Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Cảm hứng kitô giáo trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.54 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM VĂN HẢI

CẢM HỨNG KITÔ GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Xuân Thạch

Hà Nội – 2016

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………3
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….6
3. Lịch sử vấn đề……………………………………………….……………….…..6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………….……..9
Chƣơng 1: KITÔ GIÁO VÀ VĂN CHƢƠNG NGUYỄN VIỆT HÀ………….....11
1.1. Kitô giáo, Kitô giáo ở Việt Nam…………...………………………………...11
1.2. Văn chƣơng của Nguyễn Việt Hà……………………………………....……20
Chƣơng 2: NHỮNG YẾU TỐ KITÔ GIÁO QUA NGÔN NGỮ, KHÔNG GIAN,


NGHI LỄ, BIỂU TƢỢNG VÀ LỊCH SỬ………………………………….……..37
2.1. Tên tác phẩm …………………………………………………………...……37
2.2. Không gian…………………………………………………………..…….…40
2.3. Ngôn ngữ………………………………………………………………..……42
2.4. Nghi lễ, biểu tƣợng, ngày lễ………………………….....………………...….44
2.5. Lịch sử Kitô giáo ở Việt Nam trong bộ ba tiểu thuyết………………....…….48
Chƣơng 3: NHỮNG YẾU TỐ TÔN GIÁO Ở CẤP ĐỘ NHÂN VẬT……….…..52
3.1.Quan niệm về nhân vật, nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ……..…52

2


3.2. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà…………………..….…55
3.3. Thành công trong xây dựng nhân vật, những con ngƣời tôn giáo và xã
hội............................................................................................................................69
Chƣơng 4: VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG VIỆC THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG,
CHỦ ĐỀ…………………………………………………………………………..72
4.1. Sự xung đột, bộ mặt đƣơng đại của xã hội……………………...…………....72
4.2. Đức tin và con ngƣời tinh thần qua tôn giáo…………………………………76
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….…84
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………...86

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tôn giáo bản chất là một hiện tƣợng xã hội mang tính lịch sử, văn hóa. Đây là một
trong những cảm hứng quan trọng trong các sáng tác văn chƣơng. Bàn về mối quan
hệ giữa tôn giáo và văn học, Phƣơng Lựu trong giáo trình Lý luận văn học tập 1, đã

khẳng định:“Chủ nghĩa nhân văn tôn giáo cũng là một nguồn cảm hứng của văn
nghệ, đồng cảm với con người nhân đạo trong văn chương”.[30] Trong kho tàng
văn học nhân loại, nhiều tác phẩm đƣợc viết ra dựa trên cảm hứng tôn giáo. Tùy
vào đức tin, tôn giáo và tín ngƣỡng của mỗi tác giả hay đặc điểm của của thời đại,
địa điểm sinh sống mà những tác phẩm có thể chứa đựng ít hay nhiều những yếu tố
tôn giáo. Qua đó, tác giả chuyển tải những thông điệp sâu xa đến độc giả.
Việt Nam là một đất nƣớc nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Từ xƣa đã là nơi giao
thoa của nhiều nền văn hóa với những luồng tƣ tƣởng khác nhau nhƣ Phật giáo,
Khổng giáo, Hồi giáo, Kitô giáo… Những tôn giáo này cùng với những tín ngƣỡng
bản địa đã là nguồn cảm hứng, ảnh hƣởng và tác động đến đời sống văn hóa tinh
thần, đặc biệt là cả trong đời sống văn học. Trong đó, Kitô giáo chiếm một vị trí
quan trọng. Văn học thế giới từng có nhiều tác phẩm nổi tiếng lấy hình tƣợng tôn
giáo làm đối tƣợng phản ánh nhƣ Tây du kí (1590) của Ngô Thừa Ân, Nhà thờ Đức
bà (1831), Những người khốn khổ (1862) của Victo Huygo, Nghệ nhân và
Margarita (1840) của Mikhail Bulgacov, Lũ người quỷ ám (1872) của
Dostoyevsky, Tiếng chim hót trong bụi mận gai (1977) của Colleen McCulloug,
Đoạn đầu đài (1986) của Aimatov, , và gần đây là Thiên thần và ác quỷ (2000),
Mật mã Da Vinci (2003) của Dan Brown. Hầu nhƣ các nền văn học lớn nhƣ Trung
Quốc, Nga, Ấn Độ… đều mang đậm dấu ấn tôn giáo.

4


Văn học Việt Nam từ xƣa đã có rất nhiều tác phẩm đƣợc sáng tác dựa trên cảm
hứng tôn giáo nhƣ thơ văn Phật giáo thời kì trung đại, thơ văn ảnh hƣởng của Nho
giáo, Đạo giáo hiện diện thƣờng xuyên kể từ khi hai hệ tƣ tƣởng xã hội này ảnh
hƣởng tới Việt Nam. Theo thời gian, sự tiếp nhận Kitô giáo sau đó đã tạo nên
nhiều tác phẩm mang cảm hứng từ tôn giáo mới này ở Việt Nam dù chƣa nhiều,
sâu đậm nhƣ những những tác phẩm văn chƣơng Phật giáo, Nho giáo...
Trong văn học hiện đại và đƣơng đại của Việt Nam, cảm hứng tôn giáo tiếp tục có

mặt trong các tác phẩm văn học có tiếng vang nhƣ Hồn bướm mơ tiên của Khái
Hƣng, Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan, Nhân sứ, Bụt mệt của Hòa Vang,
Đường Tăng của Trƣơng Quốc Dũng, Thợ may của Phạm Hải Vân, Giàn thiêu của
Võ Thị Hảo, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Cõi
người rung chuông tận thế, Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái, Đêm
thánh vô cùng của Sƣơng Nguyệt Minh, Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ,
Gióng của Nguyễn Minh Hà, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng nhƣ Tàn đen
đốm đỏ, Những đứa trẻ chết già hay Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp… và đặc
biệt là trong những tiểu thuyết của cây bút Nguyễn Việt Hà. So với những tôn giáo,
tín ngƣỡng khác thì Kitô giáo mới chỉ đƣợc truyền bá tại Việt Nam với thời gian
chƣa lâu và cũng chƣa thực sự ảnh hƣởng sâu rộng trong các tác phẩm văn học
hiện đại, đƣơng đại. Chính vì thế, việc tìm hiểu cảm hứng tôn giáo mà cụ thể là
Kitô giáo vẫn là một mảng đề tài còn mới mẻ trong việc nghiên cứu văn học Việt
Nam.
Trong các tác giả của văn học Việt Nam đƣơng đại, Nguyễn Việt Hà là một trong
những cái tên đáng chú ý nhất. Nhà văn này đã tạo đƣợc dấu ấn cho mình ở nhiều
thể loại khác nhau nhƣ tiểu thuyết, tản văn... Mỗi nhà văn đều có những nét đặc
trƣng trong sáng tác của mình. Nguyễn Việt Hà là một ngƣời có thể khiến cho độc
giả nhớ tới mình bằng những “đứa con tinh thần” rất Tây, rất độc đáo đầy giọng
5


