Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Hỗ Trợ Tam Nông Tỉnh Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.72 KB, 90 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN HỖ TRỢ TAM NÔNG TỈNH NINH THUẬN


Ninh Thuận, tháng 12 năm 2010


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
BAN CHUẨN BỊ DỰ ÁN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN
CHO TỈNH NINH THUẬN

(Gọi tắt là Dự án Hỗ trợ Tam Nông tỉnh Ninh Thuận)
Do Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD) tài trợ

Ninh Thuận, tháng 12 năm 2010


MỤC LỤC

I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN ..............................................................................................11
1.1. Cơ sở pháp lý của dự án................................................................................................................................11
1.2. Bối cảnh của dự án .......................................................................................................................................11
1.2.1. Sự cần thiết của dự án:...............................................................................................................................11
1.2.2. Các chương trình, dự án đã và đang triển khai:........................................................................................15


1. 3. Những vấn đề sẽ được giải quyết trong phạm vi dự án................................................................................15
1.4. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án......................................................................................................16
II. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ...................................................................................................................16
2.1. Tính phù hợp của dự án với chính sách ưu tiên của nhà tài trợ....................................................................16
2.2. Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ......................................................................................................17
III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN...................................................................................................................................18
3.1. Mục tiêu tổng thể và mục tiêu chiến lược......................................................................................................18
3.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................................................................18
IV. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN.......................................................................................................19
V. CÁC HỢP PHẦN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.......................................................................................20
5.1. Các hợp phần và tiểu hợp phần của dự án...................................................................................................20
5.2. Nội dung chi tiết của từng hợp phần............................................................................................................21
5.2.1. Hợp phần 1: Tăng cường năng lực thể chế để thực hiện chiến lược Tam Nông...................................21
5.2.3. Hợp phần 3: Lập và thực hiện kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội cấp xã theo dịnh hướng thị trường
(MOP SEDP)...................................................................................................................................................39
VI. NGÂN SÁCH DỰ ÁN ........................................................................................................................................48
6.1. Tổng vốn dự án..............................................................................................................................................48
6.2. Cơ chế tài chính trong nước đối với dự án ...................................................................................................48
VII. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ............................................................................................49
7.1 Dòng luân chuyển vốn ...................................................................................................................................49
7.2. Tài khoản và kiểm toán..................................................................................................................................50
7.3. Mua sắm.........................................................................................................................................................52
VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN..............................................................................................54
8.1. Cơ cấu tổ chức:
155.

.....................................................................................................................................54

Bảng 4: Sơ đồ tổ chức quản lý thực hiện dự án.......................................................................................54


8.1.1. Tại cấp tỉnh.................................................................................................................................................55
8.1.2. Tại cấp huyện........................................................................................................................................58
8.1.5. Đối tác chuyên môn trong thực hiện ....................................................................................................60
8.2. Phân kỳ .......................................................................................................................................................70
8.3. Điều phối dự án ...........................................................................................................................................71
8.3.1. Liên kết với các dự án bổ sung .................................................................................................................71
IX. THEO DÕI - ĐÁNH GIÁ...................................................................................................................................72
9.1. Các đặc điểm của khung M&E......................................................................................................................72
9.2. Theo dõi và đánh giá dự án..........................................................................................................................75
9.3. Chế độ kiểm tra, báo cáo dự án.....................................................................................................................79
4


X. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN...................................................................................................................................79
10.2. Lợi ích và ảnh hưởng về xã hội ..................................................................................................................82
10.3. Tác động môi trường...................................................................................................................................82
10.4. Tác động về giới..........................................................................................................................................84
XI. ĐÁNH GIÁ RỦI RO...........................................................................................................................................85
XII. ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN SAU KHI KẾT THÚC (KSF 5)......................................86
12.1. Chiến lược rút lui và tính bền vững sau dự án.............................................................................................86
12.3. Bền vững về tổ chức.....................................................................................................................................88
12.4. Bền vững về tài chính...................................................................................................................................89
12.5. Bền vững về môi trường...............................................................................................................................89

5


QUY ĐỔI TIỀN TỆ
Đơn vị tiền tệ = Việt Nam đồng (VND)
US$ 1.00 = VND 19000

VND 1000 = US$ 0.0526

ĐƠN VỊ ĐO
Báo cáo này áp dụng hệ thống đo lường Quốc tế,
trừ trường hợp nêu cụ thể trong văn bản,
và trừ các trường hợp sau:
1 acre (mẫu Anh) = 0.4047 héc ta (ha)
1 héc ta = 2.47 acres

NĂM TÀI KHÓA
1 tháng 1 - 31 tháng 12

6


CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ADB
ARD

Ngân hàng Phát triển Châu Á
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CA

Liên minh Hợp tác xã

NA
NTP
NTPNRD


Quốc hội
Chương trình mục tiêu Quốc gia
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới 2011-2020

CIB/NTP Ban Thực thi Chương trình NTP-NRD
-NRD


ODA

Viện trợ Phát triển chính thức

CIG

Oxfam

Nhóm Sở thích chung

CG
CPC

Tổ hợp tác
Ủy ban nhân dân xã
CPRGS Chiến lược xóa đói giảm nghèo và
tăng trưởng toàn diện
DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
DARDS Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện

DES
Trạm Khuyến nông huyện
DoNRE Sở Tài nguyên – Môi trường
DPC
Ủy ban nhân dân huyện
DPFS
Phòng Kế hoạch – Tài chính huyện
DPCO Văn Phòng điều phối dự án huyện
Sở Kế hoạch và Đầu tư
DPI
DSC/NT
P-NRD
DTCS
DTI
FDI

Ban Chỉ đạo chương trình NTP-NRD
huyện
Phòng Thương mại huyện
Sở Công thương
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FU

Hội nông dân

GoV

Chính phủ Việt Nam


IA

Đơn vị thực thi

PAR
PC

Ủy ban Cứu trợ nạn nhân bom mìn
Oxford
Cải cách hành chính
Hội đồng nhân dân

PPC

Ủy ban nhân dân tỉnh

PCU

Ban điều phối dự án tỉnh

PRS

Chiến lược xóa đói giảm nghèo

PRSC
PSC
SEDP
SFEs
SOE


Chương trình Tín dụng Giảm nghèo
Ban Chỉ đạo dự án
Kế hoạch phát triển KT-XH
Lâm trường Quốc doanh
Doanh nghiệp Nhà nước

SWAp

Phương pháp tiếp cận theo ngành

TA

Hỗ trợ kỹ thuật

TNSP
TOR

Dự án Hỗ trợ Tam nông
Điều khoản tham chiếu

TOT

Tập huấn cho giảng viên

TWG

Nhóm công tác chuyên đề
Chương trình phát triển Liên Hợp
UNDP
Quốc

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát
VBARD
triển Nông thôn Việt Nam
VBSP
Ngân hàng xhính sách Xã hội
VDB
Ban Phát triển thôn
Điều tra mức sống hộ gia đình Việt
VHLSS
Nam
VLSS
Điều tra mức sống của Việt Nam
DASU Ban hỗ trợ kinh doanh NN huyện

