Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nghiên Cứu Khoa Học Thay Đổi Tế Bào Lympho Trong Máu Ngoại Biên Ở Bệnh Nhân Ung Thư Bàng Quang Và Ung Thư Niêm Mạc Miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.5 KB, 17 trang )

Công trình nghiên cứu khoa học

1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THAY ĐỔI TẾ BÀO LYMPHO TRONG MÁU NGOẠI BIÊN
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BÀNG QUANG
VÀ UNG THƯ NIÊM MẠC MIỆNG

MÃ SỐ: 02 – YT / 2000 – 2002

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

BS CKI NGUYỄN NGỌC HIỀN
CỘNG TÁC VIÊN

BS VĨNH PHƯƠNG
BS CKI TRẦN ĐỨC SƠN
TS NGUYỄN THẾ DŨNG
ĐD TRẦN VIỆT HÀO
KTV NGUYỄN THỊ KIM CÚC

- NHA TRANG 2003 -

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học



2

MỞ ĐẦU
Từ những năm đầu thập niên 70 người ta đã biết đến những rối loạn về
miễn dịch trong các bệnh ung thư (1,4) . Đến cuối thập niên 70 người ta đã nghiên
cứu phát hiện những rối loạn miễn dịch tế bào và dịch thể trong các bệnh ung
thư tế bào chuyển tiếp bàng quang (2), nhưng các báo cáo cũng chỉ đề cập đến
một cách đại cương.
Từ những năm đầu của thập niên 1990 nhờ phát triển phát hiện được
kháng nguyên đơn dòng, người ta nhận thấy rằng tế bào lympho T có nhiệm vụ
quan trọng trong việc phát hiện các tế bào ung thư qua sự nhận biết các kháng
nguyên đặc hiệu của chúng. Khi một tế bào trở thành ung thư, sẽ có xuất hiện
những kháng nguyên đơn dòng đặc hiệu. Các tế bào lympho T có khả năng nhận
biết chúng và tìm cách tiêu diệt chúng trước khi khối ung thư xuất hiện. Burnet
đưa ra định luật gọi là “sự bảo vệ bằng miễn dịch” (immune surveillance). Nhờ
có “sự bảo vệ bằng miễn dịch” này mà cơ thể tránh khỏi bị ung thư. Chỉ khi nào
một số lượng lớn tế bào của một loại ung thư “thoát khỏi được sự bảo vệ bằng
miễn dịch” này thì khối ung thư mới xuất hiện.
Những hoạt động của các tế bào lympho T trong việc bảo vệ này xẩy ra
âm thầm, liên tục và rất phức tạp. Hiện nay đang có các công trình nghiên cứu
để tìm hiểu những hoạt động này hầu tim cách phát hiện cũng như chữa trị sớm
các ung thư. Trong nước hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về sự liên
quan giữa ung thư với sự thay đổi của các dòng tế bào lympho được công bố.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu vấn đề trên.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Xác định các trị số CD3, CD4, CD8, các tỷ số CD3/CD4, CD4/CD8
trong máu ngoại biên ở ngườ lành, bệnh nhân ung thư bàng quang và ung thư
niêm mạc mệng.


BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

3

- Xác định mối liên quan giữa sự thay đổi của các trị số này với bệnh ung
thư bàng quang và ung thư niêm mạc miệng.
- Xác định các sự thay đổi này có thể được sử dụng như một thông tin góp
phần chẩn đoán và theo dõi diễn tiến của bệnh nói trên hay không ?

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

4

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN THAM KHẢO
1.1- R.R. Love (2) … Các ung thư xuất phát từ đột biến ở các tế bào đơn lẽ,
do đó chúng có tính chất đơn clon (đơn dòng). Khi các clon nầy phát triển,
chúng tạo ra khôi ung thư. Các tế bào ung thư sản xuất ra những kháng nguyên

lạ khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó nhận biết nó. Các tế bào lympho
T có khả năng sản xuất ra những kháng thể đơn dòng có thể “nhận diện” được
các tế bào ung thư và tìm cách tiêu diệt chúng.
1.2- David Male (Gower Medical Pubishing. 19 91; 20.1–20.9)(8): Các tế
bào lympho T, đặc biệt là tế bào CD4, CD8, NK (natural killer) có khả năng
phân biệt các kháng nguyên của tế bào bình thường với các kháng nguyên lạ.
Burnet đưa ra định luật gọi là “sự bảo vệ bằng miễn dịch” (immune
surveillance) cho thấy rằng hầu hết các tế bào ung thư đều được hệ thống miễn
dịch nhận biết và loại trừ trước khi hình thành bướu ung thư (h.1)

