạm phát của đồng tiền).

Biểu đồ : GDP bình quân đầu người Việt Nam 2000 – 2015
Nguồn: World Bank Data
Những năm đầu thế kỉ XX, GDP bình quân ở mức thấp, chỉ đạt dưới $1000.
Nhưng một tín hiệu tốt là GDP bình quân liên tục tăng qua các năm, cho đến năm
2005 thì đã vượt qua mức $1000. Đặc biệt, từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở
thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1214 USD.
Điều đó vừa đáng mừng vừa đem tới cho Việt Nam những thách thức khó khăn hơn,
khi mà các nguồn viện trợ bắt đầu bị cắt giảm.
Quy mô nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng;
GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109

USD, tăng 57 USD so với năm 2014.
Như vậy, dễ có thể nhận thấy, nền kinh tế thị trường dù còn rất non trẻ và phải
hứng chịu khá nhiều hệ quả của những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng đang
có những bước phát triển đúng hướng. Trong nội tại nền kinh tế luôn tiềm ẩn rất nhiều
cơ hội phát triển, nhưng cũng có rất nhiều thử thách cạnh tranh. Đây là điều kiện để
cho không chỉ ngành sản xuất chè mà còn rất nhiều những ngành cạnh tranh với nhau
để tạo ra sự phát triển bền vững nhất.
2.2 Chính sách vĩ mô và pháp lý
Ngành chè luôn là một ngành nông nghiệp trồng trọt được nhà nước ta đặc biệt
quan tâm và tạo nhiều điều kiện phát triển. Cụ thể, theo Luật đất đai năm 2013, điều
67, thời gian thuê đất làm nông nghiệp là 50 năm, đây là một điều kiện lớn cho nông
dân phát triển trồng chè. Bên cạnh đó, thuế GTGT của nguyên liệu chè cũng được khá
nhiều ưu đãi khi có một số mặt hàng không phải chịu thuế GTGT khi tự sản xuất hoặc
nhập khẩu.


Bảng : Biểu thuế suất thuế GTGT các loại chè
Những doanh nghiệp chè hoạt động trên địa bàn khó khăn sẽ được giảm 50%
thuế thu nhập. Và từ 2009, các doanh nghiệp chè đã được áp thuế suất xuất khẩu là
0% Ngoài ra nhà nước còn hỗ trợ các chi phí quảng bá, đào tạo nhân lực và đầu tư dây
chuyền thiết bị cho sản xuất nông nghiệp.
2.3 Bối cảnh xã hội
Theo báo cáo của tổ chức Global Research & Data Service, Việt Nam xếp thứ
18 trong số những thị trường tiêu thụ trè tiềm năng nhất thế giới. Hiện tại trung bình
người dân Việt Nam tiêu thụ 300 gr chè/người/năm trong khi ở Nhật Bản và Trung
Đông là 2 kg chè/người/năm, Anh và Nga đều hơn 2,5 kg chè/người/năm gấp gần 10
lần Việt Nam, xu hướng tiêu thụ chè của người dân Việt Nam đang và sẽ tiếp tục gia
tăng. Các đối tượng sử dụng chè trong nước được chia làm hai đối tượng. Những
người uống chè theo kiểu truyền thống có độ tuổi trên 35 thường ưa chuộng chè mạn
được chế biến theo cách thủ công. Nhóm khách hàng này hầu như không quan tâm

đến mẫu mã sản phẩm. Còn những người uống chè theo kiểu hiện đại độ tuổi từ 20
đến dưới 35 thường ưa chuộng những loại chè nhúng và hóa tan, nhất là của các nhãn


hiệu nổi tiếng. Nhóm đối tượng này coi trọng đến mẫu mã sản phẩm, đặc biệt là biểu
tượng đặc trưng. Nhóm này thường tiêu dùng theo xu thế hiện đại nên uy tín của nhãn
hiệu là rất quan trọng.
Hiên nay trong bối cảnh thị trường hiện đại hóa, ngành chè của nước ta cũng đã
tập trung vào việc sản xuất chè sạch và xanh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu xuất khẩu
chè ra nước ngoài. Hầu hết các công ty sản xuất chè đều tham gia hợp phần phát triển
sạch hơn của Bộ công thương. Khi tham gia vào hợp phần các công ty sản xuất chè sẽ
xây dựng một phòng ban nhằm quan trắc mọi hoạt động của chu trình sản xuất chè.
Các khu xử lí xả thải, giảm thiểu tối đa các nhiên liệu gây hại như than, mụi than thải
ra ngoài được xây dựng nên. Ngoài ra các chỉ số về nước sạch tiêu thụ, nước thải, than
dầu đều được theo dõi sát sao và đưa ra giải pháp xử lí giúp giảm thiểu các lãng phí
trong các chu trình sản xuất chè. Nhờ những giải pháp khi xử lý trong quá trình sản
xuất sạch hơn giúp các công ty sản xuất chè tiết kiệm được chi phí trong các quy trình
sản xuất chè cũng như bảo vệ được môi trường.
2.4 Môi trường tự nhiên – Bối cảnh đạo đức
Ở Việt Nam có năm vùng trồng và sản xuất chè chính bao gồm: vùng chè Tây
Bắc, vùng Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, vùng Trung du – Bắc Bộ, miền Trung và cuối
cùng là Tây Nguyên. Các vùng trồng chè này đều có đặc điểm chung là vùng núi đồi,
cao nguyên, có khí hậu trong lành mát mẻ và đất đai khá màu mỡ. Tuy vậy, qua tìm
hiểu, cây chè có đặc điểm là rất ưa nắng và khí hậu ẩm ướt, nếu sống trong vùng khí
hậu nhiệt đới, hoặc cận nhiệt thì sẽ phát triển rất mau. Chính vì vậy, đặc điểm thiên
nhiên của những vùng trồng chè tại Việt Nam này mang đến cho ngành trồng chè
nhiều thuận lợi nhưng cũng có một số khó khăn, cụ thể như sau:
Đặc điểm địa lý / khí hậu
- Khí hậu mát mẻ quanh
năm