giễu nhại của mình. Là con ngƣời của Hà Thành nên các sáng tác của ông mang
đậm dấu ấn đô thị Hà thành từ văn hóa, con ngƣời... dù vẫn ẩn chứa ở đó cái nhìn
xót xa trƣớc sự biến chất của xã hội hiện đại. Bên cạnh yếu tố thành thị đặc trƣng,
độc giả còn dễ dàng nhận thấy yếu tố tôn giáo trong những sáng tác của ông, đặc
biệt là Kitô giáo. Nó thể hiện từ ngôn ngữ, nhân vật, cốt chuyện.... và là đề tài vẫn
chƣa đƣợc nhắc nhiều đến khi nghiên cứu về những sáng tác của Nguyễn Việt Hà.
Việc nghiên cứu tác phẩm của nhà văn Nguyễn Việt Hà, một trong những hiện
tƣợng khá thú vị của văn chƣơng Việt Nam đƣơng đại là một điểu đáng chú ý. Bởi

lẽ, trong vô số những cây bút hiện tại, ít ngƣời tạo đƣợc dấu ấn thực sự với những
tác phẩm của mình nhƣ Nguyễn Việt Hà. Nguyễn Việt Hà mƣợn cảm hứng tôn
giáo không chỉ vì ông là ngƣời Công giáo, là ngƣời Hà Nội mà qua đó ông còn
khéo léo bằng cách thể hiện đức tin để có thể khắc họa nên những chân dung,
những con ngƣời của thời đại. Chúng ta đã quá quen thuộc với việc đi vào phân
tích nhân vật qua tính cách, qua lý tƣởng sống hay bản chất trong xã hội mà chƣa
nhiều ngƣời đi vào nghiên cứu nhân vật bằng những ẩn ức về đức tin, về tôn giáo
để thấy đƣợc một mặt rất mới mẻ trong cách hiểu đƣợc con ngƣời không chỉ trong
các tác phẩm văn học mà còn ở ngoài thực tế. Việc nghiên cứu tác phẩm văn học,
nhân vật từ cảm hứng tôn giáo của nhà văn cũng là cách để phát hiện ra những tƣ
tƣởng, những giá trị mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình.
Nhiều ngƣời cho rằng, những tác phẩm mang nặng màu sắc tôn giáo là tác phẩm
không thực tế, nhìn nhận không khách quan hay khó có thể có những điểm đặc sắc.
Thế nhƣng, khi đi vào nghiên cứu ta mới thấy những quan niệm trên không đúng
và tôn giáo thực sự tạo nên những giá trị đặc biệt cho tác phẩm. Không phải tự
nhiên mà Nguyễn Việt Hà dành hẳn gần hai chục năm của mình để viết bộ ba tác
phẩm mà thấp thoáng đâu đó sự ảnh hƣởng của Kitô giáo ngay từ cái tên, hình ảnh
bìa cũng là hình ảnh những con ngƣời nhộn nhạo xung quanh cây thánh giá thiêng
6


liêng. Ông muốn đặc tả lại cả một xã hội với đầy đủ góc cạnh, tạo nên những con
ngƣời của thời đại thông qua cảm hứng tôn giáo.
Ngƣời ta từng thấy những tác phẩm mang đậm màu sắc tôn giáo, hệ tƣ tƣởng xã
hội trong các giai đoạn trung đại nhƣng ở văn học hiện đại, thì những tác phẩm mà
yếu tố tôn giáo đƣợc nhìn thấy ngay từ tên gọi không nhiều. Nguyễn Bình Phƣơng,
Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Việt Hà là ba cái tên đáng chú ý trong việc này.
Tuy nhiên, nếu nhƣ hai nhà văn đàn anh lấy cảm hứng từ những tín ngƣỡng dân
gian, những tôn giáo thuần Á đông nhƣ đạo Phật, tín ngƣỡng thờ mẫu thì Nguyễn
Việt Hà lại rất “Tây”, nhà văn này tạo cho mình “những đứa con tinh thần của

Chúa” trên cảm hứng Kitô giáo. Nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Việt Hà trên
phƣơng diện cảm hứng tôn giáo sẽ thấy, vì sao anh xứng đáng là một trong những
nhà văn tiêu biểu hiện nay và không nhạt nhòa giữa hàng loạt nhà văn thị trƣờng
khác.
2. Mục đích nghiên cứu
Nguyễn Việt Hà với những điểm đặc biệt, đáng chú ý trong sáng tác của mình thời
gian gần đây đã là đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đánh giá. Thế
nhƣng, những nghiên cứu này vẫn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cảm thức đô thị,
văn hóa hay con ngƣời đô thị... còn yếu tố tôn giáo, mà cụ thể là Kitô giáo đƣợc
thể hiện rõ nét vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm nghiên cứu. Chính vì thế, mục đích
của luận văn mong muốn phân tích vai trò của yếu tố Kitô giáo trong tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà và xác định đây là những tiểu thuyết Kitô giáo hay những tiểu
thuyết có yếu tố Kitô giáo.
3. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu tôn giáo mà cụ thể là nghiên cứu Kitô giáo trong văn học Việt Nam từ
trƣớc đến nay chƣa nhiều. Ngƣời ta có thể nghiên cứu những tôn giáo thuần Á
7


đông nhƣng còn chƣa chú trọng vào tôn giáo mang màu sắc phƣơng Tây này. Có
thể kể đến việc nghiên cứu Kitô giáo hay một khía cạnh nào đó của tôn giáo này
trong một số công trình nhƣ:
- “Cơ hội của Chúa” – từ nhật kí hậu trường đến văn học, Đoàn Cầm Thi, Pari
tháng 6/2014, evan.com.vn.
- Cảm quan tôn giáo trong văn xuôi Việt Nam đương đại, Lê Dục Tú, Tạp chí Sông
Hƣơng số 304.
- “Đau thương” và “Xuân như ý” nhìn trong sự ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo
đến văn học, Khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Thị Vân, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội.
Nguyễn Việt Hà là một cây viết đặc sắc trong nền văn chƣơng Việt Nam đƣơng

đại. Chính vì thế, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu những đặc điểm đặc
sắc từ nội dung, tƣ tƣởng cho tới nghệ thuật của ông. Có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu về những sáng tác của nhà văn này nhƣ:
- Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người, Bùi Việt Thắng, Tạp chí văn học
số 6/1991.
- Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp hậu hiện đại, Phùng Gia Thế,
evan.com.vn.
- Đọc “Cơ hội của Chúa” của Nguyễn Việt Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Tạp chí Sông
Hƣơng số 130, tháng 12/1999.
- “Khải huyền muộn” – cảm hứng và những dấu hiệu của hình thức nghệ thuật
đương đại trong tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí Văn học số 4/2016.

