Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động (nghiên cứu trường hợp xã liên châu thanh oai hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------NGUYỄN THỊ CÚC

HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO DỰNG VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TRONG ĐỘ TUỔI LAO
ĐỘNG TẠI NÔNG THÔN

(Nghiên cứu trường hợp xã Liên Châu – Huyện Thanh Oai - Hà Nội)
Chuyện ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

HÀ NỘI – 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... Error! Bookmark not defined.

1. L{ do chọn đề tài .................................................................................... 4
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................. 7
3. Ý nghĩa của nghiên cứu. ......................................................................... 14
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 14
5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu. ......................................................... 15
6. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................ 15
7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 16
9 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 17
9.1. Phương pháp luận chung .................................................................... 17


9.2 Phương pháp nghiên cứu đặc thù ........................................................ 18
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 23
1.1. Một số khái niệm công cụ ................................................................... 23
1.2. Một số l{ thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ..................................... 26
1.3. Cơ sở pháp l{ của chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật
.................................................................................................................... 30
1.4. Đặc điểm tâm l{, thể chất của người khuyết tật ................................ 35
1.5. Khái quát chung về hoạt động tạo dựng việc làm cho người khuyết tật.
37
1.6. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................. 40
Tiểu kết chương 1: ...................................................................................... 44
CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG TẠI XÃ LIÊN CHÂU- HUYỆN THANH OAI. ..... 45


2.1Đặc điểm của người khuyết tật vận động tham gia các lớp học nghề tại
xã. ............................................................................................................... 45
2.2 Xác định đối tượng học nghề ............... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Rà soát đối tượng thực hiện và thụ hưởng chính sách. ........Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho NKTError! Bookmark not
defined.
2.2.3. Lựa chọn nghề và xác định nhu cầu học nghề của NKT .........Error!
Bookmark not defined.
2.3. Hoạt động dạy nghề may tại xã ........ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Mục đích hoạt động dạy ngề may. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Đối tượng dạy nghề may ............... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Đối tượng học nghề may ............... Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Cách thức tổ chức, triển khai dạy nghềError!

defined.

Bookmark

not

2.3.5. Kết quả đạt được của hoạt động dạy nghề mayError! Bookmark
not defined.
2.3.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy ......Error!
Bookmark not defined.
2.4 Hoạt động dạy nghề thêu tranh truyền thống.Error! Bookmark not
defined.
2.4.1 Mục đích của hoạt động dạy nghề thêu tranh truyền thống .Error!
Bookmark not defined.
2.4.2. Đối tượng dạy nghề thêu .............. Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Đối tượng học nghề thêu .............. Error! Bookmark not defined.
2.4.4. Nội dung giảng dạy ....................... Error! Bookmark not defined.
2.4.5. Phương pháp giảng dạy ................ Error! Bookmark not defined.


2.4.6. Hiệu quả của hoạt động dạy nghề thêuError!
defined.

Bookmark

not

2.4.7. Thuận lợi và khó khăn của xưởng dạy thêuError! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chương 2....................................... Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 3. HOẠT ĐỘNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN
ĐỘNG TRONG TUỔI LAO ĐỘNG TẠI XÃ LIÊN CHÂU.Error! Bookmark not
defined.
3.1. Hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp liên kết dạy nghề và tạo việc làm cho
NKT vận động tại địa phương. ................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Mục đích cho vay vốn .................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Điều kiện, thủ tục và thời gian vay vốnError!
defined.

Bookmark

not

3.1.3. Mức vốn vay và lãi xuất vay .......... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Hiệu quả hoạt động hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiêp tạo việc làm
................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động hỗ trợ vốn cho doanh
nghiệp dạy và tạo việc làm cho NKT vận động tại xã Liên Châu-huyện
Thanh Oai. ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Mô hình Hợp tác xã Mây tre đan tại xã Liên Châu.Error!
not defined.
3.2.1. Giới thiệu về HTX mây tre đan Liên ChâuError!
defined.

Bookmark

Bookmark

not


3.2.2. Mục đích tạo việc làm cho NKT vận động của HTX mây tre đan
................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Mức độ phù hợp công việc với NKT vận độngError!
not defined.

Bookmark


3.2.4. Mức độ hài lòng về môi trường làm việc và thời gian làm việc của
người khuyết tật tại HTX mây tre đan. ... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho
người khuyết tật vận động trong độ tuổi lao động xã Liên Châu-Thanh
Oai.............................................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3:................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ .............................. Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ................................................. Error! Bookmark not defined.
2. Khuyến nghị: ......................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... ….. 50
PHỤ LỤC BIỂU THU THẬP THÔNG TIN ........... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tạo dựng việc làm cho người khuyết tật ở nông thôn đang là vấn đề cấp
thiết cần giải quyết, là mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế- xã hội của đất
nước. Hiện nay, số người khuyết tật ở nước ta chiếm khoảng 6% dân số trong đó
có 60% số NKT đang trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động nhất
định.Rất nhiều người khuyết tật có một phần khiếm khuyết trên cơ thể, họ vẫn
có thể làm các công việc phù hợp để nuôi sống bản thân và mang lại nhiều giá trị
cho xã hội[31]. Vì vậy, học nghề và làm việc là quyền hết sức chính đáng của NKT.
Nhằm hỗ trợ NKT phát huy khả năng của mình để đáp ứng những nhu cầu của

bản thân, hòa nhập với cộng đồng. Đối với người khuyết tật, việc làm có { nghĩa
rất sâu sắc, ngoài đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân, ổn định cuộc sống,
thông qua công việc được làm, người lao động khuyết tật có thể tự khẳng định
mình, không phải phụ thuộc vào gia đình, xã hội, tự tin hòa nhập cộng đồng.