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

5

1.3- Fidler LJ, Schroit (Biochim. & Biophys. Acta 1989; 948: 151 – 173)
(9)
: … Mỗi loại tế bào ung thư sản xuất ra một loại kháng nguyên riêng biệt mà
hệ thống miễn dịch rất khó nhận biết. Ngoài ra qua mỗi thế hệ tế bào ung thư lại
thay đổi kháng nguyên giúp cho chúng “trốn tránh” sự phát hiện của “sự bảo vệ
bằng miễn dịch” của cơ thể. Tuy nhiên các tế bào lymph T có khả năng phát
hiện ra chúng và tiêu diệt chúng bằng nhiều cách: hoặc trực tiếp như CD8, hoặc
gián tiếp qua trung gian của một kháng nguyên đơn dòng hoặc hoạt hoá các đại
thực bào như CD4 (h. 2)

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền


BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

6

1.4- Jonathan Brostoff (Gower Medical Pbishing. 19 91;1.1–1.7)(12); Lloyd
KO, Old LJ (Cancer Res. 1989; 49: 3445–3451) (13) : Mỗi loại tế bào ung thư sản
xuất ra một kháng nguyên riêng biệt. Tế bào lympho T – đặc biệt là CD4 (T
helper) và CD8 (T killer) có khả năng nhận biết các kháng nguyên đó và tiêu
diệt các tế bào ung thư trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách hoạt hoá các đại thực
bào hoặc kích thích tế bào B sản xuất ra các kháng thể đơn dòng. Các kháng thể
đơn dòng này sẽ tiêu huỷ hoặc làm suy yếu các tế bào ung thư tạo điều kiện cho
CD8 và đại thực bào tiêu diệt chúng … (h. 3)

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

7

1.5- Vũ Triệu An, Joan Claude Homberg (Miễn dịch học. NXB Y HỌC1989) : “Các tế bào CD4, CD8 hoạt động khác nhau đối với các kháng nguyên
đối tượng nhưng mối quan hệ của chúng lại rất khắn khít nhau thông qua các
cytokin. Các IL-2 được sinh sản chủ yếu bởi tế bào CD4 có tác dụng ngay trên
các tế bào CD4 tiết (autocrine) , các mono-đại thực bào, các tế bào CD8 và tế

bào NK, làm cho các tế bào này hoạt động mạnh như khi bị nhiễm virus hay bị u
hoá”…
(1)

1.6- Quần thể tế bào lymho giữ một vai trò rất quan trọng trong các đáp
ứng miễn dịch đặc hiệu trong đó quần thể tế bào lympho T chịu trách nhiệm về
miễn dịch tế bào. Hội thảo quốc tế về “Kháng nguyên biệt hoá bạch cầu” (1982)
và các hội nghị sau đó đã đi đến thống nhất phân loại các “cụm biệt hoá kháng
nguyên” (CD - cluster of differentiation): Tế bào CD4 (T helper) có nhiệm vụ
chỉ huy và điều hoà quá trình đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
Nó thúc đẩy hoạt đông của tế bào T CD8 và giúp đỡ tế bào B sinh kháng thể. Tế
bào T CD8 (Cytotoxic T cell) có nhiệm vụ ức chế sự sản xuất kháng thể của tế
bào đích và tiêu diệt chúng.
1.7- Theo Abbas (1993) tế bào T CD4 trong máu ngoại vi vào khoảng
450-1280 tb/mm3, tỷ số CD4/CD8 # 1,4 – 2,2. Ở Việt Nam, các công trình
BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

8

nghiên cứu của Phan Thị Phi Phi và cs (1986), Nguyễn Tuấn Anh và cs (1994),
Đỗ Trung Phấn và cs (1995), Phan Thị Thu Anh và cs (1995) cho thấy tế bào T
CD4 trong máu ngoại vi của người Việt Nam vào khoảng 400 – 1200 tb/mm 3, và
tỷ số CD4/CD8 # 1,2 – 1,5.