- Sương mù nhiều, độ ẩm
thấp
- Biên độ nhiệt ngày đêm
lớn
- Ánh sáng tán xạ
- Cao nguyên núi đồi

Thuận lợi
- Giúp cây chè phát triển
chậm, nên lưu giữ được
nhiều hương vị đậm đà.
- Không có nhiều thiên tai
- Khí hậu hanh khô vừa
phải sẽ là điều kiện tốt để
tránh các mầm sâu bệnh
- Giao thông đã được cải

Khó khăn
- Khi thời tiết trở nên quá
khắc nghiệt thì cây chè sẽ
kém phát triển.

- Khá xa hai trung tâm


- Ít dốc
- Đất màu mỡ (đất đỏ
vàng, đất đỏ nâu) và tầng
đất khá dày.


thiện đáng kể, nên việc
giao thương và vận chuyển
khá dễ dàng.
- Trồng chè sẽ giúp phủ
xanh đồi trọc

chính là Hà Nội và Tp Hồ
Chí Minh
- Đất đồi núi sẽ dễ bị xói
mòn, mất chất.

Bảng : Thuận lợi – Khó khăn môi trường tự nhiên ở các vùng trồng chè
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của các khu vực trồng chè đều khá thuận lợi để
cây chè phát triển. Mặc dù thiên nhiên thuận lợi là vậy, nhưng thực tế các loại sâu
bệnh vẫn có khả năng phát triển. Điều này dẫn tới một thực tế đáng buồn là các hộ
trồng chè thường sử dụng các loại thuốc diệt sâu loại mạnh (không chỉ ngành trồng
chè mà rất nhiều ngành khác) vì nghĩ tới lợi nhuận trước mắt. Như năm 2015, vùng
chè nổi tiếng Thanh Sơn đã bị lên án do vấn đề sử dụng BVTV – một loại thuốc diệt
sâu hạng nặng của Trung Quốc và cùng với đó họ ngăn một luống chè riêng gọi là
“luống chè gia đình” không có thuốc để cho gia đình uống. Vấn đề đạo đức của mỗi
doanh nghiệp – hộ gia đình sản xuất chè luôn là một vấn đề rất nhạy cảm. Môi trường
tự nhiên cung cấp cho chúng ta điều kiện khá tốt, nhưng đổi lại nó đang phải hứng
chịu những hậu quả nặng nề.
2.5 Bối cảnh công nghệ:
Với mỗi loại chè khác nhau thì sẽ có những kỹ thuật khác nhau, từ đó cho ra
những loại chè có hương vị khác biệt. Tuy vậy, có thể nêu ra được một số bước cơ bản
sau đây trong dây chuyền sản xuất chè:
Hái chè
Làm héo nhẹ
Ốp chè (lên men)

Vò chè
Sao khô chè

Ở Việt Nam những năm về trước, ngành sản xuất chè thường do các hộ gia
đình tiến hành trồng trọt và làm thủ công, sản xuất rất nhỏ lẻ và không tập trung. Các


hộ gia đình làm thủ công nếu cẩn thận thì có thể sẽ ra những sản phẩm chè thơm ngon
hơn, tuy vậy thì năng suất chắc chắn sẽ không cao.
Tiến bộ hơn một chút, thì hộ gia đình chỉ trồng chè và thu hoạch, sau đó sẽ có
doanh nghiệp sản xuất đến thu mua. Phương pháp thứ hai sẽ hiệu quả hơn, vì doanh
nghiệp thường sẽ có công nghệ sản xuất tập trung và hiện đại hơn so với việc làm thủ
công. Nhưng ở một số địa phương, có một vấn đề nảy sinh đó là sự thiếu liên kết giữa
doanh nghiệp và người nông dân. Nông dân tự mở rộng diện tích trồng, tự chọn giống
còn doanh nghiệp thì không kí hợp đồng thu mua với nông dân mà sẽ mua chè vào
cuối vụ với giá rất rẻ mạt. Đây là một trong những lí do khiến chất lượng chè cũng
như giá thành chè giảm đáng kể.
Từ lâu, Nhà nước cũng đã có những quan tâm thích đáng tới việc trồng chè,
ngoài các chính sách ưu đãi, như việc thành lập công ty chè Tam Đường (năm 2010)
với 100% vốn Nhà nước. Đây là công ty có dây chuyền sản xuất rất hiện đại cũng như
có sự quản lý nghiêm ngặt và chất lượng lá chè. Sự phát triển của những công ty như
thế này là cần thiết cho một thị trường sản phẩm chất lượng và đa dạng, là cú hích cho
các doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất nhỏ lẻ phải có phương án sản xuất hiệu
quả hơn.
2.6 Bối cảnh quốc tế
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, khối lượng xuất khẩu chè tháng
2/2017 ước đạt 7.000 tấn với giá trị đạt 10 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 2
tháng đầu ăm 2017 ước đạt 16.000 tấn và 23 triệu USD, giảm 1,4% về khối lượng là
giảm 6,9% về giá trị so với cùng kì năm 2016. Giá chè xuất khẩu bình quân tháng 1
năm 2017 đạt 1.471 USD/tấn, giảm 5,4% so với cùng kì năm 2016. Trong tháng

