Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Quy Hoạch Tổng Thể Giao Thông Vận Tải Tỉnh Đồng Nai Đến Năm 2010 Và Định Hướng Phát Triển Đến Năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.29 KB, 99 trang )

QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

MỤC LỤC
Phần I............................................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.......................................................................................1
I.1 VỊ TRÍ TỈNH ĐỒNG NAI..........................................................................................1
I.2 SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỈNH ĐỒNG NAI.................................................................................................1
I.2.1 Bối cảnh chung phát triển kinh tế nước ta..............................................................1
I.2.2 Mục tiêu chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .......................................1
I.2.3 Quan hệ giữa Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và Quy hoạch giao thông vận tải
tỉnh Đồng Nai....................................................................................................................2
I.3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH........2
I.3.1 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
I.3.2 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu ..........................................................................3
I.3.3 Cơ sở pháp lý và nguồn tham khảo.........................................................................3
I.3.4 Các tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật ngành GTVT........................................................5
Phần II.......................................................................................................................... 6
HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG VẬN TẢI.......................6
II.1 KINH TẾ - XÃ HỘI...................................................................................................6
II.1.1 Dân số và các đơn vị hành chính...........................................................................6
II.1.2 Đặc trưng chủ yếu các chỉ tiêu kinh tế xã hội........................................................6
II.1.3 Tình hình hoạt động của một số ngành kinh tế......................................................7
II.1.4 Tình phát triển xã hội ............................................................................................9
II.1.5 Tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.........................................................9
II.2 GIAO THÔNG VẬN TẢI.......................................................................................11
II.2.1 Mạng lưới giao thông đường bộ..........................................................................11
II.2.2 Bến bãi phục vụ vận tải đường bộ.......................................................................16
II.2.3 Mạng lưới đường sông .......................................................................................16


II.2.4 Hệ thống cảng ......................................................................................................17
II.2.5 Mạng lưới đường sắt............................................................................................20
II.2.6 Sân bay.................................................................................................................20
II.2.7 Vận tải .................................................................................................................21
II.2.8 Công nghiệp giao thông vận tải...........................................................................25
II.2.9 Phân tích chung....................................................................................................25
II.2.10 Tình hình triển khai quy hoạch GTVT tỉnh Đồng Nai 1995-2010...................27
Phần III....................................................................................................................... 30
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC
NGÀNH LIÊN QUAN...............................................................................................30
III.1 ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH................30
III.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến 2010 -2020..........................30
III.1.2 Định hướng phát triển đến năm 2010.................................................................30
III.1.3 Những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.........................................................................30
III.2 CÁC NGÀNH LIÊN QUAN..................................................................................31
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

i


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

III.2.1 Phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH giai đoạn 2006 -2010
31
III.2.2 Phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giai đoạn 2006-2010 ........................33
III.2.3 Phát triển các ngành dịch vụ..............................................................................33
III.3 ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GTVT .........................34
Phần IV....................................................................................................................... 35

QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI................................................................35
IV.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI..........35
IV.1.1 Quan điểm .........................................................................................................35
IV.1.2 Mục tiêu.............................................................................................................35
IV.2 DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI............................................................................36
IV.2.1 Phương pháp dự báo...........................................................................................36
IV.2.2 Mức phát triển dân số trên địa bàn tỉnh..............................................................37
IV.2.3 Dự báo mức độ phát triển sản xuất các ngành..................................................38
IV.2.4 Dự báo khối lượng vận tải hàng hoá.................................................................44
IV.2.5 Dự báo khối lượng vận chuyển hành khách.......................................................48
IV.2.6 Định hướng quy hoạch vận tải...........................................................................48
IV.2.7 Dự báo lưu lượng giao thông trên các tuyến đường........................................50
IV.3 CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ............................................................................52
IV.4 QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ...............................55
IV.4.1 Mạng lưới đường quốc lộ, vành đai và cao tốc..................................................55
IV.4.2 Hệ thống đường tỉnh..........................................................................................58
IV.4.3 Các đường đô thị quan trọng sẽ phát triển.........................................................65
IV.4.4 Hệ thống đường huyện, đường xã......................................................................66
IV.4.5 Nút giao thông....................................................................................................67
IV.4.6 Các cầu quan trọng.............................................................................................68
IV.5 MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ...................................................69
IV.5.1 Luồng tàu biển ...................................................................................................69
IV.5.2 Các tuyến sông do trung ương quản lý..............................................................70
IV.5.3 Các tuyến sông do địa phương quản lý..............................................................70
IV.6 ĐƯỜNG SẮT ........................................................................................................72
IV.6.1 Đường sắt quốc gia.............................................................................................72
IV.6.2 Đường sắt đô thị.................................................................................................72
IV.7 CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ VẬN TẢI..........................................................73
IV.7.1 Hệ thống bến bãi đường bộ ...............................................................................73
IV.7.2 Tổng kho trung chuyển.......................................................................................76

IV.7.3 Sân bay................................................................................................................76
IV.7.4 Hệ thống cảng biển, cảng sông...........................................................................76
IV.8 PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI....................................................................................79
IV.8.1 Phương tiện chở khách.......................................................................................79
IV.8.2 Phương tiện chở hàng.........................................................................................80
IV.9 CÔNG NGHIỆP GIAO THÔNG VẬN TẢI ........................................................80
IV.9.1 Vai trò vị trí của công nghiệp giao thông vận tải ..............................................80

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

ii


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

IV.9.2 Định hướng phát triển công nghiệp giao thông vận tải.....................................80
IV.10 TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
ĐẾN MÔI TRƯỜNG..........................................................................................81
IV.10.1 Khái quát............................................................................................................81
IV.10.2 Giao thông vận tải tác động đến môi trường xã hội........................................81
IV.10.3 Giao thông vận tải tác động đến môi trường tự nhiên.....................................82
Phần V........................................................................................................................ 83
VỐN ĐẦU TƯ, PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ............83
V.1 TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ ........................................83
V.1.1 Đường bộ..............................................................................................................83
V.1.2 Bến bãi đường bộ ................................................................................................83
V.1.3 Các cảng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai...................................................................84
V.1.4 Sân bay.................................................................................................................84

V.1.5 Hệ thống đường sắt ...........................................................................................84
V.2 HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ............................................................................................85
V.3 NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ.........................................................................................85
V.4 QUỸ ĐẤT DÀNH CHO GIAO THÔNG...............................................................86
V.5 CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ .........................................................................86
Phần VI....................................................................................................................... 88
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GTVT.....................................................88
VI.1 HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO CƠ SỞ HẠ TẦNG GTVT..........................88
VI.2 SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN GTVT.......................................89
VI.3 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ.....................................................................................90
VI.3.1 Về cơ cấu tổ chức...............................................................................................90
VI.3.2 Tổ chức quản lý..................................................................................................90
Phần VII..................................................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................91
VII.1 KẾT LUẬN...........................................................................................................91
VII.2 KIẾN NGHỊ...........................................................................................................93

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

iii


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, chi tiết dân số theo đơn vị hành chính .....................................6
Bảng 2.2: Tổng hợp toàn tỉnh theo loại mặt đường


.............................................11

Bảng 2.3: Hiện trạng các cảng biển trên địa bàn Tỉnh ...........................................20
Bảng 2.4: Phương tiện vận tải đường bộ ngoài quốc doanh qua các năm ............22
Bảng 2.5: Phương tiện vận tải đường thuỷ ngoài quốc doanh qua các năm.........23
Bảng 2.6: Khối lượng hàng hoá vận chuyển, luân chuyển ....................................24
Bảng 2.7: Khối lượng hành khách vận chuyển, luân chuyển .................................25
Bảng 3.1: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản....................................................................31
Bảng 4.1: Dự báo dân số tỉnh Đồng Nai...................................................................38
Bảng 4.2: Dự báo sản lượng chủ yếu lâm nghiệp.....................................................40
Bảng 4.3: Các khu công nghiệp chính phủ đã phê duyệt........................................41
Bảng 4.4: Các khu công nghiệp đang trình chính phủ phê duyệt..........................41
Bảng 4.5: Dự báo khối lượng vận chuyển hàng hoá đường bộ
Bảng 4.6: Dự báo khối lượng hành khách đường bộ

..........................47

..........................................48

Bảng 4.8: Dự báo lưu lượng xe lưu thông trên QL đến năm 2020

.....................50

Bảng 4.7: Hệ số tính đổi các loại xe ra xe ô tô con 4 bánh......................................51
Bảng 4.9: Dự báo lưu lượng xe tính đổi trên các quốc lộ ......................................51
Bảng 4.10: Phân cấp kỹ thuật đường ôtô theo chức năng và lưu lượng thiết kế...52
Bảng 4.11: Giải pháp tổ chức giao thông trên mặt cắt ngang đường.....................52
Bảng 4.12: Chiều rộng tối thiểu mặt cắt ngang cho địa hình đồng bằng và đồi....53
Bảng 4.13: Chiều rộng tối thiểu mặt cắt ngang cho địa hình vùng núi..................53
Bảng 4.14: Chiều rộng tối thiểu các yếu tố mặt cắt ngang các đường nông thôn .54

Bảng 4.15: Định hướng mật độ đường bộ trên toàn Tỉnh.......................................55
Bảng 4.17: Các nút giao thông quan trọng khu vực Biên Hoà..............................68
Bảng 4.18: Các nút giao thông quan trọng trên vành đai TP Biên Hoà ..............68
Bảng 5.1: Ước tính vốn đầu tư công trình

..........................................................83

Bảng 5.2: Tổng hợp vốn đầu tư dự kiến cho cơ sở hạ tầng GTVT đến 2020.........84

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

iv


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

Bảng 5.3: Tiết kiệm chi phí vận tải khi cải tạo mặt đường.....................................85
Bảng 5.4: Quỹ đất dành cho giao thông

.......................................................86

Bảng 7.1: Tổng hợp chiều dài đường bộ hiện nay và 2020.....................................91
Bảng 7.2: Tổng hợp chỉ tiêu đường bộ.....................................................................92
Bảng 7.3: So sánh tỷ lệ đất dành cho giao thông giữa một số tỉnh (%)..................92
Bảng 7.4: Tổng hợp mật độ đường của các huyện trong tỉnh.................................92