CHƯƠNG II


ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1- ĐỐI TƯỢNG:
Đối tượng nghiên cứu được chia thành 3 lô:
. Lô 1: tất cả bệnh nhân có kết quả GPB là ung thư tế bào chuyển tiếp
bàng quang thể nông và thể xâm lấn.
. Lô 2: bệnh nhân có kết quả GPB là ung thư tế bào niêm mạc miệng
. Lô 3 (Lô chứng): Các bênh nhân khác (không bị ung thư, không nhiễm
HIV và không bị một bệnh mãn tính hay bệnh nặng khác) có cùng độ tuổi, dân
tộc với các bệnh nhân trên.
2- PHƯƠNG PHÁP và VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU:
- Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, mù đôi.
- Đếm tế bào lympho với máy FACS count SU Version 1.2 trước mổ (ghi
nhận số tế bào CD3, CD4, CD8 /mcl và tỷ số CD4/CD8, CD4/CD3).
- Xử lý thống kê (sử dụng chương trình SPSS for windows 10.0): Dùng
test Mann-Whitney U để so sánh sự khác biệt về trị số trung bình của CD3,
CD4, CD8, CD4/CD3, CD4/CD8 giữa các nhóm bệnh nhân và nhóm chứng.
Dùng hồi quy tiên lượng (logistic regression) khảo sát các thông số trên để tìm

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

9

ra thông nào có giá trị tiên lượng giúp chẩn đoán một người có bị ung thư hay

không.
- Với cở mẫu 92 ca trong 2 nhóm có và không có ung thư, test MannWhitney có lực=0.9113 và ngưỡng giá trị α=0,05, test hồi quy có lực=0.9150 và
ngưỡng giá trị α =0,05.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ
3.1- Số bệnh nhân, tuổi trung bình của từng nhóm bệnh:
Bảng 1
CHẨN ĐOÁN (GPB)
LÔ CHỨNG
UT BÀNG QUANG NÔNG
UT BÀNG QUANG XÂM LẤN
UT NM MIỆNG

TB
64.21
65.45
55.07
59.64

N
29
20
15
28

ĐỘ LỆCH CHUẨN
12.40
12.33

13.52
18.42

120
100
80
60

Tuoi

40

42
39

20
0
N =

29

LO

CHUNG

20

UT BQ

NONG


15

UT BQ
XAM LAN

28

UT NM
MIENG

CHAN DOAN
(GPB)

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

10

3.2- Số trung bình các dòng tế bào theo nhóm bệnh:
(Bảng 2)
CHẨN ĐOÁN
(GPB)
LÔ CHỨNG
UT B. QUANG
NÔNG

UT B. QUANG
XÂM LẤN
UT NM MIỆNG

Mean
N
Std. Dev
Mean
N
Std. Dev
Mean
N
Std. Dev
Mean
N
Std. Dev

CD3
(tb/mcl)

CD4
(tb/mcl)

CD8
(tb/mcl)

Ty Le
CD4/CD3

Ty Le

CD4/CD8

1070.02
29
117.93
1073.80
20
229.05
1106.39
15
98.83
1071.00
28
263.69

830.31
29
438.18
776.70
20
239.20
580.63
15
52.94
621.96
28
272.20

549.80
29

229.94
534.09
20
155.91
577.25
15
36.63
444.54
28
156.37

.7550
29
.3591
.7134
20
.1574
.5519
15
.3738
.5671
28
.1101

1.5231
29
.3520
1.2610
20
.1702

1.0183
15
.7627
1.5496
28
.4495

3.3- So sánh trung bình các dòng tế bào giữa lô chứng và lô bệnh nhân
ung thư bàng quang nông:
(Bảng 3)

Mann-Whitney U
Wilcoxon W
Z
Asymp. Sig. (2-tailed)

CD3
CD4
CD8
Ty Le
Ty Le
(tb/mcl)
(tb/mcl)
(tb/mcl) CD4/CD3 CD4/CD8
229.000 268.000 274.000 279.000 120.500
664.000 478.000 709.000 714.000 330.500
-1.241
-.449
-.326
-.224

-3.455
.214
.654
.744
.823
.001

Chỉ có sự khác biệt của trung bình tỷ số CD4/CD8 giữa người bình
thường và người mắc bệnh ung thư bàng quang nông có ý nghĩa thống kê
(p=0,001). Sự khác biệt của các trị số khác đều không có ý nghĩa (p>0,05).