1/2017 khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam
với 41,5% thị phần, giảm 20,7% về khối lương và giảm 27,9% về giá trị so với cùng
kỳ năm 2016. Các thijtruowngf có giá trị xuất khẩu chè trong tháng 12017 tăng mạnh
là Ba Lan (gấp 5,7 lần), Ả Rập Xê út (gấp 2,1 lần), Trung Quốc (17,3%) và Hoa Kỳ
(10,9%).
Việt Nam là một trong 11 nước trên thế giới thử nghiệm mô hình PPP trong
nông nghiệp, với sự tham gia của 20 tập đoàn hàng đầu và các công ty trên thế giới.


Cho đến nay, 6 nhóm PPP về chè, trái cây và rau quả, hàng hóa, cá, cà phê và tín dụng
đều hoạt động rất hiệu quả và được thế giới đánh giá cao. Ông Trần Vũ Hoài, Phó chủ
tịch đối ngoại Công ty Unilever Việt Nam, đại diện nhóm PPP về chè cho biết, thông
qua mô hình PPP, nông dân trồng chè và các chủ nhà máy chế biến chè đã được đào
tạo về canh tác nông nghiệp bền vững để đạt các chứng nhận quốc tế. Mỗi năm,
Unilever mua 30.000-35.000 tấn chè đạt chứng nhận quốc tế (Rainforest Alliance) để
xuất khẩu. "Mục đích của chúng tôi là giúp thương hiệu chè ‘made in Vietnam' có
tiếng vang giống như thương hiệu cà phê ‘made in Vietnam' khi xuất khẩu ra thế giới",
ông Hoài nói. Được biết, các doanh nghiệp tham gia nhóm PPP về chè đã đầu tư
440.000 euro để đào tạo và liên kết mô hình sản xuất với hơn 23.000 nông dân ở 6
tỉnh. Tuy nhiên nhìn chung thì lượng FDI đầu tư vào ngành chè vẫn là rất nhỏ không
đáng kể so với tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam nhưng chúng ta cũng sẽ kì vọng vào
mô hình PPP sẽ thu hút được nhiều hơn lượng vốn FDI vào ngành sản xuất chè.

CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG VI MÔ NGÀNH SẢN XUẤT CHÈ VIỆT NAM

Đối thủ trực
tiếp

Người mua


Doanh
nghiệp

Nhà cung
cấp

Biểu đồ : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

Sản phẩm và
dịch vụ thay
thế

Đối thủ mới


3.1 Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành chè Việt Nam
Ở Việt Nam, các công ty hoạt động ngành chè cạnh tranh trên thị trường bao
gồm hai tác nhân chính:



Các công ty sản xuất chè thuộc Tổng công ty chè Việt Nam Vinatea.
Các công ty sản xuất chè ngoài Tổng công ty chè Việt Nam Vinatea.
Trong số đó thì Tổng công ty chè Việt Nam VINATEA là doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh chè lớn nhất với 7 đơn vị trực thuộc tại 7 tỉnh khác nhau, 3 công ty
con và 5 công ty liên kết; gấp nhiều lần so với doanh nghiệp lớn thứ hai xếp sau nó.
Sự chênh lệch quá lớn về quy mô đã gián tiếp làm mất đi môi trường cạnh tranh hoàn
hảo trong kinh doanh. Đấy là chưa kể đến sự chênh lệch về công nghệ sản xuất, cơ
chế quản lý đã giúp cho các “ông lớn” đè bẹp các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ một cách dễ