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007


v


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

Phần I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
I.1

VỊ TRÍ TỈNH ĐỒNG NAI

Đại hội IX năm 2001 và Đại hội X năm 2006 đã xác định rõ mục tiêu chung của
nước ta là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát
triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020.
GDP năm 2010 gấp hơn 2,1 lần so năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ
tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu
người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD. Cơ cấu ngành
trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây
dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%. Tốc độ tăng dân số năm 2010 còn khoảng 1,14%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5%. Tập trung huy động các nguồn lực để ưu tiên
hoàn chỉnh một bước cơ bản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông, đường
sắt, đường biển, đường hàng không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm các xã đều có đường ô tô tới khu trung tâm ...
Đồng Nai nằm ở trung tâm Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (KTTĐPN),
tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên là 5.894,73km 2 (bằng 1,76% diện tích tự nhiên cả

nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ). Năm 2003 dân số toàn tỉnh là
2,149 triệu người, mật độ 365 người/km2. Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị trực thuộc.
Địa hình trung du, độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt nước biển, có 3
dạng địa hình chính: địa hình đồng bằng, địa hình vùng đồi, địa hình núi thấp. Khí hậu
thuỷ văn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu ôn hoà ít bão lụt và thiên
tai, nhiệt độ cao quanh năm thuận lợi cho cây công nghiệp cây dài ngày và cây thực
phẩm có giá trị kinh tế cao. Lượng mưa hàng năm khoảng 1.500 - 2.700mm/năm.
I.2
SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN
TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
I.2.1 Bối cảnh chung phát triển kinh tế nước ta
Trong các năm qua Việt Nam đã phát triển kinh tế với tốc độ tương đối nhanh.
Giai đoạn 1995-2000 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,9%/năm. Giai đoạn 2001-2005 tốc
độ tăng trưởng GDP đạt 7,3-7,4%/năm. Giai đoạn 2006-2010 dự kiến tăng trưởng
GDP trên 7%. Tỷ trọng trong GDP nước ta từ năm 2000 đến 2003: Công nghiệp từ
36,73% tăng lên 40%. Nông lâm ngư nghiệp giảm từ 24,53% xuống 21,6%. Dịch vụ từ
38,46% thành 38,4%… Giao thông vận tải đã có những bước phát triển đáng kể.
I.2.2 Mục tiêu chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) đã được hình thành theo quyết
định số 44/1998/QĐ-TTg ngày 23/2/1998, gồm 4 tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ 2003 được điều chỉnh có thêm 3 tỉnh: Bình Phước,
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

1


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH


Tây Ninh, Long An, năm 2006 thêm Tiền Giang. Phương hướng chủ yếu phát triển
kinh tế – xã hội đã được phê duyệt theo Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg:
- Mục tiêu chung là xây dựng Vùng KTTĐPN thành một vùng kinh tế phát triển
năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế của
cả vùng Đông Nam bộ…
- Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm so bình quân cả nước cao hơn khoảng
20% giai đoạn 2006-2010 và cao hơn khoảng 10% giai đoạn 2010 - 2020. Tăng tỷ lệ
đóng góp của vùng trong GDP cả nước từ 36% hiện nay lên 40 - 41% (2010) và 43
-44% (2020).
- Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ, lao động qua đào tạo đến 2010 đạt trên
50%. Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lượng cao. Ổn định dân
số vùng đến 2020 khoảng 15 -16 triệu người.
- Trong các nhiệm vụ mới có tính đột phá phải kể đến việc xây dựng tổng kho
trung chuyển tại Đồng Nai, xây dựng các tuyến cao tốc từ TPHCM đi Vũng Tàu,
Trung Lương và Tây Ninh, chuẩn bị triển khai xây dựng sân bay Long Thành…
I.2.3 Quan hệ giữa Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và Quy hoạch giao thông
vận tải tỉnh Đồng Nai
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010
(điều chỉnh) đã được phê duyệt theo Quyết định số 33/2003/ QĐ.TTg. Đây là cơ sở để lập
điều chỉnh quy hoạch phát triển của các ngành và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội các huyện, thành phố trong tình hình mới, trong đó có GTVT trên địa bàn
tỉnh. Mục tiêu trong giai đoạn 2001 - 2010 của tỉnh Đồng Nai là đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở mức 11 - 12%/năm. Phấn đấu đến năm 2010 công nghiệp và xây dựng
chiếm 55 - 57%, Nông lâm ngư nghiệp chiếm 11 - 13%, dịch vụ chiếm 31 - 33%.
Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh đã có bước tiến nhanh. Các quốc lộ và một
số đường tỉnh, đường huyện… đã được nâng cấp mở rộng. Các cảng biển, cảng sông
đã được quy hoạch và xây dựng, khai thác. Đường sắt quốc gia đi qua tỉnh được duy tu
sửa chữa và trang bị đảm bảo lưu thông. Do tốc độ đô thị hoá nhanh, kinh tế phát triển
mạnh, dẫn đến sự gia tăng nhanh phương tiện giao thông vận tải hàng hoá hành khách

trên các tuyến đường trong tỉnh và khu vực, xuất hiện ùn tắc và tai nạn giao thông .
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh và khu vực trong các năm sắp
tới, phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch GTVT đã lập trước đây cho phù hợp với yêu cầu
phát triển của tỉnh và vùng trong tương lai. UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản số 1717/TBUBT ngày 25/4/2003, về việc rà soát lại Quy hoạch GTVT Đồng Nai đến năm 2010, lập quy
hoạch giao thông vận tải có định hướng phát triển đến năm 2020 và các biện pháp để thực
hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về an toàn giao thông.
I.3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH

I.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện - thị- thành phố với tốc
độ cao trong thời gian sắp tới, đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

2


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

Phục vụ an ninh quốc phòng. Hoà mạng với hệ thống giao thông quốc gia, vùng
và đặc biệt là kết nối với TPHCM và các tỉnh trong Vùng KTTĐPN.
Phát triển mạng lưới giao thông địa phương đồng bộ và liên hoàn. Kết hợp chặt
chẽ, phát huy tiềm năng vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và hàng không.
I.3.2 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
a. Đối tượng
- Hệ thống GTVT quốc gia trên địa bàn tỉnh
- Hệ thống giao thông do tỉnh quản lý

- Các tuyến trục quan trọng trong hệ thống GTVT do huyện - thị quản lý
- Các tuyến trục quan trọng trong GTVT đô thị
- Quy hoạch cảng sông, cảng biển, sân bay
b. Giới hạn
- Thời gian : Phân tích đánh giá mức thực hiện quy hoạch đã lập 1995 để có sự
điều chỉnh hợp lý mục tiêu, nhiệm vụ cho năm 2010 đã có trước đây, lập quy hoạch
tổng thể GTVT đến năm 2015-2020.
- Trọng điểm : Là hệ thống đường bộ, kết hợp nghiên cứu, tổng hợp quy hoạch
đường sắt, cảng biển, hàng không, đường sông. Phối hợp chặt chẽ với các quy hoạch
chuyên ngành GTVT của cả nước và của vùng KTTĐPN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Không gian : Đáp ứng yêu cầu vận chuyển giữa các khu vực của tỉnh, giữa
tỉnh Đồng Nai và các tỉnh khác trong vùng KTTĐPN, trong cả nước và giao lưu quốc
tế. Xây dựng định hướng phát triển giao thông vận tải hành hoá, hành khách, cơ sở hạ
tầng GTVT về tuyến đường, về bến xe, cảng, và cơ sở sửa chữa bảo dưỡng…
I.3.3 Cơ sở pháp lý và nguồn tham khảo
1) Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch đường sông Việt Nam.
2) Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 7 tháng 1 năm 2002 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch đường sắt Việt Nam.
3) Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ.phê duyệt “Qui hoạch phát triển ngành GTVT đường bộ Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến 2020”.
4) Công văn số 1717/TB-UBT ngày 25/4/2003, UBND tỉnh Đồng Nai, về việc rà
soát lại Quy hoạch GTVT Đồng Nai đến năm 2010, lập quy hoạch giao thông
vận tải có định hướng phát triển đến năm 2020
5) Quyết định số 227/2003/QĐ-TTg ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Biên Hoà.
6) Quyết định số 33/2004/QĐ.TTg ngày 4 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Đồng Nai thời kỳ 2001-2010.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

3


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

7) Quyết định số 703/2004/QĐ.TTg ngày 5 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch vị trí, quy mô phân khu chức năng cảng hàng
không quốc tế Long Thành”.
8) Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội Vùng
KTTĐPN.
9) Quyết định số 206/2004/QĐ/TTg ngày 12 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển GTVT toàn quốc đến năm 2020
10)Quyết định số 6062/QĐ.CT.UBT ngày 7 tháng 12 năm 2004 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt Quy hoạch chi tiết GTVT đường sông
đến năm 2020 của tỉnh Đồng Nai.
11) Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển TP Hồ Chí Minh -Đồng Nai
– Bà Rịa Vũng Tàu (nhóm 5).
12) Quy hoạch các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đến 2010 và định hướng
đến 2020 tỉnh Đồng Nai, Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Nai, 3/2005
13) Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Đồng Nai đến 2010, Sở Thương
Mại Du Lịch tỉnh Đồng Nai, 3/2005
14) Quyết định số 5278/QĐ.CT.UBT ngày 28/10/2004, quy hoạch phát triển mạng
lưới xe buýt TP Biên Hoà và các khu công nghiệp, vùng phụ cận giai đoạn từ
2004 đến 2010.