8


- “Khải huyền muộn” – cuốn tiểu thuyết về chính nó, Nguyễn Chí Hoan, báo Ngƣời
Hà Nội số ngày 4 và 11/11/2005.
- Không gian và thời gian của vô cùng Hà Nội, Nguyễn Trƣơng Qúy, lời giới thiệu
“Ba ngôi của ngƣời”, Nxb Trẻ, 7/2014.
- Cốt truyện và người kể truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Luận văn thạc sĩ
Lí luận văn học, Đào Ánh Diệp, Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
- Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Luận văn thạc sĩ Văn học Việt
Nam, Lê Thị Loan, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Việc nghiên cứu tôn giáo trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là rất hiếm hoi.
Hầu hết các nhà nghiên cứu, học giả chỉ mới đi vào khía cạnh nội dung, nghệ thuật
hay đô thị cũng nhƣ bức tranh xã hội trong các tiểu thuyết của ông. Về tôn giáo
trong sáng tác Nguyễn Việt Hà, đáng chú ý nhất có công trình sau:
- Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Báo cáo khoa học, Nguyễn Thị
Thuyên, Tạp chí khoa học tập XXXVII số 4B/2008, Đại học Vinh.
Khái lƣợc lại những vấn đề từng nghiên cứu có liên quan ít nhiều tới đề tài của

luận văn này thì mức độ tìm hiểu, tiếp cận tới tôn giáo trong bộ ba tiểu thuyết của
Nguyễn Việt Hà vẫn chƣa nhiều, sâu và rộng. Có lẽ, bởi sự ra đời cách quãng của
những tiểu thuyết trong thời gian gần hai năm và vấn đề tôn giáo cũng là vấn đề
khá nhạy cảm đối với nhiều ngƣời. Trong những công trình nghiên cứu về tôn giáo
trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, những ngƣời nghiên cứu trƣớc đây đã khái
quát đƣợc về những yếu tố tôn giáo trong các tiểu thuyết, sự hiện diện của các tôn
giáo trong tiểu thuyết nhƣng chƣa nói lên đƣợc cụ thể tôn giáo đậm nét nhất là Kitô
giáo cũng nhƣ vai trò của tôn giáo với tƣ tƣởng, chủ đề của tác phẩm.

9


4. Phạm vi nghiên cứu
Nhƣ đã nói ở trên, Nguyễn Việt Hà là một trong những nhà văn nổi bật của văn
học Việt Nam đƣơng đại. Bên cạnh những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Xuân Khánh... thì những tác phẩm của Nguyễn Việt Hà thời gian gần đây
cũng là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu khá nhiều. Vấn đề đô thị, những trăn trở về con
ngƣời cùng bi kịch của các nhân vật chính là những đề tài đƣợc nghiên cứu khá
nhiều khi đến với tác phẩm của nhà văn này. Trong khi đó, tôn giáo với những sự
biểu hiện rõ rệt và truyền tải những nội dung đáng chú ý lại chỉ đƣợc coi nhƣ một
khía cạnh nhỏ bổ trợ cho những nghiên cứu trên. Vì thế, việc nghiên cứu cảm hứng
tôn giáo với tƣ cách một đề tài riêng rẽ sẽ là một cách để có thể hiểu hơn những giá
trị mà Nguyễn Việt Hà thể hiện qua tác phẩm của mình.
Đƣợc biết đến với nhiều tiểu thuyết và tản văn nhƣng khi nghiên cứu về tôn giáo,
cụ thể là Kitô giáo trong tác phẩm văn chƣơng của Nguyễn Việt Hà thì bộ ba tiểu
thuyết gồm: “Cơ hội của Chúa”, “Khải huyền muộn” và “Ba ngôi của Ngƣời” là
những tác phẩm tiêu biểu về đề tài này. Đây là ba tác phẩm mà yếu tố tôn giáo
đƣợc thể hiện rõ rệt nhất ngay từ tiêu đề của tiểu thuyết cho tới những thông điệp,
nội dung, nhân vật bên trong của nó. Hơn nữa, bộ ba tiểu thuyết dƣờng nhƣ có sự
tiếp nối nhau trong cùng chủ đề. Việc dừng lại ở ba tác phẩm tiêu biểu này cũng đã

tiếp cận và đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu của đề tài này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong công trình nghiên cứu luận văn này, tác giả sử dụng hai phƣơng pháp nghiên
cứu chính là thi pháp thể loại và văn hóa học. Đây là hai phƣơng pháp để thực hiện
việc ngiên cứu các tác phẩm từ nhiều góc độ khác nhau nhƣ ngôn ngữ, biểu tƣợng,
văn hóa, nhân vật, chủ đề và tƣ tƣởng. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng nhiều thao
tác nhƣ so sánh, thống kê, phân tích…
10


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận văn đƣợc
triển khai thành bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Kitô giáo và văn chƣơng Nguyễn Việt Hà
Chƣơng 2: Những yếu tố Kitô giáo qua ngôn ngữ, không gian, nghi lễ, biểu tƣợng
và lịch sử
Chƣơng 3: Những yếu tố Kitô giáo qua nhân vật
Chƣơng 4: Vai trò của Kitô giáo trong việc thể hiện chủ đề, tƣ tƣởng

11


Chƣơng 1: KITÔ GIÁO VÀ VĂN CHƢƠNG NGUYỄN VIỆT HÀ
Mỗi tôn giáo đều trải qua quá trình ra đời, định hình và phát triển. Trên mỗi chặng
đƣờng đều để lại những dấu ấn riêng. Kitô giáo trải qua khoảng thời gian dài đã
định hình đƣợc chỗ đứng của mình với những đặc trƣng riêng biệt. Tìm hiểu Kitô
giáo, đặc biệt đặc điểm Kitô giáo ở Việt Nam giúp mang lại cái nhìn khái quát, là
cơ sở cho việc tìm hiểu mối liên hệ giữa Kitô giáo và văn chƣơng Nguyễn Việt Hà.
1.1. Kitô giáo, Kitô giáo ở Việt Nam
1.1.1 Kitô giáo – lịch sử hình thành và phát triển

Kitô giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới cùng với Phật giáo và Hồi giáo.
Tầm ảnh hƣởng của Kitô giáo đƣợc cho là rộng lớn, trải dài nhiều quốc gia trên thế
giới, từ phƣơng Tây hiện đại tới phƣơng Đông vẫn còn nhiều bí ẩn, từ những đất
nƣớc hiện đại của châu Âu, Bắc Mỹ cho tới những đất nƣớc còn kém phát triển ở
châu Phi, châu Á. Tôn giáo này có một lịch sử ra đời, hình thành và phát triển lâu
dài. Nếu Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, vùng đất thuộc Nam Á, Hồi giáo ra đời ở tại
bán đảo Ả Rập thì Kitô giáo ra đời trên vùng đất của đế quốc La Mã cổ đại. Kitô
giáo ra đời trên cơ sở của Do Thái giáo vốn tồn tại ở vùng Trung cận đông, nơi tiếp
giáp của ba châu lục, cƣ dân vốn theo đa thần giáo. Tại vùng đất này, những mâu
thuẫn xã hội thực sự gay gắt dƣới những cuộc chiến tranh xâm lƣợc mở rộng thuộc
địa của đế chế La Mã. Sự ra đời của Ki tô giáo gắn liền với tên tuổi của Jesus
Christ hay còn gọi là Chúa Giê su. Theo những gì đƣợc truyền lại, chúa Giê su là
ngƣời đã sáng lập ra đạo Kitô, là con của Chúa Trời đã đầu thai vào một ngƣời con
gái đồng trinh tên là Maria. Với Kitô giáo, sự sinh nở thần kì của bậc tối cao cũng
nhƣ các tôn giáo khác, Chúa Giê su đƣợc sinh ra dù cho Đức Mẹ Maria vẫn đồng
trinh. Ngài sinh ra ở Palextin, một vùng đất thuộc vào lãnh thổ của La Mã trƣớc kia
vào khoảng thế kỉ thứ V hoặc thế kỉ thứ IV trƣớc công nguyên.
12