IFAD
M&E

Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế
Theo dõi và đánh giá
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
MoF
Bộ Tài chính
MoNRE Bộ Tài nguyên - Môi trường
MOPLập kế hoạch Phát triển KT-XH có sự
SEDP
tham gia, theo định hướng thị trường.
MPI
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
MSME Doanh nghiệp vi mô Vừa và Nhỏ

MTIF
Khung Đầu tư trung hạn
7

WB

Ngân hàng Thế giới

WTO
WU
YU

Tổ chức Thương mại thế giới
Hội Phụ nữ
Đoàn Thanh niên


NỘI DUNG VĂN KIỆN
DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN

1. Tên Dự án: Hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Ninh
Thuận. (Gọi tắt là: Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh Ninh Thuận)
2. Mã ngành dự án: A01
3. Tên nhà tài trợ: Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD).
4. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
a/ Địa chỉ: 450 Thống Nhất, Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
b/ Số điện thoại/Fax: 068.3822683 / 3822866
5. Cơ quan đế xuất dự án: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận.
a/ Địa chỉ: 57 đường 16/4, Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

b/ Số điện thoại/Fax: 068.3822694 – 3836566 / 3834277
6. Chủ dự án: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận.
a/ Địa chỉ: 57 đường 16/4, Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
b/ Số điện thoại/Fax: 068.3822694 – 3836566 / 3834277
- Các đơn vị đồng thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Công Thương, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài
chính, Cục Thống kê, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, UBND
các huyện và xã được chọn.
7. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 5 năm (2011-2015)
8. Địa điểm thực hiện dự án: Tại 27 xã thuộc 06 huyện, có tỷ lệ hộ nghèo
bình quân của xã trên 25,3 %, trong đó tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo chiếm trên
64,23% số hộ nghèo. Cụ thể như sau:

8


TT

Tên huyện

Số


Tổng số
Số
hộ
thôn
hành
chính


Hộ nghèo (Hộ)
Tổng số
khẩu

Tổng
số

Trong
đó hộ
DTTS

Tỷ lệ hộ nghèo
(%)
Tổng
số

Trong
đó hộ
DTTS

1

Bác Ái

9

38

5,134


24,233

2,765

2,747

53.86

99.35

2

Ninh Sơn

6

37

11,795

52,850

3,095

1,317

26.24

42.55


3

Ninh Hải

3

14

6,311

30,018

853

103

13.52

12.08

4

Ninh Phước

3

17

7,020


34,596

981

348

13.97

35.47

5

Thuận Bắc

4

19

5,386

24,460

1,321

1,296

24.53

98.11


6

Thuận Nam

2

7

1,577

7,114

398

235

25.24

59.05

Tổng cộng

27

132

37,233

173,271


9,413

6,046

25.29

64.23

9. Tổng vốn của dự án: 17,213 triệu USD (tương đương 327 tỷ đồng).
Trong đó:
- Vốn vay ODA từ IFAD tài trợ: 12,639 triệu USD (tương đương 240 tỷ
đồng), chiếm 73,4 %.
- Vốn đối ứng: 4,574 triệu USD
+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương theo quy định: 3,054 triệu USD
(tương đương 58 tỷ đồng), chiếm 17,7 %.
+ Người hưởng lợi đóng góp: 1,520 triệu USD (tương đương 29 tỷ đồng),
chiếm 8,9 %.
10. Hình thức cung cấp ODA: Thực hiện theo cơ chế Chính phủ vay cấp
phát ngân sách cho tỉnh.
a. ODA không hoàn lại:
b. OAD vay ưu đãi: X
c. ODA vay hỗn hợp:
11. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án :
Mục tiêu
Mục tiêu tổng thể của dự án là cải thiện một cách bền vững chất lượng cuộc
sống của người dân nông thôn, tập trung chủ yếu vào người dân sống ở vùng đặc
biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tất cả các huyện của tỉnh Ninh
Thuận.
Các kết quả chủ yếu của Dự án

- Hoàn thiện và ban hành quy trình lập kế hoạch có sự tham gia theo định
hướng thị trường; Phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia được áp dụng vào
9


bản kế hoạch cấp xã; Bản kế hoạch cấp tỉnh phản ánh được ưu tiên phát triển của
địa phương.
- Các cộng đồng, các nhóm hợp tác (nhóm nông dân, CIGs) tham gia vào
việc lập kế hoạch phát triển, thực hiện và giám sát việc thực hiện.
- Cải thiện môi trường kinh doanh; Cải thiện chất lượng và khả năng tiếp
cận các dịch vụ kỹ thuật và tài chính đối với các hộ gia đình nông thôn và các tác
nhân trong chuỗi giá trị.
- Đến năm 2013, phát triển chuỗi giá trị được sử dụng như một công cụ
hiệu quả để phát triển và thực hiện các chương trình và chiến lược phát triển nông
thôn và nông nghiệp.
- Tăng thu nhập ròng hộ gia đình cho số lượng lớn các hộ nghèo và cận
nghèo cũng như các hộ khác đang tham gia vào các chuỗi giá trị sản phẩm; Mở
rộng danh mục chuỗi giá trị sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho người nghèo.
- Đến năm 2015, có được tăng trưởng kinh tế lớn hơn trong các vùng nghèo
mục tiêu của tỉnh Ninh Thuận.
- Đến năm 2015, các thành tựu của dự án được hội nhập để tạo sinh kế bền
vững và hoàn thiện cho vùng nông thôn nghèo có điều kiện môi trường và địa lý
tương tự.
- Hoà nhập và Phát triển giới.
- Nâng cấp và xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn phục
vụ phát triển kinh tế nông thôn.

10



NỘI DUNG DỰ ÁN

I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1.1. Cơ sở pháp lý của dự án
1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ
ODA: Văn bản số 769/VPCP-QHQT ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chủ trương tiếp nhận viện trợ của IFAD cho tỉnh Ninh Thuận;
2. Thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục tài trợ chính thức:
Văn bản số 347/BKH-KTĐN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt chủ
trương tỉnh Ninh Thuận tiếp nhận vốn vay IFAD năm 2009;
3. Quyết định của cơ quan chủ quản về chủ dự án: Quyết định số 138/QĐUBND ngày 12/01/2010 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp
việc dự án Phát triển Nông thôn và Nông nghiệp bền vững tỉnh Ninh Thuận;
4. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các dự án do
Quỹ IFAD tài trợ: Văn bản số 2204/VPCP-QHQT ngày 03/12/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc Phê duyệt danh mục các dự án do Quỹ IFAD tài trợ;
trong đó có Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn cho tỉnh Ninh
Thuận;
5. Các văn bản pháp lý liên quan khác: Nghị định số 131/2002/NĐ-CP của
Chính phủ ban hành ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế
quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
1.2. Bối cảnh của dự án
1.2.1. Sự cần thiết của dự án:
6. Ninh Thuận là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ phía Bắc giáp tỉnh
Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận và
phía Đông giáp Biển đông. Nằm trên giao điểm của các trục giao thông quốc gia,
cách thành phố Hồ Chí Minh 350 Km, cách Cam Ranh 50 Km và thành phố Nha
Trang 85 Km, cách thành phố Đà Lạt 110 Km.
7. Lãnh thổ Ninh Thuận được bao bọc giữa 3 mặt là núi và một mặt là biển,
có 3 dạng địa hình: đồi núi (63,2% diện tích), đồi gò bán sơn địa (chiếm 14,4%
diện tích), đồng bằng ven biển (chiếm 22,4% diện tích) có tiềm năng và lợi thế

riêng để phát triển. Ninh Thuận có diện tích tự nhiên là 335.799 ha trong đó diện
tích đất nông lâm nghiệp là 259.352 ha; đất phi nông nghiệp là 26.465 ha; và đất
không sử dụng là 49.981 ha.