15) Báo cáo dự thảo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai đến
2010, Sở Tài Nguyên & Môi Trường, 2004.
16) Tờ trình số 7500/2004/GTVT-KHĐT ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển
GTVT Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam đến 2020”.
17) Rà soát bổ sung quy hoạch nông nghiệp nông thôn tỉnh Đồng Nai đến 2010 và
định hướng đến năm 2020, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, 2/2005
18) Tờ trình số 44/TTr-BXD ngày 11 tháng 08 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Xây
Dựng trình Thủ tướng Chính phủ về Kết qủa thẩm định Quy hoạch phát triển
GTVT Thành phố HCM đến 2020”.
19) Quyết định sô 284/2006/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2006 về việc phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch, Đồng Nai
đến năm 2020.
20) Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2007 về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
21) Các tài liệu khác như Niên Giám thống kê, báo cáo tổng kết ngành…
22) Các tài liệu đăng tải trên trang web tỉnh Đồng Nai như:
+ Báo cáo thực hiện 12 chương trình kinh tế - xã hội 5 năm qua.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

4


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

+ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 và phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 2006-2010

+ Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII
+ Các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai v.v.
I.3.4 Các tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật ngành GTVT
1) Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính Phủ về quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao
thông đường sông.
2) Quyết định số 4128/2001/QĐ-BGTVT ngày 05/12/2001 của Bộ GTVT quy
định về Bến ô tô khách…
3) Nghị định số 186/2004/NĐ -CP ngày 5/11/2004 của Chính Phủ Quy định Giới
hạn hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ.
4) Đường ô tô cao tốc – yêu cầu thiết kế TCVN 5729-1997
5) TCXDVN 104 : 2007 Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế
6) Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-05, Bộ KHCN&MT.
Trong phần tiếp theo trình bày nội dung quy hoạch GTVT toàn tỉnh Đồng Nai.
Quy hoạch GTVT từng huyện, thị xã, thành phố Biên Hoà được trình bày trong các
báo cáo riêng.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

5


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

Phần II
HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG VẬN TẢI
II.1


KINH TẾ - XÃ HỘI

II.1.1 Dân số và các đơn vị hành chính
Dân số toàn tỉnh Đồng Nai hiện nay khoảng 2,2 triệu người; trong đó nam giới
chiếm 49,5% và nữ giới chiếm 50,5% người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được kiểm
soát, năm 2001 là 1,41%, năm 2002 là 1,34%, năm 2003 là 1,24%, năm 2004 là
1,26%, năm 2005 là 1,24%.
Bảng 2.1: Diện tích, chi tiết dân số theo đơn vị hành chính
Diện tích
(km2)
1) TP. Biên Hoà
154,67
2) TX. Long Khánh
195,00
3) H. Vĩnh Cửu
1.091,99
4) H. Tân Phú
773,74
5) H. Định Quán
966,50
6) H. Xuân Lộc
725,84
7) H. Trảng Bom
326,14
8) H. Thống Nhất
247,19
9) H. Long Thành
534,82
10) H. Nhơn Trạch
410,89

11) H. Cẩm Mỹ
467,95
Toàn tỉnh
5.894,73
Nguồn:Niên giám thông kê năm 2005.
Tên huyện, thị

Dân số trung bình
(người)
541.495
141.210
108.476
166.462
217.282
213.483
192.410
153.299
209.605
121.266
153.912
2.218.900

Mật độ dân số
(người / km2)
3.500
724
99
215
225
294

590
620
392
295
328
376

Dân số thành thị chiếm 30,0% (năm 1995) , tăng lên 32 % (năm 2005), so với
tỷ lệ 24% cùng kỳ của cả nước. Cùng với sự phát triển kinh tế và đô thị hoá, tỷ lệ dân
số thành thị sẽ tăng nhanh, có khả năng tới 50% dân số toàn tỉnh vào năm 2010, tỷ lệ
dân đô thị cao trong cả nước.
II.1.2 Đặc trưng chủ yếu các chỉ tiêu kinh tế xã hội
a. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh
Kinh tế trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng trưởng GDP bình
quân trong 5 năm (2001-2005) là 12,8% vượt mục tiêu đề ra và cao hơn so với 12% của 5
năm (1996-2000) và gấp 1,7 lần mức tăng chung của cả nước (cả nước tăng 7,5%).
Năm 2001 tăng 11,1%, năm 2002 tăng 12,2%, năm 2003 tăng 13,17%, năm
2004 tăng 13,56%, năm 2005 tăng 14%.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực:
+ Năm 2003, ngành công nghiệp & xây dựng 56,2%, ngành dịch vụ 26,1%,
ngành nông - lâm - thuỷ sản 17,7%.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

6


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH


+ Năm 2005 là: Công nghiệp xây dựng 57%; Dịch vụ 28%; Nông lâm thuỷ sản
15%.
GDP bình quân đầu người theo USD tăng nhanh qua các năm, năm 2001 là 508
USD/người, năm 2005 là 785 USD/người, vượt mục tiêu đề ra 700 USD/người.
GDP các khu vực kinh tế tăng trưởng đều, vượt mục tiêu đề ra: Khu vực công
nghiệp xây dựng tăng 16%; dịch vụ tăng 12,1%; nông lâm thủy tăng 4,6%.
b. Đầu tư phát triển
+ Đầu tư trong nước : Nhìn chung 5 năm qua đã tập trung huy động vốn đầu tư
trong nước đạt kết quả cao. Vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển chiếm 17%
vốn đầu tư trong nước và mức tăng trưởng bình quân 34%. Vốn tín dụng đầu tư chiếm
41,4% vốn đầu tư trong nước. Các nguồn vốn khác chiếm 41,6% vốn trong nước. Đến
cuối 2005, toàn tỉnh có 3.936 doanh nghiệp đang hoạt động.
+ Đầu tư nước ngoài : 5 năm 2001-2005 đạt 24.349 tỷ đồng, chiếm 52,4% tổng
vốn đầu tư trên địa bàn, tăng 28,2%/năm, trên 90% nguồn vốn này đầu tư vào công
nghiệp. Đến cuối năm 2005, có 698 dự án đầu tư nước ngoài với vốn thực hiện trên
4,45 tỷ USD, chiếm 55,6% vốn đăng ký, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp
(90% dự án), về hình thức đầu tư có 70% dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài.
c. Thu chi ngân sách
Trong các năm qua thu ngân sách cao hơn chi ngân sách. Tăng trưởng thu ngân
sách hàng năm đạt 27%/năm. Nhờ thu ngân sách hàng năm đạt kết quả cao đã tạo điều
kiện và đáp ứng tốt nhiệm vụ chi ngân sách. Chi ngân sách hàng năm tăng 20%; trong
đó, tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển so tổng chi ngân sách địa phương từ 26% năm 2000
tăng lên trên 50% năm 2005.
d. Số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh
Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục thực hiện có hiệu quả, tổ chức hướng dẫn
cho hộ nghèo về cách làm ăn; đầu tư cơ sở hạ tầng cho 22 xã đặc biệt khó khăn; cấp
thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng người nghèo; hỗ trợ đặc biệt cho các xã đặc biệt khó
khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Xây dựng và sửa chữa nhà
tình nghĩa, tình thương, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nghèo.
Trong 5 năm toàn tỉnh cho vay 43.952 lượt hộ nghèo với số tiền là 2.015 tỷ

đồng, xóa được 49.032 hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 12,59% năm 2000
xuống còn 0,89% vào cuối năm 2005, vượt mục tiêu đề ra.
Đến năm 2005 tỷ lệ hộ dùng điện đạt 95%, hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 90%. Số
máy điện thoại cuối năm 2005 đạt 16,5 máy/100 dân, 100% số xã phường có trạm y tế, có
trường tiểu học và có đường ô tô đến trung tâm của xã, phường.
II.1.3 Tình hình hoạt động của một số ngành kinh tế
a. Công nghiệp
Phát triển nhanh, tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt
18,74%. Trong đó: Quốc doanh Trung ương tăng 8,7%, quốc doanh địa phương tăng
18%, ngoài quốc doanh tăng 26%, đầu tư nước ngoài tăng 20,6%.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

7


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

Một số ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển nhanh: ngành chế biến nông sản
thực phẩm với nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp, ngành khai thác cát đá và
sản xuất VLXD với mức tăng trưởng bình quân là từ 16,7% đến 26,5%. Các ngành
công nghiệp có sản phẩm chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu với giá trị xuất khẩu cao, thu
hút nhiều lao động (giày da, may mặc, dệt, máy móc thiết bị, điện, điện tử, hóa chất)
có mức tăng trưởng bình quân từ 12,4% đến 41,8%. Một số ngành công nghiệp kỹ
thuật cao như sản xuất linh kiện và lắp ráp ô tô, xe máy tăng 9,6%.
Công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp được khuyến khích và ưu tiên đầu tư
phát triển, mỗi năm cung cấp hàng ngàn máy nông ngư cơ phục vụ sản xuất nông
nghiệp (máy bơm nước, máy xay xát, máy nổ, máy phát điện). Ngoài ra còn cung cấp
nhiều loại thiết bị phụ tùng phục vụ sơ chế và chế biến nông sản, góp phần tăng năng

suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp. Trong các năm qua đã triển
khai thực hiện có hiệu quả chủ trương bán máy móc thiết bị trả chậm cho nông dân
thông qua vay vốn của ngân hàng, gắn chế biến với tiêu thụ.
Sản lượng sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao như: thép xây dựng tăng
75%, gạch men tăng 3,7 lần, quần áo may sẵn tăng 2,3 lần, vải các loại tăng gấp 2 lần;
giày thể thao xuất khẩu tăng 2,47 lần, thức ăn gia súc tăng 83%, phân bón tăng 57%, ti
vi lắp ráp tăng 3,4 lần, xe gắn máy 2 bánh tăng 6 lần, xe ô tô lắp ráp tăng 4,7 lần, bột
ngọt tăng 2,1 lần...
Tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước có trình độ công nghệ tiên tiến đến nay tăng đáng
kể so với trước. Nhờ tích cực đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm và chú trọng sắp xếp, cổ phần hóa nên hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp Nhà nước tăng rõ rệt đồng thời tiếp tục giữ được vai trò chủ
đạo trong các ngành sản xuất phân phối điện, sản xuất giấy, nước sinh hoạt, đường,
thuốc lá...
b. Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản
Tăng trưởng bình quân (2001-2005) là 5,5%/năm.
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp : 5 năm qua, tăng bình quân là 5,11%. Trong đó,
trồng trọt tăng 4,12%, chăn nuôi tăng gần 8,05%. Cơ cấu chăn nuôi trong giá trị sản
xuất nông nghiệp từ 22,7% năm 2000 lên 26,1% năm 2005.
Những khó khăn: thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, lũ lụt cục bộ,
giá vật tư phân bón tăng cao… Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ
vốn tín dụng và sử dụng các giống cây trồng vật nuôi mới, có năng suất cao chất lượng
tốt. Ký kết hợp đồng đầu tư bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, phát triển một số vùng
chuyên canh cây công nghiệp phục vụ chế biến và xuất khẩu (bắp, mì, mía, điều...).
Năng suất lúa tăng bình quân 3,28%, bắp tăng 3,7%, mì tăng 3%, đậu tăng 7,6%, mía
tăng 2,7%, thuốc lá tăng 18,2%, điều tăng 13,6%, tiêu tăng 1,6%...
+ Chăn nuôi gia súc : Trong 5 năm 2001-2005, đàn heo tăng bình quân 14,44%,
đàn bò tăng 10,24%... Chăn nuôi heo phát triển nhanh theo mô hình chăn nuôi qui
trình công nghiệp và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến. Dịch cúm gia cầm đã
gây thiệt hại đáng kể. Các ngành chức năng và các địa phương đã phối hợp thực hiện

nhiều biện pháp để hạn chế đáng kể thiệt hại; nhằm phục hồi nhanh đàn gia cầm.
+ Nuôi trồng thuỷ sản : Diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ 28,64 ngàn ha năm
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