dàng.
Hiện nay, ngành sản xuất chè phát triển hầu hết trên các vùng miền cả nước,
mỗi vùng chè đều có những sản phẩm đặc thù chất lượng cao, sản lượng lớn đáp ứng
thị hiếu người tiêu dùng. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp không những phải
cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng khu vực mà còn phải cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác nằm ở ngoài khu vực chè của mình.
Bên cạnh những khó khăn trong vấn đề cơ cấu ngành và sự cạnh tranh phát
triển của các công ty hoạt động trong ngành thì ngành sản xuất chè ở Việt Nam cũng
có những thuận lợi to lớn đó là thị trường tiêu thụ chè ở Việt Nam rất tiềm năng. Theo
thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, bình quân mỗi năm một người Việt chỉ sử dụng
khoảng 300gr chè, chỉ bằng 1/10 so với các nước như Nhật Bản, Nga, Anh hay các
nước Trung Đông với mức tiêu thụ thấp nhất là 2,5kg/người/năm; trong khi đó giá chè
xuất khẩu hiện nay trung bình chỉ ở mức 1,5 USD/kg ( năm 2016 là 1,67 USD/kg
nhưng đến tháng 2 năm 2017 chỉ còn 1.47 USD/kg - theo Báo cáo thống kê của Bộ
NN&PTNT). Như vậy, với dân số gần 90 triệu người, chỉ cần mỗi người dân tiêu thụ
1kg/người/năm thì một năm đã thị trường trong nước đã tiêu thụ được gần 90.000 tấn
chè, đem lại một nguồn thu lớn. Nếu khai thác một cách hiệu quả thì gánh nặng xuất
khẩu cũng sẽ được giảm bớt, thậm chí còn có thể mở rộng thị phần, tạo dựng lợi thế
cạnh tranh.


Qua những phân tích trên, ta thấy rằng ngành sản xuất chè ở nước ta hiện nay
đang rất yếu kém trong việc cạnh tranh giữa các công ty hoạt động trong ngành với cơ
cấu quản lý cồng kềnh, công nghệ sản xuất lạc hậu không có những động lực khuyến
khích sự cạnh tranh của các công ty thuộc tổng công ty với các các công ty khác. Đây
là một trong nhứng nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự yếu kém trong cạnh tranh giữa
ngành sản xuất chè Việt Nam với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên bên cạnh đó, cơ cấu ngành sản xuất chè cũng mang lại một số thuận
lợi đó là việc tập trung của ngành ở Tổng công ty chè sẽ tạo điều kiện cho ngành có
điều kiện để tập trung nguồn lực nhằm đầu tư, nâng cao kỹ thuật công nghệ, cùng với

một thị trường trong nước đầy tiềm năng, chúng ta tin rằng trong tương lai, bằng sự nỗ
lực cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước, sức cạnh tranh cao, ngành sản xuất chè sẽ còn
đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa.
3.2 Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn (đối thủ cạnh tranh mới)
Ngành sản xuất chè là một ngành cần sự đầu tư rất lớn. Phần đầu tiên cần được
đầu tư là diện tích đất để trồng chè. Ngoài ra còn có nhân công, dây chuyền công
nghệ,.... Do đó các ngành cạnh tranh tiềm ẩn có trở ngại nhập ngành rất lớn để gia
nhập ngành sản xuất chè. Nhất là khi các doanh nghiệp lâu năm trong ngành đã tạo
được lợi thế cạnh tranh lớn với uy tín, kinh nghiệm. Các doanh nghiệp này còn có thể
tạo ra rào cản về công nghệ khi đang sử dụng những dây chuyền hiện đại của Nhật
Bản, Đài Loan...... hay thậm chí là liên kết với nhau để tạo ra rào cản về giá. Như vậy
không phải là quá khó để các doanh nghiệp đã tồn tại lâu năm- các “ông lớn” trong
ngành sản xuất chè có thể bóp chết được những đối thủ mới trong nước- những kẻ
được cho là yếu thế hơn hẳn.
Nhưng, cũng giống như ngành sản xuất cà phê, cao su,.... ngành sản xuất chè
cũng thực sự là một môi trường hấp dẫn đáng để các doanh nghiệp nước ngoài nhảy
vào, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Họ sẽ đầu tư vào xây dựng nhà máy
ở Việt Nam với công nghệ hiện đại hơn ta gấp nhiều lần, tận dụng nguồn nhận lực tại
chỗ với giá thấp,.... nhằm chiếm lĩnh thị trường chè Việt Nam đang là một thị trường
đầy tiềm năng.


Đây thực sự là một đối thủ đáng gờm đối với các doanh nghiệp sản xuất chè
trong nước. Để có thể cạnh tranh với một đối thủ mạnh như vậy, các doanh nghiệp sản
xuất chè của Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở mức tạo ra rào cản bằng cách hạ giá
thành được mà phải nhanh chóng chiếm giữ những ưu thế về công nghệ tiên tiến, tăng
cường chất lượng sản phẩm,..... thậm chí có thể là tạo ra mẫu mã đẹp, sản phẩm tiện
dụng để thu hút khách hàng; đồng thời khẳng định được vị thế uy tín của mình.
Mặc dù hiện nay ngành sản xuất chè sử dụng công nghệ tiên tiến , chất lượng
sản phẩm cũng đã được nâng cao rất nhiều nhưng vẫn chưa đủ để có thể hạ bệ mọi đối

