Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi và đáp án chọn đội tuyển QG nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.48 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA LỚP 12
Năm học 2007-2008
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 6-11-2007
Câu 1.
a. Phân biệt chu trình tiềm tan và chu trình tan ở virut. Tại sao HIV chỉ kí
sinh trong tế bào bạch cầu Limphô T-CD4 ở người?
b. Nguồn gốc lớp vỏ ngoài và lớp vỏ trong của virut HIV?
Câu 2.
a. Phân biệt các phương thức giải phóng năng lượng ở vi sinh vật về: chất
nhận điện tử cuối cùng, sản phẩm tạo thành, hiệu quả năng lượng.
b. Quá trình sản xuất giấm ăn bằng axit axetic giống và khác với sự hô hấp
hiếu khí thông thường như thế nào?
c. Vi khuẩn lactic có 2 chi chủ yếu là Streptococus và Lactobacillus, chúng
có sử dụng trực tiếp sacarơzơ được không? Phân biệt lên men lactic đồng
hình và lên men lactic dị hình.
Câu 3.
a. Trong môi trường nuôi cấy E.coli thích hợp, cứ 20 phút tế bào lại nhân đôi
1 lần, sau 2 giờ xác định được 64. 10
5
tế bào. Tính số tế bào E. coli trong
quần thể ban đầu. (quần thể này không phải trải qua pha lag)
b. Nêu vai trò của mezoxom trong quá trình phân bào ở vi khuẩn.
Câu 4.
Những bào quan nào của thực vật chứa ADN? Đặc điểm cấu trúc và di
truyền của ADN trong các bào quan đó. Cơ sở của giả thuyết phổ biến nhất
hiện nay về nguồn gốc các loại bào quan đó?
Câu 5.
a. Vai trò của các protein được thể hiện như thế nào qua các hình 1,2,3,4a,


4b,5?
1
(1)
(2) (3)
(4a)
ATP
(4b)
(5)
ĐỀ CHÍNH THỨC
b. Vì sao khi xử lí các tế bào động vật có hình bầu dục, hình đĩa bằng
consixin thì chúng chuyển thành hình cầu hoặc đa diện?
Câu 6.
a. Trong điều kiện nào thì ATP được tổng hợp ở ty thể và lục lạp?
b. Nêu sự khác nhau trong quá trình tổng hợp và sử dụng ATP ở các bào
quan đó.
Câu 7. Trong công thức tính sức hút nước của tế bào thực vật: S=P-T.
a. Nêu tên gọi của P, T
b. Nêu công thức tính P, trong công thức đó, đại lượng nào cần bố trí thí
nghiệm mới xác định được? Nêu tên của 2 phương pháp xác định đại lượng
đó.
Câu 8. Nêu những đặc điểm thích nghi về hệ hô hấp của cá xương và của chim
giúp chúng trao đổi khí đạt hiệu quả cao.
Câu 9.
a. Khi có ánh sáng thì enzim Rubisco của thực vật C
3
hoạt động như thế
nào? (nêu rõ điều kiện xảy ra mỗi hoạt động đó).
b. Sự hoạt động của enzim này ở thực vật C
4
và CAM khác với thực vật C

3

điểm nào? Giải thích.
Câu 10. Ở người bình thường, khi ăn nhiều đường hay ít đường thì hàm lượng
đường trong máu vẫn luôn ổn định.
a. Nêu tên 2 hoocmon chính tham gia điều hòa hàm lượng đường huyết.
Nguồn gốc và chức năng cơ bản của 2 hoocmon đó.
b. So sánh thời gian tác dụng của hoocmon có bản chất protein và hoocmon
có bản chất steroit. Vẽ sơ đồ giải thích cơ chế truyền tín hiệu của 2 loại
hoocmon đó.
Câu 11.
Trong nuôi cấy mô thực vật người ta thường dùng chủ yếu 2 nhóm hoocmon
nào? Nêu tác dụng sinh học chính của chúng.
---Hết---
2
Hướng dẫn chấm đề thi chính thức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia lớp 12
Môn : Sinh học
Ngày thi: 6/11/2007
Câu
Nội dung Điểm
1
2,5đ
a
- Chu trình tiềm tan: Khi virut đã xâm nhập vào tế bào vật chủ và gắn gen của virut vào nhiễm sắc thể tế
bào chủ, chưa hoạt động và ở trạng thái nghỉ.
Chu trình tan: Virut xâm nhập vào tế bào, nhân lên, làm tan tế bào vật chủ và chui ra ngoài.
- Virut HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu vì:
+ Mỗi loài virut chỉ xâm nhập được vào 1 loại tế bào nhất định do trên bề mặt tế bào chủ có các thụ thể
mang tính đặc hiệu với mỗi loài virut.
+ Chỉ có tế bào bạch cầu Limphô T-CD4 ở người có thụ thể CD4 phù hợp với HIV.