3.4- So sánh trung bình các dòng tế bào giữa lô chứng và lô bệnh nhân
ung thư bàng quang xâm lấn:

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

11

(Bảng 4)

Mann-Whitney U
Wilcoxon W
Z
Asymp. Sig. (2-tailed)


CD3
CD4
CD8
Ty Le
Ty Le
(tb/mcl)
(tb/mcl)
(tb/mcl) CD4/CD3 CD4/CD8
177.000 192.000 143.000 184.000
45.000
612.000 312.000 578.000 304.000 165.000
-1.003
-.633
-1.849
-.830
-4.275
.316
.527
.068
.407
.000

Chỉ có sự khác biệt của trung bình tỷ số CD4/CD8 giữa người bình
thường và người mắc bệnh ung thư bàng quang xâm lấn có ý nghĩa thống kê
(p=0,000).
3.5- So sánh trung bình các dòng tế bào giữa lô chứng và lô bệnh nhân
ung thư niêm mạc miệng:
(Bảng 5)

Mann-Whitney U

Wilcoxon W
Z
Asymp. Sig. (2-tailed)

CD3
CD4
CD8
Ty Le
Ty Le
(tb/mcl)
(tb/mcl)
(tb/mcl) CD4/CD3 CD4/CD8
368.000 316.000 307.000 328.000 388.500
774.000 722.000 713.000 734.000 823.500
-.607
-1.439
-1.583
-1.246
-.280
.544
.150
.114
.213
.780

Không có sự khác biệt của trung bình các dòng tế bào lympho T giữa
người bình thường và người mắc bệnh ung thư niêm mạc miệng (p>0,05).
3.6- Dùng phép tính hồi quy tiên lượng (logistic regression) để xác định
các thông số có giá trị giúp chẩn đoán một người có bị ung thư bàng quang hay
không.

Kết quả như sau: (bảng 6)
Variable
CD3
CD4
CD8
CD4/CD3
CD4/CD8

B
.0159
-.0177
-.0083
27.0143
-9.0451

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

S.E.
.0091
.0163
.0045
17.8207
2.5784

Wald
3.0298
1.1718
3.4140
2.2979
12.3059


df
1
1
1
1
1

sig.
.0817
.2790
.0686
.1295
.0005

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

Variable
CD3
CD4
CD8
CD4/CD3
CD4/CD8

Exp(B)
1.0160
.9825

.9917
5.397E+11
5 .0001

12
95% CI for Exp(B)
Lower
Upper
.9980
1.0344
.9515
1.0144
.9830
1.0005
.0004
7.965E+26
.0000
.0185

Chỉ có trị số CD4/CD8 có giá trị tiên lượng có hay không có ung thư bàng
quang (Wald=12,3059; p=0,0005; ExpB =5,0001; CI 95%: 0,0000 – 0,0185)

CHƯƠNG IV

BÀN LUẬN
4.1- Helmstein và cộng sự (1970)(11) đã khảo sát thấy có sự liên quan
mật thiết giữa ung thư hệ niệu với các thay đổi trong hệ thống miễn dịch.
Perlman và cộng sự (1972)(15) đã nghiên cứu trên 54 bệnh nhân bị ung
thư bàng quang nhận thấy phản ứng lymphocyte gia tăng 88% trong nhóm bệnh
nhân ung thư bàng quang thể nông và 41% trong thể xâm lấn.