Theo số liệu điều tra của Bộ LĐ-TB&XH vào tháng 4/2009 nước ta hiện có
hơn 12,75 triệu người khuyết tật, chiếm 15,3% tổng dân số cả nước. Theo thống
kê, xét về hoàn cảnh, môi trường sống: 70-80% ở thành thị và 65-70% ở nông
thôn số người khuyết tật sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội;
khoảng 35% số người khuyết tật có việc làm và thu nhập cho bản thân và gia
đình. Về trình độ văn hóa: khoảng 35,83% người khuyết tật không biết chữ; chỉ có
12,58% biết đọc, biết viết; 20,74% có trình độ Trung học cơ sở; 24,13% có trình
độ trung học phổ thông. Hầu hết người khuyết tật chưa qua dạy nghề (97,64%).
Có khoảng 58% người khuyết tật tham gia làm việc; 30% chưa có việc làm.[1
Tr.16] Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một thực trạng là số người khuyết tật được học
nghề hiện còn quá ít so với nhu cầu. Tỷ lệ người khuyết tật tìm được việc làm sau
đào tạo nghề còn thấp, chủ yếu là tự tạo việc làm[2].
Hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT nói chung, và cho NKT vận
động tại nông thôn nói riêng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và
Nhà nước ta trong suốt những năm qua. Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ
trương chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho NKT giúp họ có được những cơ
hội việc làm trong tương lai, xóa đi những mặc cảm tự ti về bản thân và hòa nhập
vào cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho NKT
vận động tại nông thôn còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế còn yếu kém, trình
độ dân trí còn thấp NKT ở đây chưa được quan tâm nhiều đến định hướng nghề
nghiệp và việc làm.
Xã Liên Châu hiện có 186 NKT vận động, chiếm 55,5% tỉ lệ người khuyết
tật trên địa bàn xã, số lượng người khuyết tận vận động từ 16 đến 50 tuổi là 115
người, khuyết tật nghe nói là 4 người, khuyết tật về thần kinh là 120 người, trí

tuệ 10 người, khuyết tật về thị lực là 12 người…hiện nhóm người khuyết tật vận


động nơi đây cùng chung sống với gia đình và phần lớn những gia đình có người
thân bị khuyết tật đều là những gia đình kinh tế trung bình hoặc nghèo, gặp
nhiều khó khăn. Cùng với toàn huyện đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa,
phấn đấu đạt vùng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, thì vấn đề giáo dục, đào
tạo nghề cũng như tạo việc làm cho NKT vận động nơi đây đang là vấn đề được
đặt lên hàng đầu trong mục tiêu phát triển kinh tế địa phương.[33]
Dạy nghề và tạo dựng việc làm cho NKT cũng là mối quan tâm của toàn xã
hội, là sự cấp thiết mong muốn của những người khuyết tật. Yêu cầu đặt ra là
NKT vận động họ có nhu cầu, mong muốn gì về học nghề,việc làm. Các hoạt
động dạy nghề và tạo việc làm trên địa bàn xã Liên Châu đang diễn ra như thế
nào, kết quả ra sao và cần làm gì để các hoạt động đó thực sự đem lại hiệu quả
cho NKT nơi đây. Chính vì sự cấp thiết của vấn đề này, tôi chọn lựa và nghiên cứu
đề tài: “Hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật
vận động trong độ tuổi lao động tại nông thôn” để thực hiện bài luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chính sách hỗ trợ học nghề và việc làm cho người khuyết tật nông thôn
trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá luôn là đề tài được nhiều nhà nghiên
cứu, nhà hoạch định chính sách quan tâm. Bởi đây là vấn đề mang tính xã hội,
ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế-xã hội, cũng là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của mỗi Quốc
gia. Mỗi ngành nghề lại có những nghiên cứu với chủ đề, hướng tiếp cận và
phương pháp khác nhau. Song mục tiêu của các nghiên cứu này đều hướng đến
nâng cao khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hỗ trợ từ cộng