Hình thành trên cơ sở của Do Thái giáo cùng với nhu cầu một sự độc tôn về tôn
giáo ở vùng đất này, dƣới chế độ chiếm hữu nô lệ, các tín đồ ban đầu của Kitô giáo
bao gồm nô lệ, các nô lệ đƣợc giải phóng, dân nghèo thành thị. Ban đầu, họ thành
lập những công xã nhỏ, những tổ chức có vai trò giúp đỡ lẫn nhau và làm việc từ
thiện. Các công xã này tồn tại với nguyên tắc sự bình đẳng giữa các thành viên
trong đó. Quyền lành đạo công xã thuộc về các nhà truyền giáo lƣu động và các sứ
đồ của họ, những đại biểu của quần chúng nghèo khổ. Với nguyên tắc bình đẳng,
rõ ràng những gì mà đạo Kitô thủa ban đầu đƣa ra trái ngƣợc hẳn với bản chất xã
hội chiếm hữu nô lệ và vì thế, nó bị chính quyền La Ma đàn áp thẳng tay. Tiêu biểu
là vụ chính quyền thời hoàng đế Nê rôn đã ra tay tàn sát tín đồ Ki tô giáo một cách

thảm khốc. Sau giai đoạn đó, đến thế kỉ thứ II, các công xã nhỏ của Kitô giáo đã
liên hiệp lại và tổ chức thành giáo hội. Điều này khiến cho cách hoạt động của giáo
hội có nhiều thay đổi, đặc biệt là những tín đồ không còn chỉ là những ngƣời nô lệ,
thƣờng dân mà đã có cả những ngƣời khá giả, giàu có tham gia vào.
Bị chính quyền La Mã đàn áp nhƣng sự phát triển của tôn giáo này lại mang một
dấu ấn, một bƣớc ngoặt dƣới triều đại của Hoàng đế Constantine khi vị hoàng đế
này nuôi tham vọng chinh phục toàn cầu. Dƣới triều đại của ông, không còn những
vụ tàn sát, bách hại nhƣ các hoàng đế tiền nhiệm. Điều đặc biệt chính là mẹ của
hoàng đế là một tín đồ Kitô giáo và ông rất tôn trọng mẹ. Ông nhận thấy rằng
nhiều tín đồ của tôn giáo này chấp nhận cái chết nhƣng không chịu bỏ đạo, tuy
không có ý định theo tôn giáo này tại thời điểm đó nhƣng với sự thông minh của
mình, ông đã muốn biến Kitô giáo thành một công cụ hữu hiệu cho mục đích chinh
phục thế giới của mình. Ngày càng có nhiều ngƣời thuộc giai cấp quý tộc, chủ nô
tìm đến với Kitô giáo nhƣ một chỗ dựa tinh thần và dần dần họ đã tham gia vào bộ
máy của tôn giáo này vào cuối thế kỉ thứ III. Những ngƣời lãnh đạo của Kitô giáo
cũng dần thuộc về những ngƣời thuộc tầng lớp trên. Giai cấp quý tộc, chủ nô sau
13


khi tham gia vào Kitô giáo đã nhận thấy sức mạnh tinh thần của tôn giáo này và
việc cần thiết phải sử dụng nó nhƣ một công cụ để cai trị.
Chính quyền La Ma cũng chính thức ra lệnh ngừng sát hại những tín đồ đạo Kitô.
Năm 313, Hoàng đế Constantine còn ra sắc lệnh Milano, chính thức công nhận địa
vị hợp pháp của đạo Kitô. Sau đó, ông cũng triệu tập cuộc đại hội của các giáo chủ
trong đạo để xác định giáo lý, chấn chỉnh tổ chức của giáo hội. Trƣớc lúc chết, ông
cũng chịu phép rửa tội và trở thành hoàng đế đầu tiên theo đạo Kitô. Một trong
những dấu mốc quan trọng của đạo Kitô là việc chính thức đƣợc thừa nhận là quốc
giáo của La Mã vào cuối kế kỉ thứ IV. Bộ Kinh Thánh chính thức của đạo Kitô
cũng đƣợc Gierôm dịch từ tiếng Hi Lạp ra tiếng La Tinh bao gồm kinh Cựu ƣớc và
Tân ƣớc. Cựu ước là kinh thánh của đạo Do Thái mà đạo Kitô tiếp nhận, còn Tân

ước là kinh thánh thực sự của đạo Kitô. Kinh Tân ước vốn viết bằng tiếng Hy Lạp,
gồm có 4 phần là Phúc âm, Hoạt động của các sứ đồ, Thư tín và Khải thi lục. Nhờ
việc này mà đạo Kitô phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng, tƣ tƣởng thần học, các
triết lý và giáo lý.
Trong lịch sử phát triển của mình, cũng nhƣ nhiều tôn giáo khác thì Kitô giáo cũng
không còn giữ đƣợc nhƣ lúc ban đầu mà cũng bắt đầu có những sự phân chia thành
các bộ phận khác nhau. Điều này là do số lƣợng tín đồ đông đảo trải dài khắp thế
giới, rộng lớn nhất trong các tôn giáo. Kitô giáo bị phân chia thành Đông và Tây
mặc cho những nỗ lực của phong trào đại đoàn kết. Nhiều chi phái của Kitô giáo,
Chính thống phƣơng Đông chiếm ƣu thế tại những vùng Đông Âu, Cận đông, châu
Phi trong khi giáo hội phƣơng Tây thì chia thành Kitô giáo La Mã và Tin lành.
Chính sự phân chia này tạo thành một cộng đồng Kitô giáo với nhiều bộ mặt khác
nhau:

14


- Ở châu Âu với mô thức những giáo hội quốc gia thì Kitô giáo tĩnh lại. Tôn
giáo này đƣợc sự ủng hộ của các chính phủ quốc gia và thực sự có uy tín
trong cộng đồng. Việc đào tạo những học giả của Kitô giáo cũng đƣợc các
trƣờng đại học, giáo hội thực hiện. Tuy nhiên, số lƣợng ngƣời đi nhà thờ
không quá nhiều tại các quốc gia này.
- Một trong những sự phát triển đáng chú ý nhất của Kitô giáo là ở Mỹ, đặc
biệt là vị thế ngày một cao của nhóm Tin Lành Phúc âm. Nhóm này ngày
một phát triển và có tầm ảnh hƣởng rộng trong cộng đồng.
- Ở châu Phi nơi là thuộc địa của những quốc gia châu Âu thì tín đồ Kitô
giáo ngày một đông đảo, hơn cả Hồi giáo. Điều này cũng tƣơng tự với số
lƣợng tín đồ tại các quốc gia châu Á. Ngay tại nhiều quốc gia mà Phật giáo
có tầm ảnh hƣởng lớn nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan... thì
số lƣợng tín đồ Kitô giáo cũng ngày một tăng và tôn giáo này cũng có chỗ