11


8. Ninh Thuận có khí hậu đặc thù, nằm trong khu vực khô hạn nhất của cả
nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều,
bốc hơi mạnh và không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm là 26-27 oc. Lượng
mưa trung bình 700 - 800 mm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao, đến trên
1100 mm ở vùng núi. Độ ẩm không khí từ 75 - 77%. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 9 - 11; mùa khô từ tháng 12 - 8 năm sau.
9. Dân số năm 2009 là 565.677 người với 28 dân tộc, trong đó chủ yếu là
dân tộc Kinh, Chăm và Raglai. Các vùng núi cao dân cư thưa thớt là nơi sinh sống
của dân tộc thiểu số Chăm và Raglai, chiếm tỉ lệ 11,5% và 9,4% tổng dân số toàn
tỉnh tương ứng. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 50,8%; trong đó lực lượng
lao động trong công nghiệp chiếm khoảng 9,3%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm
53%, dịch vụ chiếm 22,3%. Tỉ lệ nghèo toàn tỉnh là 12,2% năm 2009, nhưng tỉ lệ
nghèo của người dân tộc thiểu số hơn 50% ở một số vùng.
10. Toàn tỉnh có 06 huyện (Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Nam, Thuận
Bắc, Ninh Sơn và Bác Ái) và một thành phố (Phan Rang – Tháp Chàm) với 65 xã
phường. Kinh tế của các vùng nông thôn tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất
nông, lâm nghiệp và chế biến nông sản. Cây trồng chính của tỉnh là lúa, bắp, mì
và mía, thuốc lá, tỏi. Các loại cây ăn quả cũng là nguồn thu quan trọng của người
dân, trong đó có nho, táo, xoài. Chăn nuôi Ninh Thuận có đàn bò quy mô tương
đối lớn và nhất là có 2 con là Dê và Cừu tầm vóc lớn đã thích nghi khí hậu khô
nóng của Ninh Thuận.
11. Về kinh tế, tốc độ phát triển của tỉnh vẫn thấp hơn nhiều so với các tỉnh
trong khu vực duyên hải Trung Nam bộ. Cơ cấu kinh tế của Ninh Thuận được tập

trung vào phát triển khu vực nông nghiệp và lâm nghiệp, các khu vực này sử dụng
53% dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh và chiếm 44,4% trong GDP của tỉnh.
Ưu tiên chiến lược của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận
là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp giá trị cao, tập trung
vào hệ thống sản xuất cây nông nghiệp ổn định nhưng mang lại nhiều lợi nhuận,
cây công nghiệp và chăn nuôi.
12. Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản đóng góp 44,4% vào GDP của tỉnh
trong năm 2009, tương đương với gần 2.517 tỷ VND. Trong cơ cấu ngành nông
nghiệp, trồng trọt chiếm 56%, chăn nuôi 28,7% và dịch vụ nông nghiệp chiếm
15,3%. Sản xuất nông nghiệp trong tỉnh bước đầu đã được điều chỉnh gắn với thị
trường, một số sản phẩm chế biến, tiêu thụ cũng còn gặp nhiều khó khăn, như bò,
dê, cừu, nho. Mặt khác một số sản phẩm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa do địa bàn
phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, chưa được cung cấp được ra thị trường, giá
cả rất thấp, bấp bênh, do vậy người dân địa phương, đặc biệt là người nghèo phải
đối mặt với rủi ro cao. Sản xuất nhỏ, độc canh vẫn còn phổ biến trong tỉnh.
12


13. Ninh Thuận có ba vùng nông nghiệp khác biệt. Hệ thống nông nghiệp ở
vùng đồng bằng có sự đa dạng cả về loại cây trồng và vật nuôi với các cây trồng
truyền thống là sản xuất lúa và mì, thuốc lá cũng như nho, bắp, đậu, hành và tỏi.
Ở vùng núi cao diện tích đất trồng trọt được và hệ thống thủy lợi rất hạn chế và do
vậy chủ yếu gieo trồng các cây lúa, bắp, mì và đậu ... phụ thuộc vào nước mưa.
Vùng ven biển chủ yếu trồng các loại cây trồng như nho, tỏi, bắp và một số cây ăn
quả khác.
14. Về chăn nuôi có ba loại vật nuôi chính bò, dê và cừu. Hình thức chăn
nuôi chủ yếu theo mô hình trang trại vừa và nhỏ. Chăn nuôi gia súc chiếm một
phần tương đối nhỏ trong sản xuất hộ gia đình nhưng góp phần lớn vào thu nhập.
15. Sử dụng đất: Đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh chiếm 20,76% tổng
diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích trồng cây hàng năm chiếm 17,9%, đất

trồng lúa là 17.524 ha (5,22%); diện tích cỏ dùng vào sản xuất chăn nuôi là
307.36 ha (0,09%); đất trồng cây hàng năm khác 42.304 ha (12,6%) và đất trồng
cây lâu năm 9561.7 ha (2,85%). Tỉnh đang tiếp tục thực hiện đề án chuyển dịch
cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung vào các sản phẩm chính
như lúa, bắp, mì, thuốc lá, mía, nho ...
16. Mặc dù tỉnh đã đạt nhiều thành tựu và tiến bộ trong thực hiện các
chương trình xóa đói giảm nghèo nhưng Ninh Thuận vẫn là một trong những tỉnh
nghèo của cả nước. Đặc biệt là các xã vùng cao, vùng sâu, xa của tỉnh tỷ lệ hộ
nghèo vẫn còn rất cao. Theo số liệu rà soát hộ nghèo và cận nghèo năm 2009,
trong tổng số 134.876 hộ dân (565.677 người) của tỉnh (cả nông thôn và thành
thị), có 16.395 hộ nghèo có sổ chứng nhận hộ nghèo (chiếm 12,15%). Có 7.540
hộ nghèo là dân tộc thiểu số (chiếm 43,8% số hộ nghèo); tỷ lệ hộ nghèo vùng
nông thôn chiếm 20,4% và thành thị 3,9%. Sự nghèo đói tập trung cao tại các
huyện vùng cao Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc và giảm xuống các huyện vùng
đồng bằng Ninh Phước, Ninh Hải và Thuận Nam. Tỷ lệ nghèo đói dân tộc Raglai
có tỷ lệ cao nhất, chiếm 47,2% (riêng Bác Ái là 53%) - cao hơn tỷ lệ hộ nghèo của
người Kinh và người Chăm trong tỉnh gấp sáu lần, người Chăm 8,6% và người
Kinh 7,5%. Nếu số hộ gia đình cận nghèo được cộng với số gia đình nghèo, khi
chuẩn nghèo được nâng lên vào năm 2010/2011, thì tỷ lệ nghèo ở tỉnh Ninh
Thuận sẽ tăng từ 12.12% lên 17.7%. Phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo của
các hộ nghèo trong toản tỉnh, các nguyên nhân chính dẫn đến nghèo là: Đất sản
xuất ít, chất lượng đất nghèo nàn, và bị suy thoái, tiếp cận với đất mới và màu mỡ
bị hạn chế, năng suất thấp và thường chỉ trồng 01 vụ/năm, đầu tư đầu vào thấp
nên năng suất cũng thấp, dịch bệnh nhiều, thiếu kiến thức kỹ thuật, hạn chế về
loại cây trồng và ít có khả năng đa dạng hóa, ít các cơ hội đa dạng hóa thu nhập
phi nông nghiệp; Hạ tầng thủy lợi kém và chưa hoàn chỉnh; Hạn chế tiếp cận và
sử dụng dịch vụ khuyến nông; Hạn chế trong tiếp cận đến tài chính nông thôn;
13