0,5
0,25
0,25
0,5
b.
- Lớp vỏ ngoài bao gồm lớp lớp vỏ có nguồn gốc là lớp màng sinh chất của tế bào chủ và gai glicô protein
do virut HIV tổng hợp nên nhờ nguyên liệu và bộ máy sinh tổng hợp của tế bào vật chủ.
- Lớp vỏ trong (capsit) do virut HIV tổng hợp nên nhờ nguyên liệu và bộ máy sinh tổng hợp của tế bào
chủ.
0,5
0,5
Câu 2
2,5đ
a.
0,5
0,5
0,25
b.
Giống nhau:
Đều xẩy ra sự hô hấp hiếu khí cần O2
Khác nhau:
- Trong sản xuất giấm ăn cơ chất là rượu etilic chỉ oxi hóa đến axit axetic, chứ không oxy hóa đến cùng
như hô hấp hiếu khi thông thường.
0,25
0,25
c.
Vi khuẩn lactic không sử dụng trực tiếp sacarozo vì đó là đường kép, vi khuẩn này chỉ sử dụng đường đơn
gluco.
+ Phân biệt:
- Lên men lactic đồng hình là loại lên men sinh ra axit lactic là chủ yếu.

- Lên men lactic dị hình là loại lên men tạo ra axit lactic và 1 số hợp chất khác trong đó có CO
2
0,25
0,25
0,25
Câu 3

a.
Giải:
Theo công thức: Nt= No x 2
n
Trong đó: Nt: số cá thể của quần thể sau thời gian phân chia
No: số cá thể ban đầu của quần thể
n: Số thế hệ
- Số thế hệ: cứ 20’ thì nhân đôi 1 lần nên sau 2h, số thế hệ là: 6
- Vậy cá thể của quần thể ban đầu: No = Nt : 2
n
= 64. 10
5
: 2
6
= 10
5
0,25
0,25
b.
Mezoxom là 1 túi nhỏ màng đơn nằm trên màng sinh chất của tế bào vi khuẩn có vai trò định vị nhiễm sắc
thể.
Khi phân chia tế bào, nhiễm sắc thể nhân đôi, mezoxom nhân đôi, nên khi hình thành các tế bào con,
0,25

0,25
3
Điểm so sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men
Chất nhận điện tử cuối
cùng
Oxy phân tử Oxy liên kết Chất hữu cơ
Sản phẩm tạo thành
cuối cùng
CO
2
và nước Sản phẩm trung gian Sản phẩm trung gian
(axit lactic hoặc rượu
etilic)
Hiệu quả năng lượng Cao nhất Thấp Thấp nhất
mezoxom kéo các nhiễm sắc thể về 2 phía của tế bào vi khuẩn.
Câu 4.

Bào quan chứa ADN ở thực vật: Ty thể, lục lạp……………………………………………………………..
Đặc điểm cấu trúc: ADN dạng vòng kép…………………………………………………………………….
Đặc điểm di truyền: có khả năng nhân đôi, sao mã, giải mã…………………………………………………
Các tính trạng do gen trong các bào quan trên quy định sự di truyền theo dòng mẹ………………………..
Giả thuyết phổ biến nhất hiện nay về nguồn gốc của 2 loại bào quan trên: Do vi khuẩn cộng sinh………..
Cơ sở: có các đặc điểm giống với vi khuẩn như:
- Có ADN dạng vòng
- Có riboxom 70S
- Có màng trong giống màng vi khuẩn.
0,25
0,25
0,5
0,25

0,25
0,5
Câu 5.

a.
Vai trò của protein ở các hình:
1- Ghép nối giữa các tế bào với nhau………………………………………………………………………
2- Thụ quan tiếp nhận tín hiệu từ bên ngoài truyền vào trong tế bào …………………………………….
3- Nhận biết các tế bào khác (glico protein)………………………………………………………………
4- a: Tạo kênh khuếch tán nhanh………………………………………………………………………….
b: Vận chuyển tích cực có tiêu thụ ATP………………………………………………………………..
5- Enzim chuyển hóa các chất trong tế bào……………………………………………………………….
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b.
Vì: trong tế bào chất có nhiều sợi actin và các vi ống, các cấu trúc đó bị tiêu hủy do sự kích thích của
consixin. Khi đó sức căng của tế bào phân bố về mọi phía làm cho tế bào chuyển thành hình cầu hoặc
khối đa diện.
0,5
Câu 6

a.
Trong điều kiện có sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa 2 bên màng tilacoit và màng trong ty thể khi hoạt
động quang hợp và hô hấp.
0,5
b.