đứng trong cộng đồng.
Hiện nay, Kitô giáo là tôn giáo có đông tín hữu nhất với con số ƣớc tính khoảng
2,2 tỷ ngƣời vào năm 2010, chiếm 32% dân số thế giới. Theo thời gian phát triển,
những biến động và cải cách thì Kitô giáo hiện giờ đƣợc chia làm nhiều nhánh nhƣ
Công giáo, Tin Lành, Chính thống giáo... Ngoài ra còn những giáo hội ngoại vi với
số lƣợng tín đồ ít hơn. Tỉ lệ ngƣời theo Kitô giáo vẫn chiếm đa số ở các nƣớc
phƣơng Tây nhƣ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại dƣơng. Ở châu Á số
lƣợng ngƣời theo Kitô nhiều nhất là ở Philippines, một quốc gia từng là thuộc địa
của Tây Ban Nha. Số lƣợng tín đồ Kitô cũng có mặt ở nhiều quốc gia khác tại châu
lục này.
Tƣ tƣởng nhân văn của Kitô giáo đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở của thế giới quan
thần sáng tạo vũ trụ và vạn vật, quan phòng, chi phối mọi sự. Trên cơ sở nhân sinh
15


quan, Kitô giáo xem con ngƣời là một sản phẩm kết hợp hai thực thể linh hồn và
thể xác, linh hồn luôn có tính thiêng liêng, bất tử còn thể xác thuộc về thế giới vật
chất. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng nhân văn Kitô giáo chính là đề cao vị trí và vai
trò của con ngƣời, xem con ngƣời là tinh hoa của vũ trụ, một chỉnh thể đƣợc kết
hợp bởi những yếu tố vật chất và phi vật chất, bởi cái hữu hình và cái vô hình, bởi
cái hữu hạn và cái vô hạn, bởi cái khả tử và cái bất tử…; đề cao quyền tự do và
bình đẳng của con ngƣời nhƣ những nguyên tắc bất khả xâm phạm, vấn đề giải
phóng con ngƣời khỏi những ràng buộc của những luật lệ và hủ tục phi nhân tính.
Nội dung tƣ tƣởng đạo đức cơ bản của Kitô giáo là bàn về các phạm trù công bằng,
bác ái, khiêm nhƣờng, nhẫn nhục, khoan dung và tha thứ nhƣ những chuẩn mực
luân lý Kitô giáo. Tƣ tƣởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo có những tính chất nhƣ
tính duy lý, tính hệ thống, tính kết hợp, tính duy tâm - siêu hình và tính nhân loại
phổ biến. Các tính chất đó vừa thể hiện đặc trƣng của tƣ tƣởng nhân văn và đạo
đức Kitô giáo, vừa thể hiện tính ƣu điểm và nhƣợc điểm của tƣ tƣởng ấy đối với
thực tiễn cuộc sống.

Về giáo lý, những xác tín căn cốt của Kitô tập trung vào sự nhập thể làm ngƣời, sự
đền tội cho nhân loại, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu. Trọng
tâm của Kitô là việc đặt yếu tố Thiên Chúa sai Con Một của mình đến thế gian để
cứu nhân loại, đây là một điểm khác biệt với tƣ tƣởng con ngƣời tự giải thoát mình
của những tôn giáo khác. Dù phân chia làm nhiều nhánh nhƣng các xác tín cơ bản
của Kitô vẫn là Thiên Chúa có Ba Ngôi, là thực thể vĩnh cửu duy nhất hiện hữu
trong ba thân vị gồm: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; Chúa Giêsu vừa
là Thiên Chúa lại vừa là ngƣời, cả hai bản tính đó đều trọn vẹn trong Ngƣời; Đức
mẹ Maria - ngƣời đã cƣu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa, Đấng vô hạn và vĩnh
cửu đã đƣợc hình thành trong thân thể của bà bởi quyền năng siêu nhiên của Chúa
Thánh Thần. Ngài nhận lãnh từ Maria trí tuệ và ý chí con ngƣời và mọi điều khác
16


nhƣ một đứa trẻ bình thƣờng nhận lãnh từ mẹ mình; Chúa Giêsu đồng thời cũng là
Đấng Messiah mà ngƣời Do Thái vẫn hằng mong đợi, Ngài là niềm tin, niềm hy
vọng, là Đấng biện hộ và là Đấng phán xét toàn thể nhân loại; Chúa Giê su không
bao giờ phạm tội, qua cái chết và sự phục sinh của Ngƣời, tín đồ đƣợc tha thứ tội
lỗi và hòa giải với Thiên Chúa, tín đồ chịu lễ rửa tội là biểu tƣợng cho sự cùng chết
và cùng sống của Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh khi đó sẽ ban cho tín đồ hi vọng,
dẫn họ vào sự hiểu biết chân xác về Thiên Chúa và ý chỉ của Ngƣời giúp họ sống
trong đời sống thánh khiết; Chúa Giê su cũng trở lại để phán xét toàn thể nhân loại,
tiếp rƣớc những ngƣời tin vào Ngài về với Chúa; Kinh Thánh cũng là lời của Thiên
Chúa.
Tôn giáo là một hệ thống các biểu tƣợng. Hệ thống biểu tƣợng là một phần quan
trọng của Kitô giáo cũng nhƣ nhiều tôn giáo khác. Chúng không đơn giản chỉ là
phƣơng tiện truyền đạt thông tin mà còn đƣợc truyền tải một cách đầy xúc động.
Các biểu tƣợng tôn giáo có tác dụng mạnh mẽ và lâu dài trên các tín hữu. Kitô giáo
có nhiều biểu tƣợng, quy về đức tin Kitô giáo. Cây thập giá tƣợng trƣng cho nơi
mà Đức Kitô đã chịu chết. Nó cũng tƣợng trƣng cho sự đau khỏ của con ngƣời,

nhƣng gì khó chấp nhận trong đời sống, sự trông đợi cái chết của mỗi ngƣời và lời
mời gọi tranh đấu cho công bằng và bác ái. Tùy theo sự cảm nghiệm của mỗi
ngƣời mà cây thập giá có ý nghĩa khác nhau. Bồ câu tƣợng trƣng cho Chúa Thánh
Thần ngự trên Đức Giêsu khi Ngƣời chịu thanh tẩy. Bồ câu tƣợng trƣng cho sự
bình an, thanh thản, sự tràn đầy thần khí Chúa Thánh Thần, sự trong trắng của
ngƣời mới đƣợc rửa tội, sự tự do của tâm linh khi hƣớng tới thiên đàng. Đức Maria
biểu tƣợng cho sự vâng phục thánh ý của Thiên Chúa. Mẹ cũng là biểu tƣợng cho
sự khôn ngoan, đạo đức, tin tƣởng vào quyền năng của Chúa, mẹ của Hội Thánh.
Nƣớc rửa tội biểu trƣng cho sự cứu rỗi, tha thứ, thanh tẩy, nghi lễ nhập đạo. Ngoài
ra các bí tích, ngôn ngữ, Giáo hội cũng đƣợc coi là những biểu tƣợng. Nhờ những
17


biểu tƣợng của tôn giáo mà mỗi tín hữu thấu hiểu hơn các ý nghĩa sâu xa của tôn
giáo mình.
1.1.2 Kitô giáo và con đƣờng truyền bá, phát triển ở Việt Nam
Những mầm mống đầu tiên Kitô giáo xuất hiện tại Việt Nam vào khá sớm. Theo
bài Ảnh hưởng của Công giáo tới nền văn hóa Việt Nam đăng trên trang web của
Ban tuyên giáo trung ƣơng cho biết, theo sách Khâm định Việt sử thông ghi nhận
vào năm Nguyên Hòa thứ nhất đời vua Lê Trang Tông (1533) có một ngƣời Tây
dƣơng tên là I-nê-khu (Ignatio) theo đƣờng biển lẻn vào giảng đạo Gia Tô ở các
làng Ninh Cƣờng, Quần Anh, Trà Lũ (thuộc Nam Định cũ). Từ đó các giáo sỹ Bồ
Đào Nha và Tây Ban Nha tìm đến ngày càng đông. Ban đầu, do chƣa quen thông
thổ và không thạo ngôn ngữ nên việc truyền giáo lý ít thu đƣợc kết quả. Dần dần
công việc tiến triển ngày càng khá hơn. Theo tài liệu của giáo hội thì năm 1593, ở
Nghệ An đã có 12 làng Công giáo toàn tòng.
Cuố i năm 1642, giáo sỹ ngƣời Pháp là Alexandre de Rhodes, sau mấy năm truyền
đạo ở Đàng Trong và Đàng Ngoài Việt Nam đã trở về châu Âu vận động tòa thánh
Roma giao cho ngƣời Pháp quyền truyền đạo ở Viễn Đông. Kết quả là năm 1658,
Giáo hoàng đã phong cho hai giáo sỹ Pháp là Francois Pallu và Lambert de la