thủ cạnh tranh. Như đã phân tích ở phần trước thì hiện nay chúng ta vần chưa khai
thác triệt để thị trường tiêu thụ nội địa.Việc để cho doanh nghiệp nước ngoài cướp đi
một nguồn lợi nhuận lớn ngay trước mặt mình là điều không nên xảy ra. Vì, sau khi
chiếm được thị trường tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ lớn mạnh
hơn, khi đó việc hạ gục các doanh nghiệp này sẽ càng khó khăn hơn. Cứ như vậy, các
doanh nghiệp nước ngoài sẽ chiếm lĩnh được ngành sản xuất chè của quốc gia đứng
thứ 5 thế giới về sản lượng chè xuất khẩu.
Về sự ưa chuộng sản phẩm, đây là sự ưa thích của người mua đối với sản
phẩm. Một thực tế là, một lượng lớn người dân Việt Nam có tư tưởng ưa dùng “đồ
ngoại” hơn. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng bán hàng của các doanh
nghiệp trong nước. Chính vì vậy mà họ cần phải tận dụng một cách hiệu quả lợi thế
của mình đó là uy tín và có nhiều khách hàng quen thuộc, trung thành. Đồng thời cũng
phải tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tới những người tiêu dùng khác, tạo
dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, chiếm được thiện cảm của khách hàng cũng tức
là đã tự nạp thêm cho mình một số lượng lớn “khách hàng ruột” . Tăng thêm khoảng
cách với các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp nước ngoài mới gia nhập thị trường
chè Vệt Nam nói trên.
Một ưu thế nữa mà các doanh nghiệp sản xuất chè của Việt Nam cũng cần phải
tận dụng, đó là có quy mô sản xuất lớn. Quy mô sản xuất lớn vừa tiết kiệm được chi
phí lại có hiệu quả sản xuất cao hơn. Được sự ủng hộ, đầu tư của Chính phủ về trồng
rừng nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp trong nước cũng cần phải có những phương
án hợp lý như: quy hoạch vùng nguyên liệu một cách khoa học, đổi mới phương pháp


sản xuất tốt hơn từ sự đúc rút các kinh nghiệm trong sản xuất,.... Có như vậy thì việc
sản xuất với quy mô lớn mới có thể đem lại hiệu quả cao hơn, chi phí thấp hơn được.
Trên thực tế thì vấn đề này cũng khó mà thực hiện được khi mà bộ máy quản lý còn
cồng kếnh, yếu kém về năng lực, sử dụng lao động thủ công khá nhiều.
3.3 Sự cạnh tranh của đối thủ thay thế
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm chè rất phong phú, đa dạng. Nó có thể

được sản xuất ra với nhiều hình thức khác nhau như: chất lỏng ( cái loại nước trà đóng
chai sẵn), bột hay là sấy khô ( đóng túi hoặc hộp),... Nước chè không chỉ ngon mà còn
rất tốt cho sức khỏe vì nó có nguồn gốc từ thiên nhiên, vậy nên rất được ưa chuộng.
Tuy nhiên, trên thị trường cũng tồn tại vô số các loại nước khác, không những đảm
bảo được vị ngon mà cũng “bổ”, như nước ép trái cây là một ví dụ. Hơn nữa, cũng
tùy theo sở thích cá nhân của mỗi người mà có thể thích uống một loại nước nào đó
hơn là chè. Chính vì thế mà “những kẻ bại trận” ở 2 phần nói trên kia hoàn toàn có
thể thành công khi mà đi vào thị trường ngách, sáng tạo ra những sản phẩm khác đi
một chút hoặc cũng có thể là khác hoàn toàn, tạo ra những giá trị mới mà đối thủ cạnh
tranh không làm được.
Tuy nhiên thì các doanh nghiệp sản xuất chè cũng có những lợi thế riêng cho
mình khi sản phẩm chè rất chất lượng, rất được yêu thích với các sản phẩm nổi tiếng
như : chè Tân Cương, chè San Tuyết, chè Mạn,...... Ngoài các sản phẩm chè truyền
thống nêu trên ra, thì các loại chè với các công dụng làm đẹp như giảm cân, đẹp da
hay có chức năng giúp dễ ngủ,...... các loại chè kết hợp với những mùi hương khác ví
dụ như chè hương nhài, chè hương sen,...... cũng rất được ưa chuộng, tạo cho họ chỗ
đứng vững chắc trước những tấn công từ đối thủ cạnh tranh là các sản phẩm thay thế.
3.4 Sức ép của yếu tố đầu vào (Nhà cung cấp)
Với vai trò là người cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, quyền
lực của nhà cung ứng được thể hiện thông qua sức ép về giá nguyên vật liệu điều này
được biểu hiện thông qua số lượng nhà cung cấp, tính độc quyền của nhà cung ứng và
mối liên hệ giữa các nhà cung ứng và nhà sản xuất. Nếu có rất ít nhà cung cấp và
nguyên liệu là không thể thay thế thì điều này sẽ rất bất lợi đối với các doanh nghiệp
vì họ sẽ mất đi khả năng đàm phán và các nhà cung ứng sẽ lợi dụng việc đó để đẩy


giá nguyên liệu lên cao. ở chiều ngược lại việc càng có nhiều nhà cung cấp doanh
nghiệp càng có nhiều sự lựa chọn hơn. Việc mua được nguyên vật liệu với giá cả chấp
nhận được từ nhà cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí liên quan đến
việc mua hàng và tăng lợi nhuận mà không phải tăng sản lượng bán hoặc giảm chất