8


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

2000 lên 31,17 ngàn ha năm 2005. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng tăng
nhanh.
+ Lâm nghiệp : Tích cực đẩy mạnh trồng rừng tập trung. Toàn tỉnh đã trồng
được hơn 7.263ha rừng trồng tập trung; diện tích rừng được chăm sóc 11.384 ha. Tỷ lệ
che phủ của rừng đạt 26,82% tăng 1,22% so năm 2001. Nếu tính cả diện tích cây công
nghiệp lâu năm và cây ăn trái thì tỷ lệ che phủ đạt 46,1%.
c. Ngành dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, bình quân 5 năm tăng 20,4%; kinh tế ngoại
quốc doanh cơ cấu chiếm trên 80%.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước ngành thương mại dịch vụ tăng
2,4 lần, doanh thu tăng 2,3 lần so năm 2000.
Phát triển các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: gốm mỹ nghệ, nông sản, đồ gỗ, hàng
nông sản xuất khẩu qua chế biến đạt trên 70%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân
16,5%, nhập khẩu tăng 22,4%. Hàng hóa đã xuất khẩu sang 60 nước trên thế giới.
Đầu tư khai thác các tuyến điểm du lịch mới như Khu vườn bưởi Tân Triều,
tuyến du lịch sông Đồng Nai, khu du lịch Thác Mai, hồ Đa Tôn, núi Chứa Chan, chùa
Già Lào... Số khách du lịch tăng bình quân hàng năm là 31,75%.
II.1.4 Tình phát triển xã hội
- Lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng kể trên các mặt

giáo dục, đào tạo, văn hoá thể thao, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xoá đói giảm
nghèo…
- Cấp nước : tỉnh đã tiến hành xây dựng mới và nâng cấp công suất cung cấp
nước phục vụ cho sản suất và sinh hoạt. Năm 2005 tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt
90%.
- Cấp điện : Đồng Nai nhận điện qua các trạm biến áp trung gian 110/15KV,
60/15KV, …và một số cụm diezen công suất nhỏ để dự phòng. Lưới điện quốc gia đã
kéo về 100% xã phường trong tỉnh. Tỷ lệ hộ dùng điện đến năm 2005 đạt 95%.
- Thông tin liên lạc : Số máy điện thoại đến cuối năm 2005 đã đạt 16,5 máy/100
dân. 100% xã, phường trong toàn tỉnh có thư báo về trong ngày; doanh thu bưu điện
đạt mức tăng bình quân 19,3% mỗi năm.
- Y tế : mạng lưới y tế toàn tỉnh có 5 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, khu vực, 3
bệnh viện chuyên khoa, 6 bệnh viện huyện, 3 bệnh viện khác thuộc Trung Ương. Đạt
15,6 giường /1 vạn dân năm 2005; năm 2005 có 695 bác sĩ, tăng 9,2% so năm 2000.
- Giáo dục : có sự phát triển mạnh mẽ góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn
nhân lực. Số học sinh tăng hàng năm là 6%/năm; 5 năm qua toàn tỉnh đã đào tạo nghề
cho 241,2 ngàn người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đến năm 2005 là 32%.
II.1.5 Tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
a. Nguồn nhân lực : Đã được bổ sung, tiếp thu được những thành tựu khoa học
kỹ thuật từ các nguồn giáo dục đào tạo. Lao động đến năm 2005 là 1.275 ngàn lao
động và năm 2010 là 1.442 ngàn lao động.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

9


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH


b. Tài nguyên đất : Đồng Nai có 10 nhóm đất chính, trong đó đất xám chiếm
40,1% diện tích đất tự nhiên, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển
côngnghiệp và xây dựng. Đất đen chiếm 22,4%, thích hợp trồng các loại cây hàng
năm. Đất đỏ chiếm 19,3%, rất thích hợp trồng các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn
quả. Đất phù sa ven sông Đồng Nai, đất Gley chiếm 9,3% chủ yếu dùng cho trồng lúa,
rau màu và các loại khác. Ngoài ra có có đất nâu, đất cát và loại khác … Sự phong phú
của các loại đất đai là điều kiện để tỉnh phát triển nông nghiệp và trồng cây công
nghiệp phục vụ cho các nhà máy chế biến trong tỉnh.
c. Tài nguyên nước : Nguồn nước mặt rất phong phú, chủ yếu do sông Đồng Nai
cung cấp với lưu lượng lớn 130m3/s - 880m3/s, đủ cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện có 23
hồ chứa nước trong đó lớn nhất là hồ Trị An với dung tích gần 2,8 tỷ m 3 nước. Nguồn
nước mặt có thể cung cấp một phần cho tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh...
Tiềm năng nước ngầm cũng khá lớn: trữ lượng tĩnh trên 1.940.000 m 3/ ngày, trữ
lượng động trên 3.000.000 m3/ngày đồng thời được coi là nguồn nước dự phòng có thể
cung cấp cho sản xuất, xây dựng, và dân sinh với quy mô vừa và nhỏ.
d. Tài nguyên thuỷ sản : Đồng Nai phát triển thuỷ sản chủ yếu dựa vào hệ
thống hồ chưa nước, sông Đồng Nai, La Ngà… Quan trọng nhất là Hồ Trị An diện tích
323 km2 và diện tích mặt nước lợ ven sông Đồng Nai, khu vực Nhơn Trạch - Long
Thành khoảng 2-3 ngàn ha.
e. Tài nguyên khoáng sản : Khá phong phú về chủng loại như: vàng, kim loại
màu, đá quý, vật liệu xây dựng, than bùn, nước nóng, nước khoáng. Hiện nay phát
hiện hơn 200 mỏ khoáng sản, như: đá xây dựng, tổng trữ lượng trên 300 triệu m 3; cát
xây dựng trữ lượng trên 38 triệu m 3; nguồn đất sét gạch ngói trên 85 triệu m 3. Có
khoảng 23 điểm phụ gia xi măng (puzơlan) tổng trữ lượng trên 400 triệu tấn và 12 mỏ
Laterit có trữ lượng trên 23 triệu tấn… Tài nguyên khoáng sản của tỉnh khá phong
phú, đa dạng, đảm bảo cung cấp phần quan trọng cho nhu cầu phát triển của công
nghiệp địa phương và xây dựng.
f. Tài nguyên rừng : Rừng nhiệt đới đa dạng về động vật và thực vật, tiêu
biểu là vườn Quốc gia Cát Tiên, tỷ lệ che phủ rừng so với diện tích tự nhiên các năm
1976 khoảng 47,8%; năm 2002 khoảng 30%. Dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt khoảng

40 - 45 % rừng Đồng Nai có đặc trưng là rừng ẩm nhiệt đới gió mùa, có tài nguyên
động thực vật phong phú đa dạng, quý hiếm là một nguồn tài nguyên quan trọng góp
phần phát triển.
g. Tài nguyên du lịch : Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm
du lịch tiềm năng: khu văn miếu Trấn Biên, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch
Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn Quốc Gia Cát Tiên, làng bưởi Tân
Triều, thác Mai -hồ nước nóng, đảo Đồng Nai… Khi được đầu tư thích đáng sẽ thu hút
khách nhiều du lịch trong nước và quốc tế.
Các tiềm năng và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, sẽ là nền tảng cho sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh hiện tại và tương lai.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

10


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

II.2

GIAO THÔNG VẬN TẢI

II.2.1 Mạng lưới giao thông đường bộ
Những năm gần đây giao thông vận tải tỉnh Đồng nai đã có những bước phát
triển đáng kể nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế.
a. Khái quát chung
Tính đến năm 2005 giao thông đường bộ của tỉnh Đồng Nai có tổng chiều dài là
6.156,6 km. Bao gồm:

1/. Quốc Lộ (QL): Gồm quốc lộ 1, quốc lộ 20, quốc lộ 51, quốc lộ 56, quốc lộ
1K. Tổng chiều dài 244,2 km đường nhựa, đã được nâng cấp từng bước.
2/. Đường tỉnh (ĐT): Gồm 20 tuyến đường do tỉnh quản lý: đường tỉnh 760
(ĐT760), đường tỉnh 761 (ĐT761), đường tỉnh 762 (ĐT762), đường tỉnh 763 (ĐT763),
đường tỉnh 764 (ĐT764), đường tỉnh 765 (ĐT765), đường tỉnh 766 (ĐT766), đường
tỉnh 767 (ĐT767), đường tỉnh 768 (ĐT768), đường tỉnh 769 (ĐT769), quốc lộ 1 cũ,
quốc lộ 15 nối dài, đường Đồng Khởi, Đường tỉnh Hiếu Liêm, Đường tỉnh Suối Tre –
Bình Lộc, Đường tỉnh 25B, Đường tỉnh 319, đường tỉnh 322B, đường Chiến Khu D,
đường vào cảng Gò Dầu. Tổng chiều dài 369,1 km, đường nhựa chiếm 64,4%, đường
cấp phối chiếm 35,6%.
3/. Đường huyện (ĐH), đường thành phố (ĐTP): Gồm đường do các đơn vị
hành chính trực tiếp quản lý: thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, huyện Long Thành,
Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Tân Phú, Định
Quán. Tổng chiều dài 1.317 km. Trong đó đường nhựa chiếm 39,6%; đường BTXM
chiếm 0,4%, đường đá 0,6%, đường cấp phối chiếm 37,2%; đường đất chiếm 22,1%.
4/. Đường xã, phường với tổng chiều dài 3.835,7 km. Trong đó đường nhựa
chiếm 10,6%; đường BTXM chiếm 1,7%; đường đá chiếm 2,8%; đường cấp phối
chiếm 33,1% và đường đất chiếm 51,7%.
5/. Đường chuyên dùng với chiều dài 390,2 km. Trong đó: đường nhựa chiếm
40,7%, đường BTXM chiếm 2,6% ; đường đá chiếm 1,1% và đường cấp phối chiếm
55,6%. Hệ thống đường chuyên dùng do các đơn vị kinh tế trong tỉnh trực tiếp quản lý.
Bảng 2.2: Tổng hợp toàn tỉnh theo loại mặt đường
Loại mặt đường
Đường nhựa (km)
Đường BTXM (km)
Đường đá (km)
Đường cấp phối sỏi đỏ (km)
Đường đất (km)
Cộng


