Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DE THI THU VAO 10 DAP AN MON VAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.79 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN II

Năm học: 2016-2017
M«n: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: 2 điểm
Cho đoạn văn:
..." Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà
than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc,
tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin người chứng giám. Thiếp nếu đoan trang
giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ
Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá
tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ"...
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? của ai?
b. Đoạn văn là lời độc thoại hay đối thoại? lời thoại này được thể hiện trong
hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì?
Câu 2: 1 điểm
..."Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng".....
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Hãy xác định và chỉ rõ biện pháp tu từ có trong khổ thơ trên.
Câu 3: 2 điểm
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 30 dòng trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu 4: 5 điểm


Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh Thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa
Pa của Nguyễn Thành Long.


HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ LẦN MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: 2 điểm
Học sinh trả lời đúng:
- Đoạn văn được trích trong truyện ngắn " Người con gái Nam Xương - tác giả
Nguyễn Dữ (0.5điểm)
- Đoạn văn là lời độc thoại của Vũ Nương (0.5điểm)
- Lời thoại được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh: Nàng bị Trương Sinh nghi
ngờ, ghen tuông, la mắng, đánh đuổi khiến nàng tuyệt vọng và quyết quên sinh
(0.5điểm).
- Qua lời độc thoại nàng muốn khẳng định nết đoan trang, lòng trong trắng và
thủy chung của nàng với chồng (0,5 điểm).
Câu 2: 1 điểm
Học sinh xác định đúng và chỉ rõ biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác sử
dụng trong khổ thơ: từ thính giác - thị giác - xúc giác.
Câu 3: 0.25 điểm
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề - nêu vấn đề nghị luận khi giao tiếp, cần phải biết tế nhị và
tôn trọng người khác.
Thân bài
Giải thích:
+Tế nhị: tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết nghĩ đến những điểm
nhỏ thường dễ bị bỏ qua; tôn trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi
phạm hay xúc phạm đến người khác khi giao tiếp (0.25điểm)
+Bàn luận vấn đề
Tế nhị và tôn trọng người khác là những phẩm chất cực kì quan trọng trong giao tiếp.
Biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến sự hài hòa, vui vẻ và
những kết quả tốt đẹp. Để biết tế nhị và biết tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sự từng

trải, sâu sắc, tinh tế và được giáo dục kĩ. Phải biết tôn trọng người khác thì mới được
người khác tôn trọng lại. Phải biết tế nhị với người khác thì mới mong nhận lại được sự
tế nhị. Dẫn chứng: đôi khi vì một lời nói thiếu tế nhị hay một thái độ thiếu tôn trọng đối
với người khác mà chúng ta phải ray rứt suốt đời (0,75điểm)
+ Phê phán:
Những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt, không biết tôn trọng người khác thường dẫn
đến những bi kịch đau đớn trong cuộc sống, làm điều gì cũng thất bại (0.25điểm).
+ Mở rộng vấn đề
Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm, “thiếu tế nhị” để nói thẳng sự thật dù đó
là sự thật xúc phạm và làm đau lòng người khác (0.25điểm).
Liên hệ bản thân: Phải biết tự nhắc nhở mình hàng ngày về việc giao tiếp tế nhị và
biết tôn trọng người khác. Văn hóa giao tiếp là một vấn đề quan trọng, cần được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường phổ thông (0.25điểm)
Kết bài (0.25điểm)
Giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác là chìa khóa để mang lại thành công


và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất cần thiết của con người để tạo nên một
xã hội có văn hóa, tốt đẹp và văn minh.
Câu 4: 5 điểm
a. Mở bài: 0.5điểm: Giới thiệu được tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đánh
giá khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung của truyện ngắn - hình ảnh anh Thanh niên
với những nét đáng quý của anh.
b. Thân bài 4 điểm:
Học sinh có nhiều cách cảm nhận khác sau, song cần phải bật được những nội
dung sau:
- Vẻ đẹp của anh thanh niên (2.75điểm)
+ Anh có hoàn cảnh sống và làm việc hết sức khó khăn, gian khổ (0.25điểm).
+ Anh có nhận thức, ý thức đúng đắn, sâu sắc về nghề nghiệp, về công việc
của mình, có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần vượt khó khăn, gian khổ và hoàn

thành xuất sắc công việc anh rất yêu nghề nghiệp, công việc của mình (1điểm).
+ Anh cởi mở, chân thành, quan tâm đến người khác (0.25điểm).
+ Anh có lý tưởng sống, lẽ sống, lối sống cao đẹp và giàu khát vọng sống: Sống
để làm việc, để dâng hiến..."công việc của cháu gian khổ..... chứ cất nó đi cháu buồn
đến chết mất;, ..."mình sinh ra để làm gì? mình vì ai làm việc?" (0.75điểm
+ Khiêm tốn (từ chối khi nhà họa sĩ vẽ anh) (0.5điểm)
- Khái quát, đánh giá vấn đề (1,25điểm)
Mọi suy nghĩ, hành động của anh đều thấm đẫm tình yêu con người, yêu đất
nước (0.25điểm).
- Anh thanh niên mạng vẻ đẹp tiêu biểu cho người lao động, cho thế hệ trẻ Việt
Nam yêu nước đang ngày đêm lặng lẽ làm việc cống hiến cho đất nước, cho dân tộc,
sống quên mình vì đất nước.(0.5điểm)
Vẻ đẹp của anh được thể hiện qua cuộc gặp gỡ tình cờ nó như mối duyên kỳ
ngộ, vẻ đẹp của anh tỏa sáng, khơi gợi biết bao điều đẹp đẽ trong nhà họa sĩ và cô kỹ
sư. (0.5điểm)
c. Kết bài 0.5điểm; Đánh giá khái quát, trình bày suy nghĩ của bản thân.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×