Khác nhau:
- Hướng tổng hợp: đối với lục lạp thì ATP được tổng hợp ở ngoài màng tilacoit, còn đối với ty thể thì
ATP được tổng hợp ở phía trong màng ty thể.
- Năng lượng: Lục lạp: từ photon ánh sáng, ty thể là từ quá trình oxy hóa chất hữu cơ.
- Mục đích sử dụng: Lục lạp: ATP được dùng trong pha tối của quang hợp. Ty thể: ATP được sử dụng
cho các hoạt động sống của tế bào.
0,5
0,5
0,5
Câu 7

a.
P: áp suất thẩm thấu của tế bào, T: Phản lực của vách tế bào. 0,25
b.
P=RTCi, trong đó: R=0,082; T: nhiệt độ môi trường, C: nồng độ dịch bào, i: hệ số Van hốp.
- Đó là nồng độ dịch bào: C
Có 2 phương pháp để tính C:
- Phương pháp “co nguyên sinh”.
- Phương pháp so sánh tỉ trọng của dịch tế bào với nồng độ chất tan.
0,25
0,25
0,25
Câu 8
1,5đ
- Hệ hô hấp của cá xương:
+ Mang có các cung mang, tia mang, phiến mang, trên đó có nhiều mao mạch để trao đổi khí.
+ Sự hoạt động nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo dòng nước chảy 1 chiều liên tục từ miệng
đến mang.
+ Hiện tượng dòng chảy song song ngược chiều giữa dòng máu và dòng nước giúp cho máu trao đổi oxy
triệt để.

- Hô hấp ở chim:
+ Có hệ thống túi khí trước và túi khí sau
+ Phổi không co giãn được nhưng có các ống khí để trao đổi khí.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
+ Hiện tượng hô hấp “kép” ở chim giúp cho hệ thống ống khí của chim không có khí cặn nên sự trao đổi
khí đạt hiệu quả rất cao.
0,25
Câu 9
1,5đ
a.
- Khi có ánh sáng thích hợp và nồng độ CO
2
cao: Rubisco xúc tác cho phản ứng giữa CO2 và RiDP để tạo
thành APG, đi vào chu trình Calvin. (hoạt tính cacboxylaza)
- Khi có ánh sáng mạnh, nồng độ CO
2
quá thấp: thì Rubisco xúc tác cho phản ứng giữa O2 và RiDP tạo
ra APG và axit glicolic, axit glicolic này sẽ đi vào hô hấp sáng. (hoạt tính oxidaza).
0,5
0,5
b.
Thực vật C4 và thực vật CAM luôn có kho dự trữ CO
2
là axit malic nên luôn đảm bảo cho nồng độ CO2
cao vì vậy Rubisco không có hoạt tính oxidaza nên không có hô hấp sáng.

0,5
Câu10
2,5đ
a.
- 2 hoocmon đó là insulin và glucagon
- Insulin có nguồn gốc từ tế bào β của tụy đảo, kích thích quá trình hấp thu gluco vào tế bào để tạo thành
glicogen.
- Glucagon: có nguồn gốc từ tế bào α của tụy đảo, phân hủy glicogen thành gluco.
0,5
0,25
0,25
b.
- Hoocmon có bản chất protein tác dụng nhanh hơn hoocmon có bản chất steroit.
- Cơ chế truyền tín hiệu của hoocmon có bản chất protein:
Hoocmon + thụ thể màng  protein G  Adenyl cyclaza (ATPAMPv)  AMPv protein bất hoạt 
protein hoạt động.
Hoocmon có bản chất steroit:
Hoocmon + thụ thể  phức hợp [protein-thụ thể] vào nhân hoạt hóa gen mARN  protein tương ứng.
0,5
0,5
0,5
Câu 11
1,5đ
- Auxin và xitokinin
- Tác dụng của auxin:
+ Kích thích hình thành và kéo dài rễ, sự nảy mầm.
+ Kích thích vận động hướng sáng, hướng đất
+ Thúc đẩy sự phát triển của quả.
- Tác dụng của xitokinin:
+ Kích thích phân chia của tế bào chồi, thúc đẩy sự tạo chồi bên

+ Thúc đẩy sự nảy mầm và sự ra hoa
0,5
0,5
0,5
---HẾT---
5

×