Tarkan Soygur và cộng sự (18) nghiên cứu trên 60 bệnh nhân ung thư
bàng quang (30 ung thư thể nông và 30 thể xâm lấn) nhận thấy không phải sự
thay đổi về số lượng tế bào lympho không quan trọng mà chính sự thay đổi tỷ số
các dòng tế bào mới phản ánh tình trạng ung thư bàng quang.
4.2- Với sự tiến bộ của kỹ thuật kháng thể đơn dòng, ngày nay người ta
có thể nghiên cứu sâu hơn về sự thay đổi của các dòng lymphocyte trong máu
ngoại biên của các bệnh nhân ung thư (1,7,9).
4.3- Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy trị số trung bình tỷ số
CD4/CD8 của nhóm chứng = 1,52 ± 0,35, nhóm ung thư bàng quang nông =

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

13

1,26 ± 0,17 và nhóm ung thư bàng quang xâm lấn = 1,02 ± 0,08, nhóm ung thư
niêm mạc miệng = 1,55 ± 0,45 (bảng 2)
So sánh trị số trung bình các tế bào giữa lô chứng và lô bệnh nhân ung thư
bàng quang nông chúng tôi thấy chỉ có tỷ số CD4/CD8 là có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p = 0.001, Mann-Whitney) (bảng 3), so sánh trị số trung bình các tế
bào giữa lô chứng và lô bệnh nhân ung thư bàng quang xâm lấn chúng tôi thấy
chỉ có tỷ số CD4/CD8 là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0.000, MannWhitney)(bảng 4) và so sánh trị số trung bình các tế bào giữa lô chứng và lô bệnh
nhân ung thư niêm mạc miệng chúng tôi thấy sự khác biệt của tất cả các trị số
trung bình các dòng tế bào lympho không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05, MannWhitney)(bảng 5). Như vậy, có sự thay đổi các dòng tế bào lympho trong máu
ngoại biên khi một cơ thể bị ung thư bàng quang, đặc biệt là ung thư bàng quang
thể xâm lấn. Sự thay đổi này rất phức tạp, chi phối bởi những quy luật mà cho

đến nay người ta chưa hiểu rõ. Tuy nhiên qua khảo sát bằng các phép tính thống
kê chúng tôi thấy sự thay đổi mỗi dòng tế bào lympho không có ý nghĩa mà chỉ
có sự thay đổi tỷ số CD4/CD8 là có ý nghĩa. Tỷ số này ở người bình thường là
khoảng 1,52 ± 0,35 , ở người bị ung thư bàng quang nông là 1,26 ± 0,17 (p =
0,0001; Mann-Whitney) và nhóm ung thư bàng quang xâm lấn = 1,02 ± 0,08 (p
= 0,0000; Mann-Whitney). Ngược lại ở người bị ung thư niêm mạc miệng,
không có sự thay đổi có ý nghĩa ở tất cả các dòng tế bào lympho (p > 0,05,
Mann-Whitney)(bảng 5).
Ngoài ra sự khác biệt của các thông số khác như CD3, CD4, CD8 cũng
như các tỷ số CD4/CD3 giữa các nhóm bệnh đều không có ý nghĩa thống kê (p >
0,05) (bảng 2).
Tại Việt Nam, những nghiên cứu bước đầu của Phan thị Phi Phi và cs
(1985-1986)(3), Nguyễn Tuấn (1994), Đỗ Trung Phấn và cs (1995), Phan thị Thu
Anh và cs (1995) cho thấy tế bào T CD4 trong máu ngoại vi của người Việt
Nam vào khoảng 400 – 1200 tb/mm3, và tỷ số CD4/CD8 # 1,2 – 1,5
Theo Glenn Lawlor và Thomas Fisher (10) trị số bình thường của tỷ số
CD4/CD8 là 1,5-2, theo Abbas là 1,4-2,2 (3) . Trong những trường hợp suy giảm
miễn dịch nặng (như AIDS) tỷ số naỳ có thể giảm xuống đến ≤ 1. Trong khi
BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