Toàn bộ
1592,3
80,5
121,3
2131,3
2287,3
6156,6

Tính đến đường huyện
1025,2
5,8
8,9
641,8
302,9
1933,2

b. Đặc điểm tình hình các tuyến đường
- Các tuyến do Trung ương quản lý
1/. Quốc lộ 1: Quốc lộ 1 qua tỉnh Đồng Nai dài 102,45 km. Bắt đầu từ Km
1770+734 ngã tư Rừng Lá (Căn Cứ 4) thuộc xã Xuân Hoà giáp ranh tỉnh Bình Thuận,
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

11


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

đi qua địa phận huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Thống Nhất, Thành Phố Biên Hoà đến

chân cầu Đồng Nai Km 1873+250. Mặt đường BTN, đoạn từ ranh Bình Thuận đến thị
xã Long Khánh rộng 12m, đoạn từ thị xã Long Khánh đến cầu Đồng Nai rộng 16m ,
hiện trạng đường cấp II &III. Trên tuyến có 6 chiếc cầu là kết cấu BTCT, tải trọng 25T
với tổng chiều dài 546 m và 40 cống với tổng chiều dài 686 m.
2/. Quốc lộ 20: Quốc Lộ 20 qua tỉnh 75,4 km. Bắt đầu từ Ngã tư Dầu Giây
(Km0+00) thuộc huyện Thống Nhất, qua Định Quán, Tân Phú và kết thúc ở Madagui
(Km75+400). Kết cấu mặt đường BTN, rộng12m, hiện trạng đường cấp III. Trên tuyến
có 4 chiếc cầu BTCT, tải trọng 25T với tổng chiều dài 241m và có 38 cống BTCT với
tổng chiều dài 504m.
3/. Quốc lộ 51: Quốc Lộ 51 qua tỉnh 42,65 km. Bắt đầu từ ngã 3 Vũng Tàu
(Km0+00) thuộc địa bàn Thành Phố Biên Hoà qua huyện Long Thành đến ranh giới
tiếp giáp với tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu (Km42+650). Kết cấu mặt đường BTN, rộng
22m, hiện trạng đường cấp II. Trên tuyến có 12 chiếc cầu với tổng chiều dài 256,5m,
tải trọng 25T và 21 cống với tổng chiều dài 481m.
4/. Quốc lộ 56: Quốc Lộ 56 qua tỉnh 18 km. Bắt đầu từ Km0+00 ngã 3 Tân
Phong đến Km18+00 giáp ranh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Kết cấu mặt đường BTN, rộng
9m, hiện trạng đường cấp III. Trên tuyến có 1 cống dài 139m và không có cầu.
5/. Quốc lộ 1K: Tổng chiều dài tuyến 5,723 km. Bắt đầu từ ngã 3 Vườn Mít
(Km0+00) đến giáp Tỉnh Bình Dương (Km5+723). Kết cấu mặt đường BTN, nền rộng
12m, hiện trạng đường cấp I (được bàn giao về Bộ GTVT năm 2003). Đang triển khai
nâng cấp theo dự án BOT của Bộ GTVT, lộ giới 55m. Trên tuyến có cầu Hoá An ở lý
trình Km2+469 là cầu BTCT dài 802m, tải trọng 25T.
Các tuyến quốc lộ là những trục giao thông huyết mạch quan trọng nhất trên địa
bàn tỉnh, đảm bảo nối kết tỉnh với các tỉnh kề liền, vùng Nam Bộ và cả nước, nối kết
với khu vực cảng biển Thị Vải – Vũng Tàu…Các năm qua các quốc lộ đã được đầu tư
nâng cấp, hoàn chỉnh từng bước. Tuy nhiên lưu lượng giao thông tăng nhanh, tai nạn
giao thông trên tuyến cũng tăng…
Trong những năm tới cần được tiếp tục hoàn chỉnh các QL hiện có và phát triển
thêm các tuyến vành đai, các tuyến cao tốc để phân tách các luồng giao thông, nâng
cao tốc độ chuyên chở và giảm ách tắc tai nạn trên các tuyến hiện có, góp phần đáp

ứng yêu cầu phát triển của hệ thống giao thông giai đoạn mới …
- Các tuyến do tỉnh quản lý:
1/. Đường 760 (TL 16): Bắt đầu từ cầu Ông Tiếp đền cầu Tân Vạn. Tuyến dài
9,22km, nền rộng 12m, kết cấu mặt đường BTN, hiện trạng đường cấp III. Trên tuyến
có 4 cầu với tổng chiều dài 135,08m, tải trọng 30T và 4 cống với tổng chiều dài 46m.
2/. Đường 761 (Đường 322): Từ lâm trường Mã Đà đến lâm trường Hiếu Liêm.
Tuyến có chiều dài 37,266 km, rộng 9m, kết cấu mặt đường nhựa 0,75km và cấp phối sỏi
đỏ 36,156km; hiện trạng đường cấp IV, có chất lượng trung bình. Trên tuyến có 4 cầu liên
hợp với tổng chiều dài 41,5m, tải trọng 12-15T và 25 cống với tổng chiều dài 225m.
3/. Đường 762: Từ QL20 (mỏ đá) đến thị trấn Vĩnh An có chiều dài 20,5 km.
Mặt đường bê tông nhựa 6m, nền đường 9m, hiện trạng đường cấp III. Trên tuyến có 7
cống với tổng chiều dài 77m.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

12


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

4/. Đường 763: Từ ngã 3 Xuân Thọ (km1802 QL1A) đến Km22+600 QL20 (cây
xăng Phú Túc) có chiều dài 29,5km, rộng 9m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa 14,3km,
láng nhựa 15,186km, cấp IV. Trên tuyến có 4 chiếc cầu BT, tải trọng 25-30T với tổng
chiều dài 42,9m và 52 cống BTCT với tổng chiều dài 468m.
5/. Đường 764: Từ ngã 3 QL56 (Cẩm Mỹ) đến cầu Sông Ray (Bà Rịa-Vũng
Tàu) có chiều dài 18,65 km, rộng 6m, cấp V. Trong đó đường nhựa dài 1,65km, cấp
phối sỏi đỏ dài 17km. Trên tuyến có 1 cầu BTCT dài 25m, tải trọng 10T và 25 cống có
tổng chiều dài 248m.
6/. Đường 765: Từ ngã 3 Suối Cát (1800+900 QL1A) đến cầu Gia Hoét có

chiều dài 28,3 km, rộng 10m, cấp V. Trong đó đoạn đường nhựa dài 10km, cấp phối
sỏi đỏ dài 18,3km. Trên tuyến có 7 cầu BTCT, tải trọng 25T và 1 cầu thép I LH, tải
trọng 15T; tổng chiều dài cầu 110,64m và có 47 cống với tổng chiều dài 472m.
7/. Đường 766: Từ mũi tàu UBND huyện Xuân Lộc đến cầu Gia Huynh. Tuyến
có tổng chiều dài 12,876 km, kết cấu mặt đường nhựa, rộng 6m, cấp V. Trên tuyến có
2 cầu BT, tải trọng 10T với tổng chiều dài 12,8m và 19 cống có tổng chiều dài 152m.
Hiện đang cải tạo nâng cấp tiêu chuẩn cấp III.
8/. Đường 767: Từ ngã 3 Trị An (km1855+300 QL1A) đến trạm thuế đường
chiến khu D lâm rường Mã Đà. Tuyến có chiều dài 26,2 km, kết cấu mặt đường nhựa;
rộng 6m, cấp V. Trên tuyến có 8 chiếc cầu, tải trọng 12-20T, tổng chiều dài 391,18m
và 34 cống với tổng chiều dài 476m.
9. Đường 768: ngã ba Gạc Nai đến đường tỉnh 767 (TT Vĩnh An). Tuyến có
chiều dài 37,315 km, kết cấu mặt đường nhựa, nền rộng 6 -14m. Cấp III&V. Trên
tuyến có 10 chiếc cầu BTCT tải trọng 25-30T, 5 cầu liên hợp, tải trọng 18-30T; tổng
chiều dài 282,7m và 47 cống với tổng chiều dài 432m.
10. Đường 769: Bắt đầu từ phà Cát Lái đến ngã 4 Dầu Giây (Km1833 QL1A).
Tuyến dài 57,384 km. Trong đó đường nhựa 44,299 km, đường cấp phối sỏi đỏ dài
13,085 km. Chiều rộng đường 6m, đường cấp IV. Trên tuyến có 9 cầu BTCT, 1 cầu
liên hợp, tải trọng 13-30T với tổng chiều dài 260m và 67 cống với tổng chiều dài
456m. Đoạn từ cầu Cái Hảo đến QL51 hiện đã nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
11/. Quốc lộ 1 cũ: Từ Ngã ba Sặt - Vườn Mít (QL1K) đến cầu Hang, tuyến dài
13,042km. Kết cấu mặt đường BTN, rộng 6-22m, vỉa hè mỗi bên 4-10 m, đường đô thị
hiện trạng tương đường cấp III. Tuyến có 5 chiếc cầu tổng chiều dài 395,94m, tải
trọng 25-30T và 9 cống tổng chiều dài 142m. Đã bàn giao cho Biên Hòa quản lý từ
tháng 02/2004 đoạn từ Cầu Hang đến ngã 3 Vườn Mít dài 5,450km, còn lại tỉnh quản
lý 7,592km với 3cầu BTCT/50,94m tải trọng 25-30T.
12/. Quốc lộ 15 nối dài: Bắt đầu từ công viên Long Bình (Km1866+908 QL1A)
đến cổng 11 Long Bình (Km57+300 QL51). Tuyến dài 5,711 km, kết cấu mặt đường
BTN, rộng 10,5m, lộ giới 54m, đường đô thị tương đương đường cấp III. Trên tuyến có 2
chiếc cầu, tải trọng 25T với tổng chiều dài 38,44m và 4 cống với tổng chiều dài 58m.