Motte làm giáo mục cai quản hai địa phận Đàng Ngoài và Đàng Trong. Những câu
chuyện về con đƣờng truyền giáo này vào Việt Nam chúng ta cũng sẽ gặp lại trong
tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Năm 1664, Hội thừa sai Paris, thƣờng gọi là Hội
truyền giáo nƣớc ngoài của Pháp đƣợc thành lâ ̣p . Cuô ̣c nội chiến Nguyễn Ánh –
Tây Sơn vào thế kỷ XVIII là một cơ hội tốt cho sự bành trƣớng của Hội truyền
giáo nƣớc ngoài và sự can thiệp của thực dân Pháp. Giám mục Pièrre Pignenaux de
Béhaine đã trở thành ngƣời đỡ đầu tích cực cho Nguyễn Ánh. Ông đƣa Hoàng tử
Cảnh đi Pháp, và năm 1787 đại diện cho Nguyễn Ánh ký với Pháp Hiệp ƣớc
Versailles. Sau đó, do xảy ra cách mạng Pháp 1789, Hiệp ƣớc này không thực hiện
18


đƣợc, Béhaine đã tự mình mộ quân và sắm vũ khí giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn.
Hoạt động của Béhaine giúp cho nƣớc Pháp có chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam cả
về chính trị và tôn giáo.
Sau khi lên ngôi vào năm 1802, lấy niên hiệu là Gia Long, Nguyễn Ánh lâm vào
một tình thế nƣớc đôi: Một mặt thì chịu ơn các giáo sỹ và ân nhân ngƣời Pháp, do
vậy ông đã ban thƣởng hậu và sử dụng một số ngƣời làm cố vấn và quan lại trong
triều; mặt khác lại lo ngại sự phát triển của Kitô giáo trƣớc mắt sẽ ảnh hƣởng xấu
đến truyền thống đạo đức và thuần phong mỹ tục cổ truyền, sau nữa có thể làm mất
ổn định chính trị và dẫn đến nguy cơ mất nƣớc . Để đố i phó với tình hình, nhà
Nguyễn chủ trƣơng “bế môn tỏa cảng” trong giao lƣu và giữ nguyên trạng đạo Kitô
chứ không khuyến khích phát triể n . Cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp, quá
trình truyền bá đạo Kitô vào Việt Nam trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhiều
nhờ thờ, các giáo xứ đƣợc thành lập nhất là tại các đô thị lớn nhƣ Hà Nội, Nam
Định, Ninh Bình, Sài Gòn... Số lƣợng bà con giáo dân cũng ngày một tăng lên và
sự ảnh hƣởng của tôn giáo này tới đời sống của một bộ phận ngƣời dân đã đƣợc
ghi nhận. Mặc dù sau đó Pháp bị thất bại trong cuộc đô hộ Việt Nam, xã hội Việt
Nam mới đƣợc thành lập và lãnh đạo chính quyền nhƣng theo thời gian, sự hiện
diện của Kitô giáo vẫn tồn tại theo thời gian. Thế kỉ thứ XX, đây là giai đoạn khá

trầm lắng trong sự phát triển của Kito giới bởi những đặc điểm của xã hội. Không
có nhiều tài liệu về sự phát triển hay hoạt động của giáo hội ở Việt Nam thời kì
này. Thế nhƣng, cùng với quá trình đô thị hóa và hội nhập với thế giới, thâ ̣p niên
cuố i cùng của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI có thể đƣơ ̣c ghi nhớ nhƣ
là một trong những thời kỳ lớn nhất về sự phát triển của Kitô giáo

tại Việt Nam.

Hiện giờ, Kitô giáo là một tôn giáo lớn tại Việt Nam bên cạnh Phật giáo, Hồi giáo
và những tôn giáo, tín ngƣỡng nhỏ hơn khác. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm vì
nhiều lý do chủ quan và khách quan, đến nay, số lƣợng tín đồ Kitô giáo có khoảng
7 triệu ngƣời. Trong đó, khoảng 6 triệu ngƣời Công giáo và khoảng 1 triệu ngƣời
19


Tin Lành phân bố gần nhƣ khắp các vùng trên lĩnh thổ Việt Nam nhƣng tập trung ở
một số nơi nhƣ Ninh Bình, Sài Gòn,... Kitô giáo ở Việt Nam gồm hai nhánh: Công
giáo La Mã và Tin Lành. Cả hai cộng đồng này ở Việt Nam đều đƣợc thừa
nhận[36].Tầm ảnh hƣởng của tôn giáo này cũng ngày một rộng hơn, sâu hơn. Tôn
giáo này có ảnh hƣởng tới đời sống nghệ thuật từ ki xuất hiện tại Việt Nam và
ngày càng có những dấu ấn nhất định. Về văn học, Kitô giáo cũng có ảnh hƣởng
tới văn học, điển hình là trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Việt Hà.
Kitô giáo là một tôn giáo ra đời từ rất sớm. Trải qua hơn 20 thế kỷ, tuy có những
giai đoa ̣n thăng trầ m , những biến thiên theo thời gian và thời cuộc, có lúc tƣởng
chƣ̀ng nhƣ diê ̣t vong , nhƣng cuố i cùng thì Kitô giáo đã chiế m mô ̣t vi ̣trí khá vƣ̃ng
vàng trên thế giới. Trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay, Kitô giáo hiện là một trong những tôn
giáo phát triển nhanh nhất ở mọi nơi trên thế giới . Hầ u hế t sƣ̣ phát triể n này có vẻ
không do sƣ̣ truyề n giáo tƣ̀ nhƣ̃ng ngƣời Kitô giáo phƣơng Tây mà là một điều tất
yếu của thời đại. Ở Việt Nam, theo chân ngƣời phƣơng Tây và những giáo sĩ tới
muộn hơn so với những tôn giáo khác nhƣng hiện tại, Kitô giáo qua những bƣớc

thăng trầm đã có một vị trí quan trọng đối với ngƣời Việt. Ta có thể thấy, tuy
không hiện diện rộng lớn nhƣ Phật giáo nhƣng những vùng đất có giáo dân cũng
ngày một nhiều, đặc biệt là ở những vùng đất đô thị, những vùng đất mà Kitô giáo
ảnh hƣởng từ rất sớm . Những nhà thờ , những nghi lễ , những tác phẩm tinh thần
của Kitô giáo cũng không còn xa lạ với mọi ngƣời và trở thành một phần quan
trọng của cuộc sống hiện nay.