đồng với người khuyết tật nhằm đảm bảo sự công bằng với nhóm đối tượng yếu

thế này. Giảm nhẹ, hỗ trợ tối đa những khó khăn của họ và gia đình.
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong nước
và quốc tế đề cập đến vấn đề việc làm cho NKT. Qua những nghiên cứu, báo cáo,
những hội thảo đã tập trung đưa ra nhiều vấn đề khác nhau về việc làm và thực
hiện Luật cho NKT như việc thực hiện chính sách việc làm, hướng nghiệp, học
nghề cho NKT…góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện vấn đề
việc làm cho NKT.
Dự án “Thúc đẩy việc làm bền vững cho NKT thông qua dịch vụ hoà
nhập” Promoting decent work for people with disabilities through a disability
incusion support service (INCLUDE) và dự án “ Hỗ trợ hòa nhập kinh tế xã hội và
việc làm cho NKT ở vùng can thiệp” do cơ quan Hợp tác quốc tế và phát triển Tây
Ban Nha, Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha tổ chức mục tiêu của dự án là thúc đẩy
hoà nhập xã hội cho NKT trong các chính sách, chương trình và dịch vụ thông qua
việc thí điểm thành lập và hoạt động của trung tâm tư vấn, đào tạo và dịch vụ
hoà nhập tại Việt nam mà khởi đầu là văn phòng hoà nhập. Việc ra đời văn phòng
hoà nhập sẽ thúc đẩy quá trình hoà nhập của NKT trong lĩnh vực việc làm cũng
như các lĩnh vực khác trong xã hội. Cung cấp nguồn lao động đã qua đào tạo cho
các doanh nghiệp muốn sử dụng lao động là NKT[31].
Báo cáo điều tra và phân tích thị trường lao động của Bộ lao động-Thương
binh và Xã hội “Hỗ trợ hoà nhập kinh tế xã hội và việc làm cho người khuyết tại
các khu vực can thiệp” dưới sự tài trợ của Hội chữ Thập đỏ Tây Ban Nha được
triển khai tại Hưng Yên. Mục tiêu của dự án này là nhằm viện trợ nhân đạo và
phục hồi kinh tế, hỗ trợ thể chế đào tạo và việc làm cho các nhóm dễ bị tổn
thương, góp phần giảm thiểu sự tổn thương của những người khuyết tật tại Việt


Nam thông qua các hoạt động như: Tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền về
Luật Người khuyết tật, Quyền bình đẳng của NKT, cung cấp kiến thức và kỹ năng
giao tiếp trợ giúp NKT cho các cấp ủy, chính quyền, các nghành, đoàn thể và các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong báo cáo, dự án đã thành lập và

hoạt động được 3 năm, đã hoàn thành 2 trong 4 giai đoạn phối hợp với HCTĐ tại
địa bàn can thiệp như các huyện của tỉnh Hưng yên… dự án nêu lên được những
hiệu quả rõ rệt trong tạo dựng việc làm cho NKT ở những địa bàn thí điểm triển
khai dự án. NKT ở những vùng triển khai dự án trên được học nghề và có công
việc ổn định, tạo sự chuyển biến nhận thức của xã hội, gia đình và bản thân NKT,
đồng thời giúp NKT hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của bản thân. Bên cạnh sự tác
động tạo cơ hội về việc làm, thu nhập cho người khuyết tật, dự án cũng góp phần
quan trọng trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ Hội Chữ thập đỏ các cấp
trong vùng triển khai dự án. [2]
Báo cáo khảo sát về việc làm và đào tạo nghề cho người khuyết tật ở
Việt Nam của Tổ chức lao động quốc tế ở Việt Nam xuất bản ấn phẩm (2010),
báo cáo chỉ ra rằng: “Người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật tại Việt
Nam có rất ít cơ hội được đào tạo nghề có chất lượng. Phần lớn các trung tâm
dạy nghề đều ở khu vực thành thị và thường không có nhiều trung tâm giành cho
NKT. Hầu hết các khóa đào tạo cho người khuyết tật đều được tổ chức tại các
trung tâm cứu trợ việc làm cho NKT, với các lớp học riêng hoặc thông qua các
doanh nghiệp của người khuyết tật. Báo cáo đã phân tích được thực trạng về
những hạn chế, khó khăn của NKT trong học nghề và tìm kiếm việc làm hiện
nay. Đồng thời báo cáo đã nêu ra các tổ chức xã hội đã có những hoạt động nhằm
dạy nghề và tạo việc làm cho NKT như Hội kinh doanh NKT Việt Nam và các
thành viên của Hội kinh doanh NKT Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong dạy
nghề, hàng năm đào tạo khoảng 3.000 NKT. Hội Người mù Việt Nam cũng là
một tác nhân quan trọng trong lĩnh vực dạy nghề, tuy nhiên chỉ trong một số rất


ít ngành và có những yêu cầu thấp, phù hợp với khả năng cũng như trình độ của
NKT. Báo cáo chỉ ra được những khó khăn, thách thức cho Nhà nước khi giải
quyết vấn đề việc làm với NKT hiện nay, nêu ra những hướng khắc phục mới
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho NKT. Báo cáo mới chỉ đưa
ra được thực trạng chung về vấn đề hoc nghề và việc làm cho NKT trên cả nước

chứ chưa đi sâu vào từng nhóm đối tượng khuyết tật xem xét mức độ tật, nhu cầu
mong muốn của họ là gì với vấn đề việc làm[22].
Vai trò các tổ chức của người tàn tật trong việc xây dựng các chính sách,
chương trình quốc gia về dạy nghề và việc làm cho người tàn tật của Bộ lao
động-Thương binh và Xã hội xuất bản năm1993-75tr nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
việc xây dựng và thực hiện các chính sách cho người khuyết tật trong thực hiện
các chính sách tư vấn nghề, hỗ trợ học nghề và việc làm là điều cần thiết phải
được thực hiện kịp thời. Song do nền kinh tế Việt Nam con kém phát triển, việc
triển khai các hoạt động trợ giúp nghề nghiệp cho NKT còn gặp nhiều khó khăn và
hạn chế, chat lượng day và học chưa hiệu quả. Còn quá ít những trung tâm dạy
nghề giành riêng cho NKT trên cả nước. Kèm theo đó còn có một số nghiên cứu
về khuyến trợ việc làm cho người khuyết tật vận động của Bộ LĐ-TB&XH Việt
nam, hiệp hội việc làm cho người tàn tật tại Nhật Bản, cùng với văn phòng tư vấn
hỗ trợ người tàn tật soạn thảo những tài liệu về hội thảo việc làm cho người tàn
tật tại Đà Nẵng do văn phòng tư vấn, hỗ trợ người tàn tật biên soạn. Qua các tài
liệu, nghiên cứu này người khuyết tật có thêm hiểu biết về các chính sách tạo
dựng việc làm của Nhà nước, những việc mình có thể làm và những nơi nào có
thế nhận người khuyết tật vào làm việc, điều này giúp ích rất nhiều cho NKT có
nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm. [5]