lượng của sản phẩm điều này sẽ rất có lợi đối với các doanh nghiệp.
Hiện nay nguồn cung cấp chè nguyên liệu chủ yếu của các doanh nghiệp đến
từ các nông trường chè trên cả nước.Quy mô của các nông trường ở mức tương đối.
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), cả nước ta hiện đang có
khoảng 140.000ha đất trồng chè. Diện tích chè đang cho thu hoạch là 130.000ha, năng
suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/ha. Tổng sản lượng hàng năm đạt xấp xỉ 180.000190.000 tấn/năm. Một số khư vực trọng điểm có thể kể đến như lâm đồng với khoảng
23.000 ha, sản lượng chè búp tươi hơn 223.000 tấn. thái nguyên diện tích chè khoảng
19.100ha trong đó 17.300ha trong giai đoạn kinh doanh. Ngoài ra còn một số khu vực
khác như Lai Châu (590ha), Sơn la ( 1900) cũng có số lượng đáng kể. Về mặt giá cả
theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thị trường chè nguyên
liệu những tháng đầu năm sôi động hơn so với thường lệ, giá chè nguyên liệu cũng
tăng do lượng cầu lớn trong dịp Tết Nguyên đán.
Cụ thể, tại Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng cao tăng thêm 5.000 đồng/kg
lên 190.000 đồng/kg, chè xanh búp khô và chè xanh búp khô đã sơ chế loại 1 tăng
5.000 đồng/kg lên lần lượt 140.000 đồng/kg và 105.000 đồng/kg.
Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, giá chè nguyên liệu (búp tươi) sản xuất chè xanh loại
1 tăng 1.000 đồng/kg lên 8.000 đồng/kg, giá chè nguyên liệu sản xuất chè đen tăng
500 đồng/kg lên 4.000 đồng/kg.
Với các số liệu thống kê như trên các doanh nghiệp có thể yên tâm khi nguyồn
có nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào sẽ mua được nguyên liệu ở mức có thể chấp
nhận được.
3.5 Sức ép từ phía người tiêu dùng
Là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng là một
yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặp


khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình. Như vậy khách hàng và
nhu cầu của họ nhìn chung có những ảnh hưởng hết sức quan trọng đến các hoạt động
về hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh của mọi công ty. Tìm hiểu kỹ lưỡng
và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sống còn

cho mỗi doanh nghiệp.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề các doanh nghiệp sản xuất chè Việt
Nam trong những năm trong những năm trở lại đây đã không ngừng cải tiến dây
chuyền sản xuất để cho ra sản phẩm chè có chất lượng tốt nhất. Kiểu dáng, mẫu mã
sản phẩm cũng được chú trọng hơn đồng thời thúc đẩy quá trình sáng tạo ra sản phẩm
mới để không những tạo được niền tin đối với khách hàng quên thuộc mà còn thu hút
thêm các khách hàng mới. sự nỗ lực của các doanh nghiệp chè đã

tạo ra một số

chuyển biến nhất định.
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), thời gian gần đây, tình hình tiêu thụ chè
trong nước có xu hướng tăng. Hiện nhu cầu dùng chè của người dân trong nước
chiếm khoảng 30% tổng sản lượng chè của cả nước, với mức tăng trung bình từ 3 đến
5% đây là một dấu hiệu rất phấn khởi đối với các doanh nghiệp sản xuất chè Việt
Nam khi mà thị trường tiêu thụ loại mặt hàng này trong những năm qua không mấy
khởi sắc. cũng theo bộ công thương năm 2016 việt nam xuất khẩu 130.000 tấn chè.
Thị trường tiêu thụ chè chủ yêu của nước ta là Afganistan, Indonesia, Nga, Pakistan,
Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Anh và Các tiểu Vương Quốc Ả Rập...
Hiện nay, xu hướng uống trà đang phát triển mạnh ở Bắc Mỹ. Thị trường chè
Mỹ cũng đang ngày càng ưa chuộng các loại trà đặc sản như chè đen hay chè xanh có
hương hay chè thảo mộc. Hiệp hội dự đoán, sản lượng chè xuất khẩu trong năm 2017
sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2016.
Mặc dù đạt được những thành tựu trên nhưng ngành chè của việt nam vẫn còn
rất nhiều hạn chế. Cụ thể, chất lượng chè của việt nam chưa được đánh giá cao do
thiếu các chứng chỉ quốc tế. hơn nữa Việt Nam đang đánh giá chất lượng chè bằng
mắt thường và điều này là không chính xác. Chất lượng chè phải được đánh giá bằng
máy móc với các con số khoa học cụ thể do đó sẽ không thể đáp ứng được với những



yêu cầu của khách hàng khó tính . Việc số lượng nhà máy chế biến chè tăng nhanh dẫn
đến tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến, họ sẵn sàng mua nguyên liệu với bất kỳ chất
lượng nào khiến người dân không muốn cố gắng sản xuất sản phẩm chất lượng tốt hơn
nên chất lượng sản phẩm ngày một giảm, đồng nghĩa với đó là sự quay lưng lại của
người tiêu dùng đối với chính sản phẩm nội địa . trên trường quốc tế chè Việt vẫn bị
coi như một sản phẩm đấu trộn, chủ yếu xuất dưới dạng thô, không có thương hiệu, do
đó người tiêu dùng thế giới ít biết tới chè Việt… Trong khi đó, yêu cầu của các nước
nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng sẽ ngày càng tăng cao.