Thiếu kiến thức thị trường; Ít cơ hội được đào tạo nghề và các kỹ năng theo định
hướng thị trường và thu nhập phi nông nghiệp; Các nguyên nhân khác (đông con,
thiếu việc làm, ốm đau, tàn tật….) cũng là các nguyên nhân của đói nghèo.
17. Ngoài số hộ nghèo đang nhận được sự quan tâm của các cấp chính
quyền, các chương trình, dự án để giúp cho họ thoát nghèo thì có một số lượng
lớn những hộ vừa thoát nghèo nhưng có mức thu nhập bấp bênh, trên mức chuẩn
nghèo nhưng dễ dàng quay lại mức nghèo khi gặp các rủi ro, thiên tai. Vì vậy việc
hỗ trợ những hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua các hoạt động kết nối họ với thị
trường, sử dụng bền vững trên nguồn tài nguyên thiên nhiên để tăng thu nhập,
giúp họ thoát nghèo bền vững là mối quan tâm lớn của Chính quyền tỉnh Ninh
Thuận. Hầu hết những người nghèo của tỉnh Ninh Thuận là người dân tộc thiểu
số. Dân tộc thiểu số chiếm khoảng 23% dân số toàn tỉnh, nhưng tỷ lệ hộ nghèo là
dân tộc thiểu số chiếm trên 45% số hộ nghèo trong toàn tỉnh và chủ yếu tập trung
tại 06 huyện trong tỉnh. Số hộ nghèo cao nhất và chủ yếu là người Raglai huyện
Bác Ái với tỷ lệ 53%. Đáng chú ý là người Raglai còn thiếu tiếp cận với đất sản
xuất và còn tiếp tục lệ thuộc vào rừng - thường là rừng phòng hộ - để phục vụ
sinh kế trong những ngày thiếu ăn. Nhiều nông dân người Raglai vẫn còn tiếp tục
áp dụng các kỹ thuật canh tác truyền thống theo hướng du canh du cư vì vậy vẫn
còn một số hộ nghèo Raglai bị thiếu ăn đến 06 tháng trong năm.
18. Người dân tộc thiểu số thường sinh sống tại vùng sâu, xa, hẻo lánh và
thường đối mặt với tình trạng thiếu đất canh tác, đặc biệt là đất trồng lúa. Đối với
người Raglai, khoảng 70% hộ gia đình có hơn 0,5 ha diện tích đất trồng trọt và
khoảng 50% hộ gia đình có hơn 0,5 ha diện tích đất trồng lúa. Người Chăm và
người Kinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, có khoảng 60% hộ gia đình có hơn
0,5 ha diện tích đất sản xuất. Trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp của
các huyện lại phân bố không đồng đều ở các huyện, các xã. Nguồn thu nhập chính
của các hộ nghèo nông thôn là từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi
lợn và gia cầm. Thông qua các chương trình của Chính phủ (chương trình 135,
chương trình 134) hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn và một số hoạt động của các dự
án thu nhập của các hộ nông dân từ sản xuất nông nghiệp đã có sự cải thiện và số

hộ nghèo cũng giảm. Tuy nhiên do vẫn còn rất nhiều hộ ở cận nghèo nên những
hộ này rất dễ bị tổn thương bởi khi có những tác động bên ngoài (như thiên tai,
dịch bệnh, ... ).
19. Ngoài nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, nông dân và các hộ
nghèo ít có cơ hội để tăng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp khác, trong
khi lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang có tình trạng dư thừa do diện tích
đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do phát triển các ngành sản xuất
công nghiệp và một phần do dân số tăng lên. Tình trạng thiếu việc làm trong khu
vực nông thôn ngày càng có nguy cơ tăng cao trong những năm tiếp theo.
14


1.2.2. Các chương trình, dự án đã và đang triển khai:
20. Chính phủ Việt Nam cam kết giải quyết vấn đề đói nghèo ở nông thôn
đã được phản ánh trong nhiều chính sách và chương trình cũng như việc cung cấp
mạng lưới an sinh xã hội dành cho những bộ phận nghèo nhất, dễ bị tổn thương
nhất trong đó có các dân tộc thiểu số và những nhóm chịu thiệt thòi.
21. Hiện nay Ninh Thuận đang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Phát triển Kinh tế Xã hội các xã đặc biệt khó khăn khu vực Miền núi và Dân tộc
thiểu số (Chương trình 135) giai đoạn 2. Mục tiêu của chương trình là xóa đói
giảm nghèo ở các xã mục tiêu được xác định là đặc biệt khó khăn hoặc xã miền
núi. Ninh Thuận có 14 xã được thực hiện chương trình.
22. Chiến lược toàn diện về Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn hay còn
gọi là chiến lược “Tam Nông” 1 của Chính phủ hiện nay mới đang trong giai đoạn
thực hiện thí điểm.
23. Ninh Thuận cùng với 08 tỉnh miền Trung hiện đang triển khai dự án
cạnh tranh nông nghiệp với mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của
nông dân thông qua việc cung cấp các công nghệ sản xuất mới, tổ chức lại các tổ
nhóm sản xuất của nông dân và liên kết với các doanh nghiệp đồng thời cung cấp
các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Dự án sẽ triển khai trong 05 năm và kết thúc vào năm

2015. Ngoài dự án trên Ninh Thuận cũng không quản lý thực hiện dự án ODA
nào về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1. 3. Những vấn đề sẽ được giải quyết trong phạm vi dự án
24. Việc thực thi dự án sẽ giúp giải quyết những vấn đề sau:
Nâng cao năng lực thể chế, lập kế hoạch có sự tham gia của người dân;
Giảm nghèo bền vững thông qua các hoạt động tạo thu nhập cho người hưởng lợi.


Phát triển chuỗi giá trị được sử dụng như một công cụ hiệu quả để phát
triển và thực hiện các chương trình và chiến lược phát triển nông thôn và nông
nghiệp.


Trao quyền cho cộng đồng, thông qua việc quản lý Quỹ phát triển cộng
đồng (CDF); Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ phát triển sản xuất theo
định hướng thị trường.