Luận án tiến sĩ của P TS Trần Văn Luận(2014) Tạo việc làm thông qua khôi
phục và phát triển làng nghề truyền thống” Trong nghiên cứu, tác giả cho rằng
giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bằng việc khôi phục và phát triển
các làng nghề truyền thống là một phương hướng chiến lược có { nghĩa cả về
kinh tế, văn hoá và xã hội. Nó góp phần tạo công ăn việc làm, thu hút lao động
vừa nâng cao năng suất lao động thu nhập và đời sống của người dân nông thôn,
vừa thể hiện được giá trị văn hoá, tinh thần của người dân Việt Nam. Luận án đã
chỉ ra được thực trạng nghề truyền thống tại các làng nghề đang bị mai một dần
do sự ảnh hưởng của nền kinh tế công nghiệp hóa- hiện đại hóa, trong khi nguồn

lao động nhàn rỗi và thất nghiệp ngày một tăng, trước thực trạng này tác giả chú
trọng đến các hoạt động khôi phục lại các làng nghề như đầu tư nguồn vốn phát
triển sản xuất nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề, có kế hoạch, chương
trình giới thiệu sảm phẩm các làng nghề ra thị trường, dạy nghề cho lao động trẻ,
khuyến khích người dân làng nghề bào tồn nghề truyền thống thông qua hỗ trợ.
Nghiên cứu cũng đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm khôi phục các làng
nghề đang có nguy cơ bị mất đi,tạo việc làm cho lao động thất nghiệp từ nghề
truyền thống. Nghiên cứu của tác giả đã có những điểm mới, hướng nghiên cứu
mới là chính là việc áp dụng những nghành nghề truyền thống ngay tại địa bàn
nghiên cứu để tạo việc làm cho lao động nông thôn, vừa giải quyết được vấn đề
việc làm, vừa bảo tồn và phát huy được nghề truyền thống, lưu giữu được nét
văn hóa dân tộc, đây sẽ là một hướng đi rất hiệu quả và thiết thực trong hoạt
động tạo dựng việc làm cho người khuyết tật gắn với môi trường kinh tế tại địa
phương, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế bền vững của địa phương*16].
PGS.TS Nguyễn Thị Hà (2014),Giáo trình công tác xã hội với người khuyết tật,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.


Giáo trình đã khái quát những vấn đề cơ bản về NKT, các chính sách trợ giúp xã
hội với NKT và các loai hình chăm sóc trợ giúp NKT trong nước và Quốc tế. Giáo
trình cũng đã nêu rõ vai trò cụ thể của NV CTXH với NKT trong từng trường hợp
và mô hình can thiệp, trợ giúp đối tượng NKT và gia đình họ trong từng hoạt
động cụ thể. Giáo trình còn đề cập đến những kỹ năng, nguyên tắc cần thiết của
một NV CTXH khi làm việc với NKT thông qua những phương pháp cơ bản trong
CTXH khi làm việc với cá nhân, nhóm và gia đình. Giáo trình sẽ là sự định hướng
căn bản cho nghiên cứu liên quan đến vấn đề CTXH với NKT[11]
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Quễ khoa Luật “ Quyền làm việc và hòa nhập cộng
đồng của người khuyết tật Việt Nam” (2013) ở luận văn này, tác giả đã nêu ra được
những Quyền của NKT liên quan đến vấn đề việc làm, Nghiên cứu cũng đánh giá được
thực trạng về khả năng và cơ hội làm việc cũng như những vấn đề xã hội, chính sách

pháp luật về vấn đề quyền làm việc của NKT tại Việt Nam. Chỉ ra được những ưu điểm
và hạn chế còn tồn tại trong thực hiện chính sách pháp luật về việc làm cho NKT. Từ
đó nêu ra các giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả của những kết quả đã
đạt được, những giải pháp hữu ích để giải quyết vấn đề quyền làm việc của NKT, đồng
thời giúp NKT hòa nhập cộng đồng.[32]
Luận án của phó tiến sĩ khoa học kinh tế Nguyễn Hữu Đắng(2011) “Những
biện pháp chủ yếu tạo việc làm cho người tàn tật ở Việt Nam” có cái nhìn cụ thể
về sự cần thiết của việc làm đối với người khuyết tật, nhu cầu được có việc làm
với người khuyết tật, thực trạng việc làm của NKT. Đặc biệt, luận án đã đưa ra
những biện pháp chủ yếu để chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động
cho NKT, đào tạo, dạy nghề cho NKT trên cơ sở quan điểm chung tay: Nhà
nước/Cộng đồng/Gia đình cùng chăm lo đời sống, việc làm cho NKT. ở cấp độ vĩ
mô luận án khuyến nghị Nhà nước hoàn thiện pháp luật, chính sách liên quan tới