13/. Đường Đồng Khởi: Bắt đầu từ Km1865+800 của QL1A đến đường tỉnh
768. Tuyến có chiều dài 8,559 km, rộng 22m, vỉa hè 4 và 5m, lộ giới 31m, đường đô
thị tương đương đường cấp III. Trên tuyến có 2 chiếc cầu BTCT tải trọng 30T với tổng
chiều dài 16,7m và có 5 cống với tổng chiều dài 55m.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

13


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

14/. Đường Hiếu Liêm: Từ ngã 3 lâm trường Hiếu Liêm đến phân đội 4 Hiếu
Liêm có chiều dài 28,8 km, rộng 6m, mặt đường cấp phối sỏi đỏ, hiện trạng đường
cấp V. Trên tuyến có 9 cầu thép tải trọng 8T với tổng chiều dài 180,5m.
15/. Đường Suối Tre - Bình Lộc: Từ Km1823+800 QL1 đến QL20 có chiều
dài 11,372 km; rộng 6m, kết cấu mặt đường BTN. Trên tuyến có 3 cầu BTCT tải trọng
4,5-8,5T với tổng chiều dài 34m.
16/. Đường 25B: Bắt đầu từ Km23+900 của QL51 đến đường khu công nghiệp.
Tổng chiều dài 5,972 km, mặt đường BTN, rộng 12m, hiện trạng đường cấp III. Trên
tuyến có 1 cầu BTCT tải trọng 25Tdài 15,5 m và 5 cống với tổng chiều dài 81m.
17/. Đường 319: Bắt đầu từ đường 769 (TL 25) đến khu công nghiệp Nhơn
Trạch, tuyến dài 5 km, kết cấu mặt đường BTN, rộng 12 m, hiện trạng đường cấp III.
18/. Đường 322B: Từ cây xăng ĐT761 đến ngã 3 đường 761 dài 2,6 km, rộng
9m, kết cấu mặt đường là cấp phối sỏi đỏ và có 1 cống dài 11m.
19/. Đường Chiến Khu D: Bắt đầu từ ngã ba đập Bà Hào đến căn cứ chiến khu
D có chiều dài 15,34 km, mặt đường cấp phối rộng 3m, nền đường rộng 5m, trên tuyến
này có 1 đập tràn, 1 cầu Bailley tải trọng 5T dài 18,9m.
20/. Đường vào cảng Gò Dầu: bắt đầu từ km0+00 đến giáp quốc lộ 51, dài

1,9km rộng 9m, mặt đường bê tông nhựa, đường cấp III.
Các tuyến đường tỉnh là các mạch máu lưu thông trọng yếu của tỉnh, nối kết
trung tâm tỉnh, nối các quốc lộ với các huyện, với các khu vực dân cư kinh tế công
nghiệp, nông nghiệp của tỉnh. Các tuyến đường tỉnh đã góp phần tích cực vào việc
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đã được đầu tư cải tạo nâng cấp ở một mức độ nhất
định. Một số tuyến đường tỉnh đã trở thành đường đô thị.
Trên các đường tỉnh, một số đoạn chất lượng đường chưa tốt, còn 36% là
đường cấp phối. Trong tình hình mới, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh, mạng
lưới đường tỉnh cần được hoàn chỉnh nâng cấp và mở rộng, tạo điều kiện thúc đẩy phát
triển sản xuất các khu công nghiệp, các vùng chuyên canh, khuyến khích du lịch…
(Chi tiết hiện trạng các tuyến đường trình bày trong phụ lục)
- Đường trên địa bàn huyện, thị - đường huyện và đường xã:
1/. Thành Phố Biên Hoà : Thành phố quản lý trực tiếp 62,8 km. Trong đó
đường nhựa chiếm 91,2%; đường cấp phối 8,8%. Đường xã, phường tổng chiều dài
365,3 km, trong đó 24,1% đường nhựa; 11,5% đường BTXM; 10,7% đường đá; 36,3%
đường cấp phối và 17,3% đường đất. Tổng cộng các tuyến đường dài 428,154km, có
20 cây cầu với tổng chiều dài 319,08m và 76 cống với tổng chiều dài 507,5m.
2/. Huyện Thống Nhất: Huyện quản lý trực tiếp 43,8km. Trong đó đường nhựa
chiếm 10,4%; đường cấp phối 89,6%. Đường xã, phường với tổng chiều dài là
275,7km, trong đó đường nhựa 12,3%; đường BTXM 0,7%; đường cấp phối 86,9%.
Tổng cộng các tuyến đường dài 319,524km, có 37 cây cầu với tổng chiều dài 334,1m
và 175 cống với tổng chiều dài 1091m.
3/. Thị xã Long Khánh: Thị xã trực tiếp quản 61km, trong đó đường nhựa
80,1%; đường BTXM 4,1%; đường đá 14,5%, đường cấp phối 1,3%. Đường xã tổng
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

14


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI

ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

chiều dài là 295,7 km, trong đó đường nhựa 38,1%; đường đá 0,8%, đường cấp phối
18% và đất 43%. Tổng cộng các tuyến đường dài 356,730km, có 20 cây cầu với tổng
chiều dài 179m và 96 cống với tổng chiều dài 663m.
4/. Huyện Xuân Lộc: Huyện quản lý trực tiếp 136km. Trong đó đường nhựa
chiếm 27%; đường cấp phối 45,8%, đường đất 27,2%. Đường xã với tổng chiều dài là
877,8km, trong đó đường nhựa 6,1% ; đường cấp phối 17,4%, đường đất 76,5%. Tổng
cộng các tuyến đường dài 1013,82km, có 39 cây cầu với tổng chiều dài 452,78m và
458 cống với tổng chiều dài 3319m.
5/. Huyện Định Quán: Huyện quản lý trực tiếp 352,7km. Trong đó đường nhựa
chiếm 25,7%; đường BTXM 0,2%, đường cấp phối 23,7%, đường đất 50,4%. Đường xã
tổng chiều dài 315,9km, trong đó đường nhựa 3,1%; đường cấp phối 7,8%, đường đất
88,7%. Tổng cộng các tuyến đường dài 668,602km, có 36 cây cầu với tổng chiều dài
428,6m và 409 cống với tổng chiều dài 3.249m. Tỷ lệ đường nhựa và BTXM là 15,34 %.
6/. Huyện Tân Phú : Huyện quản lý trực tiếp 140,7km. Trong đó đường nhựa
51,4%; đường BTXM 1,9%, đường cấp phối 27,5%, đường đất 19,2%. Đường xã tổng
chiều dài là 436,5km, trong đó đường nhựa 3,5%; BTXM 3,6%, cấp phối 40%, đường
đất 52,9%. Tổng cộng các tuyến đường dài 577,3km, có 56 cây cầu với tổng chiều dài
316,1m và 124 cống với tổng chiều dài 848m.
7/. Huyện Vĩnh Cửu : Huyện quản lý trực tiếp 72,2km. Trong đó đường nhựa
chiếm 29,5%; đường cấp phối 70,5%. Đường xã với tổng chiều dài là 148,7km, trong
đó đường nhựa 6,8%; đường cấp phối 80,8%, đường đất 12,4%. Tổng cộng các tuyến
đường dài 220,862km, có 31 cây cầu với tổng chiều dài 236,04 và 256 cống với tổng
chiều dài 1748,4m.
8/. Huyện Long Thành : Huyện quản lý trực tiếp 186,5km. Trong đó đường
nhựa 45,5%; cấp phối 46,9%, đường đất 7,6%. Đường xã với tổng chiều dài là
209,3km, trong đó đường nhựa 6,9%; BTXM 1,7%, đường đá 2,9%, cấp phối 52,8%,
đường đất 35,7%. Tổng cộng các tuyến đường dài 395,830km, có 71 cây cầu với tổng

chiều dài 1162,5m và 160 cống với tổng chiều dài 1006m.
9/. Huyện Nhơn Trạch: Huyện quản lý trực tiếp 92,8km. Trong đó đường nhựa
chiếm 58,3%; đường cấp phối 41,7%. Đường xã với tổng chiều dài là 113,5km, trong đó
đường nhựa 47,3%; đường cấp phối 52,7%. Tổng cộng các tuyến đường dài 206,337km,
có 79 cây cầu với tổng chiều dài 1.166m và 216 cống với tổng chiều dài 1.259m.
10/. Huyện Cẩm Mỹ: Huyện quản lý trực tiếp 74,5km. Trong đó đường nhựa
chiếm 31,5%; đường cấp phối 22,8%, đường đất 45,6%. Đường xã với tổng chiều dài
là 386,1km, trong đó đường nhựa 4,5%; đường đá 13,8%, cấp phối 9,5%, đường đất
72,1%. Tổng cộng các tuyến đường dài 460,609km, có 20 cây cầu với tổng chiều dài
179m và 96 cống với tổng chiều dài 663m.
11/. Huyện Trảng Bom: Huyện quản lý trực tiếp 94km. Trong đó đường nhựa
chiếm 39,9%; đường cấp phối 46,2%, đường đất 13,8%. Đường xã với tổng chiều dài
là 411,2km, trong đó đường nhựa 11,5%; đường đá 0,4%, cấp phối 47,3%, đường đất
40,9%. Tổng cộng các tuyến đường dài 505,246km, có 32 cây cầu với tổng chiều dài
315,8m và 103 cống với tổng chiều dài 585m.
Các đường huyện, thành phố và đường xã, phường trong các năm qua đã được
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