Phát triển các mô hình kinh doanh nhỏ, mô hình trang trại, các mô hình
chăn nuôi an toàn dịch bệnh đã thành công ra sản xuất trên diện rộng gắn với chế
biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường nông thôn theo hướng chuỗi giá trị.


1

Theo Nghị định Số 26-NQ/TW, ra ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ 7, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Nông
nghiệp, Nông dân và Nông thôn.

15



1.4. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án
25. Dự án sẽ được thực hiện tại 06 huyện nông thôn của tỉnh, tập trung vào
27 xã, với 173.271 người chiếm 48,6% dân số nông thôn và 37.233 hộ gia đình
chiếm 50,1% số hộ nông thôn toàn tỉnh. Đây là các xã có tỷ lệ nghèo trung bình
25,3% trong đó tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số 64,23%, cao hơn rất nhiều tỷ lệ trung
bình của tỉnh. Huyện Bác Ái là huyện tập trung chủ yếu là người Raglai tỷ lệ hộ
nghèo 53,9% và là huyện có tất cả các xã tham gia dự án. Các huyện còn lại có
các xã nghèo tham gia dự án là Thuận Bắc 04 xã, Ninh Sơn 06 xã, Thuận Nam 02
xã, Ninh Phước 03 xã, Ninh Hải 03 xã. Cụ thể như sau:
Huyện Bác Ái có 09 xã gồm: Phước Bình, Phước Hòa, Phước Tân,
Phước Thắng, Phước Thành, Phước Trung, Phước Tiến, Phước Đại, Phước Chính;




Huyện Thuận Bắc có 04 xã gồm: Phước Chiến, Phước Kháng, Bắc Sơn,

Lợi Hải;
Huyện Ninh Sơn có 06 xã gồm: Ma Nới, Hòa Sơn, Lâm Sơn, Mỹ Sơn,
Quảng Sơn, Lương Sơn;




Huyện Thuận Nam có 02 xã gồm: Phước Hà; Nhị Hà;



Huyện Ninh Phước có 03 xã gồm: An Hải; Phước Thái; Phước Vinh;




Huyện Ninh Hải có 03 xã gồm: Vĩnh Hải; Tân Hải; Nhơn Hải.

II. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ
2.1. Tính phù hợp của dự án với chính sách ưu tiên của nhà tài trợ
26. Dự án được xây dựng trên cơ sở sự hỗ trợ của IFAD, các nguyên tắc
tham gia làm cơ sở cho Khung Chiến lược của IFAD là:
Lấy nông nghiệp và phát triển nông thôn làm trọng tâm. IFAD tập trung
vào thế mạnh của mình trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong khi vẫn
hợp tác với các đối tác để đáp ứng nhu cầu của những cộng đồng nghèo nông thôn


Đặt mục tiêu vào người nghèo nông thôn. IFAD hướng tới người nghèo
và người dân nông thôn dễ bị tổn thương có khả năng hưởng lợi từ các chương
trình và dự án do IFAD tài trợ, chú ý đặc biệt tới những khác biệt về giới và đặc
biệt là tập trung vào người phụ nữ


Trao quyền cho người nghèo nông thôn. Quỹ IFAD trao quyền cho phụ
nữ và nam giới nghèo nông thôn để họ có thể tận dụng những cơ hội kinh tế, đạt
được mức thu nhập cao hơn và nâng cao an ninh lương thực bằng cách xây dựng
năng lực cho họ và phát triển cũng như củng cố tổ chức và cộng đồng của bản
thân họ.


16



Tính đổi mới. IFAD khuyến khích sự đổi mới, thử nghiệm những cách
tiếp cận mới và làm việc với Chính phủ cùng những đối tác khác để nhân rộng và
nâng lên cấp cao hơn những thành công đạt được.


Quan hệ hợp tác. IFAD hoạt động có hệ thống thông qua quan hệ hợp tác
với Chính phủ, với người nghèo nông thôn và các tổ chức của họ để các nỗ lực
phát triển trở nên hiệu quả hơn. IFAD cũng làm việc với những đối tác khác trong
cộng đồng phát triển quốc tế, kết hợp tất cả những kỹ năng và tri thức tốt nhất
hiện có để phát triển những giải pháp mới và có tính sáng tạo, đổi mới để giải
quyết đói nghèo ở khu vực nông thôn.


Tính bền vững. IFAD thiết kế và quản lí những chương trình, dự án
hướng tới chất lượng, tác động và tính bền vững, theo sự chủ trì của Chính phủ để
đảm bảo tính nhất quán với các chính sách và chiến lược quốc gia và cố gắng đảm
bảo quyền sở hữu và vai trò lãnh đạo của Chính phủ và bản thân những người
nghèo nông thôn.


27. Trong 05 năm trở lại đây, chương trình quốc gia Việt Nam của IFAD đã
giữ được nhiều trọng tâm chiến lược sau: Lập kế hoạch có sự tham gia; nâng cao
năng lực tham gia vào quá trình ra quyết định của người nghèo nông thôn; phân
cấp và phát triển theo định hướng cộng đồng như là một phương tiện đáp ứng một
khu vực nông thôn năng động của Việt Nam và; gia tăng tài sản của cộng đồng
nghèo thông qua hỗ trợ về các công trình hạ tầng quy mô nhỏ có ý nghĩa quan
trọng. Trong 03 năm trở lại đây, vấn đề áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa
vào thị trường đối với xóa đói giảm nghèo và nâng cao tính bền vững về thể chế
cũng có tầm quan trọng ngày càng lớn. Cụ thể là bằng cách cải thiện tiếp cận với
thị trường; đẩy mạnh tăng trưởng khu vực tư nhân; cung cấp dịch vụ để xóa đói

giảm nghèo theo định hướng thị trường và lồng ghép các can thiệp, phương thức
tiếp cận và phương pháp luận cho các thể chế công ở nông thôn.
2.2. Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ
28. Dự án Hỗ trợ Tam Nông tỉnh Ninh Thuận với sự hỗ trợ vốn của IFAD
nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực, chiến lược và phương tiện để thực hiện Chương
trình Quốc gia về Nông thôn mới (NTP-NRD) ở cấp tỉnh đưa ra các phương thức
tiếp cận thế hệ mới cần thiết cho chương trình 'Tam Nông'.
29. Thông qua Dự án này của IFAD, Chính quyền cấp tỉnh sẽ tiến hành một
số cải cách, kể cả làm việc theo hướng vì chương trình, phân cấp quản lý, Chính
quyền là người hỗ trợ chứ không phải người thực hiện, ở cấp cơ sở, từ dưới lên và
có sự tham gia.
30. Các bài học kinh nghiệm từ các dự án do IFAD hỗ trợ ở Việt Nam,
trong đó có dự án Đa dạng hóa thu nhập nông thôn (RIDP) triển khai tại các tỉnh
17


như Tuyên Quang, là các điểm mốc để mở rộng sự hỗ trợ của IFAD. IFAD sẽ xây
dựng các mô hình cấp tỉnh nhằm thể hiện quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược,
đã thống nhất của Tam Nông và thực hiện các hợp phần của NTP-NRD. Khung
kết quả tổng thể (xem Khung Lôgic của Dự án) được xây dựng tập trung vào các
khía cạnh nói trên của Tam Nông và NTP-NRD giai đoạn 2011 - 2020 nhằm thực
hiện các hoạt động sinh kế cho dân tộc thiểu số nói riêng và các hộ nông dân
nghèo nói chung. Phương tiện thực hiện chủ yếu là tăng cường cơ hội cho nông
dân, kể cả dân tộc thiểu số, áp dụng nhiều hệ thống sản xuất nông nghiệp, hưởng
lợi từ các cơ hội thị trường, và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
3.1. Mục tiêu tổng thể và mục tiêu chiến lược
31. Mục tiêu tổng thể. Mục tiêu tổng thể của dự án là cải thiện một các bền
vững sinh kế của các hộ gia đình sống ở nông thôn, đặc biệt chú trọng tới vùng

đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo tại tất cả các
huyện của tỉnh Ninh Thuận.
32. Các mục tiêu chiến lược. Dự án có 04 mục tiêu chiến lược sau:
Nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho người dân và các nhóm
đối tượng của dự án thông qua các hoạt động Phát triển các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, kinh doanh nhỏ gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị
trường nông thôn tạo thu nhập cho người hưởng lợi.


Nâng cao năng lực cho cộng đồng, lập và thực hiện kế hoạch định hướng
thị trường có sự phân cấp, giám sát theo hiệu quả và thể chế ở cấp tỉnh, huyện và
xã.


Nâng cao đáng kể khả năng tiếp cận, chất lượng và phạm vi dịch vụ kỹ
thuật và tài chính (khu vực công/ tư) phục vụ sản xuất và lập kế hoạch định hướng
thị trường, tổ chức nông dân và đầu tư đa ngành.




Quản lý, sử dụng hiệu quả và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên.

3.2. Mục tiêu cụ thể
33. Mục tiêu phát triển của dự án là nâng cao năng lực của tỉnh nhằm thực
hiện chính sách mới của Chính phủ về nông nghiệp và phát triển nông thôn “Nông
nghiệp, Nông dân, và Nông thôn” (Tam Nông) trong khi đồng thời hỗ trợ các hoạt
động đầu tư nhằm giải quyết các nhu cầu của người dân tộc thiểu số và người
nghèo và bổ sung cho các hoạt động được đề ra trong Chương trình Mục tiêu
Quốc gia về Phát triển Nông thôn mới (NTP-NRD) giai đoạn 2011 - 2020.

34. Các mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm:
18


Xây dựng các mô hình sản xuất, quản lý sử dụng nguồn tài nguyên nông
lâm nghiệp bền vững gắn với chăn nuôi, an toàn dịch bệnh tạo thu nhập đáp ứng
mục tiêu giảm nghèo bền vững tại các xã vùng sâu xa.


Phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc phát triển chuỗi giá trị các
mặt hàng nông sản và tăng cường cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất.


Đa dạng các nguồn thu nhập thông qua Đào tạo nghề và đào tạo kỹ thuật,
quản trị, kinh doanh cho nhóm đối tượng dự án.


Tạo sự cân bằng và bình đẳng giới, lồng ghép giới trong các hoạt động
của dự án.


Nâng cấp và sửa chữa, làm mới các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn
nhằm đáp ứng hoạt động sản xuất và phát triển thị trường tại các xã, thôn bản.


Nâng cao năng lực và hình thành bộ máy quản lý có hiệu quả, từng bước
gắn việc quản lý của dự án với các chương trình dự án khác trên địa bàn.


Từng bước tăng cường năng lực cấp tỉnh để thực hiện chương trình theo

hướng phân cấp, phù hợp với người nghèo và phát triển nông thôn định hướng thị
trường.


IV. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
35. Dự án mong muốn đạt được các kết quả chủ yếu sau:
Vai trò và năng lực thể chế của các bên liên quan chính trong lĩnh vực
Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các cấp được tăng cường nhằm thực hiện
các chính sách và chiến lược vì người nghèo theo định hướng thị trường, và quy
trình ra quyết định thực hiện có sự phân cấp.


Nâng cao đáng kể khả năng tiếp cận, chất lượng và phạm vi dịch vụ kỹ
thuật và tài chính phục vụ sản xuất và lập kế hoạch định hướng thị trường, đầu tư
đa ngành và tăng cường an ninh lương thực. Cải thiện mức độ tiếp cận nguồn
nước sạch và nguồn nước tưới từ các công trình nước sạch và công trình thủy lợi
được vận hành và bảo trì tốt; nâng cao chất lượng vệ sinh tại các hộ gia đình.


Xây dựng hệ thống dịch vụ và cơ sở hạ tầng nông thôn chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu của người dân một cách bền vững nhằm hỗ trợ phát triển nền
kinh tế nông nghiệp có sức cạnh tranh.


Cải thiện một cách bền vững sinh kế của các hộ gia đình sống ở nông
thôn, đặc biệt chú trọng tới vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và các hộ nghèo tại tất cả các huyện.


Thành lập hệ thống quản lý dự án phù hợp, đáp ứng một cách hiệu quả

các nhu cầu thực thi phi tập trung hóa mang định hướng thị trường.


19


V. CÁC HỢP PHẦN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
5.1. Các hợp phần và tiểu hợp phần của dự án
36. Dự án được xây dựng với ba hợp phần, mỗi hợp phần có các tiểu hợp
phần. Phương thức tiếp cận chung sẽ mang tính “chương trình, phân cấp, dựa vào
nhu cầu, vì người nghèo và theo định hướng thị trường”. Và các công cụ chính
nhằm đạt được mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể là tăng cường năng lực thể
chế đối với quá trình Lập kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (SEDP) có sự tham
gia, theo định hướng thị trường và vì người nghèo và Quỹ Phát triển cộng đồng
(CDF) do địa phương tự quản lý; và cách thức chuỗi giá trị vì người nghèo nhằm
kết nối nông dân và cộng đồng với thị trường và cải thiện hoạt động sinh kế.
37. Các hợp phần và tiểu hợp phần của dự án bao gồm:
Hợp phần 1: Tăng cường năng lực thể chế để thực hiện chiến lược Tam
Nông.
Hợp phần này gồm 04 tiểu hợp phần sau:
 Tiểu hợp phần 1.1: Quản lý kinh tế theo định hướng thị trường.
 Tiểu hợp phần 1.2: Thể chế hóa việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
phát triển KTXH có sự tham gia, dựa trên kết quả, theo định hướng thị trường.
 Tiểu hợp phần 1.3: Phát triển và hợp tác với khu vực tư trong nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
 Tiểu hợp phần 1.4: Phối hợp thực thi và hỗ trợ quản lý dự án.
Hợp phần 2: Thúc đẩy chuỗi giá trị vì người nghèo. Hợp phần này gồm 04
tiểu hợp phần sau:
 Tiểu hợp phần 2.1: Xác định và phân loại ưu tiên hóa chuỗi giá trị vì
người nghèo.