NKT, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của NKT. Luận án đã đưa ra một quy
trình đồng bộ để giải bài toán việc làm cho NKT, muốn tạo việc làm thành công
trước hết phải chăm lo đến sức khoẻ, phục hồi chức năng sau đó mới học nghề.
Luận án cũng chỉ ra cách thức tạo việc làm cho NKT dựa vào cộng đồng,gia đình,
Nhà Nước. Tuy nhiên những giải pháp đó mới chỉ nằm ở mức độ chung cho cả
nước chứ chưa đi sâu, cụ thể vào một địa bàn, trong khi thựctế đời sống kinh tếxã hội, văn hoá vùng miền khác nhau, vì vậy việc áp dụng mỗi giải pháp đó như
thế nào cho phù hợp với từng địa phương còn tuz thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau. Trong giới hạn của đề tài, luận án đã đưa ra những biện pháp hiệu quả
chung cho người khuyết tật, nhưng những hoạt động cụ thể về dạy nghề, cấp vốn
tạo việc làm cho người khuyết tật vận động trong độ tuổi lao động ở từng địa
phương được nghiên cứu lại chưa được đề cập đến[10].
Luận văn Thạc sĩ khoa Luật Trần Thị Tú Anh(2014), Pháp luật về giải quyết việc
làm cho người lao động khuyết tật ở Việt nam hiện nay. Tác giả cũng đã nêu lên
được những cơ sở pháp l{ về các quyền về học nghề và việc làm với NKT. Luận
văn


cũng

đã

phân

tích



làm



được

những

quy

định pháp luật hiện hành, tìm ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế, bất cập trong chính sách pháp luật hiện nay về giải quyết việc làm cho
người khuyết tật. Trên cơ sở đó, góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết
việc làm cho người khuyết tật; giúp người lao động khuyết tật có thể tiếp cận,
nắm bắt cơ hội việc làm. Tác giả luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp và
khuyến nghị hoàn thiện và nâng cao các hoạt động thực thi pháp luật, đảm bảo
quyền bình đẳng trong tiếp cận việc làm cho NKT, mong muốn mỗi người trong
xã hội, đặc biệt là các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có cách nhìn tích cực hơn



về người lao động khuyết tật, mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho những
người khuyết tật Việt Nam[1].
Để góp phần làm phong phú hơn nghiên cứu về vấn đề người khuyết tật
cũng xuất phát từ những điểm thiếu xót còn chưa được đề cập tới ở các công
trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và Quốc tế. Đề tài nghiên cứu của tôi
chọn hướng đi tìm hiểu và đánh giá hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng
việc làm cho người khuyết tật vận động trong độ tuổi lao động ở nông
thôn(nghiên cứu cụ thể tại xã) để thấy được thực trạng công tác thực hiện các
chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm của Nhà nước với người khuyết tật và nhu
cầu của người khuyết tật vận động về học nghề, có việc làm trên địa bàn nghiên
cứu được thực hiện như thế nào? kết quả ra sao ?và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho NKT tại
địa bàn nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề tài trên cơ sở kế thừa và góp phần làm
phong phú hơn cho lĩnh vực nghiên cứu về các hoạt động chính sách tạo dựng
việc làm cho người khuyết tật hiện nay. Đề tài vận dụng các l{ thuyết của khoa
học xã hội nói chung và các l{ thuyết chuyên ngành của công tác xã hội nói riêng
để làm sang tỏ vấn đề nghiên cứu về các hoạt động thực hiện chính sách tạo
dựng việc làm cho người khuyết tật đã và đang mang lại những kết quả tích cực
như thế nào, còn vướng mắc và hạn chế gì trong quá trình thực hiện và định
hướng vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong công tác thực hiện
các chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật nông thôn hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu tiến hành đánh giá các hoạt động thực
hiện chính sách tạo dựng việc làm, phản ánh thực trạng, đánh giá nhu cầu, mong


muốn của đối tượng khuyết tật trong độ tuổi lao động và những thuận lợi, khó
khăn trong công tác thực hiện các chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết

tật vận động trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó đưa ra khuyến nghị, giải pháp nhằm
nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động tạo dựng việc làm cho người khuyết
tật trong độ tuổi lao động tại địa bàn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho Ban LĐ-TB&XH, cán bộ phụ
trách mảng chính sách lao động-việc làm, bảo trợ xã hội và các nhà chuyên
môn xây dựng, hoàn thiện các chương trình, hoạt động, chính sách thiết
thực nhất với nhóm NKT trong tuổi lao động có việc làm và ổn định cuộc
sống, gạt bỏ được mặc cảm bản thân, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng các hoạt động dạy nghề và tạo
việc làm cho người khuyết tật vận động trong tuổi lao động tại xã Liên Châuhuyện Thanh Oai. Những kết quả đạt được, ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân
của thực trạng này. Đánh giá được mức độ hài lòng của NKT vận động được học
nghề và tạo việc làm từ đó phát huy được vai trò của NV CTXH trong việc nâng
cao hiệu quả các hoạt động tạo dụng việc làm cho người khuyết tật xã Liên Châu
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
L{ luận chung về những khái niệm liên quan đến dạy nghề, tạo dựng việc
làm cho NKT, các l{ thuyết ứng dụng. Phân tích đặc điểm NKT vận động tại xã
Liên Châu nhằm làm sáng tỏ mức độ khuyết tật, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia
đình và nhu cầu học nghề, việc làm của NKT
Nghiên cứu, phân tích các hoạt động dạy nghề cho NKT vận động thông qua
việc xác định đối tượng tham gia học nghề cũng như các hoạt động cụ thể qua