CHƯƠNG IV: MA TRẬN SWOT – KIẾN NGHỊ
4.1 Ma trận SWOT tổng hợp của ngành sản xuất chè Việt Nam

Ma trận SWOT

Mặt mạnh (S)
− Tổ chức quản lý thống
nhất
− Ngành sản xuất chè của
Việt Nam đã đạt được
một vị trí nhất định
− Chất lượng chè ngày
càng được nâng cao,
sản lượng cũng ngày
càng lớn.

Cơ hội (O)
− Hội nhập kinh tế, nền
kinh tế Việt Nam đăng
tăng trưởng mạnh thu
hút nhiều nhà đầu tư

trên thế giới với nhiều
chính sách hấp dẫn của
nhà nước
− Nhu cầu về chè tăng
− Thị trường tiêu thụ chè
trong nước đầy tiềm
năng

Nguy cơ (T)
− Áp lực cạnh tranh lớn
khi các đối thủ cạnh
tranh rất mạnh ( Giá rẻ
hơn, công nghệ hiện đại
hơn, chất lượng cao
hơn, quảng cáo mạnh
hơn)
− Phụ thuộc rất nhiều vào
nhà cung cấp.
− Các tiêu chuẩn về chất
lượng sản phẩm và
những quy định nhập
khẩu khác của các nước
nhập khẩu
Phối hợp S/O
Phối hợp S/T
− Nhu cầu về chè ngày − Tổ chức quản lý thống
càng tăng
nhất
− Nguyên liệu phong − Sự cạnh tranh mạnh mẽ
phú, đa dạng

giữa các doanh nghiệp
(bao gồm cả cùng trong
ngành và ngoài ngành
sản xuất chè)


Nguyên liệu đa dạng,
phong phú
− Ứng dụng các thành
tựu của khoa học kỹ
thuật vào sản xuất.
− Có điều kiện tự nhiên
thuận lợi
Mặt yếu (W)
Phối hợp W/O
− Chủ yếu là các cơ sở Hội nhập kinh tế
sản xuất có quy mô nhỏ
− Có sự chênh lệch rất
lớn về sản lượng lẫn
chất lượng giữa các
doanh nghiệp
− Thiếu sự lãnh đạo và
kết hợp giữa người dân
và doanh nghiệp gây ra
nhiều khó khăn cho
công tác quản lý về
chất lựng, số lượng, giá
cả, là nguyên nhân làm
cho nguồn cung chè
luôn bị biến động

− Chưa có đầu tư cho
thương hiệu chè


Phối hợp W/T
− Đòi hỏi của khách hàng
ngày càng cao
− Phụ thuộc rất nhiều vào
nhà cung cấp
− Xây dựng thương hiệu
chè nổi tiếng

Bảng : Ma trận SWOT ngành sản xuất chè Việt Nam
4.2 Giải pháp và kiến nghị phát triển ngành sản xuất chè
4.2.1 Cơ sở đề ra giải pháp
 Tồn tại của ngành sản xuất chè:
1. Vẫn còn xuất hiện tình trạng sử dụng các loại giống chè chất lượng thấp, không

rõ nguồn gốc, diến ra ở nhiều vùng trên khắp cả nước;
2. Việc đổi mới cơ cấu trồng chè còn chậm;
3. Sản phẩm chè còn khá đơn điệu;
4. Tỷ lệ nguyên liệu chủ động tự sản xuất còn thấp dẫn đến hiện tượng phải thu
mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường trong khi việc kiểm soát chất lượng
của những nguyên liệu mua ngoài là rất khó khăn.
 Định hướng của ngành đến năm 2020
1. Diện tích trồng chè: 140.000 ha, năng suất bình quân đạt tối thiểu 9 tấn/ha với

sản lượng chè khô rơi vào khoảng 1.300.000 tấn;



2. Thành tựu của khoa học kỹ thuật công nghệ được ứng dụng triệt để với các dây

chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất;
3. Gia tăng sự đa dạng về nguồn nguyên liệu với các giống chè mới;
4. Nâng cao năng suất, chất lượng các dòng chè mà thị trường thế giới đang khan
hiếm;
5. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất chè với các hộ gia
đình sản xuất chè, giữa nhà nước với các đơn vị sản xuất chè nói trên;
6. Sản xuất chè an toàn.