 Tiểu hợp phần 2.2: Các dịch vụ khuyến nông và nghiên cứu kỹ thuật
nhằm phát triển chuỗi giá trị.
 Tiểu hợp phần 2.3: Thúc đẩy các sáng kiến kinh doanh nông nghiệp vì
người nghèo.
 Tiểu hợp phần 2.4: Tăng cường tiếp cận các dịch vụ tài chính nông
thôn.
Hợp phần 3: Lập và thực hiện kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội cấp xã
theo dịnh hướng thị trường (MOP SEDP). Hợp phần này gồm 03 tiểu hợp phần
sau:
 Tiểu hợp phần 3.1: Xây dựng năng lực lập kế hoạch cho MOP SEDP.
20


 Tiểu hợp phần 3.2: Thu hút người nghèo tham gia vào chuỗi giá trị.
 Tiểu hợp phần 3.3: Quỹ phát triển cộng đồng.
5.2. Nội dung chi tiết của từng hợp phần
5.2.1. Hợp phần 1: Tăng cường năng lực thể chế để thực hiện chiến lược
Tam Nông
Mục tiêu:
38. Mục tiêu của hợp phần là tăng cường năng lực cấp tỉnh nhằm thực hiện
chương trình của Chính phủ về phát triển nông thôn theo định hướng thị trường,
vì người nghèo và được phân cấp quản lý.
Kết quả mong muốn:
39. Các kết quả mong muốn của hợp phần gồm:
• Hợp thức hóa việc lập kế hoạch có sự tham gia, theo định hướng vào thị
trường trong quy trình SEDP;
• Thiết lập khung điều chỉnh đầu tư công cho phù hợp với các ưu tiên phát
triển địa phương;
• Nâng cao năng lực của khu vực ARD trong quản lý các quy trình phân
cấp; cải thiện môi trường kinh doanh (PCI);

• Cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật và tài
chính đối với các hộ gia đình nông thôn và các tác nhân trong chuỗi giá trị.
5.2.1.1. Tiểu hợp phần 1.1: Quản lý kinh tế theo định hướng thị trường
Mục tiêu:
40. Mục tiêu của tiểu hợp phần là tăng cường năng lực cấp tỉnh để thực
hiện dự án theo hướng phân cấp, phù hợp với người nghèo và phát triển nông thôn
định hướng thị trường.
Kết quả mong muốn:
41. Vai trò và năng lực thể chế của các bên liên quan chính trong lĩnh vực
NN & PTNT ở các cấp được tăng cường nhằm thực hiện các chính sách và chiến
lược vì người nghèo theo định hướng thị trường, và quy trình ra quyết định thực
hiện có sự phân cấp.
Chỉ số:
42. Tỉ lệ 70- 80% các xã, thôn bản lập kế hoạch và thực hiện các tiểu dự án
phát triển nông thôn dựa trên những ưu tiên và nhu cầu được cộng đồng nêu rõ từ
nguồn Quỹ phát triển cộng đồng.
21


Cơ sở thực tiễn:
43. Tỉnh Ninh Thuận đang nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển Nông
nghiệp và Nông thôn trong khuôn khổ của Nghị quyết Tam nông, chính vì vậy,
cải cách thể chế và xây dựng năng lực sẽ là nhân tố quyết định sự thành công của
nỗ lực đó, đúng như Bộ NN & PTNT đã nhận thấy trong quá trình nỗ lực thực
hiện Nghị quyết Tam nông với sự tham gia của 11 Bộ ngành liên quan tại cấp
quốc gia. Tại tỉnh Ninh Thuận, nỗ lực này không những đòi hỏi năng lực quản lý
và trình độ chuyên môn của các cơ quan chủ chốt như Sở NN & PTNT, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, mà còn đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa các sở
ban ngành và các bên tham gia từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh.
Các hoạt động chính và đầu tư của dự án:

44. Phát triển phương pháp MOP-SEDP:
• Hỗ trợ kỹ thuật cho việc triển khai phương pháp MOP-SEDP; lập sổ tay
hướng dẫn và hướng dẫn thực hiện MOP-SEDP; xây dựng các quy chế về thực
hiện MOP-SEDP; xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu tập huấn phục vụ cho việc
thực hiện MOP-SEDP để thực hiện ở cấp tỉnh, huyện và xã.
• Tài liệu hóa và phổ biến các kết quả và rút kinh nghiệm từ những năm
đầu thực hiện MOP-SEDP.
• Tập huấn Giảng viên (TOT) để phục vụ việc tập huấn lại cho các cán bộ
xã và CPC dựa trên các khái niệm MOP-SEDP (phát triển kinh tế địa phương và
hướng vào thị trường) và các hướng dẫn.
5.2.1.2. Tiểu hợp phần 1.2: Thể chế hóa việc lập kế hoạch và thực hiện
kế hoạch phát triển KTXH có sự tham gia, dựa trên kết quả, theo định hướng
thị trường
Mục tiêu:
45. Hỗ trợ các tổ chức cấp huyện và tỉnh bằng dự án để thực hiện NTPNRD theo thể thức mới là “định hướng thị trường” và “theo nhu cầu/dựa vào
người dân”
Kết quả mong muốn:
46. Hoàn thiện và ban hành quy trình lập kế hoạch có sự tham gia theo định
hướng thị trường; Phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia được áp dụng vào
bản kế hoạch cấp xã; Bản kế hoạch cấp tỉnh phản ánh được ưu tiên phát triển của
địa phương.
Các hoạt động chính và đầu tư của dự án:

22


47. Thể chế hóa việc lập và thực hiện kế hoạch phát triển KTXH có sự
tham gia, dựa trên kết quả, theo định hướng thị trường.
• Đánh giá toàn diện về năng lực của các xã và tỉnh mục tiêu của chương
trình và quản lý quá trình lập kế hoạch MOP-SEDP và quá trình đầu tư được phân

cấp.
• Căn cứ vào kết quả đánh giá, xây dựng các gói hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo
cơ bản cho các huyện và các xã về các nội dung lập kế hoạch và quản lý kinh tế
địa phương, định hướng thị trường (bao gồm các khía cạnh về môi trường), các
thủ tục mua sắm và quản lý tài chính.
• Tổ chức tập huấn và hội thảo cho cơ quan cấp tỉnh (DPI, DARD, DTI),
các lãnh đạo huyện (DPC) và các cán bộ huyện cũng như các cán bộ khác phụ
trách về chính sách và lập kế hoạch về các nội dung: (i) tiếp cận thị trường,
thương mại, quảng bá thương mại; các chính sách của chính phủ, các chương
trình và quy chế về phát triển khu vực tư nhân; và cải thiện môi trường kinh
doanh và thúc đẩy đầu tư; và (ii) các mục tiêu của MOP-SEDP, phương pháp
luận, quy chế, chuẩn mực để lồng ghép vào quá trình SEDP hàng năm do DPI chủ
trì.
• Tổ chức các chuyến tham quan (tại tỉnh và trong nước) cho các cán bộ
của tỉnh, huyện, cán bộ cơ quan chủ quản để trao đổi kinh nghiệm và học tập.
• Nghiên cứu chiến lược về (i) thị trường, vận chuyển và các điều kiện
thuận lợi để phát triển các biện pháp giảm nghèo dựa vào thị trường và vì người
nghèo dựa vào các lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của địa phương; và (ii) các
cải cách cần thiết về thể chế trong DARD, DPI, và DTI trong chức năng điều
hành các chương trình đầu tư công phi tập trung, theo định hướng thị trường và
hướng theo nhu cầu.
• Ngoài ra, dự án sẽ tài trợ cho việc nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật, các hoạt
động tham vấn các bên liên quan và các diễn đàn về phát triển Khung Đầu tư
trung hạn (MTIF) cho NTP-NRD. Để hưởng ứng các Quy hoạch tổng thể mới xây
dựng gần đây của tỉnh cho các khu vực đô thị và ven biển, việc thực hiện MTIF sẽ
đưa ra chiến lược ban đầu cho các các khu vực nông thôn cần giảm nghèo và
ARD nói chung và xác định các mối liên kết giữa nông thôn với thành thị để thúc
đẩy hơn nữa nội dung của ARD. Do tính chất nghèo đói cố hữu gần đây của dân
tộc thiểu số dành cho người Raglai, một hoạt động bổ sung, bao gồm việc phát
triển một Kế hoạch phát triển Dân tộc Raglai được thiết kế riêng cho điều kiện và

