Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.32 KB, 32 trang )


VĂN TẾ
NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu

A. TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
Nhóm 1
Ngày Nguyễn Đình Chiểu mất,
cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn
tang. Vậy nhà thơ đã sống một
cuộc đời như thế nào mà lại có
ảnh hưởng lớn và được nhân
dân yêu mến đến như vậy?
Nhóm 2
-
Bối cảnh lịch sử thời đại Nguyễn Đình Chiểu?
-
Em rút ra điều gì từ nhân cách Nguyễn Đình Chiểu?
-
Kể tên những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu mà em
biết.

A. TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
Nhóm 3
Nội dung thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu.
Nhóm 4
Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.


A. TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
Nguyễn Đình Chiểu
(1822 – 1888)
Tự: Mạnh Trạch, hiệu: Trọng Phủ, Hối Trai
Cuộc đời riêng: công danh
nghẽn lối vì bệnh tật
1843 đỗ tú tài  1846 ra Huế
học  1849 chuẩn bị vào thi
Hội thì nhận được tin mẹ mất,
bỏ thi về chịu tang  đau mắt
rồi bị mù.
Bi kịch chung của thời đại:
Pháp xâm lược, triều đình
đầu hàng. Nhân dân vẫn khởi
nghĩa đánh Pháp.
 thời kì “khổ nhục nhưng vĩ
đại” của dân tộc.
- Nghị lực phi thường: dạy học, bốc thuốc, sáng tác thơ văn  được
nhân dân yêu kính gọi là cụ Đồ Chiểu.
- Yêu nước sâu sắc: cùng lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc,
khảng khái cự tuyệt mọi sự mua chuộc của kẻ thù, thuỷ chung, son sắt
với dân, với nước.

II. Sự nghiệp thơ văn
Vài sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

Sự nghiệp thơ văn
Tác phẩm chính
- Trước khi Pháp

xâm lược: Truyện
Lục Vân Tiên, Dương
Từ - Hà Mậu.
- Sau khi Pháp xâm
lược: thơ, văn tế,
truyện thơ
Một số tác phẩm tiêu
biểu: Chạy giặc, Văn
tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc, Văn tế
Trương Định, Thơ
điếu Trương Định,
Thơ điếu Phan Tòng,
Văn tế nghĩa sĩ trận
vong Lục tỉnh, Ngư
Tiều y thuật vấn
đáp…
Nội dung
- Lí tưởng đạo đức, nhân
nghĩa xuất phát từ đạo nho
nhưng mang đậm tính nhân
dân và truyền thống dân tộc.
- Lòng yêu nước, thương dân:
+ Ghi lại chân thực lịch sử
+ Khích lệ lòng căm thù giặc,
chí cứu nước của nhân dân
+ Tố cáo tội ác của giặc ngoại
xâm và bọn bán nước
+ Biểu dương những anh hùng
nghĩa sĩ, sĩ phu yêu nước

+ Bày tỏ tấm lòng kiên trung,
bất khuất của những con
người thất thế mà vẫn hiên
ngang.
Nghệ thuật
- Đỉnh cao của văn
chương trữ tình đạo
đức.
- Vẻ đẹp thơ văn tiềm
ẩn trong tầng sâu
cảm xúc, suy ngẫm.
- Bút pháp trữ tình
xuất phát từ cái tâm
trong sáng, nhiệt
thành, giàu tình yêu
thương, một lòng vì
dân, vì nước.
- Đậm đà sắc thái
Nam Bộ: lời ăn tiếng
nói mộc mạc, tâm
hồn chất phác, tính
cách khoáng đạt, lối
thơ kể...

A. TÁC GIẢ
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm
gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách,
nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước,
thương dân và thái độ kiên trung, bất
khuất trước kẻ thù. Thơ văn ông là một

bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói
yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu
chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ
thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam
Bộ.

B. Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
I. Đọc hiểu tiểu dẫn
1. Thể loại văn tế
- Gắn với phong tục tang lễ  bày tỏ lòng tiếc thương với người
đã mất.
- 2 nội dung cơ bản
+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã mất
+ Bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.
- Bố cục: thường gồm 4 đoạn
+ Lung khởi (Thương ôi!/ Hỡi ôi!...): luận chung về lẽ sống, chết
+ Thích thực (Nhớ linh xưa…): kể công đức, phẩm hạnh, cuộc đời
người đã khuất
+ Ai vãn: niềm thương tiếc
+ Kết: niềm thương tiếc + lời cầu nguyện của người đứng tế.
- Được viết theo thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú…
- Âm điệu: lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều từ thán từ và những
từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.

2. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
a. Hoàn cảnh sáng tác
Viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định
để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong
trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc
đêm 16/12/1861.


b. Ý nghĩa lịch sử: dựng bức tượng đài đầu
tiên của người nông dân nghĩa sĩ trong văn học dân
tộc  gây xúc động mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần chiến
đấu.
 bài văn tế lập tức được truyền tụng khắp nơi.

2. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
c. Bố cục
- Lung khởi (2 câu đầu): bối cảnh thời đại và
ý nghĩa cái chết bất tử của người nông
dân.
- Thích thực (câu 3 – 15): hình ảnh người
nông dân – nghĩa sĩ
- Ai vãn (câu 16 – 28): tiếc thương, cảm
phục người nghĩa sĩ
- Kết (2 câu cuối): ngợi ca linh hồn bất tử
của các nghĩa sĩ.

II. Đọc hiểu văn bản
Cách đọc văn tế

Đoạn 1: trang trọng

Đoạn 2: trầm lắng khi hồi tưởng, hào
hứng, sảng khoái khi kể lại chiến công

Đoạn 3: trầm buồn, xót xa, đau đớn

Đoạn 4: thành kính, trang nghiêm



Câu hỏi thảo luận
II. Đọc hiểu văn bản
+ Nhóm 1: Tình thế, bối cảnh thời đại mà Nguyễn
Đình Chiểu xây dựng hình tượng người nông
dân – nghĩa sĩ; ý nghĩa cái chết của họ.
+ Nhóm 2: Hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa
sĩ trong bài văn tế
+ Nhóm 3: Những chuyển biến về tư tưởng của
người nông dân khi giặc Pháp xâm lược
+ Nhóm 4: Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân
trong “trận nghĩa đánh Tây”.

×