việc dạy nghề may và nghề thêu tranh đang được triển khai địa phương. Phát huy
được vai trò của NV CTXH trong các hoạt động hỗ trợ dạy nghề đạt hiệu quả.
Nghiên cứu, đánh giá các hoạt động tạo việc làm cho NKT vận động đã được
học nghề tại địa phương thông qua các hoạt động cho doanh nghiệp phối kết hợp
với địa phương trong đào tạo nghề và tạo việc làm cho NKT vận động vay vốn mở
rộng sản xuất, gửi người khuyết tật đã học nghề vào HTX mây tre đan làm việc .
Nâng cao vai trò của NV CTXH trong các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm.

5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng việc làm
cho NKT vận động trong độ tuổi lao động tại nông thôn.
- Khách thể nghiên cứu: Người NKT vận động trong độ tuổi lao động xã
Liên Châu-Thanh Oai-HN, giáo viên, cán bộ LĐTB&XH, người nhà NKT.
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Tìm hiểu hoạt động thực hiện chính sách dạy
nghề và tạo việc làm cho NKT vận động trong độ tuổi lao động tại xã Liên
Châu, đánh giá hiệu quả khách quan từ các hoạt động mang lại cho NKT, từ
đó đề ra những giải pháp giúp quá trình thực hiện chính sách cho NKT vận
động trong tạo, dựng việc làm đem lại kết quả cao hơn. Phát huy được vai
trò của NV CTXH trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề, tạo việc
làm với NKT vận động trong tuổi lao động.
- Phạm vi không gian:Đề tài được thực hiện tại: Xã Liên Châu-Huyện
Thanh Oai- Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ tháng 2/2016 đến 9/2016
7. Câu hỏi nghiên cứu


NKT vận động xã Liên Châu có những đặc điểm và nhu cầu ra sao về
học nghề và tạo việc làm?
Hoạt động dạy nghề cho NKT vận động trong độ tuổi lao động xã
Liên Châu được thực hiện như thế nào?Kết quả đạt được và những khó
khăn trong quá trình dạy nghề cho NKT vận động là gì?
Giáo viên, nghệ nhân nghề và NKT vận động đánh giá như thế nào về
những hoạt động đào tạo nghề tại địa phương?
Các hoạt động tạo việc làm cho NKT vận động trong độ tuổi lao động
diễn ra như thế nào? Kết quả đạt được và những khó khăn của hoạt động
tạo việc làm với NKT vận động là gì ?
8. Giả thuyết nghiên cứu

NKT vận động xã Liên Châu đa số nằm trong độ tuổi lao động trẻ, ở
dạng khuyết tật chân, tay do bẩm sinh và do bị tai nạn gây ra KT ở mức tật
nhẹ và trung bình, có khả năng và sức khỏe để lao động và học tập. Do điều
kiện kinh tế còn khó khăn nên đa số NKT vận động tại xã không được đi học,
trình độ văn hóa thấp, có nhu cầu mong muốn học nghề và làm việc
Xã Liên Châu thực hiện hai mô hình dạy nghề cho NKT vận động trong tuổi
lao động: Một là, lớp dạy nghề may tại xã do trung tâm dạy nghề giảng dạy. Hai
là, lớp dạy nghề thêu tranh truyền thống, do xã liên kết với doanh nghiệp sản
xuất nghề thủ công nhận NKT vận động tại xã vào học nghề . Hai mô hình này đã
được xã thực hiện hiệu quả, NKT sau khi học nghề có chứng chỉ nghề để xin việc
hay được nhận vào làm việc ngay tại cơ sở dạy nghề, một số người sau khi học
nghề đã có tìm được việc làm và có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, nhận thức của


NKT vận động tham gia học nghề chưa đồng đều, trình độ văn hóa thấp nên cũng
ảnh hưởng đến hiệu quả dạy và học nghề.
Giáo viên dạy nghề, nghệ nhân truyền nghề, NKT tham gia học nghề và gia
đình NKT đều khá hài lòng với các hoạt động dạy nghề của chính quyền địa
phương. Đáp ứng được nhu cầu, mong muốn học nghề của NKT vận động.
Hoạt động tạo việc làm cho NKT vận động trong độ tuổi lao động tại xã Liên
Châu được thực hiện có hiệu quả tốt, thông qua kết quả sử dụng nguồn vốn vay
đã giupd doanh nghiệp mở rộng sản xuất và số lượng NKT vận động được doanh
nghiệp và HTX nhận vào làm việc. NKT làm việc tại các doanh nghiệp rất hài lòng
với công việc hiện tại của mình.Việc làm đã đem lại nguồn thu nhập vô cùng {
nghĩa cho NKT vận động nơi đây có thể tự lo cho bản thân và gia đình, giảm bớt
ghánh nặng cho gia đình và xã hội. Giúp NKT tự tin hòa nhập cộng đồng.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận chung
Phương pháp luận là hệ thống các nguyên l{, quan điểm (trước hết là
những nguyên l{, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng

chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các
phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn,
vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận chính là l{ luận về
phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh
quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề
đã đặt ra.
Xuất phát điểm nghiên cứu đề tài của tôi dựa trên cơ sở nền tảng phương
pháp luận. Nó giúp định hướng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu về hoạt động


dạy nghề và tạo việc làm cho NKT vận động tại xã Liên Châu. Nhằm chứng minh
cho tính tất yếu, khách quan của vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận khoa học để
nhận thức và l{ giải rõ hơn về hiệu quả các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho
NKT vận động trong tuổi lao động tại xã Liên Châu-Huyện Thanh Oai.
9.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù
- Phương pháp phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để phân tích, tổng hợp các
công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước; nghiên cứu các tài liệu chuyên
ngành công tác xã hội, các văn bản, Nghị quyết, các chính sách, hoạt động liên
quan đến dạy nghề và tạo việc làm cho NKT. Đề tài còn sử dụng, phân tích số liệu
trong báo cáo về hoạt động dạy nghề, tạo việc làm hàng năm của Phòng
LĐTB&XH huyện Thanh Oai, Ủy ban nhân dân xã Liên Châu để làm sáng tỏ hơn
vấn đề nghiên cứu.
Tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm tìm hiểu, bổ sung
và tích lũy vốn tri thức l{ luận liên quan đến luận văn ở nhiều góc độ: Tâm l{ học,
CTXH, xã hội học, đồng thời tác giả nghiên cứu những chính sách, văn bản pháp
luật trong nước và quốc tế về quyền của NKT, dạy nghề cho NKT, Luật lao động.
Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng một số nghiên cứu, công trình khoa học
có liên quan của một số tác giả nghiên cứu về vấn đề lao động việc làm, Người

khuyết tật, các tài liệu nghiên cứu và phân tích trong đợt thực hành tại địa
phương. Phương pháp phân tích hệ thống cho phép đi sâu tìm hiểu những mặt
ưu điểm và hạn chế của các chính sách từ nội dung văn bản hướng dẫn đến quá
trình triển khai các hoạt động.


-

Phương pháp quan sát.
Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về tình hình đời sống

của người khuyết tật, thực trạng mà người nghiên cứu nhìn thấy thông qua giá trị
trên cơ sở vật chất và tinh thần của người khuyết tật từ những tác động của
chính sách tạo dựng việc làm cho NKT vận động đã mang lại.Từ đó đánh giá
được nhu cầu, mức độ, sự hài lòng của NKT vận động, cũng như gia đình họ về
các hoạt động đó, đánh giá được vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ
NKT vận động tiếp cận chính sách dạy nghề, tạo việc làm của địa phương
Quan sát cách thức tổ chức, triển khai các hoạt động, mô hình dạy nghề,
tạo việc làm cho NKT vận động của chính quyền địa phương, quan sát quá trình
triển khai đã thực sự mang lại hiệu quả hay chưa, còn hạn chế, vướng mắc gì.
-

Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ

những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, người
phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp
đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả cách thức đặt câu hỏi nhằm thu thập được
thông tin mong muốn.
Địa điểm thực hiện: xã Liên Châu.

Tác giả thực hiện 14 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng:
Mục đích phỏng vấn: Thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu ở những nhóm khách
thể khác nhau nhằm tìm hiểu các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho NKT vận
động trong tuổi lao động được thực hiện tại địa phương ra sao? Hiệu quả như
thế nào? Có thuận lợi hay khó khăn gì trong khi thực hiện?


Đánh giá những hiệu quả từ các hoạt động đó tới người khuyết tật vận động
tại xã.
Phỏng vấn 03 cán bộ trực tiếp triển khai, thực hiện các chính sách tạo dựng
việc làm cho người khuyết tật tại xã Liên Châu như: Chủ tịch UBND xã Liên Châu,
cán bộ LĐTB&XH xã Liên Châu, Chủ tịch HPN xã –đại diện Tổ vay vốn ngân hàng
chính sách xã nhằm tìm hiểu các hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng việc
làm cho NKT vận động tại xã được thực hiện như thế nào. Một số thông tin và
cách thức triển khai các hoạt động từ chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho
người khuyết tật tại địa phương. Những kết quả đạt được cũng như những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách. Mong muốn và kiến nghị
để đẩy mạnh hoạt động tư vấn nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết
tật của nhân viên xã hội.
Thực hiện 03 cuộc phỏng vấn sâu giáo viên dạy nghề của trung tâm dạy
nghề tại xã, chủ nhiệm HTX, chủ doanh nghiệp dạy nghề cho NKT vận động tại
doanh nghiệp về: trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm trong nghề của giáo
viên; đánh giá về hiệu quả của hoạt động dạy nghề cho NKT tại xã, thuận lợi, khó
khăn trong quá trình dạy nghề cho NKT vận động, khả năng tiếp thu nghề của
người học; đánh giá nguồn lực, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy nghề.
Phỏng vấn sâu 03 đối tượng khuyết tật vận động tuổi khác nhau nhằm nắm
bắt tình hình đời sống người khuyết tật được thụ hưởng những chính sách hỗ trợ
tạo dựng việc làm như thế nào từ địa phương. Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn bản
thân người khuyết tật về học nghề hay mức độ hài lòng về nghề được học, công
việc đang làm.