15


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

phát triển đáp ứng nhu cầu lưu thông, đi lại hàng ngày của người dân. Hiện nay đường
nhựa, BTXM mới chiếm 40% trong đường huyện, chiếm 12,3% trong đường xã
phường, còn lại là đường đá, đường cấp phối có chất lượng thấp. Đòi hỏi cần được
hoàn chỉnh, nâng cấp đưa vào cấp kỹ thuật thích hợp, đồng thời xem xét việc mở rộng,
phân bố mạng lưới giao thông rộng khắp trên các khu vực, để phục vụ nhu cầu lưu

thông hàng ngày của nhân dân...
- Đường chuyên dùng : Tổng chiều dài đường chuyên dùng là 392,8 km. Bao
gồm đường lâm trường Công ty cao su quản lý (162,6 km), đường nông nghiệp và phát
triển nông thôn (123,0 km), đường trong các khu công nghiệp (99,0 km), đường Cty Xây
dựng Cấp nước 6,95 km, đường Sở TDTT (1,25 km). Các đuờng chuyên dùng phát huy
tác dụng vận tải nội bộ khu vực và tác dụng nối kết khu vực với đường tỉnh, quốc lộ…
II.2.2 Bến bãi phục vụ vận tải đường bộ
Nhằm ổn định phương hướng cải tạo, nâng cấp các bến xe hiện có và đầu tư
xây dựng các bến xe mới, nâng cao chất lượng phục vụ và vận chuyển hàng hóa, hành
khách, UBND tỉnh đã ra quyết định số 787/QĐ.CT.UBT ngày 29/3/2002 v/v Quy
hoạch hệ thống bến xe trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hệ thống quy hoạch được duyệt
gồm: 8 bến xe với tổng diện tích 80.210m 2, 16 trạm xe tổng diện tích 38.580m2, 8
điểm dừng đỗ xe tổng diện tích 5.000m 2. Toàn bộ quy hoạch 123.790m 2 cho bến, trạm,
điểm dừng đỗ xe.
Hiện nay có 8 bến xe đang hoạt động tổng diện tích khoảng 48.149 m 2. Ngành
giao thông đang quản lý 7 bến xe với diện tích là 35.149m 2 được bố trí ở các trung tâm
chính trị và kinh tế của tỉnh. TP. Biên Hòa quản lý một bến xe khách 14.000m2. Cụ thể:
- 3 bến trung tâm tỉnh: Bến xe Đồng Nai, bến loại 4 tại phường Bình Đa Thành
Phố Biên Hoà. Bến ngã tư Vũng Tàu, loại 4 tại phường Long Bình Tân Biên Hoà. Bến
xe TP Biên Hoà, bến loại 2 tại QL1K phường Quang Vinh Biên Hoà.
- 5 bến trung tâm huyện, thị trấn: bến xe Tân Phú, bến loại 3 tại thị trấn Tân
Phú huyện Tân Phú. Bến xe Long Khánh, bến loại 3 tại thị xã Long Khánh. Bến xe
Xuân Lộc, bến loại 4 tại thị trấn Gia Ray huyện Xuân Lộc. Bến xe Trị An, bến loại
nhỏ. Bến xe Phú Lý, bến loại nhỏ.
- Trạm xe: thành phố Biên Hòa quản lý 2 trạm xe Nguyễn Văn Trị 1.860m 2 và
Hố Nai 5.300m2. Ngành GTVT quản lý 4 trạm xe tổng diện tích 5.600m 2, Xuân Lộc
250m2, Cẩm Mỹ 2.400m2, Vĩnh Cửu có một trạm xe buýt 200m 2 ngã ba Trị An và một
trạm xe Phú Lý 1000m2.
Nhìn chung bến bãi trạm dừng xe còn thiếu. Cần tiếp tục triển khai việc hoàn
chỉnh và xây dựng các bến xe, trang thiết bị theo quy định cấp bậc loại bến, dành đất

để xây dựng các bến, trạm, điểm dừng đỗ xe.
II.2.3 Mạng lưới đường sông
Tỉnh Đồng Nai có hồ Trị An rộng 32.000ha và 679km đường sông. Trung ương
quản lý 6 tuyến tổng chiều dài 169km; huyện, thành phố, tỉnh quản lý 18 tuyến tổng
chiều dài 262km; đơn vị cơ sở khác quản lý 61 tuyến kênh rạch chiều dài 101km.
Số sông ngòi vùng núi có thác ghềnh, lưu lượng nước vào mùa khô ít không có
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

16


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

khả năng vận tải. Giao thông đường thuỷ chủ yếu tập trung trên các sông phía nam của
tỉnh như: sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Thị Vải…
Tổng chiều dài sông hiện nay khai thác vận tải là 205km (chiếm 31% tồng
chiều dài sông toàn tỉnh). Trong đó quan trọng nhất là :
- Sông Đồng Nai: dài 162km, từ ranh giới với Lâm Đồng đến ngã 3 Cát Lái. Có
tầm quan trọng cho vận tải thuỷ của tỉnh Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình
Dương, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu…
- Các sông nhánh của sông Đồng Nai gồm: Sông Cái 7km, chảy vào nội thành
Biên Hòa. Sông Buông 100km, từ thị xã Long Khánh và đổ ra sông Đồng Nai xã Long
Hưng (huyện Long Thành). Sông Bến Gỗ 4km, nối sông Buông và đổ ra sông Đồng
Nai. Sông Đồng Môn 9km, chảy vào địa phận Nhơn Trạch. Sông Sâu 11km, chảy qua
huyện Nhơn Trạch.
- Các sông nối tiếp sông Đồng Nai gồm: Sông Nhà Bè 8,5km, có luồng tầu biển
ra vào cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái. Sông Lòng Tàu 9km, có luồng tầu biển ra vào cảng
Sài Gòn, cảng Cát Lái. Sông Đồng Tranh 27km. Sông Gò Gia 17,5km. Sông Thị Vải

35km, trong đó đoạn chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 20km. Sông Đồng Kho
15km, chảy qua địa phận huyện Nhơn Trạch. Tắc Ông Trúc 3km, nối sông Đồng Kho
với sông Thị Vải. Rạch Ông Cự 7,5km, nối sông Đồng Tranh với sông Gò Gia.
- Các sông khác gồm: Sông Bé 250km, hợp với sông Đồng Nai tại ngã 3 Hiếu
Liêm, huyện Vĩnh Cửu. Sông La Ngà 300km, chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai 65km.
Sông Nhạn 22km, thuộc địa phận thị xã Long Khánh. Sông Ray thuộc huyện Xuân Lộc.
Hệ thống sông, hồ tỉnh Đồng Nai có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế
– xã hội. Đặc biệt hệ thống sông Đồng Nai từ hạ lưu đập Trị An theo các sông Nhà Bè,
Lòng Tàu, Đồng Tranh – Thị Vải đi ra biển, tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải
hàng hoá đường thuỷ cho tỉnh, vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam. Giao thông
đường thuỷ góp phần kết nối các cụm cảng biển cảng sông, các cụm kinh tế, dân cư,
khu công nghiệp lớn của tỉnh Đồng Nai với các tỉnh trong vùng.
Hiện nay khối lượng hàng hoá vận chuyển trên các sông của Đồng Nai chủ yếu
là vật liệu xây dựng như: đá, cát, sỏi, đất đỏ; chiếm tới trên 87% tổng khối lượng.
Đoạn sông Đồng Nai từ cầu Đồng Nai đến Cù Lao Bạch Đằng, hàng năm có tới
100.000 lần phương tiện qua lại (số liệu năm 2001 là 73.000 lần), còn bị hạn chế do
đầu tư cải tạo nên chưa đạt cấp III. Đoạn từ cù lao Bạch Đằng lên ngã 3 sông Bé chưa
được trang bị phao tiêu báo hiệu, còn nhiều đá ngầm chưa khai phá…
II.2.4 Hệ thống cảng
1/. Bến, cảng sông
a. Bến khách: có một số bến đò khách trên sông nhưng quy mô nhỏ bé. Bến
khách ở phường Thanh Bình, phường Hòa bình…
b. Bến cảng chuyên dùng của các doanh nghiệp :
- Trên sông Cái phường An Bình TP Biên Hoà có: bến COGIDO công ty giấy
Đồng Nai, có 1 bến 38m sà lan 500 tấn. Bến TAGS Con Cò bến dài 30m cho sà lan 5001000T. Bến Tín Nghĩa (ICD Biên Hòa) phục vụ container, có 2 bến cho sà lan 1000T.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

17



QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

- Trên sông Đồng Nai: bến bột ngọt Ajinomoto có một bến dài 60m cho sà lan
đến 500T. Cảng của công ty Vận tải sông biển, P. An Bình TP Biên Hòa, có 2 bến sà
lan 500 -1000T dài 80m.
b. Bến vật liệu xây dựng và hàng khác:
- Bến thuộc khu vực thành phố Biên Hoà: có 5 bến bốc xếp cát đá sỏi đỏ An
Bình cho sà lan 500 -1000T, 27 bến bến xuất đá và 5 bến xuất cát tại Hoá An, từ cầu
Hóa An đến cầu Đồng Nai sông Đồng Nai có 10 bến nhập cát. Còn có một số các bến
trung chuyển hàng hoá, cảng chợ, bến hành khách P.Thanh Bình, P. Bình Hoà ….
- Tại khu vực lòng hồ Trị An có 3 bến cho loại ghe gỗ nhỏ hơn 100T.
- Tại khu vực Long Thành trên sông Buông: khu vực Láng Lun có 5 bến bốc
xếp đất đỏ cho sà lan 500-1000T.
- Tại huyện Nhơn Trạch xã Long Tân có cảng trung chuyển Container, 3 bến sà
lan 1000T, 3 bến sà lan 3000T, tổng chiều dài 380m.
- Tại huyện Vĩnh Cửu có 8 bến: 1 bến xuất cát, 3 bến xuất đất đỏ, 1 bến
puzalan tại Đại An sông Đồng Nai cho ghe gỗ nhỏ hơn 100T, 3 bến xuất đá Thiện Tân
trên sông Đồng Nai cho sà lan 500T.
Ngoài ra có một số cơ sở sửa chữa sà lan như: Lam Sơn ở Hoá An, cơ sở của Cty VT
Thủy bộ ở Bình An, cơ sở Long Hưng ở Long Thành, Long Tân huyện Nhơn Trạch.
Nhìn chung các bến cảng sông trình độ cơ giới chưa cao, đang cần được củng
cố phát triển. Các bến VLXD được xây dựng tự phát, không theo tiêu chuẩn và kỹ
thuật của ngành. Các chủ phương tiện vẫn còn một lượng không nhỏ chưa có ý thức an
toàn giao thông.
Trong Quy hoạch chi tiết phát triển GTVT đường sông tỉnh Đồng Nai (Công ty
Cổ phần Dịch vụ Xây dựng & Cơ khí Đường thuỷ Miền Nam), vật liệu xây dựng
được khai thác chủ yếu là đá cát sỏi đỏ, hầu hết tiêu thụ trong khu vực lân cận, vận
chuyển cự ly ngắn, hoặc cát trực tiếp khai thác trên sông đưa vào bờ qua các bãi thô