1.2. Văn chƣơng của Nguyễn Việt Hà
1.2.1. Vài nét về con ngƣời Nguyễn Việt Hà
20


Nguyễn Việt Hà tên thật là Trần Quốc Cƣờng, sinh năm 1962, tự nhận mình là
ngƣời Công giáo (một nhánh của Kitô giáo). Ông xuất thân là một tiểu thị dân
ngƣời Hà Nội, với tuổi thơ bụi bặm và lang thang hè phố. Đó là những năm tháng
cho ông những âm thanh hỗn tạp của đô thị, những cảnh đời lam lũ đến những bản
thánh ca trong giáo đƣờng phố Nhà Chung. Sau khi tốt nghiệp trƣờng Đại học
Kinh tế, ông làm việc cho một Ngân hàng. Ông tham gia viết kịch bản phim Của
rơi năm 2001. Đến tháng 12 năm 2004 ông trở thành nhà văn chuyên nghiệp. Với
Nguyễn Việt Hà, văn nghiệp là sự trải nghiệm đồng thời là sự giãi bày, cảm nhận,
chiêm nghiệm. Có lẽ vì thế mà khi đọc tác phẩm của ông, độc giả cảm thấy hết sức
gần gũi và thân thiện, nhƣ gặp những con ngƣời đâu đó xung quanh mình. Ngƣời
đọc không hết thú vị và nhanh chóng yêu mến cách viết, cách xây dựng nhân vật,
nghệ thuật tự sự rất đỗi nhẹ nhàng, hài hƣớc mà thông minh, sắc sảo của nhà văn.
Để rồi từ đó, công chúng đồng cảm, chia sẻ với ông về những lo toan bộn bề của
cuộc sống, những xô bồ, nhốn nháo, biến dạng của đô thị đƣơng đại. Ông còn là
nhà văn của nhiều hứa hẹn phía trƣớc.
1.2.2. Quá trình sáng tác của Nguyễn Việt Hà
Gần hai mƣơi năm cầm bút, cho đến nay, Nguyễn Việt Hà đang ở độ chín, trở
thành một cây viết quen thuộc của độc giả và đƣợc khẳng định là một cây bút đô

thị đặc sắc trên văn đàn Việt Nam đƣơng đại. Nhìn lại lộ trình sáng tác của ông
cũng là dịp ta đƣợc đồng hành khám phá thành quả lao động nghệ thuật miệt mài
và không kém đam mê của một ngƣời viết văn chân chính.
Những năm 1989-1990, Nguyễn Việt Hà đã yêu sâu sắc Hà Nội tạo đƣợc những
dấu ấn đầu tiên của mình trên văn đàn Việt Nam. Đó cũng là thời điểm ông viết Cơ
hội của Chúa với bao nhiêu trăn trở, suy tƣ, với tâm trạng "Hồi đó mình rất muốn
viết những trang về đƣờng tàu điện ở Hà Nội. Tàu điện từng là thứ rất đặc trƣng
cho phố phƣờng của Hà Nội"… nhƣng điều cuốn hút hơn cả đối với ông vẫn là
21


cuộc sống "nội đô" Hà Nội. Bởi theo ông, nội đô là nơi sinh ra tầng lớp thị dân,
"những người ngoại tỉnh do hoàn cảnh xô đẩy về đô thị, cái đầu tiên mà họ tiếp
xúc là văn hóa cửa ô. Cửa ô mang hình ảnh đô thị nhưng cũng là sự tha hóa của
nội ô”. Đọc Cơ hội của Chúa, chúng ta nhận thấy "ba vạn chín nghìn tổng, chánh,
phó giám đốc trong và ngoài quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa" [6, tr.
397], lại thấy "Quan buôn lậu có thế hơn dân buôn lậu" và nhất là thấy "Thương
trường chân chính… đầy rẫy kỹ xảo. Phương châm chủ yếu là đôi bên cùng có lợi.
Một sự hợp tác mang tính chất trí thức và trung thực. Thương gia ở các nước tiên
tiến được coi như một bộ phận tinh hoa của Hà Nội" [6, tr. 122]. Sinh ra, lớn lên
rồi trƣởng thành ở Hà Nội, ngƣời đọc dễ nhận thấy sự lịch lãm, thâm thúy vốn có
của một nhà văn gốc Hà thành ngay trong sáng tác đầu tay của ông, mặc dù tác giả
tự nhận đó là cuốn tiểu thuyết thể hiện sự hồn nhiên của một thời nông nổi. Thực
ra, đó đã là một khởi đầu thuận lợi của một cây bút có tố chất chuyên nghiệp. Sự
chào đón một cách hồ hởi của độc giả và giới phê bình ngay khi cuốn tiểu thuyết
này ra đời khẳng định điều đó.
Từ năm 2003 đến năm 2013, chỉ trong khoảng thời gian khoảng mƣời năm,
Nguyễn Việt Hà đã cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết, một tập truyện ngắn, bốn tập
tạp văn dày dặn và ngày càng thể hiện sự già dặn trong lối viết. Tiểu thuyết Khải
huyền muộn (2003, tái bản lần thứ hai 2013) của ông đƣợc độc giả chờ đợi và càng

đọc càng thấy hài lòng sau sự thành công của tiểu thuyết Cơ hội của Chúa hơn
mƣời năm trƣớc. Tất nhiên đây vẫn là cuốn sách rất khó đọc đối với tất cả bạn đọc,
kể cả những "siêu độc giả" (những ngƣời cầm bút nhƣ ông). Văn học, nói nhƣ nhà
văn tiền bối Nam Cao "chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" (Đời thừa - 1943). Nếu nhƣ
trong Cơ hội của Chúa, Nguyễn Vệt Hà vẫn còn "chuyện", đƣợc kể khá liền mạch
để ngƣời đọc dễ theo dõi thì đến “Khải huyền muộn” ngƣời ta có một độ hoang
mang nhất định, rất khó xác định nó hay dở thế nào, thành công đến đâu. Nhà văn
22


Nguyễn Huy Thiệp trong lời giới thiệu cuốn sách này đã có những nhận xét khá
sâu sắc về dấu ấn đƣơng đại trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà: "anh…. cố tình vi
phạm các "nguyên tắc vàng" sau đó trình bày ra một nội dung khác với các nhà
văn đương thời, là một câu hỏi "chơi thẳng" vào "trái tim" văn học: "Thế mà các
vị coi đấy là văn học à?". Tinh thần khủng bố trắng trợn với các giá trị cổ điển
ngoài nội dung lại được nhấn mạnh thêm bằng một hình thức cấu trúc ngữ pháp và
bố cục không cân đối, làm cho độc giả đã khó đọc lại thêm một lần nữa khó đọc
hơn nếu không muốn nói là không thể đọc được"[20]. Đọc Khải huyền muộn, nhà
văn dẫn dắt ngƣời đọc bằng cách kể chuyện "không có truyện", mở đầu rất vu vơ,
tầm phào và không định thần kịp trƣớc kết thúc của một "tiểu truyện" mới bắt đầu
đƣợc tung ra. Đó là một nhân vật xƣng tôi với anh đi lang thang quanh Hà Nội,
đang ngắm cảnh, tả cảnh chợt chuyển sang kí ức, kể về thời trung học… rồi nhảy
cóc sang chuyện nhà văn đi tìm nhân vật,…chƣa xong lại chuyển sang chuyện tôi
với Vũ… và kết thúc lại là hình ảnh nhà văn Bạch "đôi khi ngồi quán lạ, chợt thấy
ai đó to giọng văng tục thì tự biết ngay đấy là khách hàng đã thâm niên ngồi ở
quán Vinh. Rồi đây, Bạch và cô bé cũng chỉ đến quán Vinh thêm một lần nữa" [7,
tr. 338]… Nghĩa là tác phẩm kết thúc trong tâm thế ngƣời đọc hầu nhƣ còn muốn
biết sau đó nhƣ thế nào, vì họ chƣa kịp hiểu, chƣa thể ngay tức thì ngộ ra ý nghĩa
của hồi kết. Lâu nay chúng ta vẫn tâm niệm về một "cốt truyện là chuỗi sự kiện, có