2 cuộc phỏng vấn sâu với NKT vận động đã qua đào tạo nghề và đang làm
việc để đánh giá hiệu quả hoạt động dạy nghề, tạo việc làm đang được thực hiện
tại địa phương.
Phỏng vấn sâu 03 đối tượng là người thân của người khuyết tật nhằm tìm
hiểu mong muốn của họ đối với người khuyết tật, đánh giá một cách khách quan
về những chính sách và mức độ hài lòng về những chính sách hỗ trợ người
khuyết tật học nghề, làm việc từ chính quyền địa phương, những khó khăn gặp
phải của gia đình và người khuyết tật trong tiếp cận các chính sách đó.Những
kiến nghị, đề xuất với cán bộ LĐXH và các nghành chức năng.
Đồng thời trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, phỏng vấn sâu tác
gỉa đã sử dụng kỹ năng lắng nghe, quan sát, kỹ năng thấu hiểu tâm tư, nguyện
vọng của họ đối với các cấp chính quyền địa phương, trung ương khi ban hành
các chính sách và thực thi các chính sách.
-

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi là công cụ quan trọng trong nghiên cứu định lượng, nó giúp thu

thập thông tin, đo lường và đánh giá về mức độ và thực trạng vấn đề trong
chương trình nghiên cứu. Bảng hỏi với hệ thống các câu hỏi đa dạng kết hợp giữa
câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi chức năng được sắp xếp theo một hệ thống và
trình tự logic của thông tin thu thập theo nội dung của vấn đề nghiên cứu. Nhằm
tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm của mình với những vấn đề
thuộc về đối tượng nghiên cứu. Thông qua công cụ bảng hỏi nhà nghiên cứu thu
thập được các thông tin đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu, mục đích, nội dung của
đề tài nghiên cứu đặt ra.



Trong nghiên cứu này tôi sử dụng 90 bảng hỏi với 36 câu hỏi, chia làm hai đối
tượng NKT đang học nghề và NKT vận động đang làm việc tại HTX mây tre đan
kết quả thu được đảm bảo chính xác và rất khả quan.
Các thông tin thu thập bao gồm: Thông tin chung của người được điều tra
bao gồm những đặc điểm cá nhân như: độ tuổi, giới tính, các dạng tật và mức độ
khuyết tật…Những thông tin về trình độ văn hóa, điều kiện hoc tập, mức độ hiểu
biết và sự tiếp cận với các chính sách hỗ trợ NKT hiện có tại địa phương, nhu cầu
về học nghề, việc làm. Nhận xét về các hoạt động hỗ trợ đang được thụ hưởng
hiện nay, mong muốn về các dịch vụ hỗ trợ, trợ giúp CTXH.

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm công cụ


- Khái niệm người khuyết tật
Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia đều có những định nghĩa khác nhau về
người khuyết tật. Khái niệm người khuyết tật luôn có sự biến đổi, linh hoạt
Theo tuyên ngôn về quyền của NKT được Đại hội đồng Liên hiệp quốc
thông qua ngày 9/12/1975 thì “Người tàn tật có nghĩa là bất cứ người nào mà
không có khả năng tự bảo đảm cho bản thân, toàn bộ hay từng phần những sự
cần thiết của một cá nhân bình thường hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt
bẩm sinh hay không bẩm sinh trong những khả năng về thể chất hay tinh thần
của họ.[11 Tr. 32]
Theo Pháp lệnh người tàn tật của Việt Nam ban hành 30/7/1998: “Người tàn
tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ
phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau là suy giảm khả
năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.[11Tr. 32]
Theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006: NKT bao
gồm những người có những khuyết điểm lâu dài về thể chất trí tuệ, thần kinh

hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự
tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng
như những người khác trong xã hội[7].
Theo Luật NKT Việt Nam năm 2010: NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc
nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật
khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn[25].
Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về “NKT”, trong nghiên cứu này, tôi lựa
chọn cách hiểu về NKT theo quy định của Luật NKT của Việt Nam năm 2010.
- Phân loại khuyết tật
Theo Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 29/06/2010 của Quốc
hội thì có 6 dạng khuyết tật bao gồm: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói


(khuyết tật khiếm thính);Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần ;Khuyết
tật trí tuệ; Khuyết tật khác.
Có ba mức độ khuyết tật đó là khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng và
khuyết tật nhẹ được hiểu như sau:
Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể
tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực
hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định
của hai mức độ trên[11 Tr.33,34].
-

Đặc điểm người khuyết tật vận động
Người khuyết tật vận động có hai dạng: Khuyết tật vận động do chấn

thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra làm liệt chân, tay và dạng thứ hai là do
tổn thương trung khu vận động não bộ. Đối với dạng khuyết tật thứ nhất thì

người khuyết tật vẫn có một bộ máy sinh học bình thường làm cơ chế vật chất
thực hiện hoạt động nhận thức tức là họ có khả năng nhận thức như những
người bình thường khác. Đối với dạng thứ hai thì sự tổn thương về não bộ gây rất
nhiều những cản trở cho hoạt động nhận thức của người khuyết tật.
Người khuyết tật vận động gặp phải nhiều khó khăn trong vận động, đi lại,
tham gia giao thông, tiếp cận các dịch vụ xã hội[13 Tr. 33,34].
- Khái niệm dạy nghề - dạy nghề cho người khuyết tật
Theo Luật dạy nghề năm 2006, dạy

nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến

thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm
được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học[26]


×