sơ. Chỉ một phần cát, đá, sỏi đỏ được chở đi TPHCM và các tỉnh khác bằng đường
sông, mang ý nghĩa vận tải, nhưng không có số liệu thống kê chính thức.
2/. Cảng biển
a. Trên sông Đồng Nai có các cảng sau:
1/. Cảng Đồng Nai: cảng tổng hợp duy nhất trong cụm cảng khu vực sông
Đồng Nai. Khu đất hiện nay diện tích 5,43ha, chiều dài bờ sông khoảng 420m. Diện
tích đất cảng hiện hữu là 2,51ha, phần còn lại là diện tích cho Cty LPG Việt Nam và
Cty Shell-Codamo thuê. Đã có 2 cầu tàu cho sà lan 300T. Một cầu tàu dài 62m, rộng
14m. Luồng vào cảng hiện chỉ đảm bảo cho tàu 2000DWT ra vào. Hàng thông qua
hiện khoảng trên 600 ngàn T/năm.
2/. Cảng SCTGas–VN và cảng VT.Gas: phường Long Bình Tân TP Biên Hòa.
Đây là 2 cảng chuyên dụng cho tàu sông và tàu biển nhỏ hơn 1000T. Hai cảng này sử
dụng cho bốc xếp hàng lỏng, chủ yếu là Gas.
b. Trên sông Sâu Nhơn Trạch: cảng quân sự (Hải quân 696) .
c. Trên sông Thị Vải KCN Gò Dầu, huyện Long Thành, khu cảng Phước An, gồm:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

18


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

1/. Cảng VEDAN (Phước Thái): cảng chuyên dụng Cty Cổ phần hữu hạn
VEDAN – Việt Nam, diện tích 7,5ha. Có một bến cho tàu hàng khô 100m trọng tải
10.000DWT (hạ lưu) và 01 bến 166m cho tàu hàng lỏng 12.000DWT (thượng lưu)
xuất nhập nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy.
2/. Cảng Gò Dầu: cảng tổng hợp nằm ở hạ lưu của cảng VEDAN. Gồm khu A
và khu B.

+ Khu A: rộng 18 ha dọc sông 600m. Bốc xếp hàng hóa phục vụ KCN Gò Dầu
và vùng lân cận. Hiện nay mới xây dựng một phân đoạn bến dài 30m (giáp cảng nhà
máy super phosphate Long Thành), sử dụng để cập tàu trọng tải 2.000DWT. Trên bến
hiện nay sử dụng cần trục bánh xích để bốc xếp hàng hóa.
+ Khu B: rộng 50 ha, dọc sông 1000m.
Bến Tổng hợp số 1: hiện tại giai đoạn 1 mới xây dựng 1 phân đoạn bến dài 50m cho
tàu 6.500DWT của Công ty Shell – nằm phía trong KCN Gò Dầu - bốc xếp hàng hóa là hàng
lỏng. Trên bến lắp đặt hệ thống bơm hút hàng lỏng của Công ty Shell.
Bến Tổng hợp số 2: nằm phía hạ lưu cảng nhà máy super phosphate Long
Thành. Trực thuộc cảng Đồng Nai quản lý. Gồm một bến tàu dài 120m cho tàu trọng
tải 12.000DWT và một bến sà lan dài 20m cho sà lan 300T. Được xây dựng năm
1998-1999. Hiện nay các bến đang bốc xếp hàng hóa của nhà máy phân bón NPK –
Công ty phân bón Việt Nhật và hàng hóa tổng hợp của cảng Đồng Nai.
3/. Cảng nhà máy Super phosphat Long Thành: Nằm về phía hạ lưu cảng Gò
Dầu A, diện tích 4,5 ha, cảng chuyên dụng gồm một bến cho tàu 3.000-5000DWT dài
50m và một bến sà lan 300T phía thượng lưu, chỉ phục vụ cho việc xuất nhập nguyên
liệu và sản phẩm của nhà máy Super phosphate Long Thành. Trên bến trang bị một
cần trục cổng chạy trên ray.
4/. Cảng nhà máy Unique Gas: kế tiếp về phía hạ lưu Bến tổng hợp số 2 – cảng
Gò Dầu B - là cảng chuyên dụng phục vụ tiếp nhận hàng khí hóa lỏng cho nhà máy khí
hóa lỏng của Công ty UNIQUE GAS nằm phía trong KCN Gò Dầu. Có một bến hàng
lỏng cho tàu 6.500DWT.
d. Khu cảng Phú Hữu 1, khu cảng Ông Kèo (trên sông Nhà Bè, Lòng Tàu):
nằm trên bờ tả của các sông Nhà Bè và sông Lòng Tàu, thuộc địa phận huyện Nhơn
Trạch – tỉnh Đồng Nai. Gồm 3 cảng sau:
1/. Cảng Viko - Wochimex: Xây dựng năm 1996 trên sông Lòng Tàu, là cảng
chuyên dụng cho tàu trọng tải 15.000DWT, xuất nhập gỗ dăm của nhà máy Viko Wochimex, công suất 150.000 tấn/năm, bến có chiều dài 180m, diện tích khu đất bao
gồm nhà máy và cầu cảng là 5ha. Sản lượng hàng qua cảng trên 16 ngàn tấn/ năm.
2/. Cảng gỗ mảnh Phú Đông: Xây dựng năm 1998 trên sông Nhà Bè. Đây là
cảng chuyên dụng cho tàu trọng tải tới 25.000DWT, bến có chiều dài 146m, xuất nhập

gỗ dăm mảnh của Công ty liên doanh Phú Đông. Cảng đang hoạt động.
3/. Cảng Xăng dầu Phước Khánh: Cảng xăng dầu Phước Khánh của công ty
Dầu khí Đồng Tháp. Nằm trên sông Nhà Bè gần ngã ba sông Sài Gòn - Nhà Bè - Cát
Lái. Đây là cảng chuyên dụng cho tàu dầu trọng tải tới 25.000DWT, bến có chiều dài
220m. Hiện nay đã xây dựng xong và đang chuẩn bị đưa vào khai thác.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

19


QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
BÁO CÁO CHÍNH

e. Các cảng cạn: Các cảng cạn (ICD) phục vụ việc lưu giữ và bốc xếp
container hiện nay đang phát triển tương đối mạnh. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện
nay có cảng cạn container Đồng Nai (ICD Đồng Nai).
Bảng 2.3: Hiện trạng các cảng biển trên địa bàn Tỉnh
Số bến /
DT
Cỡ tàu
chiều dài
Phân loại
(ha)
(DWT)
(m)
I – Khu cảng Đồng Nai (trên sông Đồng Nai)
Í. Cảng Đồng Nai
1/62
9,3

5.000
Tổng hợp
2. Cảng SCTGAS – VN
1/60
60
1.000
Chuyên dụng Gas
3. Cảng VTGAS
1/60
1.000
Chuyên dụng Gas
II - Khu cảng Phú Hữu 1, khu cảng Ông Kèo (trên sông Nhà Bè, Lòng Tàu)
1. Cảng gỗ mảnh Phú Đông
1/146
4,80
25.000
C. dụng gỗ dăm
2. Cảng xăng dầu Phước Khánh
1/220
13,0
25.000
C. dụng xăng dầu
3. Cảng gỗ mảnh Viko
1/180
6,00
15.000
Chuyên dụng gỗ dăm
Wochimex
III -Khu cảng Gò Dầu, khu cảng Phước An (trên sông Thị Vải)
1. Cảng Phước Thái (VEDAN)

2/340
120,0
12.000
Chuyên dụng
2. Cảng Gò Dầu A
1/30
17,60
2.000
Tổng hợp
Cảng Gò Dầu B
1/170
50,0
12.000
Tổng hợp
3. Super Phosphate Long Thành
1/50
50
10.000
CD Phân bón hoá chất
4. Cảng Unique Gas
1/130
130
6.500
C. dụng Gas
Tên cảng

Đến nay hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh được hình thành khá đa dạng và đang
được phát triển. Các dịch vụ về cảng phục vụ cho kinh tế phát triển và đã mang lại
những kết quả rất đáng kể.
Ước tính khối lượng thông qua cảng biển trên địa bàn tinh Đồng Nai hiện nay

khoảng 3,5 triệu T /năm. Tuy nhiên cần chú trọng đặc biệt phát triển các cảng tổng
hợp để phát huy hiệu quả đầu tư, tránh khuynh hướng đầu tư dàn trải không phát huy
năng lực và công suất thiết bị.
II.2.5 Mạng lưới đường sắt
Đường sắt Thống Nhất từ thành phố Hồ Chí Minh đi ra các tỉnh miền Trung và
miền Bắc, qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài khoảng 87,5 km. Tuyến đường sắt là mạch
máu giao thông quan trọng nối liền tỉnh Đồng Nai với các tỉnh phía bắc, miền trung và
thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường sắt có 2 cầu lớn đó là cầu Rạch Cát dài 124m;
cầu Gềnh dài 225m. Hệ thống đường sắt do Trung ương quản lý. Ga Biên Hoà là ga
lớn. Đã trang bị tín hiệu chạy tàu bán tự động trên toàn tuyến bắc - nam. Hiện nay
đường sắt quốc gia chưa có tuyến nhánh nối kết với các cảng biển của khu vực.
II.2.6 Sân bay
Tỉnh Đồng Nai có sân bay Biên Hòa với tổng diện tích là 40km 2 nằm ở phía
Bắc trung tâm thành phố Biên Hòa giáp với thị xã Vĩnh An. Đây là sân bay quân sự
được xây dựng trước năm 1975. Sau năm 1975 đến nay sân bay không tham gia vào
hoạt động vận tải dân dụng, hệ thống giao thông đi vào sân bay mang thế độc đạo.
Ngoài ra, trong tỉnh còn có một số sân bay dã chiến được xây dựng trước năm
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007

20


×