nhu cầu cụ thể của dân tộc này cũng sẽ được đưa vào. Các nguồn lực IFAD chính
là nguồn quỹ chính để thực hiện công việc này và tạo ra khuôn khổ để mời các

23


nhà tài trợ chính (Ngân hàng Thế giới, ADB, JBIC) nhằm hỗ trợ và tham gia vào
việc phát triển Kế hoạch Phát triển Dân tộc và MTIF cho người Raglai.
48. Cải thiện chỉ số PCI. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đánh giá các tỉnh
về sự năng động của khu vực tư nhân, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh
tế. Chỉ số này bao gồm mười chỉ số phụ được đưa ra để giải thích rõ về sự khác
nhau trong việc thực hiện tại Việt Nam. Lợi ích mà Chỉ số CPI mang lại là nó
được lập ra sao cho các kết quả của chỉ số này có thể được chuyển hóa thành các
cải cách về quản lý. Điều đó được thực hiện bằng cách tập trung vào các công tác
quản lý để nâng cao hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn hóa thông qua việc chính thức
hóa các kết quả dựa trên các thực hành tốt nhất đã có tại Việt Nam. Sử dụng các
chuẩn PCI để chỉ ra các lĩnh vực ưu tiên nhằm cải thiện pháp lý, hành chính và
quản lý, dự án sẽ hỗ trợ việc lập và thực hiện một chiến lược và kế hoạch hành
động nhằm cải thiện chỉ số PCI của tỉnh. Các hoạt động cụ thể sẽ được dự án hỗ
trợ gồm có:
• Các chuyến tham quan nghiên cứu và thăm quan chéo cho các cán bộ
chính quyền cấp tỉnh và các nhà hoạch định chính sách đến các tỉnh đã thành công
trong việc nâng cao chỉ số PCI.
• Hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu hội thảo tham vấn các bên tham gia, các hoạt
động tuyên truyền (i) để lập và thực hiện các chiến lược và kế hoạch thực hiện
nhằm cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI); (ii) nhằm phát triển quá
trình quản lý và các quy chế hiệu quả hơn; và (iii) nhằm soạn thảo và ban hành
các chính sách và quy chế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và điều kiện về
sản xuất, tiếp thị và thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp và nông thôn.
5.2.1.3. Tiểu hợp phần 1.3: Phát triển và hợp tác với khu vực tư trong

nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Mục tiêu:
49. Mục tiêu của tiểu hợp phần này là nhằm cải thiện môi trường kinh
doanh thuận lợi cho sự phát triển của khu vực tư và hợp tác công - tư trong nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Đưa khu vực tư tham gia vào lĩnh vực này sẽ giúp
đem lại nhiều lợi ích và nguồn lực cho nhóm tác động đích, đó là người nghèo
nông thôn.
Các kết quả mong muốn:
50. Huy động tối đa nguồn lực của khu vực tư nhằm tác động và mang lại
lợi ích cho người nghèo nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
Các hoạt động chính và đầu tư của dự án:
24


51. Thành lập các TCT chuyên đề cải thiện môi trường kinh doanh (TCT
CĐCTMTKD): UBND tỉnh sẽ ban hành một quyết định thành lập một TCT
CĐCTMTKD do Sở Kế hoạch và Đầu tư làm trưởng nhóm và có đại diện từ Sở
Nội vụ, Sở NN & PTNT, Sở TMCN, Liên minh HTX và Hội Doanh nghiệp. TCT
CĐCTMTKD sẽ làm việc liên quan tới khung khổ cho khối tư nhân. Nhiệm vụ
của TCT CĐCTMTKD là chỉ đạo và huy động các nguồn lực và năng lực từ các
cơ quan có liên quan nhằm tiến hành các nghiên cứu về khung khổ chính sách và
cơ chế hiện hành, xây dựng hoặc rà soát các chính sách và các văn bản pháp lý, tổ
chức các cuộc đối thoại chính sách và cố vấn cải cách thể chế nhằm tạo ra môi
trường thuận lợi cho sự phát triển và hợp tác với khu vực tư. Hỗ trợ kỹ thuật,
nghiên cứu, hội thảo tham vấn các bên liên quan, tài liệu và các hoạt động phổ
biến (i) để chuẩn bị và thực hiện các chiến lược và kế hoạch hành động để cải
thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), (ii) xây dựng các quy định và quy
trình pháp lý hiệu quả hơn; và (iii) để soạn thảo và ban hành các chính sách và các
quy định cải thiện môi trường kinh doanh và điều kiện sản xuất, tiếp thị và thu hút

đầu tư trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.
52. Rà soát mức độ tham gia của khu vực tư nhân vào khu nông nghiệp tại
các tỉnh. Với sự hỗ trợ từ dự án, TCT CĐCTMTKD sẽ huy động năng lực và
nguồn lực từ các sở ban ngành tỉnh và huyện nhằm tiến hành đánh giá tình hình
phát triển hiện thời của khu vực tư trong sản xuất, chế biến và thương mại nông
nghiệp, (ii) các thực tiễn tốt trong quan hệ đối tác với khu vực tư nhân và các yếu
tố thành công; (iii) những trở ngại, khó khăn và thách thức chính cho sự phát triển
khu vực tư nhân; (iv) đánh giá về môi trường kinh doanh hiện tại (chính sách về
thuế, quản lý đất đai, thực hiện hợp đồng nông nghiệp, thể chế hỗ trợ với các tổ
chức, dịch vụ phát triển kinh doanh, vv; (v) phân tích tác động của môi trường
thuận lợi tới các doanh nghiệp tư nhân về cơ cấu chi phí và các lựa chọn đổi mới,
vv; (vi) khuyến nghị về chiến lược và kế hoạch hành động nhằm cải thiện chính
sách, khuôn khổ pháp lý và việc cung cấp dịch vụ hiện nay nhằm phát triển hơn
nữa sự tham gia của khu vực tư nhân trong kinh doanh nông nghiệp.

25


×