4.2.2 Một số giải pháp
1. Tập trung cho việc nghiên cứu và phát triển cây giống, nâng cao chất lượng

nguồn nguyên liệu song song với việc khai thác một cách triệt để các vườn chè
hiện có;
2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho ngành sản xuất chè;
3. Nhà nước cần có những kế hoạch, chính sách hiệu quả, đặc biệt là tạo ra những
thuận lợi nhất định cho ngành sản xuất chè như hỗ trợ đa dạng và linh hoạt về
tài chính hay mở rộng quy mô sản xuất chè, cùng với đó là các biện pháp kiểm
tra, giám sát, tổ chức thực hiện triệt để đối với việc quy hoạch tổng thể ngành
chè Việt Nam;
4. Xây dựng các phương án giúp tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị sản xuất
chè với nhau và với cả nhà nước;
5. Đa dạng hóa mẫu mã, bao bì với những thiết kế bắt mắt, sáng tạo và tiện lợi,
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;
6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .
4.2.3 Một số kiến nghị
 Đối với các Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn (NN-PTNT)
1. Cần phối hợp với các ngành khác trong tỉnh trồng chè xây dựng các các dự án


sản xuất chè an toàn, chất lượng cao trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ
NN-PTNT hỗ trợ kinh phí để triển khai các dự án;
2. Có sự chỉ đạo của các Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV), các đơn vị trong ngành

nông nghiệp của Sở có kế hoạch cụ thể tập huấn cho các tổ chức, cá nhân và
nông dân về sản xuất chè an toàn.
 Đối với Chi cục BVTV
1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp theo

Chỉ thị của Bộ NN-PTNT, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV trên chè;


2. Xử phạt nghiêm minh những đơn vị, cá nhân làm trái quy định pháp luật về sử

dụng thuốc BVTV trên cây chè.
 Đối với Cục BVTV
- Xây dựng các chương trình tổng thể về tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
trên cây chè trong phạm vi cả nước để các tỉnh triển khai;
- Tăng cường hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp trông và ngoài nước để có kinh
phí hỗ trợ cho chươg trình tập huấn xây dựng mô hình chè an toàn và chất lượng cao;
- Báo cáo Bộ NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị khác trong Bộ để phối hợp kiểm tra việc
thu mua nguyên liệu, lấy mẫu phân tích dư lượng hóa chất trên chè.
 Đối với các đơn vị sản xuất chè:
1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách tăng cường đào tạo nâng cao

trình độ tay nghề, hoặc còn thể tổ chức các cuộc thi đua thợ giỏi, thi nâng bậc
một cách thường xuyên;
2. Kiểm tra, giám sát khắt khe việc thu mua nguyên liệu và chất lượng của sản

phẩm chè sản xuất ra;

3. Xây dựng những phương án, chiến lược phù hợp với tình hình chung của toàn
ngành chè nói riêng và tình hình kinh tế nói chung của Việt Nam và thế giới.

KẾT LUẬN
Việc phân tích ngành sản xuất chè, trong đó tập trung phân tích môi trường vĩ
mô và vi mô, từ đó thấy được những thời cơ, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu là hết
sức cần thiết và quan trọng để có thể đưa ra những giải pháp, những chiến lược kinh
doanh phù hợp.
Qua bài phân tích đã làm rõ phần nào hiện trạng và sức cạnh tranh của ngành
sản xuất chè của Việt Nam hiện nay đặt trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế
đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ với sự cạnh tranh gay gắt.
Với những phân tich trên, có thể thấy rằng, bỏ qua những vấn đề còn tồn tại thì
ngành sản xuất chè Việt Nam hiện nay vẫn đang phát triển theo chiều hướng tốt và có


dấu hiệu phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Và đề giải quyết những vấn đề còn tồn tại trên
cũng như phát triển hơn nữa ngành sản xuất chè, hoàn thành, thậm chí là vượt mức so
với định hướng thì nhóm cũng đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp.
Sự phát triển của ngành sản xuất chè nói riêng, ngành chè nói chung đã có
những đóng góp rất lớn trong việc phát triển kinh tế với GDP tương đối cao và phát
triển xã hội khi nó đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, giải quyết được
phần nào lao động, đặc biệt là vùng trung du miền núi.
Hi vọng rằng trong tương lai ngành sản xuất chè sẽ còn phát triển hơn nữa,
tương xứng với tiềm năng sắn có về điều kiện tự nhiên của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Luật Đất Đai số 13/2013/QH11 – Cổng thông tin điện tử Chính phủ
(2) “Nỗi lo sống cùng cây chè” – báo Con người và thiên nhiên, số ra ngày
26/02/2009
(3) Đặc điểm sinh thái cây chè, phân bố cây chè trong nước – website nhãn hiệu trà

Tân Cương Thái Nguyên – www.tancuongtea.com
(4) “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè Việt Nam” – 31/7/2013 –
www.doc.edu.vn
(5) Ngành chè Việt Nam: thách thức và phát triển – website Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Việt Nam IAS (www.iasvn.org)
(6) Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016 – IAS


(7) Khái quát chung về cây chè, tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt
Nam – website công ty Nông - Lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam
(8) Tình hình triển vọng sản lượng và xuất khẩu chè Việt Nam – IAS
(9) Sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới – Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, chuyên trang Chè – Trang tin thị trường và xúc tiến thương mại
(www.agroviet.gov.vn)
(10) Công nghệ sản xuất chè đen - www.slideshare.net



×