mở đầu và một kết thúc có ý nghĩa". Đến Nguyễn Việt Hà, lối kết cấu cổ điển ấy
dƣờng nhƣ hết dấu vết. Tất cả các tiểu truyện và các liên tƣởng đều không có một
kết thúc nào (đã đành rồi), thậm chí chúng còn không có một ý nghĩa nào liên quan
gì với nhau nhiều lắm nữa. "Điều này giống như người ta nói "thúng gạo này nặng
mười mét" vậy", (Nguyễn Huy Thiệp).
Tập truyện ngắn Của rơi (2004) và các tập tạp văn lần lƣợt xuất bản ngay sau đó
nhƣ Nhà văn thì chơi với ai (2005), Mặt của đàn ông (2008), Đàn bà uống rượu
(2010), Con giai phố cổ (2013) cho thấy sức sáng tạo ngày một dồi dào của
23


Nguyễn Việt Hà. Có nhiều độc giả dƣờng nhƣ đƣợc xả hơi một cách thật sự khoan
khoái khi tìm đến tạp văn của ông bởi một lối "u mua đen" - "món hài Hà Nội" rất
Nguyễn Việt Hà. Ông viết hóm hỉnh, nhẹ tênh mà lại tỉ mỉ chân thực đến đỉnh về
hình ảnh đàn ông dự yến, đàn ông dở hơi óng ánh, đàn ông khỏa thân, bi tráng anh
em rể, mồm của đàn ông… và sống động đến bất ngờ về đàn bà uống rượu, đàn bà
có võ, đàn bà đọc Tam quốc, thiếu phụ ngoại tình, thiếu nữ đánh cờ, và một ngày
dài hơn thế kỉ… Nếu so sánh đời sống và con ngƣời vùng đồng bằng Nam bộ bộc
trực trong truyện ngắn và tạp văn Nguyễn Ngọc Tƣ hay cùng chủ đề thị dân đậm
chất triết luận trong văn xuôi Hồ Anh Thái, ta vẫn dễ nhận thấy một lối viết riêng,
không thể trộn lẫn của truyện ngắn và tạp văn Nguyễn Việt Hà. Đó là một lối hài
sâu cay. Đùa đấy nhƣng cũng là thực đấy. Anh đi suốt từ chợ Đồng Xuân, qua chợ
Hôm đến chợ Đuổi của Hà Nội để lật tung những sâu xa tính toán buôn bán đất Kẻ
Chợ nhƣng cũng không quên dành đất ƣu ái cho những khoảng lịch lãm của ngƣời
có học, trân trọng kiến thức và sĩ khí truyền đời. Đọc tạp văn của ông, thấy nóng
hổi chuyện phố xá với cái duyên không dễ có mà vẫn rƣng rƣng, tinh tế cảm xúc.
Hà Nội trong ông hiện lên hƣ hao nề nếp pha lẫn sự nuối tiếc, khinh bạc. Tuy
nhiên, phải thừa nhận rằng, đằng sau tiếng cƣời hồ hởi, giòn dã, Nguyễn Việt Hà
để lại trong lòng ngƣời đọc những dƣ vị thâm hậu, cứ mải miết hồi hộp, phấn chấn
đọc hết từ đầu đến cuối. Ngay nhan đề của bài viết đã lôi cuốn ngƣời đọc muốn

biết: đàn bà uống rượu, đàn bà có võ, đàn ông dở hơi…óng ánh… là bởi vì tất thảy
đều hi hữu. Mỗi bài viết "xinh xinh" của ông đậm đà một khẩu vị lạ, tƣởng "biết
rồi, khổ lắm…!" mà vô vàn mộng mị, xa xăm, nhất là khi ông viết về lần đầu nghe
nhạc Trịnh hay tự tình về bạn ở cùng phố. Hình nhƣ với ông, càng viết càng mới.
Không đƣợc rộng rãi địa hạt nhƣ những nhà văn có sở trƣờng viết về nông thôn
Nguyễn Ngọc Tƣ, xoay xở trong một Hà Nội nội đô thật đấy nhƣng văn xuôi
Nguyễn Việt Hà chƣa từng gợn một cảm giác chật hẹp, vất vả trong cách lựa chọn
đối tƣợng miêu tả, cũng chẳng hề thiếu thốn cách giễu nhại, hài hƣớc vốn phóng
24


khoáng phong phú của một ngƣời đọc nhiều, biết nhiều. Có lẽ vốn sống, sự lịch
lãm và khả năng hấp thu tinh tế tinh hoa chất phố phƣờng Hà Nội đã làm nên bản
sắc, văn phong độc đáo của ông với phong vị khó quên, khó trộn lẫn.
Khai xuân 2015, tại Trung tâm văn hóa Pháp - Hà Nội, Nguyễn Việt Hà đã làm
nóng lên không khí văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI bằng cuốn tiểu thuyết thứ
ba, tiểu thuyết “Ba ngôi của ngƣời”, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Tác phẩm vừa
ra mắt ít lâu đã đƣợc tái bản ngay. Đó thực sự là một hiện tƣợng hiếm hoi và đáng
mừng của văn học nƣớc nhà. Nó cũng cho thấy bản lĩnh sáng tạo vững vàng của
nhà văn đam mê nghề nghiệp, đam mê khám phá Hà Nội và rộng ra là muôn mặt
đời thường, mang nặng hơi thở của những số phận, những kiếp ngƣời trôi nổi trên
dòng lịch sử bão tố của dân tộc. Nếu nhƣ trong hai cuốn tiểu thuyết trƣớc, yếu tố
đơn và tĩnh vẫn còn là điểm tựa để xây dựng tình huống, thì đến “Ba ngôi của
ngƣời”, Nguyễn Việt Hà đã "đa thanh hóa" tiểu thuyết, đặt nhân vật sống trong
một không - thời gian nhiều chiều, trong đó có cả thời gian tâm linh. Một sự bứt
phá ngoạn mục, nếu không nói là ở thế kỉ XX, các tiểu thuyết gia chƣa đủ điều
kiện khai thác. Nhà văn để ba nhân vật thành ba ngôi kể, chính là những hóa thân
lúc ẩn, lúc hiện của tác giả, tấu lên bản giao hƣởng của ngƣời Hà Nội giữa những
biến cố thời thế.
1.2.3. Sự đa dạng về thể loại trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà

Sự phong phú đa dạng về thể loại trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà là một trong
những biểu hiện rõ rệt sức sáng tạo dồi dào của một bút lực khỏe, có năng khiếu
văn chƣơng nghệ thuật, có ý thức nghề nghiệp một cách sâu sắc và cả những đam
mê, những trải nghiệm phong phú, độc đáo. Tâm trạng và những day dứt về nghề
nghiệp cũng là biểu hiện của một cốt cách Hà Nội lịch lãm, uyên bác, xuất phát từ
nhân tâm trong sáng của nhà văn.
Nguyễn Việt Hà với tiểu thuyết

25


×