14

nghiên cứu tác dụngchống ung thư bàng quang của BCG, Boccafoshi thấy rằng
sau khi bơm BCG vào bàng quang những bệnh nhân có tỷ số CD4/CD8 >1 thì
không bị tái phát, ngược lại những bệnh nhân có CD4/CD8 < 1 có tỷ số tái phát

rất cao(5,6). Theo Glenn Lawlor và Thomas Fisher, tỷ số CD4CD8 giảm là do
CD4 giảm song song với CD8 tăng, trong đó nguyên nhân chính là do CD8 tăng
nhiều hơn.
Boccafoshi C (5) đã nghiên cứu xem tác dụng của BCG có liên quan đến
kiểu hình miễn dịch tế bào T hay không. Sau đợt điều trị bơm bàng quang, ông
đã định lượng CD4 và thấy tỷ số CD4/CD8 > 1. Và sau 2 năm thì tỷ số này sẽ
xuống thấp (CD4/CD8 <1).
4.4- Kết quả khảo sát sự tương quan của các thông số trên với chẩn đoán
một trường hợp bệnh nhân là có ung thư bàng quang hay không bằng phép hồi
quy tiên lượng cho thấy tỷ số CD4/CD8 có giá trị tiên lượng trong chẩn đoán
một người có bị ung thư bàng quang hay không (hệ số Wald = 12,3059, p=
0,0005, ExpB = 5.001, CI 95%: 0,0000 – 0,0185). Nói một cách khác, ở một
người có u bàng quang, nếu tỷ số CD4/CD8 # 1,5 (trị số bình thường) thì có
nhiều khả năng là u lành tính, nếu tỷ số CD4/CD8 giảm xuống đến ≤ 1,26 thì có
khả năng là ung thư bàng quang nông và nếu tỷ số CD4/CD8 giảm xuống đến ≤
1,02 thì nhiều khả năng ung bàng quang đã sang giai đoạn xâm lấn (bảng 6).
Tarkan Soygur và cộng sự nghiên cứu trên 3 nhóm, mỗi nhóm 30 người thấy kết
quả như sau: nhóm người lành: CD4/CD8=1,49 ± 0,67, nhóm bệnh nhân ung thư
bàng quang nông: CD4/CD8=1,33 ± 0,63, và nhóm bệnh nhân ung thư bàng
quang xâm lấn: CD4/CD8=0,85 ± 0,59 (p=0,01; Kruskal-Wallis).

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu sự thay đổi tế bào lympho trong máu ngoai biên của 92
người gồm 29 người chứng, 20 bệnh nhân ung thư bàng quang nông 15 bệnh
BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà



Công trình nghiên cứu khoa học

15

nhân ung thư bàng quang xâm lấn và 28 bệnh nhân ung thư niêm mạc miệng
chúng tôi nhận thấy:
1- Trị số trung bình các dòng tế bào lympho trong máu ngoại biên:
- Của người lành: CD3 = 1070 ± 117 tb/mcl; CD4 = 830 ± 438
tb/mcl; CD8 = 459 ± 229 tb/mcl; CD4/CD3 = 0,755 ± 0,359; CD4/CD8 = 1,523
± 0,352.
- Của bệnh nhân ung thư bàng quang nông: CD3 = 1073 ± 229
tb/mcl; CD4 = 776 ± 239 tb/mcl; CD8 = 534 ±155 tb/mcl; CD4/CD3 = 0,713 ±
0,157; CD4/CD8 = 1,261 ± 0,170.
- Của bệnh nhân ung thư bàng quang xâm lấn: CD3 = 1106 ± 98
tb/mcl; CD4 = 580 ± 52 tb/mcl; CD8 = 577 ± 36 tb/mcl; CD4/CD3 = 0,551 ±
0,374; CD4/CD8 = 1,018 ± 0,763.
- Của bệnh nhân ung thư niêm mạc miệng: CD3 = 1071 ± 263
tb/mcl; CD4 = 621 ± 272 tb/mcl; CD8 = 444 ± 156 tb/mcl; CD4/CD3 = 0,567 ±
0,110; CD4/CD8 = 1,549 ± 0,449.
2 – Tỷ số CD4/CD8 có giá trị tiên lượng trong chẩn đoán ung thư bàng
quang. Tỷ số này càng thấp thì ung thư bàng quang càng có chiều hướng chuyển
từ giai đoạn ung thư nông sang giai đoạn ung thư xâm lấn (bình thường: # 1,52;
ung thư BQ nông: # 1,26; ung thư BQ xâm lấn: # 1,02). Không có thông số nào
có giá trị giúp chẩn đoán ung thư niêm mạc miệng.
3- Như vậy, có thể sử dụng tỷ số CD4/CD8 như một xét nghiệm góp phần
trong chẩn đoán một u bàng quang là ung thư hay u lành và giúp theo dõi tiến
triển của ung thư bàng quang (từ thể nông sang thể xâm lấn) trong quá trình điều
trị.


BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Vũ Triệu An. Miễn dịch trong ung thư và hội chứng tăng triển tế bào
trong ung thư. Miễn dịch học. NXB . NXB Y Học Hà Nội: 158-164;
1989.
2. Nguyễn Chấn Hùng, Vũ Văn Vũ, Nguyễn Mạnh Quốc (Dịch từ R.R.
Love). Sinh học tế bào và phân tử của bệnh ung thư. Cẩm nang ung bướu
học lâm sàng. Nhà XB Y Học, XB lần thứ VI : 1-5; 1995.
3. Phan Thị Phi Phi. Nhận dạng tế bào máu. Miễn dịch học. NXB . NXB Y
Học Hà Nội: 158-164; 1989.
4. Nguyễn Tuấn Vinh: Hóa liệu pháp hổ trợ trong điều trị ung thư bàng
quang. Luận án tiến sĩ y học. Mã số 03.01.27. 1999.
TIẾNG ANH
5. Boccafoschi C.: Lateeffects of intravesical BCG immunotherapyon
bladder mucosa infiltrating ymphocytes: An immunohistochemical study.
Eur. Urol. 27 (4), 334-338,1995.
6.

Boccafoschi C.: Lateeffects of intravesical BCG immunotherapyon
bladder mucosa infiltrating ymphocytes: An immunohistochemical study.
Eur. Urol. 27 (4), 334-338,1995.


7. Crowder W., Gertner HR.: Corelation of preoperative lymphocyte
reactivity with the clinical course of cancer patients. Surg. Gyneco.
Abdom. Obstet. 136: 380-384. 1973
8. David Male: Immunity and tumor prevention. Clinical immunology.
Gower Medical Pubishing. 19 91; 20.1 – 20.9.
9. Fidler LJ, Schroit: Recognition and destruction of neoplasic cells by
acivated macrophages. Biochim. & Biophys. Acta 1989; 948: 151 – 173.

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà


Công trình nghiên cứu khoa học

17

10.Glenn J. Lowlor, Thomas Fisher: Manual of Allergy and Immunology.
CD-ROM, Corporated Technology Ventures. Philadelphia. 1997.
11.Helmstein K., Bubenik J.: Immune response to urinary tumors in man. Int.
Journ. Of Cancer 5: 39-46. 1970
12.Jonathan Brostoff: Immune responses. Clinical immunology. Gower
Medical Pbishing. 19 91;1.1 – 1.7.
13.Lloyd KO, Old LJ: humoral monoclonal antibodies to glycolipids and
other carbohydrate antigens: dissection of the humoral immune response
in cancer patients. Cancer Res. 1989; 49: 3445 – 3451.
14. Pecht M., Trainin N.: T lymphocyte subsets and function in peripheral
bloodof patients with urological cancer. Europ. Urol. 13: 397-400. 1987
15.Perlman P., O’Toole C.: Cellular immunity to human urinary blader

carcinoma. Corelation to clinical stage and radiotherapy. Int. J. Cancer 10:
77-91. 1972
16.Rubenstein M., Ray P.: Lymphocyte subsets in urologic cancer patients.
Urol. Res. 15: 181-185. 1987
17.Sato O., Fujibayashi K., Ito H.:Stage related cell-mediated cytotoxicity
with effector cell analysis computation on cytotoxic activity of Y cell and
non-T cell. Cell immunol. 44: 225-241. 1979
18.Tarkan Soygur, Yasar Beduk, et al: Analysis of the peripheral blood
lymphocyte subsets in patients with bladder carcinoma. Urol. 53: 88-91.
1999

BS CKI Nguyễn Ngọc Hiền

BV tỉnh Khánh Hoà



×